Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Phát triển bền vững du lịch sinh thái vườn quốc gia ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.07 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP:
“PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG”

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Quốc Dũng
Lớp: Kinh tế phát triển 54a
Sinh viên: Phùng Thị Kim Luyến
MSV: 11122394

HÀ NỘI, 2015


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh mục hình

i

Danh mục bảng

ii

Danh mục từ viết tắt

iii



Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của phát triển du lịch sinh thái
bền vững
1.1.Một số khái niệm

1

1.1.1. Khái niệm và nội dung của PTBV

6

1.1.2. Phát triển DLST theo hướng bền vững
1.2.Tiêu chí đánh giá phát triển DLST theo hướng
bền vững
1.2.1. Các tiêu chí về kinh tế

6
6
11
12
14

1.2.2. Các tiêu chí về tài nguyên – môi trường

16

1.2.3. Các tiêu chí về xã hội

19


1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến PT DLST bền vững

21

1.3.1. Các nhân tố về phía cung dịch vụ du lịch

21

1.3.2. Yếu tố tác động đến cầu về du lịch

22

1.3.3. Yếu tố từ phía chính sách của nhà nước

23

1.4.Một số bài học kinh nghiệm

25

1.4.1. Khu du lịch Cát Bà

25

1.4.2. Vườn quốc gia Cúc Phương
1.4.3. Những bài học rút ra cho PTBV du lịch sinh thái
VQG Ba Vì
Kết luận chương 1
Chương 2: Đánh giá thực trạng PTBV du lịch sinh thái

Vườn Quốc Gia Ba Vì
2.1. Giới thiệu chung về VQG Ba Vì

28
30
32
33
33

2.1.1. Lịch sử phát triển của VQG Ba Vì

33

2.1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái VQG Ba Vì

36


2.2.Đánh giá thực trạng DLST VQG Ba Vì

42

2.2.1. Theo bộ các tiêu chí BVDL bền vững

38

2.2.2. Theo các nhân tố ảnh hưởng

50


2.3.Kết luận về thực trạng PT DLST bền vững

62

2.3.1. Thành tựu đạt được

57

2.3.2. Một số hạn chế

57

Kết luận chương 2

64

Chương 3: Đề xuất giải pháp PTBV VQG Ba Vì

65

3.1.

Định hướng và mục tiêu PTBV DLST VQG Ba Vì

65

3.2.

Đề xuất một số giải pháp PTBV DLST VQG Ba Vì


65

3.2.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế

66

3.2.2. Nhóm các giải pháp về môi trường

67

3.2.3. Nhóm các giải pháp về xã hội

68

Kết luận chương 3

73

Kết luận

74

Tài liệu tham khảo

76

Phụ lục

80



4
DANH MỤC HÌNH

Nội dung

Trang

Hình 1-1: So sánh Phát triển không bền vững và PTBV

7

Hình 1-2: Mô hình PTBV của Jacobs và Sadler

9

Hình 1-3: Mô hình PTBV của WECD

9

Hình 1-4: Mô hình PTBV của Villen

10

Hình 1-5: Mô hình PTBV chung

10


5

DANH MỤC BẢNG

Nội dung
Bảng 2-1: Số lượt khách tại VQG Ba Vì giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 2-2: Doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Ba Vì (2010
– 2014)

Trang
38
40

Bảng 2-3: Các dự án đầu tư cho VQG Ba Vì từ 2004 đến 2014

44

Bảng 2-4: Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì

51


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
DLST: Du lịch sinh thái
ĐVCXS: Động vật có xương sống
ĐVR: Động vật rừng
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KT: Kinh tế
LHQ: Liên hợp quốc

MT: môi trường
NN: Nông nghiệp
PT: Phát triển
PTBV: Phát triển bền vững
PTKBV: Phát triển không bền vững
PTNT: Phát triển nông thôn
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TW: Trung ương
VQG: Vườn quốc gia
XH: Xã hội


7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu sử dụng công cụ tìm kiếm “Google search” với từ khóa “Vườn
quốc gia Ba Vì”, chỉ trong 0.5 giây, ta sẽ có 741000 kết quả. Tương tự, với từ
khóa “Phát triển bền vững”, trong 0.37 giây ta thu được 977000 kết quả. Như
vậy, đủ thấy cả hai vấn đề này đều rất được quan tâm.
Trong tiến trình phát triển, mọi quốc gia đều đặt mục tiêu phát triển bền
vững (PTBV) cho mọi chương trình hành động của mình. Đây là hướng đi
đúng đắn và cần thiết, là yêu cầu tất yếu đặc biệt là với các quốc gia đang phát
triển, đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, trong đó có Việt Nam
chúng ta.
Con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như tìm về
với cội rễ, cho nên họ đã lựa chọn loại hình du lịch sinh thái. Nằm cách thủ đô
Hà Nội 60km về phía Tây, Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì là một trong những
khu bảo tồn, thăm quan, giải trí đẹp, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà
Tây (cũ) nay thuộc thành phố Hà Nội. Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh
sắc thiên nhiên hòa quyện với con người, là một trong những điểm đến thu

hút du khách cả trong và ngoài nước. Được sự ưu ái của thiên nhiên về địa
hình, khí hậu VQG Ba Vì đã trở thành một trong bốn khu du lịch sinh thái
vùng núi cao nổi tiếng của cả nước. Vậy, phát triển bền vững là hướng đi
đúng đắn cho du lịch sinh thái VQG Ba Vì. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng
tài nguyên này như thế nào để ngày càng “phát triển” và “bền vững” vẫn là
một bài toán khó mà lời giải luôn cần được hoàn thiện hơn. Do đó, nghiên
cứu “Phát triển bền vững du lịch sinh thái VQG Ba Vì” là vô cùng quan trọng
với ý nghĩa to lớn không chỉ với sự phát triển toàn diện của địa phương mà
còn góp phần vào sự phát triển chung toàn đất nước cũng như kinh nghiệm
khoa học hữu ích về sau.


8
2. Tổng quan nghiên cứu
Điểm xuất phát ban đầu của “Phát triển bền vững” là sự quan tâm đến
quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ngay từ những
năm 60 của thế kỷ XX. Đầu tiên, cuốn “Mùa xuân thầm lặng” của Rachel
Carson (Mỹ, 1962) đã phơi bày hiểm họa của việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT
đối với môi trường.. Năm 1970, Chương trình “Con người và sinh quyển” của
UNESCO đã được thành lập nhằm cải thiện mối quan hệ giữa con người và
sinh quyển toàn cầu. Sau đó, năm 1972, Hội nghị “Con người và môi trường”
của Liên hợp quốc tại Thụy Điển đã đánh dấu sự nỗ lực chung nhằm bảo vệ
môi trường. Năm 1972, bản báo cáo “Giới hạn của sự tăng trưởng” do Câu lạc
bộ Rome công bố cũng đã đề cập đến vấn đề dân số và môi trường trong phát
triển kinh tế thế giới.
Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lần
đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề
xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằng
cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập
tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt

sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật: “Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh
thái học”.
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, ủy ban Quốc
tế về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền
vững” được định nghĩa chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá
trình phát triển.


9
Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái
đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992
và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển
bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002. Theo đó,
“Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng
trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội;
xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử
lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng
chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên).
Năm 2012, Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững (Rio+20) được
tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tiếp tục thảo luận về “cải thiện khuôn khổ
thể chế để phát triển bền vững và phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh
phát triển bền vững và xóa đói nghèo”. Tại Hội nghị, các nước lớn đã “đòi hỏi
trách nhiệm đồng đều về môi trường”. Sau Hội Nghị, văn bản “Tương lai mà
chúng ta mong muốn” đã được thông qua.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững được biết đến từ cuối thập niên 80 –

đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Chủ đề này cũng đã được chú ý nhiều trong
giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Việt
Nam đã tích cực tham gia các Hội Nghị quốc tế nói trên và ra các quyết định,
chỉ thị về phát triển bền vững như: Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6
năm 1991, Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998, văn kiện của Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010.
Trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (năm 2005), quan điểm
phát triển bền vững đã chính thức được đưa ra. Văn kiện Đại hội X và XI


10
cũng nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững,
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh
xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường
sinh thái…”. Ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã
quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020, QĐ 432/QĐ – TTG.
Như vậy, cùng với các nước trên thế giới, phát triển bền vững đã trở
thành nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình xây dựng, phát triển
đất nước ta theo xu hướng CNH – HĐH. Đối với vườn quốc gia Ba Vì, con
người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như tìm về với cội rễ, vì
thế loại hình du lịch sinh thái ở đây ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc khai
thác cần đi đôi với bảo tồn, sử dụng đi đôi với bảo vệ, “phát triển” làm sao
phải “bền vững” vẫn luôn là vấn đề cấp thiết của địa phương và đất nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì.
• Xác lập cơ sở khoa học và luận cứ cho việc phát triển du lịch tại VQG Ba Vì
theo mô hình phát triển bền vững.
• Đề xuất phương pháp PTDL một cách bền vững tại VQG Ba Vì.

• Truyền tải thông điệp “ Hãy bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên
sẵn có một cách hợp lý, vì tương lai chung của mỗi chúng ta”.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc và phát triển các nghiên cứu trước
đây về vấn đề đa dạng hệ thực vật và tài nguyên thực vật của khu vực Ba Vì.
• Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa: Quy trình điều tra nghiên cứu thực
địa áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong
“Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997), “Hệ sinh thái rừng nhiệt
đới” (2004), và “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008).
• Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng nhằm hệ
thống các thông tin, tư liệu thu thập được thông qua việc nghiên cứu lý
thuyết, tài liệu và phỏng vấn trực tiếp quản lý VQG Ba Vì. Phân tích nhằm


11
làm rõ các vấn đề từ nhiều góc độ, tổng hợp và khái quát vấn đề giúp tác giả
dễ dàng nắm bắt thông tin.
• Phương pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn ban quản lý VQG Ba Vì kết hợp
phân tích kết quả phân tích kết quả điều tra thông qua bảng hỏi đối với du
khách đã từng du lịch tại VQG Ba Vì.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển bền vững du lịch sinh
thái. Bài viết sẽ đưa ra lựa chọn lý thuyết phát triển bền vững, mô hình nghiên
cứu và bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ở khía cạnh du lịch sinh thái.
Đồng thời, bài viết sẽ phân tích thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại vườn quốc gia Ba Vì.
Phạm vi của đề tài là khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc xã Ba Vì –
huyện Ba Vì – Hà Nội. Bài viết tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều
kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan) và điều kiện kinh tế vùng đệm.
Từ đó đề xuất định hướng phát triển bền vững DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảo

tồn đa dạng sinh học.


12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA “PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG”
1.1.
1.1.1.

Một số khái niệm liên quan
Khái niệm và nội dung của PTBV
Quan niệm phát triển bền vững được hoàn thiện theo thời gian trên nền

tảng của khái niệm “phát triển”. “Phát triển” (Development) được định nghĩa
khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo
hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn…” (The gradual grow of something so that it
becomes more advanced, stronger, etc) [1]. Trong Từ điển Bách khoa của
Việt Nam, phát triển được định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất
của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”[2]. Theo đó , có rất nhiều
cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững tuỳ theo cách tiếp cận và mục
đích nghiên cứu sử dụng khác nhau.
Khái niệm phát triển bền vững được uỷ ban Môi trường và phát triển
thế giới (Uỷ ban Brundland) nêu ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại
cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của
các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết
phát triển bền vững: nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển
kinh tế.

Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền
vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn
tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải


13
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng
của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
Theo Bộ luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội nước ta, “Phát triển bền
vững là đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường”.
Cho đến nay tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng hầu hết đều công
nhận phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng
cường kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Hay chính là
thực hiện mục tiêu Môi trường bền vững – Kinh tế bền vững – Xã hội bền
vững.
Có thể so sánh phát triển bền vững và không bền vững như sau:

Hình 1-1: So sánh Phát triển không bền vững và PTBV
Nguồn: “Khoa học môi trường đại cương” (2007) [17]


14
Theo đó, PTBV và PTKBV khác nhau cơ bản ở mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế và tài nguyên thiên nhiên. Khi PTKBV, TNTN góp phần phát
triển kinh tế - đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh, nhưng tự nhiên chỉ
nhận lại được chất thải và ô nhiễm. Đối với PTBV, Kinh tế phát triển sẽ đầu
tư trở lại cho môi trường vì sự phát triển chung của cả con người và tự nhiên.

Như vậy, nội dung PTBV bao gồm 3 trụ cột là:
Bền vững về kinh tế: Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu
trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong
đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận
lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động
kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.;
Bền vững về mặt xã hội: Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần
được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều
kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi
người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận
được;
Bền vững về môi trường: Khía cạnh môi trường trong phát triển bền
vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên
với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm
mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn
nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người
và các sinh vật sống trên trái đất.


15
Phát triển bền vững là một học thuyết mới về phát triển của loài người
trên trái đất. Để phát triển bền vững các nhà khoa học các tổ chức kinh tế thế
giới đã tìm ra những mô hình phát triển bền vững khác nhau.
Theo Jacobs và Sadler (1990), phát
triển bền vững là kết quả tương tác qua lại
và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ
yếu: Hệ thống môi trường tự nhiên (bao
gồm hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên), hệ thống kinh tế (bao gồm hệ
sản xuất và hệ phân phối sản phẩm), hệ

thống xã hội (bao gồm quan hệ của con
người trong xã hội). [11]

Hình 1-2: Mô hình PTBV của Jacobs
và Sadler
Nguồn: Sinh viên tổng hợp

Mô hình của WECD (hội đồng về
môi trường và PTBV thế giới) thì phân tích
phát triển bền vững trong mối quan hệ chặt
chẽ giữa các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị,
hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất và
xã hội.
Ở đây, phát triển bền vững đòi hỏi sự Hình 1-3: Mô hình PTBV của WECD
phối hợp nhiều lĩnh vực cụ thể hơn mô hình
Nguồn: sinh viên tổng hợp
trên.[11]
Mô hình của Villen 1990 trình bày
các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng
của mối quan hệ kinh tế - sinh thái – xã hội
trong quá trình phát triển bền vững của
mỗi quốc gia.
Cụ thể, để môi trường bền vững thì
hệ sinh thái thống nhất, đảm bảo đa dạng
sinh học, khả năng chuyển hóa cao. Kinh
tế là bền vững khi đạt được sự tăng trưởng,
phát triển và hiệu quả. Xã hội bền vững
cũng yêu cầu về bản sắc văn hóa, khả năng
tiếp cận và sự ổn định của mỗi cá nhân, tổ


Hình 1-4: Mô
hình PTBV của
Villen
Nguồn: sinh
viên tổng hợp


16
chức.[11]

Tựu chung lại, phát triển bền vững có 3 trụ cột là Kinh tế, Xã hội và
Môi trường. Mô hình tổng hợp về phát triển bền vững như sau:

Hình 1-5: Mô hình PTBV chung
Nguồn: sinh viên tổng hợp

Theo đó, mỗi hoạt động kinh tế cần đi liền với bảo vệ môi trường và
phù hợp với xã hội. Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững sẽ dựa
trên tính hợp lý (kinh tế và xã hội), tính khả thi (môi trường và xã hội), khả
năng chịu đựng (môi trường và kinh tế). Chính sách tối tưu để phát triển bền
vững du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì cần đảm bảo kết hợp hài hòa các
yếu tố trên.
1.1.2.

PT du lịch sinh thái theo hướng bền vững


17
Định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hetor
Ceballos đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự

nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên
cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động – thực vật hoang
dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá
trong những khu vực này”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa
phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy
chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên
nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái
được hiểu: “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá
địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát
triển bền vững”.
Khái niệm “phát triển du lịch bền vững” không tách rời khỏi khái niệm
“phát triển bền vững”. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới
( UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp
quốc tại Rio de Janerio năm 1992 thì “ Du lịch bền vững là sự phát triển của
các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và
người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai…” .
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 1996) thì “Du
lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du
lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
tương lai”. Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển
bền vững của UNCED. Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ
đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa


18
nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương, đến môi trường sinh thái,
đa dạng sinh học...

Còn theo Hens L. (Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free
University of Brussel, Belgium, 1998), thì “Du lịch bền vững đòi hỏi phải
quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp
ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản
sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm
bảo sự sống”. Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tài
nguyên du lịch để cho du lịch được phát triển bền vững.
Năm 2003, Machado đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức
du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng
đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài
nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự
nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này tập trung
vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du lịch) chứ chưa đề
cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch.
“Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Dưới góc
độ kinh tế mà quan tâm chủ yếu đối với sự phát triển du lịch là lợi nhuận thì:
“ Du lịch bền vững là qúa trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được
mức độ tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời
gian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn không nhất định” ( Viện nghiên cứu
phát triển du lịch, 2001). Tuy nhiên quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích,
phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môi trường
và tài nguyên.
Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại
nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhận thức về một phương thức


19
phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng
cao hiểu biết cho cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức các loại

hình du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…
Mặc dù có những quan điểm chưa thống nhất về khái niệm “Phát triển
bền vững” nhưng theo Khoản 21, Điều 14, Chương 1 – Luật Du lịch Việt
Nam (2005) “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong
tương lai”.
Bài nghiên cứu lựa chọn phân tích theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch
Thế giới ( UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên
hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992. Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các
nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững. Đồng thời
cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh
thái, gìn giữ bản sắc văn hoá.
Có thể nói, phát triển du lịch bền vững được định ra để hướng việc
quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có
thể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hộivà thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính
toàn vẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và
các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống.
1.2.Tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và
xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Sự phát triển của
du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của đất
nước cũng như của khu vực và trên thế giới. Vì vậy để đánh giá phát triển du


20
lịch bền vững một cách chính xác, ở Việt Nam ta dựa vào các tiêu chí cơ bản
sau:
1.2.1. Các tiêu chí về kinh tế
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổn

định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch( khách du lich, thu nhập, cơ sở vật
chất kỹ thuật…). Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi
điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức độ tăng
trưởng sẽ cao hay thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền vững.
Với tiêu chí này cần đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, chỉ số về số lượt khách du lịch, mức chi tiêu và số ngày lưu
trú trung bình của khách.
Khác với quan điểm phát triển du lịch thông thường, hoạt động du lịch
theo quan điểm PTBV được cho là sẽ hiệu quả hơn dù ít khách hơn nhưng
thời gian lưu trú lâu hơn và mức chi tiêu của khách cao hơn. Ngành du lịch
tồn tại lâu dài về cơ bản sẽ chú trọng đến chất hượng dịch vụ hơn là số lượng.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của việc thu hút khách du lịch để
tăng doanh thu. Chỉ tiêu này bao gồm: số lượng tuyệt đối về khách, số ngày
lưu trú trung bình, số khách quay trở lại và khả năng thanh toán, mức độ hài
lòng của khách… Để đánh giá được tính bền vững hay không thì chỉ tiêu này
phải tăng trưởng liên tục năm này qua năm khác trong thời gian tối thiểu hàng
chục năm hoặc lâu hơn.
Thứ hai, tỷ trọng giá trị gia tăng của du lịch trong tổng GRDP địa
phương.
Các hoạt động du lịch đều mang ý nghĩa kinh tế và đều hướng tới mục
tiêu quan trọng là thu nhập, lợi nhuận và đóng góp cho Ngân sách nhà nước.
Thu nhập du lịch là một chỉ tiêu quan ttrọng hàng đầu đối với sự phát triển du


21
lịch cả nước nới chung và của từng địa phương nói riêng; là thước đo cho sự
phát triển và cho sự thành công của ngành Du lịch. Chỉ tiêu thu nhập du lịch
liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch, sự tăng trưởng liên tục của
khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và sẽ đóng góp quan
trọng cho sự phát triên bền vững của du lịch.

Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của địa phương được tính theo
công thức:
M=
Thông qua m, thực trạng phát triển của ngành du lịch trong nền kinh tế
quốc dân được biểu hiện một cách rõ nét. Giá trị m càng cao, ổn định và tăng
theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu PTBV. Cụ
thể, thu nhập du lịch (của một vùng lãnh thổ nào đó) bao gồm tất cả các khoản
thu được do khách du lịch chi trả (khi đến lãnh thổ đó) cho dịch vụ lưu trú và
ăn uống; vận chuyển khách du lịch (không kể vận chuyển quốc tế); các dịch
vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác.
Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chi do ngành Du lịch trực
tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác, nhiều thành phần khác tham gia các
hoạt động du lịch thu.
Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ
người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (dịch vụ y tế,
ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm). Trong
trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác thu.
Do vậy tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không
phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được tính vào tổng thu nhập du lịch.
Thứ ba, mức độ hài lòng của du khách.


22
Chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động có cao thì sự hài lòng
của du khách mới có thể cao. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ và toàn
diện chất lượng du lịch của địa phương. Ngoài ra, nếu mức độ hài lòng của du
khách cao thì thời gian lưu trú cũng lâu hơn, mức độ chi tiêu và khả năng
quay trở lại cũng cao hơn. Từ đó, hoạt động du lịch ổn định và bền vững hơn.
Thứ tư, tỷ lệ khách du lịch quay lại.
Chỉ tiêu này cho phép dự báo một cách chính xác lượng khách du lịch

và xu hướng phát triển của hoạt động du lịch. Đây là một chỉ tiêu rất cần thiết
cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách.
Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càng cao chứng tỏ hoạt động du lịch đang
phát triển đúng hướng và hiệu quả.
1.2.2. Các tiêu chí về tài nguyên – môi trường
Phát triển du lịch bền vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý,
có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác,
sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát
để một mặt đáp ứng được nhu cầu hiện tại, mặt khác phải đẩm bảo cho nhu
cầu phát triển du lịch trong tương lai. Với mục tiêu này, trong quá trình phát
triển, ngành du lịch cần phải có những đóng góp tích cực cho công tác tôn tạo
nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường…để giảm thiểu các tác động của hoạt
động du lịch đến nguồn tài nguyên môi trường.
Thứ nhất, số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và
bảo tồn.
Mục tiêu của phát triển bền vững là nhằm hạn chế tối đa việc khai thác
quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, nhất là các tài nguyên tự nhiên
không có khả năng tái tạo. Chính vì vậy, chỉ tiêu về số lượng các khu, điểm
du lịch được đầu tư bảo tồn và tôn tạo được coi là một trong số các tiêu chí cơ


23
bản của sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch về mặt tài nguyên- môi
trường. Nơi nào càng có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư, bảo tồn, tôn tạo
thì chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở nơi đó càng gần với mục tiêu phát
triển bền vững.
Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch: Việc xây dựng
quy hoạch du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch, các
dự án phát triển du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch,
các dự án phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển

du lịch. Quy hoạch du lịch là quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các nguồn
lực và các điều kiện có liên quan để phát triển du lịch, từ đó xác định các
phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng
tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động của hoạt
động của hoạt động du lịch đến tài nguyên – môi trường, mang lại hiệu quả
cao về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, số lượng các khu, điểm du lịch được
quy hoạch là tiêu chí quan trọng của quá trình phát triển du lịch bền vững về
mặt tài nguyên- xã hội chung của khu vực.
Thứ hai, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra.
Vấn đề môi trường tại các khu, điểm du lịch cần được coi trọng trong
quá trình phát triển du lịch nhằm đạt tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công
tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trường tại các khu vực phát triển du
lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi
trường tại đây và kết quả sẽ là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch.
Việc quản lý và hạn chế những áp lực lên các nguồn tài nguyên và môi
trường được thông qua các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu các chất thải;
mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch; mức độ đầu tư bảo tồn và
duy trì tính đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái đặc hữu đang bị đe


24
doạ là nền tảng cơ bản cho phát triển du lịch bền vững…Việc đánh giá tác
động môi trường tại các khu, điểm du lịch cũng là một tiêu chí quan trọng
đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững. Nếu thiếu, hoặc thực hiện
không đầy đủ các thủ tục đánh giá tác động môi trường thì quá trình phát triển
du lịch sẽ thiếu tính bền vững.
Vấn đề quản lý môi trường tại các khu, điểm du lịch cũng liên quan đến
khả năng sức chứa. Đó là việc quản lý số lượng khách đến không vượt quá
khả năng đáp ứng về tài nguyên và không làm ảnh hưởng đến khả năng phát

triển của các hệ sinh thái trong khu vực.
Thứ ba, mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường là những sản phẩm “xanh”,
có hàm lượng cao các yếu tố thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này
vừa giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm áp lực đối với môi trường; vừa
giúp tận dụng tối đa ưu điểm của tự nhiên và đặc sắc văn hóa của địa phương
để thu hút khách du lịch. Để phát triển các sản phẩm này, các khu du lịch có
thể sử dụng các vật liệu tái chế, quản lý nghiêm lượng chất thải và thực hiện
tốt vệ sinh. Trước tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu biến đổi,
việc sử dụng các sản phẩm này chính là hướng đến sự tăng trưởng xanh theo
hướng bền vững.

1.2.3. Các tiêu chí về xã hội
Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành du lịch phải có những
đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc
làm cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng
trong phát triển, góp phần gỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển.


25
Thứ nhất, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp du
lịch phải có sự thích nghi cao đối với những thay đổi bởi nhiều yếu tố khách
qua và chủ quan. Để hạn chế được những rủi ro trong qua trình hoạt động
chúng ta cần phải phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này
sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân lao động ở địa phương,
cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, thu hút các nguồn lực phát
triển du lịch, phù hợp với tính chất xã hội hóa cao của du lịch, đảm bảo sự
phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế, xã hội.

Thứ hai, công tác quản lý tác động xã hội từ du lịch.
Du lịch là một ngành mang tính xã hội hóa cao, vì vậy các hoạt động
phát triển du lịch không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ lên lên nhiều
mặt của đời sống xã hội trong đó bao gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Để
đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, vấn đề đặt ra ở đây là cần phát
huy hơn nữa những mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạt
động này. Nhiều vấn đề xã hội còn tồn tại hiện nay ở một chừng mực nào đó
liên quan đến phát triển du lịch (ma tuý, nạn mại dâm, hoạt động sòng bạc
không kiểm soát, người lang thang níu kéo ăn xin khách du lịch và nhiều vấn
đề xã hội khác).
Ngoài ra do tính chất của cơ chế thị trường trong hoạt động du lịch,
một số giá trị văn hoá truyền thống có thể bị biến đổi để phù hợp với nhu cầu
của khách, hoặc bị biến đổi do sự du nhập văn hoá ngoại lai…Đây là những
tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững về mặt
xã hội.
Như vậy để kiểm soát và quản lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực
này, cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp luât của Nhà nước và quy định


×