ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Dương Minh Hoàng
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH
THÁI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƯ NHIÊN
Dương Minh Hoàng
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH
THÁI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN,
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Nguyễn Thị Loan
Hà Nội - 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan luận văn: "Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh
thái khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa" là công trình nghiên
cứu của bản thân với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Loan. Nội dung,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước ñây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu
của mình.
Tác giả
Dương Minh Hoàng
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến PGS. TS
Nguyễn Thị Loan, người ñã nhiệt tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Môi trường ñã
dìu dắt, truyền ñạt kiến thức, dạy bảo tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên
Xuân Liên ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, người thân và bạn bè ñã luôn ủng hộ, ñộng
viên và giúp ñỡ trong thời gian qua.
Xin cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Dương Minh Hoàng
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT
An ninh trật tự
BQL
Ban quản lý
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
DLST
Du lịch sinh thái
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐVT
Đơn vị tính
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm nội ñịa
KBT
Khu bảo tồn
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
PTBV
Phát triển bền vững
QĐ
Quyết ñịnh
STT
Số thứ tự
SWOT
Phương pháp phân tích Điểm mạnh Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
TĐPTBQ
Tốc ñộ phát triển bình quân
VH-TT&DL
Van hóa-Thể thao và Du lịch
VQG
Vườn quốc gia
UBND
Ủy ban nhân dân
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 4
1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái bền vững .......................................................... 4
1.2. Phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam...................................... 11
1.3. Tổng quan về Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.............. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 21
2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 25
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên,
tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................................... 25
3.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái......................................................................... 25
3.1.2. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch ...................................... 34
3.2. Thực trạng hoạt ñộng du lịch của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................................ 37
3.2.1. Lượng khách du lịch ñến với Khu BTTN Xuân Liên ................................... 37
3.2.2. Hoạt ñộng lưu trú của du khách ................................................................... 41
3.2.3. Doanh thu từ hoạt ñộng du lịch sinh thái của Khu bảo tồn ........................... 42
3.2.4. Lao ñộng du lịch tại Khu BTTN Xuân Liên................................................. 43
3.2.5. Công tác quản lý và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Khu BTTN
Xuân Liên ............................................................................................................. 45
3.2.6. Hoạt ñộng quảng bá, xúc tiến, phát triển thị trường du lịch.......................... 47
3.2.7. Công tác bảo tồn tài nguyên và vệ sinh môi trường ..................................... 49
iv
3.3. Đánh giá, phân tích tính bền vững của hoạt ñộng du lịch sinh thái Khu Bảo tồn
Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa ............................................................... 51
3.3.1. Du lịch bền vững về kinh tế......................................................................... 51
3.2.2. Du lịch bền vững về tài nguyên - môi trường............................................... 56
3.2.3. Du lịch bền vững về xã hội.......................................................................... 60
3.4. Phân tích ñiểm mạnh - ñiểm yếu - cơ hội - thách thức của DLST Khu BTTN
Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa................................................................................... 62
3.5. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 66
3.5.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế ................................ 66
3.5.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về tài nguyên - môi trường...... 72
3.5.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về xã hội ................................. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 81
1. Kết luận ............................................................................................................ 81
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 83
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 83
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật ñộ dân số, các xã vùng ñệm Khu BTTN Xuân
Liên ...................................................................................................................... 19
Bảng 1.2. Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã vùng ñệm ...................... 19
Bảng 2.1. Danh mục mẫu phiếu ñiều tra................................................................ 22
Bảng 2.2. Mô hình ma trận SWOT cho DLST Khu BTTN Xuân Liên................... 24
Bảng 3.1. Cấu trúc khu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên ................................... 26
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng các loài ñộng vật Khu BTTN Xuân Liên................. 27
Bảng 3.3. Số Lượng Khách Du Lịch ñến với Khu BTTN Xuân Liên..................... 38
Bảng 3.4. Mục Đích Chuyến Đi của du khách ñến Khu BTTN Xuân Liên ............ 39
Bảng 3.5. Cơ cấu thời gian lưu trú của du khách ...................................................... 41
Bảng 3.6. Cơ cấu nơi lưu trú của du khách .............................................................. 41
Bảng 3.7. Doanh thu từ du lịch ở Khu BTTN Xuân Liên giai ñoạn 2010 - 2014.... 42
Bảng 3.8. Trình ñộ lao ñộng của Khu BTTN Xuân Liên năm 2014 ....................... 44
Bảng 3.9. Các văn bản có liên quan ñến quản lý và chính sách phát triển du lịch ở
Khu BTTN Xuân Liên .......................................................................................... 45
Bảng 3.10. Hình thức biết thông tin về Khu BTTN Xuân Liên của du khách ....... 48
Bảng 3.11. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ gia ñình tại các xã vùng ñệm
của Khu BTTN Xuân Liên năm 2013.................................................................... 52
Bảng 3.12. Đánh giá của khách du lịch về Khu BTTN Xuân Liên......................... 54
Bảng 3.13. Đánh giá của du khách về chất lượng môi trường tại Khu BTTN Xuân
Liên ...................................................................................................................... 57
Bảng 3.14. Mức sẵn lòng trả thêm của du khách khi ñến Khu BTTN Xuân Liên... 58
Bảng 3.15. Đánh giá của người dân ñịa phương về ảnh hưởng của du lịch sinh thái
Khu BTTN Xuân Liên .......................................................................................... 62
Bảng 3.16. Phân tích SWOT của du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên ............ 64
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Số lượng khách du lịch ñến với Khu BTTN Xuân Liên (Giai ñoạn 2010 2014)..................................................................................................................... 38
Đồ thị 3.2. Cơ cấu ñộ tuổi của du khách ñến Khu BTTN Xuân Liên ........................ 40
Đồ thị 3.3. Cơ cấu nghề nghiệp của du khách ñến Khu BTTN Xuân Liên ................ 40
Đồ thị 3.4. Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ ở Khu BTTN Xuân Liên........... 43
Hình 3.5. Tốc ñộ phát triển doanh thu hàng năm từ ngành du lịch của Khu BTTN
Xuân Liên ( Giai ñoạn 2010 - 2014)...................................................................... 51
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm gần ñây, ngành du lịch Việt Nam ñã có những bước phát
triển ñáng ghi nhận, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội của ñất nước. Năm 2012, Việt Nam ñón ñược trên 6,5 triệu khách du lịch quốc
tế; 35 triệu khách du lịch nội ñịa; thu nhập du lịch ñạt 160 ngàn tỷ ñồng, ñóng góp
trên 5,0% vào tổng GDP cả nước. Phát triển du lịch còn tạo nhiều việc làm cho xã
hội, góp phần tích cực vào công cuộc xóa ñói giảm nghèo.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam ñến năm 2020, tầm nhìn ñến năm
2030 ñã xác ñịnh mục tiêu: "Đến năm 2020, du lịch cả nước cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn…; sản phâm du lịch ñạt chât lượng cao, ña dạng, có
thương hiêu, mang ñâm bản sắc văn hóa dân tôc, cạnh tranh ñược với các nước
trong khu vực và thế giới". Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển du lịch cả
nước, mỗi vùng, miền; mỗi ñịa phương cần phải thực hiện chiến lược và mục tiêu
phát triển du lịch trên ñịa bàn trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch ñộc ñáo,
ñặc sắc, có thế mạnh nổi trôi.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng ñể phát triển du lịch sinh thái với các
Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên có có tính ña dạng sinh học cao. Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa
ñược thành lập tháng 12 năm 1999 với tổng diện tích khu vực là 27.668 ha ñược
ñánh giá là nơi có nhiều tiềm năng về ñiều kiện tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã
hội ñể phát triển du lịch sinh thái. Nơi ñây có giá trị ña dạng sinh học cao với các hệ
sinh thái rừng, các khu hệ ñộng thực vật rừng mới lạ rất phong phú và ña dạng, cảnh
quan thiên nhiên ñộc ñáo với những thác nước, những hang ñộng; những bản sắc
văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái - Mường; có di tích lịch sử ñền Cầm
Bá Thước - Bà Chúa thượng ngàn, di tích hội thề Lũng Nhai; bên trong có một diện
tích mặt hồ rộng lớn gần 3.000 ha quanh năm mát mẻ,… Có thể nói với ñặc thù ña
dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên so
1
với các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia khác trên ñịa bàn tỉnh Thanh Hoá có những ưu
ñiểm nổi bật về tài nguyên du lịch mà các khu vực khác khó có thể có ñược. Đây là
một tiềm năng rất lớn cho khai thác, thu hút hoạt ñộng du lịch sinh thái thăm quan,
nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên du lịch sinh thái ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên vẫn còn ở
dạng tiềm năng, các hoạt ñông và dich vu du lich hiện nay ở Khu bảo tồn chỉ mang tinh
tư phat quy mô nhỏ. Chính vì vậy du lịch sinh thái ở ñây vẫn còn nhiều hạn chế. Ban
quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên và UBND huyện Thường Xuân cũng ñã
có biện pháp cũng như quy hoạch ñể phát triển loại hình du lịch sinh thái ở ñây, tuy
nhiên kế hoạch ñặt ra ñến nay vẫn không ñạt ñược mục tiêu do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
Do vậy ñề tài "Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái khu bảo
tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa" có tính cấp thiết và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và ñánh giá các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái theo hướng
bền vững tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích ñiểm mạnh - ñiểm yếu - cơ hội - thách thức của DLST Khu
BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển du lịch sinh
thái theo hướng bền vững Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
trong thời gian tới.
3. Nội dung nghiên cứu
- Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái bền vững ñối với ñời sống
kinh tế - xã hội - môi trường nói chung và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên,
tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
2
- Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân
Liên, tỉnh Thanh Hóa.
- Thực trạng về hoạt ñộng ngành du lịch tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân
Liên, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch
sinh thái tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
- Các giải pháp chủ yếu ñể có thể góp phần phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
- Đưa ra những ñề xuất, kiến nghị sau khi nghiên cứu.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái bền vững
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương ñối mới trong những
năm gần ñây và ñã nhanh chóng thu hút ñược sự quan tâm của nhiều người hoạt
ñộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, ñược hiểu theo
những cách khác nhau từ những góc ñộ tiếp cận khác nhau. DLST bắt nguồn từ du
lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan niệm, DLST là loại hình du
lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác ñộng tiêu cực ñến sự tồn tại và phát triển
của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt ñộng du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST
ñồng nghĩa với du lịch ñạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi
cho môi trường hay có tính bền vững.
Định nghĩa tương ñối hoàn chỉnh về DLST lần ñầu tiên ñược Hector Cebllos
– Lascurain ñưa ra năm 1987: “DLST là du lịch ñến những khu vực tự nhiên còn ít
bị ô nhiễm hoặc ít bị thay ñổi, với mục ñích ñặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý
thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa ñược khám phá”. [9]
Ngoài những khái niệm và ñịnh nghĩa trên còn có một số ñịnh nghĩa mở rộng
hơn về nội dung của DLST.
Theo ñịnh nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế thì:"Du lịch sinh thái
là việc ñi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn ñược môi
trường và cải thiện phúc lợi cho người dân ñịa phương". [5] [9]
"DLST là du lịch ñến các khu vực còn tương ñối hoang sơ với mục ñích tìm
hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay ñổi sự toàn vẹn
của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế ñể ủng hộ việc bảo
tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân ñịa phương" (Wood,
1991). [9]
“DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến ñổi. Nó phải
ñóng góp vào BTTN và phúc lợi của dân ñịa phương” (L. Hens, 1998). [1]
4
“DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến ñổi, có mục
ñích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi
trường. Không làm biến ñổi tình trạng của hệ sinh thái, ñồng thời tạo cơ hội ñể
phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng
ñồng ñịa phương” (Hiệp hội DLST Hoa kỳ, 1998). [1] [6]
“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và ñịnh hướng về môi
trường tự nhiên và nhân văn, ñược quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh
thái” (Hiệp hội DLST Australia). [1] [5] [9]
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở
Việt Nam” từ 7/9/1999 ñến 9/9/1999 ñã ñưa ra ñịnh nghĩa về DLST là: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản ñịa, gắn với giáo dục môi
trường, có ñóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích
cực của cộng ñồng ñịa phương”. [1] [3] [5]
Cho ñến nay, khái niệm DLST vẫn còn ñược hiểu dưới nhiều góc ñộ khác
nhau, với những tên gọi khác nhau. Đa số ý kiến của các chuyên gia hàng ñầu về
DLST ñều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các
hoạt ñộng bảo tồn và ñược nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh
thái. Du khách sẽ ñược hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi
trường ñể nâng cao hiểu biết, cảm nhận ñược giá trị thiên nhiên và văn hóa mà
không gây ra những tác ñộng không thể chấp nhận ñối với các hệ sinh thái và văn
hóa bản ñịa.
1.1.2. Các ñặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
DLST là một dạng của hoạt ñộng du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả
những ñặc trưng cơ bản của hoạt ñộng du lịch nói chung, bao gồm: [9]
Tính ña ngành: Tính ña ngành thể hiện ở ñối tượng ñược khai thác ñể phục
vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn
thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp
cho khách du lịch (ñiện, nước, nông sản, hàng hóa,…).
5
Tính ña thành phần: Biểu hiện ở tính ña dạng trong thành phần khách du
lịch, những người phục vụ du lịch, cộng ñồng ñịa phương, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt ñộng du lịch.
Tính ña mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích ña dạng về bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và
người tham gia hoạt ñộng dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và
nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
ñiểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt ñộng du lịch tập trung với
cường ñộ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ
cuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ
sản phẩm du lịch).
Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục ñích ñi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm
du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã
hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt ñộng du lịch.
Bên cạnh các ñặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa
những ñặc trưng riêng, bao gồm:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn
nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về ña dạng sinh học
và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt ñộng du lịch gây nên những áp lực ñối với
môi trường, và DLST ñược coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu
phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính ña dạng
sinh học: Hoạt ñộng DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, qua ñó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
6
nhiên cũng như thúc ñẩy các hoạt ñộng bảo tồn, ñảm bảo yêu cầu phát triển bền
vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng ñồng ñịa phương: Cộng ñồng ñịa phương
chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại ñịa phương
mình. Phát triển DLST hướng con người ñến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị
cao về ña dạng sinh học, ñiều này ñặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự
tham gia của cộng ñồng ñịa phương tại khu vực ñó, bởi vì hơn ai hết chính những
người dân ñịa phương hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia
của cộng ñồng ñịa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ
các nguồn tài nguyên và môi trường, ñồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa
nhận thức cho cộng ñồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng ñồng.
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch sinh thái bền vững
“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt ñộng du lịch nhằm ñáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản ñịa trong khi ñó vẫn quan tâm
ñến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương
lai” [1]. Du lịch bền vững ñưa ra kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, mặt khác vẫn duy trì
ñược sự toàn vẹn về mặt xã hội, sự ña dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ
sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho con người.
Phát triển DLST bền vững không những ñóng góp tích cực cho sự phát triển
bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác ñộng của khách du lịch ñến văn hóa và
môi trường, ñảm bảo cho ñịa phương ñược hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch
mang lại và cần chú trọng ñến những ñóng góp tài chính cho việc BTTN. Phát triển
DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị ñạo ñức (Allen K., 1993).
Theo ñánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du
lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố: [4]
- Thứ nhất là thị trường thế giới về những ñiểm du lịch mới và các sản phẩm
du lịch ngày càng gia tăng.
7
- Thứ hai là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thứ ba là du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện
phúc lợi cho các cộng ñồng.
Trong nền công nghiệp du lịch ñương ñại, cả ba nhân tố trên gắn bó chặt chẽ
với nhau, ñể cho người ta nhận biết như một ngành DLST, ñảm bảo môi trường và
cảnh quan cho mọi ñiểm du lịch. Chính vì vậy, các chuyên gia du lịch ñã khẳng
ñịnh “cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự
phát triển cộng ñồng và bảo tồn là vô cùng quan trọng”.
1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững
Là một bộ phận ñặc biệt của du lịch, nên trước hết muốn ñảm bảo phát triển
bền vững thì DLST nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ 10 nguyên tắc cơ bản của
DLBV [6]. Tuy nhiên với ñặc thù lấy ñối tượng du lịch là các hệ tự nhiên còn hoang
sơ, DLST còn ñòi hỏi thêm một số nguyên tắc cơ bản của riêng nó: [1] [2] [16] [20]
- DLST nên khởi ñầu với sự giúp ñỡ của những thông tin cơ bản nhưng ña
dạng của cộng ñồng và cộng ñồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du
lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân ñối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững
nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST.
- Bảo tồn tính ña dạng về tự nhiên, văn hóa,… vì DLST lấy bảo tồn là tiêu
chí hàng ñầu trong hoạt ñộng, khai thác du lịch chỉ là hoạt ñộng thứ yếu.
- Thúc ñẩy chương trình giáo dục và huấn luyện ñể cải thiện, quản lý di sản
và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác ñộng giảm thiểu mức tiêu
thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt ñể nhằm nâng cao
chất lượng môi trường.
- Trong quá trình khai thác hoạt ñộng DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ
phát triển kinh tế ñịa phương, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt ñộng
DLST từ ñịa bàn sở tại.
8
- Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của ñịa
phương, vùng và của quốc gia.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng ñồng ñịa phương. Điều này không chỉ
ñem lại lợi ích cho cộng ñồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường
khả năng ñáp ứng các thị hiếu của du khách.
- Triển khai các hoạt ñộng tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn
giữa công nghiệp du lịch và cộng ñồng ñịa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm
ñảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung ñột có thể nảy sinh.
- Phải cung cấp cho du khách những thông tin ñầy ñủ và có trách nhiệm
nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách ñến môi trường tự nhiên, xã hội và văn
hóa khu du lịch, qua ñó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.
- Tổ chức ñào tạo cán bộ quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ
trong họat ñộng kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển bền vững du lịch sinh thái [2] [8] [18]
DLST là loại hình du lịch có thể ñáp ứng ñầy ñủ các yêu cầu của du lịch bền
vững, vì vậy DLST có ý nghĩa rất lớn ñối với phát triển du lịch bền vững của một
vùng hay một quốc gia, phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới. Những ñóng
góp của DLST ñược thể hiện qua các mặt sau:
1.1.5.1. Ý nghĩa về kinh tế
Phát triển loại hình DLST ñúng nghĩa, sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế,
tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao ñộng. Tài nguyên thiên
nhiên (Sông, biển, ñất ñai, rừng, khí hậu,…) thực sự ñược khai thác phục vụ cho
tăng trưởng kinh tế. Việc ñiều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch
vụ - nông nghiệp ñược thực hiện. Trong khi ñó, tài nguyên thiên nhiên một mặt vẫn
ñược khai thác ñể phục vụ tăng trưởng, mặt khác vẫn ñược bảo tồn, gìn giữ ñảm bảo
cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Phát triển DLST sẽ thu hút các nguồn vốn ñầu tư trong nước và nguồn vốn
ñầu tư nước ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ có ñiều kiện ñầu tư theo hướng hiện
ñại hoá, ñặc biệt là ñối với các vùng xa xôi hẻo lánh, làm giảm sự chênh lệch về
9
trình ñộ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các vùng. DLST góp phần tôn
vinh những giá trị văn hoá bản ñịa, các làng nghề truyền thống ñược duy trì, phát
triển, ñem lại lợi ích kinh tế cho cộng ñồng cũng như lợi ích quốc gia.
1.1.5.2. Ý nghĩa về môi trường
Trong hoạt ñộng DLST, việc sử dụng những phương tiên vận chuyển thô sơ,
sử dụng các kết cấu xây dựng ñơn giản sẽ làm giảm mức ñộ ô nhiễm môi trường.
Việc thực hiện giáo dục và diễn giải môi trường sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của
người dân, của các nhà ñiều hành du lịch cũng như của khách du lịch ñối với việc
nhận thức vai trò của những giá trị tự nhiên và văn hoá ñối với ñời sống của họ. Từ
ñó, người dân sẽ nỗ lực ñối bảo vệ, bảo tồn những nguồn tài nguyên ñó.
Hoạt ñộng DLST sẽ ñóng góp nguồn kinh phí thu ñược từ hoạt ñộng du lịch
cho những nỗ lực nhằm bảo tồn thiên nhiên và văn hoá. Hoạt ñộng DLST quan tâm
tới giới hạn của việc khai thác thông qua khái niệm sức chứa du lịch, tránh ñược
tình trạng quá tải trong hoạt ñộng từ ñó mà giảm những tác ñộng tiêu cực.
1.1.5.3. Ý nghĩa về xã hội
DLST luôn gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất ñịnh mà sự gắn kết cộng
ñồng ñược xem là nền tảng, là ñặc tính hàng ñầu trong ñời sống văn hoá bản ñịa.
Hoạt ñộng DLST sẽ tạo ñiều kiện cho cộng ñồng dân cư ñịa phương cung cấp các
yếu tố ñầu vào cho hoạt ñộng du lịch: lương thực, thực phẩm, hàng lưu niệm, cung
cấp nơi ăn, chốn ở cho du khách. Đồng thời, hoạt ñộng DLST cũng ñem lại cho
người dân ñịa phương việc làm trực tiếp, thu nhập, hoạt ñộng giao lưu văn hoá,…
tạo ra ñược mối ñoàn kết trong cộng ñồng, ñoàn kết dân tộc và quốc tế.
DLST hoạt ñộng chủ yếu ở những vùng xa dân cư, hẻo lánh, những nơi mà
việc ñầu tư phát triển các ngành kinh tế khác gặp rất nhiều khó khăn. DLST tạo
công ăn việc làm cho người lao ñộng bản xứ, công cuộc xoá ñói, giảm nghèo ñược
thực hiện, tạo ra sự phát triển cân ñối, ñồng ñều, xoá dần sự cách biệt về trình ñộ
phát triển kinh tế và trình ñộ văn hoá, giảm thiểu ảnh hưởng của những văn hoá lai
căng, không lành mạnh, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống của cộng ñồng dân cư.
10
1.2. Phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Một vài kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn quốc
gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới
1.2.1.1. Du lịch sinh thái tại VQG Galápagos - Ecuador [19] [23]
Năm 1934 Chính phủ Ecuador thành lập Khu bảo tồn ñộng vật hoang dã tự
nhiên tại quần ñảo Galápagos của Ecuador. Du lịch bắt ñầu ở vùng biển ñảo này vào
năm 1969 và từ ñó các hoạt ñộng du lịch tăng lên liên tục. Mặc dù có chưa tới hơn
5.000 khách năm 1970, số khách tăng lên ñến hơn 66.000 năm 1999.
Có rất nhiều biện pháp và quy ñịnh ñã ñược áp dụng, nhằm tăng cường hơn
nữa hiệu quả công tác bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường tại quần ñảo như: giới
hạn công suất chứa khách dành cho từng ñiểm tham quan trên cạn, giám sát các
ñiểm du lịch; ñào tạo, cấp giấy phép cho các hướng dẫn viên du lịch; cung cấp
thông tin du lịch chi tiết về Galapagos; xây dựng hệ thống tổng hợp, xử lý thông tin
bằng máy tính ñiện tử… Mỗi khi tham quan tại các ñịa danh cụ thể của Galapagos,
du khách phải có cam kết không xâm hại môi trường, hệ ñộng, thực vật tại quần ñảo
và phải chịu sự giám sát của hướng dẫn viên ñã qua ñào tạo và ñược cấp chứng chỉ.
VQG Galápagos thu phí vào cổng, hoặc tham quan dành cho du khách với
những mức phí khác nhau ñược xác ñịnh theo Luật Đặc biệt về Bảo tồn và Phát
triển Bền vững Quần ñảo Galápagos. DLST ở VQG Galápagos mang lại những
nguồn kinh phí quan trọng có lợi cho việc quản lý và bảo tồn các giá trị ña dạng
sinh học nơi ñây từ việc phân bổ nguồn thu từ phí sử dụng của du khách theo ñó 45
% ñược trích lại trực tiếp cho Ban quản lý VQG Galápagos và khu bảo tồn biển.
1.2.1.2. Du lịch sinh thái tại khu bảo tồn Annapurna - Nepal [19] [24]
Dự án bảo tồn khu vực Annapurna của Nepal ñược tiến hành vào năm 1986
bắt ñầu bằng một dựa án nhỏ tại làng Ghanduk. Bên cạnh việc xây dựng nhiều vườn
ươm thực vật phục vụ cho các chương trình trồng mới và trồng lại rừng thì người
dân ñịa phương ñược tham gia vào các chương trình ñào tạo ñặc biệt về lâm nghiệp
và ñược hưởng các quyền lợi ñặc biệt trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên rừng
ñó nếu như họ ký cam kết bảo vệ rừng. Tiếp theo ñó là các hoạt ñộng nhằm thay thế
11
dần các nguồn nhiên liệu và năng lượng truyền thống bằng các nguồn nhiên liệu và
năng lượng mới.
Người dân trong khu vực khu bảo tồn ñã bỏ dần tập quán sinh hoạt truyền
thống của mình, thay vào ñó là các hoạt ñộng theo hướng có lợi cho môi trường. Du
khách ñến ñây ñược cung cấp các thông tin miễn phí về du lịch, cũng như những lời
căn dặn về những quy ñịnh nghiêm ngặt trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
trong khu vực.
Một vấn ñề nữa là việc xử lý chất thải rắn. Tại khu bảo tồn Annapurna, mỗi
nhà trọ ñều có hai hố rác thải: một dùng ñể chứa những thứ có thể phân huỷ hoặc
ñốt ñược, một ñể chứa những thứ không thể phân huỷ sinh vật ñược. Ngoài ra,
người ta còn thường xuyên bắt gặp cảnh các quan chức cơ quan ñịa phương, sinh
viên và dân làng cùng làm vệ sinh, thu dọn rác, khơi thông nguồn nước mặt, tu bổ
lại các ñịa ñiểm thăm quan, nhất là vào cuối những mùa du lịch.
Năm 1989, Chính phủ Nepal quyết ñịnh cho thu phí thăm quan khu bảo tồn
Annapurna, với mức 1000 rupi/khách cho một hành trình tham quan kéo dài 7 ngày.
Toàn bộ số tiền này ñều ñược tái ñầu tư trực tiếp cho khu bảo tồn trong ñó 40-60%
ñược chi cho công tác quản lý và phát triển các hoạt ñộng của cư dân vùng ñệm.
1.2.1.3. Du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Maasai Mara - Kenya [19] [25]
VQG Maasai Mara nằm ở nằm Tây nam Kenya (là phần nối tiếp về phía Bắc
của Khu BTTN Serengeti của Tanzania) rộng khoảng 1.500km2, ñây là nơi thu hút
du khách quốc tế chủ yếu và nguồn thu ngoại tệ chính cho ñất nước này. Những
hoạt ñộng quản lý và phát triển DLST ở VQG này ñược thực hiện qua các công việc
cụ thể là:
- Kiểm soát lượng khách ra vào và ñóng góp cho ngân sách ñịa phương: Ban
quản lý và chính quyền ñịa phương ñã áp dụng biện pháp nâng mức phí tham quan
khu bảo tồn từ 15 USD/lượt người lớn và 7USD/lượt trẻ em lên mức ñồng hạng
60USD/lượt khách tham quan và không quá 24h.
- Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế - năng lượng mặt trời: Các cơ sở
lưu trú tại Maasai Mara ñược thiết kế dưới hình dạng của những ngôi lều bạt ẩn
12
dưới các tán rừng. Các cơ sở lưu trú tại ñây ñều sử dụng ñiện năng lượng mặt trời
ñể chiếu sáng và phục vụ sinh hoạt.
- Quản lý chất thải: Chất trong phạm vi khu du lịch ñược thu gom tại một
ñiểm và phân loại: các chất thải hữu cơ ñược tái chế thành các chất tẩy rửa sinh học,
nước thải sau khi ñược xử lý lắng lọc một phần quay trở lại thành nguồn nước mặt
tự nhiên một phần ñược lưu dẫn ñến sử dụng trong các công trường xây dựng nhà
và trường học cho con em người dân tộc thiểu số.
- Bảo vệ nguồn nước sạch: Hạn chế sử dụng nước ở những thời ñiểm nhất
ñịnh trong ngày, lắp ñặt vòi hoa sen áp suất thấp và thu gom và tái sử dụng nguồn
nước mưa.
- Giải quyết xung ñột của con người - ñộng vật hoang dã: Để ñảm bảo an
toàn cho không chỉ cộng ñồng mà cả khách du lịch, việc dựng nên các hàng rào
ngăn cách giữa khu vực nghỉ dưỡng dành riêng cho khách du lịch với khu vực tự
nhiên ñang là một trong những biện pháp hữu hiệu.
1.2.2. Một vài ví dụ về du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia và Khu bảo
tồn thiên nhiên của Việt Nam [11] [13] [22]
1.2.2.1. Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một di sản thiên nhiên thế giới của
tỉnh Quảng Bình ñược UNESCO công nhận năm 2002. Tại khu bảo tồn này có hệ
thống hang ñộng kỳ vĩ, rừng nguyên sinh, hệ ñộng thực vật ña dạng, hệ thống núi ñá
vôi rộng lớn có ñiều kiện thuận lợi ñể phát triển DLST. Với những tiềm năng sẵn có
bước ñầu Quảng Bình ñã tận dụng nguồn lực của mình ñể phát triển DLST. Du lịch
ñã tác ñộng tích cực ñến kinh tế: Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn thu ngoại
tệ…
Để có ñược những kết quả bước ñầu mà du lịch sinh thái Quảng Bình có
ñược trong thời gian qua thì do một số nguyên nhân sau: Lãnh ñạo tỉnh, các ban
ngành ñịa phương và người dân có nhận thức ñúng ñắn về vai trò, vị trí và tầm quan
trọng của du lịch và DLST, từ ñó ñề ra nhiều chính sách phù hợp ñể phát triển. Bên
13
cạnh ñó có sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các ngành các ñịa phương trong công tác quy hoạch và quản lý… Đặc
biệt ở Quảng Bình bước ñầu ñã khuyến khích người dân ñịa phương tham gia vào
hoạt ñộng kinh doanh du lịch. Hoạt ñộng này không chỉ tạo ra công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho người dân ñịa phương mà có tác dụng rất lớn ñến việc bảo vệ môi
trường, giữ gìn sinh thái. Tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn
Trạch không còn vào rừng khai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thu
nhập chính của người dân xã Sơn Trạch trước ñây) và họ ý thức ñược việc bảo tồn
khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ.
1.2.2.2. Du lịch sinh thái Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng ngập mặn Cần
Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Rừng ngập mặn Cần Giờ ñược UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới vào năm 2000 tài nguyên rừng và hệ ñộng thực vật rừng ngập mặn
rất phong phú là ñịa chỉ quen thuộc của du khách ñến thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thức ñược giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tại Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh ñã ñưa ra chủ trương quy hoạch huyện Cần Giờ thành
Khu ñô thị sinh thái rừng - biển. Để bảo vệ môi trường, thành phố khuyến khích các
doanh nghiệp ñầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch, hạn chế tối ña sản xuất
công nghiệp ñể ñảm bảo môi trường sinh thái rừng ngập mặn, tiến hành nạo vét
khơi thông trên 14.000m cống các loại, trên 1.400 hầm ga ñảm bảo thoát nước, vận
chuyển xử lý 31 tấn rác/ngày, trang bị hơn 700 thùng rác các loại cho các xã, thị
trấn; lập danh mục ñầu tư 15 công trình nạo vét, san lấp, xây dựng, nâng cấp, sửa
chữa cống thoát nước trong khu dân cư,…
Đến nay, huyện Cần Giờ ñã có trên 50 ñơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch,
Các sản phẩm du lịch khá phong phú ña dạng, tuyến du lịch biển Cần Giờ-Vũng
Tàu - Mũi Né ñã ñược triển khai,… Nhờ ñó, tốc ñộ tăng trưởng của ngành du lịch
Cần Giờ bình quân tăng 24%/năm, DLST Cần Giờ ñược quảng bá ngày càng rộng
rãi. 3 năm gần ñây, Cần Giờ ñã thu hút ñược 1.200.000 lượt khách du lịch ñã ñem
14
lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân huyện ñảo Cần Giờ nói riêng và
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Mới ñây nhất vào tháng 1/2015, Cần Giờ vinh dự ñược 4 tổ chức hàng ñầu
về du lịch bền vững: TravelMole.com, Vision on Sustainable Tourism, Totem
Tourism and Green Destinations và Hội ñồng Du lịch bền vững toàn cầu vinh danh
là 1 trong 100 ñịa danh du lịch bền vững thế giới.
1.2.2.3. Du lịch sinh thái Bản Pác Ngòi, VQG Ba Bể, Bắc Cạn
Bản Pác Ngòi nằm trong vùng lõi của VQG Ba Bể, nơi ñây có ñiều kiện tự
nhiên phong phú thích hợp với phát triển DLST. Để khai thác những giá trị tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa ñịa phương phục vụ du lịch, Sở VH-TT&DL tỉnh
Bắc Cạn ñã triển khai một số dự án, ñặc biệt là “Dự án Bảo tồn và Phát triển làng
văn hóa truyền thống bản Pác Ngòi”. Tại bản Pác Ngòi, ñã xây dựng, ñầu tư các
trang thiết bị cho nhà văn hóa cộng ñồng, bảo tồn cảnh quan môi trường sinh thái,
hỗ trợ tôn tạo các nhà sàn cổ, tập huấn cho cộng ñồng dân cư về DLST,…nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo tồn và làm phong phú thêm vốn văn hóa
ñặc sắc của người dân bản ñịa, qua ñó gắn phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn
hóa dân tộc.
Mô hình homestay tại bản Pác Ngòi khá phát triển, hầu hết các gia ñình trong
bản ñều có thể ñón và phục vụ khách, với giá cả từ 70.000ñ - 100.000ñ/một ngày
khách. Khách có thể ăn, ở với ñại gia ñình bản Pác Ngòi. Bản ñã thành lập một ñội
văn nghệ truyền thống ñể phục vụ khách một cách thường xuyên. Vào dịp ñầu xuân,
khách du lịch sẽ ñược hưởng trọn vẹn Lễ hội Lồng Tồng của người Tày trong Hội
Xuân Ba Bể ñược tổ chức tại xã Nam Mẫu vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm.
Với những nỗ lực của chính quyền các cấp và cộng ñồng dân cư ñịa phương,
khách du lịch ñến với Hồ Ba Bể tăng qua từng năm: Năm 2004 là 52.000 lượt
khách, năm 2010 là 150.000 lượt khách, thì năm 2011 ñã là 193.000 lượt khách với
doanh thu 135 tỷ ñồng.
15
1.3. Tổng quan về Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
1.3.1. Điều kiện tự nhiên [15] [21]
1.3.1.1. Vị trí ñịa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc ñịa giới hành chính huyện Thường
Xuân, cách Thành phố Thanh Hoá 65 km về hướng Tây Nam với toạ ñộ ñịa lý:
190052' - 200002' ñộ vĩ Bắc; 1040058' - 1050015' ñộ kinh Đông.
- Phía Bắc ñược giới hạn bởi sông Khao.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An giới hạn bởi ngọn Bù Ta Leo.
- Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và Phần còn lại của xã Bát Mọt.
- Phía Đông ñược giới hạn bởi ngọn Bù Khang và ñập Thuỷ ñiện Cửa Đạt.
Diện tích Khu BTTN Xuân Liên là 23.815,5 ha trong ñó: Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt: 10.455,5 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 11.960,2 ha; phân khu dịch
vụ hành chính: 1.399,8 ha. Vùng ñệm của KBT có diện tích 36.420,6 ha thuộc ñịa
bàn của 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân của huyện
Thường Xuân.
1.3.1.2. Đặc ñiểm ñịa hình
Nền ñịa chất của vùng rất ña dạng, bao gồm cả ñá trầm tích, ñá phiến, spilite,
aldezite, và nhiều loại ñá biến chất khác như ñá lửa và ñá kính. Địa hình ở Khu
BTTN Xuân Liên ñược ñặc trưng bởi các dãy núi từ 800 -1.600m và bị chia cắt bởi
những thung lũng sâu và hẹp, các sườn dốc từ Tây sang Đông. Địa hình phía ñông
ñặc trưng là vùng chân núi có ñộ dốc vừa phải. Xuân Liên có một số ñỉnh núi cao
gồm: ñỉnh Tà Leo (1.400m), ñỉnh Bù gió (1.563m), ñỉnh Bù Hòn Hàn (1.208m) và
một ngọn núi không có tên cao 1.605m. Địa hình Khu BTTN Xuân Liên gồm 2 tiểu
vùng: núi trung bình, núi thấp xen giữa thung lũng; ñồi bát úp.
- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp xen giữa các thung lũng gồm các xã:
Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân. Độ cao trung bình 500 - 900m, ñộ dốc 250-320.
- Tiểu vùng ñồi bát úp gồm các xã: Lương Sơn và Xuân Cẩm.
Độ cao trung bình 150 - 500m, ñộ dốc 150 - 250.
16