Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.38 KB, 40 trang )

Đề tài: tác động của đầu tư đến tăng trưởng và

phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đà Nẵng giai đoạn
2001-2012

Sinh viên: Võ Thị Quỳnh
MSV: CQ523045
Lớp kinh tế đầu tư 52C

1

1


Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
I.

Các khái niệm chung
1.Đầu tư
1.1.Khái niệm

Đầu tư là "sự bỏ ra, sự hy sinh" các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những
kết quả có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư là
sự hy sinh những lợi ích hiện tại để nhằm thu về lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Nguồn lực ở hiện tại có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên,là sức lao động và
trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản
trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn
trong nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đã đạt được trên đây,những kết quả là tài sản vật chất, tài sản
trí tuệ là nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi,


không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế.
1.2.Phân loại
Chúng ta có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau:
Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc
mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và
sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi
bán. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm
tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc
đẩy đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để
tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm
lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để
2

2


tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là
việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm
trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí
thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm
lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã
hội.
1.3.Đầu tư phát triển là gì?
Đầu tư phát triển là loại hình đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của nền
sản xuất xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển
của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển
là tiền đề để thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.Chính vì

thế nhà nước cũng như các doanh nghiệp luôn rất chú trọng vào hoạt động đầu tư
phát triển.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ
vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Có nhiều loại đối tượng đầu
tư phát triển tùy theo cách phân chia. Theo phân công lao động xã hội có hai
nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Theo
tính chất và mục đích đầu tư có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là công trình vì
mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Theo mức độ quan trọng đối
tượng đầu tư phát triển được chia làm ba nhóm chính là loại được khuyến khích
đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Theo góc độ tài
sản, đối tượng đầu tư chia thành 2 nhóm chính là tài sản vật chất (tài sản thực)
và tài sản vô hình.Tài sản vật chất ở đây là những tài sản cố định được sử dụng
cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động.
Tài sản vô hình như phát minh sang chế, uy tín, thương hiệu…
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà
xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ
thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Mục đích
của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững của quốc gia, của nhà đầu tư
3

3


cũng như của toàn thể cộng đồng.
1.4.Phân loại đtpt
Có nhiều tiêu thức phân loại đầu tư phát triển
- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển bao gồm
đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà
xưởng, máy móc, thiết bị…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản
trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học…). Đầu tư cho đối

tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng thêm tiềm lực của nền kinh tế,
đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu
tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
-Theo phân cấp quản lý, đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các
dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Trong đó, dự án quan trọng quốc
gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định,
dự án nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định.
-Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư, đầu tư phát triển được
chia thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ
thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật xã hội). Các hoạt động đầu tư này
có quan hệ tương hỗ với nhau.
-Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư phát
triển được chia thành đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành. Trong đó đầu tư cơ bản
nhằm tái sản xuất các tài sản cố định. Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản
lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm
tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất –
kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp
-Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội, hoạt động đầu tư phát triển được chia thành đầu tư thương mại và
4

4


đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện
đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận
động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao,
lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. Đầu tư sản xuất là loại đầu tư

dài hạn (từ 5 năm trở lên), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu
tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải
chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết.
-Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư,
hoạt động đầu tư phát triển được chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn, thường do
những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu
hồi vốn. Đầu tư dài hạn là loại đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian
đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các công trình
thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ
tầng.
-Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được
chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp là hoạt động đầu
tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực
hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài
chính trung gian để đầu tư phát triển. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong
đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình vận hành kết
quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực phục vụ mới. Đây là loại
hình đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm
cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển
dịch
- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia, có thể chia đầu tư phát triển
thành đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
- Theo vùng lãnh thổ có thể chia đầu tư phát triển thành đầu tư phát triển
của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực
5

5



thành thị và nông thôn.
- Ngoài ra trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế,
người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo qui mô và theo các tiêu
thức khác nữa
2.Tăng trưởng và triển kinh tế
2.1.Khái niệm
a) Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về
mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho
xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của
công dân, của xã hội.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản
lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:
Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng tuyệt đổi : delta = Y1 - Yo.
Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo.
b) Phát triển kinh tế
Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả
về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.
Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng
kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về
khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí
và hiệu quả hơn hẳn.
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
+ Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai
mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất.
6


6


+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố
nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là
những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.
+ Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận
động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các
kết quả đó.
2.2.Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng và phát triển kinh tế


Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định.



Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội: chỉ số cơ
cấu kinh tế theo ngành trong GDP; chỉ số cơ cấu về hoạt động ngoại
thương; tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị trong tổng số dân; tỷ lệ
lao động làm việc trong các ngành công nghịêp, nông nghiệp và dịch vụ…



Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống gồm:
Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân
đầu người.
Các chỉ số về dinh dưỡng: số calo bình quân/ người/ năm.
Các chỉ số về giáo dục: tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học bình quân…

Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia và
mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư.
Các chỉ số về y tế: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, số bác sĩ trên một nghìn
dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia và
mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư.
Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: tỷ lệ nghèo đói và
khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới, chỉ số
phản ánh công bằng xã hội. Ngoài ra, có thể có các chỉ tiêu khác như các
chỉ tiêu phản ánh sử dụng nước sạch hay các điều kiện về kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội khác…

7

7


II.

Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
xã hội

1. đầu tư tác động đến quy mô và sản lượng của nền kinh tế( tác động
đến tổng cung và tổng cầu)
Tác động đến tổng cầu: để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết cần đầu tư .
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tổng cầu của toàn bộ nền
kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng thế giới , đầu tư thường chiếm 24 – 28%
trong tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới . Đối với tổng cầu, tác động của
đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình vĩ mô, đầu tư là một thành
phần có trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi , gia tăng đầu tư (I) làm
gia tăng tổng cầu (AD) nếu các yếu tố khác không đổi

AD = C + I + G + X + M
Trong đó :
AD: Tổng cầu
C: tiêu dùng
I: Đầu tư
G: Chi tiêu chính phủ
X: Xuất khảu
M: Nhập khẩu

8

8


Theo đồ thị trên: đường cầu D dịch chuyển sang bên phải thành đường D’ kéo
theo sự gia tăng sản lượng cân bằng tăng lên từ Q1 tới Q2
Tác động đến tổng cung:
Tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai nguồn chính đó là cung trong nước và
cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu của cung trong nước là một hàm các yếu tố
sản xuất: vốn, lao động , tài nguyên, công nghệ… thể hiện qua phương trình sau:
Q = F (K, L, T, R…)
K: vốn
L: lao động
T: công nghệ
R: nguồn tài nguyên
Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác tác động của vốn đầu
tư còn tác động thong qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công
nghệ… Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế


9

9


Nhìn vào đồ thị tác động khi tổng cung tăng làm đường cung dịch chuyển từ S
sang S’ . Làm thay đổi điểm cân bằng mới dịch chuyển từ E sang E’đồng thời
kéo theo sự gia tăng sản lượng lên từ Q1 đến Q2.
2. đầu tư tác động đến tốc độ của tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số
ICOR
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng
tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít, mà quan
trọng hơn là dựa vào hiệu quả sử dụng của lượng vốn này cao hay thấp. Phản
ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có nhiều chỉ tiêu, nhưng tổng hợp nhất là hệ số
ICOR.
ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một
thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốnđầu tư trong kỳ đó.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: Muốn giữ tốc độ tăng
trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-20% so với GDP tuỳ
thuộc vào ICOR của mỗi nước.

10

10


Nếu ICOR không đổi, mức tăng trưởng của GDP hoàn toàn phụ thuộc vào
vốn đầu tư.
Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động,
vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện

đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn,
thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn do sử
dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình
độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước
3. đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế(chuyển dịch theo
hướng nào? Tác động của nó trong cơ cấu giữa các ngành, vùng lãnh thổ,
thành phần kinh tế)
Chuyển dịch cơ cấu ngành
Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn vào từng ngành nhiều hay ít , việc sử
dụng vốn hiệu quả cao hay thấp…đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển đến
khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để
phát triển các ngành mới… do đó làm dịch chuyển cơ cấu ngành
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ
Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế của một số vùng- lãnh thổ.
Một số vùng – lãnh thổ khi có nguồn vốn đầu tư vào sẽ có thể có nhiều cơ hội để
sản xuất kinh doanh, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Tác động này
của đầu tư có thể xem xét trên 2 khía cạnh như sau:
11
11


Thứ nhất là: Đầu tư giúp các vùng – lãnh thổ phát huy được tiềm năng, thế
mạnh kinh tế của vùng.
Với nhưng vị trí địa lý, đặc thù tự nhiên khác nhau mỗi vùng – lãnh thổ sẽ
có những thế mạnh kinh tế khác nhau, nhưng để phát triển kinh tế thì không chỉ
dựa vào những tài nguyên vị trí địa lý sẵn có đó, mà phải có đủ điều kiện để khai
thác và sự dụng nó có hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Vì
khi được dầu tư thích đáng các vùng sẽ có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng,
máy móc công nghệ hiện đại, xác định các phương hướng phát triển đúng đắn để

tận dụng, phát huy sức mạnh của vùng.
Thứ hai là: Đầu tư góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng
– lãnh thổ được đầu tư.
Như phân tích trên đầu tư giúp các vùng tận dụng được thế mạnh của
mình, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của vùng. Khi nền kinh tế phát triển hơn
thì khả năng đóng góp vào GDP cũng sẽ cao hơn so với trước kia.
Như vậy đầu tư tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, vùng nào
có sự đầu tư nhiều hơn sẽ có cơ hội phát triển kinh tế nhiều hơn, khả năng đóng
góp vào GDP của vùng tăng cao hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng cao
hơn các vùng – lãnh thổ ít được đầu tư khác.
Thành phần kinh tế
Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào
GDP của các thành phần kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, trong những năm qua cơ
cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và
bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu vực kinh tế
trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI cũng
ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Đáng chú ý là trong khu vực kinh tế trong nước (bao gồm các thành phần kinh tế
nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể và kinh tế hồn hợp ). Cơ cấu của các thành
phần đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế
12

12


ngoài nhà nước và giảm tỷ trọng của kinh tế nhà nước phù hợp với chủ trương
đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà
nước theo định hướng XHCN.
4. đầu tư tác động đến chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình
phát triển kinh tế , và có có tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế .
Nguồn nhân lực mà có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao...
thì khả năng tư duy sáng tạo, và tinh thần làm việc cũng như tinh thần trách
nhiệm và tính tự giác sẽ cao hơn, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng
cao hơn. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong
các ngành sản xuất phát triển, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và nâng cao năng suât lao động, thúc đẩy các ngành dịch vụ kỹ
thuật cao phát triển, do đó làm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển
mạnh hơn. Tỷ trọng các ngành này trong nền kinh tế cũng tăng lên tác động đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đi đúng hướng , thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế.
Ngược lại, nguồn nhân lực mà có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ
thấp thì sẽ không đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Khoa
học kỹ thuật thì lạc hậu, năng suất lao động thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển của
các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao thấp và quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cũng sẽ diễn ra chậm chạp hoặc “ dậm chân tại chỗ” thậm chí có
khi còn thụt lùi, nền kinh tế sẽ phát triển một cách chậm chạp.
Do đó, để phát triển đất nước thì việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình độ
cho người lao động và đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm cấp thiết cần phải
được quan tâm đúng mức. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta thì điều
này càng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Nước ta là nước nông nghiệp và
chỉ vừa tiến hành đổi mới nền kinh tế chưa lâu, đang trên con đường thực hiện
13

13


công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khoa học, kỹ thuật còn rất lạc hậu trình

độ học vấn và trình độ chuyên kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do đó để có thể theo
kịp được các nước trên thế giới và khu vực thì nước ta cần phải đầu tư phát
triển các nguồn lực đất nước nhiều hơn nữa trong đó quan trọng nhất là
phát triển nguồn nhân lực vì đây là nhân tố bên trong quan trọng quyết định
tới sự phát triển của đất nước.
5. đầu tư tác động đến tiến bộ khoa học công nghệ
Đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và
phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia. Công nghệ
bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm (các văn
bản, tài liệu. các bí quyết…), các yếu tố con người (các kỹ năng quản lý, kinh
nghiệm), yếu tố tổ chức… Muốn có công nghệ cần phải đầu tư vào các yếu tố
cấu thành.
Trong mỗi thời kỳ các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công
nghệ. Ban đầu sử dụng các lọai công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên
liệu sau đó giảm dần thông qua việc tăng dần hàm lượng đầu tư vào công nghệ.
Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm
lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên quá trình chuyển từ giai đoạn
một sang giai đoạn ba là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi
cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của
quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Công nghệ là do doanh nghiệp nhập khẩu từ bên ngoài hoặc do tự nghiên cứu
và ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị, linh
kiện rồi lắp đặt, mua bằng chế, thực hiện liên doanh… Công nghệ do tự nghiên
cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đoạn và từ nghiên cứu đến thí
nghiệm sản xuất thử sản xuất thường mất nhiều thời gian rủi ro cao. Dù vậy
nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ đều đòi lượng vốn đầu tư lớn. mỗi
doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần có bước đi phù hợp để lựa chọn công
14

14



nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của
từng đơn vị cũng như toàn ngành kinh tế quốc dân.
6. đầu tư tác động đến tiến bộ xã hội
Đầu tư giúp cho kinh tế ngày càng một tăng trưởng và phát triển, con người
có thêm thu nhập và tiến bộ hơn. Đầu tư hợp lý, trọng tâm trọng điểm và đồng
bộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, qua đó nâng cao
thu nhập của người dân, cải thiện mức sống vật chất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản
của xã hội như y tế, giáo dục. hoạt động đầu tư cũng trực tiếp cung cấp tạo công
ăn việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
7. đầu tư tác động đến môi trường
Đầu tư phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật
chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến
quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng
cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển
có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát
triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu
thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng
lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các
thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa
bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động đầu tư đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi
là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó,
nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi
trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông
qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát

15


15


triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong
khu vực
8. tăng trưởng và phát triển tác động đến đầu tư
a) tăng trưởng tác động làm tăng quy mô vốn đầu tư
b) tăng trưởng và phát triển kinh tế cải thiện môi trường đầu tư
c) tăng trưởng và phát triển góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
cải tiến công nghệ,tạo điều kiện tiếp nhận đầu tư

16

16


Chương II:

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐÀ NẴNG GIAI
ĐOẠN 2001-2012

khái quát tình hình đầu tư tại Đà Nẵng giai đoạn 2001-2012

I.

1.


đặc điểm đầu tư phát triển tại đà nẵng

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của đà nẵng có ảnh hưởng đến đầu tư rồi
nhấn mạnh ở đây có nhiều lợi thế so sánh và môi trường đầu tư thuận lợi, hấp
dẫn
1.1Môi trường tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 759km và thành
phố Hồ Chí Minh 960km, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ
(Quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển và đường hàng không; phía bắc giáp Thừa
Thiên-Huế, phía nam và phía tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển
Đông. Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
hàng năm là 25,70C, có diện tích tự nhiên 1.256 km 2, dân số năm 2008 là
822.300 người, gồm 6 quận và 2 huyện.
Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái cho một vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ
Đông Tây và là nơi đi lại, giao lưu giữa các vùng miền. ở đây, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên đất rất phong phú. Nhờ
có những thế mạnh đó mà Đà Nẵng đang ngày càng được các nhà đầu tư chú ý
và đang hướng tới đầu tư các dự án trên nhiều lĩnh vực nhằm khai thác tối đa lợi
thế về tự nhiên của thành phố.
1.2Môi trường chính trị
Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam,
được xếp vào đô thị loại I, thỏa mãn các tiêu chí như tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động, cơ sở hạ
tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh,...
Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân
thành phố Đà Nẵng do người dân thành phố trực tiếp bầu lên và là cơ quan
17

17



quyền lực nhà nước ở thành phố. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm
kỳ 2011–2016 gồm 48 đại biểu; chủ tịch là ông Trần Thọ được bầu ngày 1 tháng
4 năm 2013 để thay cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ủy ban nhân dân thành phố là
cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở
thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của
Chính phủ Việt Nam và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Đà
Nẵng hiện có sáu quận, hai huyện bao gồm 45 phường và 11 xã. Môi trường
pháp luật cũng đang từng bước hoàn thiện hơn để các nhà đầu tư có thể thực
hiện dễ dàng và hiệu quả các thủ tục hành chính cũng như có thêm niềm tin vào
môi trường chính trị lành mạnh, ít biến động.
1.3Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Những năm vừa qua, nền kinh tế của thành phố không ngừng tăng trưởng.
Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng luôn đạt tốc độ
tăng trưởng GDP cao hơn bình quân chung cả nước. Cùng với đà giảm sút của
cả nước, năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP thành phố giảm còn 9.88%, nhưng
đã nhanh chóng phục hồi và tăng cao đạt mốc 13.81% vào năm 2005.
Năm 2011, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước giảm còn 5.89%,
Đà Nẵng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở 2 con số 13%. Điều này
phản ánh sự phát triển năng động và bền vững của thành phố trẻ Đà Nẵng, xứng
đáng là thành phố phát triển động lực của khu vực miền Trung- Tây Nguyên.

18

18


Nhìn vào bảng trên cho ta thấy nền kinh tế của thành phố luôn tăng trưởng ở
mức tương đối cao so với cả nước và giữ được ở mức ổn định.

Quy mô thị trường
Dân số Đà Nẵng khoảng 1 triệu dân và ở đây thu nhập của người dân khá cao
nên thị hiếu và mức tiêu dùng đang còn là một tiềm năng đối với các nhà đầu
tư nếu muốn chiếm lĩnh thị trường. hằng năm, ngoài người dân bản xứ còn có
một lực lượng dân lao động đến định cư và có cầu tiêu dùng cao. Đà Nẵng
còn là một xứ sở của du lịch nên lượng khách nước ngoài đến thăm quan,
mua sắm tương đối nhiều.
Nguồn lao động
Nguồn nhân lực ở đây dồi dào được đào tạo Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi
dào (nguồn lao động chiếm hơn 50% dân số thành phố), chủ yếu là trẻ, khỏe.
Số lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm gần một phần tư
lực lượng lao động. Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp hơn so với một số
thành phố khác trong nước.
Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát
triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận
lợi và vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực của thành phố nhằm
thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc
19

19


sống. Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang
tiến tới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Thành phố
có 14 trường đại học, cao đẳng và 15 trường trung học chuyên nghiệp với
gần 140.000 sinh viên. Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào
tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế,
quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm... Đại học Đà Nẵng còn hợp tác
với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Mỹ,
Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand... trong việc đào tạo nguồn nhân

lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này.
Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng hiện là một trong những đơn vị
sản xuất phần mềm hàng đầu tại Việt Nam và là trung tâm đào tạo công nghệ
thông tin hàng đầu của khu vực miền Trung. Trong những năm qua, Trung
tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng đã hợp tác chặt chẽ với các công ty của
Ấn Độ (Aptech) và Nhật Bản (AOTS) để đào tạo lập trình viên, kỹ thuật viên
và kỹ sư công nghệ thông tin đạt trình độ quốc tế.
Ngoài ra thành phố còn có khoảng 55 trung tâm dạy nghề thường xuyên
cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, may công nghiệp, cơ khí,
điện - điện tử, kỹ thuật xây dựng, vv...
Hàng năm các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà
Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình
độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành
phố mà còn cho cả khu vực miền Trung. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh
của thành phố trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng
Thành phố Đà Nẵng là một đầu mối giao thông quan trọng của khu vực
miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển
nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn chỉnh
và thuận lợi
20

20


Cảng Đà Nẵng là cảng thương mại lớn thứ ba ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn
và cảng Hải Phòng. Với độ sâu cầu cảng 11m, hệ thống kho bãi và trang thiết
bị đồng bộ vừa được nâng cấp bằng nguồn vốn của Chính phủ Nhật Bản,
cảng Đà Nẵng có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải 45.000 DWT và
các tàu chuyên dùng khác như tàu container, tàu khách, tàu hàng siêu trường

siêu trọng. Năng lực bốc dỡ hàng hoá 4 triệu tấn/năm. Từ cảng Đà Nẵng hiện
có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan
và Hàn Quốc.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay tốt nhất của Việt Nam.
Ngoài các chuyến bay nội địa, hàng tuần còn có các chuyến bay quốc tế trực
tiếp từ Đà Nẵng đi Singapore, Bangkok, Đài Bắc. Trong tương lai không xa
sẽ mở thêm các tuyến bay đi Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sân bay
quốc tế Đà Nẵng hiện đang được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu
vận chuyển khách và hàng hóa ngày càng tăng.
Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở
rộng và xây mới. Nhiều công trình lớn đã đưa vào sử dụng hoặc đang trong
giai đoạn hoàn thiện như đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ,
đường Ngô Quyền, đường Bạch Đằng, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, hầm
đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận
Phước…không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch
mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc
loại sầm uất nhất ở miền Trung Việt Nam.
Hệ thống bưu chính viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu
chính viễn thông lớn của đất nước, có trạm cáp quang biển quốc tế SE-MEWE 3, đường truyền quốc tế tốc độ 355Mbps với chất lượng tốt hàng đầu các
nước Đông Nam Á. Bưu điện Đà Nẵng hiện đang cung cấp các dịch vụ viễn
thông đa dạng và hiện đại, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống cấp điện, cấp nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất
của thành phố Đà Nẵng được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông
21

21


qua đường dây 500 KV Bắc - Nam. Nhà máy cấp nước Đà Nẵng hiện có
công suất hơn 80.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu tư xây dựng một nhà

máy mới với công suất 120.000m3/ngày đêm nhằm nâng tổng công suất cấp
nước lên 210.000m3/ngày đêm trong thời gian đến. Được sự hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế, mạng lưới cung cấp điện, nước của thành phố đã được đầu
tư hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.
Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…): Hầu hết
các ngân hàng và các công ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại
Đà Nẵng. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm quốc
tế cũng đang hoạt động có hiệu quả tại thành phố. Các dịch vụ này ngày càng
hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Hiện nay tại Đà Nẵng có khoảng
47 chi nhánh ngân hàng cấp I, 09 công ty bảo hiểm và 04 công ty kiểm toán
đang hoạt động
1.4 Môi trường văn hóa xã hội
Đà Nẵng là thành phố khoảng 1 triệu dân với mật độ lên tới 740
người/km2 và tỷ lệ dân thành thị cao. ở đây có nhiều dân tộc và người nước
ngoài sinh sống nhưng chủ yếu vẫn là người Kinh. Ngoài ra đâ còn là cửa ngõ
giao lưu văn hóa giữa các vùng miền tạo nên một bức tranh văn hóa xã hội nhiều
màu sắc.
2. tình hình đầu tư phát triển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2012
2.1.Quy mô vốn đầu tư phát triển

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

22


2009

22
2010
2011


Tổng số
2.527,55
2.850,07
3.770,56
6.601,44
7.328,60
9.437,00
11.118,70
14.228,40
16.858,30
18.936,50
25.211,50
1. Xây dựng cơ bản
1.876,59
2.042,55
2.673,22
4.991,36
5.152,30
6.611,80
6.309,80
7.974,80
12.067,40

14.790,00
14.717,50
2. Vốn lưu động
11,96
11,15
09,10
06,83
07,28
07,08
11,48
10,24
09,74
07,54
15,98
3. Vốn khác
13,79
17,18
20,00

23

23


17,56
22,42
22,86
31,77
33,71
18,68

14,35
25,64

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo giá thực tế phân theo cấu thành (tỷ đồng)
Từ năm 2001 đến 2012, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng tăng
nhanh. Đặc biệt là năm 2010-2011 tăng 7000 tỷ đồng. đây là con số đáng nhắc
đến khi mà trong giai đoạn này nền kinh tế của khu vực nói chung và của nước
ta nói riêng vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu khủng hoảng kinh tế năm
2008. Vốn đầu tư phát triển chủ yếu là thực hiện xây dựng cơ bản.
2.2Nguồn vốn đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo giá thực tế phân theo nguồn vốn
ĐVT: Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng số
2.359,13
2.527,55
2.850,07
3.770,56
6.601,44

7.328,60
9.436,90

24

24


11.118,70
14.228,00
16.858,30
18.936,50
25.211,50
1. Vốn trong nước
2.233,46
2.243,01
2.547,56
3.299,74
5.420,46
6.800,90
8.561,90
9.836,20
12.089,00
14.884,90
16.563,10
22.297,90
+ Vốn ngân sách nhà nước
973,80
1.016,20
1.300,60

1.778,39
2.502,92
2.601,70
2.919,00
2.667,60
4.262,00
3.415,50

+ Vốn tín dụng
480,22
420,70
470,38
764,74
1.768,45
2.012,10
2.403,50
2.263,80
3.327,90
4.474,30

+ Vốn tự có
560,30
652,70
623,30
502,36
622,28
1.815,90
2.873,70

25


25


×