Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo thực tập: Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phát triển công nghệ giáo dục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.92 KB, 30 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên :

Nguyễn Thị Yến

Lớp :

CQ48/21.07

Mã sinh viên:

1054020291

Giảng viên hướng dẫn:

TS.Nguyễn Thu Hoài.

Đơn vị thực tập:

Công ty TNHH phát triển công nghệ giáo dục Việt

Nam.
Địa chỉ công ty:

Số 46,đường Trần Hưng Đạo,Phường Hàng Bài,Quận

Hoàn Kiếm,Hà Nội.
Điện thoại:

0915229567



Đề tài:

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết

quả

kinh doanh tại công ty TNHH Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam.

A.THÔNG TIN CHUNG.
Tên Công ty:
Nguyễn Thị Yến

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam.
Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trụ sở chính:

Số 46 Trần Hưng Đạo-Phường Hàng Bài-Quận Hoàn Kiếm-Hà

Nội.
Số điện thoại :
Website:

04.2216.4886

Vietedutech.com


Giấy chứng nhận kinh doanh số:

0102058062 do Sở kế hoạch đầu tư thành

phố Hà Nội cấp lần 1 ngày 17/10/2006 , sửa đổi lần 3 ngày 25/06/2012 .
Mã số thuế: 0102058062
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ
B.NỘI DUNG TÌM HIỂU THỰC TẾ.
PHẦN I.KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.Quá trình hình thành và phát triển .
Với sứ mạng đem lại cho các thế hệ trẻ Việt Nam cơ hội học ngoại ngữ tốt
nhất và tiếp cận công nghệ hiện đại ngay từ những năm tháng ấu thơ, tạo dựng
nền tảng tiếp cận các chương trình học tập tiên tiến để phát triển bản thân sau
này, Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam (VietEduTech)được thành
lập vào ngày 17/10/2006 ,trên cơ sở kết hợp các yếu tố công nghệ tiên phong
và giáo dục nhân văn.
VietEduTech cung cấp các giải pháp giảng dạy và học ngoại ngữ chuyên
nghiệp, ứng dụng triển khai các chương trình đào tạo cập nhật tiến bộ khoa học
của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. VietEduTech đã khẳng định
chỗ đứng trong ngành do áp dụng quy trình quản lý hiện đại, sử dụng công
nghệ kết hợp yếu tố con người, đặc biệt không ngừng đầu tư đội ngũ và nghiên
cứu xây dựng các chương trình mới.
Nguyễn Thị Yến

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
VietEduTech không ngừng tiếp cận, nghiên cứu xây dựng và áp dụng

những công nghệ hàng đầu về giảng dạy ngoại ngữ kết hợp các phần mềm và
kỹ thuật công nghệ thông tin mới nhất.
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, Đôi ngũ quản lý và điều hành là các
chuyên gia hàng đầu về giảng dạy ngoại ngữ, sư phạm, đội ngũ giáo viên giỏi,
chuyên nghiệp đến từ các nước Anh, Mỹ, Canada, Ôx-trây-lia … và các giáo viên
Việt Nam tâm huyết, năng động, sáng tạo.
Hiện VietEduTech đã và đang cung ứng giải pháp cho trẻ làm quen tiếng
Anh và phát triển tư duy theo chương trình giáo dục mầm non Eduplay của MỹIxraen. Chương trình hiện đang triển khai ở các trường mầm non công lập điểm
của các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Dựa trên thế mạnh ngoại ngữ và công nghệ thông tin, VietEduTech tiếp
tục duy trì và triển khai các chương trình tiếng Anh cho học sinh tiểu học trên
cơ sở công nghệ hiện đại nhất hiện nay tại các trường tiểu học điểm của thành
phố Hà Nội và tại trung tâm ngoại ngữ của Công ty.
Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với các trường học nhằm đảm bảo chất
lượng đào tạo, VietEduTech còn có chương trình hỗ trợ các trường học nâng
cao trình độ đội ngũ về tiếng Anh, công nghệ thông tin và kỹ năng sư phạm.
Hệ thống trường mầm non song ngữ Eduplay Garden của Vietedutech là
môi trường cung cấp nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nuôi dưỡng những thiên
thần nhỏ tự tin năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ và công nghệ. Eduplay
Garden Hà Nội còn là sân chơi trí tuệ và ngoại ngữ cho trẻ em mầm non ở Hà
Nội tham gia sinh hoạt vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè và ngày lễ
2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nguyễn Thị Yến

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.Ngành nghề kinh doanh của công ty:Công ty TNHH Phát triển Công nghệ

Giáo dục VIệt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh cho
cấp bậc Mầm non và Tiểu học.Bên cạnh đó,công ty còn tham gia hoạt động
trong lĩnh vực tư vấn du học và tư vấn đào tạo.
2.2. Chức năng: Thực hiện việc sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã
đăng ký, đúng với các quy định của pháp luật hiện hành. Triển khai các chương
trình tiếng Anh cho học sinh tiểu học trên cơ sở công nghệ hiện đại nhất hiện
nay tại các trường tiểu học điểm của thành phố Hà Nội và tại trung tâm ngoại
ngữ của Công ty.
2.3. Nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, bảo tồn
và phát huy hiệu quả các nguồn vốn và tài sản đã được Nhà nước giao cho
quản lý.
Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác của Nhà nước theo
Luật định.
Thực hiện việc phân phối tiền lương, tiền thưởng cho người lao động theo
các quy định hiện hành của Bộ luật lao động và Điều lệ Công ty TNHH Phát triển
Công nghệ Giáo dục Việt Nam.
Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghề nghiệp của các
thành viên trong Công ty.
Mở rộng liên kết với các trường học, trung tâm để phát huy tính ưu việt
của công ty .
Bảo vệ Công ty, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn hoạt động của
đơn vị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Hạch toán và báo cáo trung thực lên cơ
quan cấp trên theo các quy định của điều lệ Công ty và Luật doanh nhiệp hiện
hành.
Nguyễn Thị Yến

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.4. Đặc điểm quy trình kinh doanh của công ty
2.4.1.Sản phẩm kinh doanh chính của công ty
- Công ty TNHH phát triển công nghệ giáo dục Việt Nam là một trong những
doanh nghiệp thương mại dịch vụ hàng đầu Việt Nam về việc cung ứng Dịch vụ
giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non.
- Hiện tại công ty có rất nhiều khách hàng là các trường mầm non uy tín trên
địa bàn Hà Nội. Công ty giảng dạy tiếng Anh tại các trường mầm non theo đề án
được Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng như Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cho phép.
2.4.2. Quy trình kinh doanh
- Dựa vào nhu cầu của phụ huynh cũng như nhu cầu của nhà trường thì công ty
sẽ ký kết hợp đồng " Hợp tác triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh Eduplay
" với thời hạn tối thiểu là 1 năm học với nhà trường.
- Nhà trường cung cấp địa điểm giảng dạy, công ty sẽ trang bị toàn bộ thiết bị
giảng dạy trong phòng học: Bàn học, Máy tính, máy chiếu, Phần mềm Eduplay
cũng như các giáo cụ trực quan cần thiết.
- Sau thời gian giảng dạy thử thì sẽ tiến hành cho phụ huynh đăng ký theo nhu
cầu thực tế và tiền hành thu học phí. Nhà trường sẽ thu hộ học phí cho công ty
sau đó sẽ chuyển lại cho công ty theo thỏa thuận giữa hai bên.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty.
Sơ đồ bộ máy quản lý:
Ban Giám đốc

Phòng Tài
Nguyễn
Thị Yến
chính-Kế
toán

Phòng đào tạo
Page 5


Phòng hành
chính nhân sự


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP



Ban Giám đốc:
+Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Công ty và Nhà
nước về đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty và kết quả kinh
doanh của đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và
hàng năm, các dự án đầu tư hợp tác…Giám đốc chỉ đạo, giao nhiệm vụ
và kiểm tra, bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật tuỳ theo
mức độ mà hội đồng khen thưởng, kỷ luật Công ty xem xét thông qua.
Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công tác tài chính, đầu tư
và đào tạo.
+Phó Giám đốc: Là người giúp Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Giám
đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng. Phó Giám đốc chịu
trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình
được Giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế



với khách hàng trong nước và nước ngoài.
Phòng Tài chính –Kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu
cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính- kế toán của Công
ty, quản lý theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của Công
ty, thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh




trong toàn Công ty.
Phòng Hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám
đốc trong công tác tổ chức nhân sự, đáp ứng nhu cầu công việc quản lý
chặt về nhân sự, công tác tiền lương của nhân viên đồng thời bảo vệ
công tác thanh tra, thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của



văn phòng Công ty.
Phòng đào tạo: có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc, quản lí, tổ chức,
triển khai thực hiện công tác đào tạo, bao gồm kế hoạch, chương trình,

Nguyễn Thị Yến

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo
của Bộ và quy định của Công ty đã ban hành.
PHẦN II.THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY.
I.Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng Tài chính- Kế toán tại văn phòng Công ty gồm 3 người có nhiệm vụ
thu thập xử lý thông tin kế toán thống kê trong phạm vi toàn Công ty, trên cơ
sở đó phân tích lập báo cáo tài chính giúp giám đốc Công ty ra các quyết định.
Tại Công ty thống nhất quản lý tập trung các vấn đề như: quản lý toàn bộ vốn

lưu động của Công ty, quản lý nguồn vốn cố định trong Công ty, quản lý các loại
vốn vay, quản lý các quỹ công ty. Đồng thời hạch toán từ khâu ban đầu đến kết
quả cuối. Mỗi phần hành kế toán trong Công ty có một kế toán phụ trách. việc
phân công lao động kế toán như vậy sẽ tránh nhầm lẫn, giảm bớt được gánh
nặng công việc. Mỗi kế toán có chức năng, nhiệm vụ riêng và phải chịu trách
nhiệm về phần hành mình phụ trách.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty.

Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Thủ quỹ

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ tham mưu
chính về công tác kế toán- tài chính của toàn Công ty. Kế toán trưởng là người
Nguyễn Thị Yến

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nắm chắc các chế độ kế toán hiện hành
của Nhà Nước để chỉ đạo hướng dẫn các bộ phận mình phụ trách. Kế toán
trưởng phải luôn tổng hợp thông tin kịp thời, chính xác, cùng ban giám đốc
phát hiện những điểm mạnh yếu về công tác tài chính kế toán của Công ty để ra
các quyết định kịp thời. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước giám đốc Công
ty về tất cả số liệu báo cáo kế toán tài chính của Công ty.
- Kế toán tổng hợp (Kế toán phó): Là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần

hành kế toán của Công ty . Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán.Đồng thời vào
sổ tổng hợp và lập báo cáo quyết toán của toàn Công ty. Có nhiệm vụ cùng với
kế toán trưởng giúp giám đốc phân tích công việc cho kỳ kinh doanh sau. Ngoài
ra phó phòng kế toán còn được uỷ quyền thay mặt kế toán trưởng khi cần
thiết.
- Thủ quỹ:Căn cứ vào các chứng từ thanh toán phát sinh để lập phiếu thu,
phiếu chi và làm thủ tục thanh toán. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, giấy
báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, kế toán vốn bằng tiền phân loại và ghi sổ
sách có liên quan. Hàng ngày đối chiếu giữa sổ sách kế toán với sổ quỹ và kết
quả kiểm tra quỹ.
2.Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty.
2.1.Chế độ kế toán của công ty:
Từ khi thành lập(17/10/2006) đến ngày 31/12/2012 Công ty TNHH Phát triển
Công nghệ Giáo dục Việt Nam áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2013 Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt
Nam áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
Nguyễn Thị Yến

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn
Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình
bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực
hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

2.2.Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ trong ghi sổ kế toán:
- Niên độ kế toán ở công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong công ty là tiền Việt Nam, còn các ngoại tệ khác
đều quy đổi ra Đồng Việt Nam (VNĐ) để ghi sổ.
2.3.Hình thức sổ kế toán:
Hình thức ghi sổ kế toán của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt
Nam là Kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức
Nhật ký chung là hình thức mà tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự
thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ
đó..
Hình thức Nhật ký chung rất thuận tiện cho việc xử lý thông tin kế toán trên
phần mềm kế toán Misa SME.NET 2012, phần mềm được cung cấp bởi Công ty
Cổ phần Misa .
2.4.Hệ thống tài khoản và sổ kế toán sử dụng:
Từ ngày 17/10/2006 đến ngày 31/12/2012 Công ty áp dụng hệ thống tài
khoản theo quyết định số 48/2006 của Bộ Tài Chính.
Nguyễn Thị Yến

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Từ ngày 1/1/2013 Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số
15/2006 của Bộ Tài Chính.
Các tài khoản được công ty sử dụng đều mở chi tiết cho từng đối tượng, việc
ghi chép trên các tài khoản này được công ty thực hiện theo chế độ kế toán quy
định.
Hệ thống sổ kế toán bao gồm: - Sổ Nhật ký chung;Sổ Cái;các sổ,thẻ kế toán

chi tiết, ngoài ra còn sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê để tính toán, tổng
hợp, phân loại, hệ thống hóa số liệu phục vụ việc ghi sổ Nhật ký chung.

Sơ đồ: Hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký Chung tại Công ty TNHH Phát
triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam.

Chứng từ kế toán và các bảng
phân bổ

Nhập dữ liệu cho phần mềm kế
toán

- Bảng kê

- Bảng cân đối kế toán

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Báo cáo kết quả kinh
doanh

- Sổ Nhật ký chung

- Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ

- Sổ Cái các tài khoản
- Bảng tổng hợp chi tiết
các tài khoản


Nguyễn Thị Yến

- Thuyết minh BCTC

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ghi chú :
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm
Quan hệ đối chiếu

2.5.Chế độ chứng từ kế toán áp dụng:
- Các chứng từ liên quan đến tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm
ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ tiền
mặt....
- Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố
định, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá TSCĐ...
- Các chứng từ liên quan đến lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH
- Các chứng từ liên quan đến bán hàng: Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT ( lập
3 liên).
Ngoài ra còn có một số chứng từ khác theo mẫu của Bộ Tài chính,có sửa đổi
phù hợp với công tác kế toán của công ty.
Tất cả các chứng từ trên công ty đều lấy theo mẫu chứng từ chung theo quyết
định số 48/2006 và Quyết định số 15/2006 của Bộ Tài chính.
2.6. Hệ thống các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập:


Nguyễn Thị Yến

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ thống báo cáo ở công ty có đầy đủ hệ thống sổ sách báo cáo và được ghi
chép đầy đủ, trung thực hoạt động hàng ngày, tháng, quý, năm. Các phân
xưởng phòng ban cung cấp đủ số liệu thống kê báo cáo cho các phòng ban liên
quan để công ty nắm chắc các thông tin về kinh tế. Định kỳ lập các báo cáo gửi
lên các cơ quan cấp trên và cơ quan có liên quan, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN) năm
+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ( Mẫu số B02-DN) năm
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03-DN) năm
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B04-DN) năm
2.7. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
Tài sản cố định ở công ty khá nhiều, chủ yếu được hình thành do mua sắm thiết
bị. Việc trích khấu hao TSCĐ ở công ty được áp dụng theo phương pháp khấu
hao đường thẳng. Theo phương pháp này, việc trích khấu hao được tính như
sau:
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm

=
Thời gian sử dụng (năm)
Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm

Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng =
12 tháng
2.8. Phương pháp hạch toán thuế GTGT ở công ty:


Nguyễn Thị Yến

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên Công ty TNHH Phát triển Công
nghệ Giáo dục Việt Nam không chịu thuế GTGT đầu ra và không được khấu trừ
thuế GTGT đầu vào.
II.Tổ chức kế toán các phần hành cơ bản
1.Kế toán vốn bằng tiền:

1.1.Nội dung:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD thuộc tài sản lưu động của
doanh nghiệp, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các
quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam gồm :
Tiền mặt tại quỹ, Tiền gửi ngân hàng.
1.2.Chứng từ kế toán sử dụng và tài liệu liên quan dùng để căn cứ ghi sổ:
1.2.1.Chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan dùng để căn cứ ghi sổ cho tài
khoản tiền mặt:
-Phiếu chi theo mẫu 02-TT (ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
-Phiếu thu theo mẫu 01-TT (ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
-Các chứng từ khác liên quan tới việc thu, chi tiền: ví dụ trong trường hợp tạm
ứng cho công nhân viên bằng tiền mặt, thì khi đó, căn cứ để kế toán ghi sổ
không chỉ là phiếu chi tiền mà còn có cả giấy đề nghị tạm ứng của nhân viên
lập,và sau khi có đầy đủ chứng từ thì sẽ có giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.

Nguyễn Thị Yến

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-Sổ quỹ tiền mặt, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản

1.2.2.Chứng từ kế toán sử dụng và các tài liệu liên quan dùng để căn cứ ghi sổ
cho tài khoản tiền gửi ngân hàng:
-Ủy nhiệm chi
-Giấy báo Nợ
-Giấy báo Có
-Chứng từ hạch toán liên quan khác..
1.3.Tài khoản sử dụng:
+Hạch toán tiền mặt: TK 111 “Tiền mặt”
+Hạch toán tiền gửi ngân hàng: TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
1.4.Quy trình luân chuyển chứng từ:


Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt:

Nguyễn Thị Yến

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Người nộp


Kế toán thanh
toán(Thủ quỹ)

Kế toán trưởng

Lập phiếu thu

Ký và duyệt thu

Đề nghị nộp
tiền
Ký phiếu thu và
nộp tiền

Nhận lại phiếu
thu

Nhận phiếu thu
và thu tiền

Ghi sổ quỹ



Quy trình luân chuyển chứng
tiền mặt
Ghi sổtừkếchi
toán
tiền maawtj


Nguyễn Thị Yến

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Người đề nghị
chi

Lập giấy đề
nghị thanh
toán,tạm ứng

Kế toán thanh
toán(thủ quỹ)

Kế toán trưởng

Giám đốc

Lập phiếu
Ký và duyệt
chi
chi
Không đồng ý
Đồng ý

Ký phiếu chi
Nhận và ký

phiếu chi

Nhận phiếu
chi

Xuất tiền

Ghi sổ quỹ

Ghi sổ kế
toán tiền
mặt



Đối với tiền gửi ngân hàng: Khi có các nghiệp vụ liên quan đến gửi tiền
hoặc rút tiền từ tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có

Nguyễn Thị Yến

Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
của ngân hàng, kế toán sẽ cập nhật chứng từ và kế toán tổng hợp sẽ
nhập chứng từ vào phần mềm kế toán.
1.5.Quy trình và phương pháp ghi sổ tổng hợp, chi tiết:
Do đặc điểm của công ty là kế toán theo hình thức kế toán máy, nên khi
nghiệp vụ xảy ra kế toán tổng hợp tiến hành nhập vào máy tính, khi định khoản
được nhập vào máy xong thì hệ thông phần mềm sẽ tự động vào sổ Nhật ký

chung, Sổ Cái và Sổ chi tiết TK các tài khoản liên quan ,đồng thời kế toán thanh
toán nhập vào sổ quỹ tiền mặt để có thể đối chiếu.
2.Kế toán tài sản cố định.
2.1.Nội dung:
Tài sản của công ty bao gồm:
-TSCĐ hữu hình: Nhà trụ sở công ty, các máy móc thiết bị,..
- TSCĐ Vô hình: Quyền sử dụng đất, các phần mềm Tiếng Anh.
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá
gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Tài sản của công ty chủ yếu do mua ngoài, nguyên giá tài sản cố định
được xác định như sau:

Nguyê
n giá
TSCĐ

=

Nguyễn Thị Yến

Giá
mua

+

Chi
phí
thu
mua


+

Các khoản
thuế không
được hoàn

Page 17

-

Các khoản chiết
khấu TM hoặc
giảm giá


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phương pháp tính khấu hao mà công ty đang sử dụng là khấu hao theo đường
thẳng và tính theo tháng
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao TSCĐ =
Bình quân năm

Thời gian sử dụng

Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm
Mức khấu hao TSCĐ =
Bình quân tháng

12 tháng


Thời gian khấu hao ước tính của TSCĐ như sau:
-Nhà xưởng, vật kiến trúc

15 – 25 năm

-Máy móc, thiết bị

07 – 12 năm

-Phương tiện vận tải

06 – 10 năm

-Thiết bị văn phòng

03 – 05 năm

-Quyền sử dụng đất

08 – 20 năm

-Phần mềm kế toán

05 năm

2.2.Chứng từ kế toán sử dụng:
Kế toán tài sản cố định sử dụng các chứng từ như:
-Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ

Nguyễn Thị Yến

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
(Trích: Bảng tính khấu hao TSCĐ)
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ
(Trích Báo cáo kiểm kê TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Các chứng từ có liên quan khác: Hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa
chữa…
2.3.Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh tình hình biến động và số hiện có của TSCĐ, kế toán sử dụng các
tài khoản: TK 211- TSCĐ hữu hình, TK 212- TSCĐ vô hình, TK 214- Hao mòn
TSCĐ và một số tài khoản có liên quan khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của
các tài khoản này tuân thủ theo quyết định 15 của Bộ Tài Chính.
2.4.Kế toán chi tiết TSCĐ:
Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình được tiến hành theo các bước sau:
-Đánh số hiệu cho TSCĐ hữu hình
-Lập thẻ TSCĐ hữu hình hoặc vào sổ chi tiết TSCĐ hữu hình theo từng đối
tượng tài sản
Thẻ TSCĐ được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐ hữu hình, thẻ này
nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng TS của doanh nghiệp, tình hình thay đổi
nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản.

Nguyễn Thị Yến


Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sổ chi tiết TSCĐ là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được
các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, số
khấu hao tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ.. để đảm bảo tính chặt chẽ, thống
nhất trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động hạch toán.
2.5.Kế toán tổng hợp TSCĐ:
Khi có nghiệp vụ liên quan đến mua sắm hoặc thanh lý, điều chuyển tài sản cố
định, kế toán vật tư sẽ chịu trách nhiệm đối với các chứng từ có liên quan như
Biên bản bàn giao đưa vào sử dụng, biên bản thanh lý TSCĐ.. và tiến hành ghi
chép vào các sổ chi tiết TSCĐ, Thẻ TSCĐ có liên quan hoặc mở thẻ mới. Kế toán
tổng hợp căn cứ vào các chứng từ này, tiến hành ghi sổ, nhập dữ liệu vào phần
hành kế toán tương ứng.
3.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1.Nội dung:
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người
lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp chi doanh
nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương mà công nhân viên được nhận là tiền ứng trước theo đề nghị của
từng phòng ban trên cơ sở tổng tiền lương (bao gồm lương cơ bản và lương bổ
sung) sau khi đã trừ đi các khoản trích lương. Ngoài ra tiền lương công nhân
viên được nhận có thể bao gồm lương phép, tiền thưởng.
Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và các quỹ
khác theo quy định của Nhà nước nói chung và của công ty nói riêng.

Nguyễn Thị Yến


Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công ty hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy chế của
công ty về quản lý lao động tiền lương. Hình thức tiền lương mà công ty áp
dụng là hình thức tiền lương thời gian cho toàn công ty.
3.2.Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công
-Bảng thanh toán tiền lương
-Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
-Bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm xã hội
-Các chứng từ khác…
3.3.Tài khoản sử dụng:
Để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng một số
tài khoản sau:
-Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” Tài khoản này phản ánh tiền lương
và các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thanh toán có
liên quan đến thu nhập của người lao động.
-Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác: Tài khoản này phản ánh các khoản
phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội...
Các tài khoản chi tiết liên quan đến phần hành này gồm:
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội
+ TK 3384: Bảo hiểm Y tế
+ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.
Nguyễn Thị Yến

Page 21



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.4.Quy trình luân chuyển chứng từ:
a.Đối với nhân viên thử việc:

Nguyễn Thị Yến

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nhân viên

Đi làm

Bộ phận
chấm
công

Chấm
công
hàng
ngày

Kế toán tiền lương

Kế toán
trưởng

Xem xét

và duyệt
bảng
lương

Tập hợp bảng
chấm công và các
chứng từ liên quan

Lập bảng thanh
toán tiền
lương,thưởng và
các khoản phải
nộp
Không


nhận
Phát lương

Giám đốc

Kiểm tra
bảng lương

đồng ý

Nhận lại
bảng
lương


Ký vào
bảng
lương

b,Đối với nhân viên chính thức:
Sau khi Giám đốc xem xét và duyệt bảng lương sẽ ký vào bảng lương và ủy
nhiệm chi rồi chuyển qua Ngân hàng.Ngay lập tức lương sẽ đổ vào tài khoản cá
nhân của từng nhân viên.
Nguyễn Thị Yến

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.5.Quy trình và phương pháp ghi sổ
Dữ liệu đầu vào

Xử lý

Báo cáo đầu ra

Chứng từ:
-Bảng chấm công
-Bảng thanh toán tiền
làm thêm giờ
-…

Cơ sở dữ liệu –
Phân hệ quản lý
tiền lương


-Báo cáo tài chính
-Báo cáo quản trị

Nhật ký tiền lương

Sổ Cái TK 334,
3382, 3383, 3384,
3389

-Bảng tổng hợp
lương
-Bảng thanh toán
lương

Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, kế toán tổng hợp nhập chứng từ vào
máy. Sau khi nhập chứng từ, các dữ liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết tương ứng có liên quan.
Nguyễn Thị Yến

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4.Kế toán bán hàng
4.1.Nội dung:
Bán hàng là quy trình bên bán chuyển giao sở hữu về hàng bán cho bên mua
để từ đó thu được tiền hoặc được quyền thu tiền ở bên mua. Trong doanh
nghiệp thương mại bán hàng là khâu cuối cùng, khâu quan trọng nhất của quy
trình kinh doanh.

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là: Tính toán, phản ánh đúng đắn, kịp thời
doanh thu, trị giá vốn của hàng bán, xác định kết quả bán hàng, Kiểm tra, giám
sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kiểm tra tình
hình quản lý tiền thu về bán hàng, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán và
việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước.
Là một doanh nghiệp thương mại, Công ty muốn đạt được doanh thu tiêu
thụ cao nhất, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá giá trị thị trường, Công ty TNHH
Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam đã tìm mọi biện pháp đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hoá, tổ chức đa dạng các phương thức bán hàng.
4.2.Đặc điểm, đặc thù chi phối
Đối với một doanh nghiệp thương mại như Công ty TNHH Phát triển Công nghệ
Giáo dục Việt Nam thì doanh thu bán hàng là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng doanh thu, có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ hoạt động của Công
ty. Do vậy kế toán doanh thu bán hàng là một phần quan trọng trong công tác
hạch toán kế toán bán hàng nói riêng và trong hoạt động bán hàng nói chung.
4.3.Chứng từ kế toán sử dụng
- Đơn đặt hàng của khách hàng , hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Hóa đơn bán hàng GTGT.
Nguyễn Thị Yến

Page 25


×