Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị bệnh khối u buồng trứng tại BVVNTĐUB trong 4 năm từ 2010 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 97 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Buồng trứng là một tạng của cơ quan sinh dục nữ, vừa có chức năng nội
tiết vừa có chức năng ngoại tiết, trong đó chức năng nội tiết là chủ yếu. Bệnh
khối u buồng trứng là sự phát triển bất thường ở buồng trứng, phần lớn các khối
u buồng trứng là lành tính, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ phát triển thành ác tính.
Theo Đinh Thế Mỹ tỷ lệ mắc KUBT là 3,6%, có xu hướng gia tăng, gặp nhiều
hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [1], [2].
Bệnh KUBT thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nhưng rất
dễ dẫn đến các biến chứng đòi hỏi phải can thiệp cấp cứu như xoắn nang, vỡ
nang... Đáng phải quan tâm hơn là có một tỷ lệ đáng kể bị ung thư hóa, khi
được phát hiện thường ở giai đoạn muộn. Ung thư buồng trứng gây tử vong
rất cao không chỉ vô cùng tốn kém về chi phí, tiền bạc và thời gian mà điều
trị ung thư buồng trứng là quá trình rất gian nan vất vả cho cả thầy thuốc lẫn
bệnh nhân [3],[4].
Ngày nay với sự trợ giúp của các phương pháp cận lâm sàng, đặc biệt là
siêu âm, việc chẩn đoán KUBT trở nên dễ dàng hơn. Việc loại bỏ các KUBT
được thực hiện với nhiều phương pháp điều trị khác nhau, can thiệp kinh điển là
phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ hoàn toàn hoặc bóc tách khối u bảo tồn phần nhu
mô lành buồng trứng, hay cũng có thể chọc hút nang nếu là u nang cơ năng dưới
sự hướng dẫn của siêu âm... [5], [6]. Đặc biệt từ khi phẫu thuật nội soi ra đời đã
giúp cải thiện toàn diện đối với điều trị u nang buồng trứng bằng phẫu thuật: An
toàn hơn, nhẹ nhàng hơn và đạt độ thẩm mỹ cao nhất. PTNS hiện nay đã và
đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, ở các trung
tâm sản khoa lớn như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh
viện Phụ sản Hải Phòng... Trên 80% bệnh nhân KUBT lành tính được điều trị
bằng phẫu thuật nội soi [7], [8], [9].


2



Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (BVVNTĐUB) là bệnh viện
tuyến Trung Ương đóng tại địa phương với 850 giường bệnh, trong đó khoa phụ
sản có 180 giường bệnh. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 15.000 lượt
bệnh nhân đến để điều trị sản phụ khoa, trong đó số bệnh nhân mổ phụ khoa
khoảng 1.000 trường hợp, riêng số BN phẫu thuật KUBT khoảng 150 trường
hợp nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới cho cán
bộ y tế luôn được chú ý, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, ngày càng đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân vùng Đông bắc của Tổ Quốc và các tỉnh
lân cận như Hải Phòng, Hải Dương...
Trong những năm qua, có một số nghiên cứu phát triển về kỹ thuật chẩn
đoán và điều trị mới, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá
việc chẩn đoán, điều trị KUBT tại BVVNTĐUB. Nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện, chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp
điều trị bệnh khối u buồng trứng tại BVVNTĐUB trong 4 năm từ 20102013” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các
trường hợp được chẩn đoán khối u buồng trứng vào điều trị tại BVVNTĐUB
trong 4 năm từ 1/1/ 2010 - 31/12/ 2013.
2. Mô tả các phương pháp điều trị bệnh khối u buồng trứng của các đối
tượng nghiên cứu tại BVVNTĐUB trong thời gian nói trên.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG SINH LÝ VÀ MÔ HỌC BUỒNG TRỨNG


1.1.1. Giải phẫu buồng trứng [10], [11], [12], [13].
* Vị trí, hình thể, kích thước của buồng trứng
Buồng trứng là một tạng đôi nằm trong ổ bụng sát thành bên chậu hông bé
một ở bên phải và một ở bên trái. Buồng trứng nằm sau dây chằng rộng được cố
định bởi dây chằng thắt lưng buồng trứng, dây chằng vòi trứng buồng trứng, dây
chằng tử cung buồng trứng và mạc treo vòi tử cung, vị trí, hình thể và kích thước của
buồng trứng thay đổi theo lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: Buồng trứng có
kích thước khoảng 0,25  0,5  1,5 cm
nặng 0,3-0,4 g, màu hồng nhạt, bề mặt
nhẵn.
- Tuổi dậy thì: Buồng trứng có kích
thước khoảng 1,2  1,8  3 cm, nặng
khoảng 4-7g.
- Phụ nữ sinh đẻ: Buồng trứng có

H×nh 1.1. C¬ quan sinh dôc n÷ [14].

kích thước khoảng 1,5  2  3 cm, bề mặt có nhiều sẹo.
- Tuổi mãn kinh: Buồng trứng có kích thước 0,5  1,5  2 cm hoặc nhỏ
hơn, bề mặt nhẵn.
Khi chưa đẻ buồng trứng nằm trong hố buồng trứng là chạc của nhánh các
động mạch chậu, khi đã đẻ buồng trứng không còn nằm trong hố buồng trứng nữa
mà sa xuống dưới. Buồng trứng dẹt hình hạt đậu cô ve, có hai mặt và hai đầu, nằm
áp vào thành bên của chậu hông, phía sau dây chằng rộng, chếch vào trong và ra
trước. Màu sắc hồng nhạt, khi có kinh màu đỏ tím. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng
nhẵn đều. Đến tuổi dậy thì, buồng trứng không nhẵn nữa vì hàng tháng có nang


4


De Graff vỡ ra, giải phóng noãn rồi tạo thành sẹo. Sau tuổi mãn kinh, buồng trứng
trở lại nhẵn bóng.
* Liên quan [28].
Buồng trứng có hai mặt: Mặt ngoài và
mặt trong và hai bờ: Bờ tự do và bờ mạc treo
buồng trứng.
Mặt ngoài liên quan với thành bên tiểu
khung. Ở đó buồng trứng nằm trong hố
buồng trứng. Hố buồng trứng nằm giữa các
nhánh của động mạch chậu.
Giới hạn của hố:

H×nh 1.2. H×nh thÓ buång trøng.

- Phía trên là động mạch chậu ngoài.
- Phía dưới là 1 nhánh động mạch chậu trong (thường là động mạch tử cung
hay động mạch rốn).
- Phía trước là dây chằng rộng.
- Phía sau là động mạch chậu trong.
Trên thực tế, khi người phụ nữ đã sinh đẻ, buồng trứng không còn nằm trong
hố buồng trứng mà sa xuống dưới, có khi xuống hẳn sau túi cùng Douglas. Đáy hố
có dây thần kinh bịt chạy qua, nên có thể bị đau khi viêm buồng trứng.
Mặt trong liên quan với ống dẫn trứng và các quai ruột, ở bên phải còn liên
quan với manh tràng và ruột thừa, bên trái liên quan với đại tràng sigma.
Nhiễm khuẩn ở buồng trứng có thể lan tới ống dẫn trứng và ruột thừa.
* Mạch máu, thần kinh
Động mạch có 2 nguồn:
- Động mạch buồng trứng xuất phát từ động mạch chủ ở ngay dưới động
mạch thận, sau khi bắt chéo qua động mạch chậu ngoài, động mạch buồng trứng

chia ba nhánh: Nhánh vòi trứng ngoài, nhánh buồng trứng ngoài và nhánh nối.


5

- Cả ba nhánh nối tiếp với nhánh cùng tên của động mạch tử cung, thành một
cung mạch máu. Nhờ vậy, khi cắt tử cung hoặc ống dẫn trứng, ít khi xảy ra rối loạn
dinh dưỡng và chức năng nội tiết của buồng trứng.
- Động mạch tử cung tách ra 3 nhánh: Nhánh vòi trứng trong, nhánh
buồng trứng trong và nhánh nối để tiếp nối với các nhánh của động mạch
buồng trứng.
* Tĩnh mạch buồng trứng
Chạy kèm theo động mạch đổ vào tĩnh mạch buồng trứng. Tĩnh mạch buồng
trứng phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, còn tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh
mạch thận trái.
* Bạch mạch: Chạy theo động mạch buồng trứng về các hạch cạnh bên động mạch
chủ.
* Thần kinh: Gồm những nhánh của đám rối liên
mạc treo và đám rối thận.

1.1.2. Chức năng sinh lý của buồng trứng.
Buồng trứng có 2 chức năng: Ngoại
tiết và nội tiết. Trong đó chức năng nội tiết là quan
trọng, quyết định chức năng ngoại tiết [15], [16],
[17].
* Chức năng ngoại tiết:
Buồng trứng có rất nhiều nang noãn, số lượng
nang noãn này giảm dần theo thời gian, vào tuổi

H×nh 1.3. Nang De Graff.


dậy thì số lượng nang noãn chỉ còn khoảng 20.000-30.000. Buồng trứng là một
cơ quan đích trong trục: Dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Trong mỗi vòng
kinh, dưới tác dụng của FSH nang noãn sẽ lớn lên rồi chín gọi là nang De Graff,
có đường kính từ 15-20mm. Dưới tác động của LH nang noãn chín rồi vỡ giải
phóng noãn ra ngoài đó là hiện tượng phóng noãn. Khi noãn phóng ra được loa


6

vòi của vòi tử cung hứng lấy, nếu gặp tinh trùng noãn được thụ tinh, vừa phát
triển vừa di chuyển về buồng tử cung để làm tổ ở đó, phần tế bào nang còn lại
sẽ chuyển thành tế bào hoàng thể.
Nang noãn có thể coi là một đơn vị hoạt động của buồng trứng về cả hai
phương diện sinh sản và nội tiết. Nang noãn có khả năng giải phóng ra một
noãn chín để thụ tinh đồng thời các hormon của nang noãn và hoàng thể đủ để
làm thay đổi niêm mạc tử cung giúp cho trứng có khả năng làm tổ, nếu noãn
không được thụ tinh thì sự thay đổi niêm mạc tử cung đủ để tạo ra kinh nguyệt.
* Chức năng nội tiết:
Chức năng nội tiết của buồng trứng được điều hoà bởi trục dưới đồi tuyến
yên thông qua các yếu tố: GnRH, FSH, LH. Buồng trứng tạo ra hormon sinh
dục chính là estrogen, progesteron và androgen, các hormon này có nhân steroid
nên còn được gọi là steroid sinh dục. Các hormon này tác động chủ yếu lên cơ
quan sinh dục nữ tạo nên hiện tượng kinh nguyệt.
Buồng trứng hoạt động theo chu kỳ dưới sự điều tiết của nội tiết tố. Từ
giai đoạn dậy thì buồng trứng bắt đầu hoạt động. Vào giai đoạn giữa của chu kỳ
kinh, trứng sẽ đạt mức kích thước tối đa, nếu trong 12 - 24h mà không được thụ
tinh sẽ bị vỡ và các mảnh vỡ bị dòng máu hấp thụ.
Ngoài tác dụng lên niêm mạc tử cung gây nên hiện tượng kinh nguyệt,
estrogen và progesteron còn có tác dụng lên các cơ quan khác của bộ phận sinh

dục như cơ tử cung, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và tuyến vú.

1.1.3. Mô học buồng trứng [18]
Trên diện cắt qua rốn của buồng trứng, người ta thấy buồng trứng chia làm
hai vùng rõ rệt: Vùng vỏ và tuỷ, lớp vỏ ngoài được bao bọc là lớp biểu mô mầm.
* Lớp biểu mô mầm (germinal epithelium)
Lớp biểu mô mầm được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình vuông hay
hình trụ liên tục với lớp phúc mạc ổ bụng ở mạc treo buồng trứng. Ở phụ nữ trẻ lớp


7

biểu mô này có cấu tạo liên tục và toàn vẹn, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành lớp
biêu mô này có thể không còn liên tục và đôi khi không được tìm thấy.
Dưới biểu mô kẽ có các tế bào hình thoi và chính những tế bào này biệt hoá
thành những tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ. Những tế bào kẽ và tế bào vỏ của buồng
trứng đảm nhiệm chức năng tiết ra các hormon steroit.
Vùi trong mô kẽ của phần vỏ buồng trứng là những khối hình cầu gọi là nang
trứng, mỗi nang chứa một noãn. Cùng với sự trưởng thành của cơ thể nang noãn
phát triển từ nang noãn nguyên thuỷ thành nang noãn đang phát triển và cuối cùng
thành nang noãn trưởng thành (còn gọi là nang noãn chín).
Khi nang noãn chín noãn được giải phóng ra ngoài. Phần còn lại của nang
noãn tại buồng trứng dần trở thành hoàng thể. Vào cuối vòng kinh hoàng thể teo đi
để lại sẹo trắng, gọi là vật trắng. Đôi khi hoàng thể không thoái triển mà trở thành
nang hoàng thể.
* Vùng vỏ
Vùng vỏ là một tổ chức nằm ngay sát dưới lớp biểu mô mầm chiếm tỉ lệ 1/3
đến 2/3 chiều dày của buồng trứng. Chiều dày của lớp vỏ tỉ lệ thuận với thời kì hoạt
động sinh dục, trong giai đoạn mãn kinh lớp vỏ rất mỏng.
Lớp vỏ được tạo nên bởi một mô đệm dày rất đặc biệt. Mô này được cấu

tạo bởi các tế bào hình thoi, bên trong mô đệm này là các nang noãn ở các giai
đoạn phát triển và thoái triển khác nhau. Bề mặt mô đệm dày đặc lại tạo thành
lớp vỏ trắng.
* Vùng tuỷ
Vùng tuỷ là vùng trung tâm hẹp, nằm trong cùng của buồng trứng, là đường
đi các mạch và thần kinh của buồng trứng.
Vùng tuỷ được cấu tạo bởi các liên kết xơ nằm bao quanh các mạch máu và
các mạch bạch huyết của buồng trứng. Vùng tuỷ còn chứa một cấu chức tổ chức
lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh androgen.


8

1.2. PHÂN LOẠI KHỐI U BUỒNG TRỨNG THEO WHO
Khối u buồng trứng là loại bệnh thường gặp trong các loại khối u bộ phận
sinh dục, đứng thứ hai sau u xơ tử cung [19], [20], [21]. Theo WHO, KUBT được
phân loại như sau: [22].
1.2.1. U biểu mô
1.2.1.1. U thanh dich có 3 mức độ: Lành
tính - ác tính thấp - ung thư
- Hình thái mô học: U tuyến - U tuyến nhú
- u nhú bề mặt - u tuyến xơ.
1.2.1.2. U nhầy có 3 mức độ:
Lành tính - ác tinh mức độ thấp - ung thư.

Hình 1.4 KUBT [26]

- Hình thái mô học: U tuyến - U tuyến xơ.
1.2.1.3. U dạng nội mạc tử cung:
- Mức độ lành tính và ác tính thấp có hình thái: U tuyến/Utuyến nang và u

tuyến xơ/u xơ tuyến nang.
- Mức độ ác tính có hình thái: K tuyến/K dạng tuyến gai/K tuyến xơ - và
sarcoma tổ chức đệm nội mạc - K hỗn hợp ống Muler.
1.2.1.4. U tế bào sáng (u tế bào trung thận)
- Lành tính và ác tính thấp có hình thái: U tuyến xơ.
- Ác tính có hình thái K tuyến.
1.2.1.5. U Brenner có 3 mức độ lành tính - ác tính thấp - ác tính
1.2.1.6. U biểu mô hỗn hợp lành tính - ác tính thấp - ác tính
1.2.1.7. Ung thư không biệt hóa.
1.2.1.8. U biểu mô không phân loại được.


9

1.2.2. U phát sinh từ mô đệm sinh dục:
1.2.2.1. U tế bào hạt, tế bào vỏ:

- U tế bào hạt.
- U xơ - U Thecoma (Thecoma/Fibroma/ u không phân loại).
1.2.2.2. U tế bào Sertoli - Leydig.
1.2.2.3. U phôi lưỡng tính (Gynandroblastoma)
1.2.2.4. U không phân loại được.
1.2.3. U tế bào mỡ.
1.2.4. U phát sinh từ tế bào mầm:
1.2.4.1. U loạn phát tế bào mầm (Dysgerminoma/Seminoma)
1.2.4.2. U xoang nội bì (Endodermal sinus tumor)
1.2.4.3. Ung thư dạng phôi.
1.2.4.4. U phôi (Polyembryoma)
1.2.4.5. Ung thư rau (Choryocarsinoma)
1.2.4.6. U bì/U quái (Teratomas)

1.2.4.7. Hình thái hỗn hợp
1.2.5. Gonadoblastoma (U phôi tuyến sinh dục)
1.2.6. U tổ chức mềm không đặc trưng ở buồng trứng
1.2.7. U không phân loại được.
1.2.8. Ung thư thứ phát (di căn từ nơi khác đến)
1.2.9. U cơ năng:
1.2.9.1. Nang hoàng thể thai nghén
1.2.9.2. Nang bọc noãn và nang hoàng thể.
1.2.9.3. Nang hoàng tuyến.
1.2.9.4. Lạc nội mạc tử cung.
1.2.9.5. Quá sản mô đệm buồng trứng.
1.2.9.6. Buồng trứng đa nang.


10

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI KUBT THƯỜNG GẶP.
1.3.1. U nang cơ năng
U nang cơ năng có nguồn gốc từ các nang noãn do rối loạn sinh lý trong
quá trình phát triển (chứ không phải do những tổn thương thực thể của buồng
trứng), chỉ gặp ở những phụ nữ còn hành kinh. Chúng chỉ tồn tại trong một thời
gian nhất định rồi biến mất. Có 3 loại u cơ năng:
- Nang bọc noãn: Do nang De graff vỡ muộn tiếp tục giải phóng
oestrogene, thường không xảy ra xoắn và nhồi máu, dễ vỡ do vỏ mỏng.
- Nang hoàng thể: Sinh ra từ hoàng thể chỉ gặp trong thời kỳ thai nghén
nhất là trường hợp chửa nhiều thai hay nhiễm độc thai nghén. Bình thường sau
khi phóng noãn, các tế bào hạt của nang noãn tiết progesteron tạo thành hoàng
thể. Nó phát triển đến cực đại vào khoảng ngày thứ 21 đến 23 của vòng kinh,
thoái triển dần rồi teo đi để trở thành một đám thoái hóa màu vàng nên được gọi
là thể vàng. Nhưng có khi hoàng thể không teo đi mà phát triển mạnh thành

một nang mỏng chứa đầy dịch bên trong.
- Nang hoàng tuyến: Là hậu quả của βhCG quá cao thường gặp ở người
chửa trứng hoặc Chorio. Các nang bọc noãn bị kích thích quá mức nên không
phóng noãn mà bị hoàng thể hóa. Đây là loại nang cơ năng ít gặp nhất, thường
gặp trong chửa trứng. Với u nang cơ năng thường không cần điều trị. Người ta
chỉ xử trí phẫu thuật khi có biến chứng.
Biến chứng hay gặp của u cơ năng là vỡ nang. Do vỏ mỏng nên nang dễ
vỡ khi thăm khám hoặc có áp lực đè mạnh lên bụng. Nếu vỏ nang có mạch máu
bị tổn thương thì sẽ gây chảy máu, bệnh cảnh giống như chửa ngoài tử cung vỡ
có thể phải mổ cấp cứu. Chảy máu trong nang cũng là biến chứng thường gặp
và làm cho bệnh nhân đau bụng; mức độ đau phụ thuộc vào tình trạng chảy
máu nhiều hay ít. Một biến chứng khác là xoắn nang, xảy ra khi cuống nang dài,
nang di chuyển và bị xoắn.


11

1.3.2. Các khối u buồng trứng thực thể.
U nang buồng trứng thực thể xuất hiện từ những tổn thương nhu mô bình
thường của buồng trứng [3], [4], [19], [20], [23].
1.3.2.1. Về đại thể
Người ta chia KUBT thành
* Các khối u lành tính:
- U nang nước buồng trứng
Là một túi chứa nước có cuống dài, vỏ mỏng, di động, mặt ngoài trơn
nhẵn, bên trong chứa dịch trong, đôi khi có nhiều thùy. Vỏ nang thường trơn
nhẵn và mỏng nên dễ vỡ. Mặt trong của vỏ nang thường nhẵn, đôi khi có những
nhú nhỏ (các nhú nhỏ cũng có thể xuất hiện ở mặt ngoài của nang). Nang có nhú
thường rất dễ bị ung thư hóa, số lượng nhú càng nhiều thì nguy cơ ung thư hóa
càng cao. Đôi khi dịch trong nang màu nâu, đó là do có chảy máu trong nang.

- U nang nhầy buồng trứng
Là loại khối u có vỏ dày hơn, màu trắng hoặc trắng ngà, có cấu trúc giống
như da. Trong nang có chất dịch nhầy trong và vách ngăn chia khối u thành
nhiều thùy nhỏ. U nang nhầy rất thường gặp, kích thước thay đổi từ vài trăm
gam tới hàng chục kilôgam, có thể dính vào các tạng xung quanh. Mức độ ung
thư hóa rất thấp. Nếu khối u vỡ hoặc tế bào khối u xâm nhập ổ bụng, chúng sẽ
tiết các chất nhầy gây bệnh dầy dính phúc mạc.
- U nang bì buồng trứng
Có thể gặp ở trẻ em, vị thành niên, phụ nữ tuổi sinh đẻ và người già. Vỏ
khối u dày, trơn láng, có lẫn những sợi cơ. Kích thước u thường không lớn,
đường kính dưới 10 cm, nhưng nặng nên dễ gây xoắn. U thường xuất hiện một
bên, nhưng có khi ở cả hai bên. Trong nang chứa các tổ chức của da đã biệt hóa
cao như lông, tóc, móng, răng, chất bã đậu; cũng có thể thấy các tổ chức của
xương, sụn hoặc một chất trắng như não, thần kinh.


12

- U thể đặc buồng trứng
Là u chứa tổ chức đồng nhất. U nang thực thể buồng trứng phát triển âm
thầm, lặng lẽ gần như không có triệu chứng, chỉ được phát hiện một cách tình
cờ như khám sức khỏe định kỳ hay siêu âm bụng. Cũng có khi nó biểu hiện là
một bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa ở bụng (do xoắn cuống nang, hoặc u chèn ép
gây đau, bí trung đại tiện). Thông thường chỉ phát hiện được khi khối u đã lớn.
Để phân biệt KUBT cơ năng hay u thực thể, Bruchat đưa ra các dấu hiệu
phân biệt sau.
Bảng 1. Các dấu hiệu phân biệt KUBT cơ năng và thực thể [6], [24].
Dấu hiệu

Nang cơ năng


Nang thực thể

Dây chằng TC - BT

Bình thường

Kéo dài

Mạch máu

Nhiều, hình san hô

Ít, hình răng lược

Vỏ nang

Mỏng

Dầy

Dịch trong nang

Trong, vàng chanh

Thay đổi theo u

Bóc nang

Khó


Dễ

 Các khối u ác tính:
+ U có mô đặc cùng với dịch nang
+ U có tổ chức sùi trong hay ngoài nang, có nhiều thùy.
+ U dính vào các tạng xung quanh.
1.3.2.2. Vi thể [10], [18], [23].
Theo phân loại nguồn gốc mô học của Tổ chức y tế thế giới năm 1993,
cấu tạo vi thể u nang buồng trứng được chia thành các loại:
 Những khối u biểu mô buồng trứng - mô đệm bề mặt:
- Ung thư biểu mô không xếp loại.
- U nang nước.
- U nang nhầy.


13

- U nang nội mạc tử cung.
- U Brenner.
- U tế bào sáng.
 Các u xuất phát từ tế bào mầm có khoảng 25% u nang buồng trứng xuất phát
từ tế bào mầm nhưng chỉ 3% ác tính. Các u xuất phát từ tế bào mầm gồm có:
- U loạn phát tế bào mầm.
- U túi noãn hoàng.
 Các u tế bào đệm của dây sinh dục hay u nội tiết gồm có:
- U tế bào hạt - mô đệm
- U nguyên bào nuôi.
- U dây sinh dục có tiểu quản vòng.
- U nguyên bào tuyến sinh dục.

- U dạng Steroid
 U quái:
- Không điển hình
- Điển hình
- Nang bì
- U tế bào mầm hỗn hợp
 Những nguyên bào sinh dục
 Những u không đặc hiệu của buồng trứng
 Những u không xếp loại.
 Những u di căn.


14

1.4. BIẾN CHỨNG CỦA U NANG BUỒNG TRỨNG
Các diễn biến tự nhiên có thể xảy ra đối với một KUBT [24]:
- Khối u không gia tăng thêm kích thước: thường hiếm gặp.
- Khối u biến mất: thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo
dõi từ 2-3 tháng.
- Khối u ngày càng to ra: bụng ngày càng to, có thể kèm theo các biến
chứng do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn đại tiện, đầy bụng…
- Khối u bị xoắn, vỡ,…
1.4.1. Khối u buồng trứng xoắn [1], [24].
Khối u bị xoắn quanh cuống (giống như quả trên cành nhưng cuống của
khối u buồng trứng vốn là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng) làm cho
tuần hoàn đến buồng trứng bị ngưng trệ, khối u ngày càng to ra do ứ đọng máu
bên trong khi máu đến nuôi bị thiếu dẫn đến hoại tử hay vỡ ra. Xoắn hay vỡ là
tình trạng cấp cứu cần phải được phẫu thuật ngay.
Đây là biến chứng hay gặp nhất, theo Petezson, tỉ lệ xoắn cuống 16%. Theo
Nguyễn Hữu Hải tỉ lệ xoắn cuống 10,03%, Trương Thị Chức tỉ lệ là 14,7%.

1.4.2. Khối u buồng trứng vỡ.
Khối u nang buồng trứng vỡ thường là hậu quả của xoắn u nang buồng
trứng không cấp cứu kịp cũng có khi do chấn thương, thăm khám, có khi vỡ tự
nhiên nhất là với u ác tính, u cơ năng.
1.4.3. Khối u buồng trứng nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn hầu hết gặp ở khối u nang bì buồng trứng, có thể gây bệnh
cảnh nhiễm trùng cấp tính dễ nhầm với ứ mủ vòi tử cung.
Biểu hiện bệnh nhân sốt rét run, xét nghiệm máu công thức bạch
cầu tăng nhiều là bạch cầu đa nhân, khám thấy u cạnh tử cung rất đau. Nếu
không được điều trị kịp thời u tiếp tục phát triển vỡ vào ổ phúc mạc hoặc các
tạng khác, đặc biệt là biến chứng dò vào đại tràng Sigma.


15

1.4.4. Khối u buồng trứng chèn ép tiểu khung.
Biến chứng chèn ép tiểu khung thường xuất hiện muộn khi khối u
buồng trứng đã phát triển lâu kích thước lớn. U chèn ép bàng quang gây đái rắt,
chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận,
thậm chí có u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn
bàng hệ, phù 2 chi dưới, cổ chướng. Nếu không có triệu chứng đi kèm nh- đau,
cổ chướng thì u rất to, thường lành tính.
1.4.5. Các biến chứng khác của khối u buồng trứng [66]
Khối u buồng trứng có thể gây vô sinh, sảy thai, đẻ non, ngôi thai
bất thường, khi chuyển dạ có thể gây đẻ khó. Mối liên quan u buồng trứng với
thai nghén theo nghiên cứu của John 37% u buồng trứng tồn tại song song với
thai nghén, các khối u ác tính gây sảy thai cao chiếm 30%. Vì các ảnh hưởng
của khối u với thai nghén nên có thể mổ, cắt u tuỳ theo tính chất, đặc điểm, bản
chất khối u và tuổi thai. Nhưng khi có biến chứng thì mổ bất kì tuổi thai nào.
Khối u buồng trứng có thể gây sảy thai, đẻ non, ngôi thai bất thường, khi

chuyển dạ có thể trở thành u tiền đạo gây đẻ khó (Hoàng Đức Hinh). Theo
nghiên cứu của Phạm Đình Dũng về ảnh hưởng qua lại giữa khối u buồng trứng
và thai nghén: Tỷ lệ u tiền đạo là 1,98%; sảy thai, đẻ non là 6,93%.

1.5. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH.
Stein Leventhal là người đầu tiên đưa ra những tin tức liên quan đến
bệnh này vào năm 1936. Cho đến nay, trải qua hơn 75 năm, vẫn còn rất nhiều
vấn đề về nguyên nhân phát bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh chưa được giải
quyết. Có ý kiến cho sự thay đổi sinh lý, bệnh lý chủ yếu của bệnh này là:
Testosteron sinh ra trong buồng trứng quá nhiều, trứng phát dục chậm hoặc
dừng khi ở giai đoạn chưa chín. Người mắc bệnh có thể hoàn toàn không
phóng noãn hay kinh nguyệt có thể ít đi, vô kinh hoặc không theo chu kỳ; sau
khi kết hôn không sinh con.


16

Do lượng testosteron trong máu tăng ở mức nhẹ, bệnh nhân có thể mọc
nhiều lông, nổi mụn trứng cá... nhưng không thể phát triển thành nam tính hóa.
Siêu âm kiểm ra âm đạo có thể phát hiện thể tích trứng của người bệnh to hơn
bình thường, số noãn bào tăng nhiều, đường kính khoảng 2-8 mm, noãn bào
không trưởng thành. Phẫu thuật ổ bụng có thể phát hiện thấy vỏ màng bao
quanh buồng trứng dày lên, mặt cắt cho thấy có nhiều bọc rỗng với kích thước
khác nhau. Vì vậy, bệnh được gọi là u nang buồng trứng.
Có một số người bệnh do testosteron và tổ chức mỡ tăng nhiều,
testosteron chuyển hóa từ tổ chức mỡ cũng tăng nhiều. Tình trạng testosteron
ở mức tương đối cao, tác dụng đến nội mạc tử cung trong thời gian dài, lại
thiếu ảnh hưởng đối kháng của progestagen... thường dẫn đến tăng sinh nội
mạc tử cung, thậm chí dẫn đến ung thư. Cũng có khi testosteron ở mức cao
nhưng không gây ra những thay đổi như đã nói ở trên. Có nhiều loại u phát

sinh từ các thành phần cấu trúc của buồng trứng hoặc BT trở thành nơi di căn
của một ung thư nguyên phát từ nơi khác. Vì vậy có rất nhiều loại UBT với
đặc điểm cấu trúc phức tạp nhau dẫn đến nhiều cách phân loại, tiên lượng
điều trị khác nhau [3] [22].

1.6. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán khối u buồng trứng bằng khám lâm sàng và cận lâm sàng đặc
biệt là siêu âm phụ khoa thì việc phát hiện KUBT không khó, nhưng điều quan
trọng là phải loại trừ KUBT cơ năng với thực thể nhất là với ung thư buồng
trứng để có hướng điều trị thích hợp [6], [23], [24], [25], [26], [27], [28].

1.6.1 Triệu chứng lâm sàng [24], [29] [30].
* Triệu chứng cơ năng
- U nhỏ không có biểu hiện gì thường phát hiện do tình cờ đi khám phụ
khoa hoặc làm siêu âm hàng loạt.
- Khối u to thường biểu hiện:


17

+ Cảm giác tức vùng bụng dưới, có thể tự sờ thấy khối u.
+ Rối loạn kinh nguyệt có thể có hoặc không. U nội tiết hay ung thư buồng
trứng thường hay gây rối loạn kinh nguyệt.
+ Giai đoạn muộn u to chèn ép vào bàng quang hay trực tràng gây tiểu tiện,
đại tiện khó.
+ Có biểu hiện đau bụng khi u to gây chèn ép hoặc biến chứng xoắn, vỡ.
+ Nếu khối u ác tính thường có dấu hiệu suy sụp toàn thân.
Theo các tác giả Nam Mỹ, khối u buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
khoảng 2/3 các khối u buồng trứng được phát hiện ở tuổi sinh sản, 5% khối u
buồng trứng gặp ở trẻ em. Từ 55-65% khối u buồng trứng lành tính gặp ở phụ

nữ dưới 40 tuổi. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngô Văn Tài tuổi nhỏ nhất
có khối u buồng trứng là 10 tuổi.
* Triệu chứng thực thể [31], [32], [33], [34]
Khám bụng và thăm âm đạo thấy:
+ Khối u vùng bụng dưới mật độ
căng hay chắc tuỳ từng loại u
+ Khối u di động biệt lập với tử
cung đẩy lệch tử cung sang bên đối
diện. Nếu u dính hoặc nằm trong dây
chằng rộng thì mức độ di động hạn
chế.
+ Khối u bên cạnh tử cung căng
đau khi có biến chứng xoắn.

Hình 1.5. BT bình thường (trên) và nang
cơ năng BT (dưới).

+ Nếu khối u ác tính thường có kèm theo cổ chướng hoặc khối u không di
động và đau.


18

1.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng.
* Siêu âm chẩn đoán
Ngày nay siêu âm được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong
chẩn đoán y khoa nói chung và KUBT nói riêng. Siêu âm là phương pháp chẩn
đoán nhanh, chính xác, tiện lợi cho bệnh nhân với giá thành rẻ, đặc biệt là một
phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, gần như vô hại cho bệnh nhân. Siêu âm
giúp chẩn đoán khối u buồng trứng, khi nghi ngờ trên khám lâm sàng có thể

thực hiện siêu âm vùng chậu qua ngả bụng và qua ngả âm đạo. Trong những
năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, siêu âm đầu dò âm đạo
đã thực sự là một cánh tay đắc lực giúp các bác sỹ chuyên khoa dễ dàng hơn
trong chẩn đoán các khối u buồng trứng [6], [25], [35], [36].
Siêu âm có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán khối u buồng trứng, đặc biệt
trong thai kỳ. Nó cho phép đánh giá một số tính chất của khối u như: Số lượng,
kích thước, cấu trúc âm vang và theo dõi tiến triển của khối u. Chẩn đoán khối
u buồng trứng sẽ càng khó khăn hơn trong giai đoạn sau vì tử cung to. Các loại
KUBT thường gặp là nang bì, nang nước, nang nhầy, nang lạc nội mạc tử cung,
nang hoàng thể, nang hỗn hợp, nang giáp biên, các loại nang khác [37].
Siêu âm cho phép chẩn đoán khối u buồng trứng dựa trên những tiêu chuẩn
nghĩ đến ác tính. Trong tất cả các trường hợp, siêu âm đòi hỏi phải rõ ràng,
chính xác và hoàn hảo: kỹ thuật sử dụng, giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt,
vị trí tổn thương, một hay hai bên buồng trứng, kích cỡ và cấu trúc khối u (dịch
đồng nhất, hỗn hợp dịch và đặc, đặc đồng nhất...). Khi siêu âm cần mô tả: độ
dầy của thành, vách ngăn, chồi nhú trong nang hoặc ngoài nang, có tràn dịch
màng bụng hay tụ dịch vùng douglas, hạch phì đại...
Hình ảnh khối u buồng trứng trên siêu âm khá đa dạng về hình thái, kích
thước, vị trí. Dựa vào đặc điểm khối u buồng trứng trên siêu âm, kết hợp với
kinh nghiệm của bác sỹ chuyên khoa, có thể đánh giá khá chính xác u lành tính


19

hay ác tính. Do vậy, siêu âm gần nh- là một phương pháp chẩn đoán không thể
thiếu trước một bệnh nhân nghi ngờ có khối u buồng trứng.
Hình ảnh KUBT được thể hiện như sau:
- Nang cơ năng: Kích thước <6cm thành mỏng,
dịch thưa âm vang thuần nhất
- Nang nước: Thường một thuỳ, thành mỏng,

ranh giới rõ, dịch thuần nhất, đôi khi trong nang có
vách. Có trường hợp có nhiều nang kích thước khác
nhau, nằm sát nhau, tạo ra hình ảnh nang chùm.
Trên siêu âm là khối trống âm, ranh giới tương đối
rõ, có thể có vách [38].

H×nh 1.6. U nang n-íc BT.

- Nang nhầy: Thường nhiều thuỳ, thành dầy, dịch thuần nhất.
- Nang bì: Không thuần nhất vì các mảnh sụn, răng, tóc, hình ảnh âm vang
trên siêu âm dạng tăng âm khá đồng nhất với âm vang cơ tử cung.
- U ác tính: Nhiều tổ chức đặc cùng với dịch có những nụ sùi trong hay
ngoài u và ở các vách của u, có thể có cổ chướng.
Trên siêu âm là các tổ chức không đồng nhất, tăng
âm xen lẫn với giảm âm, xâm lấn ra xung quanh,
ranh giới không rõ ràng.
- Nang dạng lạc nội mạc tử cung: Vỏ mỏng,
âm vang không đồng nhất.
* Hình ảnh X-quang [36]
- Chụp bụng không chuẩn bị: Có vết vôi hoá
hoặc hình răng là nang bì.
- Chụp X-quang buồng tử cung và vòi tử cung:
s Cho thấy hình ảnh vòi tử cung dãn và kéo dài.

H×nh 1.7.
Chôp MRI khèi KUBT.


20


- Ngày nay do những hạn chế của phương pháp X-quang với sự phát triển
mạnh của siêu âm và nội soi, các phương pháp chẩn đoán X-quang không còn
được sử dụng rộng rãi nh- trước nữa.
* Nội soi ổ bụng [7], [8], [9]
Trong một số trường hợp nội soi ổ bụng được sử dụng như một phương
pháp chẩn đoán có xâm lấn hoặn đơn độc hoặc phối hợp có khả năng xác định
bản chất của u với độ chính xác cao: U sùi hay hạt ở trên bề mặt khối u, u cơ
năng hay thực thể, lạc nội mạc tử cung.
- Khối u ác tính: bề mặt u sần sùi, gồ ghề, có nhú, nhiều mạch máu tăng
sinh và có dịch trong ổ bụng.
- U nang lành tính: bề mặt u nhẵn, trơn láng không có nốt sần sùi, không có
dịch ổ bụng, cần phân biệt u nang cơ năng với u nang thực thể.
Phương pháp này còn nhằm xác định chẩn đoán khi cần phân biệt với các tổn
thương khác như ứ nước vòi tử cung, dính quanh vòi tử cung.
* CT scan và MRI [36]
CT scan đặc biệt hữu ích khi chụp có thuốc cản quang đường uống hay
đường tĩnh mạch. Nó cho phép đánh giá hạch sau phúc mạc ở vùng cạnh động
mạch chủ và sự gieo rắc trong khoang phúc mạc và mạc treo ruột. Tuy nhiên đối
với ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, CT scan thường không mang lại
những thông tin nào ngoài siêu âm cho nên không cần thực hiện một cách
thường qui.
MRI cũng được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt: khối u có
kích thước lớn, bệnh nhân quá mập, phụ nữ có thai, siêu âm có nhiều vấn đề
phức tạp.
* Chọc dò túi cùng Douglas [6], [72]
Chọc dò Douglas làm tế bào học tìm tế bào bất thường khi nhuộm soi.
* Chất đánh dấu CA- 125 [26], [36], [37], [39].


21


CA-125 là epitope cacbohydrate, kháng nguyên ung thư glycoprotein,
một dấu hiệu sinh học của u trong huyết thanh. CA-125 bình thường hiện diện ở
lá phôi trong dẫn xuất từ biểu mô mầm, bao gồm phúc mạc, màng phổi và màng
ngoài tim và màng ối. Biểu mô buồng trứng không biểu hiện hoạt tính CA 125.
Mức CA-125 trong huyết thanh là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá
khối u vùng chậu, đặc biệt đối với carcinom buồng trứng. Mức CA- 125 trong
huyết thanh liên quan chặt chẽ với sự lan rộng của u, sự đáp ứng với điều trị và
sự tái phát.
Mức CA-125 > 60UI/ml giúp loại trừ những bệnh nhân không có u hoặc u
lành với độ đặc hiệu là 98%, nhưng độ nhạy của xét nghiệm chỉ là 70% và giá
trị tiên đoán chỉ đạt 2% khi tầm soát ở cộng đồng.
CA-125 được đo bằng các xét nghiệm miễn dịch, có nồng độ bình thường
trong huyết thanh <35 UI/ml. Chỉ có 1% người bình thường có CA-125
>35UI/ml. 80% bệnh nhân bị carcinom buồng trứng loại biểu mô không tiết
nhầy có nồng độ CA-125 tăng cao. CA-125 có thể tăng cao trong 50% trường
hợp ung thư buồng trứng giai đoạn I và trong 60% trường hợp ung thư buồng
trứng giai đoạn II.
Do đó đặc hiệu của CA-125 thấp nên ít có giá trị chẩn đoán đối với
KUBT ở phụ nữ trẻ nhưng với phụ nữ đã mãn kinh có giá trị tiên lượng bệnh.
Do đó, CA-125 dùng để phân biệt u lành hay u ác có giá trị tiên lượng trước mổ
đối với phụ nữ mãn kinh.
Giá trị của CA-125 hiện nay còn nhiều tranh cãi.

1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ [5], [36], [72]
Điều trị KUBT tuỳ thuộc vào lứa tuổi, loại u nang, kích thước u, và các
triệu chứng khác kèm theo.
- Nếu còn trong độ tuổi sinh đẻ cần siêu âm thường xuyên để đánh giá
kích thước và những sự thay đổi bất thường của khối u . Nếu kích thước nang



22

không lớn, không gây ra một số triệu chứng đáng kể, có thể dùng một số loại
thuốc ngừa thai uống, các thuốc này có thể giúp ngăn cản sự thay đổi và phát
triển u nang đối với u nang cơ năng.
- Phẫu thuật thường dùng cho các khối u buồng trứng đường kính lớn hơn
5cm, mật độ chắc, kích thước thay đổi nhanh, tồn tại lâu… Chỉ định phẫu thuật
tùy thuộc vào những đánh giá cụ thể của bác sĩ điều trị.
- Tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ
của bệnh nhân mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u
và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành,
mặc dù bóc tách khối u có thể làm tăng nguy cơ tái phát KUBT. Nếu cần có thể
làm xét nghiệm nhanh tại chỗ để có hướng xử trí thích hợp.
Nếu kích thước khối u < 6 cm thì thường nghĩ đến u nang cơ năng, cần
theo dõi thêm trong vài vòng kinh. Nếu khối u có kích thước lớn, hoặc đã chẩn
đoán là nang thực thể thì cần phẫu thuật cắt bỏ khối u để phòng các biến chứng
hoặc ung thư hóa.

1.7.1. Các phương pháp điều trị nội khoa
1.7.1.1. Điều trị bằng thuốc [30], [40]
* Thuốc tránh thai
Khi uống thuốc tránh thai các kích thích của FSH và LH của tuyến yên
đến buồng trứng không còn nữa làm cho các nang cơ năng thu nhỏ nhanh.
Thuốc tránh thai làm giảm bớt các nang đó và ngăn cản sự phát triển của các
nang mới. Trong bệnh buồng trứng đa nang (hội chứng Stein-Leventhal) cũng
vậy, đặc trưng là có nhiều nang ở buồng trứng và có nồng độ androgen cao.
Thùy trước tuyến yên bị kích thích và tăng giải phóng LH, từ đó tăng bài tiết
androgen ở buồng trứng. Thuốc tránh thai làm giảm FSH và LH nên buồng
trứng không bị kích thích nữa và cũng không còn bài tiết androgen.



23

* Các thuốc khác
Các thuốc khác chỉ dùng trong một số bệnh nhân có chẩn đoán là u cơ
năng buồng trứng, và trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường
hợp có chỉ định mổ như kháng sinh, chống viêm, giảm đau... và điều trị các
triệu chứng kèm theo.
1.7.1.2. Phương pháp điều trị đối với u nang cơ năng có biến chứng
Biến chứng hay gặp của u nang cơ năng là vỡ nang. Do vỏ mỏng nên
nang dễ vỡ khi thăm khám hoặc có áp lực đè mạnh lên bụng. Nếu vỏ nang có
mạch máu bị tổn thương thì sẽ gây chảy máu, bệnh cảnh giống chửa ngoài tử
cung vỡ có thể phải mổ cấp cứu. Chảy máu trong nang cũng là biến chứng
thường gặp và làm cho bệnh nhân đau bụng; mức độ đau phụ thuộc vào tình
trạng chảy máu nhiều hay ít. Một biến chứng khác rất ít gặp là xoắn nang, xảy
ra khi cuống nang dài, di chuyển và bị xoắn [2], [40], [41].
Một số nghiên cứu trong nước về u nang buồng trứng chủ yếu tổng kết và
nghiên cứu về u nang thực thể. Trong nghiên cứu này tại BVVNTĐUB chúng
tôi có tổng kết một số u nang cơ năng vào điều trị khi có biến chứng vỡ hoặc
chảy máu trong nang (tổng số 98 trường hợp ): Bệnh nhân vào viện với lý do
đau bụng, siêu âm có hình ảnh nang buồng trứng xẹp, méo mó, kích thước nhỏ
hơn 5cm và có ít dịch Douglas, hoặc hình ảnh nang buồng trứng chảy máu,
không có rối loạn huyết động và đã được chúng tôi theo dõi điều trị nội khoa.
Một số trường hợp phải xử trí phẫu thuật (47 trường hợp) do chảy máu nhiều,
siêu âm nhiều dịch ổ bụng, có rối loạn huyết động, bệnh cảnh giống như chửa
ngoài tử cung vỡ đã mổ bóc nang, cầm máu và kết quả giải phẫu bệnh là nang
cơ năng.



24

1.7.2. Các phương pháp điều trị ngoại khoa
1.7.2.1. Chọc dò dưới siêu âm [30], [36] [72]
Sau khi tiền mê, dưới sự hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo, tiến hành
chọc hút nang. Phương pháp này chỉ định cho các nang cơ năng, nang thanh
dịch và thường được thực hiện đối với phụ nữ còn trẻ có nhu cầu sinh đẻ.
Trong một vài năm gần đây, phương pháp này trở lên phổ biến và rộng rãi
hơn do sự phát triển của chuyên ngành siêu âm can thiệp. Đối với những nang
thanh dịch, vỏ mỏng, kích thước dưới 5cm xuất hiện trên các bệnh nhân trẻ tuổi,
đặc biệt là chưa có gia đình thì các bác sỹ chuyên khoa có thể chỉ định chọc hút
nang dưới hướng dẫn của siêu âm.
Khoa sản BVVNTĐUB là một khoa của bệnh viện đa khoa, máy siêu âm
chỉ mới được trang bị riêng cho khoa sản nên phương pháp này ít được áp dụng.
1.7.2.2. Phẫu thuật mở bụng [5], [62]
Năm 1809 Ephraim Mac Dowell, một bác sỹ người Hoa Kỳ, đã tiến hành
phẫu thuật lấy bỏ một khối u buồng trứng và bệnh nhân đã sống được 30 năm
sau mổ. Phẫu thuật này đã được các nhà ngoại khoa nói chung và phẫu thuật
phụ khoa nói riêng nhất trí tôn vinh nh- một trong những mốc đầu tiên trong
lịch sử điều trị khối u bằng phẫu thuật.
Trước những năm 1960, phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để
điều trị bệnh buồng trứng u nang, giúp sinh con, tỷ lệ thụ thai là 30-60%. Sau
năm 1960, người ta nhận thấy việc phẫu thuật sẽ tạo thành vành xung quanh ống
dẫn trứng, ảnh hưởng đến công năng hấp thụ trứng, hơn nữa hiệu quả chỉ là tạm
thời, nên ít áp dụng.
Ngày nay, phẫu thuật mở bụng đã sử dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ
thể: tuổi bệnh nhân, nhu cầu sinh con và có thể áp dụng cắt u, cắt cả buồng
trứng, cắt phần phụ hoặc chỉ bóc tách nang đơn thuần.



25

1.7.2.3. Phẫu thuật nội soi
Với sự phát triển hoàn thiện hơn về trang
thiết bị phẫu thuật, kinh nghiệm ngày một nâng cao
của phẫu thuật viên, PTNS trong điều trị u nang
buồng trứng ngày càng mở rộng về chỉ định, phạm
vi áp dụng, nâng cao về kỹ thuật và hiệu quả điều trị
ngày một tốt hơn [7], [8], [32], [42], [43].
PTNS cho KUBT lành tính được tác giả
Semm nêu ra lần đầu tiên vào năm 1974.

H×nh 1.8. Mæ néi soi KUBT.

Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu ứng dụng
PTNS từ năm 1993 trong điều trị chửa ngoài tử cung, u nang buồng trứng, vô
sinh, lạc nội mạc tử cung, bóc tách nhân xơ tử cung và gần đây đã cắt tử cung
hoàn toàn [8].
Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh đã áp dụng PTNS từ năm 1996 với
nhiều loại phẫu thuật khác nhau.
Có hai kỹ thuật xử trí nang buồng trứng được áp dụng trong khi phẫu
thuật nội soi: Cắt nang buồng trứng hay còn gọi là bóc tách nang buồng trứng và
cắt buồng trứng cùng với nang (đôi khi là cắt phần phụ nếu có cắt cả vòi tử
cung). Đối với nang buồng trứng không xoắn, phẫu thuật bóc tách nang bảo tồn
buồng trứng được thực hiện trong hầu hết các trường hợp. Đối với nang buồng
trứng xoắn, tỷ lệ phải cắt buồng trứng là trên 70%.
PTNS đã được áp dụng đối với KUBT trên phụ nữ có thai, tuy nhiên việc
phẫu thuật cũng gặp một số khó khăn như: thao tác cắt u buồng trứng thường
khó hơn các trường hợp không có thai vì không gian nhỏ hẹp lại do thể tích tử
cung choán hết tiểu khung. Hơn nữa tình trạng xung huyết trong thai kỳ cũng là

yếu tố làm cho phẫu thuật khó khăn hơn, dễ bị chảy máu, cầm máu khó hơn.
Một số trường hợp, khối u nằm trong túi cùng Douglas. Việc lấy khối u ra khỏi
túi cùng Douglas đôi khi gặp nhiều khó khăn do tử cung to. Đặc biệt khó nếu đó


×