Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thực trạng sử dụng thuốc tại nhà của người dân huyện an lão hải phòng năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.71 KB, 67 trang )

-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người ”, hay ‘’Có sức khoẻ là có tất
cả’’, ‘’Khi không có sức khoẻ thì mong ước duy nhất là có sức khoẻ’’. Nhận
biết được tầm quan trọng này mà mọi người ngày càng quan tâm đến vấn đề
chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng. Với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin… Sự đa dạng hoá về các loại hình bệnh viện, từ công lập đến tư
nhân, các phòng khám chuyên khoa, đa khoa… đã và đang từng bước tác
động mạnh mẽ đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ, đưa người bệnh dần trở thành
những “khách hàng’’.
Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc hay kê nhiều loại thuốc trong một đơn,
việc tự do mua và bán thuốc…đang có chiều hướng gia tăng ở các nước phát
triển trong đó có Việt Nam. Có tới 90-99% số thuốc chỉ được phép bán theo
đơn, đã được bán không cần đơn của thày thuốc (Nguyễn Thị Kim Chúc
2003). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam thuộc một trong những
nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất thế giới [2]. Tại lễ mít tinh
hưởng ứng Ngày sức khoẻ thế giới (7/4/2011) với chủ đề “Chống kháng
thuốc: Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”. Nguyên bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: “Sự phát triển khả năng
kháng thuốc của vi khuẩn là một quá trình tự nhiên sớm muộn cũng sẽ xảy ra
với mọi loại thuốc. Thế nhưng, quá trình tự nhiên này ngày càng xảy ra nhanh
hơn và được củng cố bởi chính sự lạm dụng một cách bừa bãi của con người,
coi kháng sinh là “thần dược” với tất cả các loại bệnh nhiễm trùng, sử dụng
kéo dài….”. Sức khoẻ là thuộc về mỗi người, mỗi người cần có trách nhiệm
chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, nhưng
không có nghĩa là trở thành “ bác sĩ ’’ khi bị bệnh, tự dùng thuốc mà không
có đơn của thầy thuốc.



-2-

Những bất cập trong sử dụng thuốc ở nước ta là một thực tế tồn tại dai
dẳng từ nhiều năm nay và đã gây ra không ít những hậu quả đáng tiếc. Mặc
dù ngành y tế đã có rất nhiều nỗ lực nhằm cải thiện tình hình, nhưng do nhiều
nguyên nhân vấn đề này vẫn còn phổ biến trong xã hội. Giải quyết những bất
cập này là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự
phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan ban
ngành, không chỉ riêng ngành y tế [20].
Chính người dân là những người sử dụng thuốc, vậy họ có suy nghĩ,
nhìn nhận về vấn đề sử dụng thuốc như thế nào? Chúng tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu: “Thực trạng sử dụng thuốc tại nhà của người dân huyện An
Lão, Hải Phòng năm 2012”. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc tây y với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc tây y tại nhà của người dân huyện An
Lão, Hải Phòng năm 2012.
2. Đánh giá kiến thức về sử dụng thuốc tây y tại nhà của người dân
huyện An Lão, Hải Phòng năm 2012.


-3-

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Vấn đề sử dụng thuốc hợp lý
Thuốc là những chất có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc được

tổng hợp, dùng để phòng bệnh, chữa bệnh hoặc dùng cho chẩn đoán bệnh.

Thuốc có một tên gốc và nhiều tên biệt dược do các hãng sản xuất khác nhau
đặt cho [9].
WHO đã định nghĩa: “ Sử dụng thuốc hợp lý là việc đảm bảo cho người
bệnh nhận được các thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng, liều lượng phù
hợp với từng cá thể, trong một thời gian vừa đủ và với giá thành thấp nhất cho
mỗi người cũng như cho cộng đồng của họ”. Trong y học, sử dụng thuốc hợp
lý bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Thuốc đảm bảo chất lượng.
- Chỉ định thích hợp, hay lý do kê đơn là dựa vào các xét nghiệm y
học.
- Thuốc thích hợp.
- Liều lượng, đường dùng, thời gian dùng thích hợp.
- Người bệnh thích hợp.
- Phân phối đúng.
- Người bệnh tuân thủ điều trị [62].
Căn cứ hợp pháp để sử dụng thuốc là bệnh án (đối với bệnh nhân điều
trị nội trú), và đơn thuốc (đối với những thuốc phải kê đơn ở bệnh nhân điều
trị ngoại trú ).
Để đảm bảo thuốc được sử dụng hợp lý, cần coi trọng việc kê đơn và
đây là một vấn đề khó khăn. Có người khuyên cần cung cấp nhiều thông tin
hơn cho thầy thuốc, cũng như cần đào tạo thường xuyên, xong vẫn còn thiếu
những bằng chứng về hiệu quả của các can thiệp này [58].


-4-

1.2. Thực trạng sử dụng thuốc ở các nước
1.2.1. Sử dụng thuốc ở các nước phát triển:
Ở các nước phát triển như Đức, Pháp, Hà Lan… thì vấn đề sử dụng
thuốc (SDT ) được quản lý chặt chẽ như: việc kê đơn thuốc, mua bán thuốc,

chất lượng thuốc… Thị trường thuốc trên thế giới ngày càng phát triển mạnh
mẽ với hàng ngàn công ty dược phẩm ra đời [26]. Theo đó là xu hướng kê
nhiều loại thuốc trong một đơn vẫn đang gia tăng. Điều này đã gây sự lệ
thuộc vào thuốc như nhóm thuốc an thần ( Diazepam) [2]. Tình trạng kháng
kháng sinh (KKS) cũng là một vấn đề nan giải của nhiều nước như Mỹ, Pháp,
Balan, Hàn Quốc, [68], [70]...
1.2.2. Sử dụng thuốc ở các nước đang phát triển
Mặc dù tại các nước đang phát triển, nơi mà gánh nặng bệnh tật lại rất
lớn, thị trường dược phẩm lại nhỏ [72], nhưng tình trạng SDT của người dân
đang là một vấn đề thách thức với sức khoẻ cộng đồng. Một nghiên cứu tại
Philippin về việc điều trị các chứng bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, tiêu
chảy cho trẻ em cho thấy có 80% trường hợp được cha mẹ tự điều trị và hầu
hết các trường hợp là không đúng và không cần thiết, nhóm thuốc giảm đau
hạ sốt được dùng nhiều nhất, các nhóm thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh, được
dùng rộng rãi, gây lãng phí và nguy hiểm [71]. Tình trạng kê đơn của các thầy
thuốc ở các nước đang phát triển có xu hướng chung là sử dụng nhiều loại
thuốc [72]. Khi sử dụng nhiều loại thuốc, nhất là thuốc tiêm đã gây ra những
hậu quả lớn.
Mặt khác, ở các nước phát triển, các thầy thuốc thường bán thuốc sau
khi thăm khám bệnh , điều này một phần do thị hiếu và nhu cầu của người
bệnh, một phần do cơ chế cũng như sự quản lý lỏng lẻo. Bên cạnh đó, chất
lượng thuốc tại các nước đang phát triển còn nhiều tranh cãi, và tại các nước


-5-

phát triển như Ấn độ, Brazil lại là nơi sản xuất thuốc giả để bán ra nước ngoài
[66].
1.2.3. Sử dụng thuốc ở Việt nam
Việt Nam là một nước đang phát triển nên cũng có các đặc điểm về

SDT như trên. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, công nghệ quảng cáo,…thì ngày càng xuất hiện nhiều hiệu thuốc, kể
cả hình thức bán thuốc đơn sơ, tự do ( không có đăng ký kinh doanh) luôn đáp
ứng nhu cầu về thuốc của người dân. Thuốc được bán tự do, ai mua cũng
được, càng nhiều càng tốt kể cả các loại kháng sinh bắt buộc phải kê đơn
(Theo đánh giá của Sở Y tế Bắc Giang năm 2008) [44]. Hiện tượng kinh
doanh thuốc không rõ nguồn gốc, mua bán không hóa đơn chứng từ, gian lận
thương mại… còn rất phổ biến tại các cơ sở bán lẻ thuốc, dẫn đến thuốc
không kiểm soát được về nguồn gốc, chất lượng trong đó có kháng sinh gây
ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng (Theo báo cáo tổng kết của Cục quản lý
Dược- Bộ Y Tế năm 2009) [10]. Bên cạnh đó, những người trực tiếp bán
thuốc và tư vấn cho người mua chủ yếu là người giúp việc thì trình độ chuyên
môn còn rất hạn chế như dược sĩ trung học, dược tá… Theo quy định thì tất
cả các dược sĩ phụ trách chuyên môn của nhà thuốc phải có mặt khi nhà thuốc
mở cửa nhưng theo một nghiên cứu về nhân lực của các nhà thuốc quận Ba
Đình- Hà Nội, thực tế thì không phải nhà thuốc nào cũng thực hiện như quy
định. Theo kết quả nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Văn Yên, Nguyễn Thị
Minh Hương năm 2011 tại các nhà thuốc quận Ba Đình- Hà Nội thì có tới
73,3% dược sĩ chủ nhà thuốc chưa chấp hành đúng quy định này [55]. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ nếu người giúp việc bán thuốc
không có kỹ năng nhất định. Cũng theo kết quả của nghiên cứu trên thì ngoài
vấn đề về nhân lực ra, việc duy trì các tiêu chí về cơ sở vật chất nhà thuốc sau
khi thẩm định cấp phép có xu hướng giảm dần, đặc biệt tiêu chí “có bàn tư


-6-

vấn” giảm một cách rõ rệt chỉ còn 6,2% nhà thuốc duy trì. Bên cạnh đó việc
giám sát, theo dõi điều kiện vi khí hậu tại nhà thuốc được thực hiện với 8,2%
nhà thuốc đảm bảo, 91,8% nhà thuốc không duy trì hoặc ghi chép hình thức,

nhiều nhà thuốc chưa đảm bảo thuốc theo đúng quy định về “ độ ẩm, nhiệt độ
và thuốc tránh ánh sáng ” . Vì vậy, nhiều nhà thuốc vẫn chưa thực hiện đúng
theo tiêu chuẩn “ Thực hành tốt nhà thuốc ” mà Bộ Y Tế đã ban hành [8].
Trong xu thế phát triển y tế hiện nay thì y tế tư nhân là một bộ phận
quan trọng của hệ thống y tế quốc gia, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám
chữa bệnh cho người dân, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn các dịch vụ y
tế phù hợp với khả năng chi trả của họ, giúp cho việc phát hiện sớm bệnh và
điều trị kịp thời. Đồng thời giảm sự quá tải của các cơ sở nhà nước, góp phần
thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy
nhiên, nhiều cán bộ y tế vẫn hoạt động khám chữa bệnh mà không được cấp
phép, không đúng chuyên khoa, chuyên môn hay chưa đủ thâm niên công
tác…đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tại nhiều cơ sở y
tế tư nhân, vẫn mang nặng về vấn đề kinh tế, họ vừa khám bệnh vừa bán
thuốc cho bệnh nhân mặc dù không được cấp phép bán. Vì lợi nhuận mà
người bệnh có thể được chỉ định sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc mà
không cần thiết, có thể vừa gây tốn kém vừa gây phụ thuộc vào thuốc và làm
tăng tình trạng kháng thuốc. Vì vậy loại hình y tế tư nhân cũng đặt ra cho
ngành Y tế nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi phải tăng cường công tác
quản lý, giám sát, kiểm tra, nhằm hạn chế những tồn tại, thiếu sót, ngăn ngừa
những sai phạm trong hành nghề y tư nhân (Theo đánh giá của các tác giả
Trần Quang Trung, Lê Ngọc Trọng, Nguyễn Văn Hưng về công tác quản lý
hành nghề y tư nhân tại thành phố Đà Nẵng năm 2007-2009)” [53].
Sử dụng thuốc không hợp lý tại các cơ sở y tế gây lên rất nhiều hậu
quả, nó không chỉ gây tốn kém, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử


-7-

dụng mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc cũng như gia tăng các phản ứng
không mong muốn của thuốc, gây lãng phí trong cộng đồng [57]. Các thầy

thuốc khi kê đơn thường có xu hướng kết hợp nhiều loại thuốc không cần
thiết, đặc biệt tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin, steroid và các thuốc
kháng viêm, giảm đau [7]. Theo Đào Văn Phan (1996), 90% trình dược viên
không biết đến tiêu chuẩn đạo đức trong quảng cáo thuốc. Các thông tin về
thuốc mới giúp cho thầy thuốc kê đơn chủ yếu được cập nhật từ các trình
dược viên, báo chí, tạp chí và tờ rơi…Các thông tin này còn nhiều thiếu sót,
nhưng các thầy thuốc hầu như không được tiếp nhận thêm các thông tin khác
chính thống hơn từ Bộ Y tế, các trường đại học [40].
Theo nhận định của Bộ y tế: “ Tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý,
an toàn, kém hiệu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt: sức khoẻ nhân dân, mô
hình bệnh tật, lãng phí ngân sách, vấn đề vi sinh vật kháng kháng sinh đang
rất đáng lo ngại ” [54]. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Đặng Thị Hường,
Trịnh Hữu Vách năm 2005 tại Thái Bình cho thấy 49% người dân sử dụng
kháng sinh không có đơn của thầy thuốc [31]. Kết quả nghiên cứu của hai tác
giả Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Lộc Hải năm 2009 tại bệnh viện Phong
Điền- Huế thì số bệnh nhân cho rằng dễ mua thuốc kháng sinh (KS) không
cần đơn chiếm tỷ lệ rất cao (96%) [46]. Điều này đã góp phần gây ra tình
trạng KKS ngày càng tăng. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị
Xuân Hoà và cộng sự tại bệnh viện Việt Tiệp- Hải Phòng thì phẩy khuẩn tả
kháng cao với Biseptol (96,6%), với Doxycyclin (86,2%) [23]. Và kết quả
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hạnh,
Trần Văn Hợp năm 2010 thì vi khuẩn Helicobacter Pylori dường như kháng
hoàn toàn với Metronidazol là 95,50%, tỷ lệ kháng Clarithromycin của
H.pylori là 26,67% [39].


-8-

Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Doãn Dũng, Lê thanh
Tùng, Vũ Bảo Châu tại bệnh viện 175 năm 2008 thì vi khuẩn gram âm gây

nhiễm khuẩn phụ khoa đề kháng khá cao với một số kháng sinh thông thường
như Sulfamethoxazol/ Trimethoprim, Chloramphenicol và Streptomycin [12].
Ngay cả tại bệnh viện, các bác sỹ cũng phải rất khó khăn trong việc lựa chọn
kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân vì theo kết quả nghiên cứu của các tác
giả Lý Ngọc Kính, Ngô Thị Bích Hà và cộng sự năm 2010 tại một số cơ sở
khám chữa bệnh thì tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng, tỷ lệ kháng
thuốc khá cao trên 50% với hầu hết các kháng sinh hiện có trên thị trường
như: nhóm Cefalosporin III/ IV có tỷ lệ kháng từ 66-83% [33]. Nhìn chung,
việc sử dụng không đúng và lạm dụng thuốc (LDT) kháng sinh đang là mối
đe dọa lớn tới sức khỏe cộng đồng, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc và
tăng chi phí chăm sóc sức khỏe quốc gia [64], [73].
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan,
Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Vĩnh Ngọc năm 2009 thì sự lạm dụng
Corticoid trong các bệnh khớp cũng đang ngày một gia tăng: 48,7% là tự
bệnh nhân mua, 20,5% do người bán thuốc chỉ dẫn, gây ra sự phụ thuộc và
những tác hại không mong muốn cho người bệnh [35]. Bên cạnh đó, theo kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Sáu năm 2010 về tình hình dị ứng
thuốc tại bệnh viện Da Liễu Trung ương thì số bệnh nhân dị ứng thuốc năm
2009 tăng 2,9 lần so với năm 2007 và chiếm 0,46 % tổng số bệnh nhân mắc
bệnh về da [42]. Sự LDT không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
người mà còn gây thiệt hại về kinh tế. Nguồn tài chính mua thuốc chủ yếu là
hộ gia đình năm 2007: 58% tự mua thuốc điều trị, 14% chi khi đi khám chữa
bệnh, còn lại là từ Nhà nước, Bảo hiểm y tế, khác (Bộ Y tế, Tài khoản Y tế
quốc gia 1998-2008).


-9-

Thường người dân khi ốm lựa chọn phương pháp tự điều trị 54% theo
kết quả điều tra của các tác giả Nguyễn Phương Hoa, Phạm Văn Thao tại Ba

Vì năm 2008 [22], thậm chí theo kết quả của nghiên cứu Nguyễn Thị Thái
Hằng, Lê Viết Hùng tại trường Đại học Dược Hà Nội là 80% người dân
thường đến hiệu thuốc và kể bệnh để mua thuốc hoặc yêu cầu hiệu thuốc bán
cho mình theo “kinh nghiệm ” hay theo đơn cũ [16]. Ngoài dùng đúng thuốc
thì còn cần phải đúng liều lượng, đúng thời gian. Tuy nhiên, nhiều người dân
đã tự ý giảm liều lượng thuốc hay cũng có khi tăng liều gấp 2, 3 lần để mong
bình phục. Nhiều người bệnh không dùng thuốc đúng giờ (49,75%), hầu hết
là dùng thuốc vào thời điểm thuận tiện, vào lúc nghỉ ngơi hoặc chỉ dùng khi
đau. Đa số họ dùng thuốc theo thói quen, thường uống sau khi ăn hoặc trước
khi đi ngủ (theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Tập, Nguyễn
Thị Lộc Hải năm 2009 [46]). Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hường, Trịnh
Hữu Vách tại hai xã tỉnh Thái Bình năm 2004: Thời gian sử dụng kháng sinh
của người dân trong đợt điều trị từ 1 đến 3 ngày chiếm tỷ lệ 42,6% [31], sử
dụng kháng sinh không đúng bệnh như cho các triệu chứng ho, cảm cúm, ỉa
chảy…( theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ,
Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Châu Giang [49]).
Đặc biệt, người dân còn có thói quen dự trữ thuốc tại nhà. Thuốc tồn
trữ tại nhà là một trong các thông tin phản ánh sự tự SDT của các hộ gia đình.
Việc tồn trữ thuốc tại nhà mà có tủ thuốc riêng, có sự bảo quản cẩn thận và
người dùng có sự hiểu biết về những loại thuốc thông dụng như Paracetamol,
một số thuốc cảm khác,…thì rất thuận tiện cho gia đình khi có người ốm đau
nhẹ. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng tủ thuốc tại nhà để tự điều trị có thể gây ra
những hậu quả đáng tiếc, nhất là việc tự sử dụng thuốc KS và các thuốc phải
kê đơn. Mặt khác, người sử dụng thuốc dự trữ sẽ khó tránh khỏi phải dùng
thuốc mất phẩm chất do bảo quản không tốt, do quá hạn sử dụng ( HSD).


-10-

Điều này cũng gây ra sự lãng phí về kinh tế. Một số tác giả nước ngoài như

Kiyingi cũng đã chỉ rõ việc dự trữ thuốc vừa lãng phí vừa nguy hiểm [61].
Thuốc dự trữ có thể do dùng thừa, bỏ thuốc điều trị của những lần điều trị
trước hoặc do mua về dự trữ phòng khi ốm đau thì dùng. Hộ gia đình có dự
trữ thuốc ở nhà chiếm tỷ lệ khá cao 73,3% theo kết quả nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Thoa và cộng sự tại hai xã Thiệu Long và Cẩm Bình, tỉnh Thanh
Hóa [47]. Còn theo kết quả của điều tra y tế quốc gia năm 2002 tỷ lệ các hộ
dự trữ thuốc tại nhà là 68% [5].
1.2.4. Kiến thức và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc
Theo quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, đối với các thuốc phải kê
đơn thì các hiệu thuốc chỉ bán thuốc khi có đơn của bác sĩ, nhưng thực tế, các
hiệu thuốc vẫn bán thuốc mà không cần đơn. Theo một nghiên cứu của các
tác giả Nguyễn Văn Hùng, Ngô Thị Thanh Thuỷ tại một số khu vực đô thị của
Việt Nam thì có tới 80% khách hàng đi mua thuốc không có đơn (KCĐ) [30].
Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Lộc Hải tại
bệnh viện Phong Điền- Huế thì số bệnh nhân cho rằng khó mua thuốc KS vì
người bán thuốc yêu cầu cần có đơn chiếm tỷ lệ rất thấp (6%) [46]. Thực
trạng thuốc nói chung và thuốc KS nói riêng không kiểm soát được nguồn gốc
và chất lượng thuốc (Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn
Sinh, Từ Minh Koóng tại công ty cổ phần Dược Phẩm Bắc Giang năm 2010)
[43]. Nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng các hiệu thuốc lẻ quá lớn và
lực lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát còn mỏng, và chế tài chưa thực sự có ý
nghĩa để bắt buộc các hiệu thuốc thực hiện quy chế [3].
Thị trường thuốc Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều phát triển,
với tỷ lệ nhiễm khuẩn luôn đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật của các
nước phát triển trong đó có Việt Nam thì kháng sinh là nhóm thuốc được ưu
tiên phát triển nhất [15]. Do đó, thuốc KS là một thị trường lớn và có nhiều


-11-


loại biệt dược nên nếu người sử dụng dùng từ hai loại biệt dược trở nên có
cùng hoạt chất thì rất dễ bị những tác hại do quá liều. Theo kết quả nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Xuân Hoài, Hoàng Kim Huyền thì đa số người
dân mua theo “ kinh nghiệm ” hoặc do “ người khác mách ”, mua theo đơn cũ
“ đã từng dùng ” hoặc mua theo tư vấn của người bán thuốc [24]. Nhiều người
dễ dàng tiếp cận các thuốc kể cả thuốc độc tiềm tàng. Những thuốc độc tiềm
tàng, có thể từ các thuốc điều trị tại nhà như methyl salicylat tới các thuốc
không cần kê đơn như Paracetamol để giảm đau. Nhiều người đã dùng những
thuốc này để tự tử. Một số người cũng có thể tiếp cận các thuốc do lạm dụng
như Heroin, Cocain và Amphetamin. Những người nghiện thường dùng quá
liều các thuốc này.
Việc chi trả phí khám chữa bệnh có thể trở thành gánh nặng cho nhiều
hộ gia đình, điều này dẫn đến việc trì hoãn tìm kiếm các dịch vụ y tế hoặc lựa
chọn các dịch vụ kém chất lượng nhưng có giá thành rẻ hơn trong đó có hành
vi đến các hiệu thuốc để mua thuốc tự điều trị. Trong khi các hộ gia đình có
thu nhập cao thường chọn các cơ sở y tế có chất lượng như bệnh viện [69],
[74].
Nhiều người bệnh tự dùng thuốc mà không có đầy đủ các kiến thức về
các thành phần có hiệu lực của thuốc, liều lượng, thời gian dùng thuốc.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu tại Hà Tây có 75% bà mẹ có quan
niệm sai lầm rằng nếu trẻ hết triệu chứng thì dừng uống thuốc mà không quan
tâm đến thời gian sử dụng thuốc và 94% cho rằng dễ mua thuốc không cần có
đơn [21]. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Tập, Nguyễn
Thị Lộc Hải tại bệnh viên Phong Điền- Huế về hiểu biết của bệnh nhân về chỉ
định dùng kháng sinh thì chỉ có 55,29% nhận biết đúng dùng kháng sinh khi
bị nhiễm trùng, 24,12% dùng cho bất cứ bệnh gì, 0,88% dùng khi cảm cúm,
còn lại là không biết. Hiểu biết về thời gian sử dụng KS có 39,41% bệnh nhân


-12-


hiểu đúng về thời gian sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cho rằng chỉ dùng 1
đến 2 ngày là đủ chiếm 0,59%, dùng 3 đến 4 ngày: 22,06 %, không biết:
18,53%, dùng theo chỉ định trong đơn: 19,41% [46]. Theo nghiên cứu của
Đặng Thị Hường, Trịnh Hữu Vách tại Thái Bình thì có tới 34% người dân
cho rằng dùng kháng sinh khi bị cảm cúm, dùng KS khi ho sốt: 58,30% , dùng
KS khi mụn nhọt: 74,80% và nhiều người dân cho rằng sử dụng KS không
đúng cách là có hại nhưng cụ thể tác hại đó là gì thì họ lại không biết, chỉ có
rất ít (9,60%) biết được tác hại là làm cho vi khuẩn kháng thuốc [31]. Sự hiểu
biết về triệu chứng và bệnh của người dân còn nhiều hạn chế. Khi họ cho rằng
dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng nhưng như thế nào là nhiễm trùng thì lại
nhận thức không đúng: có 65,90% cho rằng nhiễm trùng là có biểu hiện ho,
đau nhức: 29,30%, suy nhược cơ thể: 9,80% (Theo kết quả nghiên cứu của
các tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Châu Giang
tại Hà Nội) [49]. Chính vì vậy mà KS được sử dụng cho những trường hợp
không cần thiết.
Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết của người bệnh và người thân trong
gia đình chăm sóc người bệnh cũng là nguyên nhân chính của việc sử dụng
thuốc không đúng bệnh, quá liều. Họ ít quan tâm đến tên thuốc như theo kết
quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tự Cường,
Nguyễn Châu Giang tại Hà Nội thì chỉ có 14,20% số người quan tâm đến tên
thuốc [49]. Hầu hết các người bệnh hoặc người chăm sóc chỉ biết đến tên biệt
dược của thuốc mà không biết tên của những hoạt chất này. Họ có thể dùng
các thuốc có tên biệt dược khác nhau nhưng lại có cùng hoạt chất. Một số
người bệnh muốn nhanh chóng bình phục nên cố ý dùng liều thuốc gấp hai
hoặc gấp ba liều kê đơn [6]. Ngoài ra, họ còn ít quan tâm đến HSD của thuốc:
2,50% số người quan tâm đến HSD, nhưng thực tế lại không biết cách kiểm


-13-


tra hạn dùng (Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ,
Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Châu Giang tại Hà Nội) [49].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Lộc Hải tại
bệnh viện huyện Phong Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế [46] thì ngay cả khi có
đơn của thầy thuốc thì vẫn có tới 71,25% bệnh nhân thực hành sử dụng thuốc
theo đơn không đúng, trong đó: số bệnh nhân dùng không đúng liều các loại
thuốc là 56,50%. Phần lớn trong số này, bệnh nhân dùng ít hơn so với liều chỉ
định. Số bệnh nhân dùng không đủ liều các loại thuốc là 67,75%. Ngoài ra
trong nghiên cứu này, bệnh nhân còn tự ý mua thêm thuốc để dùng chiếm khá
cao 66,75%. Việc tự ý mua thêm và dùng thuốc không theo chỉ dẫn của thầy
thuốc sẽ gây nhiều hậu quả như kháng thuốc, lệ thuộc thuốc, tăng thêm phản
ứng có hại của thuốc, làm tổn hại đến sức khỏe và kinh tế của cộng đồng. Đặc
biệt, số bệnh nhân trong nghiên cứu này không dùng đủ liều kháng sinh là
34,41%. Hầu như bệnh nhân chỉ dùng cho đến khi thuyên giảm thì tự ý ngừng
dùng, có bệnh nhân chỉ dùng được 1- 2 ngày, thậm chí 1-2 lần. Ngay cả khi
điều trị ngoại trú thì bệnh nhân cũng không dùng đủ và đúng liều các loại
thuốc được ghi trong đơn. Điều này chắc chắn sẽ gây nên hiện tượng KKS,
hiệu quả điều trị thấp và sẽ gây khó khăn cho những lần điều trị sau.
Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, WHO đã khẳng định truyền thông
giáo dục sức khỏe là nội dung số một, là nội dung quan trọng nhất trong tám
nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu [65]. Truyền thông giáo dục sức khỏe đã
mang lại những kiến thức, hiểu biết về các thông tin liên quan đến sức khỏe,
tuy nhiên nếu chỉ truyền thông gián tiếp như qua loa đài, tivi, sách báo,.. mà ít
sử dụng truyền thông trực tiếp như tổ chức buổi nói chuyện, tư vấn, đến tận
hộ gia đình để truyền thông thì khó có thể thay đổi được hành vi tự SDT của
người dân, nhất là hành vi đó đã trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống hàng
ngày của họ. Trong nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Nga, Nguyễn Văn



-14-

Hiến, Lê Thị Tài và cộng sự tại huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam thì truyền
thông giáo dục sức khỏe trực tiếp được đánh giá là một hoạt động còn nhiều
hạn chế [38].
Mặc dù có sự phát triển đa dạng các loại hình khám chữa bệnh nhưng
người dân vẫn đến các hiệu thuốc mua thuốc sử dụng với lý do chủ yếu là do
gần, thuận tiện và thái độ vui vẻ…Với áp lực công việc ngày càng cao, đòi
hỏi người dân, đặc biệt là những người công nhân viên chức cần tiết kiệm thời
gian để giành cho công việc và gia đình. Họ đã lựa chọn hình thức đến hiệu
thuốc mua thuốc với sự hướng dẫn của người bán thuốc, hoặc do “kinh
nghiệm” của bản thân ở những lần đau ốm trước… vừa nhanh chóng vừa
thuận tiện. Các hình thức quảng cáo về thuốc cũng ngày càng đa dạng đôi khi
có ảnh hưởng nhiều đến nhận thức và hành vi sử dụng thuốc của người dân.
Họ tự đoán bệnh cho mình hay cho người thân và dựa vào quảng cáo để mua
thuốc sử dụng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lựa chọn các loại hình dịch vụ y
tế bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó có sự hài lòng của người dân về
sự tiện lợi cũng như chất lượng dịch vụ [63], [69]. Nhu cầu chăm sóc sức
khỏe (CSSK) của nhân dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Mô
hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại,
các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương tích, các yếu tố tác động xấu
đến sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của ngành y tế
vẫn còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được đồng bộ, cán bộ y tế
còn thiếu, trình độ chưa cao, cơ cấu và phân bổ cán bộ y tế mất cân đối, chi
tiêu công cho y tế còn thấp, một số chính sách ngành còn chậm đổi mới [51].
Các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện công cũng ngày càng nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh, có uy tín nhưng lại bị quá tải, thiếu nhân lực y tế và
áp lực công việc của các nhân viên y tế nên cũng phần nào ảnh hưởng đến sự



-15-

lựa chọn của người dân. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Huỳnh Hiền
Trung, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thị Thúy Hà và cộng sự tại khoa khám
bệnh- bệnh viện Nhân dân 115 thì thời gian mà nhân viên y tế giành để chăm
sóc cho người bệnh còn rất thấp, vì vậy có thể ảnh hưởng đến mức độ hiểu
biết của bệnh nhân về liều dùng thuốc, kéo dài thời gian điều trị do bệnh nhân
không tuân thủ sử dụng thuốc, tốn nhiều chi phí [52]. Bên cạnh đó, các bác sỹ
điều trị cũng có thể mắc những sai lầm trong công tác sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn như: sử dụng thuốc không chú ý đến tác dụng không mong muốn của
thuốc, không phù hợp với chẩn đoán bệnh, không chú ý đến tương tác thuốc
khi phối hợp thuốc trong điều trị, chưa hợp lý về đường dùng và thời gian
dùng, lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh trong điều trị cũng góp phần ảnh
hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh (Theo kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Tiến Dẫn tại các bệnh viện Bộ công an và kết quả nghiên cứu của các
tác giả Lương Ngọc Khuê, Trần Quang Huy tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải
Dương năm 2009) [11], [34].
Còn các trạm y tế xã, nơi rất gần dân nhưng cũng không hoàn toàn thu
hút được nhiều người dân đến chữa bệnh do nhiều nguyên nhân. Bảo hiểm y
tế cho trạm y tế có giới hạn nên nhiều khi người dân vẫn phải bỏ tiền ra mua
những thuốc thông thường để điều trị [30]. Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu
của tác giả Vũ Thị Hậu tại các xã của huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2011
thì còn một số tồn tại về chất lượng thuốc như: 20% thuốc không rõ nguồn
gốc, hai trạm có thuốc hết hạn sử dụng, một trạm bảo quản thuốc không đúng
cách... [17]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Dụng tại Hải
Phòng năm 2007 và kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thế Khánh tại Ba VìHà Nội năm 2007 cho thấy cơ sở vật chất (số phòng làm việc), trang thiết bị
(các dụng cụ khám chuyên khoa) của các trạm y tế còn thiếu [13], [32]. Theo
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mạn tại trạm y tế xã tỉnh Cao



-16-

Bằng năm 2005 thì tồn tại tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là bác sỹ và
người dân mong muốn có bác sỹ về làm việc tại trạm [37], một kết quả
nghiên cứu của các tác giả Ngô Huy Hoàng, Hoàng Thị Kim Huyền tại các
trạm y tế huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định năm 2007 cho thấy chỉ có 6/11 trạm
có bác sỹ (mỗi trạm có một bác sỹ) [25]. Kiến thức, thực hành khám chữa
bệnh của các y bác sỹ tại trạm còn hạn chế, “Gần một nửa số bác sỹ (46%)
cho rằng chưa thực hiện được khám chữa bệnh theo chuẩn quốc gia …đa số
bác sỹ chưa thực hiện được các kỹ năng ngoại khoa theo phân tuyến kỹ thuật
cho tuyến xã” (Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hùng tại các
trạm y tế xã của Hải Phòng ) [28]. Sự lựa chọn KS và bệnh tại trạm chưa phù
hợp, khi xem xét liều dùng cũng cho thấy một tỷ lệ khá lớn các đơn kê hoặc là
không đủ liều một ngày, hoặc không đủ đợt 7 ngày như được khuyến cáo
(Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Ngô Huy Hoàng, Hoàng Thị Kim
Huyền tại trạm y tế xã Mỹ Lộc tỉnh Nam Định năm 2009) [25].
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thế Khánh tại Ba Vì- Hà Nội năm
2007 tại huyện Ba Vì- Hà Nội thì KS là thuốc được sử dụng nhiều nhất cho
trẻ dưới 5 tuổi (92,80% đơn), trong đó kháng sinh chủ yếu thuộc nhóm β
lactam (79,90%) và là dạng uống (97,30%) [32]. Một số lý do đưa ra trong
nghiên cứu này là do cán bộ y tế còn thiếu hiểu biết về nguyên tắc sử dụng
KS, dẫn tới thực hành kê đơn, bán thuốc kháng sinh chưa tốt. Khảo sát kiến
thức của cán bộ y tế về sử dụng thuốc KS tại các trạm y tế xã cho thấy tỷ lệ
trả lời đúng rất thấp, thậm chí 0% ở những cán bộ y tế thâm niên trên 16 năm
(Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Ngô Huy Hoàng, Hoàng Thị Kim
Huyền tại các trạm y tế xã Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định) [25]. Ngoài ra, vấn đề y
đức của các nhân viên y tế cũng đang là một vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến
công tác CSSK cho người dân.



-17-

Dưới đây có thể tóm tắt một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sử dụng
thuốc [1].

Ảnh
hưởng
của công
nghiệp
Áp lực
công việc
và nhân
lực

Thông tin
không
đầy đủ

Thiếu
hiểu
biết

Thói
quen


Sử dụng
thuốc


Hạ tầng
cơ sở

Văn
hoá
Mối
liên hệ

Quản


Người
bệnh đòi
hỏi


-18-

1.3.

Một số đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội, chăm sóc sức khỏe của

huyện An Lão thành phố Hải Phòng.
An Lão là một huyện đồng bằng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng
18 km về phía Tây Nam, phía bắc giáp quận Kiến An, phía nam giáp huyện
Tiên Lãng, phía Đông giáp huyện Kiến Thuỵ, phía tây giáp huyện Thanh Hà,
Hải Dương. An Lão có diện tích tự nhiên rộng 11.246,92 ha, chiếm 7,40%
diện tích Hải Phòng, với dân số 127.622 người, gồm thị trấn An Lão, thị trấn
Trường Sơn và 15 xã. Nghề sản xuất chính là nông nghiệp và ngành tiểu thủ
công nghiệp, ngoài ra còn một số ngành nghề phụ nhằm ổn định đời sống

kinh tế của nhân dân.
Hệ thống chăm sóc y tế cho nhân dân huyện An Lão bao gồm: 01 bệnh
viện huyện An Lão, Trung tâm y tế dự phòng huyện, Phòng Y tế, 02 hai trạm
y tế thị trấn, 15 trạm y tế xã. Trong CSSK cho nhân dân, tuy còn gặp nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh tế cũng như nguồn nhân lực…
nhưng các đơn vị, nhân viên y tế vẫn hoàn thành tốt công việc được giao như
công tác khám chữa bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh
dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia…


-19-

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng người dân huyện An Lão từ 18 tuổi trở lên.
Loại trừ: người bị bệnh tâm thần, người không hợp tác.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian điều tra: từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2012.
- Địa điểm nghiên cứu: tại thị trấn Trường Sơn và 2 xã An Tiến, Quốc Tuấn
huyện An Lão, Hải Phòng
2.2.

Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu:

* Đơn vị mẫu: Hộ gia đình
* Cỡ mẫu: n  Z12 / 2 .

p(1  p)
d2

n: cỡ mẫu nghiên cứu.
Chọn α=0,05 với độ tin cậy 95% thì Z

1- α/2 =1,96,

d=0,05.

p=0,54 (54% người dân tự điều trị và tự đến hiệu thuốc mua thuốc theo
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Hoa (22)), ta tính được cỡ mẫu 382.
Để tăng độ mạnh của mẫu nghiên cứu, chúng tôi tăng thêm 10% cỡ mẫu đã
tính thì được cỡ mẫu cần nghiên cứu là 420 hộ. Căn cứ vào số hộ gia đình của
thị trấn và các xã, chúng tôi tiến hành điều tra 420 hộ gia đình được phân bố
như sau: Thị trấn Trường Sơn: 160 hộ, xã An Tiến: 140 hộ, xã Quốc Tuấn:
120 hộ.
* Cách chọn mẫu:
- Bước 1: Bằng phương pháp rút thăm chúng tôi chọn được thị trấn Trường
Sơn trong 2 thị trấn và 2 xã An Tiến, Quốc Tuấn trong 15 xã.


-20-

- Bước 2: Chọn ngẫu nhiên ở thị trấn hai khu dân cư, mỗi xã hai thôn chúng
tôi chọn được 2 khu dân cư là Văn Tràng 1 và An Tràng, 4 thôn là Đông
Nham 1, Đâu Kiên, An Luận, Tiên Hội để điều tra.

- Bước 3: Lập danh sách các hộ gia đình ở các khu dân cư và các thôn đã
chọn. Chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên theo cách quay cổ chai, chọn hộ tiếp theo
bằng cách cổng liền cổng cho đến khi đủ cỡ mẫu. Trong quá trình điều tra các
hộ vắng hoặc đóng cửa hoặc từ chối tham gia nghiên cứu sẽ được thay thế
bằng các hộ kế tiếp. Mỗi hộ gia đình phỏng vấn chủ hộ hoặc người đại diện.
* Kỹ thuật thu thập thông tin: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn đối tượng
bằng bộ câu hỏi tại nhà về thực trạng và kiến thức sử dụng thuốc, kết hợp với
quan sát tủ thuốc, hộp thuốc của hộ gia đình, quan sát lượng thuốc dự trữ có
biến đổi về màu sắc, hình dạng hay không (mang tính chất cảm quan), hạn sử
dụng của thuốc theo bảng quan sát. Chúng tôi lựa chọn 10 điều tra viên để
tiến hành thực hiện nghiên cứu là các bác sỹ tại ba trạm y tế thị trấn, xã và các
bác sỹ của trường Đại học Y Hải Phòng.


-21-

2.2.3. Các biến số nghiên cứu:

Mục

Biến số

tiêu

Định nghĩa biến

Phương

Công


pháp

cụ thu

thu thập

thập

thông

thông

tin

tin

Các

- Tuổi

- Tính theo năm dương lịch

Phỏng

Bộ

đặc

- Giới


- Phân giới nam, nữ

vấn

câu

điểm

- Nghề nghiệp

- Nghề chính hiện đang làm,

hỏi

hoặc trước đó đã làm đối với

phỏng

những người về hưu

vấn

chung

- Trình độ học - Tính theo cấp học
vấn
- Tôn giáo

- Có hoặc không


- Tình trạng

- Tình trạng hiện tại

hôn nhân
- Thu nhập

- Tính tổng thu nhập bằng

bình quân/

đồng Việt Nam trong 1 năm

năm
- Số con

- Số con hiện đang sống

Thực

- Mô hình

- Tỷ lệ % các bệnh đã mắc

Phỏng

Bộ

trạng


bệnh

của người dân

vấn,

câu

sử

- Số người

- Số người và số lần bị bệnh

tham

hỏi

dụng

bệnh và số

của mỗi người bệnh tính từ

khảo

phỏng

thuốc


lượt bị bệnh

đầu năm đến khi nghiên cứu. giấy ra

tại nhà

- Bệnh và triệu - Bệnh và triệu chứng theo

viện, sổ

chứng

y bạ.

khai báo của người dân.

vấn.


-22-

- Phương pháp - Cách chữa bệnh và triệu
tự chữa bệnh

chứng mà không đi khám
bệnh

- Mua thuốc

- Tỷ lệ người đi mua thuốc


không có đơn

không có đơn

- Mua thuốc

- Tỷ lệ người đi mua thuốc

có đơn

có đơn

- Nguồn cung

- Địa điểm mà người dân

cấp thuốc

mua thuốc

- Loại thuốc

- Tên thuốc hoặc nhóm thuốc

sử dụng
- Thời gian sử

- Thời gian sử dụng kháng


dụng

sinh

- Hiệu quả sử

- Hiệu quả theo người bệnh

dụng

là khỏi, hoặc vào khám chữa
tại trạm, bệnh viện

- Tai biến khi

- Các biểu hiện bất thường

sử dụng

sau khi tự dùng thuốc

- Nguồn thông - Các địa chỉ cung cấp thông
tin về sức

tin về sức khoẻ cho người

khoẻ.

dân


- Tủ thuốc hộ

- Có hoặc không có

gia đình
- Loại thuốc

- Tên thuốc và nhóm thuốc

dự trữ

có tại gia đình

- Hạn sử dụng

- Thời hạn ghi trên vỉ thuốc

thuốc.

Phỏng

Bảng

vấn và

quan

quan sát sát



-23-

- Thay đổi của - Những biến đổi về hình
thuốc

dạng, màu sắc so với ban
đầu

Kiến

- Sự quan tâm

- Biết đến tên thuốc khi đi

Phỏng

Bộ

thức

đến tên thuốc

mua

vấn

câu

của


- Sử dụng

- Dùng liều cao hơn so với

hỏi

người

thuốc liều cao

hướng dẫn của hiệu thuốc

phỏng

hay đơn cũ

vấn

dân

- Tên gọi khác - Các loại biệt dược khác
nhau của một

nhau của một hoạt chất

loại thuốc
- Tai biến khi

- Những tác dụng không


sử dụng thuốc

mong muốn của thuốc

- Điều kiện

- Có đơn thuốc hay không

của việc mua
thuốc
- Mức độ cần

- Các mức độ từ rất cần thiết

thiết của đơn

đến không cần

thuốc
2.2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được mã hoá và xử lý bằng phương pháp thống kê y học
trên phần mềm SPSS 15.0, sử dụng test χ2 để so sánh các tỷ lệ với mức ý
nghĩa thống kê p< 0,05.
2.2.5. Sai số và cách khống chế:
* Những sai số có thể:
- Sai số nhớ lại.


-24-


- Sai số do thu thập thông tin (phụ thuộc vào tính chủ quan của đối tượng
nghiên cứu, của cộng tác viên).
* Cách khống chế sai số:
- Bộ phiếu điều tra được kiểm duyệt qua các chuyên gia và được điều tra
thử 10 hộ gia đình.
- Tập huấn cho các điều tra viên về bộ câu hỏi, bảng quan sát.
- Giới hạn thời gian của một số câu hỏi trong bộ phiếu điều tra.
- Hỏi lại đối tượng và hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề chưa rõ, quan
tâm.
- Tôn trọng những ý kiến của đối tượng được phỏng vấn.
- Kiểm tra số liệu, chất lượng phiếu hàng ngày.
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành có sự đồng ý của lãnh đạo địa phương. Mục
tiêu nghiên cứu được giải thích và được sự đồng ý hợp tác bằng miệng của
đối tượng nghiên cứu, đảm bảo bí mật những thông tin mà họ cung cấp.
Nội dung nghiên cứu được triển khai đúng nội dung đề cương đã được
hội đồng đánh giá đề cương phê duyệt.


-25-

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 2 tuần thực hiện nghiên cứu tại huyện An Lão, thực tế chúng tôi
đã điều tra được 450 hộ gia đình với sự phân bố như sau: Thị trấn Trường
Sơn: 172 hộ, xã An Tiến: 150 hộ, xã QuốcTuấn: 128 hộ.
3.1. Thực trạng sử dụng thuốc của người dân huyện An Lão, Hải Phòng
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và nghề nghiệp.
Nghề nghiệp

Nhóm tuổi
Thị trấn
Trường
Sơn
(TS)
n=172
Xã An
Tiến
(AT)
n=150

Quốc
Tuấn
(QT)
n=128
Tổng

20-29
30-39
40-49
50-59
≥60
20-29
30-39
40-49
50-59
≥60
20-29
30-39
40-49

50-59
≥ 60

SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
(%)

Nông
dân
7
17
23
16
4
10
12

12
13
4
14
28
30
11
201
44,67

Công
nhân

Công,
viên chức

7
7
7
9
11
17
13
5
1

1
6

7

7
3
1
1
96
21,33

Khác

5
4
2
6
2
1

6
17
21
7
1
9
28
9
5

3
2
2


6
2
3
4

34
7,56

119
26,44

Tổng
SL
%
14 8,14
37 21,51
45 26,16
44 25,58
32 18,61
32 21,33
57 38,00
28 18,67
19 12,67
14 9,33
17 13,28
26 20,31
36 28,13
37 28,91
12 9,37
450

100,00

Nhận xét: Đối tượng điều tra chủ yếu ở độ tuổi 30 đến 59, nghề chính là nông
nghiệp 44,67%, công nhân 21,33%, công viên chức 7,56%, nghề khác
26,44%.


×