Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 44 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá có khả năng cải tạo bảo vệ môi trường
sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Rừng vừa là đối tượng
lao động vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu của nghành lâm nghiệp. Trên phạm vi
toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích
rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các
chuyên gia của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5
triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi
diện tích rừng trồng mới chỉ vẻn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn
phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều
loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm,
số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng
hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự
nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự
sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng
trong quá trìnhphát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo
ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, …) bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng,
các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn
mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiênnhiên, kinh tế, chống lũ lụt, an ninh
quốc phòng…
Để đáp ứng được lượng cây trồng của các chương trình quốc gia, hộ gia
đình,… với số lượng rất nhiều nên chúng ta cần phải tạo ra nhiều nguồn giống
để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đại trà, tạo ra nguồn vật liệu sạch, có chất
lượng, nguồn giống được chọn có giá trị kinh tế cao. Bảo tồn, lưu giữ các nguồn
gen, các giống cây trồng quý hiếm, loài có giá trị kinh tế.
Trong số các loài cây đưa vào trồng ở nước ta bên cạnh cây nhập nội thì


thời gian qua đã có nhiều cây bản địa được đưa vào trồng. Bởi lẽ ngoài giá trị
kinh tế cây bản địa có khả năng phòng hộ lớn. Bởi vì cây bản địa rất thích hợp
sống và phát triển ở đất nơi đây. Trong số đó cây Giáng Hương (Pterocarpus
macrocarpus Kurz) là một trong số đó. Giáng Hương (Pterocarpus
1


macrocarpus Kurz) không chỉ cung cấp gỗ mà còn có tác dụng phòng hộ đầu
nguồn, chóng xói lở, rửa trôi đất đặc biệt là ở vùng núi cao. Bên cạnh đó do ý
thức của con người chưa cao, chỉ vì mục đích hiện tại mà khai thác gần như là
cạn kiệt nguồn gỗ này. Chính vì thế cây này cần được trồng và nhân giống rộng
rãi hơn nữa.
Nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần cho các nhà khoa học biết rõ hơn về
thông tin, thực trạng, giá trị… của loài này, đồng thời khi thực hiện nghiên cứu
sẽ đóng góp một phần vào việc cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường
như hiện nay. Để đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân sinh sống gần vùng,
trong vùng để có kinh tế tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống và gây trồng loài Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus
Kurz) tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu về cây Giáng Hương
2.1.1. Các nghiên cứu về nhân giống.
Theo tác giả người Việt Nam Đặng Thị Thanh Thúy năm 2006 đã nghiên
cứu nhân giống in vitro cây Giáng Hương cho thấy cây này có thể nhân giống từ

hạt và từ hom cành. Hạt Giáng Hương in vitro có tỷ lệ sống cao nhất khi chúng
được xử lý ở nồng độ javel là 10% trong 15 phút. Nồng độ IBA = 2mg/l giúp
cây Giáng Hương in vitro ra rể nhanh và khỏe, rất thích hợp đem cây ra vườn
ươm [1].
Bà Hà Thị Mừng ở Trung Tâm nghiên cứu và sinh thái môi trường rừng,
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam từ năm 2006 đến 2009. Bà đã tiến hành
nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Giáng Hương, vật liệu nghiên
cứu là các cá thể, quần thể Giáng hương ở vườn quốc gia Yok Don - Đak Lak,
cá thể Giáng hương 1-2 năm tuổi trong vườn ươm tại Hà Nội Và Hòa Bình. Kết
quả cho thấy, Giáng hương phân bố ở những nơi có nhiệt độ trung bình năm
21,9 - 26,90C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36 – 42,7 0C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
1,7 – 150C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng lớn nhất là 29,7 – 35,3 0C, nhiệt độ
tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 10,4 – 20,90C, lượng mưa 1268,3 – 2172,1
mm/năm,trên đất có hàm lượng dinh dưỡng từ nghèo đến khá. Trong các lâm
phần nghiên cứu tại vườn quốc gia Yok Don, giá trị IVI của Giáng hương là 32,
đứng thứ 2 sau Cà chít, các quần thể ở đây có tính đa dạng sinh học cao, sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, và cung cấp đủ cây con cho quá trình
đào thải tự nhiên. Tỷ lệ che bóng thích hợp cho Giáng hương 6 tháng tuổi là
50%, 12 tháng tuổi là 25%, sau đó dỡ giàn che hoàn toàn. Lượng phân bón hợp
lý là 38,17 mgN/kg đất bầu + 76,3 mg P 2O5/kg đất bầu + 22,9 mg K2O/kg đất
bầu cho cây con Giáng hương giai đoạn 1 năm tuổi ở vườn ươm và 57,30
mgN/kg đất bầu + 114,5 mg P2O5/kg đất bầu + 45,8 mg K2O/kg đất bầu cho cây
con giai đoạn 2 năm tuổi ở vườn ươm.[7]
Thạc sĩ Lê Thị Kim Đào ở trung tâm ứng dụng KHKT Bình Định vào năm
2001 đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây rừng bằng
3


phương pháp nuôi cấy mô (Bạch đàn, cây Hông, Cây Giổi xanh và cây Trầm
hương). Kết quả cho thấy trên các cây như sau:

Đối với cây Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) có thể nhân giống bằng
phương pháp nuôi cấy mô. Hệ số nhân cao, cây đồng đều, dễ ra rễ và tỷ lệ cây
sống ngoài vườn ươm khá cao (78% trở lên).
- Sau giai đoạn vườn ươm cây có độ đồng đều cao. Ghi nhận ban đầu cho
thấy cây sinh trưởng rất tốt trong những tháng đầu trồng ngoài thực địa.[8]
Cây Hông (Paulownia Fortunei)Có thể áp dụng phương pháp nuôi cấy mô
để nhân giống cây Hông(Paulownia Fortunei)và có thể nhanh chóng nhận được
một số lượng lớn cây giống.
- Phương pháp nhân giống nuôi cấy mô cây Hông đạt hiệu quả kinh tế cao,
giá thành cây giống hạ.
Cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)tốc độ nhân lý thuyết khoảng 3
x 36 cây/năm từ một mẫu ban đầu.
Cây Trầm hương(Aquilaria Crassna Pierre) có thểnuôi cấy mô để nhân
giống cây Trầm hương với tốc độ nhân lý thuyết khoảng 3 x 3 6 cây/năm từ một
mẫu ban đầu.[8]
Theo Đoàn Thị Mai và cộng tác viên ở trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2009 đã tiến hành nhân giống
cây Xoan ta (Melia azedarach) bằng phương pháp ghép cây mầm và cho tỷ lệ
sống cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gốc ghép thích hợp là cây hạt 30-40
ngày tuổi với chiều dài gốc ghép là 10cm. Chồi ghép thích hợp là cây hạt 30-40
ngày tuổi với chiều dài gốc ghép là 10cm. Chồi ghép thích hợp là các chồi non 3
tuần tuổi thu từ các cây vật liệu gốc đã được xử lý tạo chồi với chiều dài chồi
thích hợp là khoảng 10cm.[9]
Từ đầu năm 2009 doanh nghiệp tư nhân giống cây trồng Nguyên Hạnh ở
Tuy Phước – Bình Định đã bắt đầu phát triển cây giống keo lai bằng phương
pháp nuôi cấy mô tế bào. Kết quả là cho ra rất thành công và cây con có các ưu
thế như: có rễ cọc dài, thân tròn, bẻ cong gấp không gãy. Do dùng giống đầu
dòng, cây keo cấy mô được “trẻ hóa” vì được trồng từ cây non.[10]
Theo tài liệu của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1999 – 2003 về
nhân giống vô tính cây Hồi (Illicium verumHook.F) và có kết quả có tỷ lệ sống

khá cao, sau 3 tháng đạt hơn 79%, sau 5 tháng còn gần 74% và sau 14 tháng có
thể xuất vườn chỉ còn gần 46%. Bằng phương pháp ghép áp với vật liệu ghép là
chồi đầu cành thì sau 14 tháng tuổi cây ghép có tỷ lệ sống gần 46%.[11]

4


Theo thạc sĩ Vũ Thị Lan và phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Thêm trường
Đại học nông lâm Tp HCM Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa
(kurz) Craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm và thu lại kết quả là: Trong
giai đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm, Gõ đỏ cần độ tàn che từ 25 đến 50% so với
ánh sáng hoàn toàn. Khi gieo ươm Gõ đỏ trên đất xám phù sa cổ ở Đông Nam
Bộ, thì việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách bón lót phân
tổng hợp NPK (16-16-8) và phân chuồng hoai là cần thiết. Hàm lượng phân tổng
hợp NPK đảm bảo cho Gõ đỏ sống sót và sinh trưởng tốt trong 6 tháng đầu ở
vườn ươm là 5% đến 6%. Nếu bón lót phân chuồng hoai, thì hàm lượng tối ưu
cho sinh trưởng của Gõ đỏ là 42% dao động từ 32 đến 53%.[13]
Vào giai đoạn 2006 đến 2010 các ông Phùng Thế Dũng, Phùng Văn Khen
và Trần Văn Thành ở Phân Viện Nghiên cứu Khoa Học Lâm nghiệp Nam Bộ
Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu trồng một số loài cây bản địa có giá trị kinh
tế vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
có thể chọn 7 loài gồm Trôm hôi, Cóc hành, Sò đo, Me ngọt, Me keo, Vên vên,
Xoay, Gõ đỏ để trồng qua chọn từ 16 loài nghiên cứu và 10 loài đã trồng 2ha sau
2 năm thử nghiệm. Do hạt cây Trôm hôi và Cóc hành có dầu nên nhanh mất sức
nảy mầm, kết quả nghiên cứu cho thấy có thể bảo quản hạt và nhân giống vô
tính để đảm bảo vật liệu trồng rừng và có điều kiện cải thiện nguồn gen cây
trồng. Đã chọn 2 loại đất cát phổ biến của vùng khô hạn để nghiên cứu về kỹ
thuật trồng. Kết quả cho thấy cày đất và bón lót phân vi sinh và than đã nâng cao
tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt của 3 loài là Trôm hôi, Cóc hành và Sò đo.[14]

Theo các tác giả Phạm Thế Dũng, Trần Thị Trúc và Phùng Văn Khen thuộc
Phân Viện Khoa hoc Nam Bộ Việt Nam năm 2012 đã tiến hành nghiên cứu sử
dụng chất kích thích ra rễ để giâm hom cây Trôm (Sterculia) vùng khô hạn. Kết
quả cho thấy có thể nhân giống từ hom là được, hom Trôm ra rễ mạnh nhất với
thuốc kích thích N3M so với hom nhúng dạng bột IBA 500 ppm.[15]
Theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Phương người Việt Nam vào năm 2004 đã tiến
hành nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lát Mexico (Cedrela
Odorata) bằng phương pháp vô tính. Qua nghiên cứu thạc sĩ có kết quả như sau:
Lát Mexico (Cedrela Odorata) phù hợp với trồng cây đường phố, ở vùng chân
hoăc sườn núi. Thời điểm giâm hom Lát Mexico (Cedrela Odorata) là từ tháng
7 đến đầu tháng 9, sử dụng thuốc NAA nồng độ 50ppm, xử lý hom trong 5h sẽ
đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng tốt nhất (dài 6,5cm).[16]

5


2.1.2. Đặc điểm hình thái và phân loại cây Giáng Hương trái to.
Giáng hương quả to còn có tên gọi là Giáng Hương Cam Pôt, Giáng Hương
Chân, Song Lã.[2]
Sơ đồ phân loại của loài từ nghành xuống đến loài:
Nghành Ngọc lan - Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida
Bộ Đậu - Fabales
Họ Đậu - Fabaceae
Chi - Pterocarpus
Loài Giáng hướng quả to - Pterocarpus
macrocarpus
Giáng hương là loài cây gỗ lớn, thuộc loài cây gỗ thân thẳng, tròn to có tán
rộng, có chiều cao từ 25 đến 40m, đường kính thân 0,9 mét hoặc lớn hơn, thay lá
vào mùa khô, góc có bạnh vè, vỏ màu nâu sẩm có nứt dọc. Khi bị thương sẽ có

nhựa đặc màu đỏ tươi chảy ra, cành con mỏng và có lông, cành già nhẵn. Lá kép
lông chim lẻ một lần, dài từ 15 đến 25cm, mang 9 đến 11 lá chét. Lá chét có
hình bầu dục thuôn, góc tròn, đầu có mũi nhọn cứng. Hoa có màu vàng cò có
mùi thơm, làm thành chùm ở nách lá, có cuống dài và nhiều lông màu nâu. Đầu
hình chuông cong ở gốc, có 5 răng ngắn, gần bằng nhau hay không bằng nhau.
Quả hình tròn dẹp, có mũi cong về hướng cuống, màu vàng nâu, giữa quả có 1
đến 2 hạt, xung quanh có cánh mỏng và có lông mịn nhung.[3]
2.1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố
Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài tái sinh kém, do lửa
rừng. Tuy nhiên khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh. Cây con được tạo từ hạt
mang trồng sẽ phát triển nhanh trong giai đoạn rừng non. Cây tăng trưởng về
chiều cao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần ở giai đoạn trung
niên, tăng trưỏng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20.[3]
Mọc ở độ cao dưới 700 - 800m, chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng
lá, ít khi thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ
Dầu (Diperocapaceae). Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác
như Gõ đỏ (Afzelia xylocalpa), Muồng đen (Cassia siamea) Bằng
lăng (Lagerstromia sp), Bình linh (Vitex sp), Dầu trai (Dipterocarpus itricatus),
Cà doong (Shoea roxburghii), Chiêu liêu (Terminalia sp.).. Cây ưa đất thoát
6


nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm
tích và macma axit, có khi cả trên đất đỏ bazan.[3]
Cây phân bố nhiều ở các tỉnh như: Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông,
Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Sông
Bé Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú), Tây Ninh (Tân Biên ).[3]
2.1.4. Công dụng, thực trạng và bảo tồn
Gỗ đẹp, có mùi thơm, màu nâu hồng mịn, có vân đẹp do vòng năm khá rõ
ràng, mạch to, tỉ trọng 0,84-0,9.

Thuộc nhóm gỗ quý hiếm có mùi thơm, hoa vân rất đẹp, được nhiều người
ưa chuộng, dùng làm đồ gỗ cao cấp và mặt hàng mỹ nghệ, ít bị nứt nẻ và không
bị mối mọt. ngoài ra nhựa còn có thể làm thuốc nhuộm màu đỏ.[3]
Là loại cây rừng có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta có rất ít rừng cây Giáng
Hương mọc tập trung ở độ tuổi thành thục, chủ yếu là mọc rải rác, đan xen với
những loài khác, hoặc tái sinh tự nhiên sau nương rẫy, do người dân nuôi dưỡng
trong đất vườn rẫy, đang ở tuổi con non hoặc tuổi trung niên. Cây có đường kính
lớn thì rất hiếm. Là loài cây quý hiếm đang bị người dân khai thác không hợp lý,
làm giảm dần số lượng vốn đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Mức độ đe
dọa bậc V.[3]
Giáng hương là loài được bảo vệ của các khu rừng cấm.
Cần quản lý chặt chẽ, bằng cách không cấp giấy phép chặt hạ đối với
những loài cây trung niên, chưa đến tuổi thành thục, nhằm bảo vệ nguồn gen
quý hiếm. Đồng thời đề nghị trồng xen vào diện tích trồng keo lá tràm và vận
động cộng đồng trồng theo ranh đất.[3]

7


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định bao gồm nguồn hạt giống,
cây con và cây đã được gây trồng của loài Giáng hương(Pterocarpus
macrocarpus kurz) tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Cây Giáng hương: gieo bằng hạt.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
3.1.2.1 Giới hạn không gian

- Các hoạt động tìm hiểu về tình hình gây trồng được thực hiện trên các địa
điểm có gây trồng loài Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus kurz) của huyện
Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Các nghiên cứu về gieo ươm loài Giáng hương (Pterocarpus
macrocarpus kurz) được thực hiện tại hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn tỉnh An
Giang.
3.1.2.2. Giới hạn thời gian
Đề tài thực hiện trong 4 tháng. Từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.
3.2.1. Mục tiêu chung.
Cung cấp các thông số kỹ thuật cho việc gieo ươm và gây trồng loài Giáng
hương (Pterocarpus macrocarpus kurz)
8


3.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xác định được tình hình gây trồng loài Giáng hương (Pterocarpus
macrocarpus kurz) tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Xác định được kỹ thuật nhân giống, gieo ươm và chăm sóc cây con loài
Giáng hương ở giai đoạn vườn ươm.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu
- Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, diện tích, địa hình, đất
đai, thực bì, khí hậu, thủy văn.
- Kinh tế, xã hội.
- Hiện trạng trồng rừng tại Huyện Tri Tôn.
3.3.2 Thí nghiệm kỹ thuật tạo cây con Giáng hương bằng hạt.
- Xác định mùa thu hái, nhận biết quả chín, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo
quản giống.
- Xác định độ thuần hạt giống

- Xác định trọng lượng 1000 quả, 1000 hạt.
- Xác định trọng lượng 1kg quả khô, 1kg hạt khô.
- Xác định ảnh hưởng nhiệt độ xử lý đến thế nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm
của hạt giống.
- Xác định ảnh hưởng của thời gian xử lý đến thế nảy mầm và tỷ lệ nảy
mầm của hạt giống.
3.3.3. Thí nghiệm các chế độ chăm sóc cây con ở giai đoạn vườn ươm.
- Xác định ảnh hưởng của chế độ ruột bầu đến sự sinh trưởng của cây con.
- Xác định ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sự sinh trưởng của cây con.
- Xác định ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sự sinh trưởng của cây con.
3.3.4. Tìm hiểu tình hình gây trồng loài Giáng hương tại KVNC.
Tình hình sinh trưởng về chiều cao và đường kính thân cây được trồng ở
các loại đất khác nhau.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu thứ cấp:
Bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu, kế thừa các
công trình nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm gieo ươm cây Giáng Hương trên đất cát ẩm như sau:
- Công thức đối chứng: Không ngâm nước và nhiệt độ.
- Công thức 1: Ngâm hạt trong nước ấm 300C trong 12 giờ.
- Công thức 2: Ngâm hạt trong nước ấm 400C trong 12 giờ.
- Công thức 3: Ngâm hạt trong nước ấm 500C trong 12 giờ.
- Công thức 4: Ngâm hạt trong nước ấm 600C trong 12 giờ.
9


Làm thí nghiệm này xong xem mức nhiệt độ nào tốt nhất (k) thì lấy mức
nhiệt độ đó làm tiếp các công thức thí nghiệm về thời gian xử lý hạt.
- Công thức 5: Ngâm hạt trong nước ấm k0C trong 6 giờ.

- Công thức 6: Ngâm hạt trong nước ấm k0C trong 12 giờ.
- Công thức 7: Ngâm hạt trong nước ấm k0C trong 18 giờ.
- Công thức 8: Ngâm hạt trong nước ấm k0C trong 24 giờ.
Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 3 lần lặp với dung lượng mẫu trong
mỗi lần lặp tối thiểu là 30. Sơ đồ bố trí như sau:
CTTN
Đối
chứng

Công
Công
thức
thức 2
1

Công Công Công Công Công Công
thức 3 thức 4 thức 5 thức 6 thức 7 thức 8

Lần lặp
Lần lặp 1

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu


30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

Lần lặp 2

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30

mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

Lần lặp 3

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu


30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

30
mẫu

Cách xử lý hạt cây Giáng Hương trước khi gieo ươm: Sau khi thu hái đã
già tiến hành loại bỏ các trái hỏng, trái sâu bệnh cũng như các tạp vật khác, sau
đó tiến hành cắt xung quanh trái chỉ còn lại phần hạt. Hạt giống trước khi gieo ta
tiến hành xử lý bằng cách ngâm hạt vào nước ấm theo các công thức. Hết thời
gian ngâm hạt, tiến hành vớt hạt ra để ráo nước. Dùng khay nhôm có kích thước
dài 40cm;, rộng 60cm, cao 15cm, dáy có các lỗ nhỏ để ủ hạt. Dùng cát ẩm rải
lên khay một lớp có chiều dày 5 – 7cm, sau đó dùng khăn tay ẩm có kích thước
vừa phải gói hạt giống lại và đặc vào khay, phía trên lại rải một lớp các ẩm cho
kín gói hạt. Sau khi ủ hạt phải thường xuyên giữ ẩm cho hạt và tiến hành rửa
chua cho hạt bằng nước lã mỗi ngày một lần.
Sau khi rửa xong vớt hạt ra để ráo nước rồi gói lại ủ tiếp. Sau 5 ngày tiến
hành lấy hạt ra và gieo trên nền cát của các ô thí nghiệm, sau đó phủ lên lớp mặt
một lớp tro trấu mỏng khoảng 1cm và tưới ẩm hằng ngày.
Phương pháp thu thập số liệu


10


+ Đối với hạt gống: đo đếm các chỉ tiêu hạt giống như độ thuần lô hạt, các
trong lượng 1000 hạt, trọng lượng 1 kg hạt…
+ Đối với các thí nghiệm phương pháp thu thập qua các chỉ tiêu tỷ lệ nảy
mầm, sinh trưởng về chiều cao và số lá theo các mốc thời gian. Các số liệu thu
được theo bảng sau:
Công thức
Đối
chứng

Số hạt
nảy mầm

Công Công Công Công Công Công Công Công
thức thức thức thức thức thức thức thức
1
2
3
4
5
6
7
8

Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3

Ngày i
Trung bình
+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng củacây gây trồng tiến hành điều tra Ô tiêu
chuẩn 500m2, các cây trong ô được đo đếm các chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn,
chiều cao dưới cành, đường kính tán, đường kính 1,3m đối với cây lớn hoặc
đường kính gốc đối với cây mới trồng, phẩm chất cây.

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lý
11


An Giang là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổng
diện tích rừng và đất rừng là 19.205 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Tuy ngành Lâm nghiệp An Giang hiện nay không phải là một ngành chiếm tỷ
trọng cao trong thu nhập của tỉnh, nhưng lại có vị trí rất quan trọng trong việc
phòng hộ đất đai, sản xuất, môi trường và sự sống của con người, góp phần làm
giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo môi trường phát triển bền vững, tạo tiền đề cho khai
thác các tiềm năng du lịch.
Huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang có tổng diện tích đất đồi núi tự nhiên
5.176 ha.Trước kia toàn bộ vùng đồi núi này được che phủ bởi rừng kín nữa
rụng lá ẩm nhiệt đới.Theo thời gian, do chiến tranh kéo dài cùng với những tác
động thiếu ý thức của con người làm cho thảm thực vật nơi đây bị tàn phá nặng
nề, chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ rừng tái sinh. Các loài thú rừng gần như bị
tiêu diệt hoàn toàn. Hiện trạng trên đã dẫn đến tình trạng môi trường sinh thái

trong vùng biến đổi ngày càng xấu đi: thời gian khô hạn kéo dài, nguồn nước
ngầm cạn kiệt, đất đai bị bào mòn, thoái hóa nghiêm trọng (đá lộ đầu chiếm
60%trên tổng diện tích),... điều này đã làm cho đời sống người dân trong vùng
hết sức khó khăn: đất đai sản xuất dần thu hẹp, thiếu nước, thiếu gỗ (củi) trong
sinh hoạt hàng ngày, thiếu lương thực để ăn....
Huyện Tri Tôn có tọa độ địa lý là 10 0 33’ vĩ độ Bắc, 1050 08’ kinh độ
Đông, là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh An Giang.
Cách trung tâm tỉnh lỵ 50km.
Phía Bắc giáp huyện Tịnh Biên và Vương quốc Campuchia;
Phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang;
Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn;

12


Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang;

Hình 4.1 Bảng đồ huyện Tri Tôn
Toàn huyện có 13 xã và hai thị trấn với 79 khóm, ấp.
Tổng diện tích tự nhiên là 60.039,74 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp là
10.527,07 ha chiếm 18.0% tổng diện tích tự nhiên.
Là huyện vùng núi có đường biên giới dài 19 km giáp nước bạn
Campuchia, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi với tổng diện tích tự nhiên là
60.039,74 ha, diện tích đất lâm nghiệp là10.527,07 ha, gồm đất lâm nghiệp đồi
núi 5.376 ha và đất lâm nghiệp đồng bằng là 4.402,09 ha, với tập quán sống
bằng nghề Nông – Lâm nghiệp, đồng bào dân tộc khơ mer khoảng 48.766
người (Chiếm 38,27 % dân số của huyện ) sống tập trung ở các xã có rừng.
b. Địa hình
Địa hình đặc trưng của huyện Tri Tôn là vùng đồng bằng nhưng có xen lẫn
nhiều đồi núi thấp với độ cao địa hình từ 0,4m đến 614m so với mặt nước biển,

điểm cao nhất (614m) là đỉnh núi Cô Tô.

13


Các núi đều có đá lộ đầu (đá gốc ) gồ ghề, chiếm khoảng 50% diện tích.
Độ dốc thường từ 250- 350 , chỉ ở ven chân và các đỉnh đồi rộng liên kết tạo
thành các cao nguyên nhỏ tương đối bằng phẳng.
c. Thổ nhưỡng
Nền vật chất ( đá mẹ ) là đá mắc ma axit ( Granit) kỹ Triat chiếm đại bộ
phận và đá mắc ma kiềm chiếm phần nhỏ, tạo ra các loại đất sau:
Đất Siferalit xám và xám vàng trên mắcma axit: tầng đất sâu, trung bình và
nông, nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn- dinh dưỡng
nghèo và trung bình.
Đất đỏ nâu trên mắc ma kiềm: thành phần cơ giới nặng lượng mùn và dinh
dưỡng trung bình.
Đất vàng đỏ trên hổn hợp đá mẹ mắc ma kiềm và axit: tính chất trung gian
của hai loại trên.
Nhìn chung, các loại đất trên đều nghèo dinh dưỡng.
d. Khí hậu, thủy văn.
- Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26 0C - 280C, những tháng có nhiệt
độ thấp nhất 180C ( tháng 11, 12 ) và cao nhất là 340C (xuất hiện vào tháng 3,
tháng 4 dương lịch ).
- Lượng mưa.
Chế độ mưa: Khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2
mùa rõ rệt. Lượng mưa phân bổ đều trong năm và trùng với mùa nước lũ lại có
lượng mưa nhiều nhất (tháng 8,9,10 ); mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11
chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.407 mm, lượng mưa cao nhất là 1.560

mm, lượng mưa thấp nhất 960 mm.
- Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa, mùa mưa độ ẩm lớn nhất 89% (vào
tháng 9 ) , độ ẩm bình quân ở mùa mưa 80% , độ ẩm thầp nhất là mùa khô
(tháng 2-tháng 3) khoảng 75% , độ ẩm trung bình mùa khô là 76%.

14


- Lượng nước bốc hơi bình quân: 1.312 mm, gây khô hạn kéo dài. Tháng
có lượng bốc hơi lớn nhất ( tháng 3, tháng 4 ) xấp xỉ hai lần tháng có lượng bốc
hơi nhỏ nhất vào tháng 9.
Lượng bốc hơi mùa mưa và mùa khô không chênh lệch nhiều. Đặc điểm
này đặt ra vấn đề khôi phục và bảo vệ rừng để che phủ đất, có tác dụng điều hòa
độ ẩm giữa 2 mùa.
- Chế độ gió.
Gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10 mang nhiều hơi nước là hướng
gió chính của mùa mưa.
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Tốc độ gió bình quân 10,64 m/s .
- Thủy văn.
Chế độ thủy văn huyện Tri Tôn cũng mang một số đặc trưng chung của
tỉnh, phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các
yết tố dòng chảy sông Cửu Long, chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái
kênh rạch.
Một số kênh chính ở địa bàn huyện Tri Tôn là kênh Tám Ngàn, Vĩnh Tế,
Vĩnh Thành, Mặc Cần Dưng, Tri Tôn, Kênh 10, 11, 12, Tân Vọng, Châu Phú,
T4, T5, T6, kênh 15 mới, kênh Phú Tuyến, kênh Huệ Đức, kênh Cà Na, kênh
Mới, kênh Ninh Phước,….
4.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.

a. Về kinh tế.
Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của huyện trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó lĩnh vực thương mại – dịch vụ là mũi nhọn đột phá, khu vực công
nghiệp là bước phát triển lâu dài và lĩnh vực nông nghiệp là nền tảng cơ bản.
Trong đầu tư phát triển đặc biệt chú trọng mũi nhọn thủy lợi nhằm phục vụ nước
cho sản xuất và sinh hoạt dân cư, đồng thời phát triển thủy lợi cũng chính là tạo
thêm sức hút để phục vụ thương mại – du lịch phát triển, phải làm cho thủy lợi
thực sự là điều kiện phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội.
Tổng mức tăng trưởng GDP của toàn huyện là 13,98%, tăng 1,02% so với
năm 2009.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,24%.
15


Kinh tế trên địa bàn huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, mức tăng trưởng
GDP hàng năm khá đồng đều. Tính đến cuối năm 2010, tổng mức tăng trưởng
GDP toàn huyện là 13,98%, tăng 1,02% so với năm 2009. Về tỉ lệ tăng trưởng
của 3 khu vực thì khu vực nông nghiệp tăng trưởng giảm – 1,54%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 1,27%; khu vực dịch vụ tăng 2,24% (so với năm 2009).
Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2010 của huyện là 18,363 triệu
đồng/người/năm, cao hơn tổng thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2009 là
3,403 triệu đồng/ người/năm.
- Nông nghiệp: Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò là
nghành kinh tế chủ đạo của huyện, chủ yếu tập trung vào một số nghành chủ lực
như: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, tuy giá
cả một số mặt hàng nông, thủy sản có những biến động lớn, gây khó khăn cho
người sản xuất trong việc tìm thị trường tiêu thụ. Nhưng nhìn chung, xét về quy
mô lẫn sản lượng nông nghiệp trong thời gian qua luôn giữ mức tăng trưởng
dương và giá trị sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trước.
+ Trồng trọt: Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu tại một số xã như: Tân

Tuyến, Lương An Trà, Tà Đảnh, Vĩnh Phước,Vĩnh Gia… năng suất bình quân
tăng từ 43,5 tạ/ha (năm 2000) lên 50,6 tạ/ha năm 2005, 57,1 tạ/ha năm 2010,
tổng sản lượng tăng từ 238.744 tấn năm 2000 lên 352.241 tấn năm 2005 và
480.450,2 tấn năm 2010 (sản lượng lương thực quy thóc đạt 480.739 tấn năm
2010).
+ Chăn nuôi: Việc phát triển chăn nuôi của huyện đang trong giai đoạn
chuyển dần sang hình thức nuôi trang trại theo hướng tập trung Hiện có 94 trang
trại, tổng vốn 22,8 tỷ đồng, thu hút 388 lao động tham gia.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi của huyện trong những năm qua gặp nhiều
khó khăn do: dịch cúm gia cầm tái phát liên tục như lở mồm lông móng, tụ
huyết trùng…ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi của huyện, nhưng Tri
Tôn luôn đóng góp cao trong nghành chăn nuôi của toàn tỉnh: gia cầm chiếm
khoảng 10%, heo chiếm 10%, trâu chiếm 8%, bò chiếm 29% cao nhất toàn tỉnh.
Do là huyện vùng núi nên Tri Tôn có rất nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi.
+ Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tri Tôn
năm 2010 là 7.960,97 ha. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 3.926,25 ha
chiếm 49,32%, diện tích rừng phòng hộ 3.834,72 ha chiếm 48,17% và diện tích
đất rừng đặc dụng là 200 ha chiếm 2,51%.
Nhìn chung diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn
định và sẽ duy trì ổn định trong giai đoạn tới. Chủ yếu là diện tích rừng sản xuất
tăng từ 1.752 ha vào năm 2000 lên 2.771,37 ha vào năm 2005 và đến năm 2010
16


đạt 3.926,25 ha. Diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyễn bình ổn qua các
thời lỳ. Còn diện tích rừng đặc dụng thì đến năm 2010 mới được trồng với diện
tích là 200 ha.
+ Thủy Sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện không lớn và
phát triển cũng không ổn định: năm 2000 (28,85 ha – sản lượng 107,64 tấn),
năm 2005( 34,86 ha – sản lượng 583 tấn). Đến năm 2010 có 24,30 ha với 22

lồng bè, sản lượng đạt khoảng 501,2 tấn, tăng 1,12 lần so với năm 2005. Diện
tích nuôi trồng thủy sản của huyện rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 2% toàn tỉnh và sản
lượng chiếm 1,,4% toàn tỉnh, chủ yếu là nuôi cá.
+ Công nghiệp – xây dựng
o Công

nghiệp khai thác: đây là nghành công nghiệp chiếm vị trí thứ 2
trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nhưng đây là nghành công nghiệp phát
triển không ổn định, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nghành là khai thác đá,
khai thác cát, các mỏ than bùn,…Hiện nay trên địa bàn huyện đã ngưng hoạt
động loài hình công nghiệp này.
o Công nghiệp chế biến: đây là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao
và đa dạng các loại nghành nghề, trong đó công nghiệp chế biến với các nghành
nghề truyền thống như: dăn đệm bàn, làm nồi đất…Tính đến cuối năm 2010,
toàn huyện có 861 cơ sở sản xuất lớn nhỏ với khoảng 1.701 lao động, giá trị sản
xyat61 cả năm đạt khoảng 99.694 triệu đồng.
o Sản xuất và phân phối điện nước: Theo số liệu niên giám thống kê năm
2010 giá trị sản xuất cả năm của nghành đạt khoảng 1.611 triệu đồng, tuy gái trị
sản xuất chiếm tỷ trọng không cao nhưng gần đây là nghành sản xuất không thể
thiếu của xã hội, đặc biệt là khi xã Ba Chúc đã trở thành thị trấn thì tốc độ đô thị
hóa sẽ ngày càng nhanh hơn, chính vì thế nghành sản xuất và phân phối nước
trong tương lai sẽ phát triển hơn nữa nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiết yếu
của xã hội.
+ Thương mại – dịch vụ.
o Nghành thương mại.
Đến năm 2010 toàn huyện có 13 chợ có nhà lồng được phân loại gồm: 1
chợ loại 2, 12 chợ loại 3. Trong 13 chợ thì có 7 chợ hình thành ven sông rạch, 2
chợ gần bệnh viện, 3 chợ gần trường học và 1 chợ gần kho tàn, xí nghiệp phục
vụ cho 1.020 hộ buôn bán.
o Nghành du lịch.

Năm 2010 có 418.968 lượt khách đến huyện Tri Tôn trong đó khách quốc
tế là 8.219 lượt vá khách nội địa là 410.749 lượt, tập trung nhiều ở khu di tích
17


như: Đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc, hồ Soài So, căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc,
hang Tuyên huấn…trong đó điểm du lịch Tức Dụp thu hút đông du khách nhất.
ngoài ra các hoạt động truyền thống của người dân tộc cũng góp phần cho việc
phát triển như lễ hội đua bò, tết Dolta, tết cholchnam thmay…
o Nghành dịch vụ vận tải.
Do đặc điểm là đồi núi nên dịch vụ vận tải của huyện phát triển khá yếu
kém cả về vận tải đường bộ và đường sông, với tổng số 546 phương tiện vận tải
bộ có năng lực vận tải 667,10 tấn và 19 phương tiện vận tải thủy, năng lực vận
tải trên 20,49 tấn. Năm 2010 các phương tiện vận tải đã vận chuyển được 687,59
tấn hàng hóa và trên 1.067,81 lượt hành khách.
o Hoạt dộng dịch vụ khác.
Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính từng bước phát triển
đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc, vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất các tổ
chức kinh tế.
b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
- Dân số: Năm 2010, dân số toàn huyện Tri Tôn là 132.625 người, mật độ
dân số trung bình 221 người/km2. Dân số thành thị có số lượng ít hơn với 30.955
người chiếm 23,34%, dân số nông thôn là 101.670 người chiếm 76,66%. Tổng
số hộ trên địa bàn huyện là 32.675 hộ, trong đó số hộ dân tộc Khmer là 11.020
hộ, chiếm 33,72%.
Về cơ cấu dân số, tỷ lệ cơ cấu nam – nữ hiện nay là 1:1,06 với nam là
65.787 người (49,60%) và nữ là 66.838 người (50,40%). Trong cộng đồng dân
tộc Khmer cũng có tỷ lệ cơ cấu nam – nữ là 1:1,09.
- Lao dộng việc làm và thu nhập:Theo số liệu báo cáo Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2010 thì tổng số người trong

độ tuổi lao động của huyện là 80.473 người, chiếm 60,67% dân số của toàn
huyện. Trong đó số người trong độ tuổi lao động thuộc khu vực I chiếm 66%,
khu vực II chiếm 7,9% và khu vực III chiếm 26,1%. Tỷ lệ số lao động được đào
tạo còn thấp, chỉ đạt 7,42% (năm 2000) lên 13,2% (năm 2008), năm 2010 đạt
17,3%.
- Thực trạng phát triển đô thị và khu vực dân cư nông thôn.
+ Thực trạng phát triển đô thị: Hệ thống đô thị huyện Tri Tôn chỉ gồm 2 thị
trấn loại V là thị trấn Tri Tôn và thị trấn Ba Chúc, thị trấn Ba Chúc được tăng
thêm vào năm 2002. Tính đến năm 2010, dân số ở khu vực đô thị của huyện là
30.955 người, tỷ lệ dân số đô thị hóa đạt 23,34%. Do điều kiện địa hình và tập
18


quán sinh sống của người dân nên dân cư đô thị thường tập trung gần trục lộ
giao thông, ven các kênh hoặc các triền núi gồm 2 tuyến đô thị chính là tuyến đô
thị theo tỉnh lộ 941,943,948 của thị trấn Tri Tôn và tuyến đô thị theo tỉnh lộ
955B của thị trấn Ba Chúc.
+ Thực trạng phát triển các khu vực nông thôn: Do đặc điểm vùng núi và
vùng dân tộc nên huyện có tính chất phân bố dân cư khác so với vùng đồng bằng
trong tỉnh. Một bộ phận dân cư tập trung theo các khu trung tâm hành chính xã,
một bộ phận khác phân bố theo trục giao thông, sông, rạch nhằm tận dụng lợi
thế về nguồn nước và giao thương, còn lại bộ phận người dân tộc quần cư theo
phum, sóc phân bố rải rác trên địa bàn huyện.
c. Về văn hóa, xã hội
Dân cư địa phương chuyên sống bằng nghề ruộng, rẩy, chịu ảnh hưởng
nặng nề qua các cuộc chiến tranh, đời sống còn nhiều khó khăn nên nhiều
ngành, nghề chưa phát triển.
Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư ở các phum, sóc. Trình độ
dân trí còn hạn chế, tập quán canh tác còn phụ thuộc vào thiên nhiên trên vùng
đất ruộng trên thu nhập thiếu ổn định và chưa cao.

Về nguồn lao động: tương đối dồi dào chiếm 53,4% dân số, trong đó tỉ lệ
nữ chiếm 50,77%. Tuy nhiên lực lượng lao động đa số chưa được đào tạo nghề,
trình độ học vấn còn hạn chế, chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm trên 70%.
4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên.
a. Tài nguyên đất.
Tài nguyên đất trong huyện phân bố theo 2 khu vực địa hình.
Theo tài liệu chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang tỷ lệ 1:100.000,
huyện Tri Tôn có 4 nhóm đất chính với 18 loại đất khác nhau:
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này được phân làm 2 loại là phù sa cổ đỏ
nâu có tầng rửa trôi và phù sa đang phát triển:
+
Phù sa cổ đỏ nâu có tầng rửa trôi có diện tích 9.299,00 ha, chiếm
15,49% diện tích toàn huyện, được phân bố ở Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương Phi,
Ba Chúc, Lê Trì, Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Núi Tô, Tri Tôn, Châu Lăng.
+
Phù sa đang phát triển có diện tích 8.785,00 ha, chiếm 14,63% diện
tích toàn huyện được phân bố ở Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lạc Quới, An Tức, Núi
Tô, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì, Châu Lăng, Tà Đảnh Và Tân Tuyến.

19


- Nhóm đất phèn: Có diện tích 33.455,00 ha, chiếm tỷ lệ 55,72% diện tích
tự nhiên của huyện, phân bố ở Lương An Trà, Vĩnh Phước, Lương Phi, An Tức,
Cô Tô, Tà Đảnh, Tân Tuyến, Núi Tô, Ô Lâm Và Thị Trấn Tri Tôn.
- Nhóm đất cát núi: với diện tích 7.946,00 ha chiếm 13,23% diện tích toàn
huyện, là loại đất có dinh dưỡng kém. Hiện các đồi núi đã được che phủ tương
đối kính với rừng trồng và cây lâu năm, góp phần hạn chế rửa trôi và tái tạo lại
các phần nước suối.
- Nhóm đất than bùn: Chỉ có một loại đất than bùn chứa phèn tiềm tàng

với diện tích 554,74 ha chiếm 0,92% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã
vĩnh phước, lạc quới với lớp than bùn dày phổ biến từ 50cm trở lên, chứa hàm
lượng lớn sét và lưu huỳnh.
b. Tài nguyên nước.
- Mùa mưa ở Tri Tôn tập trung vào tháng 5 đến tháng 11 hằng năm, chiếm
90% lượng mưa cả năm, bình quân 1.454 mm/năm.
- Nước mặt: Không tiếp giáp trực tiếp với các sông chính là sông Tiền và
sông Hậu nhưng địa bàn huyện Tri Tôn vẫn nhận được nguồn nước từ hệ thống
sông chính này thông qua hệ thống kênh rạch nối từ sông Hậu đến tỉnh Kiêng
Giang.
- Ngoài ra , còn có hồ chứa nước Sòi So ở xã Núi Tô với diện tích bề mặt
hơn 5 ha và dung tích 400.000 m3 nước và hồ Ô Tà Sóc ỡ xã Lương Phi là nơi
cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân trong vùng vào mùa khô.
- Nước ngầm: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1.283 giếng khoan nước
ngầm, trong đó khai thác phục vụ cho sinh hoạt là 1.274 giếng với lưu lượng
3.410,35 m3/ngày và khai thác phục vụ cho sản xuất là 09 giếng với lưu lượng là
39,50 m3/ngày. Đây là nguồn nước quan trọng phục vụ các nhu cầu trên địa bàn
vùng sâu và vùng núi.
- Tài nguyên rừng: Tri Tôn là huyện có diện tích rừng cao nhất trong tỉnh
với tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện là 9.778,09 ha chiếm 13,26% diện tích
đất tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hiện độ che phủ trên
địa bàn huyện Tri Tôn đạt 13,26% cao hơn mức độ che phủ chung của tỉnh
(3,96%).
- Còn 730,80 ha đất chưa sử dụng, trong đó có 164,48 ha núi đá không có
rừng cây khó có thể cải tạo và 566,32 ha đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng
phát triển rừng trồng.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp
khoáng sản tỉnh An Giang đến năm 2010, địa bàn huyện Tri Tôn có một số
20



khoáng sản là than bùn ở Núi Tô, Vĩnh Gia, Cô Tô, Ba Chúc với trữ lượng dự
báo trên 15 triệu tấn, đá xây dựng với trữ lượng triển vọng 169 triệu m 3, sét gạch
ngói trên 400 ngàn m3.
- Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn Tri Tôn còn có nước khoán có thể khai thác
sản lượng 7903/ngày, là nước khoáng silic thõa mãn 34 chỉ tiêu nước khoáng
thiên nhiên đóng chai có thể khai thác công nghiệp phục vụ tiêu dùng.
- Tài nguyên nhân văn: Tri Tôn là vùng kháng chiến trong thời lỳ chống
Mỹ và là nơi diễn ra chiến tranh biên giới Tay Nam. Tại dây có 2 di tích dược
xếp hạng cấp tỉnh là Tháp An Lợi và Hố Thờ và 4 khi di tích dược công nhận là
khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là khu di tích Đồi Tức Dụp, khu di tích
nhà mồ Ba Chúc( gồm nhà mồ Ba Chúc, chùa Tam Bửu, Chùa Phi Lai), chùa
Xvayton và khu di tích Ô Tà Sóc.
- Về thành phần dân tộc: ở tri Tôn ngoài người kinh chiếm đa số thì người
Khmer chiếm tỷ lệ khá cao (34,02%) còn lại là người hoa và một ít dân tộc
khác.Nơi đây, còn duy trì các lễ hội truyền thống, phong tục tạp quán của người
kinh (Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ…) lẫn người Khmer (lễ Dolta kết hợp lễ đia
bò bảy núi, Chonchnam Thmay…) và người Hoa tạo nên nét sinh hoạt văn hóa
độc đáo của vùng.
c. Hiện trạng trồng rừng tại huyện Tri Tôn.
Chi bộ Kiểm lâm Tri Tôn trực thuộc Đảng bộ Chi cục Kiểm lâm An Giang,
với nhiệm vụ lãnh đạo đảng viên và cán bộ công chức lực lượng Kiểm lâm Tri
Tôn thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, thực thi pháp luật trong lĩnh vực
quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng trên vùng đồi núi thuộc huyện Tri Tôn, với
diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 9.778,09 ha, gồm đất lâm nghiệp đồi núi
5.376 ha và đất lâm nghiệp đồng bằng là 4.402,09 ha năm 2011.
Diện tích rừng được sự quản lý của Hạt kiểm lâm Tri Tôn, chủ yếu trực
tiếp là giao khoán rừng và thảm thực vật rừng cho hộ gia đình quản lý bảo vệ:
5.936,87 ha rừng phòng hộ.



Đất có rừng phòng hộ

Năm 2011 toàn huyện có 3834,72 ha đất có rừng phòng hộ , chiếm 7,21%
diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong đó, đất có rừng trồng phòng hộ
3.743,76 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ có 90,96 ha.


Đất có rừng đặc dụng

21


Diện tích đất có rừng đặc dụng của huyện hiện có 200 ha, chiếm 0,37%
diện tích đất nông nghiệp, chỉ phân bố ở 2 xã Ô Lâm 139,80 ha và An Tức 60,20
ha.


Đất có rừng sản xuất

Năm 2011 toàn huyện có 3.926,25 ha, chiếm 7,38% diện tích đất nông
nghiệp của toàn huyện, chỉ phân bố ở 6 xã, trong đó tập trung lớn ở 2 xã Tân
Tuyến 1.796,42 ha và Tà Đảnh 1.047,12 ha.
4.2 Kỹ thuật tạo cây con Giáng Hương bằng hạt
4.2.1 Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống
Qua điều tra và phỏng vấn chúng tôi xác định được hạt giống phải được thu
hái từ cây mẹ có tuổi từ 15 năm trở lên vì khi đó cây mẹ phát triển rất tốt, tỷ lệ
nảy mầm cao, cây sinh trưởng tốt, có dáng đẹp, phát triển cân đối, tán lá dày,
đều, thân cao và thẳng, không bị sâu bệnh. Dựa vào kiến thức bản địa khi chọn
cây mẹ là cây mọc lẻ và cây mọc trong rừng đều có thể lấy được hạt giống.

Trong tháng 1 đến tháng 2 phải tiến hành điều tra để chọn cây lấy giống.
4.2.1.1 Thời kỳ thu hái.
Kết quả phỏng vấn thu thập thông tin cho thấy Giáng Hương bắt đầu ra hoa
từ tháng 1 đến tháng 4, múa trái từ tháng 4 đến tháng 6. Khi vỏ quả có màu nâu
hoặc cánh quả có màu nâu đỏ, hạt màu xanh lá cây hay vàng nhạt thì bắt đầu thu
hái quả. Mùa thu hái hạt giống thường từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Không
được thu hoạch quả chín trong 3 tháng vì sức nảy mầm rất yếu.

Hình 4.2. Hoa Giáng Hương

Hình 4.3. Quả chín và chưa chín

Có thể rung cây cho quả rụng xuống hoặc trèo lên cây dùng cù nèo, móc
giật từng chùm quả chín. Có thể thu nhặt quả rụng quanh gốc cây.
4.2.1.2. Chế biến và bảo quản hạt giống

22


Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ, sâu bệnh và
xanh. Kết quả cân đo, đong đếm về các chỉ tiêu hạt giống đề tài đã xác định
được như sau:
- Trọng lượng 1 kg hạt có khoảng 2500 hạt
- Trọng lượng1000 quả khô khoảng 620g
- Trọng lượng 1000 hạt vào khoảng 420g.
Bảo quản hạt giống 15-200C hoặc nơi khô thoáng mát. Bảo quản khô lạnh
hoặc khô mát.
Bảo quản hạt giống ở điều kiện thường, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30 0C,
phương thức này có thể duy trì tỷ lệ nảy mầm hạt giống 1 đến 2 năm. Ở nhiệt độ
5 – 100C có thể duy trì tỹ lệ nảy mầm 3 đến 4 năm.[6]

4.2.1.3. Thế nảy mầm của hạt giống
Hạt giống sau khi bóc vỏ và được xử lý tiến hành đem gieo trên đất cát pha
có dàn che bóng.
Khi gieo xong có phủ một lớp xơ dừa mỏng khoảng (0,3cm) trên bề mặt để
giử ẩm cho hạt. Qua quá trình theo dõi kết quả thu được như sau (Số liệu cụ thể
như được thể hiện ở Phụ lục 1):
Đối với hạt giống được xử lý khi gieo ươm: Hạt giống bắt đầu nảy mầm
sau 11 ngày khi gieo, hạt đã nảy mầm và lên ngang mặt đất, cây con phát triển
tương đối đồng đều như nhau.
Đối với hạt giống không được cử lý: Hạt giống bắt đầu bảy mầm sau 15
ngày khi gieo hạt mới nảy mầm rải rác, cây con phát triển không được đồng đều,
cây có sự khác biệt về chiều cao.
Theo đó, ta thấy thời gian nảy mầm của hạt Giáng Hương qua các công
thức thì đối với công thức hạt giống có xử lý nảy mầm nhanh hơn hạt không xử
lý. Thời gian nảy mầm của hạt giống được xử lý trước khi gieo ươm là (+4)
ngày so với hạt không được xử lý. Vì vậy ta nên xử lý hạt giống trước khi đem
gieo. Vì khi ta xử lý hạt giống trước khi đem gieo ươm đã giúp hạt giống nứt
nanh do đó hạt sẽ nảy mầm nhanh, cho nên khi gieo tiết kiệm được thời gian
hơn đối với hạt giống không được xử lý.
4.2.2. Ảnh hưởng nhiệt độ xử lý đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
Để đánh giá ảnh hưởng của chế độ nhiệt ẩm đến khả năng nảy mầm của
hạt giống loài Giáng hương qua đó để chọn mức nhiệt ẩm thích hợp cho xử lý
nảy mầm của hạt Giáng hương, đề tài tiến hành thí nghiệm xử lý hạt giống ở các
23


mức nhiệt độ khác nhau từ 300C, 400C, 500C, 600C ngâm hạt trong 12 giờ trước
khi gieo ươm. Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Giáng hương thu được được
thể hiện như bảng 4.1:
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng hương

ĐC
300C
400C
500C
600C
Công thức
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
Lần lặp 1
6,67
53,33
56,67
40,00
16,67
Lần lặp 2
6,67
66,67
63,33
20,00
30,00
Lần lặp 3
6,67
63,33
30,00
83.33
20,00
Trung bình

6,67
61,11
50,00
47,78
22,22
(Nguồn, thí nghiệm 2013)
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy đối với xử lý hạt phương pháp nhiệt ẩm
cho tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp, công thức có tỷ lệ nảy mầm tốt nhất cũng
khoảng 60%. Tuy kết quả chưa cao nhưng đây cũng là một phương pháp tương
đối dễ làm và dễ áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên việc áp dụng các mức nhiệt độ xử
lý khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Với mức xử lý ở nhiệt độ thường đến
nhiệt độ 600C cho thấy nhiệt độ thường cho kết quả nảy mầm thấp nhất (6,67%),
ở nhiệt độ 300C cho kết quả khả quan nhất (61,11%).
Để kiểm chứng sự ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến khả năng nảy mầm
của hạt giống Giáng hương, đề tài tiến hành tiến hành phân tích phương sai một
nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 5,161199 > F05 = 3,47805. Điều này chứng tỏ có
sự khác biệt về kết quả giữa các công thức thí nghiệm hay nói cách khác nhiệt
độ xử lý hạt giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Giáng hương.
Để tìm ra công thức tốt nhất có thể áp dụng xử lý hạt giống đề tài tiến
hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn t bằng cách so sánh hai công thức cho kết quả tốt
nhất và tốt thứ hai là công thức xử lý hạt ở nhiệt độ 30 0C và 400C. Kết qua so
sánh tiêu chuẩn t cho thấy Tt = 1,222740914 < T05 = 6.313751514 điều này cho
thấy không có sự khác nhau giữa hai công thức đem so sánh hay nói cách khác
hai công thức này đều cho kết quả giống nhau. Vậy trong xử lý hạt Giáng hương
có thể chọn mức nhiệt độ từ 30 – 40 độ là thích hợp.
4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian xử lý đến khả năng nảy mầm của hạt
giống loài Giáng hương qua đó để chọn mức thời gian ngâm thích hợp cho xử lý
nảy mầm của hạt Giáng hương, đề tài tiến hành thí nghiệm xử lý hạt giống ở các
mức thời gian ngâm hạt giống khác nhau từ ngâm trong 6 giờ, ngâm trong 12

24


giờ, ngâm trong 18 giờ , ngâm trong 24 giờ ở mức nhiệt độ xử lý ban đầu là
300C trước khi tiến hành gieo ươm. Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Giáng
hương thu được được thể hiện như bảng 4.2:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian ngâm
hương
ĐC
6h
Công thức
(%)
(%)
Lần lặp 1
6,67
40,00
Lần lặp 2
6,67
30,00
Lần lặp 3
6,67
56,67
Trung bình
6,67
42,22

đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Giáng
12h
(%)
60,00

56,67
30,00
48,89

18h
(%)
53,33
20,00
60,00
44,44

24h
(%)
66,67
46,67
33,33
48,89

(Nguồn, thí nghiệm 2013)
(Nhìn số liệu qua bảng thầy thấy buồn cười quá vì lúc này em đã chọn
được mức nhiệt độ tốt nhất để xử lý hạt thì kết quả phải tốt hơn chứ nhưng đây
thì ngược lại kết quả lại nhỏ hơn???)
Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy đối với xử lý hạt phương pháp nhiệt ẩm ở
mức nhiệt độ là 300C ngâm trong các khaongr thời gian khác nhau từ 6 – 24h
cho tỷ lệ nảy mầm tuy chưa cao (<50%) nhưng tương đối đồng đều giữa các
công thức.
Để kiểm chứng sự ảnh hưởng của thời gian xử lý đến khả năng nảy mầm
của hạt giống Giáng hương, đề tài tiến hành tiến hành phân tích phương sai một
nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 4,017606 > F05 = 3,47805. Điều này chứng tỏ có
sự khác biệt về kết quả giữa các công thức thí nghiệm hay nói cách khác nhiệt

độ xử lý hạt giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Giáng hương.
Để tìm ra công thức tốt nhất có thể áp dụng xử lý hạt giống đề tài tiến
hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn t bằng cách so sánh hai công thức cho kết quả tốt
nhất và tốt thứ hai là công thức xử lý hạt ngâm trong 12giờ và 24 giờ. Kết quả
so sánh tiêu chuẩn t cho thấy Tt = 0,500375094 < T05 = 6,313751514. Điều này
cho thấy không có sự khác nhau giữa hai công thức đem so sánh hay nói cách
khác hai công thức này đều cho kết quả giống nhau. Vậy trong xử lý hạt Giáng
hương có thể chọn mức ngâm hạt trong 12 giờ hoặc 24 giờ đều phù hợp
Nhận xét chung: Từ kết quả nghiên cứu xử lý hạt giống Giáng hương ở
các mức nhiệt độ và thời gian ngâm khác nhau có thể thấy hiệu quả nảy mầm
của hạt giống vẫn chưa cao mới xấp xỉ 50%. Nếu áp dụng phương pháp này để
xử lý hạt giống nên áp dụng mức nhiệt độ từ 30 – 40 độ ngâm hạt trong 12 giờ là
phù hợp.
25


×