Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá công ty cổ phần ngân sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 119 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Phạm Thị Hải Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nội dung

Tên viết tắt

1

Sản xuất sản phẩm

SXSP

2

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP NVLTT

3



Chi phí nhân công trực tiếp

CP NCTT

4

Chi phí sản xuất chung

5

Khấu hao

6

Tài sản cố định

7

Vật liệu

8

Công cụ dụng cụ

CCDC

9

Nguyên vật liệu


NVL

10

Tài khoản

11

Chế biến nguyên liệu thuốc lá

12

Chi phí sản xuất

CPSX

13

Bảo hiểm xã hội

BHXH

14

Bảo hiểm y tế

BHYT

15


Kinh phí công đoàn

KPCĐ

CP SXC
KH
TSCĐ
VL

TK
CBNLTL

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp đều là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Đó là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp


các sản phẩm lao vụ, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bất cứ
doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động đều theo đuổi mục tiêu cao nhất là
mục tiêu lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói riêng, lợi nhuận
chỉ có thể được tạo ra khi việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể bù
đắp được các chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra những sản phẩm ấy. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần phải biết tự chủ về mọi
mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ việc đầu tư sử dụng
vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm; phải biết phát huy năng lực,
tận dụng cơ hội để đưa ra những quyết định và bước đi đúng đắn nhất nhằm
nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Một trong các biện pháp quan
trọng nhất chính là tìm cách tiết kiệm chi phí, không ngừng hạ giá thành và
nâng cao chất lượng sản phẩm.

Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản
ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời
gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các
nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh,
xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy,
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là
khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn
thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực
sự cần thiết và có ý nghĩa.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua quá trình thực tập thực tế tại Xí
nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá- Công ty Cổ phần Ngân Sơn, cùng với sự
hướng dẫn của Cô Bùi Thị Thu Hương, em đã lựa chọn đề tài cho luận văn
tốt nghiệp là: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí
nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá- Công ty Cổ phần Ngân Sơn”.


Trong bài luận văn của mình, em xin trình bày ba nội dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá- CTCP Ngân
Sơn.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá- CTCP Ngân Sơn.
Mặc dù trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp em đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo,TS. Bùi Thị Thu Hương, cũng như
sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán và
các phòng ban chức năng khác của Xí nghiệp CBNLTL- CTCP Ngân Sơn, cùng
với sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ có hạn, thời gian tiếp

cận thực tế không nhiều nên chắc chắn trong bài viết của em không tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô
để em có được bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác thực
tế sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Cô giáo Bùi
Thị Thu Hương, cùng các nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán Xí
nghiệp CBNLTL- CTCP Ngân Sơn trong thời gian em thực tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất:
1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
• Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao
động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra có liên
quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có
đầy đủ các yếu tố cơ bản , đó là: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao
động. Trong quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản này để tiến hành sản xuất ra
sản phẩm, doanh nghiệp đã phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng như:
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, tiền công, chi phí
BHXH, BHYT, KPCĐ…Mặt khác, một doanh nghiệp ngoài những hoạt động
liên quan đến sản xuất sản phẩm lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh
khác không có tính chất sản xuất. Do đó, không phải bất cứ khoản chi phí nào
của doanh nghiệp cũng được coi là chi phí sản xuất, mà chỉ những chi phí chi
ra cho việc tiến hành sản xuất sản phẩm mới được gọi là chi phí sản xuất.

Về mặt bản chất, chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất là sự dịch
chuyển vốn của doanh nghiệp vào các đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn
của doanh ngiệp bỏ vào quá trình sản xuất. Nói cách khác, CPSX được hình
thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản
xuất ra và nó được biểu hiện trên hai mặt sau:


• Về mặt định tính: đó là bản thân các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu
hao trong quá trìn h sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm.
• Về mặt định lượng: đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất
tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo
khác nhau mà thước đo chủ yếu là thước đo tiền tệ.
Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và
hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho công tác quản lí và hạch
toán kinh doanh, CPSX phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kì: hàng
tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những CPSX mà doanh
nhiệp bỏ ra trong kì mới được tính vào CPSX trong kì.
• Khái niệm và bản chất của giá thành sản phẩm:
Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thế hiện sự hao phí. Để
đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất phải
được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá
trình sản xuất kinh doanh, đó là kết quả mà sản xuất thu được. Quan hệ so
sánh đó đã hình thành nên khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm hoặc một
đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa. Những chi
phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư
liệu sản xuất đã tiêu dùng và các chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp
giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản

ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ
mối quan hệ hàng hóa-tiền tệ, không xác định được hoặc xác định sai hiệu
quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn cũng như tái
sản xuất mở rộng.


Như vậy đi chi tiết hơn ta thấy:
• Về khách quan: giá thành là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị tư liệu
sản xuất và sức lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm.
• Về chủ quan: trên cơ sở chi phí sản xuất tính ra gái thành sản phẩm
trong kỳ, nên giá thành sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp hạch
toán và cá biện pháp đánh giá khác nhau về tư liệu sản xuất và sức lao
động.
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm cụ thể và chỉ tính
toán với số lượng sản phẩm hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản
xuất(thành phẩm), hay hoàn thành một hoặc một số công đoạn của quá trình
sản xuất(bán thành phẩm) mà không tính cho sản phẩm đang nằm trên dây
chuyền sản xuất(sản phẩm dở dang).
• Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình
sản xuất kinh doanh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì
đếu là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp
đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên giữa chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng. Sự khác
biệt thể hiện ở chỗ:


• Chi phí sản xuất luôn được giới hạn trong một thời kì nhất định, không
phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi
nói đến giá thành sản phẩm thì lại gắn với một loại sản phẩm, công

việc hoặc lao vụ nhất định và được xác định tại một thời điểm cụ thể.
• Chi phí sản xuất bỏ vào quá trình sản xuất sản phẩm là một quá trình
hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm lại được thực hiện
tạ một điểm cắt có tính chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất có thể bao gồm
chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang( chi phí sản xuất dở dang
đầu kỳ) và một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ( vì có thể có
chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sẽ được tính vào giá thành sản xuất
của kỳ tiếp sau):

Gía thành sản
xuất

=

Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kì

+

Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kì

_

Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kì


Tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, là hai
chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp.
1.1.2 Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất:
Như chúng ta đã biết, đối với doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động chính
là sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm. Bất cứ doanh nghiệp nào
khi hoạt động đều theo đuổi mục tiêu cao nhất là mục tiêu lợi nhuận. Trong
doanh nghiệp sản xuất thì điều này liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu
quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý
doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ)
hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các chủ doanh nghiệp rất quan
tâm. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi mà một sản phẩm
tồn tại trên thị trường phải chịu sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và


giá cả với các sản phẩm cùng loại trong nước và ngoại nhập. Để một doanh
nghiệp có thể hoạt động hiệu quả, đững vững trên thị trường và có lợi thế
cạnh tranh thì việc quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vô cùng
quan trọng. Mỗi doanh nghiệp cần phải luôn luôn nghiên cứu và tìm cách tiết
kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của mình thì mới có thể tồn
tại và phát triển hiệu quả.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp sản xuất:
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm kế hoạch hợp lý,
đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm.
Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp
ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành

sản phẩm , kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm
trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán
liên quan;
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương
pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của
doanh nghiệp;
- Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phù hợp,
khoa học;
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế
toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu thu nhận- xử lý-hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của
doanh nghiệp;
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của
các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản
phẩm;
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung
cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các
nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chóng, phù
hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.


1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất:
Phân loại chi phí sản xuất:
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế
(phân loại theo khoản mục chi phí):
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các
khoản mục chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có
nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia

thành các loại sau:


• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí về NVL chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất ra sản phẩm,
không tính vào khoản mục này những chi phí NVL sử dụng vào mục
đích chung và những hoạt động ngoài sản xuất.
• Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương, tiền công, tiền
trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và không
tính vào khoản mục này chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương của những người không tham gia trực tiếp sản xuất như: nhân
viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý và nhân viên
khác.
• Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất
ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí SXC bao gồm: chi phí SXC cố
định (là những chi phí gián tiếp thường không thay đổi theo sản lượng
sản phẩm sản xuất ra) và chi phí SXC biến đổi (là những chi phí gián
tiếp thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất). Nội dung chi
phí sản xuất chung gồm:
• Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản
trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng…
• Chi phí vật liệu: gồm chi phí về vật liệu - các loại sử dụng cho nhu cầu
sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất
• Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí về dụng cụ sản xuất phục vụ cho
nhu cầu sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: dụng cụ bảo hộ
lao động, khuôn mẫu, dụng cụ cầm tay,….
• Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản trích khấu hao TSCĐ dùng ở
phân xưởng, tổ, đội sản xuất….
• Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua
ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu SXC ở phân xưởng sản xuất

( tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,….)


Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền khác ngoài các chi
phí trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất.

Cách phân loại này phục vụ cho nhu cầu quản lý chi phí sản xuất theo


nh mc, cung cp s liu cho cụng tỏc tớnh giỏ thnh sn phm, phõn tớch
tỡnh hỡnh thc hin k hoch giỏ thnh, lm ti liu tham kho lp nh
mc chi phớ sn xut v lp k hoch giỏ thnh sn phm cho k sau.
1.2.1.2 Phõn loi chi phớ sn xut theo ni dung, tớnh cht kinh t ( phõn
loi theo yu t chi phớ):
Theo cỏch phõn loi ny, chi phớ sn xut c chia thnh 5 loi:
Chi phớ nguyờn vt liu: gm ton b chi phớ v cỏc loi nguyờn liu,
vt liu chớnh, vt liu ph, nhiờn liu, ph tựng thay th, vt liu thit
b xõy dng c bn m doanh nghip ó s dng trong k.
Chi phớ nhõn cụng: bao gm ton b s tin lng phi tr, tin trớch
BHXH, BHYT, KPC ca cụng nhõn v nhõn viờn hot ng sn xut
trong doanh nghip.
Chi phớ khu hao ti sn c nh: l s trớch khu hao TSC s dng
cho sn xut ca doanh nghip.
Chi phớ dch v mua ngoi: l tin doanh nghip ó chi tr v cỏc loi
dch v mua t bờn ngoi nh: tin in, tin nc, tin in thoi,
bu phớ,.phc v cho hot ng sn xut ca doanh nghip.
Chi phớ khỏc bng tin: gm ton b cỏc chi phớ khỏc dựng vo hot
ng sn xut ngoi cỏc chi phớ ó nờu trờn.
Cỏch phõn loi ny cho bit kt cu, t trng ca tng yu t chi phớ sn xut
phõn tớch, ỏnh giỏ tỡnh hỡnh thc hin d toỏn chi phớ sn xut. Nú cũn l

cn c quan trng lp bỏo cỏo chi phớ sn xut theo yu t thuyt minh
bỏo cỏo ti chớnh.
1.2.1.3 Phõn loi chi phớ sn xut theo kh nng quy np chi phớ vỏo cỏc
i tng tp hp chi phớ:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đợc chia ra làm hai loại:


Chi phớ trc tip:
Là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại
sản phẩm, một công việc nhất định. Những chi phí này kế toán có thể căn cứ
vào chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho đối tợng chịu chi phí.
Chi phớ giỏn tip:
Là những chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất nhiều loại sản phẩm,
nhiều công việc. Những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các
đối tợng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phơng pháp kế toán tập
hợp và phân bổ chi phí cho các đối tợng một cách đúng đắn, hợp lý.

1.2.1.4 Phõn loi chi phớ theo mi quan h gia chi phớ vi khi lng
hot ng:
Theo cách này, chi phí sản xuất đợc phân thành các loại:
Chi phớ kh bin (bin phớ):
Biến phí là những chi phí mà tổng số hoặc tỷ lệ so với khối lợng công việc
hoàn thành thay đổi (khối lợng công việc, sản phẩm hoàn thành tăng thì tổng chi
phí tăng và ngợc lại) nhng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì không đổi.
Chẳng hạn, nh: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp.
Chi phớ bt bin (nh phớ):
Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lợng, công
việc hoàn thành nhng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc hoàn thành
thì lại thay đổi. Chẳng hạn: chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt

bằngTrong chi phí sản xuất chung phần lớn là định phí. Cỏc loi nh phớ:




nh phớ tuyt i: L cỏc chi phớ m tng s khụng thay i khi cú s
thay i v khi lng hot ng cũn chi phớ trung bỡnh ca mt n v
khi lng hot ng thỡ gim i. Vớ d tin lng tr theo thi gian....



nh phớ tng i (nh phớ cp bc): Trng hp tr lng (kh
nng) ca cỏc yu t sn xut tim tng ó khai thỏc ht, mun tng
c khi lng hot ng cn b sung, u t cỏc kh nng sn xut
tim tng mi, trng hp ny s xut hin chi phớ bt bin cp bc.

nh phớ bt buc: L nh phớ khụng th thay i c mt cỏch
nhanh chúng vỡ chỳng thng liờn quan n ti sn c nh v cu trỳc
t chc c bn ca mt doanh nghip.nh phớ bt buc cú bn cht s
dng lõu di v khụng th gim n khụng trong mt thi gian ngn.
nh phớ tu ý (khụng bt buc): L cỏc nh phớ cú th c thay i
nhanh chúng bng cỏc quyt nh ca cỏc nh qun tr doanh nghip.
K hoch ca cỏc nh phớ tu ý l ngn hn, thụng thng mt nm.
Cỏc chi phớ ny cú th c ct gim trong nhng trng hp c bit
cn thit. Vớ d nh chi phớ qung cỏo, chi phớ o to nhõn viờn...
Chi phớ hn hp:
Chi phớ hn hp l loi chi phớ m bn thõn nú gm c yu t nh phớ v
bin phớ. Vớ d nh chi phớ in thoi, fax...
Mc ớch ca cỏch phõn loi ny l thit k v xõy dng mụ hỡnh chi phớ
trong mi quan h gia chi phớ v khúi lng, ng thi xỏc nh xu hng

tỏc ng lờn chi phớ. Nú có ý nghĩa rất lớn trong quản trị doanh nghiệp, giúp cho
việc xem xét cách ứng xử từng loại chi phí, phân tích điểm hoà vn, phục vụ
việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Mặt khác, giúp việc xác định kết quả trong các báo cáo bộ phận để
ra các quyết định quản lý.
1.2.1.5 Cỏc cỏch phõn loi khỏc:
Ngoi cỏc cỏch phõn loi ch yu trờn, cũn cú mt s cỏch phõn loi chi phớ
khỏc nh:


• Phân loại theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
và quá trình kinh doanh: gồm có chi phí cơ bản và chi phí chung.
• Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định: gồm có chi phí kiểm
soát được và chi phí không kiểm soát được.
• Phân loại chi phí trong lựa chọn các phương án: gồm có chi phí chênh
lệch, chi phí cơ hội và chi phí chìm…
Tùy theo yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động mà kế toán sẽ vận dụng các
cách phân loại hi phí khác nhau nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động của
doang nghiệp trong từng thời kì nhất định.
1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm:
1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm
tính giá thành:
Giá thành gồm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch
và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu cả doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành và hạ giá thành của đơn vị.
- Giá thành định mức: việc tính giá thành định mức căn cứ vào định mức,
dự toán chi phí hiện hành và dự tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định
mức cũng được so sánh với giá thành thực tế để có những đánh giá đúng

đắn về các giải pháp kinh tế kĩ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện và có
các biện pháp phát triển những ưu điểm sản xuất cũng như khắc phục kịp
thời những tồn tại.
- Giá thành thực tế: được xác định trên cơ sở chí phí sản xuất thực tế phát
sinh và tập hợp được trong kì cũng như sản lượng thực tế sản xuất trong
kì. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn
đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện quá trình sản xuất, là
cơ sở để xác định giá bán thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh


doanh của doanh nghiệp. Giá thành thực tế là căn cứ cho việc xây dựng
giá thành kế hoạch kỳ sau và đảm bảo cho giá thành có tính sát thực.
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi các chi phí cấu
thành:
- Giá thành sản xuất toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Giá thành sản xuất theo biến phí: đây là loại giá thành mà nội dung chỉ
bao gồm các chi phí biến đổi ( cả biến phí trực tiếp và gián tiếp ).
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: bao gồm toàn bộ
các biến phí và một phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động
thực tế so với mức hoạt động chuẩn.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: gồm giá thành sản phẩm cộng
thêm chi phí liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành sản phẩm:
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là các loại chi
phí được thực hiện trong một phạm vi, một giới hạn nhất định nhằm phục vụ
cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc
xác định phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất phải tập hợp theo đó. Giới hạn,
phạm vi đó có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai
đoạn công nghệ…) hoặc là nơi gánh chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…).
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định là
khâu cơ bản đầu tiên trong công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất, góp


phần tăng cường quản lý sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản
xuất được kịp thời và đúng đắn.
Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn
cứ vào một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Mục đích sử dụng của chi phí
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh
doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm
- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
1.3.2 Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao
vụ doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn
vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong
toàn bộ công việc tính giá thành. Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản
phẩm, từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng hoàn thành, có thể vừa là
thành phẩm vừa là bán thành phẩm, cũng có thể là hạng mục công trình.
Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất:
+ Doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành
là từng sản phẩm, công việc.
+ Doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành
là từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng.
- Đặc điểm của sản phẩm: Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp:

+ Nếu bán thành phẩm có thể bán ra thị trường thì tính giá thành cho
bán thành phẩm và thành phẩm hoàn thành.


+ Nếu bán thành phẩm không bán ra thị trường thì tính giá thành cho
thành phẩm hoàn thành.
- Đặc điểm quy trình công nghệ:
+ Với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn tính giá thành cho thành
phẩm hoàn thành.
+ Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp có thể tính giá thành
thành phẩm hoặc cả thành phẩm và bán thành phẩm.
- Yêu cầu quản lý và trình độ quản lý: ngay cả trong trường hợp quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp các bán thành phẩm không bán ra thị
trường nhưng theo yêu cầu quản lý ta vẫn có thể xác định đối tượng tính giá
thành vừa là bán thành phẩm vừa là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy
trình công nghệ.
1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tương tính giá thành
có sự giống nhau về mặt bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định
để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý,
phan tích, kiểm tra chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. giữa chúng có mối
quan hệ mật thiết với nhau, việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá
thành trong doanh nghiệp.
Trên thực tế, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với
một đối tượng tính giá thành sản phẩm, hoặc một đối tượng kế toán tập hợp
chi phí bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm, và ngược lại.



Việc xác định đối tương kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để
kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp,
phân bổ chi phí sản xuất hợp lý. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành
sản phẩm là căn cứ để kế toán tổ chức tính giá thành sản phẩm, giá bán sản
phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý, phuc vụ cho việc quản lý
và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và tính toán hiệu quá kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tóm lại, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành là hai tiêu chí quan trọng cần được xác định hơp lý và phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với nhau, nó có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một
hệ thống các phương pháp được sử dụng nhằm tập hợp hệ thống hoá các chi
phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở
từng thời kỳ nhất định vào các kỳ kế toán có liên quan và phân chia các chi
phí đó theo các yếu tố chi phí, khoản mục chi phí theo đúng đối tượng kế toán
chi phí sản xuất.
Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào khả năng
quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí mà kế toán áp
dụng phương pháp nào cho phù hợp.


Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Theo phương pháp này, các chi phí khi phát sinh có liên quan trực tiếp

đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng
đó. Phương pháp này được áp dụng đối với những chi phí có thể tập hợp trực



tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
Việc sử dụng phương pháp trực tiếp có ưu điểm lớn, nó là cách tập hợp
chính xác và hiệu quản nhất, nó có ý nghĩa rất lớn đối với kế toán quản trị
của doanh nghiệp. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân công trực tiếp được áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng được phương pháp này vì
mất nhiều thời gian và công sức.Trên thực tế có nhiều chi phí liên quan đến
nhiều đối tượng mà không thể theo dõi riêng biệt được.


Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên

quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và kế toán không thể tập
hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó, kế toán phải
tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức sau:
C
n

∑T
Ci =
Trong đó:

i =1

i

x Ti


Ci : chi phí sản xuất được phân bổ cho đối tượng i

Ti : đại lượng của tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng i
C : tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
n

∑T
i =1

i

: tổng đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ

Đại lượng dùng để phân bổ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để
lựa chọn. Đại lượng dùng để phân bổ phải dễ tính, dễ xác định và phải có tính
hợp lý khoa học được đảo bảo độ tin cậy cho thông tin.


Chi phí sản xuất chung thường được áp dụng phương pháp này do khó
có thể tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng.

1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Xét trên góc độ yêu cầu quản lý, phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát
hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chính sách chế độ về quản lý
kinh tế tài chính, chế độ kế toán, các doanh nghệp phải lựa chọn một trong
hai phương pháp kế toán tổng hợp là: phương pháp kê khai thường xuyên và
phương pháp kiểm kê định kỳ. Hai phương pháp này khác nhau chủ yếu ở
việc mở các tài khoản kế toán, ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu trên các
sổ kế toán liên quan đến chi phí có liên tục hay không.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý mà DN lựa chọn phương
pháp kế toán tổng hợp nào cho phù hợp.
1.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với những doanh nghiệp
thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX:
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh thường
xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá trên sổ
kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX, các tài khoản kế
toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động
tăng giảm của vật tư hàng hoá. Vì vậy, doanh nghiệp luôn quản lý được chi
phí sản xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình ở bất cứ thời điểm
nào trong kỳ kế toán.
Phương pháp KKTX thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất
(công nghiệp, xây lắp....) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt
hàng có giá trị lớn (máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật cao, .....)
Theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp tiến hành kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp


vào tài khoản 154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc
tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, tài khoản 622-chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 627-chi phí
sản xuất chung để tập hợp chi phí theo từng khoản mục trước khi kết chuyển
sang tài khoản 154. Các tài khoản này không có số dư cuối kỳ và phải mở chi
tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tuỳ thuộc vào yêu cầu
quản lý chi phí của doanh nghiệp.
1.5.1.1 Kế toán chi phí nguyên vât lệu trực tiếp:



Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính,

bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế.... phục
vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao
vụ, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm dịch vụ, chi phí này được xây dựng thành các định mức và tiến hành
công tác quản lý chi phí theo định mức chi phí đó.
Chi phí NVL trực tiếp được xác định theo công thức sau:
Chi phí NVL
trực tiếp
thực tế trong
kỳ

Trị giá NVL
=

trực tiếp
còn lại đầu
kỳ

Trị giá NVL
+

trực tiếp
xuất dùng
trong kỳ

Trị giá NVL

-

trực tiếp
còn lại cuối
kỳ

Trị giá
+

phế liệu
thu hồi
(nếu có)

• Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh thường tập hợp trực tiếp cho từng đối
tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, nếu nó phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng


chịu chi phí mà không tập hợp trực tiếp được thì kế toán phải tiến hành phân
bổ theo các tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ có thể sử dụng là chi
phí NVL trực tiếp theo định mức tiêu hao, chi phí NVL kế hoạch, trọng lượng,
số sản phẩm ....
• Chứng từ kế toán sử dụng:
Các chứng từ liên quan đến kế toán chi phí NVL trực tiếp gồm: phiếu
xuất kho, bảng phân bổ NVL - CCDC, hoá đơn kiêm PXK, …..
• Tài khoản kế toán sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng
tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
• Trình tự kế toán: Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu được
khái quát thông qua sơ đồ sau:

TK 111,112, 331

CPNVLTT vượt trên mức bình thường

TK 632

TK1331

Kết chuyển CPNVLTT tính giá thành SP

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

TK152


TK621

TK 152

NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất SP

NVL dùng không hết nhập lại kho

TK154

Mua NVL dùng ngay sản xuất sp không qua N.kho

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp



1.5.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
• Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương và các khoản phụ cấp mang
tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực
hiện lao vụ, dịch vụ và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của
công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp gồm tất cả các
khoản trên liên quan đến sản xuất trong kỳ không phân biệt đã thanh toán
cho người lao động hay chưa.
• Phương pháp tập hợp:
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến đối tượng chịu chi
phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Tuy nhiên, nếu chi phí nhân
công trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì kế
toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức phân bổ hợp lý.
Những tiêu thức phân bổ có thể là: số giờ công hoặc ngày công tiêu chuẩn,
tiền lương định mức, tiền lương chính, hệ số phân bổ được quy định ....Các
khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính căn cứ
vào tổng số tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp và tỷ lệ trích theo quy
định hiện hành của từng thời kỳ.
• Chứng từ kế toán sử dụng:
Chứng từ thường được sử dụng khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
là bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
• Tài khoản kế toán sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tài khoản 622 có thể được mở
các tài khoản chi tiết cần thiết.


×