Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch MICE tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.55 KB, 47 trang )

SƠ THẢO LẦN 1 ĐỀ ÁN MODULE TỔNG
QUAN DU LỊCH
Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch MICE tại thành
phố Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phùng Thị Hằng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Huyền
MSSV: CQ531691
Lớp: POHE A – K53

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
-Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới.
-Những bước phát triển mạnh mẽ của du lịch MICE đến Việt Nam nói chung,
thành phố Hà Nội nói riêng.
-Mặc dù đã có kinh nghiệm phát triển du lịch nhưng thành phố Hà Nội vẫn còn gặp
phải nhiều hạn chế trong việc phát triển du lịch MICE và chưa khai thác tốt loại
hình du lịch mang lại giá trị kinh tế cao này.
2. Mục đích
-Hiểu rõ khái niệm,đặc điểm và vai trò của du lịch công vụ (MICE).
-Nắm được bản chất, thực trạng phát triển du lịch công vụ trong thời gian gần đây
tại thành phố Hà Nội.
- Từ những hạn chế và thách thức đã tìm hiểu, đề xuất ra ra 1 số biện pháp, chính
sách, kiến nghị để mở rộng và cải thiện chất lượng du lịch công vụ tại thành phố
Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
-Hoạt động du lịch MICE ở thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian: 5 năm kể từ ngày xây dựng đề tài
1



-Không gian: địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu trong phòng: thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua mạng
Internet, qua các tài liệu, công trình nghiên cứu,sách vở, báo chí.
-Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá dựa trên tài liệu thu thập được.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
-Du lịch MICE phát triển khá lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng với Việt
Nam, đặc biệt là thành phố Hà Nội vẫn còn rất mới mẻ và đang từng bước phát
triển. Vì vậy công trình nghiên cứu này giúp nâng cao hiểu biết của mọi người về
du lịch MICE và nhận thức rõ tầm quan trọng, những thành tựu đạt được, hạn chế
và các bước phát triển du lịch tại thành phố Hà Nội.
-Điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu: nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch
MICE của 1 số nước trên thé giới, từ đó đưa ra 1 số biện pháp phát triển du lịch
MICE dựa trên tiềm năng có sẵn tại thành phố Hà Nội.

B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1
1

Du lịch MICE là gì?
Khái niệm du lịch MICE

Hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức các sự kiện…là nhu cầu phát triển kinh tế,
văn hóa của xã hội loài người. Nền kinh tế càng mở rộng và mang tính toàn cầu thì
nhu cầu chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm kinh doanh, học tập, nhau cầu hợp tác kinh
doanh, nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu các nền văn hóa của các dân tộc trên thế
giới ngày càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy, việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội
nghị, các sự kiện kinh tế, văn hóa, thể thao…ngày càng nhiều hơn, yêu cầu trở nên

cao hơn và các nhà tổ chức cũng ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Sự phát triển kinh tế, xã hội cũng đồng nghĩ với việc nâng cao mức sống và điều
kiện sống, làm nảy sinh nhu cầu du lịch và làm gia tăng các loại hình du lịch, các
2


dịch vụ sản phẩm du lịch. Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu của
xã hội, trở thành trào lưu và xã hội háo ngày càng cao.
Sự phát triển song hành của 2 nhu cầu: nhu cầu giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa
và nhu cầu thưởng lãm, tìm hiểu, nghỉ dưỡng du lịch gặp nhau và kết hợp lại đã
hình thành nên 1 loại hình du lịch mới: du lịch MICE.
MICE là từ viết tắt của các chữ cái tiếng anh:
M - MEETING (Hội nghị)
I - Incentives (Khuyến mãi, khen thưởng)
C - Conferences/Conventions (Hội thảo, hội họp)
E - Exhibitions/Events (Triển lãm,sự kiện)
Do đó, loại hình du lịch MICE là loại hình kinh doanh du lịch kết hợp với việc cá
nhân hay các tổ chức tham dự các hội nghị (Meetings), tham gia các chương trình
khuyến mãi, khen thưởng (Incentives), dự hội thảo (Conferences/Conventions) và
tham gia vào các cuộc triển lãm, các sự kiện (Exhibitions/Events) về chính trị, văn
hóa, xã hội.
Các loại hình du lịch MICE
Meeting (Hội nghị)

2
1

Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức
nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tín mới
về 1 loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề đang tồn tại…Hoạt

động Meeting này bao gồm 2 loại:
-

Association Meeting: Hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các nhóm
người có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp. Nguồn khách của
Association Meeting thường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các
nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm…Quy mô của loại hình này thường
3


nhỏ (khoảng 50 đến 200 người), được tổ chức trên nền tảng thường xuyên,
trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất ít nhất 1
-

năm và được tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nước khác nhau.
Corporate Meeting : Bao gồm 2 loại
+ Internal Meeting: là hoạt động hội thảo của những người trong cùng 1
tổ chức hay cùng 1 nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen
thưởng trong nội bộ công ty.
+ External Meeting: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công ty
khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và
những phát minh mới.
Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn

2

Association Meeting.
Incentives (Khuyến mãi, khen thưởng)

Là hoạt động du lịch hằm trao thưởng và khuyến khích tất cả các thành viên hoặc

các người khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến 1 công ty hoặc 1 tập
đoàn, quá đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá
nhân với nhau và với công ty.
Ngày nay thì Incentives tour đã mở rộng hơn, ngoài những người làm việc trực tiếp
cho hãng còn có thể có những nhân viên thuộc các công ty con, đại lý hay các công
ty có liên quan và gắn bó mật thiết với lợi ích của hãng. Đó có thể là giám đốc các
chi nhánh hay trưởng phòng kinh doanh…Do đó, kích thước tập khách của
Incentive tour cũng vì thế được mở rộng hơn.
Các tour du lịch như vậy do hãng tài trợ là 1 hình thức khuyến khích, thưởng cho
nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển củ công ty. Chính
đặc điểm như vậy mà số lượng khách tham gia thường khá lớn. Thông thường 1
tour du lịch lớn trung bình, số lương khách thường chỉ dao động từ 100 – 150
khách, kéo dài từ 4-5 ngày hoặc từ 8-9 ngày với những hoạt động mang tính tập
thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Tuy vậy cũng
4


có những đoàn có thể lên tới 200 khách, hoặc cũng chỉ từ 30-50 khách, nhưng
những đoàn này thường không nhiều.
Conferences/Conventions (Hội thảo, hội họp)

3

Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo giữa những chuyên
gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau. Số lượng tham gia từ
khoảng 300-1500 người, thông thường khoảng 800 người, thời gian chuẩn bị
không dưới quá 2 năm. Thông thường, hoạt động này được tổ chức trước thềm các
sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và bao gồm 2 loại:
-


Convention organized by members (Hội nghị được tổ chức bởi các thành
viên luân phiên): là loại hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước theo vần

-

ABC
Bid to host a convention (Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn đăng cai
tổ chức): hội nghị này do 1 nước tổ chức, các thành viên gửi đại diện tới
tham dự, đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của cả phía nhà nước và phía
tư nhân, thời gian chuẩn bị khá dài.

Đặc điểm của Conference /Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở 1
địa điểm cố định với lượng người tham dự đông.
Exhibitions/Events (Triển lãm, sự kiện)

4

Bao gồm 2 loại:
-

Exhibition tour: Là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó
quảng bá rộng rãi cho công chúng, bao gồm 2 loại:
+ Trade show: là 1 cuộc triển lãm được tổ chức đặc biệt cho giới lãnh
đạo, kinh doanh.

5


+ Consumer show: là 1 cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu

dùng sản phẩm, hàng hóa cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng
-

hóa đó.
Event tour: là hoạt động tổ chức các chương trình có quy mô, tầm cỡ không
cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng
khách nhau nhằm đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá
hay tôn vinh 1 giá trị nào đó…thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu
về phát triển du lịch. Các hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình
năm du lịch…là những ví dụ tiêu biểu của loại hình này.
Đặc điểm của du lịch MICE
Các yếu tố cấu thành

3
1

Tiêu chuẩn để các nhà tổ chức lựa chọn địa điểm tổ chức MICE:
-

Uy tín và danh tiếng của địa điểm tổ chức, của đơn vị đăng cai tổ chức
Vị trí, khoảng cách hợp lý, thuận tiện giao thông đi lại
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ MICE tốt ( phòng họp, thiết bị phục
vụ tổ chức, cơ sở lưu trú, ăn uống, tham quam, giải trí, đội ngũ nhân viên

-

phục vụ tốt, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa giàu bản sắc…)
An ninh và an toàn cao
Tổng chi phí cho chuyến đi và chi phí tại địa phương (nơi tổ chức MICE) ít


-

tốn kém hoặc có thể chấp nhận được
Môi trường du lịch sạch đẹp, trong lành
Các tuyến, điểm tham quan giải trí cho khách trong và sau khi tổ chức MICE
thuận lợi, hấp dẫn hoặc mới lạ.
Đối tượng sử dụng (khách du lịch MICE)

2

Đối tượng khách của loại hình du lịch này phần lớn là những người thành đạt,
thuộc vào 1 trong những nhóm sau:
-

Những người giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội, các doanh nghiệp..
6


-

Là những doanh nhân thành đạt hoặc những người có tầm ảnh hưởng to lớn

-

đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Là những người có thành tích tốt trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội…

Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức. Họ là

những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm một cách chu đáo.
Khách MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và có những yêu cầu
mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng
thụ cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau chuyến đi, nhà tổ chức phải
đạt được mục đích kinh tế của chuyến đi.Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là
yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá
những nét đặc trưng về con người, phong cách sống, cách làm việc, phong tục tập
quán, các món đặc sản của địa phương.Đây là yêu cầu được trải qua những cảm
xúc mới lạ tại những địa hình, phong cảnh thiên nhiên riêng biệt của điểm đến và
được săn sóc phục vụ chu đáo về tâm sinh lý sau những chuyến đi mệt mỏi.
Các đoàn khách MICE thường rất đông, từ vài trăm đến vài nghìn khách, với mức
chi tiêu cuả họ cao hơn rất nhiều so với khách tour bình thường. Do họ luôn đặt
phòng tại khách sạn 4-5 sao, sử dụng các dịch vụ cao cấp, các chương trình sau hội
nghị được thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu. Vì vậy, cơ sở vật chất để đáp ứng
những yêu cầu của khách MICE phải đạt chất lượng cao
Vai trò, tác động của du lịch MICE đến:
Kinh tế, chính trị
MICE là một loại hình du lịch mới xuất hiện nhưng đã trở thành mũi nhọn phát
4
1

triển kinh tế ở nhiều quốc gia vì mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào. Khách du
lịch MICE mang theo tiền từ nhiều quốc gia; điều này có hiệu quả giống như một
ngành xuất khẩu và du khách có trách nhiệm mang ngoại tệ vào giúp cải thiện cán
cân thanh toán. Bất kỳ một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công
7


nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng…của mình nhưng phải đối mặt với
nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách

MICE có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó. Lợi ích trên có được với
điều kiện có một số lượng đáng kể du khách quốc tế đến và mang theo ngoại tệ.
Du lịch MICE cũng đã đạt được những thành tựu lớn trong việc tổ chức thành công
các sự kiện kinh tế; góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hệ quả là thúc đẩy
phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn
nhân lực và tạo nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra MICE đóng góp tích cực vào việc
tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy các nước hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới.
Hoạt động du lịch MICE trong đối ngoại cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh giúp
công chúng và giới chức hữu quan có nhận thức đúng đắn về thiện chí của các
quốc gia trong quan hệ chính trị. Sự nhận thức đúng đắn và hiểu biết sâu sắc về sự
thân thiện giữa các quốc gia sẽ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó thúc đẩy
mối quan hệ nhiều mặt và trong đó có quan hệ về chính trị. Khi một quốc gia có
những mối quan hệ chính trị tốt đẹp với nhiều quốc gia khác thì đó chính là một lợi
thế rất lớn trong quan hệ quốc tế. Quốc gia đó sẽ nhận được nhiều sự đồng tình,
ủng hộ trong nhưng vấn đề quốc tế, được đề của vào những vị trí quan trọng trong
những tổ chức quốc tế và khu vực…
2
Văn hóa, xã hội
MICE góp phần tạo ra nhiều việc làm mới; làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Công việc
của loại hình du lịch này tạo ra có phạm vi rộng gồm các lĩnh vực quản lí, tài
chính, điều hành, khoa học thông tin, bán hàng và marketing. Theo nghiên cứu của
UNWTO, du lịch là ngành sử dụng lao động nhiều nhất và cũng là ngành tuyển lao
động đầu vào nhanh trực tiếp thông qua các dịch vụ liên quan như xây dựng và
thương mại.
Du lich MICE đã trở thành động lực chính thúc đẩy tiến bộ xã hội và đa dạng văn
hóa nhờ có sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau thông qua lượng du khách
8



quốc tế. Cũng nhờ có sự giao lưu văn hóa này mà các quốc gia có cái nhìn thân
thiện hơn về văn hóa của nước còn lại cũng như hòa nhịp theo xu hướng toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế
3
Hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch
Ông Nguyễn Hữu Thọ (Tổng giám đốc công ty Sài Gòn Tourist) cho biết: “Chi
tiêu của khách MICE cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường. Chi
tiêu của họ không chỉ trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo một số
liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào
đó của MICE, thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở nước phát triển,
còn những nước kém phát triển thì mức chi tiêu cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài.”
Từ đó, chúng ta có thể thấy được tiềm năng và sự tác động của du lịch MICE đến
hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch của 1 khu vực, cũng như là 1 nước. Phát
triển loại hình du lịch MICE sẽ cho phép:
-

Khai thác một cách hiệu quả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa địa

-

phương.
Cho phép kinh doanh, khai thác du lịch liên tục suốt tuần và cả năm, góp

-

phần làm giảm tính mùa vụ trong du lịch.
Tăng cường và làm phong phú các sản phẩm du lịch địa phương.
Tăng cường thu hút khách quốc tế và nội địa (nhất là khách quốc tế).
Tăng cường thời gian lưu trú của du khách tại điểm đến.
Tăng doanh thu cho nghành du lịch địa phương.

Xây dựng hình ảnh thành phố, đất nước đó là điểm đến an toàn, thân thiện

-

đối với khách trong và ngoài nước.
Góp phần xây dựng chiến lược phát triển du lịch tối ưu, bền vững ở địa
phương đó.

Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
9


2.1. Tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch MICE tại
thành phố Hà Nội
Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế,
vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Là một trong
hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng.
Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt
Nam. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở
vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du
lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam
cũng như tới các nước trong khu vực.
2.1.1. Vị trí địa lí
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở
phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận
lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông

quan trọng của Việt Nam.
2.1.2. Địa hình, cảnh quan, khí hậu
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng
chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ),
chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông
Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc
Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê

10


707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m;
Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm
trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất
dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội
là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu
ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối
trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi
nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi
và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa.
Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa
đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại
có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có
vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa
hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình
thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói
chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà

Nội hiện nay không lớn.
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội và nhân văn
Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi
vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn phong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng
của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân
Trì...đặc biệt Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng
11


và đền Sóc, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra,
hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được
UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới
của UNESCO. Do vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến
hấp dẫn.
Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở rộng gấp 3,6 lần diện
tích cũ, với dân số hơn 6.5 triệu người, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch.
Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về
số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch
sử, tâm linh... Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn
năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng và giải trí.
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm du
lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện có một số khu du lịch sinh thái chất lượng
phục vụ tương đối tốt là Tản Đà, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Asian. Ngoài
ra còn có thêm một số khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn
(Hoài Đức), Việt Phủ Thành Chương, Công viên nước Hồ Tây… có quy mô khá
lớn đã đi vào hoạt động.
Từ mấy năm nay, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu Thế
giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và

đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.
Khi Thủ đô được mở rộng, tiềm năng du lịch của Hà Nội vốn dồi dào càng thêm đa
dạng, phong phú với quy mô lớn hơn rất nhiều, đủ sức kéo dài thời gian lưu trú và
tăng mức chi tiêu của du khách. Nếu như trước đây, tour khám phá Thủ đô chỉ gói
gọn trong 1 ngày với những điểm đến là Hồ Tây, đền Quán Thánh, Hồ Gươm, đền
Ngọc Sơn, chợ Đồng Xuân, phố cổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích Chủ
12


tịch Hồ Chí Minh, thăm bảo tàng và kết thúc là xem múa rối nước, thì nay hành
trình đó được kéo dài hơn đủ để du khách thỏa sức chiêm ngưỡng cả một vùng sơn
thủy hữu tình với Ao Vua, Thác Đa, hồ Ngải Sơn, Đồng Mô, Suối Hai, Vườn quốc
gia Ba Vì, núi Tản Viên, Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, chùa Hương…
Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng khai thác lợi thế văn hóa, sinh thái,
nhân văn của Thủ đô nghìn năm tuổi nhằm thu hút đông đảo du khách trong và
ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu là một trong những mục tiêu chính của ngành
du lịch Hà Nội trong thời gian tới. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển du lịch
Homestay (một loại hình du lịch cộng đồng) tại Ba Vì, ngành sẽ tập trung phát
triển du lịch tại một số điểm di sản văn hóa, làng nghề, ẩm thực trên địa bàn thành
phố.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
- Cơ sở lưu trú:
Bảng 1: Hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội tính đến tháng
6/2011
Khách sạn
Đơn vị
Số cơ sở
Số phòng
5 sao
Khách sạn

12
3984
4 sao
Khách sạn
10
1655
3 sao
Khách sạn
29
1935
2 sao
Khách sạn
117
3696
1 sao
Khách sạn
73
1079
Căn hộ cao cấp
Cơ sở
03
700
Tổng
244
13049
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

Bảng 2: Ước tính số phòng khách sạn 3-5 sao tính đến năm 2010 và 2015
Năm


2007

2010
13

2015


TP.HCM

6.500

Số lượng phòng
12.500

Hà Nội

5.100

14.500

25.500

Cả nước

29.000

49.000

92.000


22.500

Nguồn: Vụ khách sạn- Tổng cục du lịch, “Chuyên trang tổng kết 50 năm
phát triển du lịch” (2010)
Theo thống kê của Sở VH,TT&DL Hà Nội trong suốt những năm qua, không ít
khách sạn của Thủ đô như: Rising Dragon Palace, Sofitel Legend Metropole,
Melia, Nikko, Moevenpick, Daewoo, Fortuna… cũng đã vinh dự lọt vào top những
khách sạn hàng đầu thế giới. Không chỉ vậy, nhiều khách sạn như: Intercontineltal
Westlake, Sheraton, Hòa Bình còn được Tổng cục Du lịch cấp nhãn du lịch bền
vững “Bông sen xanh” cho những đóng góp trong công tác giữ gìn, bảo vệ môi
trường. Chính sự phát triển của hệ thống khách sạn cao cấp trên địa bàn Thủ đô với
chất lượng ngày càng hoàn thiện đã góp phần quan trọng trong việc giữ chân du
khách.
Các khách sạn lớn 5 hoặc 4 sao ở Hà Nội thường nằm ở những vị trí đẹp, trung tâm
thủ đô như khách sạn Deawoo, Hilton Opera, Horison, Melia, Nikko, Sheraton,
Metropole, Bảo Sơn, Công Đoàn...Tuy nhiên để giữ và thu hút khách đến lưu trú,
các khách sạn đều có chiến lược phát triển riêng. Như khách sạn 5 sao quốc tế
Sofitel Plaza với cơ sở vật chất tốt, vị trí đắc địa ngay cạnh Hồ Tây, hồ nước lớn
nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Sofitel Plaza thu hút một lượng khách tiềm
năng ổn định từ Châu Âu, thị trường khách vốn khá khắt khe trong việc lựa chọn
địa điểm lưu trú. Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ và giữ uy tín, Sofitel Plaza
vẫn không ngừng cải tạo, nâng cấp buồng phòng, quán bar và đào luyện phong
cách của nhân viên. Ông Ove Sandstrom (Tổng giám đốc Sofitel Plaza Hà Nội)
14


cho biết: "Sofitel Hanoi hiện nay được biết đến khá rộng rãi ở châu Âu. Để nâng
cao chất lượng phục vụ, chúng tôi cố gắng luôn luôn theo kịp xu hướng hiện tại,
điển hình như quán bar này. Vì vậy chúng tôi thường xuyên nâng cấp chất lượng

sản phẩm của mình. Chúng tôi đưa ra tiêu chí mới để đảm bảo chất lượng dịch vụ,
đồng thời chúng tôi cũng tiến hành những chương trình đào tạo nhân viên mới.
Bên cạnh những khách sạn nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô thì các khách sạn nằm
trong khu phố cổ có những lợi thế riêng. Gần các địa điểm du lịch và có thể đi bộ
vào trung tâm Hà Nội, các khách sạn này đang trở thành địa điểm hấp dẫn khách
nước ngoài. Không đứng ngoài xu thế phát triển của ngành công nghiệp không
khói, các khách sạn trong phố cổ cũng đang tìm nhiều phương thức để khẳng định
chất lượng và thương hiệu. Bà Nguyễn Thanh Thủy- trưởng phòng kinh doanh
khách sạn Silk Path, cho biết tọa lạc tại vị trí đắc địa trong lòng khu phố cổ Hà
Nội, khách sạn quốc tế 4 sao Silk Path được thiết kế duyên dáng tựa như bản giao
hưởng êm đềm, kết hợp tinh tế giữa nét duyên thầm sâu lắng bên trong với vẻ đẹp
đương đại hiển hiện bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được cái hồn của văn hóa Á
Đông. Có những thế mạnh về ẩm thực hay các phòng tập nhưng chất lượng nhân
viên được lãnh đạo khách sạn đặt lên hàng đầu. "Chúng tôi có những chương trình
đào tạo nhân viên thường xuyên để giúp cho nhân viên hiểu hơn về văn hóa, nâng
cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp tiếng Anh để chăm sóc khách
hàng tốt nhất dựa trên nền văn hóa của họ. Chúng tôi muốn mang đến cho khách
cảm giác như đang ở nhà, đang nói chuyện với người thân, đang nói chuyện với
bạn, đang được chăm sóc chứ không phải chúng tôi đang đi công tác, đó chính là
cái chúng tôi muốn đem lại cảm nhận cho khách hàng."
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển:

15


Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500 doanh
nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận
chuyển khách du lịch.
- Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá :
Theo con số giữa năm 2008, toàn thành phố Hà Nội có 17 rạp hát, trong đó 12 rạp

thuộc hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Nhà hát Lớn của thành phố, nằm tại
số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn kiếm do người Pháp xây dựng và hoàn thành vào
năm 1911. Ngày nay, đây là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ điển như
opera, nhạc thính phòng, kịch nói, cũng là trung tâm của các hội nghị, gặp gỡ. Nằm
tại số 91 phố Trần Hưng Đạo, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội cũng là một địa
điểm biểu diễn quan trọng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thời
trang, các cuộc thi hoa hậu… cùng các hoạt động khoa học, hội thảo, hội nghị,
triển lãm.
Dành cho sân khấu kịch, thành phố có Nhà hát Tuổi trẻ tại số 11 phố Ngô Thì
Nhậm quận Hai Bà Trưng với 650 chỗ ngồi, Nhà hát Chuông Vàng tại 72 Hàng
Bạc quận Hoàn kiếm với 250 ghế ngồi, Nhà hát Kịch Việt Nam nằm trên con
đường nhỏ sau Nhà hát Lớn với 170 ghế. Các môn nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam cũng có sân khấu riêng. Nhà hát Hồng Hà tại 51 Đường Thành dành cho
sân khấu tuồng. Nhà hát Cải lương Trung ương nằm tại 164 Hồng Mai, quận Hai
Bà Trưng. Môn nghệ thuật chèo cũng có riêng Nhà hát Chèo Việt Nam ở khu Văn
công Mai Dịch, huyện Từ Liêm, và từ năm 2007 thêm một điểm biểu diễn ở Kim
Mã, Giang Văn Minh. Rạp múa rối nước Thăng Long ở phố Đinh Tiên Hoàng, bờ
hồ Hoàn Kiếm, thường được nhiều khách du lịch tìm đến.
Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Một phần
lớn trong số đó là các bảo tàng lịch sử, như Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tang
Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tang Cách mạng… Các lĩnh
16


vực khác có thể kể tới Bảo tang Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tang Dân tộc học Việt
Nam, Bảo tang Phụ nữ Việt Nam. Tổng cộng, Hà Nội có hơn 10 bảo tàng, so với
hệ thống gần 120 bảo tang của Việt Nam. Năm 2009, tại Hà Nội có 32 thư viện do
địa phương quản lý với lượng sách 565 nghìn bản. Như vậy, số thư viện địa
phương của Hà Nội hiện nay lớn hơn Thành phố Hồ Chí Minh – 26 thư viện với
2.420 ngàn cuốn – nhưng lượng sách chỉ bằng khoảng một phần tư. Ngoài hệ

thống thư viện địa phương, tại Hà Nội còn phải kể tới các thư viện trong trường đại
học. Thư viện Quốc gia tọa lạc tại 31 phố Tràng Thi, với 800.752 đầu sách, 8.677
tựa báo, tạp chí, có thể xem như thư viện quan trọng nhất của Việt Nam.
Hà Nội hiện nay có rất nhiều rạp chiếu phim được trang bị hiện đại và thu hút khan
giả, như MegaStar nằm trong tòa tháp Vincom, cụm rạp Platinum nằm trong khu
Royal City, The Garden, rạp Lotte nằm ở tòa nhà Kangnam và rất nhiều trung tâm
chiếu phim khác.
Nằm ở quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây là một địa điểm giải trí hấp dẫn của
thành phố. Công viên có diện tích 35.560 m², chia thành 5 khu vui chơi được trang
bị hiện đại với các đường trượt cao tốc, bể mát xa…Trong nội ô thành phố cũng có
một vài công viên lớn như Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Công viên
Tuổi Trẻ. Hà Nội còn là thành phố có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng: Làng
gốm Bát Tràng, làng Lụa Vạn Phúc, Đồng Ngũ Xã… không chỉ đóng vai trò về
kinh tế mà còn là những địa điểm văn hóa, du lịch.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực:
Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội
hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế
giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng
phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng
Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các
17


tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotteria… đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu
cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo du khách và người dân Hà Nội.
Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát
triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây
dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực
Việt Nam và Hà Nội.
- Các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan:

Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du lịch,
đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội. Với lượng khách du lịch trong nước và
quốc tế đến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đẩy
hoạt động thương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Hiện Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị các cửa hàng với đủ
các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân
dân và du khách đến Hà Nội. Chi tiêu cho mua sắm của khách chiếm tỷ trọng khá
lớn từ 15% đến 26% (nhất là khách Pháp, khách ASEAN, Châu Á và khách nội
địa). Phát triển du lịch làng nghề và mua sắm là một trong định hướng phát triển
du lịch Hà Nội. Hà Nội có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thông như
đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa
chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức nghiên cứu mẫu mã sản
phẩm, mạng lưới bán hàng gắn với việc bảo tồn nâng cấp phát triển các làng nghề
truyền thống thành những điểm du lịch thu hút khách thăm quan mua sắm đang
được Ngành Du lịch Hà Nội quan tâm khuyến khích đầu tư phát triển. Có thể kể
đến các trung tâm thương mại mua sắm lớn ở Hà Nội như: khu mua sắm dưới lòng
đất lớn nhất Đông Nam á Royal City, Vincom, Tràng Tiền Plaza, The garden…
2.1.5. Tiềm lực kinh tế, chính trị

18


Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi
con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận
được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự
án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu
công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp.
2.1.6. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động du lịch
Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như
Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước

ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu
Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn.
Sau khi Hà Nội tổ chức thành công của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 tháng
11/2006, thành phố đã gây được tiếng vang lớn và là sự kiện quan trọng đánh dấu
bước phát triển trong hoạt động du lịch MICE ở Hà Nội nói riêng và đất nước Việt
Nam nói chung. Trong thời gian diễn ra hội nghị, tất cả các khách sạn từ 3 đến 5
sao tại Hà Nội đều được huy động đón khách, 125 khách sạn với 4296 phòng đã
được chính phủ lựa chọn và 110 khách sạn cùng các cơ sở lưu trú khác đã được
giới thiệu cho khách. Tổng cộng có khoảng gần 8000 phòng khách sạn và cơ sở
lưu trú. Hội nghị APEC là cơ hội quảng bá tốt nhất cho việc giới thiệu hình ảnh đất
nước và đặc biệt là thành phố Hà Nội đến bạn bè quốc tế. Từ sau sự kiện đó, hoạt
động du lịch MICE trong nước đã có những bước tiến đáng kể. Mới đây vào ngày
8-10-2013, Việt Nam đã được giao trọng trách đăng cai tổ chức APEC thứ 25 vào
năm 2017 tiếp nối theo thành công của hội nghị lần thứ 14 tại Hà Nội. Đây sẽ là 1
cột mốc rất quan trọng trong việc phát triển du lịch MICE của đất nước.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch MICE tại thành phố Hà Nội
19


2.2.1. Thị trường khách MICE tại Hà Nội
Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội cho biết, trong quý III/2013, Hà Nội đã
đón hơn 4,686 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với năm 2012.
Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội là 731.052 lượt (tăng 15% so với cùng kỳ
năm 2012), khách nội địa hơn 3,955 triệu lượt (tăng 11% so với năm 2012).
2.2.2. Các nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị tổ chức
Bảng 3: Thị trường cung về phòng hội họp của khách sạn 5 sao tại Hà Nội.

STT


Tên Khách
Sạn

Quy mô – Số lượng phòng họp
Dưới 20
chỗ

1
2

Grand Plaza
Melia

7

3

Horison

3

4
5

Sheraton Hanoi
Daewoo

3
7


6

Sofitel
Metropole
Sofitel Plaza
Hanoi
Nikko Hanoi
Hilton
Intercontinental
Hanoi Westlake

3

7
8
9
10

2
3

20-50
chỗ

50-100
chỗ

Số phòng
lưu trú


Trên 100 chỗ
618
306

3

4
1 (1200 chỗ)
2 (500 chỗ)
1 (1000 chỗ)
2 (500 chỗ)
1 (400 chỗ)
1 (800 chỗ)
1 (400 chỗ)
1 (250 chỗ)

2

1 (600 chỗ)

323

2
6
4

1 (400 chỗ)
1 (600 chỗ)
1 (400 chỗ)


255
269
359

3

4

20

250
299
330
232




Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Theo bảng trên ta có thể thấy những khách sạn 5 sao đã tận dụng lợi thế về phòng
hội họp để nhắm vào thị trường du lịch MICE. Có thể nói đây là một chiến lược
được đưa ra và thực hiện từ lâu tại hầu hết các khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Tuy
nhiên, với quy mô và số lượng phòng hội họp còn hạn chế thì có thể nói rằng các
khách sạn này vẫn chưa đủ tiềm lực để cạnh tranh với các khách sạn khác trong
khu vực về tiêu chuẩn của phòng hội họp. Nhưng điều này cũng không khẳng định
trong tương lai thì dịch vụ hội họp (một phần trong du lịch MICE) tại Hà Nội sẽ
thua kém các nước bạn trong khu vực nếu chúng ta xây dựng được chiến lược phát
triển phù hợp với thực tế và tiềm năng trong tương lai.
Tại Hà Nội nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung thì không có nhiều những

khách sạn có phòng hội nghị, hội thảo với quy mô sức chứa trên 1500 người, nếu
vượt quá thì sẽ hội nghị, hội thảo đó sẽ diễn ra tại nơi khác (như tại các trung tâm
hội nghị, trung tâm thi đấu thể thao). Điều này lại đưa đến khó khăn về việc tổ
chức đưa đón khách từ khách sạn đến nơi diễn ra hội nghị. Việc mở rộng về quy
mô sức chứa các phòng hội nghị, hội thảo tại các khách sạn là điều không thể thực
hiện được nên việc chúng ta có thể làm để cạnh tranh với dịch vụ hội họp của các
nước bạn trong khu vực và nâng cao vị thế của du lịch MICE Việt Nam trong lòng
khách MICE quốc tế đó là yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu tư vào yếu tố
con người – nguồn nhân lực.
Một điều đáng nói ở đây là phòng hội nghị có sức chứa lớn (như phòng Ballroom
của khách sạn Melia có sức chứa tối đa 1200 khách) nhưng mà số phòng khách sạn
lại không đủ để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách (306 phòng). Khi có một hội
nghị, hội thảo có quy mô lớn diễn ra ở đây thì một phần khách MICE lại phải sang
lưu trú tại một khách sạn khác. Điều này làm tốn thời gian và ảnh hưởng đến tâm
lý của khách, cũng do lý do này mà một lượng lớn khách quốc tế MICE ban đầu đã
21


chọn Hà Nội làm điểm đến nhưng đã phải dời địa điểm tổ chức sang các quốc gia
lân cận khác. Đây cũng là một điểm khó khăn cho việc Hà Nội đăng cai các hội
nghị, hội thảo quốc tế có quy mô lớn.
Một số phòng hội nghị tại các khách sạn 5 sao tại Hà Nội:
Phòng hội nghị tại khách sạn Melia.
Khách sạn Melia trước năm 2010 là khách sạn có phòng hội họp quy mô lớn nhất
tại Hà Nội, có sức chứa đến 1200 khách (về sau có phòng hội nghị của khách sạn
Grand Plaza có sức chứa 1500 khách). Đó là phòng Ballroom tại tầng 2 của khách
sạn và phòng Thăng Long tầng 4.
Hình 1: Phòng Ballroom của khách sạn Melia (Hà Nội)

Phòng Ballroom có thể chia làm ba phòng nhỏ theo thứ tự là Room 1, Room 2 và

Room 3. Vào lúc cần thiết khách sạn có thể thông 3 Room với nhau tạo thành
phòng Ballroom lớn hoặc ngăn cách để chia thành ba phòng Room nhỏ để tiện việc
22


phục vụ khách hàng. Tại tầng hai của khách sạn, đồng thời cũng có hai phòng nhỏ
có quy mô sức chứa từ 20 đến 50 khách (Function room) và 6 phòng họp nhỏ có
sức chứa dưới 20 khách, thuận lợi cho việc phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo của
các công ty, doanh nghiệp nhỏ. Thông thường, các phòng hội họp này phục vụ cho
nhu cầu hội họp của các công ty doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội với mục đích
khen thưởng hoặc giới thiệu sản phẩm mới.
Hình 2: Phòng Thăng Long tại khách sạn Melia (Hà Nội)

Thăng Long Ballroom chủ yếu để phục vụ các nhu cầu về hội nghị, hội thảo trong
phạm vi từ 200 đến 500 khách. Phòng Thăng long có thiết kế và trang trí đẹp hơn
so với phòng Ballroom, vì vậy phòng này phù hợp với những hội nghị, hội thảo
mang tính chất trang trọng có quy mô dưới 500 khách.
Phòng hội nghị tại khách sạn Daewoo.
Khách sạn 5 sao Daewoo tuy phòng hội nghị có quy mô không lớn bằng khách sạn
Melia (sức chứa lớn nhất của khách sạn này phòng hội nghị 800 khách), nhưng
23


khách sạn Daewoo đa dạng về số lượng và chất lượng các loại hình phòng hội nghị
cho khách hàng lựa chọn hơn.
Hình 3: Sơ đồ phòng họp tại khách sạn Daewoo (Hà Nội)

Hình 4: Diện tích, sức chứa của các phòng họp tại khách sạn Daewoo (Hà Nội)

24



Khách sạn Daewoo là nơi đón tiếp các vị chủ tịch, bộ trưởng, thủ tướng chính phủ
như ngài Bill Clinton, HEV Putin, Ngài Hu Jin Tao và gần đây là ngài Luiz Inacio
Lula da silva, tổng thống của Brasil khi những người này đến thăm Việt Nam. Và
khách sạn cũng là khách sạn chính thức của hội nghị APEC 2006, cuộc thi hoa hậu
hoàn vũ 2008.
Phòng hội nghị khách sạn Nikko.
So với hai khách sạn trên thì khách sạn 5 sao Nikko có số phòng hội nghị ít hơn và
quy mô sức chứa cũng nhỏ hơn. Phòng hội nghị có sức chứa lớn nhất là 200 khách.
Tuy nhiên do nằm ở trong khu vực trung tâm thành phố nên khách sạn Nikko vẫn
được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn làm nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo
quy mô nhỏ.
Hình 5: Sơ đồ phòng họp tại khách sạn Nikko (Hà Nội)
25


×