Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chuyên đề giảng dạy môn tập làm văn lớp 2 theo chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.13 KB, 7 trang )

Chuyên đề:

GIẢNG DẠY MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2
THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

A.Đặt vấn đề:
Một trong những vấn đề quan trọng của nhiệm vụ năm học 2008-2009 là thực hiện
chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 đạt kết quả cao nhất. Đó là vấn đề hiện
nay mà toàn xã hội quan tâm.
Như chúng ta đã biết, năm học này là năm thứ bảy thực hiện đổi mới chương trình phổ
thông tuy nhiên đối với lớp 2 là năm thứ 6, do đó có nhiều vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học, chúng ta có những thuận lợi, khó khăn
và những biện pháp, giải pháp cụ thể thế nào? Do đó, bản thân tôi viết chuyên đề Tập làm văn
này là để chúng ta bàn bạc, trao đổi,học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm dạy tốt phân môn Tập
làm văn.

B.Nội dung chuyên đề:
I/ Vị trí và mục tiêu dạy Tập làm văn lớp 2:
1/ Vị trí phân môn tập làm văn:
Tiếng việt được dạy và học như các môn học khác trong trường tiểu học.Tiếng việt gồm
các phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm
văn.Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Việc dạy và học Tập làm văn xét trên
2 phương diện:
* Phân môn Tập làm văn tận dụng những hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt, do các
môn học khác rèn luyện và cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng.Để làm được 1 bài
văn nói hoặc viết,người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe,nói,đọc,viết,phải vận dụng tốt
kiến thức Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này,các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn
thiện và nâng cao dần.
* Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản(nói và
viết).Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét trong từng phần,
từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư


duy,học tập. Nói một cách khác,Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng
bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt. Học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống
sinhhoạt,
trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học…
2/ Mục tiêu của phân môn dạy Tập làm văn lớp 2:
a/ Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nói,viết,nghe,đọc,phục vụ cho học tập và giao
tiếp,cụ thể là:
+ Nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như:chào hỏi,tự giới thiệu,cám ơn,xin lỗi,nhờ
cậy,yêu cầu, khẳng định,phụ định,tán thành,từ chối,chia vui,chia buồn,….biết sử dụng chúng
trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình,trong trường học và nơi công cộng.
+ Nắm được một số kĩ năng học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết
những bức thư ngắn đế nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại,đọc và lập
danh sách học sinh,tra mục lục sách,đọc thời khoa biểu,đọc và lập thời gian biểu…
+ Kể một sự việc đơn giản,tả sơ lược về người,vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh,bằng câu
hỏi.


+ Nghe-hiểu được ý kiến của bạn,có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.
b/ Trao đổi thái độ ứng xử có văn hóa,tinh thần trách nhiệm trong công việc,bổi dưỡng
những tình cảm lành mạnh,tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
II/Cấu tạo nội dung chương trình:
1/Số lượng và thời lượng dạy:
Học sinh được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học.
2/Nội dung và hình thức luyện tập:
a/ Nội dung:
+ Các nghi thức lời nói tối thiểu(chào hỏi,tự giới thiệu,cám ơn,xin lỗi,nhờ cậy,yêu cầu,khẳng
định,phủ định,tán thành,từ chối,chia vui,chia buồn…) biết sử dụng chúng trong các tinh
huống giao tiếp nơi công cộng,ở gia đình,trong trường học.
+ Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày: khai bản tự thuật ngắn,viết thư ngắn để
nhắn tin,chia vui hoặc chia buồn,nhận và gọi điện thoại,đọc và lập thời gian biểu…

+ Nói,viết về những vấn đề chủ điểm: kể một sự việc đơn giản,tả sơ lươc về người,vật xung
quanh theo gợi ý bằng tranh,bằng câu hỏi…
b/ Hình thức rèn luyện: có 2 hình thức rèn luyện chính là nói và viết .
ở mỗi hình thức luyện tập này,học sinh hình thành kĩ năng tạo lập văn bản qua từng công
đoạn,
từ những yêu cầu đơn giản nhất như:điền vào chỗ trống,trả lời câu hỏi đến nói hay viết một
đoạn văn trọn vẹn. Trong các tiết Tập làm văn từ học kì 2 trở đi,SGK tổ chức rèn luyện kĩ
năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe ,kể chuyện,trả lời câu hỏi theo nội dung câu
chuyện.
Ví dụ:
Ở tiết Tập làm văn tuần 33, từ bài 1 : hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong
tranh,đến nói lời đáp của các em trong những tình huống cụ thể và yêu cầu của bài tập cuối
cùng ở tiết học là học sinh viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc bạn em.
Hay tiết 34: kể ngắn về người thân(nói,viết).Ở bìa tập 1,kể về một người thân của em,sau đó
yêu cầu tiếp theo là viết những điều đã kể thành một đoạn văn.
Ở tiết 30, nghe,kể chuyện và trả lời câu hỏi bài ‘Qua suối’ ở bài tập 1 yêu cầu nghe và trả lời
câu hỏi,ở bài tập 2 yêu cầu viết lại những điều đã nghe …
III/Phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu:
1/Phương pháp dạy học:
Để việc dạy Tập làm văn lớp 2 có hiệu quả cần sử dụng những phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của học sinh,các phương pháp đặc trưng của môn học: phương pháp thực
hành giao tiếp(đọc,viết,nghe,nói) trong các tình huống giao tiếp cụ thể,phương pháp đóng
vai,phương pháp rèn luyện theo mẫu,phương pháp phân tích ngôn ngữ…Đương nhiên những
phương pháp dạy học khác nhau:diễn giải thảo luận đặt và giải quyết vấn đề,sử dụng phương
tiện trực quan…vẫn được dùng để dạy Tập làm văn theo cách phối hợp một cách hợp lý các
phương pháp đã nêu.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập(bằng câu hỏi,lời giải thích)
Ví dụ:
Tiết Tập làm văn tuần 16,bài 1(miệng): GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài(đọc cả

mẫu,học sinh làm bài tập vào giấy nháp,vở hoặc vở bài tập,cho nhiều học sinh phát biểu ý
kiến,cả lớp và giáo viên nhận xét,chọn câu trả lời hay nhất.


Chẳng hạn:

- Chú Cường mới khỏe làm sao !
- Chú Cường khỏe quá!
- Bạn Lan học mới giỏi làm sao!
- Bạn Lan học giỏi thật!
Hoặc bài tập 1(miệng)
GV nêu yêu cầu của bài: kể về một con vật nuôi(có thể tả sơ lược).GV cần nắm vững yêu cầu
đối với lớp 2 là chỉ mới nói điều rất đơn giản,khoảng 3 đến 5 câu,không yêu cầu học sinh làm
những bài văn kể chuyện,miêu tả đầy đủ như lớp 4,5.
GV tiến hành cho học sinh xem tranh minh họa ở SGK,chọn kể chân thực về một con vật nuôi
mà em biết hay có thể là con vật nuôi không được vẽ tranh.Bốn đến năm học sinh nói tên
những con vật em chọn kể,một hoặc hai học sinh khá giỏi kể mẫu,cả lớp và giáo viên nhận
xét,kết luận người kể hay nhất.Giúp học sinh chữa một số bìa tập mẫu.
Giáo dục hiện đại coi trọng nguyên tắc thực hành. Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng,nguyên
tắc này càng được tuân thủ nghiêm ngặc và đòi hỏi người dạy phải biết vận dụng các kiến
thức ngôn ngữ vào trong những tình huống giao tiếp cụ thể,có tính tự tự nhiên.
Đối với lớp 2, ngay từ tên gọi một số phân môn của Tiếng Việt như:Tập đọc,Luyện từ và câu,
Tập làm văn,Tập viết,Kể chuyện,chính tả đã thể hiện tính thực hành của chương trình.Đi sâu
vào các bài học cụ thể,hướng dạy Tiếng Việt theo hoạt động giao tiếp càng được thể hiện rõ
nét,ở đây,tác giả đã chọn lọc các hoàn cảnh giao tiếp phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 2.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 22 Bài Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
1/ Đọc lời các nhân vật trong tranh
- Cho học sinh xác định yêu cầu đề bài
- Quan sát tranh
- Đọc thầm lời nhân vật

- Tìm hiểu nội dung tranh
- Từng nhóm đóng vai diễn lại tình huống
Rút ra kết luận
2/ Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp như thế nào?
- Học sinh xác định yêu cầu đề bài bằng cách nêu câu hỏi gợi ý. Sau đó, giao từng tình
huống cho học sinh thảo luận, rồi lên đóng vai. Học sinh khác nhận xét
Rút ra kết luận
3/ Các câu hỏi dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để tạo thành
một đoạn văn
- Xác định yêu cầu
- Học sinh thực hành ( Nói, viết )
- Nhận xét kết luận đúng
Muốn trình bày một đoạn văn ngắn, học sinh phải nắm cơ bản về đoạn văn cần đảm bảo
ba phần:
a/ Phần mở đầu: Giới thiệu …
b/ Phần miêu tả: Tả thực: Hình dạng, đặc điểm, tính cách …
c/ Phần kết thúc: Nêu tình cảm ,ích lợi …
Nội dung các bài tập trên cũng là những tình huống giao tiếp cụ thể ở cả hai dạng nói và
viết. Đây là điểm rất mới của Tập làm văn lớp 2. Nội dung các bài tập phân môn này chú
trọng hình thành kĩ năng nói năng, đặc biệt là các nghi thức lời nói thông thường như xin lỗi,


cảm ơn, chia buồn, chia vui, mời, nhờ,… Đây là các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thông
thường, góp phần hình thành cách nói năng mang đạm tính văn hóa cho học sinh.
3/ Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động nối tiếp
( ở ngoài lớp, sau tiết học)
Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả bản thân, trong quá trình
luyện tập trên lớp, nêu nhận xét chung, biểu dương những HS thực hiện tốt.
Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhau nhằm củng cố kết
quả thực hành luyện tập ở lớp ( Thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã họcvào

thực tế đời sống….)
IV/ Kinh nghiệm giảng dạy hơn 5 năm thực hiện chương trình thay sách:
1/ Thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo
- Chương trình được thống nhất cả nước
- Đội ngũ giáo viên được tập huấn, chuẩn bị tâm thế cho việc thực hiện chương trình SGK
mới, có năng lực đáp ứng việc thay sách, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều nỗ lực thực
hiện nhiệm vụ.
- GV có đủ SGK, đủ tài liệu dạy lớp 2
- 100% HS có SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập theo qui định
- HS tiếp cận chương tình mới ở lớp 1 nên về phương pháp học, nội dung, về SGK, vở B/
tập.
Ví dụ: cách thực hiện SGK và vở bài tập, tổ chức trò chơi, học nhóm, đóng vai. HS thực
hiện dễ dàng thành thói quen, GV chỉ cần phát lệnh là HS biết thực hiện, không cần giải thích
nhiều .
- Phụ huynh đã có ý thức tốt việc thay SGK nên sắm đầy đủ dụng cụ học tập, SGK, VBT.
- Toàn trường tổ chức được việc dạy ngày 2 buổi. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng và
điều kiện để thành công chương trình thay SGK mới
2/ Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trong quá trình thực hiện còn gặp những khó khăn:
- Nội dung chương trình có cao so với HS đại trà lớp 2 ở vùng nông thôn, ví dụ: tuần 12,
tiết Tập làm văn: Gọi điện
- Những học sinh chậm tiếp thu còn lúng túng khi viết một đoạn văn ngắn .
3/ Giải pháp:
Phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng Việt nói chung được xây dựng trên quan điểm:
- Dạy giao tiếp
- Dạy học tích hợp
- Tích cực hóa hoạt động của HS
Vì vậy để dạy tốt tiết Tập làm văn, GV chuẩn bị:
a/ Thiết bị dạy học :

b/ Giáo viên cần dạy tôt các môn học như:
Tập đọc, Luyện từ và câu … vì các môn học đó thường cùng chủ đề với nội dung tiết Tập làm
văn.
Ví dụ: Tuần 1,bài tập 1 : Trả lời câu hỏi:
-Tên em là gì?
- Quê em ở đâu?


-Em học lớp nào,trường nào?
Baì tập 2: Nghe các bạn trong lớp trả lời câu hỏi bài tập 1, nói lại những điều em biết về bạn.
Nội dung các bài tập tên đã được học ở bài Tập đọc Tự thuật
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh … được học ở tiết Luyện từ và câu
c/ GV cần luyện cho mình có thói quen hướng dẫn HS đóng vai các tình huống, để học sinh
khỏi bỡ ngỡ khi đóng vai.
d/ GV soạn bài, xem bài thật kĩ trước khi đến lớp.
e/ Phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà cũng là một khâu quan trọng cho tiết học.
g/ Chuẩn bị thời gian cho từng loại bài học thật hợp lý.
V/ Kết quả giảng dạy:
Sau những năm thực hiện chương trình mới,tôi thấy HS đạt những kết quả như sau:
1/ Quan sát tranh trả lời câu hỏi: Các em nắm được nội dung tranh,kể được đoạn văn đủ
ý,đúng câu,câu văn có hình ảnh.Chỉ còn vài em nói chưa được chuẩn xác.
2/ Loại chào hỏi,tự giới thiệu : chúng ta có thể khẳng định 100% học sinh biết thực hành, tự
giời thiệu về mình… hỏi đáp rõ ràng,mạnh dạn trong phần tự giới thiệu.
3/ Mục lục danh sách: học sinh nắm được cách tra mục lục ,biết tra mục lục,biết tìm nhanh
bài,truyện … mà mình cần tìm.
4/ Thời khóa biểu : học sinh biết lịch học của từng ngày,biết áp dụng thời khóa biểu để chuẩn
bị bài,chuẩn bị đồ dùng học tập cho buổi đó.
5/ Phần gọi điện: ngay năm đầu tiên thực hiện chương trình mới thì bài này thuộc dạng khó
dạy.Hiện nay, đa số gia đình các em có điện thoại.Một bộ phận học sinh cũng đã được biết
đếnđiện thoại, đã có lúc gọi hoặc nghe điện thoại.Giáo viên chỉ việc đào tạo thao tác, lời lẽ

ứng xử khi dùng điện thoại.
Khác hẳn với chương trình trước đây, chương trình mới giúp học sinh biết hỏi đáp,cám
ơn,xin lỗi,yêu cầu,đề nghị … một cách thông thạo, tạo thành thói quen trong ứng xử hằng
ngày.
VI/ Thiết kế bài dạy:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh làm bài tập ở tiết trước, bài tập ở nhà hoặc nhắc lại những nội dung cần ghi
nhớ về kiến thức, kĩ năng bài học tuần trước. Giáo viên nhận xét kết quả chấm bài(nếu có)
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
GV hướng dẫn cho học sinh thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK dựa theo những biện
pháp đã nói nhằm đạt được mục đích yêu cầu của tiết tập làm văn lớp 2.Chú trọng việc xây
dựng mẫu làm bài của giáo viên.Học sinh làm đến đâu,GV cho cả lớp nhận xét và GV bổ
sung, tổng hợp đến đó.Chú trọng phát huy những sáng tạo của học sinh, theo dõi, bồi dưỡng
để có học sinh giỏi.
3/ Củng cố,dặn dò:
Hệ thống lại kiến thức đã học và thực hành,khắc sâu một số yêu cầu của một số bài tập.Nêu
yêu cầu cho những hoạt động nối tiếp, vận dụng thực hành thêm ở nhà


Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2009
TẬP LÀM VĂN:
ĐÁP LỜI XIN LỖI - TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nghe nói: Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
- Rẽn kĩ năng viết đoạn: Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV
A/Kiểm tra bài cũ:
2 cặp học sinh thực hành
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
2.1 Bài tập 1- Gọi học sinh nêu yêu
cầu
- Gọi 1 học sinh nói về nội dung tranh
lời 2 nhân vật.

Hoạt động của HS
HS nói lời cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn theo 3
tình huống (tiết trước)
- Học sinh nêu yêu cầu
- Lớp quan sát tranh đọc thầm.
- 3 cặp học sinh thực hành
- Khi làm điều gì sai trái, không phải với người
khác, khi làm phiền người khác.

- Trong trường hợp nào cần nói lời xin
lỗi ?
* Nhận xét
2.2 Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu - 1 học sinh đọc yêu cầu và các tình huống cần
cầu.
đáp lời xin lỗi trong bài.
- Gọi 1 cặp học sinh làm mẫu
- Học sinh làm mẫu.
a. Mời bạn - Bạn cứ đi đi.
b. Không sao – Có sao đâu.

c. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.
d. Không sao. Mai bạn trả cũng được.
* Nhận xét
2.3 Bài tập 3
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và các - Cần xếp lại thứ tự cho thành một đoạn văn.
câu tả con chim gáy.
- Học sinh làm bài - sửa bài
- Gọi học sinh lên bảng sắp xếp lại các b/Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa
câu.
gặt.
a/Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.
d./ Nhẩn nha nhặt thóc rơi
c/Tiếng gáy của chú làm cánh đồng thêm yên ả,
* Nhận xét
thanh bình.
3. Củng cố - dặn dò:
d/Thỉnh thoảng ,chú cất tiểng gáy…
* Nhận xét tiết học* Nhớ thực hành
nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi.




×