Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC THĂNG LONG
Khoa điều dỡng
V XUN T
B00142
TáC DụNG CủA XOA BóP BấM HUYệT KếT HợP
TậP VậN ĐộNG CHủ ĐộNG TRONG PHụC HồI
VậN ĐộNG TRÊN BệNH NHÂN LIệT NửA NGƯờI
DO TAI BIếN THIếU MáU NãO CụC Bộ
SAU GIAI ĐOạN CấP
Đề TàI TốT NGHIệP Cử NHÂN Hệ VLVH
Hà NộI Tháng 11 năm 2012
1
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC THĂNG LONG
Khoa điều dỡng
V XUN T
B00142
TáC DụNG CủA XOA BóP BấM HUYệT KếT HợP
TậP VậN ĐộNG CHủ ĐộNG TRONG PHụC HồI
VậN ĐộNG TRÊN BệNH NHÂN LIệT NửA NGƯờI
DO TAI BIếN THIếU MáU NãO CụC Bộ
SAU GIAI ĐOạN CấP
é TI TT NGHIP C NHN H VLVH
Ngời hớng dẫn: PGS TS Vũ Trờng Sơn
H NI Thỏng 11 năm 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Phòng
Công tác học sinh - sinh viên trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi
kiến thức chuyên môn, hết lòng giúp đỡ tôi trong những năm học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Điều Dưỡng, trường Đại học Thăng
Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi thực hiện và
hoàn thành bản Khoá luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới PGS-TS.Vũ Thường Sơn - Phó giám
đốc bệnh viện Châm cứu TW đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khoá luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Người thực hiện khoá luận
Vũ Xuân Tú
3
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Đại học – Sau đại học ĐH – SĐH
Kỹ thuật viên KTV
Phục hồi chức năng PHCN
Tai biến mạch máu não TBMMN
Tổ chức y tế thế giới TCYTTG
Trình độ học vấn TĐHV
Xoa bóp bấm huyệt XBBH
Y học cổ truyền YHCT
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một vấn đề lớn của Y học các nước trong nhiều
thập kỷ qua. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc
để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không
chỉ đối với người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ.
Philipe Frogn (Pháp) đã cảnh báo: “Nếu không có chiến dịch phòng chống đích thực về mặt
sức khỏe, ta sẽ tạo ra một cộng đồng những người tàn tật”. Do vậy, đây là vấn đề kinh tế -
xã hội được nhiều lĩnh vực quan tâm, tìm mọi biện pháp phòng ngừa và điều trị TBMMN
xảy ra [28]
Kinh tế ngày càng phát triển thì tỷ lệ những người bị TBMMN ngày càng tăng cao, số
người mắc bệnh năm sau nhiều hơn năm trước và có xu hướng tăng ở người trẻ tuổi là đối
tượng còn nhiều cống hiến cho xã hội. Theo số liệu của bộ môn Thần kinh Trường Đại học
Y Hà Nội, tỷ lệ mới mắc TBMMN của Miền Bắc và Miền Trung là 152/100.000dân.Theo
báo cáo của Bộ môn Thần Kinh Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, ở Miền
Nam tỷ lệ mới mắc TBMMN là 161/100.000 dân, [15].
TBMMN là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh và đứng hàng thứ 3
trong các bệnh gây tử vong, sau ung thư và bệnh tim mạch, đứng hàng thứ nhất trong các
bệnh lý thần kinh [12].Theo Tổ chức Y tế Thế giới(TCYTTG), ước tính có tới 2.100.000
người bị tử vong vì tai biến mạch máu não tại Châu Á, trong đó 1.300.000 người ở Trung
Quốc, 448.000 người ở Ấn độ và 390.000 người ở các nước khác [13].
TBMMN chia làm hai loại: Xuất huyết não chiếm 15% và thiếu máu cục bộ não chiếm
85% ( ở Mỹ), Ở Việt nam tỷ lệ này cũng gần tương đương [9]. TBMMN ngay tại các nước
phát triển vẫn là biến chứng nặng, dễ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về vận động,
cảm giác, các rối loạn chức năng cao cấp của vỏ não [25] .
Trong điều trị TBMMN, vấn đề đặt ra, không phải chỉ thêm năm tháng cho cuộc sống
(tức kéo dài tuổi thọ), mà phải thêm sức sống cho năm tháng (tức chất lượng cuộc sống).
Muốn vậy, ngoài việc luyện tập thể chất, tinh thần, người bệnh còn phải lo bảo vệ sức khoẻ
chống bệnh tật. Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của y học, nhiều phương tiện chẩn
đoán và phương pháp điều trị hiện đại đã giúp cho việc dự phòng, điều trị và phục hồi
chức năng( PHCN) có hiệu quả cao hơn, cải thiện đáng kể tiên lượng của người bệnh.
5
Trong PHCN thì vai trò của điều dưỡng và kỹ thuật viên (KTV) rất quan trọng vì họ là
những người trực tiếp thực hiện, hướng dẫn, giám sát, theo dõi các bài tập cho bệnh
nhân.
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề phục hồi sau TBMMN ngày càng được quan tâm hơn.
Những người bị liệt nửa người do TBMMN cũng được phục hồi vận động tốt hơn, giúp họ
được tái hội nhập với xã hội.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến PHCN vận động cho bệnh nhân liệt sau
TBMMN nhưng chưa bàn sâu về tập vận động chủ động cho người bệnh .Trên thực tế khi
PHCN cho bệnh nhân chúng tôi đã kết hợp tập vận động chủ động tích cực với xoa bóp bấm
huyệt (XBBH) đã cho kết quả rất khả quan. Điều này đã thúc đẩy, khích lệ chúng tôi nghiên
cứu đề tài :
“Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động trong phục hồi vận
động trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến thiếu máu não cục bộ sau giai đoạn
cấp”.
Với mong muốn phục hồi tối ưu chức năng vận động, rút ngắn thời gian điều trị và nâng
cao chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân kém may mắn bị di chứng của TBMMN. Đề
tài nghiên cứu của chúng tôi hướng tới hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân liệt nửa người do
tai biến nhồi máu não sau giai đoạn cấp trên lâm sàng bằng phương pháp xoa bóp
bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động tích cực
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động trên bệnh
nhân tai biến mạch máu não.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Đại cương về tai biến mạch máu não
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của TCYTTG. TBMMN là những thiếu sót chức năng thần kinh
thường là khu trú xảy ra đột ngột, có thể hồi phục hoàn toàn hoặc dẫn đến tử vong trong
vòng 24 giờ do tổn thương mạch máu não, loại trừ các nguyên nhân sang chấn. Nguyên
nhân là do các bệnh lý khác nhau của mạch máu não.[16]
1.1.2 Tình hình tai biến mạch máu não trong nước và ngoài nước
- Tai biến mạch máu não trên thế giới
Theo thống kê của TCYTTG, hàng năm có hơn 4,5 triệu người tử vong do TBMMN,
riêng ở châu Á, số dân bằng một nửa số dân thế giới nhưng hàng năm tử vong do TBMMN
là 2,1 triệu người [8].Về mặt dịch tễ học, theo (TCYTTG) tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc
TBMMN ở nhiều nước tương ứng là 150-250/100.000 người dân và 500-700/100.000 người
dân. Hai tỷ lệ trên cũng rất khác nhau tùy theo địa dư như ở Hoa kỳ năm 1981 tỷ lệ này
tương ứng là 73-195/100.000 người dân, còn tỷ lệ mới mắc ở Nhật Bản là 91-317/100.000
người dân, Trung Quốc là 523/100.000 người dân.[13]
Theo thống kê của Hoa kỳ (1999): Tổng số bệnh nhân TBMMN chiếm 12% số giường
điều trị nội trú, chi phí cho điều trị chiếm 4,5% ngân sách về sức khỏe của đất nước.[26]
Theo Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh nhân TBMMN điều
trị nội trú là: Trung Quốc 40%; Triều Tiên 16%; Ấn Độ 11%; Philippin 10%; Indonexia 8%;
Thái Lan 6%; Việt Nam 7%; Malayxia 2%[28].
- Tai biến mạch máu não ở Việt Nam
Các năm gần đây, tình hình mắc TBMMN ở nước ta có chiều hướng gia tăng đáng kể
đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho
gia đình và xã hội.
Theo thống kê của Nguyễn Văn Đăng (1996) tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
từ năm 1991 đến năm1993 có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp 2,5 lần so với thời kỳ từ
năm 1986 đến năm 1989, [9].
7
Lê Văn Thành (1998), tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm là 416/100.000 người dân,
tỷ lệ mới mắc là 152/100.000 người dân, tỷ lệ tử vong ở Việt nam là từ 20-25/100.000 người
dân, điều tra ở Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ hiện mắc là 6060/ 1 triệu dân, tăng hơn năm
1993 với tỷ lệ 4160/1triệudân,[15]
1.1.3 Sơ lược giải phẫu - sinh lý mạch máu não
- Giải phẫu hệ mạch máu não
Não được nuôi dưỡng bởi 4 mạch máu chính xuất phát từ động mạch chủ: hai động
mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống thân nền nối với nhau qua đa giác Willis.
+ Động mạch cảnh trong xuất phát từ động mạch cảnh gốc tại xoang cảnh, đi thẳng lên
hộp sọ cung cấp máu cho phần lớn hệ bán cầu đại não. Động mạch cảnh trong chia làm bốn
ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch
mạc trước. Mỗi động mạch não chia làm hai ngành tưới máu ở khu vực nông (vỏ não) và
khu vực sâu (trung tâm não). Hai ngành nông và sâu này độc lập với nhau, không thông nối
với nhau mà có cấu trúc tận cùng.
Động mạch não trước: nhánh nông tưới máu cho mặt trong vỏ não của thùy trán và
thùy đỉnh. Nhánh sâu tưới máu cho phần trước của bao trong, phần đầu của nhân đuôi và
nhân bèo xám trong số đó có nhánh động mạch Heubner hay động mạch của chảy máu
Động mạch não giữa: nhánh nông ở vỏ não tưới máu cho mặt ngoài bán cầu đại não.
Nhánh sâu cung cấp máu cho các nhân xám trung ương, bao trong, thể vân, và đồi thị trong
đó có động mạch Charcot (hay động mạch chảy máu não) dễ bị vỡ do tăng huyết áp hoặc xơ
vữa động mạch.
Động mạch thông sau: tiếp nối với động mạch não sau của động mạch thân nền, cung cấp
máu cho mặt dưới bán cầu đại não tạo sự thông nối của vùng đa giác Willis là nơi có túi phình
động mạch, chỗ nối động mạch cảnh, khi vỡ túi phình này gây liệt dây thần kinh một bên hoặc
cơn đau nửa đầu, liệt mặt.
Động mạch mạc trước: nhánh nông cung cấp máu cho vỏ não, nhánh sâu tưới máu cho
hạnh nhân, hồi hải mã, nhân đuôi, đám rối mạc mạch trước của sừng thái dương não thất
bên.
Hệ thống động mạch trung tâm có các nhánh tận không thông nối với nhau và phải
chịu áp lực cao, khi chảy máu do tăng huyết áp thường ở vị trí sâu và nặng. Có hai nhánh
8
động mạch hay chảy máu nhất la động mạch Heubner (nhánh động mạch não trước) và
động mạch Charcot (nhánh động mạch não giữa).
Hệ thống động mạch ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới phong phú trên
khắp bề mặt của vỏ não, chia nhánh nhiều nên chịu áp lực thấp vậy khi huyết áp hạ có thể
gây nhồi máu não. Vùng giao thủy giữa các nhánh nông và nhánh sâu hay xảy ra tai biến
gây tổn thương lan tỏa như thiếu máu não cục bộ.
+ Động mạch đốt sống thân nền: xuất phát từ đoạn đầu của động mạch dưới đòn đi lên
trong các lỗ của mỏm ngang từ C
1
đến C
6
chui vào lỗ chẩm đến bờ dưới của cầu não nhập
với động mạch cùng tên bên đối diện tạo thành động mạch thân nền. Động mạch thân nền
nằm ở rãnh giữa cầu não, lên khỏi cầu não cho hai nhánh tận là động mạch não cấp máu cho
mặt dưới bán cầu đại não và khu vực gian não. Động mạch não sau, nhánh nông cấp máu
cho mặt trong và dưới thùy thái dương, thùy hải mã, phần giữa thùy chẩm, cực chẩm; nhánh
sâu cấp máu cho 2/3 sau của đồi thị, màng mạch thành bên của não thất III, não thất bên,
nhân nhạt, nhân đỏ, thể dưới đồi, tuyến tùng, củ não sinh tư và phần giữa của thể gối.[3]
Đa giác Willis là vòng nối thông hệ động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống thân
nền được cấu tạo bởi hai động mạch não trước, hai động mạch thông sau, hai động mạch
não sau và hai động mạch thông trước. Đa giác Willis nằm dưới nền sọ có tác dụng điều hòa
lưu lượng dòng máu lên não[1],[2],[21].
Hình 1.1. Sơ đồ vòng đa giác Willis
(Frank H. Netter, MD (2008), ATLAS giải phẫu người)
Theo Lazorthes, tuần hoàn não có hệ thống nhánh nông ở ba mức như sau:
9
+ Mức I: Nối thông giữa các động mạch lớn trước não (giữa động mạch cảnh trong,
động mạch cảnh ngoài và động mạch đốt sống) qua động mạch võng mạc trung tâm.
+ Mức II: Các động mạch lớn tạo vòng Willis ở đáy não.
+ Mức III: Nối thông tầng nông bề mặt vỏ não giữa các động mạch tận thuộc hệ động
mạch cảnh trong và hệ động mạch đốt sống nền[1],[2].
Ở đại não cũng có nhánh nối mạch giữa màng mềm và bề mặt bán cầu đại não, các nối
tiếp này bình thường không hoạt động, mỗi động mạch chỉ tưới máu cho khu vực nó phụ
trách. Khi có tai biến tắc mạch, vỡ mạch não khu vực thì mạch nối thông này hoạt động bù
trừ ngay, nhưng ở tiểu não không có mạch nối trên bề mặt khi tai biến xảy ra thì tiên lượng
nặng.
- Sinh lý tuần hoàn não
+ Theo Ingvar và cộng sự (1965), lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là
49,8 ml ± 5,4 ml/100 gam não trong một phút. Có sự khác biệt lớn giữa lưu lượng tuần hoàn
của chất xám (79,7 ml ± 10,7/100 gam não/ phút), trong chất trắng là 20,5 ±2,5ml/100g
năo /phút.
+ Theo hiệu ứng Bayliss, ở người bình thường lưu lượng máu lên năo luôn hằng định
khoảng 55ml/100g năo/phút. Lưu lượng này không biến đổi theo lưu lượng tim. Khi huyết
áp trung bình thấp dưới 60mmHg hoặc cao hơn 150mmHg thì lưu lượng máu năo sẽ tăng
hay giảm theo lưu lượng tim (mất hiệu ứng Bayliss)
+ Tai biến nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng máu giảm dưới 18-20 ml/ 100 gam
não/ phút.[3]
1.2. Nhồi máu não (Thiếu máu não cục bộ)
Thiếu máu não cục bộ (TMNCB) là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn làm cho khu vực
não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu gây ra hiện tượng hoại tử và nhũn tế bào não
10
Hình 1.2. Thiếu máu não cục bộ
Tai biến TMNCB được phân biệt thành các loại như sau:
- Cơn thiếu máu não thoảng qua: Tai biến phục hồi trước 24 giờ, được coi là yếu tố
nguy cơ của tai biến nhồi máu não hình thành.
- Tai biến nhồi máu não cục bộ hồi phục: Tai biến phục hồi trên 24 giờ, không để lại di
chứng hoặc di chứng không đáng kể.
- Tai biến nhồi máu não cục bộ hình thành: Thời gian hồi phục kéo dài, để lại nhiều di
chứng nặng nề như liệt nửa người, thất ngôn.vv….
1.2.1 Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu não cục bộ
- Cơ chế lấp mạch (Thrombosis): là sự bít tắc động mạch do những mảng vật chất trôi
theo dòng máu gây ra có thể là cục huyết khối trắng (tiểu cầu và fibrin), có thể là cục huyết
khối đỏ (xác hồng cầu và fibrin) và ít hơn là các tinh thể cholesterol, mảng mô sợi tách rời
từ mảng xơ vữa,
- Cơ chế lưu lượng thấp: trên bệnh nhân đang hình thành huyết khối, có sự nghẽn mạch
không hoàn toàn, máu vẫn qua được nhưng lưu lượng máu não và áp suất tưới máu ở hạ lưu
của nơi chít hẹp có giảm sút rõ rệt, do đó có thể gây thiếu máu não cục bộ. Cơ chế này giải
thích những cơn thiếu máu não ngắn hạn hay thoáng qua trên lâm sàng và nhồi máu não
thường xảy ra vào lúc giữa đêm hay rạng sáng khi mà hoạt động tim và huyết áp giảm nhiều
nhất trong ngày, [3], [4],[15]
1.2.2 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra TBMMN đó là:
- Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Huyết khối mạch, co thắt và nghẽn mạch.
- Bệnh tim, bệnh đái tháo đường.
11
- Dị dạng động mạch não: túi phình động mạch, dị dạng thông động tĩnh mạch.
1.2.3 Các yếu tố nguy cơ
Theo khuyến cáo của TCYTTG có hơn hai mươi yếu tố nguy cơ gây ra TBMMN. Các
yếu tố nguy cơ có thể tác động riêng lẻ hoặc tác động phối hợp cùng một lúc. Yếu tố nguy
cơ chủ yếu nhất vẫn là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp:Theo Bousser MG và Hamin B, tăng huyết áp gây nguy hại gấp tám
lần đối với thiếu máu cục bộ và gấp mười ba lần đối với chảy máu não. Tuy nhiên không
phải lúc nào cũng có sự song hành giữa tăng huyết áp và tỷ lệ TBMMN. Nhóm tuổi trên 60,
hầu hết TBMMN xảy ra ở bệnh nhân có tăng huyết áp nhẹ. Theo Framinham, nghiên cứu
trên 500 trường hợp TBMMN, chỉ thấy 36% nam và 41% nữ có tăng huyết áp tâm thu từ
160 mmHg trở lên.
- Xơ vữa động mạch: xơ vữa động mạch phổ biến ở người cao tuổi và là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở các nước có nền kinh tế phát triển cao. Theo TCYTTG, nguyên
nhân gây tử vong do vữa xơ động mạch là 45% trong đó 32% ở động mạch vành, 13% ở
động mạch não. Nguyễn Văn Tảo nghiên cứu trên 1.500 người tử vong do tai nạn và thương
tật thấy 100% người Việt Nam từ 30 tuổi trở lên bị vữa xơ động mạch.
- Một số yếu tố nguy cơ khác: tăng đường huyết, bệnh thiếu máu cơ tim chiếm 16%,
bệnh van tim chiếm 3,4%. Về tuổi, tỷ lệ TBMMN tăng lên theo tuổi, hay gặp nhất ở lứa tuổi
từ 50 đến 70. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: béo phì, nghiện rượu, nghề
nghiệp, khí hậu thời tiết…vv. [10]
1.2.4 Đặc điểm của thiếu máu não cục bộ:
TMNCB xảy ra khi một mạch máu não bị tắc một phần hoặc tắc toàn bộ, có thể do tắc
mạch ( Thrombus) hoặc do lấp mạch ( Embolus). Thường ở các nhánh nông và trên các
nhánh này tuần hoàn có thể bị nghẽn ở bất cứ vị trí nào cho nên tùy theo vị trí tổn thương
mà có hội chứng lâm sàng của vỏ não khác nhau. Nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng
máu não giảm xuống dưới 18-20 ml/100gam não/phút, trung tâm ổ nhồi máu não là vùng
hoại tử có lưu lượng máu từ 10- 15 ml/100gam não/phút còn xung quanh vùng này có lưu
lượng máu não từ 20-25 ml/100gam não/phút, ở vùng này tuy các tế bào não tuy vẫn còn
sống nhưng không hoạt động, điều trị tai biến nhằm phục hồi tưới máu cho vùng này cho
nên còn gọi đây là vùng điều trị.
- Đặc điểm triệu chứng
12
+ Tiền chứng: thường có triệu chứng báo động, nếu bán cầu não ưu thế bị xâm phạm
thì sẽ có mất lời nói vận động kiểu Broca, nếu vào khu vực chi phối cảm giác sẽ có rối loạn
cảm giác.
+ Giai đoạn khởi đầu: về lâm sàng có thể có hôn mê, liệt nửa người. Riêng đối với
nhồi não do tắc mạch thì khởi đầu thường từ từ.
+ Giai đoạn toàn phát: có thể hôn mê vừa hoặc nhẹ, rối loạn thực vật ở mức trung bình.
+ Tiến triển: nếu qua được giai đoạn cấp tính ( nhất là từ ngày thứ 2 đến thứ 10) bệnh
sẽ được phục hồi dần dần nhưng hay để lại di chứng, thường có liệt nửa người không toàn
bộ, không thuần túy, không đồng đều. Nếu vị trí tổn thương ở bán cầu não ưu thế thì sẽ có
thêm triệu chứng mất lời nói vận động kiểu Broca. Các dấu hiệu thần kinh xuất hiện nhanh
chóng và sau đó giảm đi (thường vào tuần thứ hai) có thể do phù não bớt đi hoặc có sự tưới
bù phục hồi dần khu vực nhồi máu.
- Các thể lâm sàng [19]
+ Nhũn vùng động mạch não giữa nông: liệt nửa người rõ ở ngọn chi và mắt, nếu ở
bán cầu não ưu thế, sẽ có mất lời có khi có bán manh.
+ Nhũn vùng động mạch não giữa sâu: liệt nửa người toàn bộ, đồng đều và không có
rối loạn cảm giác, có thể tiến triển thành liệt co cứng nửa người.
+ Nhũn não toàn bộ vùng động mạch não giữa: hôn mê sâu với nhiều rối loạn thực vật,
liệt nửa người, rối loạn cảm giác, mất lời, bán manh.
+ Nhũn vùng động mạch trước: liệt một chân hoặc liệt nửa người, rõ nhất là ở chân.
Tổn thương ở thùy trán và thể trái hay có liệt mặt.
+ Nhũn vùng động mạch não sau: giảm hoặc mất cảm giác nửa người, hội chứng đồi
thị hoặc bán manh.
+ Nhũn vùng thân não: liệt tứ chi, liệt liếc dọc hoặc liệt vận nhãn toàn bộ.
+ Nhũn khu vực động mạch mạc trước: liệt nửa người không kèm theo rối loạn cảm
giác,có bán manh.
+ Tắc động mạch bên của hành tủy: liệt dây V, IX, X, hội chứng tiền đình, Claude
Bernard Horner, hội chứng tiểu não một bên. Bên đối diện mất cảm giác đau nóng lạnh ở
chi.[22]
- Cận lâm sàng:
13
Chụp cắt lớp vi tính não: hình ảnh giảm tỷ trọng ổ nhồi máu đặc trưng cho nhồi máu
não[20].
1.2.5. Hậu quả của tai biến nhồi máu não
Sau giai đoạn cấp của TMNCB, nếu không bị tử vong thì bệnh nhân chuyển sang giai
đoạn phục hồi dần các khiếm khuyết thần kinh do TMNCB để lại. Đây là một quá trình
phục hồi di chứng liệt nửa người và các rối loạn chức năng khác
1.3 Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền (YHCT), tai biến mạch máu não thuộc phạm vi chứng “trúng
phong” được mô tả là bệnh nhân đột nhiên chóng mặt, ngã, một nửa người không cử
động được, méo mồm, nói ngọng, nếu nặng thì bất tỉnh hôn mê.
1.3.1. Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân chính gây ra trúng phong.
- Do ngoại nhân: Do ngoại phong xâm nhập vào người: theo Nội kinh, “Phong tà
xâm nhập vào kinh lạc tạng phủ của thân thể mà sinh ra chứng trạng như bất tỉnh, bán thân
bất toại”. Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập gây
chứng trúng phong”. Tùy theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh lạc, tạng phủ
trong giai đoạn này
- Do nội nhân
+ Do tâm hỏa thịnh: theo Nội kinh, các chứng phát nhiệt, hoa mắt, đầu óc mờ tối, tay chân
co rút đều do hỏa mà ra. Lưu Hà Gian nói: “Tâm hỏa thịnh, thận thủy hư, thủy không chế nổi hỏa,
tức là âm hư dương thực, nhiệt khí uất lên, tâm thần bị mờ quáng, gân xương yếu liệt rồi ngã
lăn ra bất tỉnh”.
+ Do đàm nhiệt: theo Chu Đan Khê do ăn quá nhiều chất bổ béo ít vận động, tỳ
không kiện vận được thấp, thấp tụ sinh đàm; do thấp mà sinh ra đàm, đàm sinh ra nhiệt mà
nhiệt sinh ra phong .
+ Do can thận âm hư: theo Diệp Thiên Sĩ, “Trúng phong dương khí trong thân thể
biến động hoặc do phần âm của can kém, huyết khô phát nóng thì phong khí đưa lên dừng
lại ở những khiếu bị tắc nghẽn nên bệnh nhân ngã ra bất tỉnh” .
+ Do khí hư: người lớn tuổi thể chất yếu kém, khí đã suy hoặc vì lo nghĩ nhiều, lao lực
quá sức làm hư tổn chân khí nên dễ bị chứng trúng phong [23]
1.3.2. Phân loại theo YHCT: Theo YHCT trúng phong chia làm hai thể
- Trúng phong kinh lạc: mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê. Bỗng nhiên da
thịt tê dại, đi lại nặng nhọc khó khăn, mắt miệng méo, nói ngọng, tê liệt nửa người, rêu lưỡi
trắng, mạch huyền tế hay phù sác.
14
- Trúng phong tạng phủ: bệnh đột ngột, người bệnh bỗng lăn ra mê man bất tỉnh, nói ú
ớ hoặc không nói được, thở khò khè, miệng méo mắt lệch, tê liệt nửa người, nếu nặng có thể
tử vong. Trong trúng phong tạng phủ có chứng bế và chứng thoát.
+ Chứng bế: bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm chặt, da mặt đỏ,
chân tay ấm, mạch huyền hữu lực.
+ Chứng thoát: hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, chân tay lạnh, ra mồ hôi nhiều,
đại tiểu tiện mất tự chủ, người mềm lưỡi rụt, mạch trầm huyền vô lực .
Sau khi trúng phong, bệnh nhân còn lại di chứng trúng phong mà chủ yếu là bán thân
bất toại biểu hiện thượng hạ chi của bán thân bên trái hoặc bên phải tê dại không cử động
được, còn có cảm giác biết đau, biết nóng, lạnh; tay không còn cầm nắm được, chân không
đi lại được, nói khó hoặc nói ngọng thể hiện ở hai trạng thái hư và thực( Trạng thái hư hàn
và Trạng thái thực nhiệt) [23]
1.4. Tình hình nghiên cứu PHCN cho bệnh nhân TBMMN trong và ngoài nước
- Tác giả Wang- XD, (1990) khoa thần kinh bệnh viện Bắc Kinh theo dõi 123 bệnh
nhân có thiếu máu thoáng qua, 46,5% biến chứng TBMMN. Can thiệp nội khoa cho thấy
khả năng phục hồi từ 19,7% – 53%[28]
- Tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai (2001) đã đánh giá kết quả phục
hồi liệt trên 75 bệnh nhân TBMMN; 85% với bệnh nhân đến trong tháng đầu,81,8%
với bệnh nhân đến trong 6 tháng đầu, đến sau 6 tháng chỉ đạt kết quả 61%.[6]
- Theo nghiên cứu của Dương Xuân Đạm, Cao Minh Châu, Nguyễn Văn Triệu ở tỉnh
Hải Dương (2008), tỷ lệ hiện mắc là 374/100.000 dân, khiếm khuyết vận động chi trên
66,1% và chi dưới là 67,8%, độc lập hoàn toàn 31%, độc lập di chuyển 37,1%, trở lại nghề
22,4%. Trong số bệnh nhân bị liệt sau TBMMN từ 1 đến 11 năm thì có 68% không được
phục hồi chức năng thường xuyên, 88,7% có nhu cầu chăm sóc y tế và phụ hồi chức năng.
[8]
- Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2002) về PHCN trên 50 bệnh nhân liệt nửa
người sau tai biến nhồi máu não bằng phương pháp điện mãng châm cho kết quả phục hồi
khá, tốt đạt 86%. [11]
1.5. Phục hồi vận động bằng XBBH kết hợp tập vận động chủ động
1.5.1 Xoa bóp bấm huyệt:
- Xoa bóp là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay tác động qua da, tổ chức liên kết
dưới da, cơ, gân, dây chằng để chữa bệnh, phòng bệnh, PHCN và nâng cao sức khoẻ.
15
- Bấm huyệt: Là kỹ thuật dùng đầu ngón tay tác động lên các huyệt vị để chữa bệnh.
1.5.1.1 Tác dụng sinh lý của xoa bóp bấm huyệt.
- Đối với hệ thần kinh.
+ Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các
phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế
thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung,
giảm đau, giãn cơ và điều hòa chức năng nội tạng.
+ Xoa bóp lên vùng phản xạ thần kinh thực vật cạnh sống gây ra các ảnh hưởng rõ rệt
lên hoạt động của các cơ quan nội tạng, vì vậy người ta chú trọng xoa bóp lên vùng đầu mặt
cổ, lưng và thắt lưng cùng, coi đó là vùng tác động chính để chữa các bệnh nội tạng.
+ Xoa bóp trực tiếp lên các dây thần kinh hay đám rối thần kinh có thể gây tăng hoặc giảm
cảm giác, kích thích vận động, kích thích quá trình phát triển tái sinh nhanh những sợi thần kinh
bị tổn thương.
- Đối với hệ tuần hoàn và chuyển hóa dưới da.
+ Da và tổ chức dưới da có mạng lưới tuần hoàn mao mạch và bạch huyết rất phong
phú, khi xoa bóp sẽ làm giãn hệ thống mao mạch này làm tăng tuần hoàn và dinh dưỡng tại
chỗ. Có thể nói xoa bóp là một biện pháp làm tăng dinh dưỡng tổ chức do giãn mạch, tăng
tuần hoàn tại chỗ, giảm phù nề, và giảm đau rõ rệt, đặc biệt là đau do co mạch và chèn ép do
phù nề.
+ Do hiện tượng giãn mạch, dẫn đến làm tăng quá trình chuyển hóa tại chỗ, tăng bài tiết
và đào thải mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, tăng quá trình oxy hóa khử, tăng huyết sắc tố và
lượng hồng cầu trong máu.
- Đối với da và tổ chức dưới da.
Da có nhiều chức năng quan trọng như: bảo vệ, điều hòa thân nhiệt, bài tiết, nhận cảm,
thẩm mỹ Xoa bóp có tác dụng rõ rệt đối với da và tổ chức dưới da:
+ Giữ tính đàn hồi của da, kích thích chức năng miễn dịch không đặc hiệu của da, tăng
chức năng bảo vệ của da.
+ Điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi và tuyến bã nhờn.
16
+ Gây giãn mạch, làm tăng lưu thông máu và bạch huyết, tăng cường dinh dưỡng da và
tổ chức dưới da làm cho da trở nên mịn màng và hồng hào, bởi vậy xoa bóp được coi là một
phương pháp thẩm mỹ cho da.
+ Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và làm tiêu lớp mỡ dưới da.
+ Làm bong các xơ dính của tổ chức do chấn thương hoặc vết thương, làm mềm tổ chức
sẹo.
+ Làm bong các tế bào chết và làm sạch da.
- Đối với hệ vận động (gân, cơ, khớp, dây chằng).
+ Đối với gân và cơ: xoa bóp làm tăng tính đàn hồi của gân, cơ, phát triển khối lượng
cơ, tăng sức cơ, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cơ để phòng chống teo cơ cứng khớp. Xoa bóp
còn làm tăng thải trừ nhanh các sản phẩm chuyển hóa của cơ sau vận động (quan trọng nhất
là acid lactic) giúp khắc phục hiện tượng đau mỏi cơ, mỏi mệt thần kinh sau lao động và tập
luyện thể thao.
+ Đối với xương khớp: xoa bóp làm tăng tuần hoàn tại chỗ nên có tác dụng tăng cường
dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp.
1.5.1.2. Nguyên tắc của xoa bóp bấm huyệt:
Xoa nhẹ nhàng, liên tục và tăng dần để đạt một ngưỡng kích thích tốt nhất trên từng bệnh
nhân.
1.5.1.3. Các kỹ thuật:
- Xoa: Kỹ thuật viên (KTV) dùng cả hai bàn tay hoặc các đầu ngón tay lướt nhẹ trên
bề mặt da của người được xoa bóp, thuận theo chiều kim đồng hồ
- Vuốt: KTV dùng các đầu ngón tay lướt nhẹ trên bề mặt da của người được xoa bóp,
theo một chiều hoặc theo một đường có tính liên hoàn
- Miết: KTV dùng gốc bàn tay hoặc đầu ngón tay cái tỳ lên da người bệnh một lực đủ
bám nhẹ bề mặt da. Tiến hành đẩy hoặc kéo tay của KTV sao cho tay của KTV đi đến đâu
bề mặt da của người bệnh bám nhẹ nhẹ đến đấy và tạo ra lực ma sát.
- Nhào cơ: KTV dùng hai bàn tay bóp cơ và đẩy rồi kéo cùng chiều hay ngược chiều
như nhào bột .Lưu ý: Thủ thuật làm chậm sau đó nhanh dần, nhưng phải đảm bảo độ thấm
sâu vào cơ.
- Day cơ: KTV dùng gốc bàn tay hoặc ô mô út tỳ nhẹ lên vùng được day một lực và
di chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ.
17
- Lăn: KTV đặt nhẹ nắm tay lên vùng cần được lăn. Thả lỏng cổ tay , dùng lực cẳng
tay đẩy và kéo để cho bàn tay lăn ,thấm sâu vào vùng cơ cần được lăn.
- Day huyệt: KTV dùng đầu ngón tay cái ,phần bụng ngón tay tỳ nhẹ vào da tương
ứng vùng huyệt, day nhẹ theo chiều kim đồng hồ tới khi bệnh nhân có cảm giác tức nặng,
duy trì lực và day nhẹ 15 đến 30 giây.
- Ấn huyệt: KTV dùng đầu ngón tay cái ấn từ từ vào da tương ứng vùng huyệt, khi
bệnh nhân thở ra thì từ từ tăng lực tác dụng, khi bệnh nhân hít vào thì giữ nguyên lực tác
dụng tới khi bệnh nhân có cảm giác tức nặng thì giữ nguyên từ 15 - 30 giây.
- Bấm huyệt: KTV dùng đầu ngón tay cái ấn từ từ vào da tương ứng vùng huyệt
,tương tự như ấn huyệt nhưng khi bệnh nhân đã có cảm giác tức nặng tại vùng huyệt thì
KTV rung nhẹ ngón tay cái và tác động thêm lực tới ngưỡng bệnh nhân chịu được từ 15 đến
30 giây.[24]
1.5.2. Phục hồi chức năng bằng tập vận động chủ động:
1.5.2.1. Định nghĩa: PHCN là một chuyên ngành áp dụng các biện pháp y học , kỹ thuật
phục hồi,giáo dục học ,xã hội học…nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa
những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm chức năng gây nên; đảm
bảo cho người tàn tật có thể độc lập tối đa, hoà nhập hoặc tái hoà nhập xã hội, có cơ hội
bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.
1.5.2.2 Mục đích của PHCN
- Hoàn lại tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp
- Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát
- Tạo cho bệnh nhân có cuộc sống tự lập tối đa ,hoà nhập được với gia đình, xã hội
và có hoạt động nghề nghiệp.[14]
1.5.2.3. Vận động chủ động
- Có sự trợ giúp
+ Là động tác do người bệnh chủ động thực hiện bằng co cơ ,nhưng có sự trợ giúp thêm
từ bên ngoài do người điều trị hay dụng cụ.
+ Đây là bước tập đầu tiên đối với các cơ còn yếu. Người điều trị hay dụng cụ giúp loại
bỏ trọng lực chi thể để tạo thuận lợi cho người bệnh thực hiện động tác hết tầm vận động.
Tạo thuận trong vận động chủ động, khôi phục "cảm giác vận động".
+ Nguyên tắc:
18
• Chỉ trợ giúp tối thiểu vừa đủ để bệnh nhân có thể tự thực hiện được động tác .Giảm bớt sự
trợ giúp càng nhiều càng tốt khi có thể.
• Bệnh nhân phải chủ động tối đa và tập hết tầm vận động của khớp, không được ỷ vào sự trợ
giúp.
• Tránh để bệnh nhân có ý nghĩ “không làm được”
- Người bệnh tập chủ động
+ Là động tác vận động do người bệnh tự thực hiện bằng co cơ mà không có sự trợ giúp
từ bên ngoài
+ Nguyên tắc:
• Áp dụng với các cơ đủ mạnh có thể thắng được trọng lực của chi thể
• Cần khuyến khích bệnh nhân tập thường xuyên
- Làm mạnh cơ
+ Là hình thức tập vận động chủ động có thêm lực trở kháng tăng dần. Lực trở kháng do
người thầy thuốc hoặc dụng cụ tạo nên với mục đích làm tăng dần sức mạnh của cơ
+ Áp dụng với các cơ hoặc nhóm cơ có đủ sức mạnh thắng trọng lực của chi thể hoặc
với các cơ còn bình thường cần tập để tăng cường sức mạnh
1.4.2.4. Nguyên tắc tập vận động
- Tập vận động sớm.
- Tập từ nhẹ đến nặng , từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
- Bệnh nhân phải chủ động tối đa, giảm được sự trợ giúp càng nhiều càng tốt, dần
dần bỏ hẳn sự trợ giúp.
- Kết hợp tập vận động với các hoạt động sinh lý như các động tác tự phục vụ, tự di
chuyển, các hoạt động nghề nghiệp.
- Phải kiên trì, bền bỉ không nôn nóng mới có được kết quả. [14]
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán liệt nửa người do tai biến nhồi máu não được
điều trị nội trú tại Khoa Điều Trị Toàn Diện Bệnh Viện Châm cứu TW
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân bị TBMMN lần đầu được chẩn đoán là nhồi máu não sau giai đoạn cấp
- Chụp cắt lớp vi tính: có hình ảnh tổn thương giảm tỷ trọng trên phim.
- Bệnh nhân đã được điều trị ổn định về các chức năng thần kinh, hô hấp ở giai đoạn
cấp.
- Bệnh nhân không có các rối loạn tâm thần kinh
- Bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn khác như: Rối loạn cảm giác…
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân bị nhồi máu não từ lần thứ 2 trở lên.
- Những bệnh nhân bị TBNMN không đưa vào nghiên cứu do các nguyên nhân sau:
+ Chấn thương Bệnh lý về máu Tắc mạch do khí.
+ U não Bệnh lý ở tim Tăng đường huyết.
- Các bệnh nhân bỏ cuộc hoặc không tuân thủ đúng theo quy trình điều trị.
- Ngoài ra chúng tôi loại trừ các trường hợp có bệnh kèm theo như: Lao, nhiễm
HIV/AIDS, tăng huyết áp quá cao, các bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, tiến cứu.
2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu :
(Áp dụng công thức đo lường 1 nhóm )
- Ước tính tỷ lệ bệnh nhân đỡ, khỏi sau khi can thiệp là 95%
- Khoảng tin cậy 90%-100%. Do vậy sai số chuẩn là 2,5%.
- Cỡ mẫu cần thiết
p (100-p) 95 x 5
N = = = 76
e
2
2,5
2
N: Cỡ mẫu nghiên cứu
20
Tỷ lệ 95%, ta có p= 95
e: Sai số cho phép 2,5
Thay vào công thức, ta tính được N=76. Chúng tôi lấy 80 bệnh nhân làm nghiên cứu.
2.2.3.Phương tiện nghiên cứu
Nhóm điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, được tập huấn cách thử cơ bằng tay và
trợ giúp tập vận động chủ động từng nhóm cơ.Thực hiện XBBH trong vòng 15 phút sau đó
tập vận động chủ động tích cực 30 phút trên nhóm bệnh nhân được nghiên cứu.
2.2.4. Kỹ thuật :
Trước khi can thiệp có nhận định tình trạng sức khoẻ, thử cơ bằng tay. Nhận định ,
đánh giá cơ bậc của từng cơ,nhóm cơ sau đó tiến hành can thiệp ( phụ lục 1 và 2)
- Kỹ thuật thử cơ bằng tay :[16]
+ Thử cơ bằng tay là phương pháp đánh giá một cách khách quan khả năng của
người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động
+ Hệ thống bậc cơ: Được chia làm 6 bậc và được quy định như sau:[14]
Bậc 0: Không có sự co cơ
Bậc 1(rất yếu):Co cơ nhẹ, có thể sờ thấy nhưng không tạo được cử động.
Bậc 2(yếu): Cử động hết tầm độ nhưng không kháng được trọng lực.
Bậc 3(khá):Cử động hết tầm độ đối trọng lực
Bậc 4: (khá tốt)Thắng được lực cản nhẹ
Bậc 5(tốt):Cử động hết tầm độ đối trọng lực và sức đề kháng tối đa ở cuối tầm độ.
- Xoa bóp bấm huyệt:
+ Với vùng đầu mặt cổ: Xoa, day, miết hai bên má, trán xuống cằm vòng sau gáy,
thời gian làm là 5 phút rồi chuyển sang ấn huyệt:
Giáp xa Đồng tử liêu Thái dương Ế phong Phong trì
Ấn đường Bách hội.
+ Với vùng chi trên: Xoa, bóp, day, lăn, vuốt, thứ tự từ trên xuống dưới, bấm day các
huyệt: Giáp tích C2-C7.
Kiên ngung Tý nhu Khúc trì Hợp cốc
Ngoại quan Thủ tam lý Dương trì Bát tà
Nội quan Thần môn Xích trạch Khúc trạch
+ Với vùng chi dưới và mông háng: Xoa, bóp, day, lăn, vuốt, bấm huyệt: Giáp tích L1-S1
21
Ủy trung Thừa sơn Côn lôn Huyết hải
Lương khâu Âm lăng tuyền Dương lăng tuyền Trung đô
Giải khê Lệ đoài Hãm cốc Túc tam lý
Hình 2.1 Hình ảnh xoa bóp bấm huyệt
- Vận động chủ động
Sau khi đánh giá mức độ liệt của từng nhóm cơ, bệnh nhân nằm ngửa trên giường ,thầy
thuốc lựa chọn phương pháp phù hợp để tập trên từng nhóm cơ của người bệnh.
+ Với các cơ liệt hoàn toàn hoặc quá yếu (tưong đương bậc 0, bậc 1) ,thì cần sự trợ
giúp. Thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân co cơ bên lành ,nhớ động tác và thầy thuốc bảo bệnh
nhân tập trung ,gắng sức để co cơ bên liệt .Thầy thuốc cần trợ giúp với một lực vừa phải và
động viên để bệnh nhân hoàn thành được động tác này .Sự trợ giúp đúng , đủ lực là vô cùng
quan trọng, nó giúp cho bệnh nhân cảm nhận được sự vận động, khích lệ họ và tạo cho
họ “cảm giác vận động”. Thực hiện động tác này 10 -20 lần để bệnh nhân ghi nhớ.
+ Với những cơ yếu (tương đương bậc 2, bậc3) ,Hướng dẫn bệnh nhân tập không cần
trợ giúp, đảm bảo hoàn thành và đúng động tác.
+ Khi các cơ đã co chủ động được (tương dương bậc 4,bậc 5) thì lúc này sẽ làm
mạnh cơ bằng cách tập với các dụng cụ: kéo tạ, kéo ròng rọc…Hoặc lực cản của tay thầy
thuốc khi tập cho bệnh nhân Liệu trình điều trị : XBBH và tập chủ động có trợ giúp 1 lần/
ngày, mỗi lần 45 phút. Hướng dẫn phương pháp tập để bệnh nhân tự tập 3 - 4 lần/ngày tuỳ
theo sức khoẻ người bệnh .
Liệu trình điều trị là 30 ngày.
22
Hình 2.2. Hình ảnh tập vận động chủ động
2.3. Chỉ tiêu theo dõi
- Đánh giá độ liệt theo điểm Orgogozo
Đánh giá độ liệt theo điểm Orgogozo trước khi tiến hành, sau khi bệnh nhân đã
được điều trị qua giai đoạn cấp ở các cơ sở y tế tuyến trước chuyển đến, dựa vào thang điểm
thần kinh của Orgogozo được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và được sử dụng trên
thế giới để đánh giá tình trạng thần kinh, các khiếm khuyết và mức độ liệt.
Mức độ nặng: 0 – 25 điểm
Mức độ trung bình: 26 – 55 điểm
Mức độ nhẹ: 56 – 90 điểm
Mức độ bình thường: 91 – 100 điểm
Thang điểm thần kinh này cho từ 0 – 100 điểm, đã được theo dõi và cho điểm những
thiếu hụt về thần kinh như tri giác, ngôn ngữ, trương lực cơ, và vận động, còn những rối
loạn về cảm giác, thị giác khó theo dõi cho điểm không được đưa vào thang điểm để nghiên
cứu. (thang điểm thần kinh Orgogozo - phụ lục 3).
- Đánh giá độ liệt theo mức độ liệt của Henry và cộng sự(1984) :
Độ I (liệt nhẹ): giảm sức cơ, còn vận động chủ động.
Độ II(liệt vừa): còn nâng được chi lên khỏi mặt giường.
Độ III(liệt nặng): còn duỗi được chi khi tỳ lên mặt giường.
Độ IV(liệt rất nặng): chỉ có biểu hiện co cơ nhẹ.
Độ V(liệt hoàn toàn): không có biểu hiện co cơ.
23
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả
- Đánh giá kết quả phục hồi vận động bằng thang điểm Orgogozo theo mức độ tăng
điểm trước và sau liệu trình điều trị. Kết quả được phân theo các mức độ sau:
+ Tốt (A): Số điểm đạt tối đa hoặc tăng > 50% số điểm so với trước điều trị .
+ Khá (B): Tăng từ 30 – 50% số điểm so với trước điều trị .
+ Trung bình (C): Tăng từ 10 – dưới 30% số điểm so với trước điều trị .
+ Kém (D): Số điểm tăng dưới 10% hoặc giảm hơn so với trước điều trị.
- Đánh giá tiến triển độ liệt dựa trên mức độ dịch chyển độ liệt sau điều trị 30 ngày.
Đánh giá kết quả khỏi và đỡ khi có dịch chuyển từ 1- 3 độ liệt. Độ dịch chuyển càng nhiều
thì kết quả càng tốt . So sánh tỷ lệ dịch chuyển độ liệt trước và sau điều trị.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0
2.6. Kỹ thuật khống chế sai số
- Thực hiện đúng tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Tuân thủ đúng trình tự: lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn, thăm khám tỷ mỉ, chẩn
đoán chính xác, thực hiện đúng kỹ thuật.
2.7. Kế hoạch nghiên cứu
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Điều Trị Toàn Diện Bệnh Viện Châm Cứu
TW. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2012.
- Nội dung báo cáo: Đặt vấn đề, Tổng quan tài liệu, Phương pháp nghiên cứu, Kết
quả nghiên cứu, Bàn luận,kết luận, kiến nghị, Tài liệu tham khảo.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân sau tai biến
mạch máu não ngoài ra không nhằm một mục đích nào khác.
- Nghiên cứu phải được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu, được sự đồng
ý của lãnh đạo Bệnh viện Châm Cứu TW.
- Bệnh nhân và các đối tượng tham gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ, chính xác thông
tin nghiên cứu, những điểm lợi và hại khi tham gia nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân có quyền tự quyết tham gia hoặc rút khỏi quá trình nghiên cứu.
- Không có sự phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và sẵn sàng
hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan tới sức khỏe khi đối tượng nghiên cứu cần.
24
CHƯƠNG 3
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm chung:
3.1.1 Phân loại theo tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới.
Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
≤ 48 8 10 2 2,5 10 12,5
49 - 58 11 13,75 6 7,5 17 21,25
59 - 68 17 21,25 11 13,75 28 35
69 -78 11 13,75 9 11,25 20 25
≥ 79 3 3,75 2 2.5 5 6,25
Tổng số 50 62,5 30 37,5 80 100
Nhận xét: Tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ 39 – 86 tuổi. Tuổi trung bình là 62 tuổi.
Trong đó, nhóm tuổi từ 59 – 68 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 35%.Trong các trường hợp nghiên
cứu có 50 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 62,5% và 30 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 37,5%. Tỷ lệ
nam và nữ được biểu diễn ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ Nam - Nữ
3.1.2 Phân bố theo trình độ học vấn
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của bệnh nhân
TĐHV
Giới
Tổng Cấp I Cấp II Cấp III ĐH-SĐH
n % n % n % n % n %
Nam 50 62,5 9 11,25 12 15 16 20 13 16,25
Nữ 30 37,5 5 6,25 8 10 10 12,5 7 8,75
Tổng 80 100 14 17,5 20 25 26 32,5 20 25
25