Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tiểu luận lý thuyết thông tin bất cân xứng vận dụng trên thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.54 KB, 76 trang )

ĐỀ TÀI 2: PHẢN BIỆN

LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG,
VẬN DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. TRƯƠNG MINH TUẤN
Nhóm thực hiện:

Stt
4
8
25
53
79
93
42
94
70

Họ và tên
HỒ VĂN BẢO
NGUYỄN HỮU DUYỆT
PHAN QUỐC HƯNG
LÊ NHẬT QUANG
TRẦN NGỌC TRÁC ( Nhóm Trưởng)
VƯƠNG VŨ
LÝ BỮU NGHĨA
ĐỖ HOÀNG YẾN
TRẦN VĂN THUẬN


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG


1. Giới thiệu chung về lý thuyết thông tin bất cân xứng .
Trong suốt hơn 3 thập kỉ trở lại đây, lý thuyết về thị trường với thông tin bất cân
xứng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu kinh tế quan trọng và hết sức thú vị. Các mô
hình kinh tế với tình trạng thông tin không hoàn hảo đã trở thành một công cụ không thể
thiếu được của các nhà nghiên cứu kinh tế. Từ lý thuyết này đã có không biết bao nhiêu
ứng dụng trong thực tế, từ những nền thị trường nông nghiệp truyền thống của các quốc
gia đang phát triển cho đến những thị trường tài chính hiện đại ở những nền kinh tế phát
triển. Cơ sở cho lý thuyết thông tin bất cân xứng này được đưa ra lần đầu tiên vào những
năm 1970 bởi một nhóm ba nhà khoa học gồm George Akerlof, Michael Spence và
Joseph Stiglitz. Đến năm 2001 thì lý thuyết này đã khẳng định được vị trí trong nền kinh
tế học hiện đại khi các nhà nghiên cứu nói trên cùng vinh dự được trao giải thưởng Nobel
Kinh tế cho công trình nghiên cứu “phân tích các thị trường với tình trạng thông tin bất
cân xứng”.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời khi lý thuyết kinh tế học tân cổ điển đã
thất bại trong việc giải thích một cách hiệu quả tại sao các thể chế thị trường xuất hiện.
Lý thuyết kinh tế tân cổ điển về thị trường giả định người bán và người mua có thông tin
hoàn hảo về: (i) đối tác bên kia của giao dịch, (ii) chất lượng, đặc điểm của hàng hóa hay
dịch vụ được trao đổi, và (iii) cấu trúc thị trường. Giả định trên là hoàn toàn hợp lý nếu
như ta dễ dàng có được các thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế phải tốn chi phí mới có
được thông tin, thậm chí trong nhiều trường hợp một đối tượng tham gia giao dịch không
thể biết được thông tin của đối tác bên kia cho dù có bỏ bao nhiêu tiền để thu thập thông
tin đi nữa. Trong nhiều thị trường hàng hóa, người mua thường khó phân biệt được giữa
sản phẩm chất lượng tốt với sản phẩm chất lượng tồi. Trong thị trường lao động, các công
ty và người sử dụng lao động thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định kỹ năng
và năng lực của nhân viên trong công ty mình khi mới bắt đầu tuyển dụng.
Trong thị trường tài chính, người cho vay thường phải mất chi phí khá cao để xác
định được mức độ uy tín hay thành tích tín dụng của người đi vay tiềm năng.
Lý thuyết Thông tin bất cân xứng đi vào nghiên cứu tình trạng các bên tham gia
vào giao dịch không có các lượng thông tin cân xứng nhau. Một bên trong giao dịch có
lợi thế về thông tin (informed party) còn bên kia bị bất lợi về thông tin (uninformed

party). Thông tin ở đây có thể là một hành động (action) hay một đặc điểm


(characteristic) của bên có lợi thế về thông tin. Ví dụ của sự bất cân xứng thông tin về đặc
điểm của một bên có thể thấy ở thị trường hàng hóa cũ, như xe cũ chẳng hạn: người bán
hàng thường có thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thực trạng chất lượng của chiếc xe
mình đã sử dụng, còn người mua thường rơi vào trạng thái bất lợi về thông tin. Còn ví dụ
cho sự bất cân xứng thông tin về hành động là mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp
với những nhân viên của mình như nhân viên bán hàng. Người chủ doanh nghiệp không
thể biết một cách chính xác liệu nhân viên của mình có thực sự tận tâm với công việc hay
không, có tìm mọi cách để tăng doanh số bán hàng hay không, vì sự nỗ lực không phải
lúc nào cũng có thể được quan sát trực tiếp và đo lường một cách chính xác.
Lý thuyết này đưa ra ba lớp bài toán quan trọng là lựa chọn ngược (hay còn gọi là lựa
chọn bất lợi - adverse selection), rủi ro đạo đức (hay còn được dịch là tâm lý ỷ lại - moral
harzard) và phát tín hiệu (signalling). Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hai hệ quả trực
tiếp của hiện tượng thông tin bất cân xứng, còn phát tín hiệu là biện pháp để hạn chế tình
trạng này.
1.1.

Lựa chọn ngược

Lựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi tiến hành
giao dịch: khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một đặc điểm nào đó (chẳng
hạn như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự lành mạnh về tài chính, …) mà bên
kia không thể quan sát với độ chính xác tuyệt đối khiến bên kia không thể đưa ra quyết
định chính xác và tối ưu. Bên có lợi thế về thông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che
dấu, bóp méo thông tin theo hướng có lợi cho mình. Còn bên thiếu thông tin hơn cần hiểu
được bất lợi này để tìm các biện pháp buộc bên có nhiều thông tin phải bộc lộ những đặc
điểm hay thông tin cần biết.
Hãy xem xét một ví dụ trong hoạt động bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm phát hành

một hợp đồng bảo hiểm rủi ro mất xe. Kết quả có nhiều khả năng xảy ra là đa số những
người phải để xe ở những nơi không an toàn sẽ mua bảo hiểm. Thông tin về nơi mà người
sử dụng xe hay gửi xe là thông tin chỉ riêng anh hay chị ta biết. Nói một cách khác, đó là
thông tin mà người ngoài và cụ thể là công ty bảo hiểm không thể quan sát được. Do vậy,
công ty không thể phân biệt được để tính mức phí bảo hiểm khác nhau với độ rủi ro khác
nhau. Ai cũng nói là mình luôn gửi xe ở những nơi an toàn để hy vọng được hưởng phí


bảo hiểm thấp. Trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng một mức phí bảo hiểm bình
quân. Với một mức phí bảo hiểm bình quân như vậy, thì những người thực sự luôn gửi xe
ở nơi an toàn – khách hàng mà công ty bảo hiểm muốn hướng tới - sẽ thấy không đáng để
mua bảo hiểm, còn những người có độ rủi ro cao - đối tượng khách hàng công ty bảo
hiểm muốn tránh - sẽ sẵn sàng mua. Như vậy, chỉ có những người có độ rủi ro mất xe cao
mới mua bảo hiểm. Như vậy, công ty bảo hiểm đã bị đặt trong tình trạng lựa chọn ngược
vì thực chất, công ty bảo hiểm chỉ muốn bán bảo hiểm cho những khách hàng gửi xe ở
nơi an toàn.
Hãy xem xét một ví dụ khác trong thị trường xe cũ 4 . Những người muốn mua xe
thường không thể biết một cách chính xác chất lượng của những chiếc xe đã qua sử dụng.
Vấn đề này còn được miêu tả trong kinh tế học với hình ảnh “những trái chanh” (The
Lemons problem *)5
Họ không thể phân biệt được đâu là chiếc xe tốt (một quả đào), đâu là chiếc xe đã
quá cũ, chất lượng tồi (một quả chanh). Vì thế, cái giá mà họ sẵn sàng trả để mua một
chiếc xe cũ sẽ phản ánh chất lượng trung bình của những chiếc xe cũ trên thị trường, sẽ là
một mức giá nằm giữa giá của một chiếc xe tồi và giá của một chiếc xe tốt.
Về phía người bán xe cũ, anh ta biết rõ hơn ai hết chất lượng thực sự của chiếc xe
của mình. Nếu chiếc xe của anh ta là một “trái chanh”, thì người chủ xe sẽ cực kì sẵn
lòng bán cho bạn với mức giá trung bình mà bạn chấp nhận, bởi mức giá này cao hơn giá
trị thực sự của chiếc xe. Trong khi đó, nếu chiếc xe của anh ta là một “trái đào”, tức là
một chiếc xe chất lượng tốt, thì anh ta sẽ không muốn bán cho bạn theo mức giá trung
bình đó. Bởi vì như chúng ta đã nói ở trên, mức giá trung bình đó cao hơn mức giá của

chiếc xe tồi nhưng lại thấp hơn mức giá của một chiếc xe tốt thực sự. Anh ta biết rằng
chiếc xe tốt của mình đã bị trả giá thấp hơn giá trị, vì thế sẽ không muốn bán nó trên thị
trường. Chính vì hiện tượng này, trên thị trường sẽ chỉ có rất ít những chiếc xe tốt và
người mua xe sẽ chỉ mua được những chiếc xe chất lượng kém, với mức giá cao hơn giá
trị thực sự của nó. Đây chính là hiện tượng lựa chọn ngược.
Hiện tượng này có thể thấy rõ ở thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. Thị
trường này có 2 loại xe: xe chất lượng tốt và xe dỏm. Giả sử xe chất lượng tốt chiếm một
phần tư số xe bán. Và giả sử những người có xe tốt sẵn lòng bán với giá 700$, còn những


người có xe dỏm sẵn lòng bán với giá 300$. Người mua xe sẵn lòng trả 800$ cho xe tốt
nhưng chỉ trả 400$ cho xe dỏm. Nếu có cách biết rõ được loại xe mà mình mua, thì người
mua xe sẽ trả trong khoảng 700 - 800$ cho một chiếc xe tốt, và khoảng 300 - 400$ cho
một chiếc xe dỏm.
Tuy nhiên thực tế là người bán xe biết được chất lượng của chiếc xe anh ta bán,
còn người mua thì không có cách nào quan sát được chất lượng của những chiếc xe trước
khi mua. Động cơ của người bán xe dỏm là luôn che dấu thông tin và nói rằng xe anh ta
là xe tốt. Do luôn có khả năng mua phải xe dỏm (với xác suất là 3/4) nên người mua
không bao giờ trả 700 - 800$ cho một chiếc xe. Anh ta sẽ trả một mức giá kỳ vọng là
3/4*400 + 1/4*800 = 500$. Như vậy người có xe tốt sẽ không bán vì anh ta đòi 700$.
Vấn đề lựa chọn ngược nảy sinh vì những người có động cơ bán xe chỉ toàn là những
người có xe dỏm.
1.2.

Rủi ro đạo đức
Hiện tượng rủi ro đạo đức là tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra sau giao

dịch, trong đó một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về hành động của bên
kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông tin hơn có thể dễ dàng che đậy
hành động của mình, nên họ có xu hướng hành động đi ngược lại lợi ích của bên kia và

theo hướng có lợi cho mình. Hiện tượng này còn được nghiên cứu dưới hình thức là vấn
đề người ủy thác- đại lý (principal - agent problem). Vấn đề nảy sinh khi có sự phân ly
về quyền lợi. Một công ty muốn nhân viên bán hàng của mình chủ động tìm kiếm khách
hàng, nhưng các nhân viên thì thích ngồi không và uống trà. Khác biệt về quyền lợi đi
kèm với thực tế là chủ công ty không thể quan sát được hành động của các nhân viên bán
hàng của mình. Nói một cách khác, ta gặp phải vấn đề hành động bị che đậy. Nếu như
người chủ sở hữu có thể quan sát được nhân viên làm việc có trách nhiệm như thế nào,
thì sẽ không có vấn đề về động cơ khuyến khích nhân viên bỏ bê công việc để làm việc
riêng. Bởi lúc đó, người chủ sở hữu đơn giản chỉ cần trả lương căn cứ trên nỗ lực người
nhân viên bỏ ra. Nhưng thường thì việc đo lường các hoạt động của nhân viên, việc kiểm
chứng các thông tin được báo cáo đối với người chủ sở hữu là vô cùng tốn kém hoặc
thậm chí không thể thực hiện được.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro đạo đức, ta hãy dùng một ví dụ về bảo hiểm,


nơi thuật ngữ này bắt nguồn. Trong phần nói về lựa chọn ngược ở trên, chúng ta đã sử
dụng ví dụ về rủi ro mất xe máy để minh họa cho khái niệm “lựa chọn ngược”. Ta thấy
rằng trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm không biết được đặc điểm của
các khách hàng (thông tin bị che đậy dẫn tới lựa chọn ngược). Thậm chí sau khi đã ký
hợp đồng, công ty bảo hiểm cũng không cũng không quan sát được hành vi của khách
hàng. Những người sau khi đã mua bảo hiểm thường trở nên bất cẩn hơn. Họ không còn
giữ xe cẩn thận như trước nữa vì ỷ lại rằng nếu mất thì cũng được công ty bảo hiểm đền
bù. Đây chính là tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức. Kết quả là xác suất mất xe của những
người bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó kéo theo chi phí đền bù của công ty bảo hiểm
tăng lên.
Nếu quan sát được hành vi của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa vào trong
hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những hành vi (bất cẩn)
nào dẫn tới mất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi những điều khoản đó. Tuy
nhiên, việc quan sát hành vi là rất tốn kém, nếu không muốn nói là không khả thi. Do
vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty bảo hiểm thường không có cách nào

để xác định được là khách đó có thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng hay không.
1.3. Phát tín hiệu
Trong thị trường xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng, không phải lúc nào bên
có nhiều thông tin cũng là bên có lợi thế. Chẳng hạn trong thị trường xe máy Trung
Quốc, những người sản xuất xe máy tốt thực sự là bên có nhiều thông tin hơn về chất
lượng sản phẩm của mình nhưng họ vẫn không thể bán được hàng do phía người mua
không có thông tin đầy đủ về chất lượng sản phẩm. Trong những trường hợp thế này,
người nắm giữ những thông tin riêng biệt cần chủ động thực hiện những hoạt động làm
cho đối tác trong giao dịch biết được thông tin về mình. Người bán xe chất lượng tốt sẽ
có động cơ khuyến khích để phát ra tín hiệu nhằm mục đích làm cho người mua biết
được mình bán xe tốt và sẵn lòng trả giá cao cho xe tốt này. Một tín hiệu mà người bán
xe có thể phát đi để người mua xe nhận biết được, đó chính là điều khoản bảo hành.
Nếu người bán muốn thực hiện một hành vi nào đó để phát tín hiệu thì sẽ phải tốn
chi phí. Điểm then chốt là chi phí phát tín hiệu của người bán sản phẩm chất lượng xấu
luôn luôn cao hơn chi phí phát tín hiệu của người bán sản phẩm chất lượng cao. Do vậy,


người bán sản phẩm tồi sẽ không có động cơ tìm cách phát tín hiệu và nói dối. Ví dụ, việc
cung cấp chế độ bảo hành đối với người bán xe chất lượng kém sẽ đòi hỏi nhiều chi phí
hơn người bán xe hơi tốt. Khi đó, bảo hành xe đã trở thành một tín hiệu hết sức hiệu quả.
Trong thị trường tín dụng, nếu một cá nhân trước đó đã tốn nhiều công sức để thiết
lập thành tích tín dụng tốt, lời tuyên bố của anh ta rằng anh ta có ý định hoàn trả món nợ
sẽ đáng tin hơn. Thành tích tín dụng của anh ta khi đó sẽ đóng vai trò như một tín hiệu.
2. Thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính
Như đã trình bày ở phần lý luận chung về thị trường tài chính, một trong những
vấn đề cố hữu của thị trường tài chính chính là chi phí giao dịch. Sự tồn tại của chi phí
giao dịch trong thị trường tài chính phần nào lý giải được tại sao các trung gian tài chính
và tài chính gián tiếp lại đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính như vậy. Một
lý do khác nữa đó là trong thị trường tài chính, một bên thường không biết đủ thông tin
về bên kia để đưa ra các quyết định đúng đắn. Ví dụ một người đi vay thường có nhiều

thông tin về nguồn thu nhập tiềm năng trong tương lai cũng như những rủi ro liên quan
với dự án đầu tư của họ hơn là người cho vay. Tình trạng thông tin bất cân xứng này
trong thị trường tài chính cũng dẫn tới 2 vấn đề trong hệ thống tài chính vào 2 thời điểm:
trước và sau giao dịch.
2.1. Lựa chọn ngược
Lựa chọn ngược là vấn đề gây ra bởi tình trạng thông tin bất cân xứng trước khi
giao dịch được tiến hành. Lựa chọn ngược trong thị trường tài chính xảy ra khi hầu hết
những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra kết quả đầu tư tồi nhất - rủi ro tín dụng cao lại là những người có khả năng sẽ vay được nợ nhất.
Để hiểu được tại sao lại xảy ra tình huống lựa chọn ngược, hãy giả thiết là bạn có 2
người bạn mà bạn có thể cho vay tiền là A và B. A là kiểu người cẩn thận, truyền thống,
chỉ đi vay khi anh ta có một kế hoạch đầu tư chắc chắn mang lại lợi nhuận. Còn B thì
ngược lại, anh ta là một kẻ ưa liều lĩnh. B chỉ vừa mới nghĩ tới một kế hoạch làm giàu
nhanh chóng mà sẽ biến anh ta thành một triệu phú chỉ trong một đêm nếu anh ta có thể
kiếm được số đầu tư ban đầu là 1000$. Tuy nhiên, không may là những dự án làm giàu
nhanh kiểu như thế này lại thường đi liền với độ rủi ro rất cao: có nhiều khả năng là
khoản đầu tư của B sẽ không mang lại kết quả và anh ta sẽ mất trắng


1000$.
Vậy thì ai có nhiều khả năng sẽ tìm đến bạn để hỏi vay hơn? A hay B? Tất nhiên
người đó sẽ là B, bởi vì anh ta sẽ kiếm được bộn tiền nếu khoản đầu tư đó thành công.
Tuy nhiên bạn có thể sẽ không thích cho B vay vì có nhiều khả năng B sẽ thất bại và
không thể trả lại cho bạn món tiền 1000$.
Nếu bạn biết cả A và B rất rõ, có nghĩa là thông tin hoàn toàn cân xứng, thì bạn sẽ không
gặp vấn đề gì trong việc cho vay, bởi vì bạn biết rõ rằng B là một rủi ro tín dụng lớn và
bạn sẽ không cho B vay. Giả thiết là bạn không biết rõ về cả 2 thì có khả năng là bạn sẽ
cho B vay bởi vì B sẽ luôn tìm mọi cách để vay được 1000$. Khi đó bạn đã tự đặt mình
vào tình huống rủi ro cao. Nhưng nếu giả thiết bạn hiểu rõ tình trạng thông tin bất cân
xứng của mình và quyết định không cho ai vay để đảm bảo an toàn vốn, thì lại gây ra một
tình trạng lãng phí nguồn lực bởi những người như A - có thành tích tín dụng tốt hoặc có

tiềm năng trả nợ cao - lại không thể tìm được một nguồn vốn đầu tư cho dự án khả thi của
mình.
Tương tự như ví dụ về thị trường bảo hiểm đã xem xét ở trước, nếu càng tăng phí
bảo hiểm thì càng làm cho những người có rủi ro cao mua và đẩy những người rủi ro thấp
ra, từ đó lại làm tăng chi phí bồi thường bảo hiểm. Trong thị trường tín dụng, lãi suất mà
ngân hàng quy định các đối tượng vay phải trả sẽ ảnh hưởng tới sự chọn lựa những ai nộp
hồ sơ xin vay vốn. Lãi suất càng cao thì chỉ có những ai có dự án đầu tư rủi ro cao mới
sẵn sàng vay. Như vậy, tăng lãi suất có thể dẫn tới sự gia tăng các dự án đầu tư rủi ro và
gia tăng nợ khó đòi cho ngân hàng. Vấn đề cốt lõi dẫn tới tình trạng này là ngân hàng
không thể phân biệt được những người vay vốn xem ai là người đầu tư an tòan và ai là
người đầu tư rủi ro.
2.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là vấn đề gây nên bởi tình trạng thông tin bất cân xứng sau khi giao
dịch xảy ra. Rủi ro đạo đức chính là nguy cơ (rủi ro) người đi vay sẽ tham gia vào những
hoạt động không mong muốn (phi đạo đức) - xét trên quan điểm của người cho vay vì
anh ta tin rằng những hoạt động như thế này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nợ của
người đi vay. Và vì vấn đề rủi ro đạo đức khiến cho khả năng thu hồi nợ giảm đi nên


những người cho vay sẽ không tiếp tục cho vay nợ nữa.
Hãy xem xét một ví dụ về rủi ro đạo đức. Giả sử bạn cho một người chú C vay
1000$. C cần khoản tiền này để mua một chiếc máy soạn thảo văn bản để anh ta có thể
mở cửa hàng đánh máy thuê cho đối tượng là sinh viên viết khóa luận. Tuy nhiên, sau khi
bạn cho C vay nợ, C có vẻ như không muốn đầu tư vào cửa hàng đánh máy nữa mà thay
vào đó, anh ta bắt đầu đi cá cược ở trường đua ngựa. Nếu anh ta cá cược 1 ăn 20 và thắng
bằng số tiền cho vay của bạn, thì anh ta sẽ có khả năng hoàn trả số nợ cho bạn và ngoài ra
còn có thể bỏ túi số tiền khá lớn là 19000$. Nhưng nếu anh ta thua - mà điều này rất dễ
xảy ra - thì bạn sẽ mất trắng 1000$, nhưng những gì anh ta mất chỉ là uy tín của một
người chú đáng tin trong gia đình mà thôi. Vì thế anh ta sẽ có động cơ đi tới cá cược ở
trường đua ngựa bởi phần anh ta thu về nếu cá cược đúng (19000$) lớn hơn rất nhiều so

với những gì anh ta mất (uy tín).
Nếu bạn biết rõ C định làm gì, thì hiển nhiên bạn sẽ ngăn cản anh ta đến trường đua ngựa,
và anh ta sẽ không thể làm tăng rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, để nắm rõ thông tin về mọi
hoạt động của người đi vay là rất khó, thậm chí không thể, có nghĩa là thông tin là bất cân
xứng, nên có nhiều khả năng là C sẽ tham gia cá cược và bạn có thể sẽ không thu hồi
được số tiền cho vay của mình. Rủi ro đạo đức khiến bạn không muốn cho vay dù bạn
biết rõ nếu C dùng tiền để đầu tư thì bạn sẽ thu hồi được nợ.
Trong các hợp đồng tài chính, tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức là một vấn đề cố
hữu. Các công ty hoạt động nhờ vào vốn vay mượn, nhưng trong trường hợp phá sản thì
chỉ có trách nhiệm hữu hạn (đối với các công ty TNHH). Vì vậy, công ty sẽ tham gia vào
những dự án rủi ro hơn mức mong muốn của ngân hàng. Điều này đặc biệt đúng với các
doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Lý do là nếu dự án thành công (cho dù với cơ hội
rất thấp), thì doanh nghiệp sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn, còn nếu không thành công
thì cũng không sao bởi đằng nào công ty cũng phá sản. Ví dụ sau đây minh họa cho tình
huống này.
ABC Co. là một công ty hiện đang vay nợ ngân hàng. Giá trị tài sản (theo thị
trường) của công ty là 100 triệu $ và giá trị cổ phần (cũng theo thị trường) là 50 triệu$.
Hiện ABC Co. có một cơ hội đầu tư với chi phí đầu tư là 10 triệu $. Sau một năm dự án
kết thúc, có 2 khả năng xảy ra: hoặc dự án tạo ra nguồn thu ròng (sau khi trừ đi chi phí)


96 triệu$ (với xác suất 10%) hoặc tạo ra nguồn thu ròng bằng 0 (với xác suất 90%). Giả
sử tỷ lệ chiết khấu hợp lý (sau khi đã hiệu chỉnh rủi ro) áp dụng cho dự án là 20%. Giá trị
hiện tại ròng của dự án đầu tư là:
NPV= -10 + (10%*96 + 90%*0)/(1 + 20%) = -2 (triệu $)
Việc thực hiện dự án sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và do vậy ABC Co. sẽ không thực
hiện dự án. Một năm sau, tình hình kinh doanh và tài chính của ABC Co. trở nên xấu đi.
Vào lúc này, giá trị tài sản chỉ còn 40 triệu $ (trong đó có 10 triệu $ tiền mặt). Nghiêm
trọng hơn, chỉ còn đúng một năm nữa là ABC phải hoàn trả ngân hàng một khoản nợ là
50 triệu $. Giả sử rằng cơ hội đầu tư vào dự án trên vẫn còn với các chi tiết kỹ thuật và

tài chính không thay đổi.
Lúc này, nếu không thực hiện dự án, ABC Co. có thể sẽ phải tuyên bố phá sản
và/hay phát mãi toàn bộ tài sản để thanh toán cho khoản nợ ngân hàng. Còn nếu thực hiện
dự án và tình huống tốt xảy ra, công ty sẽ được 96 triệu $, thừa đủ để trang trải khoản nợ
50 triệu $. Mặt khác, nếu thực hiện dự án và tình huống xấu xảy ra thì công ty phá sản,
cũng như trường hợp không thực hiện dự án.
Vậy ABC Co. sẽ thực hiện dự án cho dù NPV có âm. Lý do căn bản là dự án có độ
rủi ro rất cao và lợi nhuận trong trường hợp tốt đủ lớn để đưa công ty thoát khỏi khó khăn
tài chính. Ngân hàng chủ nợ của doanh nghiệp rõ ràng sẽ chịu thiệt khi công ty thực hiện
dự án rủi ro cao vì giá trị kỳ vọng của khoản nợ mà công ty trả cho ngân hàng giảm đi
(Nhớ rằng việc thực hiện dự án hút đi mất 10 triệu $ từ giá trị tài sản của doanh nghiệp và
giá trị hiện tại kỳ vọng của dự án chỉ là 8 triệu).
Chính vì thế mà ta thường thấy những hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là
thẩm định tín dụng, đánh giá tài sản thế chấp, theo dõi hoạt động của đối tượng cho vay
nợ và đôi khi còn thiết kế hợp đồng tín dụng sao cho có thể rút vốn ngay lập tức khi thấy
không yên tâm về khả năng chi trả của người cho vay. Những cơ chế này chính là để đề
phòng tâm lý ỷ lại của những người vay vốn.
Những vấn đề gây nên bởi tình trạng Lựa chọn ngược và Rủi ro đạo đức là những
trở lực lớn khiến thị trường tài chính hoạt động kém hiệu quả.Trong nhiều trường hợp,
tình trạng thông tin bất cân xứng có thể khiến thị trường hoàn toàn sụp đổ.
3. Tác động của tình trạng thông tin bất cân xứng tới tính hiệu quả của thị trường


Tình trạng thông tin bất cân xứng khiến các thị trường hoạt động kém
hiệu quả. Chẳng hạn trong thị trường hàng hóa, người bán hàng tốt không còn động cơ để
sản xuất và bán những hàng chất lượng cao, trong khi thị trường chỉ còn lại những người
bán hàng kém chất lượng. Nếu người mua vẫn quyết định mua hàng, thì anh ta phải trả số
tiền lớn hơn giá trị thực của hàng hóa, chỉ làm lợi cho một số cá nhân nhưng lại gây hao
phí cho toàn xã hội. Nếu nghiêm trọng hơn, anh ta nhận thức được vấn đề này và quyết
định không tiến hành giao dịch thì thị trường lúc đó sẽ sụp đổ. Trong thị trường tài chính,

vấn đề thông tin bất cân xứng gây ra tình trạng lãng phí các nguồn lực xã hội vào các dự
án tồi trong khi nhiều dự án tốt lại không có đủ vốn để thực hiện, gây lãng phí lớn. Vấn
đề thông tin bất cân xứng nếu không được hạn chế sẽ có thể khiến thị trường hoạt động
lệch lạc và sụp đổ.
Nhìn chung, thông tin bất cân xứng khiến các nguồn lực của xã hội được phân bổ
không hiệu quả, gây lãng chí chung cho toàn xã hội, và đe dọa sự tồn tại của một số thị
trường, kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế.
4. Những biện pháp chung hạn chế trở ngại thông tin bất cân xứng
4.1. Sàng lọc
Quay trở lại ví dụ về lựa chọn ngược trong ngành bảo hiểm. Một cách để khắc
phục tình trạng này là công ty bảo hiểm thiết kế hợp đồng bảo hiểm sao cho có thể tách
biệt 2 loại khách hàng: nhóm rủi ro mất xe cao và nhóm rủi ro mất xe thấp. Hợp đồng bảo
hiểm gồm 2 lựa chọn, bất cứ khách hàng nào cũng có thể lựa chọn một trong hai. Lựa
chọn thứ nhất: bảo hiểm toàn bộ giá trị của chiếc xe. Lựa chọn thứ hai: chỉ bảo hiểm một
phần với một mức phí thấp hơn mức phí trong lựa chọn thứ nhất. Mẹo ở đây là xác định
mức phí bảo hiểm và tỷ lệ giá trị xe được bảo hiểm sao cho nhóm rủi ro cao luôn thấy có
lợi nhất khi chọn hợp đồng thứ nhất, còn nhóm rủi ro thấp chỉ chọn hợp đồng thứ 2.
Trước hết, chi phí bảo hiểm trong hợp đồng thứ nhất được định ở mức cạnh tranh sao cho
đủ bù đắp chi phí kỳ vọng phải bồi thường đối với nhóm rủi ro cao cộng với chi phí quản
lý. Đối với hợp đồng thứ hai, ta chọn một mức phí thấp hơn phù hợp với mức rủi ro thấp
hơn (ví dụ bằng một nửa phí bảo hiểm trong hợp đồng thứ nhất), nhưng khách hàng trong
hợp đồng này chỉ được bảo hiểm một phần giá trị tài sản (ví dụ bảo hiểm 40% giá trị).
Những người có rủi ro mất xe thấp thấy rằng chẳng tội gì chọn hợp đồng thứ nhất vì mức


phí quá cao (cho dù có được bảo hiểm toàn bộ giá trị xe). Còn những người có độ rủi ro
cao lại thấy rằng hợp đồng thứ nhất là tốt hơn cả. Đối với họ, đúng là có thể được lợi từ
mức phí thấp ở hợp đồng thứ hai, nhưng vì chỉ được bảo hiểm một phần trong khi rủi ro
mất xe cao nên việc mua hợp đồng thứ hai không còn hấp dẫn. Cần nhớ rằng mặc dù tách
biệt được hai loại khách hàng, nhưng nhóm có rủi ro thấp không được hưởng bảo hiểm

toàn bộ giá trị. Đó chính là chi phí của thông tin bất cân xứng.
4.2. Phát tín hiệu
Michael Spence chỉ ra được cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông
tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Ví dụ
trong thị trường hàng hóa, để phát tín hiệu về chất lượng hàng hóa tới người tiêu dùng,
người bán có thể đưa ra các điều khoản bảo hành thời hạn dài nhằm chứng tỏ chất lượng
cao của sản phẩm. Trong thị trường tín dụng, những người đi vay vốn thường phải tích
lũy thành tích tín dụng tốt, chứng minh tính khả thi của dự án và tiềm năng trả nợ của
mình, để ngân hàng có thể đánh giá được rủi ro tín dụng và quyết định cho vay. Spence
lấy ví dụ bằng thị trường lao động. Người bán trên thị trường lao động là những ứng cử
viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp
quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng
cấp của họ. Nếu những người kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn
những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực
có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực không
thể đạt được. Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền,
việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức cho cổ đông... đó đều là
những cách phát tín hiệu trên thương trường.6
4.3. Giám sát trực tiếp
Giám sát trực tiếp là cơ chế trong đó một bên trong giao dịch bỏ ra nguồn lực để
đạt được việc kiểm soát thông tin đối với bên kia. Việc giám sát này có thể bao gồm gia
tăng nguồn lực dành cho việc kiểm soát và kiểm chứng. Trong thị trường tài chính, giải
pháp này gắn với các yêu cầu về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty do các công
ty kiểm toán độc lập tiến hành trước khi được phép công bố. Trong hoạt động tín dụng
ngân hàng của nhiều quốc gia, báo cáo tài chính được kiểm toán trở thành một điều kiện
quan trọng để ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng, thẩm định dự án và quyết định cho vay.


Người chủ công ty cử một nhân viên giám sát nhằm kiểm tra, theo dõi hành vi của các
nhân viên của mình, và đưa ra các quyết định tăng lương, thưởng dựa trên kết quả đánh

giá của giám sát viên này. Những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng cần có những
yêu cầu cụ thể đối với hoạt động đầu tư của ngân hàng, và yêu cầu công bố thông tin liên
quan nhằm giám sát hoạt động sử dụng vốn huy động của ngân hàng, đảm bảo an toàn
vốn. Các tổ chức đầu tư mạo hiểm khi quyết định đầu tư vào các dự án kinh doanh mới
thường trực tiếp cử một người của quỹ tham gia vào quá trình tạo lập công ty nhằm hạn
chế tình trạng thông tin bất cân xứng, đảm bảo hiệu quả sử dụng đồng vốn của họ.
4.4. Giám sát gián tiếp thông qua các động cơ khuyến khích:
Giám sát gián tiếp thông qua các động cơ khuyến khích là việc một bên trong giao
dịch thiết kế hợp đồng sao cho bên kia cảm thấy không có
động cơ để thực hiện những hành vi đi ngược lại lợi ích của anh ta, và khiến bên kia cảm
thấy rằng việc tuân thủ các điều khoản sẽ có lợi cho mình. Trong hợp đồng có thể thiết kế
các điều khoản hạn chế để ngăn cản bên kia tham gia vào các hoạt động có độ rủi ro cao,
hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức. Quay trở lại ví dụ bạn cho người chú C vay 1000$ để đầu
tư vào cửa hàng đánh máy thuê cho sinh viên viết khóa luận. Nếu bạn biết rõ rằng người
chú của mình sử dụng nguồn tiền vay đúng mục đích thì bạn sẽ yên tâm cho vay, bởi khả
năng thu hồi vốn là chắc chắn. Tuy nhiên, vì có khả năng cao là chú C sẽ dùng khoản tiền
đó để đi cá cược ở trường đua ngựa, nên bạn phải ngăn chặn tình trạng này bằng cách quy
định rõ trong hợp đồng rằng khoản tiền đó chỉ được sử dụng để mua máy soạn thảo văn
bản. Trong các hợp đồng vay nợ nói chung, để kiểm soát tình trạng rủi ro đạo đức, bên
cho vay cần đưa vào những điều khoản hạn chế để loại trừ những hành vi không mong
muốn, đồng thời khuyến khích những hành vi tích cực. Có bốn loại điều khoản hạn chế
thường gặp: Điều khoản ngăn cản hành vi không mong muốn,
Điều khoản khuyến khích hành vi mong muốn, Điều khoản đảm bảo giá trị vật thế chấp,
Điều khoản cung cấp thông tin.


CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Thị trường tài chính được hiểu một cách đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động mua

bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung, cầu về vốn, qua đó hình thành
nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,… hình thành nên giá
cả các loại vốn đầu tư bao gồm : lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn.
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán (thị trường
cổ phiếu, thị trường trái phiếu) và thị trường tín dụng ngân hàng, giữ một vai trò đặc biệt
trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được thị trường tài
chính phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng
kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .
Với công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập
sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính
cũng đã được hình thành và cải cách theo các nguyên tắc thị trường, góp phần phân bổ
các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày
7/11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng
nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế đất nước nói
chung và thị trường tài chính nói riêng.
Trong những năm gần đây, khu vực tài chính (KVTC) đã phát triển mạnh mẽ cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là các thị trường: Hệ thống ngân hàng thương mại
(NHTM) và các tổ chức tài chính (TCTC); Thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu;
Thị trường bảo hiểm.
Hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính
Hệ thống NHTM và các TCTC giữ vai trò quan trọng trong KVTC Việt Nam, vì
đây là thị trường cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp (DN). Tốc độ tăng trưởng
tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, đang có 01 NHTM Nhà nước (Agribank), 04 ngân hàng TMCP Nhà
nước chiếm cổ phần chi phối (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB); 34 ngân hàng
TMCP; 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (TDND), 968 Quỹ TDND cơ sở, 2 TCTC



vi mô; 04 ngân hàng liên doanh; 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100%
vốn nước ngoài; 49 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài; 18 công ty tài
chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của toàn hệ
thống các TCTD đạt khoảng 5,75 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2012; Dư nợ tín
dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 3,48 triệu tỷ đồng (khoảng 100% GDP), tăng
12,52% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2012.
Về lãi suất, từ năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần điều
chỉnh các mức lãi suất điều hành để hạ mặt bằng lãi suất cho vay của NHTM và giúp các
DN có thể tiếp cận vốn. Ở thời điểm hiện tại, trần lãi suất huy động vốn được quy định ở
mức 6% đối với tiền gửi dưới 6 tháng. Theo đó, các mức lãi suất cho vay được thị trường
điều chỉnh tương ứng ở mức khoảng 8,5-10% tùy theo đối tượng khách hàng.
Về điều hành tỷ giá và giá vàng, NHNN đã và đang thực hiện điều hành linh hoạt
tỷ giá, đảm bảo tính ổn định và có dự báo trước đối với thị trường ngoại hối. Tỷ giá bình
quân liên ngân hàng hiện ở mức 21.565 VND/USD và tỷ giá mua bán VND/ USD tại các
NHTM vào khoảng 21.600 - 21.660 VND/USD. Đối với nghiệp vụ quản lý hoạt động
kinh doanh vàng, ngày 03/04/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP,
trong đó quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng
nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Theo đó, bắt đầu từ tháng 03/2013, NHNN đã tiến
hành 76 phiên đấu thầu vàng với khối lượng chào bán là 1.932.000 lượng và trúng thầu là
1.819.900 lượng, giá trị khoảng 71,3 nghìn tỷ đồng. Cùng với việc thắt chặt tín dụng
ngoại tệ, hoạt động đấu thầu và điều hành thị trường vàng đã có kết quả tích cực trong
việc giảm đáng kể tình trạng vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế; Tạo điều kiện thuận lợi cho
NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu duy trì ổn định giá trị tiền đồng và lạm
phát.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) chỉ mới hình thành và phát triển trong hơn một
thập kỷ nhưng đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý, cơ cấu và quy mô thị trường khá
đầy đủ, phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Về khuôn khổ pháp lý, TTCK được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán năm 2006;

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010; Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và các
thông tư hướng dẫn đối với các vấn đề của TTCK như niêm yết, giao dịch, công ty chứng
khoán, quản lý quỹ, công bố thông tin, hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.
Về quy mô, cơ cấu thị trường, TTCK hiện có 02 sàn giao dịch chứng khoán với
662 công ty niêm yết, 89 công ty chứng khoán còn hoạt động môi giới, 41 công ty quản
lý quỹ và 21 quỹ đầu tư chứng khoán (trong đó có 11 quỹ mở, 8 quỹ thành viên, 20 văn


phòng đại diện). Cơ sở các nhà đầu tư trên thị trường đã có sự cải thiện, số lượng tài
khoản nhà đầu tư đạt gần 1,4 triệu, trong đó, so với năm 2013, số lượng nhà đầu tư nước
ngoài tăng 10%. Đặc biệt, là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tăng 55%.
Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, song TTCK
Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tính đến tháng 6/2014, chỉ số VN-Index
tăng 12,43% và HNX-Index tăng 12,68% so với cuối năm 2013.
Mức vốn hóa TTCK đạt khoảng 1.144 nghìn tỷ đồng, tương đương 31,9% GDP.
Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong 6 tháng đầu năm 2014 (tính đến hết ngày
30/6) đạt 4.752 tỷ đồng, tăng 76,71% so với bình quân cả năm 2013 và tăng 56,28% so
với bình quân 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt khoảng
2.687 tỷ đồng, tăng 79,19% so với bình quân 6 tháng đầu năm 2013 và tăng 95,52% so
với bình quân mỗi phiên cả năm 2013.
Về hoạt động huy động vốn, tổng vốn huy động qua TTCK từ đầu năm 2014 đến
ngày 17/6/2014 đạt 127 nghìn tỷ đồng, giảm 2,64% so với 6 tháng đầu năm 2013, trong
đó: Vốn huy động qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa (không tính phát hành riêng lẻ)
ước đạt hơn 7.432 tỷ đồng, giảm 1,79% so với 6 tháng đầu năm 2013; Vốn huy động qua
TPCP đạt 119 nghìn tỷ đồng, giảm 2,9% so với tháng trước.
Thị trường bảo hiểm
Năm 2014, mặc dù trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sản xuất
kinh doanh phục hồi chậm, thu nhập của người dân chưa được cải thiện, thiên tai diễn
biến phức tạp, nhưng với sự tham gia thị trường của 45 DN, trong đó có 29 DN bảo hiểm
phi nhân thọ (BHPNT), 16 DN bảo hiểm nhân thọ (BHNT), 8 DN môi giới bảo hiểm

(MGBH) và2 DN tái bảo hiểm (TBH), thị trường bảo hiểm (TTBH) vẫn đạt được những
kết quả tăng trưởng tích cực.
Về quy mô thị trường, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu
năm 2014 ước đạt 24.129 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí
BHPNT ước đạt 11.052 tỷ đồng, tăng 19,5%; Doanh thu phí BHNT ước đạt 13.077 tỷ
đồng, tăng 7,3%. Về chi trả quyền lợi bảo hiểm, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền
bảo hiểm ước khoảng 9.806 tỷ đồng. Trong đó, các DN BHPNT ước đạt 5.912 tỷ đồng,
các DN BHNT ước đạt 3.894 tỷ đồng.
Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2013
ước đạt 116.318 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2012, trong đó, các DN BHPNT đạt
khoảng 23.181 tỷ đồng, tăng 0.05%; Các DN BHNT đạt khoảng 93.137 tỷ đồng, tăng


16%. Tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt gần 50%, góp phần vào công
tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong năm 2013 - 2014, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh các mức lãi
suất điều hành để hạ mặt bằng lãi suất cho vay của NHTM, giúp các DN tiếp cận vốn. Ở
thời điểm hiện tại, trần lãi suất huy động vốn được quy định ở mức 6% đối với tiền gửi
dưới 6 tháng. Theo đó, các mức lãi suất cho vay được thị trường điều chỉnh tương ứng ở
mức khoảng 8,5-10% tùy theo đối tượng khách hàng.
Về kết quả hoạt động, trong năm 2013 đã có 14/29 DN BHPNT kinh doanh
có lãi, 10/16 DN BHNT có lãi và có 9/11 DN MGBH có lãi; 4 DN BHPNT và TBH đã
được tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng về năng lực tài chính, trong đó, 02 DN
(Samsung Vina và Vinare) được xếp hạng B++; 02 DN (Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam và Công ty TBH PVI) được xếp hạng B+..


II. THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
1. Thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng ngân hàng

Lựa chọn ngược trong phân phối tín dụng
Vấn đề thông tin bất cân xứng là một trong ba vấn đề cố hữu của thị trường tài
chính, bên cạnh vấn đề chi phí giao dịch và sự bất ổn định mang tính hệ thống. Đặc biệt
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, thông tin bất cân xứng là một vấn đề nổi cộm. Nguyên
nhân là do các ngân hàng luôn có ít thông tin về dự án và người xin cấp vốn hơn bản thân
anh ta, vì thế gặp nhiều khó khăn trong công tác thẩm định dự án vay vốn và đánh giá rủi
ro tín dụng liên quan đến đối tượng đi vay. Chính vấn đề thông tin bất cân xứng đã dẫn
đến lựa chọn ngược trong hoạt động phân phối tín dụng, tức là những dự án có độ rủi ro
tín dụng cao lại được lựa chọn để cấp vốn, trong khi những dự án có tính khả thi và ít rủi
ro thì lại không tìm được nguồn vốn tài trợ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất
cập trong hoạt động của thị trường tín dụng tại Việt Nam.
Trước hết đó là vấn đề nợ xấu. Trong thị trường tài chính Việt Nam, các ngân
hàng chiếm tỉ trọng cao trong thị trường tài chính. Hầu hết các giao dịch đều được thực
hiện qua hệ thống ngân hàng, TTCK chỉ chiếm một vai trò khá khiêm tốn. Các ngân hàng
Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện ngân hàng đã là kênh
huy động, cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn đầu tư phát triển hàng năm
và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy
còn thấp hơn so với một số nước khác, nhưng tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân
hàng vào cuối năm 2005 đã trên 60% GDP, cao hơn mức bình quân chung của các nước
có thu nhập thấp10.
Tuy nhiên, vấn đề chất lượng tín dụng và tỉ lệ nợ xấu là những vấn đề cần báo
động. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đến cuối năm 2003,
tỷ lệ nợ xấu (quá hạn) của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 4,74% trong tổng
dư nợ cho vay gần 300.000 tỷ VNĐ (tương đương với 14.200 tỷ VNĐ). Nhưng theo ý
kiến của bà Susan Adams đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt Nam và ông
Klaus Rohland - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thì nợ xấu
của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15-20% (tương đương 45.000- 60.000 tỷ


VNĐ), chiếm từ 7-10% GDP Việt nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia thì tỷ lệ nợ

xấu lên đến 30%.
Đến năm 2005, tỉ lệ nợ xấu theo công bố của Ngân hàng Nhà nước trong báo cáo
thường niên 3,18% (trên 7% đối với ngân hàng quốc doanh). Dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ giảm nhưng con số tuyệt đối nợ xấu lại tăng. Vấn đề con số thống kê nợ xấu là bao
nhiêu cũng đang gây nhiều tranh cãi. Theo Ngân hàng thế giới World Bank và Quỹ tiền
tệ quốc tế IMF trong các bản báo cáo định kỳ thường trích dẫn ý kiến cho rằng nợ quá
hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam không thấp hơn hai con số. Nếu chỉ dùng con số
công bố chính thức với tỷ lệ trên 10% của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và
dưới 5% của ba ngân hàng còn lại thì khối lượng nợ xấu đang nằm trong bảng cân đối kế
toán của các NHTM Nhà nước cũng trên 20.000 tỉ đồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ nợ xấu trên tổng mức dư nợ của các ngân hàng
Việt Nam luôn ở mức cao nhưng chủ yếu là do tình trạng thông tin bất cân xứng trong
quá trình thẩm định cho vay. Công tác đánh giá khách hàng, thẩm định dự án xin cấp vốn
của các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém, gặp nhiều khó khăn.
Căn cứ vào quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn kèm
theo, tất cả các ngân hàng đều xây dựng cho mình quy trình tín dụng tách bạch giữa khâu
thẩm định và quyết định cho vay. Tuy nhiên với những vấn đề thực tế nêu trên, việc sàng
lọc, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả, đủ độ tin cậy, có mức độ rủi ro thấp, đảm
bảo khả năng trả nợ ngân hàng là một thách thức rất lớn đối với các tổ chức tín dụng. Độ
tin cậy và tính chính xác của trong kết quả đánh giá, thẩm định khách hàng, thẩm định dự
án tại các tổ chức tín dụng còn rất nhiều điều phải bàn. Hầu như không có tổ chức tín
dụng nào đủ tự tin quyết định cấp tín dụng chỉ dựa vào bảng kết quả này mà không dựa
vào tài sản đảm bảo hoặc những căn cứ khác. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh
tế vẫn là thiết yếu, các tổ chức tín dụng huy động vốn vẫn phải cung tín dụng, nhưng
quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn nào. Liệu các
quyết định này có đủ độ tin cậy, giảm thiểu việc tạo ra nợ xấu hay không là câu hỏi rất
lớn đối với từng tổ chức tín dụng nói riêng hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nói
chung.
Mặc dù các quy định pháp lý về tiêu chuẩn cấp tín dụng đã khó rõ ràng và gần sát



với thông lệ quốc tế, nhưng các điều kiện hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác thẩm định
vẫn còn thiếu. Ngân hàng khó có thể kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ vay vốn, và
không thể giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã cấp tín dụng. Vì thế, doanh
nghiệp có rất nhiều cách để che mắt ngân hàng, thậm chí lừa đảo để vay vốn. Có thể lấy
ví dụ một vài hành vi che mắt ngân hàng sau đây:
Hồ sơ giấy tờ giả để vay vốn: Do ngân hàng khó có khả năng xác minh một cách
tuyệt đối tính chân thực, hợp pháp của hồ sơ giấy tờ vay vốn nên nhiều cá nhân đã lợi
dụng hiện tượng này để lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng. Một ví dụ là vụ án hàng chục
ngân hàng mắc lừa đường dây làm giả sổ đỏ gần đây tại Đà Nẵng. Ba bị cáo đã làm giả
hàng loạt sổ đỏ cùng với nhiều giấy tờ khác để lừa đảo, vay vốn hàng chục ngân hàng ở
Đà Nẵng và Quảng Nam , chiếm dụng hơn 20 tỷ đồng11. Cũng gần đây, Công an quận 3,
TP HCM vừa bắt giữ một giám đốc về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bị
cáo đã dùng 12 bộ giấy tờ nhà đất giả để lừa đảo gần 6,5 tỷ đồng.12
Bên cạnh những hành vi trên là vô số các thủ thuật, mánh lới lập dự án giả vay vốn
ngân hàng, móc ngoặc với các tổ chức tài chính đen, “phù phép” báo cáo tài chính để che
giấu tình trạng tài chính không lành mạnh, ...
Hàng loạt các vụ án lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng trong thời gian qua đã báo động
về công tác đánh giá khách hàng, thẩm định vốn vay của ngân hàng.
Một hợp đồng vay nhiều ngân hàng: Do hệ thống thông tin tín dụng giữa các tổ
chức tín dụng hiện nay chưa thông suốt, nên xảy ra nhiều trường hợp một hợp đồng, một
dự án kinh doanh có thể được sử dụng để vay vốn nhiều lần tại các ngân hàng khác nhau.
Doanh nghiệp ABC trúng thầu xây dựng một công trình hạ tầng H. ABC ký hợp đồng
phụ với các đơn vị thành viên của mình hoặc một số đơn vị khác làm B' cho mình. Các
đơn vị này lại ký hợp đồng tiếp với các đơn vị khác nữa làm B''... Khi đó, tất cả các đơn
vị có hợp đồng xây dựng công trình H đem đến các ngân hàng vay vốn. Do không có hệ
thống thông tin kiểm tra một cách đầy đủ, khả năng tất cả các hợp đồng thi công nêu trên
đều được vay vốn là có thể xảy ra. Có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:




S đồ 1: Mộ
ột hợp đồng vay vốn nh
hiều ngân hhàng.

Xác
X minh có
ó lợi nhuận
n giữ lại: Đâây cũng là vvấn đề rất kkhó khăn đốối với ngân hàng
vì lợi nh
huận của do
oanh nghiệp
p hoàn toàn
n phụ thuộcc vào các kh
khoản phải tthu, các loạại chi
phí chờ phân bổ … Với hệ thố
ống sổ sách
h kế toán khhông đủ độ minh bạch,, không có kkiểm
t xác định
h được doan
nh nghiệp llãi thật hay lãi giả.
toán thì rất khó có thể
Nói
N chung, khi
k thẩm địịnh khả năn
ng góp vốn tự có của kkhách hàng trong việc thực
hiện dự án ngân hààng chủ yếu
u tín vào sự
ự trung thựcc của kháchh hàng. rất khó khẳng định
là khách

h hàng có th
hực sự bỏ vố
ốn vào thựcc hiện dự ánn hay toàn bbộ là vốn vaay. Một phư
ương
thức màà các doanh
h nghiệp có
ó thể "qua mặt"
m các tổổ chức tín ddụng là sử dụng biện pháp
nâng giáá trong các hợp đồng. Giử sử dự án đầu tư cchỉ cần 7 tỷỷ đồng là cóó thể hoàn tthành
nhưng bên
b vay lập dự án tăng
g lên thành 10 tỷ đồng.. Bằng mộtt vài biện phháp chuyểnn tiền
vòng vèo qua lại th
heo một vàii hợp đồng là bên vayy có thể chứ
ứng minh vvới ngân hànng là
ớc 3 tỷ đồng
g để đầu tư
ư dự án mà thực tế họọ chẳng bỏ ra đồng nàào cả.
mình đãã bỏ ra trướ
Với sự không
k
minh
h bạch và khó
k xác địn
nh tính xác thực, hợp llý, hợp lệ ccũng như ggiá trị
của các loại tài sản
n đã gây rất nhiều khó khăn cho ccác ngân hààng trong viiệc đưa ra qquyết
định cấp
p tín dụng của mình.
Trên

T
đây chỉỉ là một vài ví dụ để minh
m
chứng cho tình trạạng thiếu thhông tin phụục vụ
cho công
g tác đánh giá, thẩm định
đ
cho vay của ngânn hàng. Vấnn đề thông ttin bất cân xxứng
ở khâu phân
p
phối tín
t dụng đãã khiến cácc ngân hàngg phải vướnng vào các khoản choo vay
khó có khả
k năng thu
u hồi.


Rủi ro đạo đức của người đi vay vốn và của bản thân các ngân hàng
Rủi ro đạo đức của người đi vay vốn trong sử dụng vốn vay
Với những vấn đề nên trên, việc xử lý lựa chọn bất lợi đối với khách hàng trong
hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay đang là vấn đề rất lớn. Đó
mới là những vấn đề trước khi quyết định cho vay. Bây giờ chúng ta cùng xem xét vấn đề
xử lý rủi ro đạo đức của các tổ chức tín dụng sau khi cho vay. Hay nói cách khác việc
giám sát sử dụng vốn vay, thu hồi nợ vay của các tổ chức tín dụng. Để có thể kiểm tra
giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải
biết được dòng tiền vào và dòng tiền ra trong quá trình sử dụng vốn vay của bên vay. Đây
là một vấn đề rất lớn đang đặt ra đối với các tổ chức tín dụngViệt Nam vì việc kiểm soát
dòng tiền bảo đảm bên vay sử dụng vốn đúng mục đích không phải là vấn đề đơn giản vì
khác với các nền kinh tế phát triển, đối với Việt Nam, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn
ở mức rất cao. Đây chính là khó khăn rất lớn trong việc giám sát chi tiêu của người vay

vốn.
Mặt khác, trong khi hệ thống thông tin trong nội bộ các tổ chức tín dụng, giữa các
tổ chức tín dụng chưa được thông suốt, mà các doanh nghiệp được mở tài khoản ở rất
nhiều các tổ chức tín dụng khác nhau và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hết
sức đa dạng, rất khó phân biệt nên việc "qua mặt" các ngân hàng trong việc sử dụng vốn
vay sai mục đích là điều rất dễ xảy ra. Hoặc trường hợp một dự án, hợp đồng có thể vay ở
nhiều tổ chức tín dụng là điều rất hay xảy ra. Chúng ta cùng xem xét một số vấn đề mà
các ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng của mình:
Lòng vòng vay mượn: Doanh nghiệp ABC hoạt động sản xuất kinh doanh tổng
hợp (xây lắp, sản xuất vật liệuxây dựng, đầu tư bất động sản…) cho rằng thị trường bất
động sản đang ấm dần lên, nếu đầu tư ngay thì khả năng sẽ có lợi trong tương lai. Nhưng
hiện tại, ABC không có đủ vốn, việc vay vốn ngân hàng để đầu tư vào bất động sản là
không thể được vì ngân hàng đánh giá đây là loại hình kinh doanh quá rủi ro. Làm thế
nào để ABC có tiền để đầu tư vào dự án bất động sản nêu trên? Hiện tại ABC đang là nhà
thầu thi công công trình có quy mô lớn. ABC vay vốn ngân hàng để mua nguyên vật liệu
của công ty XYZ (ABC chuyển tiền trả cho XYZ). XYZ là nhà phân phối chính của
ABC. XYZ tiếp tục ký hợp đồng mua sản phẩm của ABC, XYZ chuyển tiền ngược trở lại


cho ABC. Bây giờ tiền của ABC là doanh thu chứ không phải là vốn vay. Vậy là ABC có
thể dùng khoản tiền này để thực hiện đầu tư dự án bất động sản nêu trên. Điều gì sẽ xảy
ra nếu thời gian sau đó thị trường bất động sản bị đóng băng. Việc chuyển tiền, thanh
toán nêu trên có thể thực hiện tinh vi hơn qua một vài doanh nghiệp nữa. Đây cũng là
cách mà một số doanh nghiệp có thể thực hiện để thay những khoản nợ quá hạn bằng
những khoản nợ mới mà trong giới tài chính ngân hàng gọi là đảo nợ.
Đảo nợ: Về nguyên tắc, “đảo nợ” là việc làm bị hạn chế, nhưng trong thực tế, do
sự bất cân xứng thông tin cộng với tâm lý sợ cái xấu ảnh hưởng đến thành tích chung,
nên bằng cách này hay cách khác nhiều khoản nợ, trước khi được xếp vào loại nợ xấu, có
thể đã được quay vài ba vòng. Hoặc khi các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, về
nguyên tắc ngân hàng không được tiếp tục cho vay, nhưng nếu không cho vay tiếp thì

không thể thu hồi được nợ cũ, đã phóng lao đành phải theo lao.13
Sử dụng vốn vay sai mục đích: Một khi các doanh nghiệp đã được cấp vốn, ngân
hàng khó có khả năng giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị. Chính vì thế dẫn
tới nhiều trường hợp sử dụng danh nghĩa công ty để vay vốn nhưng lại không sử dụng
vốn vào mục đích kinh doanh mà đút túi cá nhân, hay sử dụng vốn vay để tham gia vào
các hoạt động đầu tư không đúng như trong dự án vay vốn, hay tham gia các hoạt động
phạm pháp...
Có thể lấy một ví dụ về việc sử dụng vốn vay sai mục đích của Chủ tịch hội đồng
thành viên Công ty cổ phần Sản xuất muối công nghiệp VN Isaco, bà Nguyễn Minh Hoa14. Theo Cơ quan điều tra Bộ Công an, từ năm 2000 đến nay
bà Nguyễn Minh Hoa, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty cổ phần Sản xuất muối công
nghiệp VN - Isaco có hai dự án, hai công ty cổ phần (Isaco và Anh Khoa) nhưng tất cả
hoạt động không hiệu quả, tình hình tài chính mất cân đối nghiêm trọng. Tổng số nợ của
bà Hoa tại các ngân hàng (NH), quĩ hỗ trợ phát triển và các đơn vị kinh tế khác lên đến
khoảng 76 tỉ đồng.
Bà Hoa đã lợi dụng danh nghĩa hai công ty để lập các báo cáo tài chính, các dự án
giả để xin cấp vốn tại các tổ chức tín dụng như: Quĩ hỗ trợ phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu
(BR-VT), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) TP. Hồ Chí Minh,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa Vũng Tàu, NH Đầu tư phát triển
Tây Ninh, Quĩ hỗ trợ phát triển Đồng Nai số tiền lên đến hơn 80 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi


nguồn vốn được giải ngân thì bà Hoa đã sử dụng vào mục đích trả nợ cá nhân và bỏ túi
riêng số tiền hàng chục tỉ.
Theo kết quả xác minh của cơ quan điều tra, sai sót lớn nhất của các ngân hàng là
không xem xét giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, không trực tiếp kiểm tra thực tế, không
kiểm tra phương án kinh doanh; sau khi giải ngân không theo dõi, kiểm tra mục đích sử
dụng vốn vay, dẫn đến tình trạng không có khả năng thu hồi vốn cho vay.
Mặc dù đã thẩm định hồ sơ chặt chẽ, ngân hàng vẫn không thoát khỏi nguy cơ đối
mặt với rủi ro đạo đức của người đi vay. Nhiều trường hợp do hệ thống đăng kí tài sản
chưa chặt chẽ khiến ngân hàng không những không nắm được thông tin về người đi vay

mà còn không kiểm soát được quyền sở hữu tài sản thế chấp. Điều này dẫn đến việc
nhiều người sử dụng luôn chính tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay để đi bán lại cho
người thứ ba mà ngân hàng không hề hay biết.
Trường hợp đề cập tới ở đây là một rủi ro của Ngân hàng Cổ phần Quốc tế (trụ sở
số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội)15. Tháng 9/2003 Ngân hàng
Cổ phần Quốc Tế sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ đã quyết định cho anh Nguyễn Quốc
Khánh (188 Phó Đức Chính, Hà Nội) vay để mua xe ô tô với biện pháp bảo đảm chính là
tài sản hình thành từ vốn vay. Theo hợp đồng tín dụng, chỉ khi nào người đivay hoàn trả
cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thì tài sản hình thành từ vốn vay mới hoàn toàn thuộc quyền
sở hữu của anh ta. Tuy nhiên, do những bất cập trong hệ thống đăng kí tài sản, cùng với
thực tế thông tin bất cân xứng trong việc giám sát hoạt động của người đi vay sau khi
được cấp vốn, các ngân hàng không thể kiểm soát được các hành vi trái pháp luật của
người đi vay vốn với tài sản thế chấp. Trường hợp này, anh Khánh dù chưa thanh lý xong
hợp đồng tín dụng (có nghĩa là chiếc xe nói trên chưa thuộc quyền sở hữu của anh mà vẫn
thuộc quyền sở hữu của ngân hàng) nhưng đã đem bán chiếc xe cho người thứ 3. Hoạt
động đăng kí sở hữu xe cho người thứ 3 vẫn được tiến hành bình thường tại phòng cảnh
sát giao thông khu vực, và sai phạm vẫn không bị phát hiện cho đến ngày 21/8/2004, anh
ta bị giữ lại trên đường khi đang điều khiển chiếc xe với lý do tài sản này là của ngân
hàng.
Đây là rủi ro mang tính đạo đức bởi khi quyết định cho vay, Ngân hàng Cổ phần
Quốc tế rất khó có thể biết được liệu người đi vay có thực hiện đúng những cam kết,


nghĩa vụ pháp lý hay không. Đây là điều nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Hơn
nữa, thông thường một cán bộ tín dụng không chỉ chịu trách nhiệm quản lý một đối tượng
được hỗ trợ vốn trong quá trình cho vay. Chính vì vậy việc kiểm soát mọi hoạt động của
bên vay trong quá trình sử dụng vốn từ ngân hàng là rất khó khăn. Nhất là đối với những
khoản vay mà tài sản thế chấp là những tài sản pháp luật không bắt buộc phải đăng ký
quyền sở hữu, hoặc các phương tiện giao thông vận tải.
1.2.2.


Rủi ro đạo đức của bản thân các ngân hàng

Trong thị trường tín dụng, vấn đề thông tin bất cân xứng không chỉ tồn tại ở lựa
chọn ngược của ngân hàng trong phân phối tín dụng và rủi ro đạo đức của những người
vay vốn sau khi đã được cấp tín dụng, mà nó còn tồn tại ở một mức độ tinh vi hơn: đó
chính là rủi ro đạo đức của bản thân các ngân hàng. Xét rủi ro đạo đức của ngân hàng ở
đây là trong mối quan hệ giữa Ngân hàng - Chính phủ, lúc này, các ngân hàng là người
có lợi thế về thông tin và có thể che đậy hành vi của mình, do đó có xu hướng tham gia
vào các hoạt động rủi ro cao. Để xem xét vấn đề rủi ro đạo đức, trước hết hãy đi vào tìm
hiểu mối quan hệ giữa bộ ba: Chính phủ - Ngân hàng quốc doanh - Doanh nghiệp Nhà
nước. Đây là tam giác đã được khá nhiều nhà kinh tế học phân tích trong thời gian gần
đây.
Ở Việt Nam, chính phủ thường can thiệp vào hoạt động cho vay của các ngân
hàng quốc doanh đối với các một số lĩnh vực đầu tư, và khuyến khích cho vay đối với các
doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Chính phủ công khai hoặc ngầm thể hiện sự hỗ trợ cho
các ngân hàng quốc doanh trong trường hợp DNNN phá sản. Chính vì thế, các ngân hàng
quốc doanh có xu hướng ỷ lại vào sự đảm bảo của Nhà nước, có xu hướng thích cho các
doanh nghiệp Nhà nước, dù là đang trên bờ vực phá sản, vay vốn. Tiếp đến, vì nhận thức
được sự hỗ trợ này từ phía Nhà nước, ỷ lại vào Nhà nước và ngân hàng quốc doanh, các
DNNN càng có động cơ tham gia vào các hoạt động có độ rủi ro cao. Điều này dẫn đến
tình trạng các DNNN làm ăn thua lỗ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia, ngân hàng
quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, tỉ lệ nợ xấu cao báo động, trong khi Nhà nước phải
liên tục bơm thêm vốn hỗ trợ. Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước đối với các ngân hàng
quốc doanh trong việc cho vay với các DNNN (được đề cập trong nhiều nghiên cứu như
là chính sách ngân hàng lớn không sụp đổ - Too big to fail) đã dẫn đến tình trạng rủi ro


×