Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chính phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hội mã chứng khoán KHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.17 KB, 12 trang )

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
š&›

BÀI TẬP
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
NỘI DUNG:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI
MÃ CHỨNG KHOÁN: KHA

TP.HCM, tháng 02 năm 2016

Trang1


PHẦN I: GIỚI THIỆU
Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nưíc, các
doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng với nhau trước pháp luật
trong việc lựa chọn ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà
cung cấp khách hàng,... kể cả các cơ quan nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan
tâm đến tình hình tài chính trên một góc độ khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà
quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hoá lợi
nhuận, tối đa hoá giá trị sở hữu tài sản doanh nghiệp, do đó họ quan tâm trước hết tới lĩnh vực
đầu tư và tài trợ, đối với người cho vay mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ hiện
tại và tương lai của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư khác mối quan tâm của yếu của họ
là các yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán...
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thách thức lớn nhất đối với việc lập và công bố báo
cáo tài chính đó là tính minh bạch. Công khai, minh bạch là phương thức hữu hiệu để công


chúng, mà trước hết là nhà đầu tư có sự nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của doanh
nghiệp, trong đó có thực trạng tài chính. Lâu nay, vấn đề công khai, minh bạch đã được quan
tâm, có nhiều quy chế, nhưng chưa có sự ràng buộc thật chặt chẽ về mặt pháp lý, nên rất
nhiều trường hợp mới chỉ là công khai và dừng lại ở yêu cầu công khai, trong khi cái cần hơn
lại là sự minh bạch. Không ít doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính và các thông tin còn
nặng về hình thức, công bố cho có, không đầy đủ, thiếu chi tiết cần thiết và có doanh nghiệp
chưa muốn có sự đánh giá đúng mức về thực trạng tài chính của mình. Báo cáo tài chính công
khai, minh bạch còn thể hiện trách nhiệm đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang2


Trong bài này, chúng tôi xin được phân tích một số các chỉ số tài chính của Công ty Cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội (Mã chứng khoán KHA) để thấy được một số thông tin sơ
lược về hệ thống tài chính của doanh nghiệp này. Phần phân tích chúng tôi sẽ tập trung vào
các chỉ số liên quan đến khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, đánh giá khả năng sinh
lời và tỷ số giá thị trường của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính qua 4 năm từ năm
2011 đến năm 2014 của doanh nghiệp đã được công bố trên website.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội trước đây là doanh nghiệp nhà nước,
được thành lập vào tháng 02 năm 1982. Đến tháng 3 năm 2001, Công ty thực hiện cổ phần
hóa, theo Quyết định số 26/2001/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
07/03/2001 và chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 01/04/2001.
Sau hơn một năm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Công ty được phép niêm yết trên
Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/08/2002 theo giấy phép số
22/GPPH ngày 25/07/2002 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Là doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và vật tư sản xuất; sản xuất,
kinh doanh thực phẩm; đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, các loại nhà ở phục
vụ cho nhu cầu của nhân dân; được phép kinh doanh đa ngành nghề theo quy định của pháp
luật.


Trang3


KHA luôn được đánh giá cao về đội ngũ lãnh đạo của Công ty. Từ một công ty xuất
nhập khẩu và gia công có lợi nhuận thấp, KHA đã được thay đổi thành công ty bất động sản
có lợi nhuận cao hơn, phù hợp với tình hình kinh tế chung. Đây là minh chứng cho tầm nhìn
của Ban lãnh đạo Công ty.

Trang4


PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Các tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

Tính các tỷ số thanh khoản của doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng chi trả
các khoản nợ khi chúng đến tới hạn trong năm kế tiếp. Hai tỷ số được đề cập đến
đó là tỷ số hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh.
 Tỷ số hiện hành (CR): được tính dựa vào chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Thông qua tỷ lệ này cho thấy nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như
thế nào. Tỷ lệ lưu động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội như sau:
Chỉ số
Tỷ số hiện hành (CR)

Năm

Năm

Năm

Năm


2011

2012

2013

2014

2.7991

2.4439

2.6892

2.9443

Nhận xét: Nhìn chung KHA có khả năng thanh toán an toàn, tỷ số hiện hành của
Công ty được duy trì ổn định ở mức khoảng 2.5 trong nhiều năm. Chỉ số trên cho
thấy, KHA có trên 2 đồng tài sản ngắn hạn có thể đáp ứng cho mỗi 1 đồng nợ đến
hạn hiện thời. Năm 2013, 2014, tỷ số này tăng, đều này thể hiện khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty ngày càng cao.

 Tỷ số thanh toán nhanh (QR): Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể
chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồn
vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Tỷ lệ này
được tính bằng cách trừ hàng tồn kho khỏi các tài sản lưu động và chia cho các
khoản nợ ngắn hạn. Vì hàng tồn kho thông thường có tính thanh khoản kém, do đó

Trang5


chúng là tài sản có khả năng bị thiệt hại lớn nhất trong trường hợp thanh lý. Tỷ lệ
thanh toán nhanh của KHA như sau:

Chỉ số
Tỷ số thanh toán nhanh
(QR)

Năm

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2014

1.1375

1.1318


0.9439

1.6840

Nhận xét: Chỉ số về tỷ lệ thanh toán nhanh của doanh nghiệp bé hơn một năm
2013, tức là doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các
khoản nợ ngắn hạn, tức là phải cần một khoảng thời gian nhất định để trả hết số nợ
ngắn hạn. Chỉ số thanh toán nhanh giảm dần qua 3 năm ( năm 2011, 2012, 2013) là
do hàng tồn kho tăng, phản ảnh sự thay đổi chuyển dịch sang hoạt động bất động
sản của Công ty. Tuy nhiên, tỷ số này tăng lên nhanh chóng từ 0.9439 năm 2013
đến 1.6840 năm 2014, điều này thể hiện khả năng chi trả nợ ngắn hạn của công ty
được cải thiện đáng kể.

2. Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
được sử dụng như tài sản, vòng quay tồn kho và kỳ thu tiền bình quân.
 Hiệu quả sử dụng tài sản (TAT): Chỉ số này được đo lường bằng doanh số trên tổng

tài sản, cho thấy kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong năm thông qua việc tạo
thu nhập trên tổng tài sản đã đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số của
KHA như sau:
Chỉ số

Năm

Năm

Năm


Năm

2011

2012

2013

2014

Trang6


Hiệu quả sử dụng tổng
tài sản (TAT)

0.3135

0.1868

0.1837

0.4197

Nhận xét: Tỷ số này của doanh nghiệp ở mức thấp dưới 0.5 qua 4 năm tài chính,
cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả,
công ty chưa đạt được đủ doanh thu với tổng tài sản, hoặc nói cách khác một đồng
vốn mà doanh nghiệp thực hiện đầu tư chỉ đem lại ở mức khoảng trên - dưới 0.3
đồng doanh thu. Lý do chủ yếu do hoạt động kinh doanh hàng hóa bất động sản của
Công ty rất thấp trong những năm gần đây. Điều này dẫn đến doanh thu giảm đáng

kể, nhưng tình hình doanh thu khả quan hơn trong năm 2014.

 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (IT): Tỷ số này cho thấy có bao nhiêu lần hàng hóa

được quay vòng trong một năm, được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia
cho hàng tồn kho.
Chỉ số
Vòng quay tồn kho (IT)

Năm

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2014

0.4198

0.2187

0.1271


0.6898

Nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho của KHA qua 4 năm luôn ở mức thấp dưới
1, điều này cho thấy công ty nắm giữ quá nhiều hàng tồn kho. Lý do chính cho tình
trạng này là việc tập trung vào lĩnh vực bất động sản của công ty.
 Kỳ thu tiền bình quân (ACP): Tỷ số này cho biết khoảng thời gian từ khi bán hàng
đến khi công ty thu được tiền. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của
các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh
nghiệp càng cao.
Trang7


Chỉ số
Kỳ thu tiền bình quân
(ACP)

Năm

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013


2014

156.6527

155.7603

39.3081

20.4852

Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2011 và 2012, trung bình là
khoảng 4 tháng, tức là khoảng thời gian trung bình cần thiết để doanh nghiệp thu
hồi các khoản nợ từ khách hàng là khoảng 4 tháng, và con số này giảm mạnh qua 2
năm 2013, 2014, khoảng thời gian thu tiền bình quân chỉ còn giao động trong 1
tháng, chứng tỏ khả năng quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp là rất tốt.

3. Các tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Các báo cáo kế toán phản ánh những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng chúng
cũng đồng thời cho chúng ta các đầu mối về những gì có thể xảy ra trong thương
lai. Thông qua các chỉ số như doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM), doanh lợi
ròng (NPM), sức sinh lợi cơ bản (BEP), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA),
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ phản ánh được hiệu quả ròng từ
chính sách tài trợ và hoạt động của công ty. ROE phản ánh tác động của tất cả tỷ số
tài chính và là thước đo tốt nhất hiệu quả hoạt động của công ty trên phương diện
kế toán.
Các tỷ số này càng lớn thì thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng có hiệu
quả, ngược lại, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp

khắc phục.
KHA có các chỉ số tỉ suất sinh lời ngày càng được cải thiện. Chuyển dịch từ
hoạt động xuất nhập khẩu sang bất động sản, Công ty đã không ngừng gia tăng
biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng qua các năm. Tỷ số sức sinh lời căn bản
Trang8


(BEP) tăng đều qua 4 năm, cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận hoạt động của tài
sản công ty ngày một hiệu quả. Hai chỉ số ROA và ROE thấp ở 2 năm đầu 2011,
2012 một phần do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên, một phần do hoạt động
của Công ty bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản. Tuy nhiên,
hai chỉ số này đang dần được cải thiện. Tăng đều qua các năm với ROA từ
0.0641% năm 2011 đến 0.1577% năm 2014, ROE cũng tăng từ 0.0908% năm 2011
đến 0.2080% năm 2014.

Năm

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2014


0.9307

0.8571

0.8769

0.9586

Doanh lợi ròng (NPM)

0.1751

0.3204

0.2816

0.3465

Sức sinh lợi cơ bản (BEP)

0.0813

0.0973

0.1048

0.2038

0.0641


0.0747

0.0813

0.1577

0.0908

0.1113

0.1130

0.2080

Chỉ số
Doanh lợi gộp bán hàng và
dịch vụ (GPM)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hửu (ROE)

Trang9


4. Các tỷ số giá trị thị trường.

Tỷ số giá thị trường liên quan đến giá cổ phiếu và thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ

sách mỗi cổ phần của công ty. ROE có mối quan hệ dương ( thuận chiều) với giá cổ
phiếu và đây là dấu hiệu cho các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào công ty.
Ở góc độ thị trường thì chúng ta quan tâm đến hai chỉ số chính là P/E và P/B,
chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập hiện
tại và là tỷ số giá thị trường mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần. Chỉ số P/B đo
lường thị giá của cổ phiếu so với thư giá cổ phiếu nhằm phân tích và đưa ra các
quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đang phát hành cổ phiếu đó hay không.
Năm

Năm

Năm

Năm

Tỷ lệ P/E

2011
5.9449

2012
5.5002

2013
5.9200

2014
4.6299

Tỷ lệ P/B


0.5396

0.6121

0.6692

0.9630

Chỉ số

Trang10


Chỉ số P/E của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội có xu hướng giảm,
cho thấy giá nhà đầu tư sẵn sàng chi trả ít hơn cho mỗi đồng thu nhập trên mỗi cổ
phiếu.
Chỉ số P/B có xu hướng tăng dần qua các năm, tịnh tiến về 1. Giá trị P/B nhỏ
hơn 1 là do thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Điều này nhất quán với
kết quả phân tích các chỉ số tài chính trên.
…………………………………………………………………………….

Trang11



×