Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lý nguồn lợi cá tại hồ chứa hồ tây, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ VIỆT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ,
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
NGUỒN LỢI CÁ TẠI HỒ CHỨA HỒ TÂY, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ VIỆT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ,
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
NGUỒN LỢI CÁ TẠI HỒ CHỨA HỒ TÂY, TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60620301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS Nguyễn Đình Mão
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


KHOA SAU ĐẠI HỌC

TS. Lục Minh Diệp

Khánh Hòa - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả thu của đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài
khu hệ cá, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lý nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ
Tây, tỉnh Đắk Nông” là thành quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu đánh
giá và đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh
Đắk Nông". Tôi là thành viên tham gia với tư cách là học viên cao học, nằm trong kế
hoạch hoạt động đào tạo của đề tài. Tôi được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài cho phép
sử dụng tất cả số liệu nghiên cứu được cho luận văn thạc sĩ của mình.
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Lê Việt Phương

iii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô Viện
Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện
cho tôi học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Đình Mão đã định
hướng, tận tình giúp đỡ và có nhiều ý kiến quý báo giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các

giải pháp phát triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh Đắk Nông" - Ths. Trần
Văn Phước, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện, hỗ trợ thực
hiện luận văn thạc sĩ của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các vị lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp tại
UBND xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, đã tạo điều kiện cho tôi
có thời gian học tập và hoàn thành khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên khóa 55 lớp Quản lý Nguồn lợi,
Trường Đại học Nha Trang và các anh, chị lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 3 năm
2013 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Lê Việt Phương

iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................... viii
Danh mục các bảng .................................................................................................................. ix
Danh mục các hình .................................................................................................................... x
Danh mục đồ thị ...................................................................................................................... xii
Trích yếu luận văn .................................................................................................................. xiii
Mỡ đầu ....................................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt trên thế giới ..................................................... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt từ đầu thế kỷ XX đến nay ............................ 3
1.1.2. Động vật thủy sản hồ chứa .................................................................................... 4
1.1.3. Các giải pháp phát triển và quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa........................... 5
1.1.3.1. Nuôi cá hồ chứa nhỏ ........................................................................................... 5
1.1.3.2. Nuôi cá lồng hồ chứa .......................................................................................... 5
1.1.4. Sinh kế cộng đồng cư dân quanh hồ chứa ............................................................. 6
1.2. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam ...................................................... 7
1.2.1. Khái quát chung về sự đa dạng loài cá ở thủy vực nội địa .................................. 10
1.2.2. Tài nguyên thủy sinh ở hồ chứa .......................................................................... 11
1.2.3. Nguồn lợi và thực trạng khai thác ....................................................................... 13
1.2.4. Những thách thức đối với nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam ............................. 13
1.2.5. Sinh kế cộng đồng dân cư quanh hồ chứa ...............................................................14
1.2.6. Giải pháp phát triển và quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa ............................... 15
1.2.6.1. Tình hình nuôi trồng và phát triển thủy sản ở hồ chứa.........................................15
1.2.6.2. Tình hình khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở hồ chứa ......................... 17
1.3. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Đắk Nông.............................................................. 20
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 20
1.3.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Đắk Nông ............................................................................... 20
1.3.1.2. Địa hình tỉnh Đắk Nông ........................................................................................20
v


1.3.1.3. Thời tiết, khí hậu tỉnh Đắk Nông ...................................................................... 20
1.3.1.4. Chế độ thủy văn ................................................................................................ 21
1.3.1.5. Đất đai............................................................................................................... 22
1.3.2. Điều kiện xã hội ................................................................................................... 22
1.3.2.1. Dân số ............................................................................................................... 22
1.3.2.2. Dân tộc .............................................................................................................. 23

1.3.2.3. Tôn giáo – tín ngưỡng ...................................................................................... 23
1.3.3. Ngành thủy sản của tỉnh Đắk Nông .........................................................................23
1.3.4. Khái quát và hoạt động khai thác tại Hồ Tây ...................................................... 25
1.3.4.1. Khái quát về Hồ Tây......................................................................................... 25
1.3.4.2. Hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại Hồ Tây ......................................... 26
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 28
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 28
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................................... 28
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................................ 29
2.2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu cá .......................................................................... 29
2.2.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu cá ................................................................................ 30
2.2.2.3. Phương pháp phân loại cá ................................................................................ 31
2.2.2.4. Tần số bắt gặp ................................................................................................... 33
2.2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 34
3.1. Thành phần loài khu hệ cá tại Hồ Tây.................................................................... 34
3.1.1. Danh mục thành phần loài ................................................................................... 34
3.1.2. Cấu trúc thành phần loài cá tại Hồ Tây ............................................................... 36
3.1.3. Các nhóm ưu thế .................................................................................................. 38
3.1.4. Tần số bắt gặp ...................................................................................................... 39
3.1.5. Giá trị kinh tế của các loài cá .............................................................................. 40
3.1.6. Đặc điểm hình thái các loài cá có trong hồ chứa Hồ Tây ................................... 41
3.1.6.1. Cá mè vinh - Barbonymus genionotus (Bleeker, 1850) ................................... 41
3.1.6.2. Cá trắm cỏ - Ctenopharyngodon idella Valencienes, 1844 ........................................42
3.1.6.3. Cá chép - Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) ................................................... 43
vi


3.1.6.4. Cá trôi Ấn Độ - Labeo rohita Hamilton, 1822 ................................................. 44

3.1.6.5. Cá rầm đất - Puntius brevis (Bleeker, 1850) .................................................... 44
3.1.6.6. Cá muỗi - Gambusia affinis (S.F.Baird & Girad, 1853) ........................................ 45
3.1.6.7. Cá lăng nha - Mystus wyckioides (Fang & Chaux, 1949) ...................................... 45
3.1.6.8. Cá trê trắng - Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) .......................................... 46
3.1.6.9. Cá lìm kìm sông - Zerarchopterus ectuntio (Hamilton, 1822) ........................ 46
3.1.6.10. Lươn đồng - Monopterus albus Zuiew, 1793 ................................................. 47
3.1.6.11. Cá rô đồng - Anabas testudineus (Bloch, 1792) ............................................. 48
3.1.6.12. Cá rô phi đen - Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) ............................ 49
3.1.6.13. Cá rô phi vằn - Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) ............................... 50
3.1.6.14. Cá bã trầu - Trichopsis vitatus (Cuvier, 1831) ............................................... 49
3.1.6.15. Cá sặc bướm - Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770) ................................ 52
3.1.6.16. Cá sặc điệp - Trichopodus microlepis (Gunther, 1861) ................................. 53
3.1.6.17. Cá lóc đen (cá Lóc đồng) - Channa striata (Bloch, 1793) ............................. 54
3.1.6.18. Cá bống chấm đen - Acentrgobius viridipunctatus (Valencienes, 1837) ..........55
3.2. Hiện trạng khai thác và giải pháp quản lý nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ Tây Đắk Mil ....55
3.2.1. Hiện trạng khai thác............................................................................................. 55
3.2.1.1. Phân bố độ tuổi của hộ sống quanh Hồ Tây ..................................................... 57
3.2.1.2. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của chủ hộ .................................... 57
3.2.1.3. Các nguồn thu nhập các hộ dân sống quanh Hồ Tây ....................................... 58
3.2.1.4. Các hình thức khai thác thủy sản trên Hồ Tây ................................................. 59
3.2.1.5. Vị trí khai thác .................................................................................................. 62
3.2.1.6. Mùa vụ và thời gian khai thác .......................................................................... 62
3.2.1.7. Phương tiện khai thác ....................................................................................... 63
3.2.2. Thực trạng quản lý nghề cá tại địa phương ......................................................... 63
3.2.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn lợi .................................................................... 64
3.2.3.1. Ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ nơi sống, bãi đẻ của các loài cá ....................... 64
3.2.3.2. Khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi cá ...................................................... 64
3.2.3.3. Quản lý nghề cá tại địa phương ........................................................................ 65
3.2.3.4. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ nguồn lợi cá .......... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CPUE:

Catch per unit effort (Sản lượng khai thác/ ngư cụ)

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ICLARM:

The International Center for Living Aquatic Resources Management
(Trung tâm quốc tế về quản lý nguồn lợi thuỷ sản)

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
nông lương thế giới)

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục thành phần loài cá tại Hồ Tây ...................................................... 34
Bảng 3.2. Tính đa dạng về bậc họ, bậc giống, bậc loài của 6 bộ cá tại Hồ Tây............ 36
Bảng 3.3. Các nhóm có số loài ưu thế ở khu hệ cá Hồ Tây .......................................... 39
Bảng 3.4 . Phân bố độ tuổi của chủ hộ sống quanh Hồ Tây.......................................... 57
Bảng 3.5. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của chủ hộ ................................ 58
Bảng 3.6. Các nguồn thu nhập các hộ sống xung quanh Hồ Tây (n = 63) ................ 59
Bảng 3.7. Các hình thức khai thác thủy sản trên Hồ Tây ................................. 61
Bảng 3.8. Mùa khai và thác thủy sản trên Hồ Tây ............................................ 62

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông ................................................................ 20
Hình 1.2. Bản đồ thể hiện vị trí của Hồ Tây trong tỉnh Đắk Nông ............................... 25
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................... 28
Hình 2.2. Điểm thu mẫu trên Hồ Tây ............................................................................ 29
Hình 2.3. Các chỉ tiêu hình thái phân loại cá ................................................................ 32
Hình 3.1. Cá lóc được bày bán tại khu chợ cá Đắk Mil ................................................ 41
Hình 3.2. Cá mè vinh - Barbonymus genionotus (Bleeker, 1850) ................................ 41
Hình 3.3. Cá trắm cỏ - Ctenopharyngodon idella Valencienes, 1844 ....................................42
Hình 3.4. Cá chép - Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) ................................................ 43
Hình 3.5. Cá trôi Ấn Độ - Labeo rohita Hamilton, 1822 .............................................. 44
Hình 3.6. Cá rầm đất - Puntius brevis (Bleeker, 1850) ................................................. 44
Hình 3.7. Cá muỗi - Gambusia affinis (S.F.Baird & Girad, 1853).................................... 45
Hình 3.8. Cá lăng nha - Mystus wyckioides (Fang & Chaux, 1949) ............................ 45
Hình 3.9. Cá trê trắng - Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) ........................................ 46

Hình 3.10. Cá lìm kìm sông - Zerarchopterus ectuntio (Hamilton, 1822) ................... 47
Hình 3.11. Lươn đồng - Monopterus albus Zuiew, 1793 .............................................. 47
Hình 3.12. Cá rô đồng - Anabas testudineus (Bloch, 1792) .......................................... 48
Hình 3.13. Cá Rô phi đen - Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) ........................ 49
Hình 3.14. Cá Rô phi vằn - Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) ........................... 50
Hình 3.15. Cá bã trầu - Trichopsis vitatus (Cuvier, 1831) ............................................ 51
Hình 3.16. Cá sặc bướm - Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770) ............................. 52
Hình 3.17. Cá sặc điệp - Trichopodus microlepis (Gunther, 1861) ............................... 53
Hình 3.18. Cá lóc đen (cá Lóc đồng) - Channa striata (Bloch, 1793) .......................... 54
Hình 3.19. Cá bống chấm đen - Acentrgobius viridipunctatus (Valencienes, 1837) .......55
Hình 3.20. Các hình thức và ngư cụ khai thác thủy sản tại Hồ Tây ............................... 60
x


Hình 3.21. Tác giả và cộng sự thu mẫu cá tại Hồ Tây .................................................. 61
Hình 3.22. Vị trí khai thác giữa hồ ................................................................................ 62
Hình 3.23. Vị trí khai thác quanh hồ ............................................................................. 62
Hình 3.24. Phương tiện khai thác thủy sản tại Hồ Tây ...................................................................63

xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1. Sự đa dạng cá nước ngọt Việt Nam qua hai thời kỳ .................................... 10
Đồ thị 3.1. Cấu trúc taxon bậc họ trong các bộ cá ........................................................ 37
Đồ thị 3.2. Cấu trúc taxon bậc giống trong các bộ cá ................................................... 37
Đồ thị 3.3. Cấu trúc taxon bậc loài trong các bộ cá ...................................................... 38

xii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Theo Nguyễn Hữu Quyết (2009), Việt Nam là nước có diện tích nước ngọt lớn
với bề mặt 653.000 ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển,
3,8 triệu ha ruộng lúa nước. Vì vậy nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam rất phong phú.
Tuy nhiên, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường đã làm cho trữ lượng cá nước
ngọt giảm mạnh, nhiều loài có nguy cơ hoặc đã bị tuyệt chủng. Trong bối cảnh hiện
nay, việc nghiên cứu và bảo tồn các loài cá là cấp bách. Song, các nghiên cứu về động
vật thủy sinh tại các hồ chứa tự nhiên ở nước ta nói chung và ở Tây Nguyên còn rất
hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu động vật thủy sinh, đặc biệt là cá ở hồ chứa tỉnh Đắk
Nông là rất cần thiết. Đây là cơ sở để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; quản lý, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở hồ chứa theo hướng bền vững. Chính vì các lý do
trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá, hiện trạng khai
thác và giải pháp quản lý nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ Tây, tỉnh Đắk Nông”.
* Mục Tiêu của đề tài
- Lập danh mục thành phần loài cá tại hồ chứa Hồ Tây, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông và đánh giá sự đa dạng về thành phần loài cá tại khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý các loài cá nhằm đề xuất các
giải pháp bảo tồn, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại Hồ Tây.
*Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 – tháng 10/2015, tại Hồ Tây huyện
Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sống quanh
hồ, cán bộ quản lý cấp huyện, thị trấn, xã, tổ dân phố cũng như cán bộ quản lý hồ chứa
thông qua phiếu điều tra (tổng số phiếu điều tra: 63). Số liệu được tổng hợp, phân tích
và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel (Version 2003). Thông tin được xữ lý theo
từng nội dung dựa trên phiếu điều tra.
Mẫu cá được thu cùng ngư dân trực tiếp đánh bắt tại hồ chứa Hồ Tây, bên cạnh
đó còn thu gom mẫu tại các chợ bán tại địa phương vùng nghiên cứu. Đối với những
loài cá hiếm, ít gặp trên thị trường thì đặt hàng ngư dân đánh bắt. Mỗi loài cá được nêu
tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống loài được sắp xếp theo hệ

thống phân loại của Eschmeyer (1998) và Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005), với hệ thống
cá nước ngọt gồm 9 tổng bộ, 19 bộ, 13 phân bộ, 85 họ và 26 phân họ.
* Kết quả thu được của đề tài
Về thành phần loài:
- Thành phần loài cá tại hồ chứa Hồ Tây Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
kém phong phú. Bước đầu xác định được 18 loài, 15 giống, 11 họ, thuộc 06 bộ khác
nhau. Trong thành phần loài cá tại hồ chứa Hồ Tây, số loài phong phú nhất thuộc về bộ
cá Vược (Perciformes) với 05 họ (chiếm 46% tổng số họ), 05 bộ (chiếm 33% tổng số
bộ) và 08 loài (chiếm 43% tổng số loài). Họ cá chiếm ưu thế về loài là họ cá Chép
(Cyprinidae) với 05 loài (chiếm 28% tổng số loài). Họ cá Bảy màu (Poeciliidae) 01
loài (chiếm 6% tổng số loài), họ cá Lăng (Bagridae) 01 loài (chiếm 6% tổng số loài),
họ cá Trê (Clariidae) 01 (chiếm 6% tổng số loài), họ cá Lìm Kìm (Hemiramphidae) có
01 loài (chiếm 6% tổng số loài), họ cá Liền mang có 01 loài (chiếm 6% tổng số loài).
Trong 18 loài cá thu được, có 03 loài thường gặp nhất chiếm 17%, có 05 loài thường
gặp chiếm 28%, có 4 loài ít gặp chiếm 22%, có 6 loài hiếm gặp chiếm 33%.
xiii


- Các loài cá thu được có giá trị kinh tế khác nhau, có loài có giá trị cao như: cá
Lăng nha (Mystus wyckioides (Fang & Chaux, 1949)), cá Lóc đen (Channa striata
(Bloch, 1793)), cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella Valencienes, 1844)…Nhưng hầu
hết chúng đều có thể làm thực phẩm hoặc đem ra chợ bán thương phẩm đều được.
Về hiện trạng khai thác:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện có 18 hộ (trong đó có 04 hộ khai thác cá là
nguồn thu nhập chính) đang có hoạt động khai thác cá trên Hồ Tây với 08 loại ngư cụ chủ
yếu, bao gồm: rớ, vó đèn, lưới bén, câu, ống trúm, câu giăng, đăng, rọ tôm. Ngoài ra, còn
có các phương tiện đánh bắt hủy diệt như: Kích điện, thuốc cá…
- Vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản nói chung và khai thác cá tại Hồ Tây nói
riêng, chưa được chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ. Do nhiều nguyên nhân như:
khai thác quá mức, khai thác bằng các phương tiện mang tính chất hủy diệt, ô nhiễm môi

trường…Bên cạnh đó trình độ dân trí nơi đây thấp, dẫn đến ý thức của người dân về bảo
vệ nguồn lợi cá còn kém. Vì vậy, nguồn lợi cá tại Hồ Tây đang bị suy giảm.
Kiến nghị
- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá tại Hồ Tây, cần thực hiện các nhóm biện
pháp: Tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa những phương tiện đánh bắt mang tính
chất hủy diệt (kích điện, thuốc cá…), ngăn ngừa ô nhiễm nước, bảo vệ nơi sống và bãi
đẻ của các loài; khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi; tăng cường công tác quản lý
nghề cá tại địa phương; nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn lợi nhằm
duy trì và phát triển nguồn lợi cá tại địa phương.
- Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về đa dang sinh học tại Hồ Tây để có
cơ sở khoa học vững chắc, từ đó có thể quy hoạch phát triển NTTS bền vững, giúp
giảm áp lực khai thác tại nơi đây.
* Từ khóa: Hồ Tây, khai thác, nguồn lợi, thành phần loài.

xiv


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi mà nguồn cung cấp thực phẩm cho con người từ
nông nghiệp như gia súc, gia cầm đang gặp phải rất nhiều khó khăn bởi các dịch bệnh
như H1N1, H5N1, heo tai xanh, lở mồm long móng…Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản
phẩm từ nguồn lợi thủy sản ngày càng cao, gây áp lực không nhỏ về đa dạng sinh học
và thành phần loài trong tự nhiên do bị khai thác quá mức bằng các hình thức hủy diệt.
Nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên rất đa dạng về giống, loài trong đó có cá. Cá là
một nhóm động vật có xương sống có số loài tương đối lớn, theo thống kê của Nelson,
(1984) hiện trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá sống ở các thủy vực, có ý nghĩa
quan trọng trong tự nhiên, là một mắc xích hữu cơ trong hệ sinh thái ở nước, góp phần
làm tăng độ đa dạng sinh học, tạo sự phát triển bền vững cho môi trường. Mặc khác,
cá còn là một nguồn lợi thực phẩm quan trọng cho đời sống của nhân dân và phục vụ

phát triển kinh tế cho đất nước.
“Việt Nam là nước có diện tích nước ngọt lớn với bề mặt 653.000 ha sông ngòi,
394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 3,8 triệu ha ruộng lúa nước”[29]. Vì
vậy nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam rất phong phú. Theo kết quả điều tra khoa học
hiện nay đã xác định được 1027 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam [12], “trong đó
có 138 loài cá trong các thuỷ vực Tây Nguyên”[13].
Tuy nhiên, việc khai thác và đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường đã làm cho
trữ lượng cá ngày một giảm mạnh, nhiều loài cá bị tuyệt chủng, nguy cơ bị tuyệt chủng
được liệt kê vào Sách đỏ Việt Nam. Trước tình hình đó việc nghiên cứu và bảo tồn các
loài cá là việc cấp bách hiện nay.
Đắk Nông là một trong 05 tỉnh ở Tây Nguyên, tỉnh có nhiều hồ chứa và đập lớn
phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủy điện. Đặc biệt, các thủy vực này
có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy sản. Tuy nhiên, các nghiên cứu về động vật
thủy sinh ở các hồ chứa tự nhiên nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng còn rất
hạn chế (do nghiên cứu từ rất lâu hoặc chỉ nghiên cứu riêng lẻ ở một số hồ). Vì vậy,
nghiên cứu động vật thủy sinh, đặc biệt là cá ở hồ chứa tỉnh Đắk Nông là rất cần thiết.
Đây là cơ sở để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; quản lý, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản ở hồ chứa theo hướng bền vững.
Chính vì các lý do trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài khu hệ
1


cá, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lý nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ Tây, tỉnh
Đắk Nông”.
Mục tiêu của đề tài
- Lập danh mục thành phần loài cá tại hồ chứa Hồ Tây, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông và đánh giá sự đa dạng về thành phần loài cá tại khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý các loài cá nhằm đề xuất các
giải pháp bảo tồn, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại Hồ Tây.
Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát hiện trạng khai thác và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn
lợi cá tại Hồ Tây.
- Điều tra, khảo sát thu thập mẫu cá nhằm xác định thành phần loài khu hệ cá tại
Hồ Tây.
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định hiện trạng thành phần loài và đề xuất các giải pháp.
- Ý nghĩa khoa học: Xác định danh mục thành phần loài cá tại Hồ Tây.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt từ đầu thế kỷ XX đến nay
- Từ đầu thế kỷ XX đến nay: Những nghiên cứu về Ngư loại học tăng lên rất
nhanh và toàn diện, trong đó phân loại cá, sinh lý sinh thái cá đóng vai trò là bước
tiên phong để phát triển bền vững nghề cá.
+ Thời kỳ này có các nhà khoa học nổi tiếng như: D. S. Jordan (1854-1931) đã
giới thiệu các loài cá ở Nam Mỹ và Trung Mỹ; G. A. Boulenger (1851) với 15 tập
sách giới thiệu các loài cá ở bảo tàng Anh; L.S. Berg (1876-1950) người Liên Xô, đã
giới thiệu hệ thống ngư loại; M. Weber và L.F.de Beaufort (Hà Lan) đã công bố 10
tập sách về các loài cá ở vùng quần đảo Châu Úc (1911-1953); K. Matsubara (Nhật)
đã viết cuốn sách Hình thái và bảng tra các loài cá; F. Day đã viết về các loài cá Ấn
Độ.... và rất nhiều nhà ngư loại khác của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác
đã góp phần thúc đẩy nền ngư loại học phát triển [35].
+ Những năm cuối thập kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa
học công nghệ, Ngư loại học cũng được chú ý phát triển hơn. Theo thống kê của
Nelson [35] hiện trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá sống ở các thủy vực; R.
Frose và D. Pauly, 1995 – Cơ sở dữ liệu sinh học trên cá trên đã tổng hợp giới

thiệu trên 12000 loài chiếm khoảng 50% loài cá sinh sống trong các thủy vực.
+ Ngày nay, ngư loại học đã đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia các
vùng nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Các nước, các Châu lục đều có các
nhà Ngư loại nghiên cứu. Điển hình: Pravdin, P. Bănărescu, Chu Xinluo, Chen
Yinrui, R. Tyson, Kottelat, Walter Rainboth, Mai Đình Yên,... Về sinh lý, sinh thái
cũng phát triển mạnh, nhiều công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo có giá trị
như Sinh lý cá của Brown (1957), Putrkov (1941), E. Hoar (1968), Sinh thái chủng
quần cá của G. V. Nicholxki, Hướng dẫn nghiên cứu cá của Pravdin (1958)...[35].
+ Ở Trung Quốc có nhiều tác giả nghiên cứu về cá như Chu Nguyên Đỉnh,
Trương Xuân Lâm, nhưng đầy đủ nhất có lẻ là cuốn “Ngư loại phân loại học” của
Vương Dĩ Khang [16] biên soạn. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra khóa phân loại
3


và mô tả hai lớp cá sụn và cá xương gồm 70 bộ, 239 họ, 679 giống và 1800 loài cá
phân bố ở các thủy vực nước ngọt và biển ở Trung Quốc. Walter J. Rainboth [59]
nghiên cứu khu hệ cá sông Mê Kông mô tả đến 500 loài. Tiếp sau đó còn nhiều tác giả
khác như: Kottelat (1998, 2000, 2001, 2003) và Robert tiếp tục nghiên cứu khu hệ cá
Đông Dương.
+ Cho đến nay, các hệ thống phân loại cá hiện sống được xem là đầy đủ, bao gồm
hệ thống phân loại của hai giáo sư người Nga T. S. Rass, G. U. Lindberg (1971). FAO
[41], [42], [43] đã công bố danh mục loài cá thế giới và những tra cứu thống nhất của
chúng trong 2.500 cuốc sách. Đây là công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học cá đầy
đủ nhất từ trước đến nay.
Công tác nghiên cứu để bổ sung về phân bố cá trên thế giới vẫn đang được tiến
hành. Trung tâm ICLARM cùng với FAO lập ra trang web cho
phép chúng ta tìm kiếm những thông tin về phân bố của cá trên thế giới với danh lục
25.000 loài và phân bố của chúng trên thế giới. Chúng ta cũng có thể tìm thấy thông tin
điện tử từ các tạp chí khoa học chuyên ngành sinh học như Biology, Fishery…
Tóm lại, tình hình nghiên cứu ngư loại có rất sớm và lâu đời, ở mỗi nước trên

thế giới đều có nghiên cứu về cá. Theo Fishbase, tập hợp đã xác định được 32.700
loài cá trên thế giới được thống kê từ 49.500 tài liệu tham khảo và 53.400 ảnh
cá. Qua đó cho thấy nhóm cá rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên cũng chỉ là gần
với thực tế mà chưa phản ánh hết giá trị thực của thực tế. Ngư loại học thế giới đang
phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đã nghiên cứu sâu về khu hệ, tính đa
dạng sinh học, nghiên cứu sinh học cá thể và quần thể..... Trong những năm gần đây
do sự suy giảm về môi trường, khai thác không hợp lý... làm cho một số động vật quí
hiếm trong đó có cả một số loài cá đã và đang có nguy cơ bị diệt vong. Vì vậy, Ngư
loại lại càng có trách nhiệm nặng nề hơn trong công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học
và nguồn lợi hiện nay: đưa ra những dự báo và phương hướng để duy trì và phát triển
nguồn lợi giúp cho nghề cá phát triển bền vững .
1.1.2. Động vật thủy sản hồ chứa
Kết quả nghiên cứu của Isom (1971) và Grimas (1961) về ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên đến động vật đáy ở hồ chứa. Theo Isom, sự phát triển của động vật đáy phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm nền đáy, sự dao động của mức nước, độ sâu thủy vực, sự bồi lắng,
4


dưỡng khí, áp lực nước, cường độ ánh sáng. Grimas chỉ ra rằng sự dao động mức nước đã
làm giảm đến 70% số lượng động vật đáy trong vùng bán ngập tại các hồ chứa. Các tác
giả, Horne & Goldman (1994); Beadle (1981) và Roggeri (1995) đã nghiên cứu cơ sở
thức ăn tự nhiên tại các vùng có độ sâu khác nhau của hồ chứa. Kết quả của những nghiên
cứu này đã chỉ ra sự khác nhau về sự phát triển của động vật đáy ở các vùng bán ngập có
độ sâu khác nhau trong hồ; ảnh hưởng của quá trình phơi bãi đến hàm lượng các chất hữu
cơ trong nước.
1.1.3. Các giải pháp phát triển và quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa
1.1.3.1. Nuôi cá hồ chứa nhỏ
Điển hình trong việc phát triển nuôi cá hồ chứa để nuôi cá có qui hoạch và đạt
hiệu quả là đối với hồ chứa cỡ vừa và nhỏ ở Trung Quốc. Chiến lược phát triển nghề
cá hồ chứa cỡ vừa và nhỏ ở Trung Quốc là kết hợp thả giống và khai thác. Ở nước này

năng suất của những hồ chứa có diện tích < 70 ha có thể đạt từ 750 – 3000 kg/ha/năm.
Trung Quốc với khoảng 86.000 hồ chứa, tổng diện tích NTTS hồ chứa chiếm khoảng
40% diện tích NTTS nước ngọt. Sản lượng cá khai thác từ hồ chứa năm 1998 là
1.294.000 tấn tương ứng với năng suất là 810 kg/ha/năm. Ở Srilanka, năng suất cá
trong những hồ chứa nhỏ dao động từ 118,5 – 2.303,5 kg/ha/vụ, năng suất trung bình
là 819,7 kg/ha/vụ (Chandrasoma và Kumarasiri, 1986). Năng suất trung bình của
1.486.557 hồ chứa nhỏ ở Ấn Độ là 49,9 kg/ha/năm [27].
1.1.3.2. Nuôi cá lồng hồ chứa
Nuôi cá lồng hồ chứa luôn được xem là chiến lược hợp lý để tăng sản lượng cá
nhằm luân chuyển lao động và xóa đói giảm nghèo tại các cộng đồng ở vùng nông
thôn. Tại Trung Quốc, nghề nuôi cá lồng phát triển ở qui mô công nghiệp, chủ yếu
nuôi loài cá Siniperca chuatsi có giá trị kinh tế cao [60]. Hiện nay việc ương nuôi cá
bột, cá hương lên cá giống bằng lồng cũng chưa được khai thác hiệu quả trong các hồ
chứa. Hầu hết các nước Châu Á vì thiếu cơ sở ương giống nên người nuôi chấp nhận
thả cá giống cỡ nhỏ hay cá bột vào hồ nuôi nên tỷ lệ sống thấp, lợi nhuận không cao.
Việc ương cá hương lên cá giống hoặc cá giống nhỏ lên cá giống lớn trong lồng ở
những hồ chứa có thể rất hiệu quả, nhất là đối với những nước có cơ sở có nghề cá
kém phát triển. Ở Trung Quốc, hình thức nuôi thâm canh được tiến hành ở những hồ
chứa vừa, nhỏ và eo ngách năng suất cao nhất có thể đạt là 7.500 kg/ha/năm. Việc
5


nuôi thâm canh cũng được tiến hành đối với hình thức nuôi cá lồng với hơn 20 loài cá
khác nhau như chép, rô phi, trắm cỏ, năng suất từ 50 – 200 kg/m3 [26].
1.1.4. Sinh kế cộng đồng cư dân quanh hồ chứa
Nghiên cứu vấn đề liên quan giữa nuôi trồng và nguồn lợi thủy sản với sinh kế
những cộng đồng dân cư khu vực quanh các hồ chứa không nhiều. Xét theo phạm vi
quốc tế, mới tìm thấy một vài công bố liên quan đến sinh kế của các cộng đồng dân cư
bao quanh hồ chứa, điển hình là dự án sinh kế vùng nông thôn và tiếp cận tài nguyên
liên quan đến các hồ chứa quy mô nhỏ lưu vực sông Preto ở Brazil được thực hiện và

công bố bởi Đại học California, Berkeley (Balazs, 2006). Tuy nhiên, nghiên cứu này
nhấn mạnh vai trò của hồ chứa đối với hoạt động nông nghiệp với tính chất là nguồn
nước phục vụ sản xuất cùng với vấn đề chính sách tiếp cận và sử dụng nguồn nước
này. Theo khía cạnh nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản, công bố của
Phounsavath [62] về một nghiên cứu điển hình đối với hai cộng đồng nghề cá tại hồ
chứa Nam Ngum, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (LAO P.D.R - Lao People's
Democratic Republic) nhấn mạnh đến vai trò quản lý dựa trên cộng đồng đối với nghề
cá hồ chứa. Chuyên khảo của Mạng lưới Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Châu Á - Thái
Bình Dương về tình trạng nghề cá hồ chứa tại 5 quốc gia châu Á bao gồm Trung
Quốc, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan cũng phần nào cho thấy ý nghĩa của vấn
đề kinh tế - xã hội trong việc quản lý và khai thác các nguồn lợi của hồ chứa [61].
Theo đó, cần thiết phải cân bằng lợi ích giữa kinh tế và sinh thái đối với vấn đề phát
triển nghề cá hồ chứa. Các công bố thu thập được chỉ ra rằng dường như các nghiên
cứu về sinh kế cộng đồng liên quan đến hồ chứa chưa được chú ý nhiều so với khu vực
nông thôn. Tuy nhiên, điểm qua một số nghiên cứu về sinh kế cộng đồng liên quan đến
các hồ chứa đều cho thấy, về mặt tổng thể, cách tiếp cận và phương pháp được áp
dụng tương tự trường hợp đối với các cộng đồng khu vực nông thôn là nghiên cứu
kinh tế - xã hội trong mối liên hệ với phát triển bền vững. Báo cáo dự án sinh kế cùng
nông thôn và tiếp cận tài nguyên liên quan đến các hồ chứa quy mô nhỏ lưu vực sông
Preto ở Brazil được công bố Đại học California năm 2006 đã cho thấy vấn đề được
tiếp cận theo 2 nguồn dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp. Để thu dữ liệu sơ cấp, dự án đã áp
dụng phương pháp phỏng vấn các cư dân và hộ gia đình dựa trên các bảng câu hỏi điều
tra, thảo luận nhóm tập trung kết hợp quan sát thực tế và phỏng vấn bán chính thức.
Tương tự, trong nghiên cứu Phounsavath [62], dữ liệu được thu thập từ hai nguồn sơ
6


cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa theo phương pháp điều tra hộ ngư dân.
Đồng thời, các thông tin về khía cạnh kinh tế - xã hội của ngư dân ở cấp cộng đồng
được thu thập thông qua phỏng vấn các người nắm thông tin chủ chốt theo hướng dẫn

được phát triển dựa trên phương pháp đánh giá nhanh hệ thống quản lý nghề cá (Pido và
cộng sự, 1996; dẫn theo Phounsavath, 1998). Xét theo khía cạnh sinh kế, cách tiếp cận
sinh kế bền vững được nhiều tác giả áp dụng trong nghiên cứu sinh kế cộng đồng. Theo
đó, khung sinh kế được phát triển kết hợp với các kỹ thuật nghiên cứu kinh tế truyền
thống. Các phần tử thiết yếu của khung sinh kế bao gồm: nguồn lực; bối cảnh tổn thương;
các chính sách, cơ quan, thể chế và tiến trình; chiến lược sinh kế; kết quả của sinh kế và
mong muốn. Thông thường, khung sinh kế bền vững được đề xuất bởi Bộ Phát triển Quốc
tế Vương quốc Anh được áp dụng trong thiết kế điều tra và phân tích dữ liệu.
1.2. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam
 Giai đoạn trước năm 1954
Các nghiên cứu phân loại cá nước ngọt ở Việt Nam đã được tiến hành khá sớm
bởi các nhà khoa học nước ngoài, trong đó công trình nghiên cứu đầu tiên là của
H.E. Sauvage (1881): “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở
Đông Dương” trong công trình này tác giả đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn
Đông Dương và mô tả 02 loài mới ở miền Bắc Việt Nam [36].
G.Tirant (1883) đã mô tả 70 loài cá nước ngọt ở sông Hương (Thừa Thiên
Huế) trong đó có 03 loài mới. Những năm tiếp theo, có nhiều công bố về thành phần
loài cá ở các thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như: H.E.
Sauvage (1884) thu thập 10 loài ở Hà Nội trong đó có 07 loài mới; L.Vaillant (18911904) thu thập 0 6 loài, mô tả 0 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 01 loài mới ở sông
Kỳ Cùng (Lạng Sơn) [36].
Với công trình nghiên cứu khá tổng quát về cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam
góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam, P.Chevey & J.
Lemasson (1937) đã giới thiệu 98 loài thuộc 17 họ cá ở miền Bắc Việt Nam [36].
“Thời kỳ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 (năm 1945) do hầu hết các nghiên
cứu cá nước ngọt đều do người Pháp tiến hành nên các mẫu chuẩn hầu hết lưu giữ tại
các Bảo tàng tự nhiên Paris. Các nghiên cứu trong thời kỳ này mới chỉ dừng lại ở mức
mô tả thống kê thành phần loài” [36].
7



 Giai đoạn sau năm 1954
Thời kỳ này công tác nghiên cứu phân loại cá chủ yếu do các nhà khoa học Việt
Nam tiến hành. Có thể chia thời kỳ này thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Từ năm 1955-1975): Thời kỳ này ở miền Bắc các nhà khoa học
Việt Nam đã điều tra ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Tây Bắc, Đông Bắc và
khu Bốn cũ ở nhiều loại hình thủy vực sông, suối, ao, hồ, đầm, ruộng…Điển
hình có các tác giả và các công trình đã nghiên cứu như: Đào Văn Tiến, Mai Đình
Yên (1959) Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Sông Bôi; Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên
(1961) Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây; Mai Đình Yên (1962) Sơ bộ điều tra
thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá Sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo
(1964) Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể; Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (1964) Kết quả
điều tra nguồn lợi cá sông Thao; Mai Đình Yên (1964) Đặc điểm sinh học các loài
cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966) Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng
bằng miền Bắc Việt Nam [32].
Giai đoạn này ở miền Nam cũng có một số công trình do các nhà khoa học trong
và ngoài nước tiến hành như: Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Cháu (1964); M. Yamamura
(1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Tuý Hoa (1972)…
- Giai đoạn 2 (từ năm 1975 đến nay): Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu
đánh giá tiềm năng về nguồn lợi cá nước ngọt Việt nam, mở đường cho nghề cá phát
triển. Đáng chú ý là 3 công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu các thời kỳ là:
Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) tác
giả đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa
kinh tế của 201 loài, 105 giống thuộc 27 họ và 11 bộ; Định loại cá nước ngọt Nam Bộ
của Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, Nguyễn Văn
Trọng (1992) đã mô tả 255 loài, 133 giống thuộc 57 họ và 14 bộ; Định loại cá
nước ngọt vùng ĐBSCL của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993),
gồm 173 loài...Đây là 3 công trình tổng hợp đầy đủ nhất về khu hệ cá miền Bắc
và miền Nam nước ta. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan
trọng như: Nguyễn Thái Tự và cộng sự (1999) Khu hệ cá Phong Nha; Nguyễn Hữu
Dực, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Văn Chiến (2001) đã nghiên

cứu khu hệ cá Sông Đà thuộc 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La gồm 174 loài; Mai Đình
8


Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) công bố thành phần loài cá sông Thu Bồn (85 loài),
Trà Khúc (47 loài), sông Vệ (34 loài), sông Côn (43 loài), sông Ba (48 loài), sông
Cái (25 loài); Nguyễn Thái Tự (1983) với khu hệ cá sông Lam (157 loài); Nguyễn
Thái Tự (1986), Đặc điểm khu hệ cá Nghệ Tĩnh; Nguyễn Thái Tự (1992) Khu hệ cá
Vũ Quang; Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994) đã xác định được thành phần
loài ở một số sông suối của Tây Nguyên (82 loài); Võ Văn Phú (1995) Thành phần
loài cá ở các đầm phá Thừa Thiên Huế (163 loài); Nghiên cứu về đặc trưng phân bố
và đặc điểm địa động vật học của cá nước ngọt Việt Nam, có các tác giả: Võ Quý
(1966); Mai Đình Yên (1973, 1985, 1988); Nguyễn Thái Tự (1983, 2000, 2003);
Kottelat (1989), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) ... [32].
Năm 1998, Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản tổ chức tại Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã có nhiều báo cáo có giá trị trong nghiên cứu
ứng dụng như: Mai Đình Yên (1998) Hiện trạng nguồn lợi thủy sản nước ngọt và đề
xuất chương trình bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này; Trần Thanh Xuân
(1998) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long;
Nguyễn Thị Thu Hè [13] công bố Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá tự
nhiên ở sông suối Tây Nguyên và một vài ý kiến bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong
vùng…. Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động vật của cá nước ngọt Việt
Nam có nghiên cứu của các tác giả như: Mai Đình Yên (1973), Nguyễn Thái Tự
(1983), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn Văn Hảo (1993,1998),
Nguyễn Hữu Dực (1995) [35].
Những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều loài mới đã được phát hiện và mô tả: W.J.Rainboth
[59] với công trình nghiên cứu Các hệ thống phân loại học và địa lý động vật học của
một chi mới của ngành lớn (Pisces, Cyprinidae) từ các sông của Đông Nam Á” đã mô
tả 1 giống mới tại Quảng Trị; J. Freyhof & D.V. Serov [44] với Xem xét các chi

Sewellia với hai loài mới từ Việt Nam đã mô tả 8 loài trong giống Sewellia trong đó
có 2 loài mới cho khoa học tại Gia Lai. Năm 2001, J.Freyhof, và D.V. Serov đã mô
tả 14 loài mới và 1 giống cá mới cho khoa học ở miền Trung Việt Nam [45]. Năm
2003, J.Freyhof đã mô tả 1 loài cá mới thuộc giống Sewellia ở sông Thu Bồn [46].
Năm 2007, Heok Hee Ng và Heok Hee Tan đã công bố 1 loài mới thuộc giống
Pseudecheneis tại Đà Nẵng với 01 mẫu duy nhất [49]. Năm 2012, Koichi Shibukawa
9


và cộng sự đã công bố 0 1 loài mới Phallostethus cuulong là loài duy nhất đại diện
cho họ Phallostethidae tại Việt Nam [52].
Nhìn chung, kể từ khi nước nhà độc lập các nghiên cứu về ngư loại học đã có
nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nghề cá nói riêng và
sự phát triển của nước nhà nói chung. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
trong và ngoài nước đã cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về sự đa dạng thành phần loài
của khu hệ cá nước ngọt Việt Nam. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên các công trình
nghiên cứu phần lớn mới chỉ tập trung vào điều tra khu hệ cá các con sông lớn còn
vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là nguồn lợi cá hang động, các hồ chứa vẫn ít
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do đó, cần phải có nhiều công trình
nghiên cứu hơn nữa để đánh giá đúng hiện trạng về đa dạng các loài cá và nghề cá
cả nước để có biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá.
1.2.1. Khái quát chung về sự đa dạng loài cá ở thủy vực nội địa
 Sự đa dạng về thành phần loài cá nước ngọt Việt Nam:
Năm 1996, các nhà khoa học đã thu thập, định loại và thống kê 544 loài cá
nước ngọt tại Việt Nam, thuộc 57 họ và 18 bộ [5].
Từ năm 1996 cho đến năm 2005, sau một thời gian dài thu thập và phân loại mẫu
vật của các loài cá trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, các nhà khoa học đã thống kê được
1027 loài và phân loài cá nằm trong 22 bộ, 97 họ và 427 giống. Trong đó có 322 loài cá
có nguồn gốc biển và cửa sông di cư vào nước ngọt [12]. Như vậy, trong vòng 10 năm số
loài và phân loài cá nước ngọt Việt Nam đã tăng gần gấp đôi (Hình 1.1).


1027

1200
1000
800

544

số loài và phân loài

600
400
200
0
1996

2005

Biểu đồ 1.1. Sự đa dạng cá nước ngọt Việt Nam qua hai thời kỳ
 Nguồn gốc khu hệ và đặc trưng về phân bố địa lý khu hệ:
Khu hệ cá nước ngọt Việt Nam bao gồm khu vực Cao Lạng với 104 loài
(chiếm 10,13%), khu vực Việt Bắc với 226 loài (chiếm 22,01%), khu vực Tây Bắc
10


với 192 loài (chiếm 18,7%), khu vực Bắc Trung Bộ 372 loài (chiếm 36,22%), khu
vực Đồng bằng Bắc Bộ 316 loài (chiếm 30,77%), khu v ự c Tây Nguyên 189 loài
(chiếm 18,4%), khu v ự c Đông Nam Bộ với 277 loài (chiếm 26,97%), khu vực
ĐBSCL với 388 loài (chiếm 37,78%), khu v ự c Nam Trung Bộ với 251 loài (chiếm

24,44%), khu v ự c Điện Biên Phủ với 110 loài (chiếm 10,71%) [5]. Trong 10 khu hệ
cá nước ngọt tại Việt Nam thì có 2 khu hệ lớn là khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực
ĐBSCL có thành phần loài phong phú và đa dạng nhất.
1.2.2. Tài nguyên thủy sinh ở hồ chứa
Ở Tây Nguyên, các nghiên cứu về ngư loại học còn rất ít, không có tính chất hệ
thống. Trước giải phóng miền Nam 1975, hầu như chưa có nghiên cứu về khu hệ cá của
Tây Nguyên, cho đến sau 1975, Nguyễn Văn Chiển cùng đoàn cán bộ từ miền Bắc vào
nghiên cứu tổng thể của Tây Nguyên, song những nghiên cứu về cá còn rất ít, thời gian
này tác giả Mai Đình Yên và Hoàng Đức Đạt (1977) đã giới thiệu 47 loài cá nước ngọt ở
Tây Nguyên, Mai Đình Yên giới thiệu khu hệ cá Nam bộ trong đó có 85 loài cá Tây
Nguyên, Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Dực (1994) cũng đã công bố danh sách 82
loài cá nước ngọt của Tây Nguyên. Các công trình nghiên cứu trên đây đã công bố tổng
cộng 131 loài cá trong các thuỷ vực Tây Nguyên. Nghiên cứu về các hồ chứa của dự án
sông Mêkông, Nguyễn Quốc Nghị công bố 35 loài cá nước ngọt thuộc các hồ chứa của
Đắk Lắk [14].
Phân bố địa lý cá của Tây Nguyên đã được nghiên cứu bởi Mai Đình Yên và
Nguyễn Hữu Dực (1991), Mai Đình Yên (1995), các tác giả cho rằng Việt Nam có 10 khu
phân bố địa lý cá nước ngọt, trong đó có Tây Nguyên, khu phân bố địa lý cá nước ngọt
Tây Nguyên bao gồm các thuỷ vực trong lãnh thổ Tây Nguyên (trừ sông Ba). Nguyễn
Hữu Dực và Nguyễn Văn Hảo (1994) không phân vùng địa lý cá nước ngọt Tây Nguyên
song hai tác giả chỉ ra cá Tây Nguyên mang tính giáp ranh giữa khu hệ cá sông Hồng và
khu hệ cá sông Mêkông. Năm 2000, Nguyễn Thị Thu Hè khi nghiên cứu khu hệ cá
sông suối Tây Nguyên, tác giả cũng cho rằng có 11 khu hệ cá nước ngọt trong lãnh thổ
Việt Nam, các loài cá sông suối Tây Nguyên thuộc khu hệ cá nước ngọt Tây Nguyên,
một trong 11 khu hệ cá nói trên và chúng rất giống khu hệ cá Lào và khu hệ cá
Campuchia [14].
Lâm Ngọc Châu và cộng sự [6] đã nghiên cứu thành phần loài cá ở một số hồ
chứa nhỏ ở tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Hồ chứa nhỏ (diện tích <1.000 ha) được
11



×