Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tình hình kinh tế của singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.52 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Singapore là một hòn đảo có người ở cách nay khoảng 200 năm. Nó
nguyên là cảng biển Temasek. Đến thế kỷ 14, hòn đảo này lại trực thuộc
vương quốc Majapahit của người Java. Nó được đặt tên Singapura
(tiếngPhạn có nghĩa là Thành phố Sư tử) .
Ngày 9/8/1965, Singapore thành lập nước cộng hòa độc lập. Ngày
21/9/1965, Singapore gia nhập Liên Hiệp quốc.
Năm 1960, GDP của Singapore chỉ là 0,7 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân
đầu người chỉ là 427 đô-la Mỹ/ năm. Thế mà năm 2005, GDP của Singapore
đã là hơn 116 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô-la
Mỹ/năm. Nước Singapore hiện nay là nước có thu nhập bình quân đầu người
lớn thứ 2 ở châu Á, sau Nhật Bản và nằm trong hàng các nước tiên tiến, văn
minh, giàu có nhất trên thế giới.
Có thể nói sự phát của Singapore từ khi thành lập đến nay là một sự phát
triển thần kỳ, biến làng chài chỉ vỏn vẹn vài ngàn dân ngày xưa trở thành
nước phát triển kinh tế nằm trong top đầu của châu Á và thế giới.
Để đạt được những thành tựu đó, Singapore đã thực hiện rất nhiều cải cách
về mặt kinh tế-chính trị-xã hội. một trong những cải cách quan trọng về mặt
kinh tế đó là: chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore.
Năm 1997 khủng hoảng tài chính Châu Á bùng nổ đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến kinh tế Singapore. với những chính sách kinh tế đúng đắn và chính
sách sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý Singapore đã vượt qua cuộc khủng
hoảng tài chính một cách nhanh chóng.

1


Nội dung
Khái quát về tình hình kinh tế Singapore.
Singapore là quốc gia không có nguồn tài nguyên đáng kể nào ngoài
cảng biển nước sâu, nhưng bù lại Singapore lại có vị trí địa lý thuận lợi,


mang tính chiến lược. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định,
chính sách của chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và đầu
tư nước ngoài vào Singapore. Lực lượng lao động siêng năng, cần cù, quan
hệl ao động hài hòa đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành một trung tâmt
hương mại và tài chính quốc tế. Công nghiệp hóa đã được tiến hành vào
những năm 1960 đã biến đổi nền kinh tế từ tập chung và phân phối hàng hóa
thành một nền kinh tế đa dạng theo cơ chế thị trường.
Nền kinh tế đã phát triển mạnh trong hai thập kỷ, nhưng đến năm 1985,GDP
lại giảm xuống 1,6% do tác động của cuộc khủng hoảng. Những biện pháp
cấp bách được tiến hành và nền kinh tế lại được khôi phục vào những năm
sau, năm 1989 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 9,2%, và năm 1990 tăng 9% so
với năm 1989.
Lạm phát được kiểm soát từ đầu những năm 1980 khi sự phát triển của nền
kinh tế làm giá tiêu dùng tăng hơn 8%/năm. Giá cả tăng nhưng nhờ có
các biện pháp kiểm soát phù hợp nên đã giảm lạm phát xuống -1,4%
năm1986. Vào những năm sau đó, lạm phát Singapore vẫn được ổn định
trong khi giá cả hàng tiêu dùng (CPI) tăng, chẳng hạn năm 1989 tăng 2,4%,
cao hơn so với năm 1988 là 1,5%.
Vào những năm gần đây, tuy trong khu vực và thế giới có sự biến động trên
tất cả lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tiền tệ, nhưng
Singapore với mọi tiềm lực sẵn có của mình đã hạn chế một cách tối đa và
hữu hiệu mọi ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của mình.
2


• Định hướng phát triển kinh tế.
Singapore luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, đặc biệt từ
thập niên 90 trở lại đây, là nhờ định hướng “nền kinh tế gắn chặt với thị
trường thế giới và cố kết với các bạn hàng chiến lược”. Một định hướng hết
sức thực tế, năng động và có phần thực dụng. Định hướng lấy yếu tố thị

trường bên ngoài, hay nói cách khác, lấy thị trường thế giới làm chỗ dựa,
làm cơ sở để phát triển bền vững bên trong một cách chủ động. Thực hiện
đường lối kinh tế tự do.
Định hướng này còn được thể hiện ở chính sách bạn hàng của Singapore
là phát triển liên minh kinh tế, liên kết với bạn hàng lớn, chiến lược, đồng
thời mở rộng hết thảy các mối quan hệ. Singapore có quan hệ ngoại giao với
152 quốc gia, tổ chức quốc tế, có chân trong các tổ chức kinh tế lớn như:
UN, APEC, ASEAN, WTO, NAM ... và đã ký hiệp định đảm bảo đầu tư với
22 nước và tránh đánh thuế hai lần với 38 nước/ khu vực lãnh thổ.Đích cuối
cùng là chiếm lĩnh thị trưởng, tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, kinh tế
Singapore phụ thuộc nhiều vào công ty đa quốc gia(MNCs), những cam kết
của các công ty này trong việc đặt trụ sở hoạt động lâu dài tại đây hầu như
mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều
vào nước ngoài này. Điều đó thể hiện sự lên xuống của nền kinh tế này hoàn
toàn trùng lặp với sự lên xuống của nền kinh tế thế giới và các nước phát
triển, cũng như phụ thuộc vào sự duy trì của hệ thống mậu dịch tự do trên
thế giới cũng như phạm vi đất nước.

• Kế hoạch phát triển kinh tế.
3


Trong khi sự phát triển nền công nghiệp sản xuất Singapore là động lực thúc
đẩy chính đối với sự thành công của nền kinh tế Singapore trong những thời
gian qua, thì hiện nay chính phủ lại tích cực khuyến khích phát triển các lĩnh
vực dịch vụ và xem đó là động cơ cơ bản để phát triển kinh tế. Chính phủ
Singapore mong muốn đưa đất nước trở thành trung tâm thương mại quốc tế,
một trung tâm chuyên chở hàng hóa bằng tàu biển và đường hàng không
quốc tế. Mặt khác, chính phủ Singapore còn mong muốn rằng nơi đây là vị
trí thuận lợi cho việc đặt các trụ sở hoạt động của các công ty đa quốc gia và

là trung tâm xuất khẩu các dịch vụ lớn trong khu vực cũng như trong thế
giới.
• Xuất khẩu.
Singapore được hưởng hệ thống ưu đãi chung (GSP) dưới sự bảo hộ của
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) của nhiều nước
gồm:Úc, Canada, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật, Nga, Thụy Điển và Thụy
Sỹ.Theo hệ thống này, các mặt hàng của Singapore bán cho các nước trên
được giảm hay trong một số trường hợp còn được miễn thuế.
Qua các cơ quan đánh giá, Chính phủ cũng quản lý nhiều loại thuế và hệ
thống tài chính để khuyến khích và trợ giúp các công ty xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ.
Là một cảng tự do, Singapore không bảo hộ các ngành công nghiệp thông
qua hàng rào thuế quan.

Xuất khẩu của Singapore ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế 1997
4


Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Đông Nam Á vào năm 1997
đã ảnh hưởng tới kinh tế toàn bộ khu vực cũng như nền kinh tế Singapore, tỷ
lệ tăng trưởng bị sút giảm mạnh trong năm 1998, nền kinh tế Singapore vào
năm 1996 tốc độ tăng trưởng giảm sút chỉ đạt mức 7% so với mức 8,6% năm
1995 (bảng -1).
Trên thực tế nhiều nước đã ghi nhận sự tăng trưởng âm về xuất khẩu trong
năm 1998, nhưng nhập khẩu còn giảm sút mạnh hơn phản ánh nhu cầu nội
địa xuống thấp.
Năm 1997 thương mại hữu hình của Singapore bị thâm hụt nặng do sự sụt
giảm của nhập khẩu cũng như sự trì trệ của xuất khẩu (bảng-2)
Bảng 1. Quy mô thương mại trong giai đoạn 1995- 1998
Đơn vị: triệu USD

Năm

Xuất

khẩu Nhập

khẩu Chênh lệch XNK

(FOB)
(CIF)
1995
118263
124502
-6239
1996
125016
131340
-6324
1997
125023
132445
-7422
1998
109905
104728
-5177
Nguồn: Statistical Yearbook for ASIA and The Pacific 1998,UN. Statistical
Indicators for ASIA and The Pacific, volume xxx, No.2, June 2000, UN.
Singapore Statistical Yearbook 1991. World Tables 1987,1989-1990,19991.
Key Indicators of Developing Asia and Pacific countries 1990,1991.


Bảng 2. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu và nhập khẩu của
Singapore giai đoạn 1995-1999

5


Đơnvị: %
Xuất khẩu (FOB)

Nhập khẩu (CIF)

Tỷ lệ thay đổi hàng năm %
Tỷ lệ thay đổi hàng năm %
1995 1996 1997 1998 1999 1995 1996 1997 1998 1999
22,1 5,7
0
-17,9 8.4
21,3 5,5
0,8
-23,4 9.4
Nguồn: Economic and Social Survey of Asia and The Pacific, 1999,2000,
United Nations
Ta có thể thấy xuất khảu của Singgapore giảm mạnh vào năm 1997 sau đó
tiếp tục giảm vào năm 1998 đến mức -17,9%. Với sự suy giảm về mặt xuất
khẩu cũng như khủng hoản kinh tế, Singapore đã thực hiên chính sách thúc
đẩy xuất khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế và đưa trưởng hàng năm của
xuất khẩu về mức (+).

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua thuế.
Miễn giảm thuế khuyến khích xuất khẩu.
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt cá ở vùng nước sâu hay
trong lĩnh vực sản xuất ở Singapore, thì bất cứ là thành phẩm hay linh kiện
xuất khẩu đều được miễn giảm 90% khoản lợi nhuận xuất khẩu vượt quá
định mức. Trong trường hợp một công ty xuất khẩu những sản phẩm đã
được xuất khẩu, định mức đó là trung bình của lãi suất xuất khẩu hàng năm
trong 3 năm kể từ khi có giấy phép chứng nhận xuất khẩu của công ty.Trong
các trường hợp khác, cơ sở này do Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công
nghiệp quy định.
Đối với các xí nghiệp không thuộc diện mũi nhọn, thời gian miễn thuế 3
năm, còn đối với các xí nghiệp thuộc diện mũi nhọn thì thời hạn miễn thuế là
6


5 năm kể từ sau thời kỳ thử thách. Trong những trường hợp đặc biệt, thời
gian miễn thuế có thể là 15 năm. Vai trò của việc trả cổ phiếu thu được từ lợi
nhuận xuất khẩu cũng giống như lợi nhuận có được từ doanh thu trong thời
kỳ đầu. Có rất ít xí nghiệp xuất khẩu được phép hoạt động trong những năm
qua mặc dù quy định về ưu tiên vẫn còn hiệu lực.


Xuất khẩu dịch vụ.

Những ưu tiên dành cho các công ty xuất khẩu dịch vụ và các dự án cho các
công ty và cá nhân không cư trú, cũng như không thành lập ở Singapore.
Những dịch vụ đó là:
- Dịch vụ công nghệ bao gồm: xây dựng, phân phối, thiết kế và xây
dựng.
- Tư vẫn, quản lý và điều hành dịch vụ tư vấn có liên quan tới vấn đề kỹ

thuật, buôn bán và giao dịch khác.
- Máy dệt hoặc các thiết bị, vật liệu đấu thầu, linh kiện hoặc thiết bị.
- Xử lý số liệu, lập trình, phát triển phần mềm vi tính, viễn thông và các
dịch vụ máy tính khác.
- Các dịch vụ chuyên ngành như: kế toán, luật pháp, hóa học và kiến
trúc.
- Dịch vụ về giáo dục và đào tạo.
- Các dịch vụ chỉ định khác.
Để khuyến khích xuất khẩu thì thu nhập từ dịch vụ xuất khẩu mà vượt chỉ
tiêu sẽ được giảm 90% thuế trong 5 năm. Để khuyến khích các nhà kinh
doanh quốc tế thành lập các cơ sở khu vực của họ ở Singapore, các nhà
doanh nghiệp sẽ được giảm 10% thuế thu nhập nước ngoài từ giao dịch hàng

7


hóa, bao gồm: hoạt động nông nghiệp,công nghiệp, hàng hóa khoáng chất,
vật liệu xây dựng và các linh kiện máy móc.
• Các nhà kinh doanh dầu .
Để khuyến khích hoạt động kinh doanh năng lượng ở Singapore, các nhà
kinh doanh dầu được giảm 10% thuế thu nhập từ các buôn bán dầu hoặc hoa
hồng từ môi giới mua bán.
• Hàng đổi hàng.
Các công ty tiến hành hoạt động mua bán hàng đổi hàng được miễn thuế từ
hoạt động này trong 5 năm. Các hoạt động này gồm: hàng đổi hàng,
mua bán đi lại. Để việc ưu tiên là phù hợp, một phần của mỗi giao dịch
này,hoặc tài chính hoặc hàng hóa thực, phải qua Singapore. Ưu tiên này do
Ủy ban phát triển Thương mại giám sát.
Chính sách hoàn thuế GST (thuế hàng hóa và dịch vụ).
Tại Singapore hiện áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and

ServicesTax) ở mức 7%. Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã
thực hiện chính sách hoàn thuế cho du khách để kich thích chi tiêu của họ.
Theo chương trình hoàn thuế cho du khách (Tourist Refund Scheme), nếu
mua hàng hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình,
du khách có thể được hoàn lại thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi
Singapore qua sân bay quốc tế Changi (Changi International Airport)hoặc
Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua hàng.
Các khoản hoàn thuế GST không được áp dụng cho những du khách khởi
hành bằng đường bộ hoặc đường biển.
8


Những du khách đáp ứng các điều kiện của chương trình sẽ được quyền
nhận tiền hoàn thuế GST từ những cửa hiệu bán lẻ hoặc tại một chi nhánh
hoàn thuế trung tâm. Hiện tại, có 2 chi nhánh hoàn thuế trung tâm. Đó là các
công ty Global Refund Singapore Pte Ltd và Premier Tax Free(Singapore)
Pte Ltd.

Ưu tiên xuất khẩu.
Hỗ trợ xuất khẩu.
Cơ quan tiền tệ Singapore tiến hành một chương trình chiết khấu lại trên
các biên lai xuất khẩu mà có thể do ngân hàng chiết khấu lại một lần xuất
khẩu thực và tái xuất biên lại cho cơ quan tiên tệ Singapore với mức ưu việt
hơn, hiện nay là 3,75%/năm. Khoản hoa hồng tối đa có thể nhận nhờ thỏa
thuận của ngân hàng theo chương trình này tối đa là 1,5%/năm. Tỷ lệ đặc
biệt của lãi suất hoàn trả cho cơ quan trên thông qua thỏa thuận từ ngân hàng
là để chuyển cho các nhà xuất khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Singapore là công ty nhà nước
góp50% vốn cung cấp tất cả các dịch vụ bảo hiểm cho nhà xuất khẩu

Singapore chống lại việc người mua không trả tiền vì lý do chính trị hoặc
kinh tế đột ngột xảy ra đối với người mua. Công ty này cũng đưa ra các
chương trình bảo đảm của ngân hàng đối với nhu cầu bảo hiểm tín dụng
ngắn, trung và dài hạn của các nhà xuất khẩu ở địa phương.
Công ty này cũng là thành viên đầy đủ của Liên hiệp các nhà bảo hiểm tín
dụng và đầu tư quốc tế.

9


Những ưu tiên đầu tư vào các nước khác.
Để khuyến khích đầu tư mà cho phép tiếp cận hơn với thị trường nước
ngoài, với công nghệ cũng như việc thuê mướn các chuyên gia có trình độ
cao, sẽ được áp dụng chế độ giảm thuế đối với những công ty của Singapore
bị thua lỗ, những công ty có cổ phần của nước ngoài hoặc các loại công ty
hợp doanh. Việc ưu tiên này cũng áp dụng cho các công ty có vốn liên
doanh.
Mục tiêu của Singapore là trở thành nước phát triển. Chính phủ sẽ tiếp tục
xúc tiến và thu hút với ưu tiên dành cho các hoạt động đầu tư nước
ngoài,nguồn vốn đầu tư để giúp Singapore phát triển thành trung tâm kinh
doanh một cách tổng thể.
Với những ưu tiên dành cho đầu tư mà chính phủ đưa ra, xu hướng của các
nhà đầu tư nước ngoài và các nhà kinh doanh nước ngoài tập chung trong
một số dự án nhất định sau:
- Những dự án có tính kỹ năng cao, có giá trị gia tăng, đòi hỏi nhân
công khéo léo, hiệu quả hơn và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Đồng thời
đòi hỏi các công ty nước ngoài càng ngày càng hướng và các hoạt
động như phát triển sản xuất, thiết kế công nghệ, Marketing quốc tế,
quản lý quỹ.
- Những dự án mà đòi hỏi khởi động nhanh mà đem lại ưu thế cơ sở hạ

tầng công nghiệp hiệu quả. Nền công nghiệp điện toán của các
phương tiện thông tin đại chúng đã thành công ở Singapore nhờ
nguyên nhân này.
- Những dự án mà tập chung vào lợi nhuận từ sự ổn định chính trị của
Singapore và cho phép bảo vệ môi trường.
10


- Các dự án mà xuất khẩu sang các nước phát triển hoặc phục vụ cho thị
trường Châu Á – Thái Bình Dương. Singapore có mối quan hệ buôn
bán tốt đối với tất cả các quốc gia. Xu hướng này sẽ tiếp tục được áp
dụng vào chiến lược dành cho các nhà đầu tư trong vài năm tới.
Áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kĩ thuật vào lĩnh vực xuất
nhập khẩu với nhiều cải tiến mới
- Thương mại không giấy tờ (paperless trading): Bằng việc thiết lập hệ
thống TradeNet, Singapore đã cách mạng hóa các thủ tục thuơng mại
nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho các
hoạt động thương mại. Uỷ ban phát triển thương mại Singapore
(TDB) đang nghiên cứu với khu vực tư nhằm giảm thiểu những giấy
tờ phức tạp trong thương mại quốc tế.
- Thương mại điện tử: TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về
thương mại điện tử nhằm kết hợp những tiến bộ của công nghệ thông
tin với việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại.
- Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp
như cơ quan phát triển truyền thông Singapore (IDA) và cơ quan
thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hóa hệ thống cấp giáy phép. Từ
nay, các thương nhân Singapore có thể nhận được giấy phép xuất
nhập khẩu trong vòng từ 1-3 phút, bất kể ngày hay đêm.
- Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: thương nhân Singapore
có thể xin chứng chỉ xuất xứ trên mạng, với một trong bốn cơ quan có

thẩm quyền thuộc hệ thống “Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử (ECO) đó
là: phòng thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc- Singapore, liên đoàn kĩ
nghệ Singapore, phòng thương mại kỹ nghệ Ấn Độ - Singapore và
phòng thương mại quốc tế Singapore. Được thiết lập vào tháng
11


1/2000, hệ thống ECO tối thiểu hóa các dữ liệu mà các thương nhân
phải đăng ký. Những thương nhân có thành tích tốt có thể lập tờ khai
hàng năm thay vì phải lập hồ sơ mỗi lần cần có CO. Điều này giúp họ
tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc.
- Tài chính và bảo hiểm thương mại trên mạng: hệ thống tài chính
thương mại (TFS) do TDB kết hợp với một số đơn vị khác để xây
dựng, giúp các thương nhân có thể qua mạng Internet để thực hiện
một số giao dịch với ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng
hạn. Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt
động từ tháng 3/2000, tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin cấp bảng dự kê giá từ
các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc mua bảo hiểm cho
hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay đã thuận lợi hơn.
Với những cải tiến mới trong chính sách xuất nhập khẩu, các thủ tục
không cần làm trên giấy, cả quá trình được diễn ra tự động, nhanh chóng, độ
chính xác và an toàn cao, đấy chính là những điều kiện thuận lợi nhất mà
chính phủ tạo ra cho các thương nhân trong và ngoài nước. Nhờ đó, quá
trình phát triển xuất nhập khẩu của Singapore diễn ra với tốc độ cao. Có thể
khẳng định chính sách xuất nhập khẩu hiện nay của Singapore là phù hợp và
có hiệu quả.
Thành tựu đạt được từ chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore.
Có thể nói rằng: Thành tựu phát triển của Singapore gắn liền với thương
mại. Nước này đã sử dụng tối đa lợi thế của một cảng thương mại trung

chuyển quốc tế và trong mấy chục năm qua đã thành công trong thương mại
đối lưu. Đây chính là kết quả của chính sách công nghiệp hoá hướng tới xuất
12


khẩu mà Singapore thi hành từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Cùng
với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, dịch vụ,viễn thông và du lịch, hoạt động
của lĩnh vực thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đã phục vụ đắc lực
cho sự bành trướng của nền kinh tế và hiện đại hoá các thể chế TBCN tại
quốc gia này.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu giai đoạn 1997-2006 đã giúp cho nền kinh
tế Singapore phục hồi sau khung hoảng:
Tốc độ tăng trương kinh tế của Singapore: 1997-2000.
năm
%

1997
7,3%

1998
1999
0,4%
6,9%
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

2000
10,3%

Có thể thấy nền kinh tế Singapore đã vượt qua khủng hoảng và nhận được
sử tăng trưởng khả quan 6,9% vào năm 1999 và tiêp tục tăng lên 10,3 vào

năm 2000.
Toàn bộ năm 1999, Singapore đã đạt được mức tăng trưởng đáng nể là
5.4%. Thị trường lao động cũng đón nhận nhiều tin tốt lành, trong vòng một
năm từ tháng 12 năm 1998 đến cùng kì năm 1999, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ
4.5% xuống còn 2.9%.
Nếu xuất khẩu của Singapore năm 1998 là -17,9% thì năm 1999 là 8,4% một
sự tăng trưởng về xuất khẩu đáng nể, xuất khẩu năm 1999 đạt con số:
116642 triệu (usd).
Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau
đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng
trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Nhưng từ

13


2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt
7,7% .Trong những năm trên xuất khẩu Singapore vẫn tiếp tục tăng và tăng
nhanh sau năm 2004.
Hạn chế của chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore.
Thúc đẩy xuất khẩu thông qua miễn giảm thuế làm giảm nguồn thu của
ngân sách nhà nước trong khi Singapore phải chi trả rất lớn cho chi tiêu của
chính phủ. (lương của viên chức nhà nước ở Singapore cao nhất thế giới).
Miễm giảm thuế kéo theo của việc thu hẹp nguồn thu của chính phủ sẽ là
không đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho người dân.
Vai trò và sức mạnh của nhà nước có thể bị thu hẹp và nguy cơ bất ổn trong
nền kinh tế có thể dự đoán trước.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhất là sự miễn giảm thuế đạt trọng tâm vào
một số ngành làm mất đi sự công bằng, có thể dẫn đến sự phat triển không
đồng đều, các quyết định đầu tư vào những ngành xuất khẩu bị bóp méo, ảnh
hưởng trung không tốt đến nền kinh tế Singapore.

Xuất khẩu của Singapore bị suy giảm mạnh do các khách hàng nước ngoài
đang tạm thời giảm hoặc chấm dứt đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, Singapore lệ
thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu những sản phẩm mà nhu cầu sử dụng
không quá cấp bách, như tivi màn hình phẳng, loại hàng có doanh thu đặc
biệt giảm mạnh gần đây.

14


Singapore là nền kinh tế mở và phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế.
Điều này thể hiện rất rõ qua việc kim ngạch thương mại hàng năm của nước
này thường gấp khoảng 3 lần GDP.
Chính sự phụ thuộc quá lớn đến sự ổn định của thị trường quốc tế mà nền
kinh tế Singapore dễ tổn thương trước bất kỳ sự suy giảm thương mại nào.
Đặc biệt rõ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu được biết đến với tên
gọi “cơn sóng thần tài chính” (Nhưng chính là sự sụp đổ của lĩnh vực xuất
khẩu, chứ không phải của các thị trường tài chính) đã gây thiệt hại lớn tới
nền kinh tế này.
Bấy kỳ biến động gì của kinh tế thề giời đều có thể tác động đến nền kinh tế
và nhất là xuất khẩu của Singapore. Các biện pháp khuyến khích xuất
khẩu cũng như ổn định tình hình xuất khẩu vẫn chưa giải quyết được sự phụ
thuộc trên.
Một số giải pháp.
• Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phù hợp với từng ngành.
Thúc đẩy xuất khẩu trên diện rộng với các hình thức thúc đẩy xuất khẩu
khác nhau sao cho phù hợp với ngành, nhằm mục đích phát huy hiệu quả tối
đa của các chính sách và giảm sự bất công, phân biệt đối xử.
• Biện pháp hỗ trợ tài chính
Áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng được nhà nước khuyến
khích thông qua một số biện pháp như: giảm lãi xuất, tăng thời gian cũng

như số lượng vay vốn, đơn giản hóa thủ tục tài chính, đứng ra bảo lãnh các
khoản vay của doanh nghiệp

15


• Biện pháp liên quan đến thị trường
Nhà nước tăng cường đàm phán để đi tới kí kết thành công các hiệp định
thương mại quốc tế cũng như tham gia các khối mậu dịch trong khu vực, qua
đó doanh nghiệp sẽ có những định hưỡng phát triển thị trường, với những thị
trường đã có sự ràng buộc khi kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được hưởng
những ưu đãi và thuận lợi nhất định
• Các biện pháp hỗ trợ khác
Nhà nước xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về mặt kĩ thuật đối với hàng hóa
xuất khẩu, đồng thời có những quy định cụ thể mà các cơ quan chức năng
thực hiện việc kiểm tra giám sát và xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu
trước khi đưa ra thị trường nước ngoài. Biện pháp này giúp doanh nghiệp
xây dựng thương hiệu và uy tín đối với khách hàng nươc ngoài, làm họ có
niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhà nước còn tư vẫn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn
công nghệ và các yêu tố đầu vào sản xuất cũng như việc lựa chọn mẫu mã
sản phẩm vừa phù hợp với khả năng của doanh nghiệp vừa phù hợp với nhu
cầu của khách hàng nước ngoài.

Bài học kinh nghiệm cho chính sách thúc đẩy xuất
khẩu ở Việt Nam.
Thuế và chính sách thuế.
Về hệ thống thuế:

16



Do tác động của việc đãi ngộ các nhà xuất khẩu (thông qua hoàn
thuế,ưu đãi thuế) không lớn hơn tác động của cơ cấu thuế nhập khẩu nên các
nhà kinh tế thường nghĩ tới hai giải pháp: Một là, ủng hộ thương mại tự do,
nghĩa là loại bỏ cả thuế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu vì nếu xét tới tác
động ròng của khuyến khích xuất khẩu thì thuế nhập khẩu ngang với trợ cấp
xuất khẩu cũng tương đương với không có thuế nhập khẩu và không có trợ
cấp. Sự can thiệp đồng nhất sẽ không phải là chính sách tốt nhất của chính
sách thương mại vì việc không can thiệp luôn được ưa chuộng hơn so với sự
can thiệp đồng nhất bởi bất cứ sự can thiệp nào cũng không thể tránh khỏi
chi phí quản lý; Hai là, trong trường hợp mà giải pháp tự do hóa thương mại
ngay lập tức không thể thực hiện được, cần có sự lựa chọn chính sách khác
nhằm giảm khuynh hướng chống xuất khẩu trong nền kinh tế, đó là thực
hiện tăng trợ cấp xuất khẩu đi cùng với giảm thuế nhập khẩu đầu vào trung
gian cho xuất khẩu.Như vậy trên thực tế sẽ làm giảm tăng mức độ bảo hộ
hiệu quả cho khu vực xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng có một vài bất lợi đối với
giải pháp này, đó là việc suy giảm nguồn thu, trực tiếp là do thuế nhập khẩu
giảm và gián tiếp là những chi phí liên quan đến việc hoàn thuế hoặc thực
hiện chính sách miễn thuế đối với khu vực nhập khẩu tăng lên.
Xu hướng tất yếu của tự do hoá thương mại hiện nay yêu cầu các
nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng hướng tới việc giảm
và xoá bỏ dần thuế quan, hạn chế định lượng, và đồng bộ hoá hệ thống thuế.
Chiến lược duy nhất để Việt Nam giảm khuynh hướng chống xuất khẩu là
đơn giản các loại thuế suất và giảm mức thuế. Chuyển sang hệ thống thuế
thống nhất là cách hữu hiệu để giảm những tổn thất do phân bổ sai nguồn
lực, loại bỏ tham nhũng và tuỳ tiện trong quản lý thuế, giảm bỡt sự chậm trễ
và cách làm sai trái trong thủ tục hải quan.
17



Về cơ chế hoàn thuế:
Cơ sở của việc tính hoàn thuế hiện nay chưa được quy định rõ
ràng, dựa vào nhận định chủ quan của cán bộ hải quan là chính. Việc tính
hoàn thuế dựa theo từng chuyến hàng, trong đó cán bộ hải quan đưa ra quyết
định về tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng và tỷ lệ đầu vào- đầu ra áp dụng
khi tính giá trị nhập khẩu được hoàn thuế. Để tạo một môi trường công bằng
và trong sạch cho các doanh nghiệp, có thể thay hệ thống tính toán hoàn thuế
trực tiếp hiện nay bằng một hệ thống tính toán hoàn thuế trên cơ sở áp dụng
các mức chuẩn về hàm lượng nhập khẩu trong giá trị xuất khẩu FOB (như hệ
thống hoàn thuế ở HànQuốc, Đài Loan, Sri Lanka...). Mức chuẩn này được
công bố trước, doanh nghiệp dựa vào sản lượng xuất khẩu của mình để xin
hoàn thuế theo mức đã công bố, kể cả khi họ thay nguyên liệu đầu vào nhập
khẩu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước.
Để giải quyết thiên lệch bất lợi cho các nhà sản xuất xuất khẩu
gián tiếp,cần thiết phải mở rộng diện được hoàn thuế tới cả đầu vào nhập
khẩu của những nhà xuất khẩu gián tiếp này. Có như vậy mới khuyến khích
các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các sản phẩm trung gian trong nước.
Trên thực tế hai con rồng Hàn Quốc và Đài Loan đã thực hiện thành công
những cơ chế hoàn thuế toàn diện như vậy.
Về các loại thuế:
Để đi tắt và đón đầu trong điều kiện mới, Việt Nam cần áp dụng
công cụ điều tiết mới. Để điều tiết hàng hoá XNK, thời gian qua, chúng ta đã
sử dụng công cụ phi thuế như: cấm, tạm ngừng hạn ngạch, chỉ tiêu, phụ thu,
gía tính thuế tối thiểu. Công cụ này sẽ không còn tồn tại sau đàm phán
18


thương mại quốc tế nên để đáp ứng nhu cầu bảo hộ chính đáng, cần sớm áp
dụng những công cụ quản lý mới đang phổ biến trên thế giới.

Thứ nhất, là thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá được
nhiều nước trong đó có cả những nước có chế độ ngoại thương tương đối tự
do như Mỹ, Singapore... áp dụng. Thuế này không gây ảnh hưởng đến mậu
dịch chính ngạch nhưng lại có tác dụng lớn đối với mậu dịch biên giới, nơi
hàng hoá được nhập khẩu với giá rất rẻ làm mất tác dụng của tính thuế theo
tỷ lệ phần trăm. Bên cạnh đó biện pháp này vừa bãi bỏ được chế độ tính thuế
theo giá tối thiểu vừa chống được gian lận thương mại thông qua khai man
trị giá tính thuế. Biện pháp này phù hợp với hàng nông sản và một số sản
phẩm công nghiệp khác vẫn được nhập khẩu vào nước ta với giá quá thấp,
đặc biệt có tác dụng đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
Thứ hai,cần áp dụng thuế chống phá giá nhằm đảm bảo môi trường
kinh doanh an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam. Cần tận
dụng chức năng của thuế bảo vệ môi trường để có khoản thu bồi đắp cho
thiệt hại môi trường cũng như hỗ trợ việc giảm hay cấm nhập hàng tiêu dùng
đã qua sử dụng. Biện pháp này còn có tác dụng đệm trong trường hợp không
thể nâng thuế lên quá cao để bảo hộ hàng trong nước.

Các chính sách khác.
* Cần phải tìm hiểu và tham gia một cách tích cực vào các định chế
hoạt động thị trường thế giới sao cho hội nhập được nền kinh tế nước ta với
nền kinh tế thế giới để tranh thủ được các điều kiện quốc tế, mở rộng thị
trường. Nhờ đó, chúng ta có thể tận dụng được các điều kiện, các ưu đãi hỗ
trợ cho việc thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường đẩy
19


nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu và thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
* Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong
nước. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thì hàng

hoá phải có khả năng cạnh tranh cao.
Do vậy, chính sách của nước ta phải tập trung đầu tư vào các
ngành hàng nhằm tạo ra những sản phẩm mới trên cơ sở nhu cầu của thị
trường thế giới; có được sản phẩm với hàm lượng công nghệ hiện đại và
chứa đựng nhiều giá trị gia tăng; tăng cường khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước.
* Xác định các bước đi hợp lý và các chính sách để thực hiện bước
đi đó: nền kinh tế Singapore đã thành công khi thực hiện một chiến lược là
chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến,lúc
đầu là sản phẩm có hàm lượng lao động cao ở nơi có lao động rẻ, sau khi lao
động tăng giá, nước này chuyển sang sản xuất các sản phẩm với công nghệ
tiên tiến với hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít lao động.
* Về chính sách, Chính phủ phải quản lý được thị trường. Thực
hiện thống nhất thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thực hiện
đầu tư tập trung cho các ngành hướng vào xuất khẩu. Chính phủ xác lập
nhữnggiải pháp hợp lý tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển. Nhà
nước cần có các chính sách tận dụng vốn, công nghệ và tổ chức thị trường
hướngvề xuất khẩu của các công ty xuyên quốc gia và các công ty này có vai
trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Kết luận

20


Từ khi được độc lập vào năm 1965 tới nay, Singapore trở thành 1 trung tâm
thương mại toàn cầu, một con rồng châu Á và là trung tâm kinh tế trong
vùng. Điều đó nhờ vào một chính sách phát triển kinh tế, nhất là chính sách
thúc đẩy xuất khẩu hợp lý, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, cần học hỏi kinh nghiệm của các Quốc gia đi trước

trong đó bài học từ kinh nghiệm của Singapore là rất quý báu.
Trải qua mười năm nỗ lực phấn đấu, thành công nổi bật của Việt Nam là đã
giúp cho nền kinh tế thích ứng được với những biến đổi trong bản thân nền
kinh tế Việt Nam cũng như trong môi trường kinh tế quốc tế. Song con
đường đi đến tăng trưởng với xuất khẩu là động lực không phải là bằng
phẳng. Chiến lược công nghiệp hoá gồm hai mũi nhọn chưa bù đắp được xu
hướng bất lợi cho xuất khẩu được ẩn chứa trong chế độ bảo hộ. Vấn đề cấp
bách là cần có những chính sách kinh tế khả thi, đồng bộ và hiệu quả để
không chỉ khắc phục những thiên vị bất lợi cho xuất khẩu mà còn tạo đà cho
xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung có sức bật để tiến xa
hơn nữa trong chặng đường rút ngắn khoảng cách với những con rồng châu
á. Nghĩa là, dẫu có khó khăn và trở ngại thì đây chính là cơ hội và thách thức
để Việt Nam khẳng định vị thế của mình, góp phần tạo nên một sự thần kỳ
mới của Đông Nam á trong tương lai.

21



×