Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và thực trạng sử dụng báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.18 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Gần 30 năm đổi mới đất nước, cùng với nền kinh tế, nền báo chí Việt Nam
đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Báo chí đã
bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc; tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả. Vai trò của báo
chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt trong quá trình đấu tranh
chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội nhu cầu sử dụng báo
chí ngày càng cao. Tuy nhiên, khi mà sự phát triển không đi cùng với việc nâng
cao năng lực quản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập,
thiếu ổn định. Đó chính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích đối
tượng phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia, nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu
tầm thường, đăng bài dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục,
nhiều địa phương vì lý do này hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của
phóng viên, cung cấp thông tin sai lệch…
Lý do chọn đề tài: Do nhận thức được tầm quan trọng của báo chí Việt
Nam cũng như đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta
trong những năm gần đây, tác giả đã chọn đề tài “ Xác định, phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến thực trạng và nhu cầu sử dụng báo chí Việt Nam” . Với
trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Em rất mong nhận được sự góp ý
của thầy cô giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn.

1


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ
1. Khái quát về báo chí
a. Khái niệm, đặc điểm báo chí
 Khái niệm báo chí
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới


như hiện nay hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóng
vai trò quan trọng trọng đời sống xã hội. Báo chí đang thực sự có những bước
đột biến, đi vào chiều sâu về cả chất và lượng. Theo triết học cổ Hy Lạp “Chữ
báo chí xuất phát từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và
được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế
giới xung quang đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh
một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo – tác phẩm –
công chúng”.
Một số quan điểm khác thì không định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn
liền với báo chí truyền thông. Ở cách hiểu này, trong Từ điển Tiếng Việt của
Viện ngôn ngữ học định nghĩa báo chí truyền thông hiểu theo nghĩa chung nhất
và trừu tượng nhất là “ quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng”.
Điều 3 Luật báo chí năm 1999 quy định: Báo chí nói trong Luật này là báo
chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn),
báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương
trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác
nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Điều 3 Luật báo chí

2


chưa được xem như một định nghĩa chính thức về báo chí nhưng với cách liệt kê
như trên đã chỉ rõ các loại hình báo chí trong xã hội và sẽ được làm căn cứ chủ
yếu để tìm hiểu tất cả các nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước đối với hoạt
động báo chí.
 Đặc điểm báo chí:
- Báo chí mang tính lịch sử: Trước nhu cầu thông tin và truyền tin của xã
hội, báo chí đã xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của con người. Báo
chí là một phạm trù lịch sử, nó sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của con

người. Ngày nay, chưa có một nhà nghiên cứu nào có thể tiên liệu trước sự mất
đi của báo chí.Tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đay, báo chí đã có nhiều
thay đổi để đuổi kịp sự phát triển của thế giới. Bên cạnh các loại báo in, báo
truyền hình, phát thanh đã hình thành khá lâu thì loại hình báo điện tử đã được
triển khai mạnh mẽ và đang hứa hẹn là một loại hình phát triển nhanh tại Việt
Nam trong thời gian tới.Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí việt Nam
cũng chịu sự ảnh hưởng ít nhiều từ các xu hương trong làng báo quốc tế. Trên
cơ sở tận dụng những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế giới, nền báo chí
Việt Nam đã tích cực đổi mới. Từ những trang báo nghèo nàn về mặt thiết kế,
đến nay những trang báo đã được thực hiện maquette đẹp hơn, không còn tình
trạng cả trang báo chí toàn chữ, các yếu tố đồ họa đã được chú trọng.
- Báo chí mang tính quần chúng: Đây là một đặc điểm cơ bản và đặc thù
của báo chí. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của báo chsi, tính chất
quần chúng luôn có vị trí rất quan trọng và là yếu tố để báo chí tồn tại. Nguyên
nhân của sự xuất hiện báo chí từ những nhu cầu có thực của một bộ phận quần
chúng trong xã hội. Từ nhâu cầu tìm hiểu và truyền tải thông tin cũng như mong
3


muốn thông báo đến cộng đồng xã hội những chủ sự kiện về quân sự. lễ hội vaen
hóa xảy ra, báo chí xuất hiện và mang lại các giá trị to lớn về mặt tinh thần cho
con người. Báo chí cần đến quần chúng để làm cơ sở tồn tại của mình. Ngược
lại, quần chúng cần đến báo chí như một món ăn tinh thần, nhịp càu chia sẻ
thông tin và các chỉ dẫn có tính định hướng trong cuộc sống Trong giai đoạn
hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở nên thông dụng
thì tính quần chúng của báo chí được biểu hiện rất rõ. Nhận thức một cách sâu
sắc đặc điểm này của báo chí sẽ giúp cho các nhà quản lý rất nhiều trong nhiệm
vụ quản lý hiệu quả các hoạt động báo chí, phát triển các yếu tố tích cực của báo
chí, giảm thiểu và hạn ché những nguy cơ gây hại trong hoạt động báo chí, góp
phần vào sự giữ gìn, ổn định an ninh trật tự xã hội, phát triển kinh tế và chủ động

hội nhập với thế giới.
- Báo chí mang tính chính trị: Báo chí tự bản thân không mang tính chính
trị nhưng các giai cấp, các lực lượng xã hội luôn muốn lợi dụng nó để phục vụ
cho lợi ích chính trị của mình. Vì thế, báo chí mang tính chính trị sâu sắc. Ngoài
ra, báo chí không chỉ là nhu cầu thông tin, giải trí về mawtjtinh thân mà còn ảnh
hưởng đến các vấn đề xã hội, đến quan hệ quần chúng, quan hệ dân tộc và quan
hệ quốc tế. Báo chí chính là sợi liên kết mọi người và có tình hiệu quả rất cao
nên dễ tác động đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
- Báo chí mang tính kinh tế: Tuy báo chí ra đời với nhu cầu truyền tải
thông tin cho xã hội nhưng các mục tiêu thương mại cũng đã được quan tâm
nhiều hơn bao giờ hết. Nhất là trong nền kinh tế thì trường và trong bối cảnh
thương mại hóa toàn cầu hiện nay, hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu
ảnh hưởng của lợi ích về quảng cáo, thương mại và báo chí cũng không ngoại lệ.

4


Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại thông qua hai dạng thức chủ yếu:
trực tiếp và gián tiếp. Nguồn lực trực tiếp thu được qua việc bán các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ báo chí và hoạt động quảng cáo. Ngày nay, khi internet phát
triển, các báo mạng xuất hiện cũng là một môi trường tốt để báo chí thu lợi
nhuận bằng nhiều hình thức khác nhau. Và dần dần, đời sống kinh tế bắt đầu chi
phối sâu sắc đến các hoạt động của báo chí.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ
DỤNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
1. Yếu tố nhân khẩu – xã hội
a. Giới tính
Nam giới có tỷ lệ tiếp nhận báo chí nhiều hơn so với nữ giới với 3 loại
hình: truyền hình (56,4% so với 43,6%), báo in (52,5 so với 47,5%) và phát
thanh (53,4% so với 46,6%). Nữ giới chỉ chiếm ưu thế đọc báo mạng so với nam

(52,5% so với 47,5%).
Công chúng nam quan tâm tới các thông tin chính trị, thời sự (76,9% so
với 58,4%). Trong khi đó, nữ giới lại quan tâm nhiều tới các vấn đề xã hội nói
chung (25,5% so với 14,3%) và các thông tin của địa phương nói riêng (18,8%
so với 7,1%).
b. Độ tuổi – càng cao nhu cầu thưởng thức thông tin càng giảm
Cụ thể, độ tuổi 14-24 có xu hướng tiếp cận hàng ngày với báo mạng là chủ
yếu, chiếm tới gần 80%. Từ tuổi 25 trở đi, công chúng đặc biệt ưa thích truyền
hình, đặc biệt là nhóm trung niên, từ 40 – 60 tuổi, tỷ lệ theo dõi truyền hình đạt
tới 90,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ theo dõi truyền hình áp đảo, mang tính tuyệt đối so
5


với các loại hình báo chí khác phải là nhóm người cao tuổi từ 61 – 75. Trong các
nhóm tuổi đưa ra, nhóm tuổi trưởng thành từ 25 – 39 là nhóm công chúng có nhu
cầu sử dụng các loại hình báo chí đa dạng nhất.
Giới trẻ, với đặc điểm ham học hỏi, tò mò và cả tinh thần phấn đấu, là nhóm
“tham lam” nhất khi quan tâm đến rất nhiều các chủ đề nội dung của báo chí:
thông tin chính trị, các vấn đề xã hội, thể thao, lao động việc làm, khoa học công nghệ, văn hóa, nghệ thuật và các tin giật gân, xì-căng-đan. Độ tuổi từ 2539 muốn tiếp nhận nhiều nhất với hai chủ đề là chính trị trong nước và kinh tế tài chính. Với nhóm tuổi trung niên từ 40 – 60, chủ đề thông tin được quan tâm
nhất là các thông tin chính trị xã hội.
c. Viên chức nhà nước, học sinh - sinh viên – nhóm đối tượng chủ yếu
của báo chí
Hai nhóm công nhân viên chức và học sinh sinh viên có tỷ lệ theo dõi hàng
ngày khá đồng đều các loại hình báo chí. Đối với truyền hình, có tới 43% trong
tổng số cán bộ công nhân, viên chức nhà nước và 25% học sinh/ sinh viên có
mặt trong cuộc điều tra sử dụng dịch vụ này hàng ngày, cao hơn nhiều so với
các nhóm khác. Đối với các lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đây
là nhóm công chúng ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng báo chí nhất. Loại
phương tiện truyền thông được quan tâm nhất là truyền hình và phát thanh,
nhưng cũng không quá 10% theo dõi hàng ngày.

Nhóm cán bộ công nhân, viên chức luôn quan tâm đến các dạng thông tin
tổng hợp, cập nhật hàng ngày như các vấn đề xã hội, chính trị trong nước, an
ninh quốc phòng, kinh tế tài chính và các thông tin về sức khỏe y tế. Tương đồng
với cơ cấu độ tuổi trẻ 14 – 24 tuổi tại phần 4.1.2, nhóm nghề nghiệp có nhu
6


cầu đa dạng nhất về nội dung thông tin tiếp nhận chính là nhóm học sinh –
sinh viên.
2. Học vấn tác động đến khả năng sử dụng báo chí
Những người có trình độ học vấn thấp thường chỉ tập trung theo dõi hàng
ngày hai loại hình báo chí là truyền hình và phát thanh. Ngược lại, những nhóm
học vấn từ tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) trở lên lại cho thấy sự đa dạng
và linh hoạt trong các tiếp cận báo chí hàng ngày.
Nhóm công chúng báo chí có trình độ học vấn thấp, từ cấp trung học cơ sở
(cấp 2) trở xuống, thường quan tâm đến vấn đề xã hội, gắn liền với các thông tin
giật gân, scandal. Trong khi đó, càng học vấn cao, người ta càng ít quan tâm đến
những dạng “rác thông tin” kiểu giật gân, xì căng đan câu khách vốn vẫn xuất
hiện trên nhiều sản phẩm báo chí hiện nay.
Hoạt động tương tác đơn giản nhất là Gửi nhận xét, bình luận về một bào báo
hay Gọi điện đến đường dây nóng của một cơ báo chí chỉ thực sự diễn ra từ
nhóm có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên, với 45,1% công chúng có
tham gia hoạt động này. Những hình thức tương tác cao cấp hơn, phức tạp hơn
như Gửi ảnh, tư liệu; Gửi bài đăng báo; Viết bài phản hồi một bài báo khác
cũng chỉ thực sự diễn ra từ nhóm trình độ cấp 3 trở lên và thể hiện rõ nhất với
nhóm học vấn đại học và trên đại học.
3. Điều kiện kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu sử dụng báo chí
Ở những mức chi phí sinh hoạt thấp, nhu cầu sử dụng báo chí của công
chúng là không cao. Ở mức hóa đơn tiền điện từ 100 nghìn đồng trở xuống,
lượng người sử dụng hai loại hình truyền hình và phát thanh chỉ đạt lần lượt là

7


54,7% và 54,2%. Sau đó, tỷ lệ này tiếp tục tăng trưởng qua các mức chi phí sinh
hoạt cao hơn và đạt lượng người theo dõi báo chí rất đông đảo khi tiệm cận mức
chi phí 500 nghìn đồng/ tháng đối với tiền điện sinh hoạt.
Đặc biệt, ở mức chi phí từ 500 – 1000 nghìn đồng, lượng người xem
truyền hình hàng ngày đạt tới 91,2% và sử dụng báo mạng điện tử đạt 86,6%. Ấn
tượng hơn ở loại hình báo chí vốn được coi là thoái trào trong thời buổi truyền
thông số là báo in, tỷ lệ người sử dụng hàng ngày đạt tới 77,6%, cao hơn gấp
rưỡi tỷ lệ trung bình sử dụng báo in hàng ngày của công chúng Việt Nam là
52,6%. Riêng báo phát thanh lại không chịu ảnh hưởng của yếu tố chi phí sinh
hoạt này.
84,8% số người có ô tô xem truyền hình hàng ngày trong khi chỉ đạt tỷ lệ
70,8% ở những người không có ô tô. Đặc biệt, với tính tiện nghi và đặc điểm sử
dụng của ô tô, tỷ lệ nghe đài hàng ngày lên đến 32%. Tỷ lệ sử dụng báo in và
báo mạng điện tử của những người sở hữu ô tô cũng cao hơn 1,5 lần so với
những người không có.
4. Yếu tố khoa học kĩ thuật công nghệ
Sự cạnh tranh của các loại hình truyền thông xã hội là cơ hội cũng như thách
thức cho báo chí – công chúng báo chí: công chúng, mà nhiều nhất là giới trẻ, sẽ
có nhiều khả năng, điều kiện và sự chủ động trong tiếp nhận cũng như lan
truyền, kiến tạo thông tin hơn, tính tương tác báo chí tốt hơn. Đồng thời, xu thế
đó cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lưu tâm ở khía cạnh quản lý, dư luận xã
hội, văn hóa mạng… cũng như ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng nếu
thông tin không xác thực, không lành mạnh.

8



Về cơ bản, càng phát triển, khoa học kĩ thuật công nghệ càng tạo ra môi
trường báo chí thuận lợi cho công chúng. Các phương tiện truyền thông hiện đại
đang tiếp tục thu hút ngày càng nhiều người sử dụng hơn với những tính năng
cung cấp thông tin nhanh nhạy, toàn diện và trực tiếp. Nếu như không có sự phát
triển của công nghệ truyền thông hiện đại, công chúng sẽ có xu hướng rơi vào
tình trạng xói mòn thông tin, dẫn tới sự phát triển của xã hội sẽ đi xuống theo
chiều hướng chóng mặt.
Có một mặt trái của yếu tố tưởng chừng như là thế mạnh tuyệt đối này, đó
chính là nó tạo ra cho công chúng ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.
Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực khác, công nghệ không hoàn toàn là tốt. Thế
hệ càng trẻ, văn hóa đọc sách – báo in càng phai nhạt dần đi. Việc tương tác, bàn
luận trên báo chí vừa dễ dàng thực hiện hơn nhưng cũng dễ dàng tạo ra yếu tố
không lành mạnh, gây nhiễu thông tin, tạo ra những hiệu ứng, hiện tượng xã hội,
dư luận xã hội không tích cực.
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU SỬ SỤNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
1. Bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí
Việc đào tạo đội ngũ nhân viên làm công tác báo chí cho đội ngũ nhân viên làm
công tác có tay nghề giỏi ở các cơ quan báo chí đang là một nhu cầu cấp thiết và
cấp bách. Các nhà lãnh đạo của các tờ báo cần quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ
nhân viên báo chí để đáp ứng yêu cầu nhận thức và hoạt động thực tế của công
tác phân phối sản phẩm báo chí tới công chúng. Hiện nay khi có sự bùng nổ
thông tin và các ấn phẩm báo chí thì nhu cầu cạnh tranh giữa các tờ báo để chiếm
thị phần thông tin trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi tờ báo. Nhu cầu về
thông tin của công chúng hiện nay cũng không còn đơn giản và dễ dãi như trước
9


nữa. Độc giả đòi hỏi đối với các loại thông tin mà họ được cung cấp ngày càng
khắt khe hơn và họ sẵn sàng quay lưng lại với các ấn phẩm không đáp ứng được
các nhu cầu của họ mà một trong số các nhu cầu đó là thông tin phải dễ dàng,

nhanh chóng và kịp thời đến được với họ. Chính vì vậy mà đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực cần được chú trọng đặc biệt.
2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí
Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng mọi mặt của các báo, đài do các cơ
quan Ðảng, Nhà nước quản lý: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Ðài
Tiếng nói Việt Nam, Ðài Truyền hình Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử
Ðảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống báo Ðảng và đài phát thanh truyền hình địa
phương. Tăng cường bổ sung cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ
nghiệp vụ chuyên môn cao; đồng thời tạo các điều kiện về tài chính, về cơ sở vật
chất - kỹ thuật cho các cơ quan này để có đủ năng lực làm chủ trận địa thông tin
và tích cực tham gia định hướng và chi phối thông tin.
Hết sức coi trọng các biện pháp nhằm tăng tính hấp dẫn, tăng lượng phát
hành, phạm vi phủ sóng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của các báo, đài chủ lực.
Chỉ đạo xây dựng thí điểm một số tập đoàn báo chí.
Sắp xếp, chấn chỉnh, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng nội dung,
nhất là chất lượng chính trị, văn hóa, kỷ luật thông tin của các cơ quan báo chí
do thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ
Khoa học - Công nghệ, các bộ, ngành.

10


3. Đổi mới công tác xuất bản và kỹ thuật in ấn nhằm nâng cao tính thẩm
mỹ của hình thức trình bày
Không có gì ngăn cản được kỹ thuật mới đang lan tràn vào lĩnh vực của đời
sống chúng ta. Báo chí cũng không thể tránh khỏi điều này. Những yêu cầu mà
người đọc đòi hỏi tới các tờ báo – tính nhanh kịp thời của thông tin được phản
ánh trong đó, nhanh xuất bản các số báo ra thị trường, mức độ lên khuôn của
chúng, trình bày việc thực hiện in ấn,…đã buộc các nhà phát hành báo phải chú

ý tới các phương tiện kỹ thuật mới. Báo chí được trang bọ các phương tiện đó, có
nhiều khả năng chiến thắng trong cạnh tranh.
4. Đa dạng hóa các loại hình báo chí
Nhu cầu sử dụng báo chí ngày càng tăng song song với nó là nhu cầu về các
loại hình báo chí cũng ngày càng đa dạng. Nếu như trước đây công chúng chủ
yếu đón nhận sản phẩm báo chí qua kênh truyền hình, báo giấy thì ngày nay khi
kỹ thuật hiện đại các loại hình báo mạng, di động, báo ảnh được sử dụng và có
nhu cầu cao. Do đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải không ngừng cải tiến hình
thức phát hành và tạo ra những ấn phẩm đắc cả về nội dung và hình thức.
KẾT LUẬN
Hiện nay, các ấn phẩm báo chí ở Việt Nam đã có nhiều sự cải tiến phương
pháp, về thể loại và phương châm phản ánh thông tin nhằm tác động vào đối
tượng một cách có hiệu quả hơn. Sự ra đời một cách nhanh chóng trong thời gian
ngắn một số lượng lớn các ấn phẩm báo chí đã phản ánh được phần nào những
bước tiến bộ của đời sống sinh hoạt báo chí, văn hóa của nhân dân (cả về số
lượng và quy mô, nội dung và hình thức). Báo chí ngày càng phát huy vai trò
quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. Nhu cầu sử dụng các
sản phẩm báo chí ngày càng đa dạng hơn đòi hỏi báo chí phải nỗ lực không
11


ngừng trong việc cải tiến, hoàn thiện. Bước vào kỷ nguyên kinh doanh báo chí
hiện đại với vô số các điều kiện thay đổi trên nhiều lính vục của đời sống xã hội,
các tờ báo cũng cần mở rộng tầm nhìn, nghiên cứu các kinh nghiệm về công tác
phát triển của các tờ báo uy tín và lâu đời ở các quốc gia có trình độ và công
nghệ sản xuất báo chí tiên tiến. Điều này sẽ giúp cho lãnh đạo của các tờ báo và
đội ngũ cacsn nguyện vọng làm công tác báo chí có thể tiếp thu những bài học
bổ ích, vận dụng có sáng tạo và linh hoạt vào tỏng điều kiện thực tế của nền báo
chí Việt Nam và của từng tờ báo.


12



×