Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Kỹ năng thụ lý vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.31 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP CƠ SỞ TP. HỒ CHÍ MINH
Thạc sĩ ĐỖ KHẮC TUẤN - GIẢNG VIÊN KIÊM CHỨC

KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ THẨM PHÁN
Phần KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Bài: THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

THÁNG 9 NĂM 2015


I. Các điều kiện khởi kiện
Khởi kiện là việc cá nhân , cơ quan, tổ chức, công chức làm đơn gửi đến
Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền v lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng
có quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC), quyết định kỷ
luật buộc thôi việc (QĐKLBTV) hoặc quyết định giải quyết khiếu nại đối với
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (QĐGQKHĐVQĐXLVVCT) xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại Điều 5 Luật tố tụng hành chính (LuậtTTHC) “Cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này”. Để thụ lý vụ
án hành chính Tòa án phải xem xét các điều kiện khởi kiện của người khởi kiện.
I.1. Điều kiện về người khởi kiện ( Điều kiện về chủ thể)
Người khởi kiện vụ án hành chính là cá nhân , cơ quan, tổ chức, công
chức ( gọi chung là cá nhân, tổ chức) khởi kiện vụ án hành chính đối với
QĐHC, HVHC, QĐKLBTV, QĐGQKHĐVQĐXLVVCT.
Muốn khởi kiện vụ án hành chính người khởi kiện phải thỏa mãn 2 điều
kiện:
1) Phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành
chính.
2) Phải là “người” bị ảnh hưởng trực tiếp bởi QĐHC, HVHC, QĐKLBTV


hoặc QĐGQKHĐVQĐXLVVCT.
Năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính gồm có
năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của
chủ thể ( Điều 48 Luật TTHC).
1. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa
vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ
chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia
tố tụng hành chính.
Ví dụ1: Để thuận lợi cho việc họat động của Chi nhánh tại TP.HCM, ngày
10/3/2008 Giám đốc Công ty cổ phần 30/4 có quyết định cho Chi nhánh được
thực hiện tất cả các họat động kinh doanh tại TP.HCM và giải quyết tịan bộ các
vấn đề có liên quan cho đến khi có quyết định thay đổi hủy bỏ của giám đốc
Công ty. Ngày 25/8/2011 giám đốc Chi nhánh tại Tp.HCM đã khởi kiện yêu cầu
TANDTP.HCM hủy bỏ quyết định của Chi cục thuế quận B TP.HCM truy thu
thuế của chi nhánh.


- Chi nhánh Công ty cổ phần 30/4 có quyền khởi kiện vụ án hành chính
hay không?
- Hãy xác định người khởi kiện trong vụ án?
Giải:
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật dân sự năm 2005 chi nhánh không
phải là pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền
của pháp nhân. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân
sự do chi nhánh xác lập. Do đó, Chi nhánh Công ty cổ phần 30/4 không có quyền
khởi kiện vụ án hành chính.
Quyết định truy thu thuế của chi cục thuế quận B xâm phạm trực tiếp đến

quyền lợi của Công ty cổ phần 30/4. Theo ủy quyền của Công ty cổ phần 30/4
ngày 25/8/2011, giám đốc Chi nhánh tại TP.HCM đã khởi kiệnvụ án hành chính.
Căn cứ Khỏan 6 Điều 3 Luật TTHC người khởi kiện trong vụ án là Công ty cổ
phần 30/4.
1.1.1. Cá nhân - Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
Cá nhân đủ 18 tuổi có quyền khởi kiện độc lập.
Cá nhân chưa đủ 18 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự khởi kiện
thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người đủ 18 tuổi là người đủ 18 năm kể từ ngày sinh
Trường hợp không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày cuối
cùng của tháng. Trường hợp không xác định được tháng sinh thì tháng sinh là
tháng cuối cùng của năm ( Điều 153 Bộ luật dân sự).
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự ( Điều 17 Bộ luật dân sự năm
2005), bao gồm năng lực nhận thức hành vi và năng lực điều khiển hành vi.
Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự( Điều 22
Bộ luật dân sự năm 2005).
Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2005).
Đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên là cha, mẹ người chưa
thành niên ( Khoản 1 Điều 141Bộ luật dân sự năm 2005). Người chưa thành niên
không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của
cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành
niên đó và có yêu cầu về người giám hộ cho người chưa thành niên thì đại diện
theo pháp luật của người chưa thành niên là người giám hộ của người chưa thành
niên (điểm b Khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005);



Đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là người
giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự ( Khoản 2 Điều141Bộ luật dân sự
năm 2005).
Ví dụ 2: Không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện C buộc con mình là Nguyễn Văn T vào trường giáo dưỡng, ông Nguyễn
Văn A đã khởi kiện vụ án hành chính. Hãy xác định người có quyền khởi kiện và
người khởi kiện trong vụ án?
Giải: NguyễnVăn T là người bị đưa vào trường giáo dưỡng.Theo quy
định tại Điều 5 Luật TTHC NguyễnVăn T có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Do T chưa thành niên, ông A cha của T là người đại diện theo pháp luật của A
đã làm đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật TTHC người khởi
kiện trong vụ án là NguyễnVăn T.
1.1.2 Tổ chức - Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
Tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính thì phải là pháp nhân hoặc là tổ
chức được quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi hội đủ các điều kiện sau
( Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005):
1, Được thành lập hợp pháp;
2, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3, Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chiụ trách nhiệm bằng
tài sản đó;
4, Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.
Pháp nhân có thể là:
- Cơ quan nhà nước, Đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
- Tổ chức kinh tế;
- Tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội
nghề nghiệp;
- Tổ chức khác…
Ngoài ra một số tổ chức khác mặc dù không phải là pháp nhân nhưng do

pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập nên
cũng có quyền khởi kiện vụ án hành chính, đó là: Nhóm kinh doanh , Hộ gia
đình, tổ hợp tác, cộng đồng dân cư...
Ví dụ 3 : Không đồng ý với quyết định thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn B - chủ doanh nghiệp
kiêm giám đốc doanh nghiệp tư nhân B đ khởi kiện vụ án hành chính theo quy
định. Hãy xác định người khởi kiện trong vụ án?
Giải:Theo quy định tại Khỏan 3 Điều 143 luật doanh nghiệp năm 2005
“Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi,


nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan
đến doanh nghiệp”. Căn cứ Khỏan 6 Điều 3 Luật TTHC người khởi kiện trong
vụ án là ông Nguyễn Văn B.
1.1.3 Công chức nhà nước- Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
Theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức: “Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Ví dụ 4: Do vi phạm kỷ luật trong kỳ tuyển quân năm 2007, ông Nguyễn
Văn A Chỉ huy trưởng quân sự phường Y và ông Nguyễn Văn C cán bộ phường
đội phường Y đ bị buộc thôi việc. Theo quy định của pháp luật ông A và ông B có

quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Giải: Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 4, Điều 53 Luật Cán bộ, công chức
và điểm b khoản 2 Điều 3 nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối vớii cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nếu ông
A không phải là quân nhân chuyên nghiệp thì ông A là công chức nên có quyền
khởi kiện, còn ông B nếu không phải là công chức biệt phái thì không có quyền
khởi kiện vụ án hành chính.
1.2 Điều kiện về đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính
Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính phải thoả mãn 2 điều kiện:
- Phải là QĐHC, HVHC, QĐKLBTV, QĐGQKNĐVQĐXLVVCT;
- Phải liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp cuả người khởi kiện.
1.2.1 Quyết định hành chính (Khỏan 1 Điều 3 Luật TTHC)
QĐHC là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối
với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày
29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì:
QĐHC thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành


chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức
khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban
hành có chứa đựng nội dung của QĐHC được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ
những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ
quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ

sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của
cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:
a) QĐHC được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử
lý những việc cụ thể trong quản lý hành chính;
b) QĐHC được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ
sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC được hướng dẫn tại điểm a
nêu trên.
Với quy định như trên kết hợp với Khoản 1 Điều 28 Luật TTHC quy định
việc Tòa án không có thẩm quyền giải quyết đối với QĐHC, HVHC mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức ta có thể hiểu về mặt nguyên tắc đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính phải là QĐHC phải là quyết định điều chỉnh trực tiếp mối quan
hệ giữa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức với
các chủ thể bị quản lý. Do vậy tại điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số
02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 đã quy định: Trường hợp đối tượng khởi
kiện ghi trong đơn là QĐGQKN mà quyết định đó không thuộc đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật TTHC và hướng dẫn tại Điều 1 của
Nghị quyết này thì Toà án giải thích cho người khởi kiện biết là QĐGQKN đó
không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và yêu cầu người khởi kiện
sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện về đối tượng khởi kiện. Ví dụ: Phần quyết định
của QĐGQKN số 02/QĐ-GQKN chỉ ghi” Giữ nguyên Quyết định số 05/QĐ-UB
ngày15/10/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Y v/v thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số 01/GCNQSDĐđã cấp cho ông Nguyễn Văn B ngày
03/2/2007” thì QĐGQKN chỉ điều chỉnh mối quan hệ trong nội bộ cơ quan, tổ
chức giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người bị khiếu
nại( không thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng của ông B) nên không phải là
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án. Tuy nhiên nếu phần quyết định của QĐGQKN số 02/QĐ-GQKN lại ghi”
Giữ nguyên Quyết định số 05/QĐ-UB ngày15/10/2010 của Ủy ban nhân dân
huyện Y . Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01/GCNQSDĐ đã cấp

cho ông Nguyễn Văn B ngày 03/2/2007” thì QĐGQKN này không còn là quyết


định trong nội bộ cơ quan, tổ chức nữa mà là quyết định điều chỉnh trực tiếp mối
quan hệ giữa cơ quan, tổ chức với các chủ thể bị quản lý( trực tiếp thu hồi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số 01/GCNQSDĐ đã cấp cho ông Nguyễn Văn B)
, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Ví dụ 5 : Ngày 24/5/2011 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A ký Quyết
định số 05/QĐ-UB thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0114
đã cấp cho vợ chồng ông B, bà C. Không đồng ý với Quyết định số 05/QĐ-UB,
ông B, bà C đã khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Tòa án xem xét các quyết
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A. Hãy xác định:
- Người khởi kiện trong vụ án?
- Đối tượng khởi kiện của vụ án?
- Quan hệ bị khiếu kiện?
Giải:
- Ông B và bà C cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm đã khởi kiện vụ án hành chính. Căn cứ Khỏan 6 Điều 3 Luật TTHC người
khởi kiện trong vụ án là ông B, bà C.
- Quyết định số 05/QĐ-UB đã thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của vợ chồng ông B, bà C. Căn cứ Khỏan 1 Điều 3 Luật TTHC đối
tượng khởi kiện của vụ án là Quyết định số 05/QĐ-UB .
- Quan hệ tranh chấp ‘ Khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất
đai trong trường hợp thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
1.2.2 Hành vi hành chính ( khoản 2 Điều 3 Luật TTHC)
HVHC là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc
không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
HVHC cần phải được hiểu là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó

khi thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước bị khởi kiện. Ví dụ hành vi
cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC của Chủ tịch UBND cấp huyện là một HVHC
nhưng sau khi cưỡng chế thi hành quyết định buộc tháo dỡ nhà xây dựng trái
phép theo quyết định cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC của Chủ tịch UBND cấp
huyện trở về, xe chở đoàn cưỡng chế đã gây ra tai nạn giao thì hành vi gây tai
nạn giao thông không phải là một HVHC vì hành vi này không phải là hành vi
quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ 6: Ngày 16/6/2011 ông Nguyễn Văn A đến Phòng đăng ký kinh
doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh B để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho
Công ty TNHH Thương mại Q do ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị Y thành
lập thì bị cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh từ chối với lý do
bà Y đang là công chức nhà nước nên không đủ điều kiện để đăng ký doanh


nghiệp không đồng ý với việc từ chối trên, ông A đã khởi kiện đến Tòa án.. Hãy
cho biết:
- Những người có quyền khởi kiện vụ án hành chính?
- Người khởi kiện trong vụ án?
- Đối tượng khởi kiện của vụ án?
- Quan hệ bị khiếu kiện?
Giải:
- Việc từ chối đăng ký doanh nghiệp tác động trực tiếp đến ông A và bà Y.
Theo quy định tại Điều 5 Luật TTHC ông A và bà Y có quyền khởi kiện vụ án
hành chính.
-Ông A đã khởi kiện đến Tòa án. Căn cứ Khỏan 6 Điều 3 Luật TTHC
người khởi kiện trong vụ án là ông A.
- Căn cứ Khỏan 2 Điều 3 Luật TTHC đối tượng khởi kiện của vụ án là
hành vi từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Quan hệ tranh chấp là “ Khiếu kiện hành vi hành chính trong việc đăng
ký doanh nghiệp”.

1.2.3 Danh sách cử tri bầu cử đại biểu QH, danh sách cử tri bầu cử đại biểu
HĐND.
Theo quy định của Luật BCĐBQH (được QH thông qua ngày
15/4/1997;SĐ,BS ngày 25/12/2001 và 24/11/2010) và Luật BCĐBHĐND
(được QH thông qua ngày 26/11/2003; SĐ,BS ngày 24/11/2010) những công dân
có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri (DSCT).
Cử tri là sinh viên, học sinh, học viên ở các trường chuyên nghiệp, trường
đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và cử tri là quân nhân
ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào DSCT để bầu đại biểu HĐND
cấp tỉnh và cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
DSCT do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập theo khu vực bỏ phiếu.
DSCT trong các đơn vị vũ trang nhân dân do Ban chỉ huy đơn vị lập theo
khu vực bỏ phiếu; quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương thì được ghi
tên vào DSCT nơi mình cư trú.
Mặc dù tại Điều 28 Luật TTHC đã tách việc khiếu kiện QĐHC, HVHC và
khiếu kiện về DSCT bầu cử đại biểu Quốc hội, DSCT bầu cử đại biểu HĐND
thành 2 loại khiếu kiện khác nhau vì việc lập DSCT là một loại việc có tính chất
chuyên biệt cần phải được tách riêng để giải quyết theo một thủ tục đặc biệt
nhưng căn cứ vào định nghĩa về khái niệm HVHC được nêu tại khoản 2 Điều 3
Luật TTHC thì việc lập DSCT cũng là một loại HVHC.
1.2.4 Quyết định kỷ luật buộc thôi việc (Khỏan 3 Điều 3 Luật TTHC)


QĐKLBTV là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức KLBTV đối với công chức thuộc
quyền quản lý của mình.
Ví dụ 7: Do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ông Nguyễn Văn
C chuyên viên chính thuộc Ban tổ chức thành ủy thành phố H đã bị Trưởng ban
tổ chức thành ủy thành phố H ra quyết định buộc thôi việc. Hãy cho biết quyết
định buộc thôi việc của Trưởng ban tổ chức thành ủy thành phố H có phải là đối

tượng khởi kiện trong vụ án hành chính hay không?
Giải: Ông Nguyễn Văn C chuyên viên chính thuộc Ban tổ chức thành ủy
thành phố H. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật CB,CC ông C là công chức.
Theo quy định tại Khỏan 3 Điều 3 Luật TTHC quyết định buộc thôi việc của
Trưởng ban tổ chức thành ủy thành phố H là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính.
Theo quy định của khoản 1 Điều 79 Luật CBCC thì hình thức KLBTV là
hình thức kỷ luật cao nhất được áp dụng đối với CC có hành vi vi phạm Luật
CBCC và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến mức loại ra khỏi đội
ngũ công chức*.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011
của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức thì hình thức kỷ luật
buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp
luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc
từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công
chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động;
phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến
...........................................................
*Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Luật CB,CC thì CC vi phạm quy định
của Luật CBCC và các quy định khác của PL có liên quan thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau
đây:
a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;


c) Hạ bậc lương
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.
công chức.
Với quy định như trên ta có thể hiểu kỷ luật buộc thôi việc là một hình
thức kỷ luật riêng có chỉ được áp dụng đối với công chức*.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật có liên quan, một số đối tượng
không phải là công chức nhưng Luật CBCC cũng được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ lao động của họ thì quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với những
người này cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính**.
1.2.5 Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh.
Khi có khiếu nại về vụ việc cạnh tranh hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật về cạnh tranh, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định điều
tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh. Nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu
HCCT hoặc CTKLM Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định điều tra
chính thức vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp kết quả điều tra chính thức cho thấy hành vi bị điều tra là hành
vi CTKLM Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh sẽ ban hành QĐXLVVCT.
Không đồng ý với QĐ này các bên liên quan có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng
Bộ Công thương. Không đồng ý với QĐGQKN ĐVQĐXLVVCT của Bộ trưởng
Bộ CT các bên liên quan có quyền khởi kiện QĐ này đến Tòa án.
Trường hợp kết quả điều tra chính thức cho thấy hành vi bị điều tra thuộc
phạm HCCT Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh sẽ chuyển đến Hội đồng cạnh
tranh xem xét, xử lý. Không đồng ý với QĐXLVVCT của Hội đồng xử lý cạnh

tranh các bên liên quan có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh.
............................................................
*Trước đây theo quy định của Pháp lệnh CB,CC thì hình thức kỷ luật buộc
thôi việc có thể được áp dụng đối với cán bộ và công chức nhưng hiện nay
theo quy định tại Điều 78 của Luật CBCC thì hình thức kỷ luật buộc thôi
việc không được áp dụng đối với cán bộ. Cán bộ vi phạm kỷ luật chỉ có thể
bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là bãi nhiệm. Đối với những người
làm việc theo hình thức hợp đồng theo quy định tại các điều 84 và 85 Bộ
luật lao động, trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật đến mức không
thể tiếp tục cho làm việc theo hợp đồng lao động nữa thì người lao động sẽ
bị kỷ luật theo hình thức sa thải;


** Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011
quy định việc áp dụng luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh
đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm
chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước thì QĐKLBTV đối với
những người này cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Không đồng ý với QĐGQKN ĐVQĐXLVVCT của Chủ tịch Hội đồng cạnh
tranh các bên liên quan có quyền khởi kiện QĐ này đến Tòa án.
1.2.6 Áp dụng Luật tố tụng hành chính để giải quyết các khiếu kiện hành
chính về quản lý đất đai trước ngày 01/7/1011 ( Điều 3 Nghị quyết số
56/2010/NQ-QH12)
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 01/7/2011, người khiếu nại đã thực hiện
việc khiếu nại QĐHC, HVHC về quản lý đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đến ngày Luật này có
hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng
người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền

khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Điều kiện để khởi kiện theo quy định nêu trên là:
- Đã khiếu nại đúng quy định của pháp luật nhưng khiếu nại không được
giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với
quyết định giải quyết khiếu nại đó.
- Đơn kiện phải làm từ trong thời gian từ ngày 01/7/2011 đến ngày
01/7/2012.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 thì hoạt động
quản lý đất đai gồm có:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;


e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi

phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Do Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2005 ( có hiệu lực
từ ngày 1/6/2006 ) quy định quyền khởi kiện không hạn chế của các bên liên
quan nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại nhưng Luật đất đai năm 2003 và PLTTGQCVAHC (có hiệu lực
từ ngày 1/6/2006 )quy định các bên không có quyền khởi kiện đối với quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai và hạn chế quyền khởi kiện đối với QĐHC, HVHC
về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt
bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn
thời hạn sử dụng đất nên QĐHC, HVHC về quản lý đất đai được khởi kiện theo
quy định trên chỉ được giới hạn trong phạm vi giải quyết tranh chấp đất đai và
trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định
cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử
dụng đất.
1.3 Điều kiện về người bị kiện trong vụ án hành chính
(Khỏan 7 Điều 3 Luật TTHC)
Người bị kiện trong vụ án hành chính là người đã có QĐHC,
HVHC,QĐXLKLBTV, QĐGQKNĐVQĐXLVVCT bị người khởi kiện kiện.
Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động của các cá
nhân cụ thể nhưng khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ có trường hợp cá nhân thực
hiện nhân danh cơ quan, tổ chức, có trường hợp cá nhân thực hiện nhân danh
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức. Do vậy khi nhận đơn kiện, Tòa án
cần phải xác định theo quy định của pháp luật thì đối tượng khởi kiện trong vụ án
là quyết định hoặc hành vi của cơ quan, tổ chức hay người có thẩm quyền trong
cơ quan, tổ chức. Trường hợp quyết định hoặc hành vi bị kiện là của cơ quan, tổ
chức thì người bị kiện là cơ quan, tổ chức.



Trường hợp quyết định hoặc hành vi bị kiện là của cơ quan, tổ chức thì
người bị kiện là cơ quan, tổ chức.
Để xác định chính xác người bị kiện cần phải xác định QĐHC, HVHC,
QĐKLBTV, QĐGQKHĐVQĐXLVVCT bị khiếu kiện là quyết định hoặc hành
vi của cá nhân người có chức vụ, quyền hạn hay của cơ quan, tổ chức nơi người
đó làm việc. Muốn vậy chúng ta cần phải đối chiếu quyết định, hành vi bị khiếu
kiện đó với các quy định của pháp luật điều chỉnh về thẩm quyền ban hành hoặc
thực hiện các quyết định, hành vi đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định
thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi về một lĩnh vực quản lý thì việc
xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ
chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.
Ví dụ: Có hai QĐHC bị khởi kiện và hai QĐHC này đều do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyện ký (một quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và
một quyết định thu hồi đất của hộ gia đình). Căn cứ vào quy định của pháp luật
về thẩm quyền giải quyết các vụ việc này thì người bị kiện trong vụ án hành
chính về khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 29 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính),
còn người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định thu hồi đất
của hộ gia đình là Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 44 của Luật đất đai).
Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp
luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra QĐHC, HVHC,
QĐKLBTV, QĐGQKHĐVQĐXLVVCT. Trường hợp QĐHC, HVHC,
QĐKLBTV, QĐGQKHĐVQĐXLVVCT do một người cụ thể ký hoặc thực
hiện, nhưng người đó ký quyết định hoặc thực hiện hành vi với danh nghĩa một
chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định, hành vi đó là của người
đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó.
Ví dụ: Quyết định hành chính do ông Nguyễn Văn A ký với danh nghĩa
Chủ tịch UBND huyện B thì gọi là QĐHC của Chủ tịch UBND huyện B mà

không gọi là QĐHC của ông Nguyễn Văn A*.
Ví dụ 9 : Ngày 16/6/2008 Nguyễn Văn A bị Công an phường Y bắt đưa vào
trường giáo dưỡng của quận X.nhưng không có quyết định buộc vào trường giáo
dưỡng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận X. Trên đường dẫn giải trẻ A đã nhảy
khỏi xe của Công an phường và bị chết. Phát hiện ra sự việc trên, vợ chồng ông
B là cha, mẹ của trẻ A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố việc đưa A vào
trường giáo dưỡng là trái pháp luật và yêu cầu Tòa án buộc những người có liên
quan phải bồi thường các thiệt hại. Hãy xác định:
- Người khởi kiện?
- Đối tượng khởi kiện của vụ án?


- Người bị kiện?
- Quan hệ bị khiếu kiện?
Giải:
- Nguyễn Văn A là người bị đưa vào trường giáo dưỡng. Theo quy định tại
............................................................
* Xem khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011
Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011của Hội đồng thẩm phán
TANDTC.
Điều 636, điểm a Khỏan 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 kể từ thời điểm A
chết, quyền và nghĩa vụ của A được chuyển qua cha, mẹ là vợ, chồng ông B.
Căn cứ Khỏan 6 Điều 3 Luật TTHC người khởi kiện trong vụ án là vợ,chồng
ông B.
- Công an phường Y đã có hành vi bắt Nguyễn Văn A vào trường giáo
dưỡng và bị kiện. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC, đối tượng khởi
kiện trong vụ án là hành vi bắt Nguyễn Văn A vào trường giáo dưỡng của Công
an phường Y.
- Công an phường Y đã bắt Nguyễn Văn A vào trường giáo dưỡng và bị vợ
chồng ông B khởi kiện. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật TTHC, người bị

kiện là Công an phường Y.
- Quan hệ bị khiếu kiện” Hành vi hành chính trong việc buộc vào trường
giáo dưỡng”.
1.4 Điều kiện về thẩm quyền giải quyết cuả Toà án (Các điều từ 28 đến 31
Luật TTHC)
Tòa án chỉ có quyền giải quyết các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình. Thẩm quyền của Toà án bao gồm: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
và thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp.
1.4.1 Các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện sau:
1. Khiếu kiện QĐHC, HVHC, trừ các QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật
nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do
Chính phủ quy định và các QĐHC, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ
chức.
Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian,
lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công
bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước
CHXHCNVN( Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28/12/2000).
Theo quy định hiện hành, căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung


tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được
chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật.
Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục và giải mật danh mục bí mật
nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật trình.
Bộ Công an quyết định Danh mục và giải mật danh mục bí mật nhà nước
thuộc độ mật.
Với quy định như trên ta có thể thấy thẩm quyền ban hành Danh mục và
giải mật danh mục bí mật nhà nước là của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an.

Luật không quy định thẩm quyền ban hành Danh mục bí mật nhà nước của Chính
phủ. Do đó hiện nay chúng ta chưa có Danh mục bí mật nhà nước do Chính phủ
ban hành.
Hoạt động QLHC nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành nền hành
chính nhà nước của cơ quan HCNN, cơ quan, tổ chức khác được được nhà nước
trao quyền và người có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức nêu trên. Đối với cơ
quan, tổ chức hoạt động trên gồm có hoạt động quản lý, điều hành trong nội bộ
cơ quan tổ chức và hoạt động ra bên ngoài. TAND chỉ có quyền giải quyết các
khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC ra bên ngoài của cơ quan, tổ chức, không có
thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu kiện QĐHC, HVHC điều hành hoạt
động trong nội bộ cơ quan, tổ chức*.
Ví dụ 10: Trong các khiếu kiện sau, khiếu kiện nào thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án:
a) Khiếu kiện đối với Quyết định của Chủ tịch UBND quận X về việc gọi
công dân Nguyễn văn Y nhập ngũ.
b) Khiếu kiện đối với Quyết định của Giám đốc Sở Y tế đình chỉ hoạt động
của Phòng khám ngoài giờ của bác sĩ Trần Văn A.
c) Khiếu kiện đối với Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục chuyển trụ sở
của Trung tâm Khảo thí thuộc sở về địa điểm mới.
Giải:
Khiếu kiện thuộc trường hợp a và b không thuộc phạm vi loại trừ được quy
..............................................................
*Khoản 4 Điều 3 Luật TTHC quy định QĐHC, HVHC mang tính nội
bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo,


điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi
CQ,TC đó. Hiện nay có 2 cách hiểu khác nhau về phạm vi nội bộ CQ,TC:
Theo nghĩa hẹp: Phạm vi này chỉ giới hạn trong hoạt động quản lý,
chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năngnhiệm vụ trong phạm

vi nội bộ của từng CQ,TC. Cách hiểu này phù hợp với câu chữ của điều
luật;
Theo nghĩa rộng: Phạm vi này bao gồm hoạt động quản lý, chỉ đạo,
điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi nội
bộ của từng CQ,TC và nội bộ của hệ thống CQ,TC. Ví dụ quyết định của
Chủ tịch UBND cấp tỉnh điều động Phó giám đốc sở A đến làm giám đốc
sở B là QĐHC trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành mang tính nội
bộ của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Theo chúng tôi cách hiểu này là
cách hiểu gần hơn với nội hàm của khái niệm QĐHC,HVHC mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức.
định tại Khoản 1 Điều 28 Luật TTHC. Theo quy định tại Điều luật này khiếu kiện
này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3
Luật TTHC quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục chuyển trụ sở của Trung tâm
Khảo thí thuộc sở về địa điểm mới là QĐHC mang tính nội bộ của Sở Giáo dục.
Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật TTHC khiếu kiện này không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án.
2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ
Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 34/2011/ND9-CP ngày
17/5/2011của Chính phủ quy định về XLKL đối với công chức thì:
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành XLKL và quyết định HTKL.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ
quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến
hành XLKL và quyết định HTKL.
Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được
cử đến biệt phái tiến hành XLKL, quyết định HTKL
và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái.



Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp
luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công
chức trước đây tiến hành XLKL, quyết định HTKLvà gửi hồ sơ, QĐKL về cơ
quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn
giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc XLKL.
Theo quy định tại Điều 20 và Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25/01/2001 quản lý Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ. Quản lý Vụ trưởng; Tổng cục trường và chức vụ tương
đương thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Với quan điểm chưa trao cho TA thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện
QĐKLBTV của Thủ tướng Chính phủ, Luật TTHC đã quy định thẩm quyền
giải quyết của TA chỉ giới hạn trong phạm vi QĐKLBTV đối với công chức giữ
chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống
4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh.
Do Luật TTHC tách khiếu kiện đối với QĐGQKNĐVQĐXLVVCT thành
một loại khiếu kiện độc lập với khiếu kiện QĐHC, HVHC đồng thời Luật cạnh
tranh chỉ quy định quyền khởi kiện đối với QĐGQKNĐVQĐXLVVCT không
quy định về quyền khởi kiện đối với các QĐHC, HVHC mà những người tiến
hành tố tụng cạnh tranh ban hành hoặc thực hiện trong quá trình xử lý VVCT
như: Các quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến
vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC ( khám nơi cất
giấu tang vật phương tiện vi phạm, tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm),
QĐXLVVCT...Do đó dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính liên quan đến việc xử lý vụ VVCT.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong việc xử lý VVCT người liên quan chỉ
có quyền khởi kiện và TA chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện

QĐGQKNĐVQĐXLVVCT, không có quyền khởi kiện và Tòa án không có thẩm
quyền giải quyết các khiếu kiện đối với các QĐHC,HVHC khác.
Quan điểm thứ 2 cho rằng: Xử lý VVCT thực chất là việc xử lý VPHC
trong lĩnh vực cạnh tranh của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan NN
thuộc Cục quản lý cạnh tranh và HĐ cạnh tranh Bộ Công thương. Trong quá
trình xử lý những người tiến hành tố tụng có thể ban hành các QĐHC hoặc có các
HVHC. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật TTHC, khiếu kiện đối với các
QĐHC hoặc các HVHC này ( kể cả khiếu kiện đối với quyết định XLVVCT) đều


là các khiếu kiện QĐHC,HVHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.
Quan điểm thứ 3 cho rằng: Khiếu kiện đối với các QĐHC,HVHC mà
những người tiến hành tố tụng cạnh tranh ban hành hoặc thực hiện là các khiếu
kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật
TTHC. Riêng khiếu kiện đối với QĐXLVVCT do Luật cạnh tranh quy định nếu
không đồng ý với quyết định này thì những người liên quan phải khiếu nại đến
Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Hội đồng cạnh tranh. Nếu không đồng ý với
QĐGQKN của Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Hội đồng cạnh tranh, các bên
liên quan có quyền khởi kiện đối với QĐGQKNĐVQĐXLVVCT. Do đó Tòa án
chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện QĐGQKNĐVQĐXLVVCT,
không có quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐXLVVCT. Với các lẽ trên, theo
chúng tôi quan điểm thứ 3 là phù hợp nhất.
1.4.2 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp
TA cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm khiếu kiện QĐHC, HVHC,
QĐKLBTV cuả cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thuộc cơ quan, tổ chức từ
cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với TA cấp huyện
đó.
TA cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các bản án,
quyết định cuả TA cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các khiếu kiện QĐHC, HVHC, QĐKLBTV cuả

cơ quan, tổ chức , người có thẩm quyền thuộc cơ quan, tổ chức cấp tỉnh trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với TA; Các khiếu kiện QĐHC, HVHC,
QĐKLBTV, QĐXLVVCT cuả các cơ quan, tổ chức cấp TW*, người có thẩm
quyền thuộc các cơ quan này mà người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với TA đó**; Các khiếu kiện QĐXLVVCT
thuộc thẩm quyền cuả TANDcấp huyện thuộc tỉnh đó mà TA cấp tỉnh lấy lên để
giải quyết.***

.....................................................
*Hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc xác định cấp độ của các cơ
quan, tổ chức mà việc thành lập và hoạt động của nó không được phân
chia theo cấp độ hành chính. Để xác định cơ quan, tố chức đó là cấp TW,
cấp tỉnh, hay cấp huyện theo ý kiến của chúng tôi cần phải căn cứ vào cấp
độ của cơ quan nhà nước tương ứng với QĐ hoặc HV bị khởi kiện. Ví dụ:
Để xác định hành vi khấu trừ thuế thu nhập tại nguồn của một công ty cổ
phần là hành vi của cấp nào thì cần xác định cơ quan thuế cấp nào là cơ
quan có quyền quản lý và thu khoản thuế thu nhập đó. Nếu việc quản lý và
thu khoản thuế đó là thuộc thẩm quyền của Chi cục thuế huyện thì HV
khấu trừ thuế đó là HV của cơ quan cấp huyện;


**Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc

trụ sở trên lãnh thổ VN thì thẩm quyền giải quyết thuộc TA nơi cơ quan,
người có thẩm quyền đã có QĐHC, HVHC;Trường hợp khiếu kiện
QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện ngoại giao của VN ở nước ngoài
hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện
không có nơi cư trú tại VN, thì Toà án có thẩm quyền là TANDTP.Hà
Nội hoặc TANDTP. Hồ Chí Minh;
***


Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày
29/7/2011 thì TA cấp tỉnh có thể lấy vụ án thuộc thẩm quyền của TA cấp
huyện lên giải quyết trong các trường hợp sau:
1. Khiếu kiện QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND
cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp.
2. Khiếu kiện QĐHC, HVHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TA cấp
huyện mà các TP của TA cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
3. Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác
tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của VN ở nước ngoài hoặc cơ
quan có
Tòa phúc thẩm TANDTC có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm
các bản án, quyết định cuả TAND cấp tỉnh bị KC, KN theo thủ tục phúc thẩm.
Ví dụ 11: Chi nhánh Công ty TNHH A tại TPHCM được công ty thành lập
và ủy quyền giải quyết toàn bộ các vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi
nhánh tại TP.HCM. Không đồng ý với Quyết định của Cục trưởng Cục Kiểm tra
sau thông quan v/v xử phạt VPHC và truy thu thuế đối với lô hàng mà chi nhánh
đã nhập khẩu. Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH A tại TPHCM đã khởi kiện vụ
án hành chính. Hãy xác định người khởi kiện, đối tượng khởi kiện, người bị kiện,
quan hệ hành chính bị khiếu kiện và thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án?
Giải:
- Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật dân sự năm 2005 chi nhánh không
phải là pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền
của pháp nhân. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân
sự do chi nhánh xác lập. Do đó người khởi kiện trong vụ án là Công ty TNHH A.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC đối tượng khởi kiện trong
vụ án là Quyết định của Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan.
- Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật TTHC người bị kiện trong vụ án
là Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan.

- Quan hệ hành chính bị khiếu kiện là “ Khiếu kiện QĐXPVPHC trong
lĩnh vực hải quan”.


- Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan là người có thẩm quyền thuộc
cơ quan trung ương. Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm là Tòa án nơi
Công ty TNHHA có trụ sở.
1.5 Điều kiện về thời hiệu khởi kiện( Điều 104 Luật TTHC)
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn pháp luật quy định cho người khởi kiện có
quyền khởi kiện. Hết thời hạn đó người khởi kiện mất quyền khởi kiện.
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm
cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và
điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động
làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích
......................................................
thẩm quyền của nước ngoài.
hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc
nghĩa vụ dân sự của mình;
Các quy định về cách xác định thời hạn, thời hiệu trong Bộ luật dân sự
cũng được áp dụng trong việc giải quyết các vụ án hành chính, như:
Thời hạn được tính theo dương lịch.
Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên
của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.

Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được
tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối
cùng của thời hạn.
Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn
không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ
thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.


Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ
của ngày đó.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và
chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra một trong các
sự kiện như: Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện,
người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự; Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý
do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người
đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện
sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình
đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với
người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.
Điều 104 Luật TTHC quy định thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp

được quy định như sau*:
a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC,
QĐKLBTV;
b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được QĐGQKNĐVQĐXLVVCT;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan
lập DSCT hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông
báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập DSCT đến trước ngày bầu cử 05
ngày.
Ví dụ 12: Không đồng ý với Quyết định truy thu thuế số 01/QĐ-CTTP
ngày 15/7/2010 của Cục thuế thành phố H, ngày 14/8/2010 Công tyCPA đã
khiếu nại. Ngày 5/11/2010 Công ty nhận được quyết QĐGQKN của Tổng cục
trưởng Tổng cục thuế bác đơn khiếu nại của Công tyCPA.
Ngày 30/3/2011 Công ty CPA đã khởi kiện vụ án hành chính đối với
QĐGQKN của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Tòa án đã trả lại đơn kiện cho
Công ty CP A với lý do vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Ngày 03/7/2011 Công ty CPA tiếp tục nộp đơn khởi kiện đối với Quyết định truy


thu thuế số 01/QĐ-CTTP. Hãy cho biết thời hiệu khởi kiện của Công ty CPA còn
hay hết?
Giải: Ngày 15/7/2010 Cục thuế thành phố H có Quyết định truy thu thuế
số 01/QĐ-CTTP. Ngày 03/7/2011 Công ty CPA tiếp tục nộp đơn khởi kiện.Do đó
thời hiệu khởi kiện của Công ty CP A vẫn còn.
1.6 Điều kiện về nội dung và hình thức đơn kiện (Điều 105 Luật TTHC)
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) TA được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d) Nội dung QĐHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải
...........................................................
*Luật TTHC không quy định về thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp
người khởi kiện chọn hình thức khiếu nại trước khi khởi kiện. Do đó, trong
trường hợp này ngoài thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo Luật TTHC,
người khởi kiện còn được lựa chọn thời hiệu khởi kiện theo quy định của
Luật KNTC để khởi kiện.
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu
nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
e) Các yêu cầu đề nghị TA giải quyết;
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại.
Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ
quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký
tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì
đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc
điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu
của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
2

Thủ tục thụ lý vụ án hành chính
Thủ tục thụ lý vụ án hành chính là việc tiếp nhận đơn kiện, xem xét các
điều kiện khởi kiện , làm các thủ tục vào sổ thụ lý, phân công thẩm phán giải
quyết và thông báo việc thụ lý cho VKS cùng cấp và các đương sự biết nếu vụ
việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.

2.1 Thủ tục tiếp nhận đơn kiện


Người khởi kiện có quyền trực tiếp nộp đơn kiện hoặc thông qua người
khác hoặc bưu điện để gửi đơn kiện đến TA.
Khi nhận được đơn kiện TA phải kiểm tra hồ sơ khởi kiện đối chiếu với
quy định về điều kiện khởi kiện để có hướng xử lý phù hợp như yêu cầu bổ sung,
sửa đổi đơn kiện ; Trả lại đơn kiện; Chuyển đơn kiện cho TA có thẩm quyền và
báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TA khác
hoặc làm thủ tục thụ lý vụ án.
Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung theo quy định thì TA
thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của TA. Nếu họ
không sửa đổi, bổ sung theo thì TA án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo
cho người khởi kiện.
Trường hợp đơn kiện được gửi đến TA bằng đường bưu điện hoặc người
khác nộp thay cần chú ý kiểm tra đơn kiện có đúng là do người khởi kiện ký hay
không.
+ TA trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính;
c) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính;
đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của TA đã có
hiệu lực pháp luật;
e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án;
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu
nại;
h) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định mà không được người khởi
kiện sửa đổi, bổ sung;

i) Hết thời hạn được thông báo mà người khởi kiện không xuất trình biên lai
nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện, TA
phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện
được gửi ngay cho VKS cùng cấp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn
khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với
Chánh án TA đã trả lại đơn khởi kiện.


Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị
về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án TA phải ra một trong các quyết định sau
đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, VKS
cùng cấp biết;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án
TA thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS cùng cấp có quyền
kiến nghị với Chánh án TA cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án TA cấp trên trực tiếp phải
giải quyết. Quyết định của Chánh án TA cấp trên trực tiếp là quyết định giải
quyết cuối cùng.
2.2 Thụ lý vụ án hành chính
Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu xét thấy vụ án
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thì TA thông báo cho người khởi kiện
biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp
tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho
người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền

tạm ứng án phí.
TA thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm
ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không
phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày TP thông báo cho
người khởi kiện biết việc thụ lý.
Tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm là 200.000đ.
+ Các trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí, miễn án phí hành chính
sơ thẩm* :
- Khiếu kiện về DSCT;
- Thương binh; cha, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng;
- Khiếu kiện QĐHC,HVHC trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử
lý hành chính giáo dục tại xã, phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở chữa bệnh , đưa vào cơ sở giáo dục;
- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của chính phủ;
+ Các trường hợp được miễn nộp một phần tạm ứng án phí, một phần án
phí hành chính sơ thẩm **: Người có khó khăn về kinh tế được UBND xã,


phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận có thể được toà án miễn một phần
hoặc toàn bộ án phí.
Người khởi kiện không phải nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với
yêu cầu địi bồi thường thiệt hại.
2.3 Thông báo thụ lý vụ án hành chính
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, TA phải thông
báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
việc giải quyết vụ án và VKS cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
b) Tên, địa chỉ TA đã thụ lý vụ án;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu TA giải quyết;
đ) Danh sách tài liệu người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
........................................................
* Điều 10 và Điều 11 PL án phí lệ phí Tòa án ngày 27/02/2009;
** Điều 14 PL án phí lệ phí Tòa án ngày 27/02/2009;
e) Thời hạn người được thông báo phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu
của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) cho TA;
g) Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho TA văn
bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho TA văn bản ghi ý kiến của
mình về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn
gửi cho Toà án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án gia hạn
một lần, nhưng không quá 10 ngày.
Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã nhận
được thông báo, nhưng không nộp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn quy định
tại khoản 1 Điều này mà không có lý do chính đáng thì Toà án tiếp tục giải quyết
vụ án.
+ Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan


×