Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực trạng chăm sóc, phục hồi vận động người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa thần kinh bệnh viện việt tiệp – hải phòng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.67 KB, 73 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang trở thành một vấn đề cấp
thiết của y học nói chung và y học phục hồi chức năng nói riêng. Đây là bệnh
phổ biến trên thế giới. Hàng năm, người bệnh bị TBMMN ngày càng tăng cả
về số lượng cũng như mức độ bệnh tật, bổ xung thêm dần vào số lượng người
mắc bệnh chưa hồi phục được, làm số người bệnh ngày càng cao. Hiện tại ở
các nước phát triển TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau các
bệnh tim mạch và ung thư, nhưng dự đốn nó có thể trở thành căn bệnh có tỷ
lệ tử vong hàng đầu [13]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (1979) hàng
năm tỷ lệ người mới mắc TBMMN từ 127 - 746 người trong 100.000 dân [1],
[25].
Việt Nam là một nước đang phát triển, số người cao tuổi ngày càng tăng,
tất nhiên cũng không nằm ngoài quy luật trên. Theo số liệu thống kê của bộ
môn Thần kinh Trường Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ mắc là 115,92/100.000 dân
(1994/) [41]. Số người bệnh bị tai biến mạch máu não được cứu sống ngày
càng nhiều, nhưng tỉ lệ di chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não vẫn còn
cao [12], [20], [23] ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều tới sức khỏe của bản thân
người bệnh như: sa sút trí tuệ, giảm hoặc mất khả năng vận động, thậm chí có những người bệnh chỉ nằm một chỗ, vơ cảm hồn tồn với thời gian, kéo
theo tình trạng kinh tế gia đình suy sụp, nó thực sự là gánh nặng cho tồn xã
hội. Trong khi đó, để điều trị, chăm sóc và phục hồi vận động cho người bệnh
vẫn còn nhiều nan giải, chưa có một phương pháp nào đặc hiệu riêng biệt mà
cần phải phối hợp nhiều phương pháp cùng một lúc. Cuộc sống của họ phụ
thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc và giúp đỡ của người thân trong gia đình.
Người bị tai biến mạch máu não thường được điều trị cấp cứu, chăm sóc


2

và phục hồi vận động tại bệnh viện từ một đến hai tuần hoặc từ một đến hai


tháng [61], [66]. Sau đó họ trở về nhà nhưng vẫn cần tiếp tục được chăm sóc
và hồi phục vận động. Tuy nhiên với khoảng thời gian này là không đủ để tất
cả người bệnh có thể phục hồi các di chứng. Theo điều tra của Lê Anh Tuấn
mức độ độc lập của người bị TBMMN sau 12 tháng tốt hơn rõ rệt so với
người bị TBMMN bằng hoặc dưới 12 tháng [44]. Chăm sóc và phục hồi vận
động cho người bị tai biến mạch máu não là một quá trình lâu dài, bền bỉ, khó
khăn, tốn kém và khơng chỉ bao hàm việc cứu sống người bệnh mà còn đảm
bảo cho họ tái hội nhập vào xã hội một cách bình đẳng, có cuộc sống bình
thường tối đa so với hồn cảnh của họ.
Các khiếm khuyết thần kinh do TBMMN rất nặng nề phức tạp, gây nên
nhiều rối loạn các chức năng nên ngồi việc cấp cứu, điều trị thì việc chăm
sóc và phục hồi vận động (PHVĐ) tại nhà là cực kỳ quan trọng.
Với những lý do như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng chăm sóc, phục hồi vận động người bệnh tai biến mạch máu não tại
khoa Thần kinh- Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng năm 2013" với các
mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng chăm sóc, phục hồi vận động người bệnh tai
biến mạch máu não tại khoa Thần kinh – bệnh viện Việt Tiệp
Hải Phịng.

2.

Mơ tả kiến thức – thái độ - thực hành của người chăm sóc
người bệnh tai biến mạch não.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về tai biến mạch máu não
1.1.1. Định nghĩa tai biến mạch máu não
Theo Tổ chức Y tế thế giới: "Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát
triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài
trên 24 giờ và thường do nguyên nhân huyết quản. Như vậy, trên lâm sàng
đây là các biểu hiện bệnh lý bao gồm phần lớn các trường hợp chảy máu
trong não, chảy máu dưới nhện, nhồi máu não và không đề cập đến các trường
hợp thiếu máu não thoảng qua hoặc bệnh lý mạch máu não lan toả khởi đầu
lặng lẽ[21].
1.1.2. Định nghĩa cơn thiếu máu thoáng qua
Cơn thiếu máu thống qua là tình trạng rối loạn chức năng não bộ khu
trú hay chức năng thị giác có đặc tính diễn biến đột ngột và có nguồn gốc
thiếu máu não cục bộ. Cơn kéo dài không quá 24 giờ, hồi phục và không để
lại di chứng [22].
1.1.3. Khái niệm vùng nửa tối
Ở tổn thương thiếu máu cục bộ não có hai vùng. Vùng trung tâm có lưu
lượng máu thấp 10 - 15ml/100g não/phút, các tế bào sẽ chết gọi là vùng hoại
tử khơng có khả năng điều trị. Vùng chu vi có lưu lượng máu não 23ml/100g
não/phút, tế bào khơng chết nhưng không hoạt động gọi là vùng nửa tối. Nếu
được tưới bù do tuần hoàn bàng hệ hoặc nhờ thuốc giúp hấp thụ oxy, vùng
này hồi phục, vì vậy gọi là vùng điều trị. Thời gian tồn tại vùng nửa tối gọi là
cửa sổ điều trị thường là 3-72 giờ, quá thời gian đó tế bào chuyển sang hoại
tử. Vì vậy điều trị phải càng sớm càng tốt [15], [69].


4

Việc điều trị sớm còn phụ thuộc người bệnh đến viện sớm, vậy cần

truyền thông trong cộng đồng các dấu hiệu cảnh báo TBMMN sau:
- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân thường là một bên của cơ thể.
-

Rối loạn thị giác ở một hoặc hai bên mắt, như tối mắt, mờ mắt, nhìn

đơi.
- Lú lẫn, rối loạn ý thức.
- Khơng nói được hoặc nói khó hoặc khơng hiểu lời nói.
-

Đi khơng vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận

động.
- Đau đầu dữ dội

Người có một trong các dấu hiệu trên cần được đi khám chuyên khoa
ngay [3], [16], [51].
Xử trí tại gia đình người bệnh: khi người nhà phát hiện thấy người bệnh
có dấu hiệu của các triệu chứng với các đặc điểm xuất hiện và hồn cảnh xuất
hiện như trên, thì người nhà người bệnh nên và không nên làm các công việc
sau:
- Những việc nên làm:

+ Bất động, theo dõi người bệnh, sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi
cần thiết.
+ Vận chuyển người bệnh càng nhanh càng tốt tới một trung tâm cấp cứu
gần nhất, tốt nhất là gọi xe cấp cứu chuyên dụng hoặc mời một thầy thuốc xử
trí và hộ tống vận chuyển.
+ Chuẩn bị tâm lý cho mọi người trong gia đình, chủ động đón nhận một

thời kỳ chăm sóc, điều trị người bệnh lâu dài, vất vả.
- Những việc không nên làm:

+ Để người bệnh tại nhà chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên của người bệnh
hoặc cho rằng người bệnh tuổi đã cao không cần đưa đi bệnh viện cứu chữa.


5

+ Trì hỗn để đưa người bệnh đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám
theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên trong gia đình, chờ cho trời sáng
mới đưa người bệnh đi bệnh viện.. .)
+ Tự sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà khơng có đơn của thầy
thuốc [4].
1.2. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thế giới

Tai biến mạch máu não là một bệnh thường gặp. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (1979) số người mắc tai biến mạch máu não là 127-740/100.000 dân/năm
[17], [25], [32].
Tổ chức điều trị, dự phòng tai biến mạch máu não Châu Âu (1993) cho
biết số người tai biến mạch máu não lần đầu tiên dao động trong khoảng từ
141 đến 219/100.000 dân /năm [14], [76].
Ở Mỹ, hàng năm số người bị tai biến mạch máu não là 150.000 và bảo
hiểm Y tế phải tốn đến 17 tỷ đôla Mỹ cho những người bệnh này [14]
Tại Pháp, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não ở người trẻ dao động từ 10
đến 30/100.000 dân/năm, chiếm 5% toàn bộ tai biến mạch máu não [14].
Ở vùng biển phía Đơng Ơxtrâylia, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não lần
đầu tiên là 206/100.000 dân/năm [74].
Ở Châu Á, nhiều nghiên cứu cho thấy các nước có nền công nghiệp phát

triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc.. .có tỷ lệ người bệnh bị tai biến mạch máu
não tương đương với các nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ. Cịn các nước khác
tình hình tai biến mạch máu não đang tăng lên, có nơi ở mức nghiêm trọng
[19], [24].


6

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ ba gây tử vong (sau bệnh tim
mạch và ung thư) và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tàn tật [10].
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (Murray, 1996), năm 1990 ước tính
có tới 2,1 triệu người bị tử vong vì tai biến mạch máu não tại châu Á, bao
gồm 1,3 triệu người ở Trung Quốc, 448.000 người ở Ẩn Độ và 390.000 người
ở các nơi khác trừ Nhật Bản [20].
Theo một số tác giả khác, tỷ lệ tử vong sau tai biến mạch máu não ở
bệnh viện là 21%, trong 30 ngày đầu là 35%, trong sáu tháng đầu là 41%,
trong một năm đầu là 21%, trong năm năm đầu là 58% và tỷ lệ tử vong do tai
biến mạch máu não gia tăng từ năm 1968 đến năm 1994 ở hầu hết các nước
Đông Âu [64].
1.2.2. Việt Nam

Trong những năm gần đây, ở nước ta tai biến mạch máu não đang có
chiều hướng gia tăng cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lai di chứng
nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội [7], [20], [21].
Theo Nguyễn Văn Đăng, tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ năm
1991 đến năm 1993 có 631 trường hợp tai biến mạch máu não tăng gấp 2,5
lần so với thời kỳ 1986 -1989 và tỷ lệ mới mắc là 53,2/100.000 dân/năm [12].
Tại huyện Thanh Trì, số người bệnh bị tai biến mạch máu não năm 1993
tăng 3,2 lần so với năm 1989 [9].
Ở miền Nam (1994-1995), tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não là

415/100.000 dân/năm, còn tỷ lệ mới mắc là 161/100.000 dân/ năm [14].
Phạm Hồng Minh và cộng sự nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ mới mắc tai
biến mạch máu não trung bình là 34/100.000 dân/năm, tỷ lệ hiện mắc tai biến
mạch máu não trung bình là 87/100.000 dân/năm và tỷ lệ tử vong trung bình
do tai biến mạch máu não là 25/100.000 dân/năm [29].


7

Tai biến mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao: tỷ lệ tử vong do tai biến
mạch máu não ở thành phố Hồ Chí Minh là 28%, ở Tiền Giang là 44% và
39% ở Kiên Giang [14].
1.3. Tình hình di chứng và tàn tật do tai bỉến mạch máu não trên thế giới

và Việt Nam
Tai biến mạch máu não có tỷ lệ di chứng và tàn tật cao:
1.3.1. Thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới có từ 1/4 đến 2/3 người bệnh sống sót sau tai
biến mạch máu não trờ thành tàn tật vĩnh viễn, còn Hakett cho biết 61% người
bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não để lại di chứng, 50% phải phụ thuộc
vào người khác trong các sinh hoạt hàng ngày. Tại Pháp, 50% tàn phế do tai
biến mạch máu não [6], [39], [40].
Các di chứng thường gặp ở bộ máy vận động trong TBMMN bao gồm:
- Đau khớp vai bên liệt do không cử động được hết tầm chiếm 45%

người bệnh liệt nửa người.
- Gập khớp khuỷu do cơ gập khuỷu ngấn lại chiếm 73%.
- Gập khớp cổ tay ở phía lịng bàn tay do mất chức năng gập phía lưng


bàn tay và duỗi các ngón tay chiếm 92%.
- Quay sấp cổ tay bên liệt 75%.
- Khớp gối bên liệt duỗi gây khó khăn đi lại chiếm 88%.
- Gân Achille ngắn lại gây “ bàn chân rủ” chiếm 94% [14].

Theo Wade 50% người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não bị tàn
tật [75].
1.3.2. Việt Nam.

Theo Nguyễn Văn Đăng di chứng nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ cao 68,42%, di
chứng về vận động chiếm 92,62% [14], [49].


8

Cao Minh Châu nghiên cứu thấy di chứng về vận động chiếm tỷ lệ cao
gồm: đau khớp vai chiếm 69,88%, quay sấp cẳng tay chiếm 73, 49%, cịn gập
phía lịng khớp cổ tay chiếm 87,95% và gập phía lịng khớp cổ chân chiếm
96,39% [2].
Theo Trần Văn Chương, di chứng về vận động do tai biến mạch máu não
chiếm tỷ lệ cao, co rút gập mặt lòng cổ tay bên liệt chiếm 87,9% co rút gân
gót bên liệt chiếm 93,6%, cịn quay sấp cẳng tay bên liệt chiếm 73,4% và
khớp háng bên liệt khơng gấp khi đi bình thường chiếm 90,3% [8].
Hoàng Khánh và cộng sự cho biết tại Thừa Thiên Huế tỷ lệ di chứng vừa
và nặng do tai biến mạch máu não chiếm 65% [25].
1.4. Định nghĩa phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp y học, kinh tế, xã hội học,
giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động khiếm
khuyết, giảm chức năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật ( do hậu quả của
ốm đau, tai nạn, tật bẩm sinh, tuổi cao...) hội nhập hoặc tái hội nhập xã hội, có

những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động trong gia đình, xã hội, có
cuộc sống bình đẳng tối đa so với hồn cảnh của họ [11], [30].
1.5. Các hình thức phục hồi chức năng
1.5.1. Phục hồi chức năng dựa vào các viện

Phục hồi chức năng dựa vào các viện đã được triển khai ở Việt Nam và
các nước trên thế giới nhiều năm nay. Do tập trung nhiều phương tiện và cán
bộ chuyên khoa nên có thể phục hồi những trường hợp khó và nặng. Tuy vậy:
- Người tàn tật phải rời bỏ gia đình đến các trung tâm phục hồi chức

năng (tách biệt với xã hội).
- Phục hồi chức năng không sát với nhu cầu người tàn tật ở địa phương

họ.


9

- Chỉ giải quyết được số ít người có điều kiện, khoảng 3% số người tàn

tật.
- Chi phí cao, tốn kém.
- Do đó, các trung tâm chỉ tổ chức đủ để làm công tác nghiên cứu, đào

tạo và phục hồi chức năng những trường hợp khó.
1.5.2. Phục hồi chức năng ngồi viện

Đặc điểm của hình thức này là:
-


Cán bộ phục hồi của các trung tâm đem phương tiện đi đến địa

phương trực tiếp phục hồi chức năng cho người tàn tật. Như vậy, chỉ tập trung
vào cá nhân tàn tật mà khơng nhân ra tồn xă hội.
-

Số người tàn tật được phục hồi chức năng tuy có nhiều hơn, tiến bộ

hơn nhưng không thường xuyên liên tục, không được theo dõi được chặt chẽ
vì thiếu cán bộ chun mơn.
- Chi phí tốn kém.
- Chưa có đủ cán bộ chun mơn.

1.5.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
-

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một biện pháp nằm trong

sự phát triển cộng đồng về phục hồi chức năng, bình đẳng về mọi cơ hội và
hội nhập xã hội của tất cả những người tàn tật. Theo hình thức này:
+ Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo
kỹ thuật thích nghi. Người tàn tật, thân nhân và nhân viên y tế cơ sở trực tiếp
thực hiện các kỹ thuật phục hồi dưới sự hướng dẫn của cán bộ phục hồi chức
năng.
+ Biến công tác phục hồi chức năng thành công tác của cộng đồng (thực
chất là thơng qua để xã hội hóa công tác phục hồi chức năng).
+ Tỷ lệ người tàn tật được phục hồi cao nhất.


10


+ Chất lượng hồi phục cao: người tàn tật được đáp ứng cả năm nhu cầu
cơ bản của con người, đặc biệt đã làm thay đổi thái độ của xã hội đối với
người tàn tật.
+ Người tàn tật có cơ hội tốt hội nhập xã hội.
+ Chi phí vừa phải, chấp nhận được.
+ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được lồng ghép chặt chẽ trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
+ Giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ chuyên khoa ở tuyến dưới.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã trở thành một chương trình

được triển khai rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, dưới sự điều hành của Ban
chủ nhiệm chương trình phục hồi chức năng - Bộ Y tế, với những nguồn kinh
phí khác nhau và được triển khai ở 31 trong số 61 tỉnh, thành phố trên phạm
vi toàn quốc.
- Mục tiêu của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:

+ Xây dựng mơ hình lồng ghép trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban
đầu, sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển cộng đồng, bao gồm việc
phát hiện bệnh sớm, phục hồi chức năng sớm với kỹ thuật thích nghi, giá
thành thấp, có biện pháp phịng ngừa tàn tật hữu hiệu.
+ Xây dựng dịch vụ phục hồi chức năng theo từng tuyến, chuyển giao kỹ
thuật cơ bản về phục hồi chức năng cho người tàn tật, gia đình họ và nhân
viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để phát triển phục hồi chức năng.
Xã hội hóa cơng tác phục hồi chức năng trong các lĩnh vực: y học, xã hội,
giáo dục và hướng nghiệp cho người tàn tật. Biến phục hồi chức năng thành
một nhiệm vụ, một bộ phận của quá trình phát triển xã hội.
+ Xây dựng được hệ thống quản lý, điều hành, triển khai, theo dõi, đánh
giá, duy trì, mở rộng dự án phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.



11

+ Làm thay đổi nhận thức xã hội để người tàn tật được chấp nhận là
thành viên bình đẳng trong xã hội.
+ Tỷ lệ người tàn tật hòa nhập vào xã hội cao và có chất lượng cuộc sống
tốt đẹp hơn.
-Tổ chức Y tế Thế giới ước đoán tỷ lệ người tàn tật có thể phục hồi tại
các tuyến như sau:

Trung
ương

1-5%

Tỉnh

5-10%

Huyện

5-10%



75-80%

+ Tại xã từ 75% đến 80% số người tàn tật.
+ Tại tuyến huyện từ 5 đến 10 % số người tàn tật.
+ Tại tuyến tỉnh từ 5 đến 10% số người tàn tậtế + Tại tuyến trung ương từ

1 đến 5% số người tàn tật [17], [30].
1.6. Một số phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng cho người tai

biến mạch máu não tại cơ sở y tế.
Việc phục hồi chức năng cho bênh nhân TBMMN là một việc làm hết
sức quan trọng ngay sau khi đa được cấp cứu và điều trị ổn định nhằm bước
đầu phục hồi lại các chức năng vận động đơn giản cho bênh nhân tạo tiền đề
cho việc chăm sóc và phục hồi sau này.Q trình này thường địi hỏi sự hệ
thống và tính khoa học cao giúp người bệnh bước đầu hịa nhập với cuộc sống
bình thường và có khả năng phục hồi những chức năng căn bản. Chính vì vậy,


12

phục hồi chức năng cho người sau tai biến mạch máu não sẽ bao gồm các biện
pháp: y học kỹ thuật vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, các dụng cụ phục hồi
chức năng, các biện pháp về môi trường và xã hội [2], [10], [17].
1.6.1. Mục đích
- Giúp cho bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để

trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Cho tập luyện có theo dõi
và trợ giúp ở những khoảng cách khoảng 10 m.
- Giúp người bệnh tự làm được những công việc trong đời sống và sinh

hoạt hàng ngày như tự mặc áo, tắm rửa, vệ sinh.
- Giúp bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để trợ

giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo.
- Giúp người bệnh thích nghi với những di chứng cịn lại.
1.6.2. Một số kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cơ bản cho người sau


tai biến mạch máu não
Có nhiều phương pháp phục hồi chức năng cho người liệt nửa người,
nhưng phương pháp của Bobath được phổ biến và áp dụng nhiều nhất. Từ
năm 1985, sau đợt hội thảo với các chuyên gia phục hồi chức năng của Hà
Lan, phương pháp phục hồi chức năng của Bobath cho người liệt nửa người
bắt đầu được áp dụng một cách có hệ thống ở Việt Nam với hai mục tiêu
chính: chống mẫu co cứng và phục hồi chức năng vận động tự chủ của bên
liệt [10], [17].
1.6.2.1. Tư thế chống mẫu co cứng.
Liệt nửa người do tai biến mạch máu não lúc đầu là liệt mềm, sau đó dần
dần chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng rất đặc trưng: cánh tay khép, cẳng
tay gấp, ngón tay gấp, chân duỗi và đổ ra ngoài, bàn chân duỗi và đầu
nghiêng về bên liệt. Cùng với tăng trương lực cơ, người bệnh khơng cịn khả
năng điều khiển bên liệt theo ý muốn, chính vì thế cần có biện pháp chống


13

mẫu co cứng ngay từ đầu, càng sớm càng tốt. Để chống mẫu co cứng đến nạy
chủ yếu vẫn dùng kỹ thuật “tư thế” trong nằm ngửa, nằm nghiêng bên liệt,
nằm nghiêng bên lành với vị thế của chi liệt ngược lại với mẫu co cứng như
tay duỗi và dạng, chân gấp và xoay đùi vào trong, đầu thẳng. Khi người bệnh
đã ngồi hay đứng, đi cũng cần tiếp tục chống mẫu co cứng.
1.6.2.2. Phục hồi vận động bên liệt
Việc phục hồi bên liệt cho người liệt nửa người do tai biến mạch máu
não cần tiến hành sớm, tùy theo giai đoạn, tình trạng của người bệnh mà ứng
dụng các kỹ thuật cho phù hợp, với những động tác thụ động, chủ động có trợ
giúp vận động chủ động và được lặp đi lặp lại, hoàn thiện dàn dần [10], [17].
- Động tác thụ động được áp dụng khi người bệnh khơng tự làm được,


cần có sự trợ giúp hồn tồn, đó là các vận động cơ bản của khớp (duỗi, gấp,
dạng, xoay, khép...) và duy trì cho tới khi xuất hiện co cơ chủ động.
-

Động tác chủ động có trợ giúp được áp dụng khi người bệnh bắt đầu

có thể thực hiện động tác một phần theo ý muốn hay mệnh lệnh cần sự trợ
giúp thêm của người khác để vận động đạt mức tối đa và đúng. Quá trình này
có thể tiến hành bằng nhiều cách: bên lành giúp bên liệt, người khác trợ giúp,
kết hợp sử dụng một số dụng cụ trợ giúp.
- Động tác chủ động thể hiện quá trình phục hồi dần dần của điều khiển

thần kinh trung ương, từ động tác giản đom đến hiệp đồng và tư duy phức tạp
theo ý muốn, được tiến hành ờ tư thế nằm như lăn trở, vận động chi thể, tàm
cầu, dồn trọng lượng về bên liệt, rồi chuyển sang tư thế ngồi tập các động tác
chi thể và cột sống, sau đó đến tập đứng và tập đi.
1.6.2.3. Duy trì vận động bên lành.
Vận động bên lành không phải nhằm thay thế bên liệt hoặc tăng sức cơ,
mục đích là cải thiện chất lượng vận động, duy trì sức cơ, cải thiện tuần hồn
và chuyển hóa chung, hạn chế tác hại của giảm động kéo dài. Chủ yếu là vận


14

động chủ động hết tầm, có thể ở tư thế nằm, ngồi, đứng, tùy theo khả nậng
của người bệnh.
1.7. Một số nghỉên cứu liên quan mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng
ngày của người sau tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam.
Việc đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động sống hàng ngày liên

quan đến tình trạng ăn uống, tắm, kiểm sốt đại tiểu tiện, chăm sóc bản thân,
thay quần áo, di chuyển..., một giai đoạn hết sức quan trọng tạo điều kiện cho
quá trình tái hội nhập xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tàn
tật.
Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm:
- Độc lập hoàn toàn.
- Trợ giúp ít.
- Trợ giúp trung bình.
- Phụ thuộc hồn toàn.

Yamashita K và cộng sự khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở những người bệnh tai biến mạch máu
não thấy hai yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng
ngày là chĩ số mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ngay trước khi tiến
hành phục hồi chức năng và khoảng thời gian kể từ khi bệnh khởi phát đến
khi bắt đầu tiến hành chương trình phục hồi chức năng [78].
Ishikawa R và cộng sự cho rằng sự phục hồi mức độ độc lập trong sinh
hoạt hàng ngày liên quan mật thiết với nhóm tuổi, thời gian nằm viện, thị lực
và khả năng định hướng của người bệnh [63].
Theo Jorgenchou và cộng sự, tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cao
hay thấp phụ thuộc vào mức độ tai biến mạch máu não nặng hay nhẹ. Mức độ
tai biến mạch máu não càng nặng thì sự phục hồi về chức năng trong sinh
hoạt hàng ngày càng khó khăn [64].


15

Nghiên cứu sự khác nhau trong hồi phục về chức năng theo giới tính của
165 người bệnh sau một năm bị tai biến mạch máu não. Wyller T. B và cộng
sự cho biết mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của nam giới xao hom

của nữ giới [77].
Chae J và cộng sự nghiên cứu trên hai nhóm người bệnh chảy máu não
và nhồi máu não, sau phục hồi chức năng thấy rằng mức độ độc lập trong sinh
hoạt hàng này giữa hai nhóm khơng có sự khác nhau [56].
Một cơng trình nghiên cứu trong bệnh viện ở Anh, tổng kết dựa vào hỏi
người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não ba tháng cho biết, nếu người
bệnh ngay từ đầu không tự đi, mặc quần áo, ăn uống, ra khỏi giường để tự
ngồi vào ghế bành thì số người may mắn tự làm được việc đó tương ứng là 65
%, 23,54% và 68 %, còn nếu người bệnh có tay liệt sau hai tuần khơng cử
động được thì số người may mắn dùng lại cánh tay đó là 14 % [56].
Indredavik B và cộng sự nghiên cứu cho biết những người bị tai biến
mạch máu não đã được áp dụng điều trị và chăm sóc tồn diện khoảng 18,6
ngày nằm viện có 56,3 % độc lập hồn toàn trong sinh hoạt hàng ngày sau 6
tuần và tỷ lệ này là 60 % sau 26 tuần bị bệnh, cịn đổi với những người khơng
được điều trị và chăm sóc tồn diện chỉ có 48,8% độc lập hàng ngày sau 6
tuần và tỷ lệ này là 49,4 % sau 28 tuần bị bệnh [62].
Schutte T và cộng sự tiến hành chương trình điều trị phục hồi chức năng
cho 72 người sau tai biến mạch máu não với thời gian trung bình là 72,3 ngày
thấy rằng hai năm sau tai biến mạch máu não có 76,6 % tiến bộ về chức năng
vận động và 61,1% độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày [71].
Tiến hành chương tình điều trị phục hồi chức năng cho 277 người bệnh
tai biến mạch máu não với thời gian nằm viện của nam là 57 ± 32 ngày, của
nữ là 60 ± 40 ngày, Maehlum s và cộng sự cho biết có 88 % các trường hợp
độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày khi ra viện [66].


16

Samuelsson M và cộng sự nghiên cứu 81 người bệnh nhồi máu não lần
đầu cho biết với thời gian dưới ba năm sau tai biến mạch máu não, mức độ

độc lập trong sinh hoạt hàng ngày chiếm từ 58 % đến 64 %, cịn mức độ phụ
thuộc hồn tồn chiếm 12 % đến 24 % [70].
Khi nghiên cứu theo dõi những người sống sót sau tai biến mạch máu
não lần đầu tiên, để tìm ra những vấn đề trong chương trình phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng, Motegi A và cộng sự cho biết sau hai năm tai biến
mạch máu não có 62 % các trường hợp độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt
hàng ngày [67].
Bằng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại để nghiên cứu ảnh hưởng
của tai biến mạch máu não với chất lượng cuộc sống của 199 người bệnh tai
biến mạch não lần thứ nhất với độ tuổi từ 17 đến 49 tại cộng đồng. Alfassa và
cộng sự thấy có 86 % các trường hợp độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng
ngày sau một năm bị bệnh, khơng có sự thay đổi có ý nghĩa về mức độ độc
lập trong sinh hoạt hàng ngày ở năm tiếp theo và họ cho rằng cần phải phát
triển mạnh mẽ chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [50].
Indredavik B và cộng sự nghiên cứu 220 người bệnh tai biến mạch máu
não được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 110 người bệnh trong đó một nhóm
được can thiệp điều trị phục hồi chức năng, còn một nhóm khơng có can thiệp
phục hồi chức năng, kết quả mười năm sau tai biến mạch máu não cho thấy
trong số những người cịn sống ở nhóm can thiệp điều trị phục hồi chức năng
có 51,85 % độc lập hồn toàn trong sinh hoạt hàng ngày, tỷ lệ cần sự trợ giúp
và phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 48,15%, cịn ở nhóm khơng
can thiệp điều trị phục hồi chức năng chỉ có 42,86% độc lập hồn tồn,
57,14% cần sự giúp đỡ và phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày
[61].


17

Jorgenchou và cộng sự khi tiến hành chương trình phục hồi chức năng
cho người bệnh tai biến mạch máu não với thời gian trung bình là 37 ngày,

sau khi kết thúc chương trình, thấy tỷ lệ các đối tượng có chỉ số Barthel dưới
70 điểm chiếm từ 25% đến 50% và với thời gian sáu tháng sau tai biến mạch
máu não chỉ có 4% độc lập hồn tồn đối với tai biến mạch máu não rất nặng,
37% đối với tai biến mạch máu não trung bình, cịn đổi với tai biến mạch máu
não nhẹ có 68% độc lập hồn tồn trong sinh hoạt hàng ngày [64].
Nguyễn Thùy Hương cho biết, di chứng do tai biến mạch máu não
thường là liệt nửa người, do đó ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng
ngày [23].
Theo Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự với chương trình phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng có 43,5 % người tàn tật hội nhập xã hội, cịn khi tìm
hiểu nhận thức nhu cầu và nguyện vọng của người tàn tật qua chương trình
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại ba tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hịa
Bình, thấy rằng sự tiến bộ của người tàn tật về mặt tinh thần, xã hội và thể
chất là đáng ghi nhận, tỷ lệ sức khỏe của người tàn tật được cải thiện là
75,5%, người tàn tật có thể tự chăm sóc bản thân nhiều hơn là 54,4% từ khi
tham gia vào chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [31].
Cao Minh Châu qua nghiên cứu tổng kết 83 trường hợp liệt nửa người tại
các huyện triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có
sử dụng dụng cụ phục hồi chức năng, thấy rằng chức năng của người tàn tật
được cải thiện, đề phòng được các di chứng nặng nề, đề phòng được các biến
dạng cổ tay, cổ chân so với nơi không có chương trình phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng và 81,4 % người bệnh liệt nửa người có sử dụng dụng cụ
phục hồi chức năng thì tình trạng tàn tật được cải thiện rõ rệt [2].


18

Theo Dương Xuân Đạm phục hồi chức năng vận động cho người sau tai
biến mạch máu não là một quá trình lâu dài, chủ yếu là tại cộng đồng, thời
gian khoảng từ 12 đến 18 tháng [10].

Ngô Đăng Thục khi nghiên cứu 43 người bệnh tắc mạch máu não hệ
động mạch cành trong thấy rằng 90,75% các trường hợp đều tiến triển tốt,4ều
tự đi lại được, tùy mức độ có thể phục vụ trong sinh hoạt cá nhân cho đến
mức tiếp tục làm việc và công tác như trước [43] và khi tiến hành theo dõi
điều trị cho 30 người bệnh nhồi máu não bằng thuốc Cavìnton, thấy rằng 8
tuần sau tai biến mạch máu não 67 % các đối tượng có chỉ số Barthel từ 70
đến 89 điểm và khơng có trường hợp nào đạt được từ 90 đến 100 điểm [42].
Nguyễn Văn Đăng cho biết, sau tai biến mạch máu não 15,7% còn cố
gắng tự phục vụ được, 33,08% cần sự giúp đỡ một phần và 51,15% cần phục
vụ hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày [12].
Tiến hành theo dõi 27 người sau tai biến mạch máu não đã được điều trị
tại khoa Phục hồi chức năng Viện Quân Y 7 ít nhất hai tuần và được hướng
dẫn tập luyện tại cộng đồng. Nguyễn Văn Triệu thấy ba tháng sau khi ra viện
chỉ có 18,52 % độc lập hồn tồn, 59,26 % cần sự giúp đỡ ít, 14,81 % cần sự
giúp đỡ trung bình và 74% phụ thuộc hồn tồn trong sinh hoạt hàng
ngày[48].
Trên thế giới cịn có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ở
nước ta hầu hết các nghiên cứu về phục hồi chức năng cho người bệnh tai
biến mạch máu não đã được công bố đều không đề cập đến mức độ độc lập
trong sinh hoạt hàng ngày của người sau tai biến mạch máu não, đặc biệt là ở
cộng đồng, làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ độc lập
trong sinh hoạt hàng ngày của người tàn tật nói chung và người sau tai biến
mạch máu não nói riêng [9], [23], [37], [57].


19

1.8. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
1.8.1. Khái niệm về người chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Người chăm sóc là người trực tiếp thực hiện các hành động chăm sóc

người bệnh hàng ngày như: bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, người giúp việc.
1.8.2. Các hoạt động chăm sóc
1.8.2.1. Một số biện pháp phịng loét và điều trị loét
Một trong những phương pháp điều trị phục hồi vận động cho người
bệnh tai biến mạch máu não là phòng loét và điều trị loét, với mục tiêu dự
phịng lt là cơ bản, vì khi đã bị loét từ hoại tử da nhanh chóng lan rộng và
sâu vào các phần mềm khác, kèm theo nhiễm khuẩn, việc điều trị sẽ gặp khó
khăn, gây trở ngại nhiều do q trình phục hồi, chăm sóc trở lên phức tạp
thậm chí có thể tử vong do nhiễm khuẩn hoặc quá suy kiệt. Tại cộng đồng có
thể áp dụng một số các biện pháp sau:
-

Giường nằm có giát bằng tre hoặc gỗ, có vải khơ sạch phủ lên trên

chiếu, có dùng gối và vỏ chăn chiên.
- Thay đổi vị trí thường xuyên, lăn trở người bệnh hai, ba giờ một lần.
-

Giữ gìn vệ sinh các vùng da dễ bị loét hàng ngày từ một đến hai lần

bằng cách dùng khăn mềm dúng nước ấm vắt khơ, sau đó lau khơ bằng khăn
mềm sạch, nhất là sau khi đi đại tiện, tiểu tiện.
-

Thường xuyên quan sát da, kiểm tra phát hiện sớm các dấu hiệu đe

dọa loét tại các điểm tì như: cảm giác ngứa, đau, thay đổi màu da (trắng bợt,
đỏ, tím) để điều trị sớm trước khi trợt da.
- Nếu phát hiện dấu hiệu đe dọa loét tại các điểm tì đè thì dùng gối đệm


kê để vùng đó không tiếp tục bị đè ép và giữ không để trợt da. Khi loét thì rừa
bằng nước muối 9%, dùng kháng sinh [10], [17], [58].


20

1.8.2.2. Huấn luyện các hoạt động tự chăm sóc
Huấn luyện các hoạt động tự chăm sóc (ăn uống, mặc, cởi quần áo...), là
rất quan trọng và không được xem nhẹ. Bởi người sau tai biến mạch máu não
có thể độc lập về chức năng vận động nhưng chưa hẳn đã độc lập trong các
hoạt động chăm sóc bản thân nếu như không huấn luyện cho họ, họ sẽ cảm
thấy hạnh phúc vì khơng cịn phải phụ thuộc vào người khác, cần hướng dẫn
người bệnh thực hiện các động tác này sao cho đom giản, phù hợp với họ theo
cách trước đó mà họ đã làm. Người bệnh có thể ăn bằng nhiều cách khác
nhau, có thể dùng một tay hoặc cả hai tay, có thế dùng thìa hoặc đũa. Mặc
quần áo đối với người liệt nửa người sau tai biến mạch máu não là khó. Trước
hết, người tập phải mặc cho người bệnh mặc dù họ không yêu cầu, mặc cho
họ những quần áo thông thường của họ theo khả năng có thể, khi hết khó
khăn thì động viên, hướng dẫn người bệnh tự mặc [10], [17].
1.9. Nghiên cứu KAP (Knowledge - Attitute- Practice)
Là nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành.
Kiến thức thường bắt nguồn từ kinh nghiệm sống. Chúng ta có thể có
kiến thức qua những thông tin mà thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, sách báo, phát
thanh và truyền hình cung cấp. Kiến thức thường được chúng ta kiểm tra lại
xem có đúng hay không.
Thái độ bắt nguồn từ kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm của
những người thân. Thái độ phản ánh những gì mà chúng ta thích thú với điều
này hoặc khơng thích, cảm giác với điều kia.
Thực hành bao gồm thực hành tốt và thực hành không tốt. Trong nghiên
cứu KAP người ta cần nghiên cứu, tìm hiểu những hành vi/thực hành nào là

tốt, có lợi cho sức khỏe cần được duy trì và phát huy, những hành vi/ thực
hành nào không tốt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng cần phải được
loại bỏ và thay thế vào đó là những hành vi/thực hành tốt.


21

Để thu thập những thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành của người
chăm sóc, chúng tơi sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau như:
phỏng vấn, quan sát.
Qua các nghiên cứu về người bệnh tai biến mạch máu não cho thấy việc
nghiên cứu chăm sóc, phục hồi vận động người bệnh tai biến mạch máu não
tại Hải Phịng cịn hạn chế, chưa có tính đồng bộ, chưa có đủ trang thiết bị cần
thiết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng chăm
sóc, phục hồi vận động người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Thần
kinh- Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phịng năm 2013" để mơ tả thực trạng
chăm sóc, phục hồi vận động người bệnh TBMMN và kiến thức, thái độ, thực
hành của người chăm sóc qua đó đưa ra các giải pháp thích hợp để chăm sóc,
phịng chống, nâng cao sức khỏe cho những người bị TBMMN nói riêng và
những người cao tuổi nói chung tại khu vực Hải Phòng [38]


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Đối tượng nghiên cứu


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Bệnh nhân: Được chẩn đoán xác định là TBMMN tại khoa Thần kinhBệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2014 đang được điều trị và chăm sóc phục hồi vận động tại khoa. Tiêu
chuẩn chẩn đoán xác định TBMMN:
- Theo tiêu chuẩn của TCYTTG “TBMMN là sự xảy ra đột ngột các

thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24
giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ, các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn
thương”.
- Lâm sàng:

+ Liệt nửa người ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, liệt tỷ lệ hay
không tỷ lệ, kèm hay không kèm liệt mặt trung ương.
+ Rối loạn về ngôn ngữ: Thất vận ngôn kiểu Broca hoặc Weruicke.
+ Mù hoặc bán mù một bên
+ Rối loạn cảm giác nông hoặc sâu nửa người hoặc tay, mặt hoặc đơn
thuần tay, mặt.
 Người chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Là người chủ yếu trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc hàng ngày
cho người bệnh:, bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, người giúp việc,...
 Bệnh nhân và người chăm sóc đồng ý tham gia nghiên cứu


23

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh khu trú, khởi phát đột ngột sau
chân thương sọ não.
+ Những bệnh nhân u não

+ Những bệnh nhân có liệt khu trú sau động kinh cục bộ, động kinh cơn
lớn kèm tiền sử động kinh.
+ Những người bệnh liệt nửa người không phải do TBMMN.
+ Những người TBMMN thống qua (khơng bị liệt).
+ Người chăm sóc khơng phải người chăm sóc chính cho bệnh nhân
+ Những bệnh nhân, người chăm sóc từ chối tham gia nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu

2.2.

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Thần kinh – Bệnh viện Việt Tiệp
Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu

2.3.

Từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2014
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2. Cỡ mẫu- chọn mẫu
2.4.2.1. Mẫu điều tra thực trạng chăm sóc, phục hồi vận động người bệnh tai
biến mạch máu não
-

Chọn khoa Thần kinh – Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phịng.

-

Chọn tồn bộ bệnh TBMMN tại khoa đã và đang điều trị trong 6


tháng đầu năm 2014. Tổng số bệnh nhân đạt tiêu chuẩn là 80 người.


24

2.4.2.2.Mẫu điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc
Những người chăm sóc trực tiếp người bệnh. Tổng số người chăm sóc
tham gia nghiên cứu là 80 người.
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.3.1.

Công cụ thu thập số liệu

- Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc, bộ câu hỏi đóng, mở được

thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh TBMMN (phụ lục 1)
- Bộ câu hỏi phỏng vấn người chăm sóc người bệnh TBMMN (phụ lục 2)
- Bảng kiểm đánh giá môi trường xung quanh nơi người bệnh ở, tình trạng

vệ sinh cá nhân của người bệnh
2.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Phỏng vấn bệnh nhân và người chăm sóc
- Quan sát đánh giá theo bảng kiểm:

+ Tình trạng tồn thân bệnh nhân
+ Mơi trường xung quanh nơi người bệnh ở: phòng ở, giường nằm, nơi
tắm, nơi vệ sinh.
+ Quần áo, đầu tóc, tình trạng da.

+ Bên liệt: bên phải hay bên trái.
+ Chế độ vận động và luyện tập
+ Các vận động người bệnh có thể làm:
. Khi nằm có thể tự lăn để nằm nghiêng sang bên lành và bên liệt được
khơng ?
. Khi nằm có vận động gấp duỗi được tay và chân liệt không?
. Người bệnh có thể tự ngồi dậy hay cần phải có người khác giúp?
. Người bệnh có thể tự ngồi và giữ thăng bằng được hay cần có người
khác đỡ?


25

. Người bệnh có thể vận động được chân tay liệt khi ngồi khơng?
. Người bệnh có thể tự đứng và giữ thăng bằng hay cần phải có người
giúp?
. Người bệnh có tự vận động tay, chân bên liệt khi đứng dậy được
khơng?
. Người bệnh có tự đi lại được khơng?
. Người bệnh có thể tự lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà được khơng?
. Người bệnh có tự làm được những công việc trong đời sống và sinh
hoạt hàng ngày như: ăn uống, tắm rửa, chăm sóc bản thân (chải đầu, mặc
quần áo..), tham gia các công việc của gia đình được khơng?
. Các dụng cụ trợ giúp hiện người bệnh đang sử dụng (nạng nách, gậy tập
đi, thanh song song, thanh tường, ròng rọc....).
. Nhu cầu về dụng cụ trợ giúp của người bệnh.
- Bảng kiểm đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của

những người bệnh TBMMN theo thang điểm của Barthel (Barthel index
scoring), có điểm tối đa bình thường là 100 và chia làm 4 mức khi đánh giá

[35], [36], [45]:
+ Độc lập hồn tồn

: 95 - 100 điểm

+ Trợ giúp ít

: 65 - 90 điểm

+ Trợ giúp trung bình

: 25 - 60 điểm

+ Phụ thuộc hoàn toàn

: 0 - 20 điểm


×