Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc kháng vi rút của người nhiễm HIV AIDS tại huyện cẩm giàng tỉnh hải dương năm 2006 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.28 KB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự phòng và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề được quan
tâm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dịch HIV/AIDS được đánh giá là một
đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người [42]. HIV/AIDS không chỉ ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, sự phát
triển nòi giống của loài người. Theo UNAIDS, ước tính trên thế giới mỗi
ngày có khoảng 14.000 người mới nhiễm, trong đó 95% người mới nhiễm
thuộc các nước đang phát triển [60], có khoảng hơn 30 triệu người đã tử vong
[61].
Ở Việt Nam, lây nhiễm HIV/AIDS đã trở thành một vấn đề y tế được xã
hội quan tâm hàng đầu. Từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên
năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1998 dịch đã lan khắp 63/63
tỉnh, thành phố trong cả nước. Ước tính đến ngày 31/3/2012, số nhiễm HIV
còn sống là 201.134 trường hợp, 61.579 trường hợp tử vong do AIDS [15].
Trên thế giới, thuốc kháng vi rút (ARV) đầu tiên zidovudine được thí
nghiệm năm 1985, đến năm 1987 được chấp nhận chính thức là thuốc điều trị
nhiễm HIV/AIDS. Từ đó đến nay đã có nhiều loại thuốc kháng vi rút ra đời và
được áp dụng trong điều trị. Tại Việt Nam, việc áp dụng điều trị thuốc ARV
bắt đầu thực hiện năm 1995, năm 2005 Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV” [5]. Điều trị ARV đặc biệt khác với các
loại điều trị khác, bệnh nhân được lựa chọn và điều trị phải theo một quy trình
nhất định. Tuân thủ điều trị là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị
cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Tại Hải Dương tính đến ngày 31/10/2012 luỹ tích các trường hợp nhiễm
HIV được phát hiện là 6.343 người, trong đó 2.270 trường hợp chuyển sang giai
đoạn AIDS và 1.159 trường hợp đã tử vong do AIDS. [42].
Cẩm Giàng là huyện Đồng bằng nằm ở phía Tây Thành phố Hải Dương,
diện tích tự nhiên 163,49 km2, dân số khoảng 132.500 người. Trên địa bàn
huyện có nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều khu du lịch, mạng lưới giao




2

thông đường thủy và đường bộ đều phát triển, đó là điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế- xã hội nhưng cũng là yếu tố làm gia tăng tệ nạn ma túy,
mại dâm và HIV/AIDS. Huyện Cẩm Giàng tính đến 31/12/2012 có tổng số
lũy tích là 395 trong đó tử vong do AIDS là 120 người, số người nhiễm HIV
còn sống 275 người. Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng tổ chức điều trị thuốc
kháng vi rút cho người nhiễm HIV/AIDS từ năm 2006. Các hoạt động truyền
thông, tư vấn, chăm sóc hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS còn có
những hạn chế [43].
Xuất phát từ thực tế cấp bách trên, để có kinh nghiệm hơn trong phòng
chống nhiễm HIV và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
tuyên truyền, cải thiện hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc
kháng vi rút của ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng

,

Hải Dƣơng năm 2006 - 2012
với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ của người nhiễm
HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng - Hải Dương năm 2012.
2. Mô tả kết quả điều trị và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ
điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) của người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y
tế huyện Cẩm Giàng - Hải Dương từ năm 2006 đến 2012.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm về HIV/AIDS
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency
Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh [6].
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immuno
Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây
ra, thường được biểu hiện thông qua các hội chứng nhiễm trùng cơ hội, các
ung thư và có thể dẫn đến tử vong [6].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh
HIV là một Retrovirus (vi rút sao mã ngược), thuộc họ Lentivirus (vi rút
chậm). HIV có 2 srotype là HIV- 1 và HIV- 2. HIV- 1 phân bố khắp thế giới,
HIV- 2 chỉ khu trú ở một số nước Tây Phi và Ấn Độ. HIV- 2 có thời gian ủ
bệnh dài hơn, nguy cơ lây truyền thấp hơn và bệnh cũng diễn biến nhẹ hơn
[23], [23].
Khi vào cơ thể, HIV tấn công có lựa chọn các tế bào miễn dịch có điểm
tiếp nhận CD4 (tế bào lympho T, tế bào niêm mạc ruột ưa crom, tế bào niêm
mạc đường hô hấp...) đặc biệt tế bào lympho T4, là loại tế bào đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. HIV lây nhiễm, nhân lên và
tiêu diệt tế bào này, hàng ngày có hàng tỷ HIV được tạo thành và hàng tỷ tế
bào miễn dịch của cơ thể bị tiêu diệt. Kết quả là số lượng tế bào lympho T4
giảm kéo theo hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể không được bảo vệ, dễ
mắc các bệnh nhiễm trùng mà bình thường một người khoẻ mạnh có thể
chống đỡ được [39].
Quá trình nhân lên của vi rút càng tăng khi bệnh nhân bội nhiễm thêm

các bệnh khác: Lao, viêm gan vi rút (B, C)... và bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn,
nguy cơ truyền bệnh cao hơn [21], [49].


4

1.1.3. Dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS
1.1.3.1. Ba kiểu hình nhân lên của HIV
- Kiểu hình 1: Kiểu hay gặp nhất và thường có 3 giai đoạn:
Giai đoạn nhiễm HIV cấp (giai đoạn cửa sổ): Thời kỳ mà các xét
nghiệm kháng thể HIV không thể phát hiện được một người nhiễm HIV. Giai
đoạn này kéo dài từ vài tuần tới vài tháng kể từ sau khi bị nhiễm HIV.
Khoảng 30% những người nhiễm HIV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ,
thoáng qua như sốt, mệt mỏi, sưng hạch, nổi mẩn đỏ ở da... và tự khỏi. Nhìn
chung kháng thể hình thành trong máu 4 - 8 tuần sau khi HIV xâm nhập cơ
thể, lúc này có thể xét nghiệm kháng thể. Nhưng trong một số trường hợp,
thời kỳ không có đáp ứng kháng thể có thể dài hơn, thậm chí đến 3 năm [44].
Giai đoạn mang HIV không triệu chứng: Giai đoạn này người nhiễm
HIV hoàn toàn khoẻ mạnh không có bất kỳ một triệu chứng nào có liên quan
HIV. Thời kỳ này kéo dài trung bình 8 - 10 năm. Những người nhiễm HIV
không triệu chứng nhiều gấp hàng trăm lần so với số bệnh nhân AIDS và
không thể kiểm soát được họ. Những người này đóng vai trò rất quan trọng về
mặt dịch tễ học, có thể âm thầm lây truyền HIV sang người khác [44].
Giai đoạn toàn phát (AIDS): Thường kéo dài 2 năm, có các biểu hiện
triệu chứng lâm sàng từ nhẹ là các bệnh liên quan HIV (không đe doạ đến tính
mạng) đến nặng là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải điển hình (AIDS)
có nguy cơ tử vong, gồm các triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội nặng và ung
thư [44].
- Kiểu hình 2: Là trạng thái nhiễm HIV thầm lặng, kéo dài và không có
kháng thể trong máu. Kiểu này có thể chuyển thành nhiễm vi rút hoạt động do

tác động của môi trường [44].
- Kiểu hình 3: Ở kiểu hình này, sau giai đoạn nhiễm HIV không triệu
chứng, trong các dịch của cơ thể không còn kháng thể và kháng nguyên của
HIV, HIV tồn tại ở dạng tiền vi rút. Kiểu hình này ít gặp [44].
1.1.3.2. Đường lây nhiễm
Lây truyền qua quan hệ tình dục: Đây là phương thức lây quan trọng và
phổ biến nhất trên thế giới. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần giao hợp với


5

một người nhiễm HIV là từ 0,1% đến 1%. Nhiễm HIV có mối quan hệ chặt
chẽ với STDs, STDs làm tăng cảm nhiễm và tăng nguy cơ lây nhiễm HIV hơn
20 lần và làm tăng tiến triển của nhiễm HIV thành AIDS. Nhìn chung nam
truyền HIV cho nữ nhiều hơn gấp 2 lần trong QHTD [22], [31], [45].
Lây truyền theo đường máu: Nguy cơ lây truyền HIV qua đường truyền
máu rất cao, trên 90%. HIV cũng có thể truyền qua việc sử dụng chung bơm
kim tiêm bị nhiễm HIV mà không được tiệt trùng, ngay cả khi chỉ có một
lượng máu nhỏ còn sót lại trong bơm kim tiêm và được tiêm vào máu cũng
làm lây truyền HIV. Ngoài ra, HIV còn lây truyền trong quá trình chăm sóc y
tế (do tiệt trùng dụng cụ không đảm bảo, lây truyền qua việc cấy ghép cơ
quan và cho tinh dịch), qua các dịch vụ thẩm mỹ (xăm, trổ...), lây truyền từ
bệnh nhân sang nhân viên y tế và ngược lại [4], [39], [66].
Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và cho
con bú: HIV từ mẹ sang con qua rau thai, trong cuộc đẻ có can thiệp phẫu
thuật hoặc qua sữa mẹ. Tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tuỳ từng
nước, từ 13 - 32% ở các nước công nghiệp phát triển, 25% - 48% ở các nước
đang phát triển [3], [36], [56].
1.1.3.3. Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS
* Phòng lây nhiễm qua đường tình dục:

- Không quan hệ tình dục (mà chỉ vuốt ve, âu yếm hoặc thủ dâm).
- Không sinh hoạt tình dục bừa bãi.
- Chung thuỷ với một bạn tình duy nhất.
- Thường xuyên dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
- Khám và chữa khỏi dứt điểm các bệnh lây qua đường tình dục khác [2].
* Phòng lây nhiễm qua đường máu:
- Không tiêm chích ma tuý.
- Trong chữa bệnh, hạn chế thuốc tiêm, khuyến khích dùng thuốc uống.
- Nếu phải tiêm thì dùng bơm kim tiêm một lần hoặc luộc sôi bơm kim
tiêm 20 phút (kể từ lúc sôi).


6

- Thực hiện tốt công tác vô trùng, tiệt trùng trong y tế nhất là vô trùng
các dụng cụ lấy máu, các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ hồi sức như ống
nội khí quản, các ống thông, ống dẫn lưu, dụng cụ chữa răng...
- Áp dụng các biện pháp dự phòng trong môi trường chăm sóc như đeo
găng tay khi tiếp xúc với máu và tinh dịch của người bệnh.
- Thực hiện an toàn truyền máu [2].
* Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con:
- Thực hiện giáo dục sức khoẻ và tư vấn cho nữ thanh niên về nguy cơ
dễ bị lây nhiễm HIV và hậu quả lây nhiễm cho chồng, con.
- Có thể xét nghiệm sàng lọc HIV khi kết hôn, khi quyết định có thai và
khi có thai nếu cảm thấy cần thiết.
- Tư vấn cho thanh niên đã bị nhiễm HIV không nên xây dựng gia đình,
không nên có thai hoặc nên phá thai.
- Những người nhiễm HIV vẫn quyết định kết hôn hoặc có thai cần phải
có tư vấn sâu hơn từ các cơ sở y tế [2].
1.1.4. Các giai đoạn lan truyền dịch

Dịch HIV/ AIDS chia thành 3 giai đoạn dựa trên mức độ lây nhiễm HIV
trong nhóm người bị coi là có hành vi nguy cơ cao và sự lây nhiễm trong
nhóm người được coi là có nguy cơ thấp.
Giai đoạn sơ khai: Tỷ lệ nhiễm HIV dưới 5% trong các nhóm nguy cơ
cao mà thông tin được thu thập đầy đủ.
Giai đoạn tập trung: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên 5% trong một hoặc
nhiều nhóm nguy cơ cao, nhưng tỷ lệ này trong số phụ nữ khám thai ở các
nhà hộ sinh ở khu vực đô thị vẫn dưới 5%.
Giai đoạn lan rộng: HIV lan truyền vượt ra ngoài nhóm nguy cơ cao mà
hiện bị nhiễm nặng nề. Tỷ lệ hiện nhiễm trong số phụ nữ khám thai ở các nhà
hộ sinh ở khu vực đô thị từ 5% trở lên [3], [38], [49].
1.1.5. Sinh lý bệnh miễn dịch


7

Nhiễm HIV/AIDS làm suy giảm miễn dịch và phá huỷ hệ thần kinh
trung ương của cơ thể người. Thương tổn miễn dịch nghiêm trọng xảy ra do
thiếu hụt một loại tế bào miễn dịch đặc hiệu (tế bào lympho CD4 ). Sự phá huỷ
quần thể CD4 bởi HIV làm tê liệt nhiều hệ thống miễn dịch, cơ thể bị suy
giảm miễn dịch hoặc không còn khả năng chống đỡ với hàng loạt mầm bệnh.
HIV cũng có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, phá huỷ các mô não và
tuỷ sống. Sự phá huỷ này tăng dần dần tới rối loạn nghiêm trọng chức năng
vận động và nhận thức. Nhiễm HIV còn gây suy mòn nặng, tử vong có thể
xảy ra do các nhiễm trùng cơ hội, hậu quả của thiếu hụt miễn dịch hoặc suy
giảm chức năng hệ thần kinh trung ương [3], [27], [58].
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Kể từ năm 1981, khi 5 bệnh nhân AIDS được phát hiện tại Mỹ, đến nay

HIV/AIDS đã lan khắp toàn cầu và thực sự trở thành đại dịch với những diễn
biến phức tạp, nghiêm trọng.
Theo báo cáo của chương trình phối hợp Liên hợp quốc về phòng chống
HIV/AIDS (UNAIDS) đến 31/5/ 2007, ước tính số luỹ tích nhiễm HIV toàn
thế giới là 70 triệu người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có khoảng hơn 30 triệu
người đã chết và hơn 40,3 triệu người nhiễm hiện đang còn sống [65].
Nhiễm HIV/AIDS xảy ra chủ yếu trong những người trẻ, ở độ tuổi lao
động và hoạt động tình dục mạnh, tính bình quân trên thế giới, hiện nay cứ
100 người dân ở độ tuổi 15 đến 49 thì có khoảng 1,2 người nhiễm HIV. Trong
đó, khoảng 1/2 số nhiễm HIV dưới 25 tuổi và chết do AIDS trước 35 tuổi [1],
[41].
Có nước HIV lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, nhưng ở nước
khác thì phần lớn nhiễm HIV là do tiêm chích ma tuý [66], [68].
Lây nhiễm HIV trong quần thể những đối tượng tiêm chích ma tuý đã trở
thành một vấn đề y tế cộng đồng rất nghiêm trọng, chúng ta rất khó xác định
chính xác số người tiêm chích ma tuý. Theo ước tính hiện nay trên thế giới có


8

khoảng 5,5 đến 10 triệu người tiêm chích ma tuý ở 128 quốc gia. Hàng năm
có từ 150.000 đến 200.000 người nghiện các chất ma tuý tử vong và chắc
chắn một nửa số ca tử vong có liên quan tới HIV [47].
Tính đến cuối năm 2007, khu vực này có tới 22,5 triệu người nhiễm
HIV, tỷ lệ nhiễm 7,4% dân số, trong đó phụ nữ chiếm 61% [50].
Tiếp đến là khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của khu vực
“tam giác vàng”, nơi sản xuất ra heroin. Trong những năm đầu thế kỷ XXI,
khu vực này sẽ phải đương đầu khốc liệt với nạn buôn bán, vận chuyển và sử
dụng ma tuý, một nguyên nhân quan trọng góp phần làm lây truyền
HIV/AIDS và gây tử vong cho cộng đồng. Bên cạnh đó tệ nạn mại dâm, quan

hệ tình dục đồng tính cũng là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV trong tương
lai [14], [47], [48].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thập kỷ tới hơn một nửa số người nhiễm
HIV trên thế giới sẽ ở Châu Á, vì vậy các chương trình khống chế và dự
phòng HIV/AIDS tại các quốc gia này cần được triển khai đầy đủ và được hỗ
trợ nhiều hơn của quốc tế về chuyên môn cũng như về tài chính. Trước hết
phải đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tăng cường mọi mặt cho hệ
thống chăm sóc y tế, tiến hành các can thiệp [48].
1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12/1990. Đến năm 1993, dịch bắt đầu bùng nổ trong nhóm
nghiện chích ma tuý tại một số tỉnh phía Nam và miền Trung như thành phố
Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bà Rịa -Vũng Tàu, Khánh Hoà và từ đó
lan ra toàn quốc với tốc độ khá nhanh.
Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến ngày 30/ 6/
2009, số các trường hợp nhiễm HIV còn sống là 149.653 trường hợp, trong đó
có 32.400 bệnh nhân AIDS hiện còn sống và đã có 43.265 trường hợp tử vong
do AIDS. Trên toàn quốc, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tổng


9

số người nhiễm cao nhất với 41.300 người nhiễm HIV hiện còn sống và đây
cũng là địa phương có số bệnh nhân AIDS hiện còn sống cao nhất với khoảng
14.800 bệnh nhân AIDS. Đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh là Hà Nội với
15.400 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, Hải Phòng 6.486 trường hợp,
Hải Dương là 5.175 trường hợp, Sơn La 5.155 trường hợp, Thái Nguyên 4.963
trường hợp, An Giang 3.707 trường hợp, Nghệ An 3.571 trường hợp và Bà
Rịa- Vũng Tàu 3.316 trường hợp [15].
Về địa bàn phân bố dịch, tính đến ngày 30/ 6/ 2009, toàn quốc có

70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện
có người nhiễm. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân tính chung trên toàn
quốc là 176 người trên 100.000 dân.
Phân bố trường hợp nhiễm HIV theo giới: Trong 6 tháng đầu năm 2009,
tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới vẫn chiếm chủ yếu với 74,4% cao hơn gấp
gần 3 lần so với tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới (25,6%), tuy nhiên dự báo
trong tương lai tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới sẽ có xu hướng tăng lên do
nguy cơ lây nhiễm HIV từ chồng hoặc bạn tình của họ [15].
Phân tích nhiễm HIV theo đường lây truyền: Tỷ lệ nhiễm HIV qua
đường máu vẫn chiếm tỷ lệ trên 50% số người nhiễm HIV được báo cáo. So
sánh với cùng kỳ năm 2008, tỷ lệ nhiễm HIV phân bố theo đường lây cũng
không có sự biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình
dục và lây truyền HIV từ mẹ sang con có xu hướng tăng. Tỷ lệ nhiễm HIV lây
truyền qua đường tình dục tăng từ 15% năm 2005 lên 28% vào cuối tháng 6
năm 2008 [15].
Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm đối tượng: Theo số liệu nhiễm
HIV/AIDS được báo cáo, tỷ lệ nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm
người nghiện chích ma tuý chiếm trên 50% tổng số các trường hợp nhiễm
HIV/AIDS được báo cáo, tiếp theo là nhóm bệnh nhân nghi AIDS, bệnh nhân
lao, thấp ở nhóm gái mại dâm, hoặc nhóm bệnh nhân STDs và tỷ lệ nhiễm


10

HIV dưới 1% ở nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và nhóm
người cho máu [15].
Phân bố nhiễm HIV theo nhóm tuổi: Nhiễm HIV vẫn tập trung ở độ tuổi
từ 20 - 39 tuổi chiếm trên 80%, trong đó nhóm tuổi từ 20 - 29 tuổi vẫn là
nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất chiếm trên 50%. Trong 6 tháng đầu năm 2009,
người nhiễm HIV được phát hiện cũng tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 20 39 tuổi. Tỷ lệ người nhiễm HIV thuộc nhóm tuổi 20 - 29 tuổi cao hơn so với

tỷ lệ người nhiễm HIV thuộc nhóm tuổi 30 - 39 tuổi. Theo dõi chiều hướng
lây nhiễm HIV trong hai nhóm tuổi 20 - 29 tuổi và 30 - 39 tuổi, cho ta thấy
rằng trong những năm trở lại đây đang có sự giao thoa tỷ lệ nhiễm HIV giữa
nhóm tuổi này với xu hướng đang giảm dần trong nhóm 20 - 29 tuổi và có xu
hướng tăng trong nhóm tuổi từ 30 - 39 tuổi. Mặc dù người nhiễm HIV tại Việt
Nam hiện nay vẫn chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ nhưng xu hướng trong tương
lai đang có sự chuyển dịch tỷ lệ người nhiễm HIV từ nhóm trẻ tuổi sang nhóm
tuổi lớn hơn [15].
1.2.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Hải Dƣơng
Hải Dương là một tỉnh nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc, với diện tích tự nhiên 1.662 km2, dân số khoảng
1.723.000 người, gồm 12 huyện/ thành phố, 265 xã/ phường/ thị trấn. Hải
Dương cách thủ đô Hà Nội 57km và Hải Phòng 45 km, là điểm trung chuyển
giữa thành phố cảng Hải Phòng và thủ đô Hà Nội.Tính đến ngày 31/10/2012
luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương
là 6.343 người, trong đó 2.270 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 1.159
trường hợp đã tử vong do AIDS. Trong 6 tháng đầu năm 2012 phát hiện 274
trường hợp nhiễm HIV mới, 123 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 23
trường hợp tử vong do AIDS [42].
So với 6 tháng đầu năm 2011, số người nhiễm HIV được phát hiện mới
tăng 73,4% (158/274). Đến nay, toàn bộ 12 huyện, thành phố và 94% số xã,


11

phường, thị trấn của tỉnh Hải Dương đều đã phát hiện được người nhiễm
HIV/AIDS [42].
1.2.4. Tình hình nhiễm HIV/ AIDS tại huyện Cẩm Giàng
Trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại huyện Cẩm Giàng
vào năm 1993, số người nhiễm HIV mới tăng nhanh hàng năm. Số luỹ tích

người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại Cẩm Giàng tính đến ngày 30/10/
2012 là 395 trường hợp [43], trong đó:
- Luỹ tích tử vong do AIDS :

120 người.

- Tổng số bệnh nhân HIV/AIDS còn sống: 275 người.
- Số nhiễm HIV phát hiện năm 2012: 5 người.
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho
người nhiễm HIV/AIDS từ năm 2006. Đến ngày 31/12/2012, luỹ tích bệnh
nhân được điều trị ARV là 79 trường hợp [43].
Hình thái lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu qua đường tiêm chích ma tuý: Qua
số liệu quản lý của Trung tâm Y tế huyện, có tới trên 70% số người nhiễm
HIV được phát hiện là người nghiện chích ma tuý [43].
Đối tượng chủ yếu là lứa tuổi trẻ: Nhóm tuổi từ 20- 29 tuổi chiếm hơn
40% tổng số người nhiễm, trong đó nam giới chiếm phần lớn hơn 60% [43].
Số trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm HIV được phát hiện ngày càng tăng, luỹ
tích đến ngày 31/ 12/ 2012 có 10 trẻ em nhiễm HIV [43].
1.3. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Về kiến thức: Thấy rõ hiểm hoạ của AIDS đối với cá nhân, gia đình và
cộng đồng trên các mặt: Sức khoẻ và tính mạng, kinh tế - xã hội và nòi giống
của dân tộc, thấy rõ bản chất nguy hiểm của HIV/AIDS xuất phát từ đặc điểm
của HIV/AIDS, từ các con đường lây lan và thực tế là cho tới nay loài người
chưa có vắc xin và thuốc phòng ngừa đặc hiệu. Từ đó mỗi người cần hiểu biết
cách phòng chống nhiễm HIV/AIDS với đầy đủ trách nhiệm của mình [33].
HIV tấn công vào mọi quốc gia, mọi đối tượng, không loại trừ một ai.
Nhưng đặc biệt nguy hiểm là tấn công vào tầng lớp ở độ tuổi lao động, phụ


12


nữ, trẻ em. Bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn ,
TCMT và truyền máu không an toàn.
Đến nay vẫn chưa có vacxin để phòng bệnh và chưa có thuốc đặc hiệu
để điều trị, điều trị bằng thuốc kháng Restro virus để kéo dài thời gian không
triệu chứng và điều trị nhiễm trùng cơ hội rất tốn kém.Trong thời gian nhiễm
HIV khả năng truyền bệnh rất lớn, chẩn đoán bệnh phụ thuộc vào kết quả xét
nghiệm.
Công việc tìm ra vacxin còn nhiều khó khăn. Dự đoán chưa thể có
vacxin trong vòng 5 năm tới. Do đó, có những hậu quả không thể lường trước
được của đại dịch HIV/AIDS tới mọi mặt của đời sống xã hội, mà hậu quả
cuối cùng là sự hủy diệt hàng loạt. Nhiệm vụ đẩy lùi và chặn đứng đại dịch
HIV/AIDS là trách nhiệm lớn lao của toàn dân tộc và thế giới.
1.4. NGUY CƠ NHIỄM HIV/AIDS
1.4.1. Khái niệm về hành vi nguy cơ
Sự thiếu hiểu biết có thể dẫn tới hành vi không an toàn. Những hành vi
không an toàn là nguyên nhân dẫn tới lây nhiễm HIV. Nguy cơ nhiễm HIV
qua một lần tiếp xúc cao nhất là truyền máu bị nhiễm HIV, rồi đến lây truyền
qua đường mẹ con, dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an
toàn, chăm sóc y tế. Tuy nhiên người nhiễm HIV lây qua quan hệ tình dục
(đặc biệt tình dục khác giới) chiếm tỷ lệ cao nhất, rồi đến dùng chung bơm
kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma tuý, mẹ truyền cho con, truyền máu và
rất thấp trong chăm sóc y tế[1], [30], [51].
1.4.2. Yếu tố thúc đẩy việc lây nhiễm HIV/AIDS
Sinh học: Những bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ lây
nhiễm HIV cao hơn người bình thường từ 2 - 9 lần. Các giai đoạn nhiễm HIV
cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lây truyền: Nguy cơ lây nhiễm rất cao
ngay sau khi bị nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) và ở giai đoạn AIDS (có
khoảng 3.000 vi rút HIV/1mm3 máu) [23], [33].



13

Hành vi: Vai trò của nam và nữ trong quan hệ tình dục, lối sống có nhiều
bạn tình, phương thức quan hệ tình dục (miệng, hậu môn), tiêm chích ma tuý,
xăm trổ thẩm mỹ [61].
Dân số học: Tuổi trẻ (tỷ lệ nhiễm HIV cao ở lứa tuổi trẻ 15 - 45 tuổi),
biến động về dân số, việc giao lưu thương mại, du lịch trong mỗi nước và
giữa các quốc gia trên thế giới [61].
Văn hoá, kinh tế, xã hội: Sự kém hiểu biết về HIV/AIDS, tác hại của ma
tuý, yếu tố kinh tế như nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển, không đủ nguồn
lực để đương đầu với AIDS, yếu tố chính trị như thái độ của xã hội, pháp luật
với ma tuý, nhóm nguy cơ cao [61].
1.5. CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV VÀ CÁC GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG

1.5.1. Chẩn đoán nhiễm HIV
Mẫu huyết thanh của một người được coi là dương tính với HIV khi mẫu
đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý
và kháng nguyên khác nhau [2],[12].
Chỉ những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế cho phép mới
được quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính [25].
1.5.2. Các giai đoạn lâm sàng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn lâm
sàng dựa vào biểu hiện chứng bệnh trên lâm sàng (phụ lục 4) [5].
1.6. BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
1.6.1. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội thƣờng gặp
Các nhiễm trùng cơ hội hay gặp và là nguyên nhân gây tử vong chính ở
người nhiễm HIV/AIDS. Tần suất mắc NTCH phụ thuộc vào mức độ suy
giảm miễn dịch, các hành vi nguy cơ và các yếu tố liên quan khác. Người
nhiễm HIV/AIDS thường mắc NTCH nhưng biểu hiện lâm sàng có thể không

điển hình. Các bệnh này xuất hiện tương ứng với mức độ suy giảm lượng tế


14

bào CD4 của bệnh nhân và ở mỗi giai đoạn suy giảm miễn dịch sẽ xuất hiện
những bệnh NTCH nhất định của giai đoạn đó, cộng với những bệnh của
những giai đoạn miễn dịch trước đó [12].
1.6.2. Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Những người nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên
dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Do vậy, điều trị dự phòng là một biện pháp rất
quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
Một số bệnh nhân NTCH có thể điều trị dự phòng tiên phát và thứ phát.
- Nhiễm nấm lan toả (viêm màng não do Cryptococus, Penicillium
marneffei).
- Dự phòng viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
- Viêm não Toxoplasma.
- Dự phòng lao.
Bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị theo chỉ định rất nhiều thuốc: Điều
trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng và điều trị thuốc kháng vi rút. Như
vậy, bệnh nhân phải uống nhiều thuốc mỗi ngày, cùng với các tác dụng phụ
có thể xảy ra đã làm thay đổi cuộc sống bình thường và là một rào cản đối với
việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân [46].
1.7. ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS BẰNG THUỐC ARV
1.7.1. Mục đích
- Ức chế sự nhân lên của vi rút và kìm hãm lượng vi rút trong máu ở
mức thấp nhất.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm
trùng cơ hội.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống sót cho người

bệnh [8].
1.7.2. Nguyên tắc


15

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ
trợ về y tế, tâm lý, xã hội cho người nhiễm HIV.
Phác đồ điều trị hiệu quả nhất là phác đồ điều trị bao gồm có ít nhất 3
loại thuốc ARV (liệu pháp kháng retroviruts hoạt tính cao: Highly Active
Antiretroviral Therapy - HAART).
Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị
ARV. Bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị ARV phải được chuẩn bị tốt về
tuân thủ và sẵn sàng điều trị, bệnh nhân được giới thiệu sinh hoạt trong các
nhóm đồng đẳng hỗ trợ điều trị cộng đồng.
Các thuốc ARV chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi rút mà không
chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV, nên người bệnh phải điều trị kéo dài suốt đời
và luôn luôn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây truyền HIV
cho người khác.
Chỉ định điều trị ARV khi đã kiểm soát được các bệnh NTCH [9], [12].
1.7.3. Chỉ định điều trị ARV
Bắt đầu điều trị khi:
Bệnh ở giai đoạn lâm sàng I, II: CD4 < 250 tế bào/ mm3.
Bệnh ở giai đoạn lâm sàng III: CD4 < 350 tế bào/ mm3.
Bệnh ở giai đoạn lâm sàng IV: Không phụ thuộc tổng số tế bào CD4.
Nếu không làm được xét nghiệm tế bào CD4, chỉ định điều trị ARV khi
người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng III, IV[8].
Người nhiễm HIV chưa có chỉ định điều trị ARV cần được tiếp tục theo
dõi về lâm sàng và xét nghiệm 3 - 6 tháng một lần để xem xét tiến triển của
bệnh và có chỉ định điều trị ARV khi có đủ tiêu chuẩn[67].

1.7.4. Các thuốc điều trị ARV và cơ chế tác dụng của thuốc
Việt Nam bắt đầu triển khai điều trị thuốc ARV từ năm 1995 với phác đồ
phối hợp 3 loại thuốc, đến cuối năm 2006 có khoảng 7000 người được điều trị
bằng các loại thuốc này. Các thuốc ARV ức chế sự phát triển và nhân lên của
HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của vi rút [29].


16

Hiện nay có 4 nhóm thuốc chủ yếu đang được sử dụng (phụ lục 5) [5].
1.7.5. Phác đồ điều trị
Các thuốc điều trị ARV theo phác đồ bậc 1 tại Việt Nam:
AZT hoặc D4T + 3TC + NVP hoặc EFV
* Phác đồ chính: D4T + 3TC + NVP (1a)
Chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV, không dùng cho
người có men SGPT cao hơn 2,5 lần chỉ số bình thường. Thận trọng sử dụng
cho người đang dùng thuốc chống lao.
* Phác đồ thay thế:
+ Phác đồ: D4T + 3TC + EFV (1b)
Dùng cho những người dị ứng với NVP hoặc ngộ độc gan do NVP.
Không sử dụng phác đồ này cho phụ nữ có thai do EFV có khả năng gây dị
ứng thai nhi và những người có bệnh lý về tâm thần. Uống EFV vào buổi tối
để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ và không uống cùng thức ăn có nhiều
chất béo do có nguy cơ tăng tác dụng phụ.
+ Phác đồ: AZT + 3TC + NVP (1c)
Dùng cho bệnh nhân không dùng được D4T (dị ứng, độc tính với thần
kinh, viêm tuỵ). Không dùng cho người có men SGPT cao hơn 2,5 lần chỉ số
bình thường. Thận trọng sử dụng cho người đang điều trị thuốc chống lao.
+ Phác đồ: AZT + 3TC + EFV (1d)
Dùng cho bệnh nhân không dùng được NVP và D4T. Không dùng phác

đồ này cho bệnh nhân có hemoglobin < 70g/l hoặc có biểu hiện thiếu máu
trên lâm sàng, phụ nữ có thai, có bệnh lý tâm thần.
Bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 1 ít nhất 6 tháng và được chẩn đoán là
thất bại điều trị với phác đồ bậc 1 thì cần chuyển sang phác đồ bậc 2. Phòng
khám điều trị ngoại trú HIV tuyến quận, huyện chưa được phép điều trị phác
đồ bậc 2. Bệnh nhân thất bại điều trị phác đồ bậc 1 cần phải hội chẩn với bác
sỹ chuyên khoa tuyến tỉnh để tiếp nhận bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 2 tại
tuyến tỉnh. Việc chuyển đổi phác đồ là rất khó khăn và phải tuân theo những
quy định hết sức nghiêm ngặt về điều trị để tránh lạm dụng thuốc [11], [16].


17

1.7.6. Theo dõi điều trị
1.7.6.1. Theo dõi lâm sàng
Bệnh nhân điều trị ARV phải được khám định kỳ theo đúng quy định,
khám từ 1 - 2 lần/ tuần trong tháng đầu. Hẹn tái khám hàng tháng hoặc bất kỳ
khi nào có dấu hiệu bất thường. Các chỉ số cần theo dõi: cân nặng, nhiệt độ,
đánh giá tình trạng lâm sàng và xác định giai đoạn lâm sàng. Theo dõi đánh
giá sự đáp ứng điều trị ARV và tác dụng phụ của thuốc[8], [10].
1.7.6.2. Theo dõi độc tính của thuốc
Người bệnh điều trị ARV cần được cung cấp đầy đủ và chính xác thông
tin về tác dụng phụ của thuốc, để có thể phát hiện sớm các biểu hiện này và
yêu cầu thông báo với bác sĩ. Nhiều tác dụng phụ của thuốc có biểu hiện nhẹ,
xảy ra chủ yếu trong hai tuần đầu rồi giảm dần. Tuy nhiên một số trường hợp
có những tác dụng phụ trầm trọng [8], [10].
1.7.6.3. Theo dõi về xét nghiệm
Các chỉ số xét nghiệm cơ bản theo dõi định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi
có chỉ định: Công thức máu, hemoglobin, men SGOT, SGPT, số lượng tế bào
CD4, chụp x- quang phổi... [60].

1.7.6.4. Theo dõi về tuân thủ điều trị
Người bệnh điều trị ARV cần được theo dõi về tuân thủ điều trị. Đánh
giá và hỗ trợ tuân thủ vào mỗi lần tái khám. Nhóm làm việc đa thành phần
gồm bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, tư vấn, người hỗ trợ tuân thủ phối hợp hỗ trợ
bệnh nhân trong quá trình điều trị.
1.7.7. Đánh giá hiệu quả điều trị
1.7.7.1. Đánh giá thành công của điều trị ARV dựa vào các chỉ số
- Về lâm sàng: Bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ tốt hơn, tăng cân,
không xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội mới.
- Về miễn dịch: Theo dõi chỉ số tế bào CD4 định kỳ 6 tháng 1 lần và
đánh giá sự tăng lên của số lượng tế bào CD4.
- Về vi rút học: Làm xét nghiệm tải lượng vi rút sau 6 tháng hoặc 1 năm
điều trị ARV. Hiện nay xét nghiệm này chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt


18

Nam, chỉ áp dụng cho các trường hợp nghi ngờ thất bại điều trị và cần chẩn
đoán xác định thất bại điều trị [57].
1.7.7.2. Đánh giá thất bại điều trị
Điều trị thất bại chỉ xuất hiện ở một tỉ lệ thấp trên các bệnh nhân đã điều
trị phác đồ bậc 1 ở Việt Nam. Nhiều bệnh nhân bị thất bại điều trị sớm ngay
trong năm đầu dùng thuốc ARV. Nếu thất bại điều trị được chẩn đoán sớm
dựa trên thông tin về vi rút hoặc miễn dịch, sau đó chuyển sang phác đồ điều
trị bậc 2 có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh trên lâm sàng và sự xuất hiện
của các bệnh NTCH.
Đề cập xem xét chẩn đoán thất bại điều trị khi bệnh nhân đang điều trị
ARV ít nhất từ 6 tháng trở lên, tuân thủ điều trị tốt, kiểm tra tình trạng tiền sử
dùng thuốc ARV, hiện tại không có bệnh NTCH và cần kiểm tra lại số lượng
tế bào CD4 sau khi bệnh cấp tính được điều trị khỏi.

1.7.7.3. Phân loại thất bại điều trị
- Thất bại điều trị về vi rút học.
- Thất bại điều trị về miễn dịch học.
- Thất bại điều trị về lâm sàng.
Thất bại điều trị về vi rút học là tăng lượng vi rút trong máu do vi rút
kháng với thuốc ARV đang điều trị. Tiêu chuẩn chẩn đoán về vi rút khi kết
quả xét nghiệm tải lượng vi rút trên 10.000 bản sao/mm3[64], [69]. Đây là xét
nghiệm tốt nhất và phát hiện sớm nhất thất bại điều trị. Tuy nhiên, xét nghiệm
tải lượng vi rút chưa áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Thất bại điều trị về miễn dịch học là giảm số lượng tế bào CD4 do tế bào
miễn dịch dòng lympho T đang bị vi rút phá huỷ. Tiêu chuẩn chẩn đoán thất
bại điều trị về miễn dịch (ít nhất 2 lần đo tế bào CD4 khi bệnh nhân không có
triệu chứng lâm sàng ) so sánh giá trị tế bào CD4 từ khi bắt đầu điều trị, sau
mỗi 6 tháng và lần đánh giá cuối:
+ Số lượng tế bào CD4 giảm đến hoặc dưới 50% giá trị đỉnh CD4 đạt
được trong quá trình điều trị.


19

+ Số lượng tế bào CD4 giảm đến hoặc dưới mức CD4 trước khi bắt đầu
điều trị [57].
Thất bại điều trị về miễn dịch xuất hiện sớm hơn về lâm sàng và làm xét
nghiệm tế bào CD4 có tính khả thi hơn tại Việt Nam, được sử dụng chẩn đoán
sơ bộ trước khi quyết định làm xét nghiệm tải lượng vi rút để chẩn đoán xác
định thất bại điều trị.
Thất bại điều trị về lâm sàng là bệnh nhân mắc bệnh hoặc tái phát bệnh
nhiễm trùng cơ hội nằm trong giai đoạn lâm sàng III - IV của Tổ chức Y tế
thế giới [5].
1.8. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ

1.8.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị cho
bệnh nhân HIV/AIDS. Tuân thủ điều trị là uống đủ liều thuốc được chỉ định,
uống đúng giờ và uống đúng cách.
1.8.2. Mục đích của tuân thủ điều trị
Mục đích của tuân thủ điều trị là nhằm bảo đảm duy trì đủ nồng độ thuốc
trong máu để kìm hãm sự nhân lên của vi rút, kéo dài và làm tăng thời gian có
hiệu lực của thuốc. Tuân thủ tốt sẽ làm kìm hãm sự nhân lên của vi rút càng
lâu càng tốt, làm chậm sự tiến triển của bệnh, mang lại cuộc sống bình thường
cho bệnh nhân [59].
Để điều trị ARV đạt được kết quả tốt nhất, mức tuân thủ yêu cầu phải đạt
từ 95% trở lên [70]. Nếu bệnh nhân có vấn đề về tuân thủ, tuân thủ điều trị
không tốt sẽ có nguy cơ phát triển vi rút kháng thuốc [55].
Vì vậy, tư vấn giáo dục về tuân thủ điều trị được quy định là bước quan
trọng nhất trong quá trình chuẩn bị cho bệnh nhân điều trị ARV [29].
1.8.3. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị
1.8.3.1. Bệnh nhiễm trùng cơ hội
Các bệnh NTCH đặc biệt là bệnh lao làm gia tăng tiến triển nhiễm HIV
đến AIDS. Điều trị các bệnh NTCH như thuốc điều trị lao, thuốc điều trị nấm,
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone có tương tác làm


20

tăng hoặc giảm nồng độ thuốc ARV và ngược lại. Điều này đòi hỏi chế độ
điều trị phải hết sức chi tiết và phải hiểu rõ về tương tác thuốc trong quá trình
điều trị bằng thuốc kháng vi rút. Đồng thời khi mắc các bệnh NTCH bệnh
nhân mệt mỏi, ăn uống kém, số lượng thuốc phải uống nhiều hơn, nên ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề tuân thủ điều trị ARV [52], [54].
1.8.3.2. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc là một trở ngại rất lớn đối với việc TTĐT của
bệnh nhân. Một số thuốc ARV có tỷ lệ nhất định xuất hiện các tác dụng phụ.
Năm thuốc ARV được ưu tiên lựa chọn trong phác đồ bậc 1 ở Việt Nam do
Bộ Y tế quy định là D4T, 3TC, AZT, NVP, EFV đều có một số tỷ lệ các tác
dụng phụ như phát ban dị ứng do NVP (25%), viêm tuỵ, rối loạn phân bố mỡ
do D4T, thiếu máu do AZT (3%), gây quái thai ở phụ nữ mang thai khi dùng
EFV hoặc xuất hiện các rối loạn thần kinh do EFV. Tỷ lệ xuất hiện các tác
dụng phụ của thuốc ARV không cao và lợi ích mang lại do điều trị rất quan
trọng để quyết định dùng thuốc. Mặc dù vậy bệnh nhân vẫn phải được cung cấp
đầy đủ thông tin và hướng dẫn cẩn thận về cách dùng thuốc để hỗ trợ tăng cường
tuân thủ điều trị [63], [64].
1.8.3.3. Nghiện các chất ma tuý
Bệnh nhân nhiễm HIV mà vẫn tiếp tục dùng các chất ma tuý làm tình
trạng suy giảm miễn dịch trầm trọng hơn, bệnh nhân khó hoà nhập cộng đồng,
ảnh hưởng đến kinh tế và là một trong những nguyên nhân cản trở bệnh nhân
TTĐT tốt [38].
1.8.3.4. Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng đối với bệnh nhân
HIV/AIDS
Một trong những mục tiêu của điều trị ARV là trả lại cuộc sống sinh hoạt
bình thường cho người nhiễm HIV. Các hoạt động nhằm cải thiện, hỗ trợ
hoặc nâng cao sức khoẻ người nhiễm HIV/AIDS bằng việc quan tâm chú ý tới
chăm sóc và điều trị bao gồm thể chất, tinh thần, tâm lý xã hội, tình trạng sức
khoẻ và hạnh phúc. Công việc làm ổn định, sự hỗ trợ động viên tạo điều kiện
cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động xã hội, tránh kỳ thị của gia đình


21

và cộng đồng, đặc biệt là sự trợ giúp của người hỗ trợ điều trị làm cải thiện sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân tốt hơn [26].

Về việc làm: có việc làm tạo thu nhập ổn định không những giúp bệnh
nhân tuân thủ điều trị tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho bệnh nhân có kinh phí
bồi dưỡng sức khỏe, hỗ trợ cho kết quả điều trị ARV[54].
Ngoài ra còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ TTĐT
của bệnh nhân như: trình độ văn hoá, khoảng cách từ nhà đến phòng khám,
thái độ của nhân viên y tế...
1.8.4. Đánh giá sự tuân thủ điều trị
* Có nhiều cách đánh giá tuân thủ điều trị.
- Phỏng vấn bệnh nhân về thuốc họ đang uống, cách uống và thời gian
uống thuốc trong ngày.
- Yêu cầu bệnh nhân mang thuốc đến phòng khám mỗi lần tái khám.
Kiểm tra số thuốc đã uống so với số thuốc cần uống tính đến ngày tái khám.
- Kiểm tra phiếu tự điền thời gian uống thuốc.
- Dùng thang điểm tự ước mức độ tuân thủ trong vòng một tuần qua, một
tháng qua [12].
* Mức độ tuân thủ: Được chia thành 3 mức độ:
- Tốt: Bệnh nhân không uống thuốc ≤ 3 lần trong 1 tháng (TTĐT ≥ 95%).
- Trung bình: Bệnh nhân không uống thuốc từ 4 - 8 lần trong 1 tháng
(TTĐT từ 85- <95%).
- Kém: Bệnh nhân không uống thuốc từ 9 lần trở lên trong 1 tháng
(TTĐT < 85%)[7].
1.8.5. Tình hình điều trị ARV trên thế giới và tại Việt Nam
1.8.5.1. Trên thế giới
Sự phát triển của điều trị ARV là một tiến bộ vượt bậc trong lịch sử y
học. Những năm 1987 - 1990, việc điều trị với liệu pháp điều trị một thuốc đã
mang lại hy vọng lớn cho bệnh nhân. Zidovudine lần đầu tiên được thử
nghiệm trên người vào năm 1985 và bắt đầu đưa vào điều trị năm 1987. Nhiều


22


nghiên cứu đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị một thuốc đã được tiến
hành và năm 1995 liệu pháp điều trị phối hợp 2 loại thuốc tương tự cho hiệu
quả hơn hẳn điều trị phác đồ một thuốc. Liệu pháp điều trị ARV hiệu quả cao
(điều trị phối hợp nhiều thuốc - HAART) được áp dụng phổ biến tại các trung
tâm điều trị ARV kể từ năm 1996. Mặc dù HAART có hiệu quả nhưng hầu
hết các thuốc điều trị đều có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ khi mới sử dụng
thuốc và khi dùng kéo dài cũng đã được ghi nhận. Tuy nhiên lợi ích đem lại
của HAART lớn hơn và HAART thường mang lại hiệu quả kỳ diệu. Các bệnh
do Cryptosporadiosis và ung thư da Kaposi Sacoma thoái lui, thậm chí bệnh
viêm não chất trắng đa ổ tiến triển cũng có thể chữa khỏi và trên hết là bệnh
nhân cảm thấy tốt hơn, cuộc sống kéo dài và tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS giảm
có ý nghĩa rõ rệt [53].
Nhiều tác giả nghiên cứu về điều trị ARV đã khẳng định: thành công
trong điều trị ARV phụ thuộc nhiều vào khả năng TTĐT của bệnh nhân. Điều
trị ARV mà không TTĐT tốt thì còn nguy hại hơn là không điều trị. Tuy
nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tuân thủ của bệnh
nhân như trình độ văn hoá, việc làm, ma tuý, số lần uống thuốc trong ngày...
[67], [69].
1.8.5.2. Tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam luôn coi phòng chống HIV/AIDS là một trong
những ưu tiên trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Quốc
hội Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS từ năm 1995,
Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006. Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và
phòng chống ma tuý, mại dâm được thành lập vào năm 2000 do Phó Thủ
tướng Chính phủ làm Chủ tịch. Trong những năm qua, Việt Nam đã cố gắng
triển khai công tác quản lý, tư vấn, chăm sóc và điều trị cho đối tượng nhiễm
HIV, nhưng do ngân sách quốc gia và hỗ trợ quốc tế còn hạn chế, nên các



23

dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế.
Năm 1995, Việt Nam bắt đầu tiếp cận với điều trị ARV cho bệnh nhân
HIV/AIDS. Từ năm 1995 đến 2003 mỗi năm có khoảng 50 người bệnh được
điều trị. Năm 2004, có 500 bệnh nhân, năm 2005 có 3.000 bệnh nhân được
nhận thuốc, năm 2007 tổng số người bệnh HIV/AIDS được tiếp cận điều trị
ARV vào khoảng 14.000 người, trong khi nhu cầu thực tế là trên 40.000
người [13].
Dự báo đến năm 2010 cả nước có khoảng 311.500 người nhiễm HIV và
112.000 chuyển sang giai đoạn AIDS, như vậy số lượng bệnh nhân
HIV/AIDS cần được tiếp cận điều trị thuốc ARV là rất lớn.
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Tiến Lâm (Hà
Nội) và các nhóm nghiên cứu khác thì điều trị ARV có kết quả rất tốt, đặc biệt
là nhóm dùng đa hoá trị liệu (kết hợp 3 thuốc) [29]. Tình hình sức khoẻ của
bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, cân nặng tăng, bệnh nhiễm trùng cơ hội thoái
lui. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và số lượng tế bào CD4 tăng, men
gan giảm [10]. Nếu bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc ARV và kích
thích miễn dịch thì cân nặng và tỷ lệ hồng cầu, huyết sắc tố, số lượng tế bào
CD4 giảm dần theo thời gian [37].
1.8.5.3. Tình hình chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm
Giàng - Hải Dương.
Trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại huyện Cẩm Giàng
vào năm 1993. Tính đến ngày 31/ 12/ 2012:
- Luỹ tích người nhiễm HIV/AIDS là 395 người.
- Luỹ tích bệnh nhân chết do AIDS là 120 người.
- Số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 275 người.
Trung tâm Y tế huyện quản lý người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn

huyện thông qua mạng lưới chuyên trách, cộng tác viên, đồng đẳng viên xã/
thị trấn [43].


24

Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm
huyện được thành lập, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm trưởng ban, y
tế là phó ban, các ủy viên là lãnh đạo các ngành đoàn thể, do vậy công tác
phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện rất được quan tâm và ủng hộ
mạnh mẽ.
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng triển khai điều trị ARV cho người
nhiễm HIV/AIDS từ năm 2006. Tính đến tháng 12/2012, số luỹ tích điều trị
ARV tại phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm Y tế huyện là 79 trường
hợp. Ngoài ra, số bệnh nhân HIV/AIDS của huyện còn được chăm sóc và điều
trị ARV tại một số cơ sở điều trị khác của tỉnh. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV
chiếm 29% tổng số người nhiễm HIV/AIDS được quản lý [43].
Mặc dù trong những năm vừa qua huyện Cẩm Giàng đã triển khai nhiều
hoạt động phòng chống HIV/AIDS, nhưng các hoạt động truyền thông, tư
vấn, chăm sóc hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS còn có những hạn
chế sau:
- Số cán bộ làm chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS rất ít,
hầu hết cán bộ tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS là kiêm nhiệm.
- Sự tham gia của các ban ngành trong công tác phòng chống HIV/AIDS
còn hạn chế và chủ yếu là công tác thông tin, giáo dục, truyền thông. Công tác
tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS vẫn được coi là công việc
của riêng ngành y tế.
- Mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng còn rất mỏng, năng lực thấp và ít
được hỗ trợ. Việc tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao còn gặp nhiều khó
khăn [43].



25

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Các xã, thị trấn thuộc huyện
Cẩm Giàng

05 xã trọng điểm
trấn

14 xã/TT không trọng điểm

TTYT huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dƣơng

Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ và yếu tố liên quan
đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS tại
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng- Hải Dương năm 2006
- 2012

Kiến thức về
HIV/AIDS của
ngƣời nhiễm

Hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS
của ngƣời nhiễm

Đề xuất giải pháp

can thiệp

Kết quả điều trị, yếu
tố liên quan tuân thủ
điều trị ARV


×