Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) giai đoạn cá giống nuôi tại lâm đồng và đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐINH THỊ THU THÙY

NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT
TRÊN CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG NUÔI TẠI LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐINH THỊ THU THÙY

NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT
TRÊN CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG NUÔI TẠI LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:


60620301

Quyết định giao đề tài:

1025/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

24/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
1: TS. VÕ THẾ DŨNG
2: TS. PHẠM QUỐC HÙNG
Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN TẤN SĨ
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này do chính bản thân
tôi thực hiện dưới sự chỉ bảo tận tình, chu đáo của thầy hướng dẫn – TS. Võ Thế Dũng
và TS. Phạm Quốc Hùng.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình hoặc bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn nêu trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Đinh Thị Thu Thùy

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nha
Trang, Viện Nuôi Trồng Thuỷ Sản, Khoa đào tạo sau Đại học đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi tới lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 3 và các phòng
ban liên quan lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, trang
thiết bị, cơ sở thí nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành một
cách tốt nhất.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của thầy hướng
dẫn TS. Võ Thế Dũng và TS. Phạm Quốc Hùng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn về phương pháp nghiên cứu và báo cáo khoa học.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các anh, chị
phòng Công nghệ Sinh học Viện nghiên cứu NTTS 3, đặc biệt cảm ơn Ths. Võ Thị
Dung đã nhiệt tình hướng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như xã hội
quý báu.
Cuối cùng, cho phép tôi được bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè
đã luôn động viên khích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Đinh Thị Thu Thùy


iv


MỤC MỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC MỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU .............................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .........................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN..........................................................................................2
1.1.Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân ...............................................................2
1.1.1.Hệ thống phân loại ..............................................................................................2
1.1.2.Đặc điểm hình thái ..............................................................................................2
1.1.3.Đặc điểm phân bố và sinh thái ............................................................................3
1.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng..........................................................................................4
1.1.5.Đặc điểm sinh trưởng..........................................................................................4
1.1.6.Đặc điểm sinh sản và vòng đời ...........................................................................5
1.2.Tình hình nghiên cứu bệnh cá hồi vân trên thế giới..................................................5
1.2.1.Bệnh do vi khuẩn gây ra .....................................................................................6
1.2.1.1.Bệnh nhọt (Furunculosis) .........................................................................................6
1.2.1.2.Bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi (Piscirickettsiosis) ..........................................7
1.2.1.3.Hội chứng cá hồi hương (rainbow trout fry syndrome - RTFS) ....................8
1.2.1.4.Bệnh Vibriosis ...........................................................................................................10
1.2.1.5.Bệnh vi khuẩn trên thận (Bacterial Kidney Disease – BKD) .......................10
v



1.2.2.Bệnh do nấm .....................................................................................................11
1.2.3.Bệnh do ký sinh trùng .......................................................................................13
1.2.3.1.Bệnh đốm trắng (Ichthyophthiriasis)...................................................................13
1.2.3.2.Bệnh xoắn ở cá hồi do Myxosporea (Whirling disease -WD) .....................14
1.2.3.3.Bệnh do Gyrodactylus .............................................................................................15
1.2.3.4.Hội chứng mềm thịt ở cá hồi .................................................................................16
1.3.Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá hồi vân ở Việt Nam .........................................17
CHƯƠNG 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19
2.1.Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................19
2.2.Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu, vận chuyển và lưu giữ mẫu.................................................20
2.2.2. Phương pháp xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm .................................................20
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các tác nhân gây bệnh .............................................21
2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng .............................................................21
2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn .....................................................................23
2.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh do nấm .............................................................26
2.2.4.Phương pháp mô bệnh học................................................................................28
2.2.5.Phương pháp cảm nhiễm ngược để xác định TNGB ........................................29
2.2.6. Phương pháp thử nghiệm điều trị bệnh xuất huyết ..........................................30
2.2.6.1. Phương pháp nghiên cứu độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh .....30
2.2.6.2.Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết bằng cho ăn kháng sinh ...................31
2.2.Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................31
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................33
3.1.Mô tả dấu hiệu bệnh lý ở cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết...............................33
3.2. Kết quả nghiên cứu các TNGB trên cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết.............34

vi



3.2.1. Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng trên cá hồi vân giống ................................34
3.2.1.1. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá hồi vân giống ....................................34
3.2.1.2. Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá hồi vân giống .......................................37
3.2.2. Kết quả nghiên cứu vi khuẩn trên cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết.........39
3.2.2.1. Thành phần loài vi khuẩn trên cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết.........39
3.2.2.2. Tần suất bắt gặp các loài vi khuẩn trên cá hồi vân giống .............................41
3.2.3. Kết quả nghiên cứu nấm trên cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết................42
3.2.3.1. Thành phần loài nấm trên cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết .................42
3.2.3.2. Tần suất bắt gặp các loài nấm trên cá hồi vân giống .....................................44
3.2.4. Kết quả mô bệnh học cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết............................45
3.3. Kết quả nghiên cứu cảm nhiễm ngược...................................................................46
3.4. Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh xuất huyết trên cá hồi vân giống ...................50
3.4.1. Kết quả thử kháng sinh đồ ..............................................................................50
3.4.2. Kết quả nghiên cứu trị bệnh xuất huyết trên cá hồi vân giống .......................54
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN....................................................57
4.1. Kết luận ..................................................................................................................57
4.2. Đề xuất ý kiến ........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU
g

Gram

l


lít

ml

mililít

mm

milimét

µm

micromét

µg

microgram

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCWD

Bacterial cold-water diseases (Bệnh vi khuẩn ở cá nước lạnh)

BKD

Bacteral kidney disease (Bệnh thận do vi khuẩn)


CĐN

Cường độ nhiễm

CTV

Cộng tác viên

IHNV

Infectious Haematopoietic Necrosis (Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu)

KST

Ký sinh trùng

RTFS

Rainbow trout fry syndrome (Hội chứng cá hồi hương)

TLN

Tỷ lệ cảm nhiễm

TNGB

Tác nhân gây bệnh

TSBG


Tần số bắt gặp

VK

Vi khuẩn

WD

Whirling disease (Bệnh xoắn ở cá hồi do Myxosporea)

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng chịu độ mặn của cá hồi vân theo các giai đoạn phát triển ..............4
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu cá hồi vân giống được phân tích...........................................20
Bảng 2.2. Dãy thử phản ứng sinh hóa của Test kit API – 20E......................................26
Bảng 3.1. Các dấu hiệu bệnh lý ở cá hồi vân giống bị bệnh xuất huyết .......................33
Bảng 3.2. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá hồi vân giống....................................34
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá hồi vân giống .....................37
Bảng 3.4. Thành phần vi khuẩn được phân lập trên cá hồi vân giống xuất huyết ........39
Bảng 3.5. Tần số bắt gặp các loài vi khuẩn trên cá hồi vân giống ................................41
Bảng 3.6. Thành phần loài nấm được phân lập trên cá hồi vân giống bị xuất huyết ....42
Bảng 3.7. Tần số bắt gặp các loài nấm trên cá hồi vân giống .......................................44
Bảng 3.8. Kết quả cảm nhiễm các chủng vi khuẩn lên cá hồi vân giống khoẻ .............46
Bảng 3.9. Tỷ lệ chết tích luỹ trong thí nghiệm cảm nhiễm A.hydrophila .....................48
Bảng 3.10. Tỷ lệ chết tích luỹ trong thí nghiệm cảm nhiễm A. salmonicida ................49
Bảng 3.11. Tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với một số kháng sinh ............................50
Bảng 3.12. Tỷ lệ sống của cá sau 15 ngày sử dụng kháng sinh Ciprofloxacin .............54


x


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cá hồi vân .......................................................................................................2
Hình 1.2. Phân bố cá hồi vân trên thế giới ......................................................................3
Hình 1.3. Vòng đời của cá hồi ngoài tự nhiên.................................................................5
Hình 1.4. Cá hồi Atlantic bị bệnh Furunculosis với “vết rộp” lớn trên thân...................7
Hình 1.5. Cá hồi bị bệnh Piscirickettsiosi .......................................................................8
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................19
Hình 2.2. Sơ đồ phân tích ký sinh trùng........................................................................21
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu bệnh do vi khuẩn ..............................................................24
Hình 2.4. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu bệnh do nấm ..............................................27
Hình 2.5. Tiêm cảm nhiễm vi khuẩn vào cá khoẻ .........................................................30
Hình 3.1. Dấu hiệu bên ngoài của cá hồi vân giống bị xuất huyết................................33
Hình 3.2. Giải phẫu cá hồi vân giống cho thấy nội tạng bị xuất huyết, cơ nhão ..........34
Hình 3.3. I. multifiliis (hình a) và T. nigra (hình b) ký sinh trên cá hồi vân giống .......36
Hình 3.4. Ceratomyxa sp. ký sinh trong mật cá hồi vân giống .....................................36
Hình 3.5. Gyrodactylus teuchis ký sinh ở cá hồi vân giống..........................................36
Hình 3.6. Areomonas hydrophila được phân lập từ cá hồi vân giống bị xuất huyết.....40
Hình 3.7. Areomonas salmonicida từ cá hồi vân giống bị xuất huyết ..........................41
Hình 3.8. Flavobacterium sp. được phân lập từ cá hồi vân giống bị xuất huyết ..........41
Hình 3.9. Nấm Saprolegnia sp. phân lập từ cá hồi vân giống ở Lâm Đồng .................44
Hình 3.10. Nấm Achlya sp. phân lập từ cá hồi vân giống ở Lâm Đồng........................44
Hình 3.11. So sánh mô học cá hồi vân giống khoẻ mạnh và cá bị bệnh xuất huyết .....46
Hình 3.12. Cá sau khi cảm nhiễm Aeromonas hydrophila và A. salmonicida..............50
Hình 3.13. Kết quả thử kháng sinh đồ...........................................................................51
Hình 3.14. Tỷ lệ sống của cá hồi giống trong thí nghiệm trị bệnh xuất huyết ..............54


xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) là một trong những loài cá
nước lạnh có giá trị kinh tế cao, đang được nuôi nhiều ở nước ta. Gần đây, cá hồi vân
tại Lâm Đồng đã xuất hiện một số bệnh như xuất huyết, lở loét, bệnh nấm,… ở cả cá
thương phẩm và cá giống. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh xuất huyết
trên cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) giai đoạn cá giống nuôi tại
Lâm Đồng và đề xuất biện pháp phòng trị” là rất cần thiết tạo cơ sở khoa học cho công
tác phòng, trị bệnh và góp phần cho vụ nuôi thành công. Mục tiêu của nghiên cứu này
là xác định được tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá hồi vân giống và đề xuất biện
pháp phòng trị bệnh xuất huyết trên cá hồi vân giống.
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng)
trên cá hồi vân giống thu tại Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên, Công ty
TNHH Giang Ly và Công ty TNHH Thung Lũng Nắng. Nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 6/2014 đến hết 9/2015 tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III. Trong
nghiên cứu ký sinh trùng sử dụng phương pháp nghiên cứu toàn diện ký sinh trùng
trên cá của Dolgiel. Sử dụng một số tài liệu phân loại của Hà Ký và Bùi Quang Tề
(2007), phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào của Lom và Dykova (1992).
Trong nghiên cứu vi khuẩn dựa theo phương pháp nghiên cứu bệnh vi khuẩn cá và
động vật thủy sản của Frerichs (1993), Plumb và Bowser (1992), Bùi Quang Tề (1995)
và Đỗ Thị Hòa (2005), Võ Thế Dũng và ctv (2012). Định danh vi khuẩn bằng Test kit
API-20E và hệ thống phân loại vi khuẩn của Holt et al. (1994), Frerichs và Miller
(1993). Nghiên cứu nấm theo tài liệu của Alexopoulos (1962), Bùi Quang Tề (1995,
1997), Đỗ Thị Hòa và ctv (2003, 2004), Võ Thế Dũng và ctv (2012). Phân loại nấm
bằng phương pháp của Ainsworth (1973), Frederick et al. (1969), Booth (1971).
Kết quả định danh được bốn loài ký sinh trùng gồm Trichodina nigra,
Ichthyophthirius multifiliis, Ceratomyxa sp. và Gyrodactylus teuchis. Thành phần loài
tương đối ít, tỷ lệ nhiễm cũng như cường độ nhiễm thấp. Một số mẫu cá bị xuất huyết

thậm chí còn không có kí sinh trùng ký sinh. Điều này chứng tỏ ký sinh trùng không
phải là tác nhân chính gây bệnh. Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn định danh được
ba loài là Aeromonas hydrophila, A. salmonicida và Flavobacterium sp. Tỷ lệ bắt gặp
ở cá bệnh lần lượt là 61,90 %, 54,76 % và 2,38 %. Cá khoẻ hầu như không có sự hiện
diện của vi khuẩn. Đối với nấm phân lập được hai giống Saprolegnia và Achlya nhưng
tần số bắt gặp thấp (lần lượt là 7,14 % và 9,52 %). Chúng có thể là tác nhân cơ hội.
Trong thí nghiệm cảm nhiễm ngược, dùng hai chủng vi khuẩn có tần số bắt gặp
cao là Aeromonas hydrophila và A. salmonicida. Mỗi chủng bố trí 3 thang nồng độ
102, 104, 106 cfu/ml bằng cách tiêm dưới da 0,1ml dịch khuẩn/con cá. Đối chứng tiêm
xii


nước muối sinh lý. Nghiệm thức lặp lại 3 lần, mật độ thả 30 con cá giống/bể, tiến hành
trong 7 ngày. Kết quả cho thấy hai lô tiêm vi khuẩn cá có những dấu hiệu bệnh lý đặc
trưng của bệnh xuất huyết như da sẫm màu, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi chậm chạp,
xuất huyết trên thân, vây hoặc đường bên, nội tạng xuất huyết, lá lách đen thẫm, tích
dịch vàng trong xoang bụng. Tỷ lệ chết tích luỹ khi tiêm A. hydrophila và A.
salmonicida với các mức 102, 104 và 106 cfu/ml lần lượt là 8,9 %, 72,2 %, 100 % và
11,1 %, 71,1 %, 100 %. Phân lập lại vi khuẩn ở cá bệnh thu được một dạng vi khuẩn
đặc thù đã đưa vào cảm nhiễm. Trong khi lô đối chứng tỷ lệ sống 100 %. Như vậy A.
hydrophila và A. salmonicida là hai tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá hồi vân giống.
Lập kháng sinh đồ theo phương pháp đĩa giấy của Kirby Bauer. Đường kính
vòng vô khuẩn (mm) được đo và đánh giá theo tiêu chuẩn “The Clinical and
Laboratory Standards Institute” của Anonymous (2002). Kết quả thử kháng sinh đồ
cho thấy hai loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila và A. salmonicida đều nhạy cảm với
Ciprofloxacin (đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 30mm và 34mm), nhạy cảm
vừa với Kanamycin (lần lượt là 22mm và 20mm), đề kháng với kháng sinh Ampicillin
và Streptomycin (lần lượt là 10mm, 11mm và 13mm, 12mm).
Trong thí nghiệm điều trị bệnh, cho cá bệnh ăn thức ăn trộn kháng sinh
Ciprofloxacin ở 3 nồng độ khác nhau là 0,3 g/kg, 0,5 g/kg, 0,7 g/kg thức ăn. Cho ăn liên

tục 5 ngày, mỗi ngày 1 cữ kháng sinh, 2 cữ thức ăn thường. Đối chứng không sử dụng
kháng sinh. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, mật độ thả 30 con cá giống/bể. Theo dõi
tình trạng sức khoẻ và tỷ lệ sống của cá, từ đó đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Sau 15
ngày thí nghiệm tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn trộn
Ciprofloxacin nồng độ 0,5g/kg thức ăn (66,7 %) khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
so với nghiệm thức đối chứng (33,3 %) cũng như hai nghiệm thức 0,3g/kg thức ăn (50
%) và 0,5g/kg thức ăn (56,7 %).
Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy Aeromonas hydrophila và A. salmonicida
là hai tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá hồi vân giống nuôi tại Lâm Đồng. Sử dụng
kháng sinh Ciprofloxacin với nồng độ 0,5 g/kg thức ăn, cho ăn 1 lần/ngày và liên tục 5
ngày có thể điều trị bệnh này hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp cho ăn kháng sinh chỉ
có hiệu quả khi cá chớm bệnh, còn khả năng bắt mồi. Vì vậy cần tiến hành thử nghiệm
các phương pháp điều trị bệnh khác như ngâm, tắm, tiêm,... Và nghiên cứu vaccine
phòng bệnh trên cá hồi nhằm thúc đẩy nghề nuôi phát triển ổn định và bền vững hơn.
Từ khoá: Cá hồi vân, bệnh xuất huyết, kháng sinh, ký sinh trùng, vi khuẩn.

xiii


MỞ ĐẦU
Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) là một trong những loài cá nước
lạnh có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cá hồi vân lần
đầu tiên được đưa vào Miền Bắc Việt Nam năm 2005 với mục đích đa dạng hóa đối
tượng nuôi và phục vụ nhu cầu nội địa. Đến nay cá hồi được nuôi thành công ở nhiều
vùng nước lạnh như Lâm Đồng, Lào Cai, Lai Châu.
Với những giá trị dinh dưỡng cao và giá trị kinh tế quan trọng mà cá hồi mang lại
chắc chắn nghề nuôi cá hồi ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra hiện nay là khi phát triển nghề nuôi thủy sản ở quy mô lớn, thường kèm theo bệnh
dịch gây tổn thất không nhỏ cho nghề nuôi. Gần đây, trong quá trình ương nuôi cá hồi
vân tại Lâm đồng cũng bắt đầu xuất hiện một số bệnh gây chết cá rải rác như bệnh lở

loét, bệnh nấm trên thân… ở cả cá thương phẩm và cá giống. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu
rõ tác nhân gây bệnh ở cá hồi vân, nhất là giai đoạn cá giống là rất cần thiết. Việc làm
này tạo cơ sở khoa học cho công tác phòng, trị bệnh và góp phần cho vụ nuôi thành công.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Viện nuôi trồng Thủy sản
Trường Đại Học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh
xuất huyết trên cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) giai đoạn cá
giống nuôi tại Lâm Đồng và đề xuất biện pháp phòng trị”.
Mục tiêu của đề tài: Xác định được tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá hồi vân
giống và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh xuất huyết trên cá hồi vân giống.
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Bổ sung thành phần các tác nhân sinh vật cảm nhiễm
trên cá hồi vân cũng như cá nước lạnh ở Việt Nam gồm: nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng trị bệnh trên cá hồi vân.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Giúp người nuôi nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý
của đàn cá giống khi bị cảm nhiễm các tác nhân trên. Giúp người nuôi nhận biết được các
dấu hiệu bệnh lý của đàn cá giống bị bệnh xuất huyết. Đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh
xuất huyết trên cá hồi vân giai đoạn cá
Do kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế, Luận văn sẽ không tránh khỏi sai sót.
Kính mong quý Thầy Cô chỉ dạy, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp góp ý để chỉnh sửa
Luận văn được tốt hơn.

1


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1.

Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân

1.1.1. Hệ thống phân loại
Theo FAO (2006), Cá hồi vân có hệ thống phân loại như sau:

Ngành: Veterbrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Salmoniformes
Họ: Salmonidae
Giống: Oncorhynchus
Loài: Oncorhynchus mykiss Wabaum, 1792
Tên tiếng Anh: Rainbow trout
Tên tiếng Việt: Cá hồi vân

Hình 1.1. Cá hồi vân [54]
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá hồi vân có hình dạng cân đối. Trong nước ngọt, cá có màu xanh, xanh vàng hoặc
nâu. Trong nước mặn hoặc nước lợ, cá có màu bạc và phần lưng cá sẫm màu hơn. Vây và
cơ thể (không bao gồm mặt bụng) được bao phủ trong những điểm nhỏ màu đen hình
cánh sao [8]. Khi thành thục dọc 2 bên thân cá xuất hiện các vân màu hồng, màu hồng
này trên cá đực được biểu hiện rất đặc trưng trong mùa sinh sản [111].
Đường bên liên tục, kéo dài, chạy giữa thân cá. Vây lưng ở giữa thân, sau vây lưng
có một vây mỡ. Xương trục và sọ cốt hoá không hoàn toàn. Hàm trên dài hơn hàm dưới,
cả hai hàm đều có răng nhọn nhỏ, sắc và phân bố đều trên hai hàm.

2


Cá hồi vân lớn nhất từng được khai thác có chiều dài 1,22 m, và nặng 16,3 kg [53].
Ở Nam Phi, cá thể có khối lượng lớn nhất được khai thác cho đến nay là 5,43 kg [108],
trung bình cá chỉ nặng 1,5 kg [97].
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Đặc điểm phân bố
Cá hồi vân là cá nước lạnh có nguồn gốc Bắc Mỹ, từ Alaska đến Mexico (Hình 1.2).
Nó là một loài cá nước ngọt đòi hỏi chất lượng môi trường sống cao, không bị ô nhiễm.

Vì vậy nó thường được tìm thấy trong các dòng suối có dòng chảy mạnh và các hồ nước
mở hoặc đập [97]. Tuy nhiên, một số quần thể di cư, dành phần lớn vòng đời của chúng ở
biển và trở về nước ngọt chỉ để sinh sản [47].

Hình 1.2. Phân bố cá hồi vân trên thế giới. Loài bản địa (màu xanh) và cá hồi nuôi
(màu đỏ) [53]
Hiện nay, cá hồi vân được nuôi thương phẩm ở hơn 64 nước trên tất cả các châu lục
ngoại trừ châu Nam cực [47]. Khi nuôi thương phẩm người ta thường cắt bỏ vây mỡ của
chúng để phân biệt với cá tự nhiên khi lọt ra ngoài và đây cũng là một trong những biện
pháp bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Đặc điểm sinh thái
Cá hồi vân có khoảng nhiệt chịu được từ 0 - 26°C. Tuy nhiên, cá chỉ tăng trưởng và
sinh sản ở nhiệt độ nước 9 - 14°C (FAO, 2012) và nhiệt độ sinh sản tối ưu là 10 - 13°C
[98]. Nhu cầu về hàm lượng oxy hoà tan trong nước khá cao, trung bình khoảng 300
mg/kg khối lượng cá/giờ. Trong quá trình nuôi, cần phải duy trì hàm lượng oxy hoà tan
cho cá hồi vân ở mức trên 7 mg/lít [51]. pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của
cá dao động từ 6,4 - 8,4, thích hợp nhất trong khoảng 7,0 - 7,5. Tuy nhiên, cá trưởng
3


thành có thể chịu đựng được pH thấp dưới 5. Trong khi pH dưới 5,5 ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của phôi và cá bột. pH cao cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát
triển của cá hồi vân do làm tăng độc tính của NH3 [44]. Do cá hồi vân là loài cá di cư nên
có thể thích ứng tốt với cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Chúng thường di cư ra
biển để sinh sống và tới khi thành thục, chúng di cư vào vùng nước ngọt để sinh sản. Khả
năng chịu đựng độ mặn của cá hồi vân tùy thuộc vào giai đoạn phát triển dao động từ 0 –
35‰ (Bảng 1.1) [24].
Bảng 1.1. Khả năng chịu độ mặn của cá hồi vân theo các giai đoạn phát triển
Giai đoạn


Cá bột – cá hương

Cá giống 10 g

Cá 20 g

Cá > 200 g

5-8

8 - 10

20 - 25

30 - 35

Độ mặn (‰)

1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá hồi vân thuộc loài cá dữ, ngay từ khi mới nở, thức ăn tự nhiên của chúng thường
là các loài giáp xác nhỏ, động vật thân mềm, động vật phù du và cá. Chúng có thể bắt
được các loài cá cỡ nhỏ có chiều dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể chúng. Khi trưởng thành,
thành phần thức ăn chủ yếu của cá hồi vân là cá con.
Nhu cầu protein của cá khá cao và có sự thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Nhu
cầu protein ở cá hương là 45 - 50 %, cá giống và cá trưởng thành từ 42 - 48 %. [54]. Hàm
lượng lipid trong thức ăn dưới 25 %, cá sẽ sử dụng được hết các thành phần axít béo
không no. Cá hồi là loài ăn thịt nên khả năng tiêu hoá glucid kém. Thức ăn chứa hàm
lượng glucid cao sẽ không được chuyển hoá thành glycogen. Vì vậy, hàm lượng glucid
trong thức ăn của cá hồi vân nên thấp hơn 25 % [15]. Vitamin là thành phần vi lượng có
ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của cá hồi vân. Thiếu B6 cá hồi vân bị rối loạn thần

kinh. Thiếu PP làm cá chậm lớn, nhạy cảm với ánh sáng, lở loét màng ruột. Thiếu
vitamine A cá dị hình nắp mang và xuất huyết mang. Thiếu vitamin D cá sinh trưởng
chậm, tăng tích lũy mỡ trong gan. Vitamin C có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá [54].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá hồi vân ngoài tự nhiên có sự thay đổi rất lớn phụ thuộc
vào nguồn thức ăn sẵn có và môi trường sống. Ở những vùng suối thường nghèo dinh
dưỡng, cá hồi vân chỉ đạt khối lượng 450g sau 4 năm tuổi. Trong điều kiện nuôi từ cỡ

4


giống thả 30 g/con, cá có thể đạt khối lượng bình quân 250 – 300 g/con sau 8 tháng nuôi,
0,6 – 1,0 kg/con sau 2 năm nuôi.
Kích thước thông thường đạt được của cá hồi vân có thể tới 59 cm và 2,7 kg/con.
Tuổi thọ trung bình của cá cũng tùy thuộc vào từng loài, ở vùng Bắc Mỹ, cá hồi vân
thường sống 4 – 6 năm, cá biệt có thể tới 11 năm tổi [116].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản và vòng đời
Cá hồi vân cái có khả năng sản xuất 2.000 trứng/kg cơ thể. Vì vậy, tùy thuộc vào
kích thước của cá thể, số lượng trứng có thể dao động từ 200 đến 12.000 trứng. Mỗi
trứng có đường kính 3-7 mm. Sau khi đẻ tới lúc các trứng nở khoảng 4-7 tuần sau đó, các
trứng không được bảo vệ [108].

Hình 1.3. Vòng đời của cá hồi ngoài tự nhiên [137]
Vào cuối mùa đông, đầu xuân, cá cái bắt đầu kiếm khu vực để sinh sản, những nơi
có chất đáy là đá sỏi, có nhiều oxy. Cá cái đẻ trứng vào kẽ đá, cá đực phun tinh dịch vào
đó. Ngoài tự nhiên, cá chỉ đẻ trứng một lần, vào mùa xuân (tháng 1 – tháng 5). Trong hệ
thống nuôi nhân tạo, cá hồi vân không đẻ trứng. Vì vậy, người ta phải thực hiện việc thụ
tinh nhân tạo và ấp trứng trong khay có dòng nước chảy. Các giai đoạn phát triển gồm:
Trứng (egg) - Trứng có điểm mắt - Cá bột (alevins) - Cá hương (fry) - Cá trưởng thành

(adults) [1].
Ở điều kiện 12 oC cá 2 tuổi trên 600 g đã có thể cho đẻ. Hệ số thành thục đạt 20 %.
1.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh cá hồi vân trên thế giới
Cũng như các loài cá khác, cá hồi có thể bị các bệnh do nấm, vi khuẩn, ký sinh

trùng và vi rút gây ra. Dịch bệnh xảy ra thường gây những tổn thất về kinh tế không nhỏ
cho người nuôi. Vì vậy, trên thế giới đã có không ít công trình nghiên cứu về bệnh trên cá
hồi.
5


1.2.1. Bệnh do vi khuẩn gây ra
Nuôi cá hồi vân với mật độ cao trong các trại sản xuất giống có thể dẫn đến sự bùng
phát bệnh ký sinh trùng và các bệnh khác do vi khuẩn, nấm và virus nếu như thiết kế trại
sản xuất giống và công tác quản lý không được duy trì tốt.
Ở động vật thuỷ sản nói chung và ở cá hồi nói riêng các bệnh bao gồm bệnh do vi
khuẩn, bệnh do virus, sinh vật đơn bào, bệnh nấm và bệnh do môi trường. Trong số đó,
bệnh do vi khuẩn là nguyên nhân gây ra các tổn thất nghiêm trọng ở các trại nuôi cá.
Ngày nay, hầu hết các các vi khuẩn gây bệnh phổ biến là vi khuẩn Gram âm. Tuy nhiên,
vẫn có nhiều loại vi khuẩn Gram dương cũng là tác nhân gây bệnh.
1.2.1.1. Bệnh nhọt (Furunculosis)
Bệnh do vi khuẩn thường bắt gặp trên cá hồi là bệnh Furunculosis (bệnh nhọt).
Người ta cho rằng tất cả các loài cá hồi đều có thể bị bệnh Furunculosis [99].
Báo cáo đầu tiên xác nhận sự có mặt và mô tả bệnh nhọt là vào đầu năm 1894, tại
một ổ dịch của trại giống cá hồi nâu Salmo trutta ở Bavaria (Đức), với những dấu hiệu
bệnh lí đặc trưng như tổn thương và loét trên cơ thể cá bệnh. Emmerich và Weibel (1894)
thực hiện việc phân lập và theo các tác giả này Aeromonas salmonicida là tác nhân chính
gây bệnh.

Năm 1935, các báo cáo về bệnh này được Ủy ban FC (Furunculosis Committee) tại
Scotland đưa ra, rằng đây là bệnh thường gặp nhất trong mùa hè, khi mực nước sông thấp
và khi nhiệt độ nước nằm trong khoảng 13-19°C, đặc biệt đối với cá hồi giống [64].
Tại Na Uy, sau báo cáo về ổ dịch đầu tiên vào năm 1980, bệnh lây lan một cách
nhanh chóng. Năm 1988, 32 trang trại cá hồi Na Uy đã bị nhiễm; năm 1992, con số này
đã nhảy vọt lên 550, thiệt hại kinh tế ước tính hơn 100 triệu USD. Tuy nhiên, người ta
không thể tính toán được hết các tổn thất do bệnh này gây ra đối với cá hồi ngoài tự nhiên
bởi theo thống kê của chính phủ Na Uy thì hàng năm số lượng cá hồi nuôi thất thoát do
thiên tai, hoặc thiết bị lồng hư hỏng khoảng từ 0,5 – 2 triệu cá. Có thể đây là một con
đường lây lan bệnh ra ngoài [35].
Theo Hastings (1988), các con đường lây nhiễm thường là thông qua cá bị nhiễm và
do sự ô nhiễm nước. Lý do là vì Aeromonas salmonicida có thể sống rất lâu trong nước
và chúng cũng được tìm thấy với nồng độ cao trong trầm tích dưới đáy ao [54].
6


Một khía cạnh quan trọng được chú ý là tỷ lệ tử vong tùy thuộc vào thông số môi
trường, tuổi, mùa vụ và sức đề kháng của vật chủ. Do đó, bệnh cũng có thể xảy ra ở cá
con, cá bột, ở nhiệt độ thấp tới 2 °C – 4 °C [47]. Inglis (1993) thông báo, ba cơ quan
thường bị nhiễm trùng nhiều nhất là da, mang và ruột cá [64].
Hammel (1995) cho biết, chủng A. salmonicida subsp. salmonicida gây ra dạng
“nhọt điển hình” với biểu hiện nhiễm trùng máu trầm trọng, đi kèm với hiện tượng hoại
tử trên diện rộng, tỷ lệ tử vong cao cho cá hồi, tiêu biểu như ở Nova Scotia, Canada [55].
Nhiễm trùng cấp tính thường xảy ra với cá giống và trưởng thành, cá có màu tối đen, xuất
huyết tại gốc vây và miệng. Nội tạng xuất huyết thấy rõ ở thành bụng, lá lách, gan. Cá
bơi lội thất thường, trở nên chậm chạp, và ngừng ăn. Dạ dày cá bệnh ít có thức ăn mà đầy
chất nhầy và máu [106].
Đầu năm 2005, bệnh đã giết chết 1,8 triệu cá hồi Đại Tây Dương tại một trại sản
xuất giống cá hồi duy nhất trên đảo Vancouver. Do đó, càng ngày càng có nhiều nghiên
cứu chuyên sâu hơn về tác nhân gây bệnh. Kirkan và ctv (2003) xác định được tính nhạy

cảm kháng sinh của A. salmonicida phân lập từ cá hồi vân nuôi ở một trang trại tại Thổ
Nhĩ Kỳ [68].

Hình 1.4. Cá hồi Atlantic bị bệnh Furunculosis với “vết rộp” lớn trên thân
1.2.1.2. Bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi (Piscirickettsiosis)
Bệnh Piscirickettsiosis là một bệnh nghiêm trọng gây thiệt hại kinh tế lớn trong
ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá hồi nói riêng kể từ khi xuất
hiện vào năm 1989 [117].
Năm 1989, bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi Coho (Oncorhynchus kisutch) nuôi
trong vùng ven biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ gây thiệt hại dao động trong khoảng
30-90 % sản lượng ở cá hồi. Năm 1990, Fryer và cộng sự đã tiến hành phân lập được
Piscirickettsia salmonis chủng LF-89 từ mẫu cá hồi bị bệnh nhiễm trùng máu. Đến năm
7


1991, Garcés và cộng sự mới kết luận được P. salmonis chính là tác nhân chính gây bệnh
này [49], [51].
Kể từ khi các báo cáo đầu tiên của bệnh Piscirickettsiosis vào đầu những năm 1990,
thì vi khuẩn P. salmonis đã thường xuyên được phân lập trên các loài cá khác nhau ở
nước ngọt cũng như nước biển. Bệnh đã gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất nuôi trồng
thủy sản trên toàn thế giới [82].
Piscirickettsia salmonis là loài vi khuẩn di động Gram âm và là vi khuẩn nội bào
bắt buộc. Ngoài thận và gan, não cũng được xem là mô đích tấn công của vi khuẩn này
[50]. Cá bị bệnh có biểu hiện lờ đờ, biếng ăn, sậm màu, thở khó khăn và bơi trên mặt
nước. Dấu hiệu đầu tiên là những vết thương màu trắng nhỏ và những vết loét cạn ở trên
da. Biểu hiện đặc trưng nhất của tổn thương bên trong là sự hiện diện của những nốt có
vỏ bọc màu trắng ngả sang vàng, kích thước 2 cm, rải rác ở gan. Hiện nay, một vaccin
tiểu đơn vị tái tổ hợp đơn giá (monovalent recombinant subunit vaccine) được tạo ra có
tính bảo hộ cao trên cá hồi Coho đã được thử nghiệm [82], [117].


Hình 1.5. Cá hồi bị bệnh Piscirickettsiosis [29]
1.2.1.3. Hội chứng cá hồi hương (rainbow trout fry syndrome - RTFS)
Dạng bệnh khác gặp khá phổ biến trên cá hồi là “hội chứng cá hồi hương” (rainbow
trout fry syndrome - RTFS), hay “vi khuẩn nước lạnh” (bacterial cold-water diseases –
BCWD). Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến các loài cá hồi. Mặc dù bệnh xuất hiện ở vài loài
cá khác nhưng đặc biệt nhạy cảm đối với cá hồi vân Oncorhynchus mykiss và cá hồi bạc
O. kisutch [88].
Tác nhân gây bệnh BCWD là vi khuẩn Flavobacterium psychrophilum [84]. Vi
khuẩn này được coi là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất ở cá hồi trên
toàn thế giới vì gây chết nghiêm trọng và tác động kinh tế to lớn cho các nhà nuôi trồng
thủy sản và sản xuất giống loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao này [81].
8


Theo thống kê của Madsen và cộng sự (2005), BCWD có thể gây chết đến 90 % sản
lượng cá hồi nuôi [80]. Theo một công bố của Inger và cộng sự (2007), bệnh BCWD xảy
ra tại Đan Mạch vào năm 1998 ước tính rằng làm chết 88 triệu cá giống, thiệt hại tài
chính 18 triệu Dkr (khoảng 2,5 triệu Euro), khoảng 50-60 % cá nhỏ chết, và 10 – 20 %
đối với cá lớn hơn, cá thường bị loét phần đuôi và bị mù mắt [63].
Trong một báo cáo của Davis (1946) về hai trận dịch xảy ra ở cá hồi vân
(Oncorhynchus mykiss) tại trại giống quốc tế thuộc Leetown vào năm 1941 và 1945. Ông
đã mô tả các đặc điểm tổn thương ở cuống đuôi và gốc vây giống như là “bệnh thối vây”.
Mặc dù không thể phân lập tác nhân gây bệnh nhưng ông đã quan sát được một loài trực
khuẩn dài và mỏng, tại các điểm thương tổn. Năm 1948, bệnh lý tương tự cũng được
Borg ghi nhận trong quần thể cá hồi bạc Oncorhynchus kisutch thuộc vùng Tây Bắc Thái
Bình Dương.
Bệnh thường xảy ra ở nhiệt độ thấp và cá có thể biểu hiện một loạt các dấu hiệu lâm
sàng, bao gồm tổn thương tạo thành vết loét lớn trên cuống đuôi (khu vực đuôi). Do đó,
bệnh này được gọi là “bệnh thối đuôi” hay “bệnh nhiệt độ thấp” [84].
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nuôi cá hồi vân ở thung lũng

Hagerman của miền nam Idaho đã xảy ra nhiều dịch bệnh nghiêm trọng liên quan đến vi
khuẩn này. Trong khu vực này, dịch bệnh thường kết hợp với đồng nhiễm của cả hai loại
Flavobacterium psychrophilum và virus Parvovirus gây hoại tử cơ quan tạo máu
(infectious hematopoietic necrosis virus - IHNV).
Tất cả các loài cá hồi đều nhạy cảm với BCWD, nhưng cá hồi Salmon coho và cá
hồi vân phải chịu những tổn thất lớn nhất ở Tây Bắc Thái Bình Dương. BCWD là một
căn bệnh chủ yếu của cá con, tỷ lệ chết cao nhất ở cá bột và cá giống, mặc dù cá lớn cũng
có thể bị ảnh hưởng. Cá còn sống sót sau khi bị bệnh có thể phát triển thành dị dạng cột
sống [79], bơi xoắn ốc [67]. Cá bị nhiễm nặng, một số lượng lớn vi khuẩn có thể được
tìm thấy trong lách, gan, ruột, bóng hơi, tuyến tụy, và tim [46], [135]. Một tỷ lệ nhỏ cá
nhiễm bệnh sau khi hồi phục vẫn có thể biểu hiện tổn thương trên não sau, điều này giải
thích cho việc một số cá bị bơi xoắn ốc sau khi mắc bệnh [67].

9


1.2.1.4. Bệnh Vibriosis
Bệnh Vibriosis là nhóm bệnh do Vibrio gây ra ở cá biển trong đó có cá hồi. Tác
nhân gây bệnh gồm các vi khuẩn chủ yếu sau: Vibrio anguillarum, V. ordalii, V.
salmonicida, V. vulnificus.
Vibriosis là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cá hồi nuôi.
Bệnh này có mặt ở châu Mỹ, châu Âu và Viễn Đông. Biểu hiện của bệnh bao gồm xuất
huyết, đốm đỏ, lở loét, vây bị ăn mòn. Bệnh xảy ra ở nhiều mức nhiệt độ, nhưng thường
diễn ra ở nhiệt độ trên 100C. Bệnh lan truyền qua nước có cá nhiễm bệnh.
Trong số các tác nhân thì Vibrio anguillarum được biết đến nhiều nhất, gây thiệt hại
kinh tế lớn nhất. Tác nhân V. anguillarum lần đầu tiên được mô tả bởi Bergman vào năm
1909 khi phát hiện mẩn đỏ trên cá chình thuộc vùng biển Baltic. Khi V. anguillarum
được phân lập trên mẫu cá hồi Oncorhynchus keta thì dịch bệnh đã tấn công gần 50 loài
cá nước ngọt và nước mặn trên khắp các nước quanh vùng đông bắc Thái Bình Dương
cũng như theo dọc bờ biển Đại Tây Dương [19], [112], [133].

Theo Tanrikul (2007), Vibrio anguillarum gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng cho cá
hồi vân ở Thổ Nhĩ Kỳ [119]. Eguchi và cộng sự (2000) nhận xét vi khuẩn này không chỉ
gây tử vong trên cá nuôi mà còn giết chết rất nhiều cá ngoài tự nhiên [40].
Tại Na Uy, Vibrio anguillarum được phân lập lần đầu tiên vào năm 1964 trên cá hồi
vân nuôi. Kể từ đó, bệnh Vibriosis trở thành vấn đề trở ngại nghiêm trọng đối với nghề nuôi
thủy sản ở đất nước này. Bệnh này có thể sử dụng kháng sinh để điều trị, tuy nhiên, loại
kháng sinh ít bị vi khuẩn kháng nhất được khuyến cáo sử dụng chỉ là Oxytetracycline [59].
1.2.1.5. Bệnh vi khuẩn trên thận (Bacterial Kidney Disease – BKD)
Một dạng bệnh do vi khuẩn Gram dương khó chữa trị ở cá hồi là bệnh vi khuẩn trên
thận (Bacterial Kidney Disease – BKD). Tác nhân gây bệnh BKD là vi khuẩn
Renibacterium salmoninarum. Đây là vi khuẩn Gram dương nhỏ, hình que. Bệnh có thể
lây truyền theo trục ngang từ cá sang cá hoặc theo trục dọc từ cá lớn đến cá con của
chúng thông qua trứng [85].
Theo mô tả của Bleding và Merrill (1935) cũng như Earp và cộng sự (1953), cá bị
bệnh BKD thường có những tổn thương bên ngoài như lồi mắt, phồng rộp nhiều chỗ trên
da thậm chí tạo lỗ hổng trong cơ. Tại các vết rộp này thường chứa chất dịch lỏng, màu
10


trắng hoặc hơi vàng, kèm theo xuất huyết. Bên trong cơ thể, thận là nơi có biểu hiện rõ
ràng nhất với các thương tổn như: sưng, mọc nhiều nốt sần màu trắng xám với các kích
cỡ khác nhau, quan sát trong lá lách, tim và gan thấy biểu hiện tương tự. Ngoài ra, lá lách
còn phồng to lên, gan nhợt nhạt, khoang bụng tích tụ dịch nhầy, biến đổi màu sắc, thậm
chí hoại tử [23], [39].
Bệnh phát triển rất chậm, kéo dài và có tính chất âm ỉ, cá nhiễm bệnh có thể phải
mất vài tháng mới có thể biểu hiện dấu hiệu bệnh lý. Tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh
lý, dịch tễ học và phương pháp kiểm soát bệnh được Fryer và Sanders (1981) xem xét kỹ.
Bệnh xảy ra ở Bắc Mỹ, Nhật, Tây Âu và Chile. Bệnh chỉ xảy ra ở những cá hồi trên
một năm tuổi với các biểu hiện như mắt lồi, bụng chướng, xuất huyết gốc vây, có những
hạt mủ trắng ở trên thận. Những nốt mủ ngày càng lớn làm thận bị hoại tử. Nhiệt độ

nước, độ cứng của nước, mật độ nuôi, chế độ cho ăn và loài cá đều ảnh hưởng đến quá
trình và mức độ nghiêm trọng của bệnh [33].
Tháng 11/2005 tại Seattle (Mỹ), hội thảo về bệnh BKD đã được tổ chức với sự đóng
góp của các cơ quan nghiên cứu, ủy ban chuyên trách thủy sản các quốc gia trên thế giới.
Các nhà khoa học đều xem đây là một thách thức của nghề nuôi thủy sản ở thế kỉ 21 [87].
Bởi vì đây là một trong những bệnh điều trị khó khăn nhất [134].
Việc điều trị bệnh BKD ở cá rất ít hiệu quả, điều trị kháng sinh chỉ có hiệu lực tạm
thời. Do đó, chìa khóa ngăn chặn được bệnh này chính là tổng hợp các phương pháp
phòng bệnh, kiểm soát con đường lây truyền [42]. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của
Paterson và cộng sự (1981) cho thấy, gia tăng một vài khoáng chất như Fe, Cu, Mn, Co,
I, F, và bớt đi Ca trong khẩu phần ăn của cá sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh BKD ở cá hồi
Đại Tây Dương một tuổi. Hiện nay đã có vaccin thương mại với thành phần là các tế bào
sống của vi khuẩn Arthrobacter davidanieli thể hiện sự bảo hộ kéo dài có ý nghĩa chống
lại bệnh BKD ở cá hồi.
1.2.2. Bệnh do nấm
Các nghiên cứu về bệnh do nấm gây ra ở cá hồi đã sớm được thực hiện từ những
năm 40 của thế kỷ trước. Những giống nấm phổ biến thường gây bệnh cho cá hồi vân bao
gồm Saprolegnia, Exophiala, Phialophora, Ichthyophonus, Derm

oCystidium,

Paecilomyces, Branchiomyces,…Trong số đó, Saprolegnia gây thiệt hại kinh tế đáng kể
đối với nghề nuôi cá hồi ở quy mô công nghiệp [99].
11


Một trong những dạng bệnh nấm chính ở cá hồi là Saprolegniasis gây ra bởi các loài
thuộc giống Saprolegnia. Saprolegnia xâm nhập các mô biểu bì ở đầu hoặc vây cá và có
thể lây lan trên toàn bộ bề mặt của cơ thể. Bằng mắt thường, chúng ta dễ dàng nhận thấy
sợi nấm màu trắng giống như bông, tỏa tròn ra chung quanh.

Saprolegnia có thể ký sinh trên cả cá và trứng [30]. Khi ký sinh trên trứng chúng
sản sinh ra bào tử động, từ đó dễ dàng lây lan trên diện rộng. Do đó, khi phát hiện thấy
trứng nhiễm nấm, phải loại bỏ ngay. Tại Na Uy, người ta quan sát thấy chúng phát triển
thuận lợi vào mùa thu khi nhiệt độ nước nằm xung quanh 11-12ºC, trong mùa này lượng
bào tử được sinh ra cao gấp 5 – 20 lần so với bình thường.
Năm 1923 Coker là người đầu tiên mô tả nấm Saprolegnia parasitica ký sinh trên
cá giống ở một trại sản xuất giống. Nhưng ông không mô tả cấu trúc bào tử. Đến năm
1932 Kanouse đã mô tả các cấu trúc bào tử của S. parasitica nhưng còn nghi ngờ liệu đó
có phải cũng là loài S. parasitica mà Coker đã mô tả từ mười năm trước không. Năm
1976 Neish quan sát thấy tất cả các chủng S. parasitica được nuôi cấy có cấu trúc bào tử
như loài S. diclina một loài được mô tả bởi Humphrey năm 1893.
Năm 2009, Mousavi và cộng sự đã nghiên cứu phân lập và mô tả đặc điểm một số
loài nấm ký sinh ở cá hồi vân (O. mykiss) nuôi tại Iran. Kết quả cho thấy, cá bị nhiễm các
loài nấm Saprolegnia parasitica, S. mixta, S. monilifera, Saprolegnia sp., Achlya sp., và
Brevilegnia sp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng chịu nhiệt của các loài thuộc giống
Saprolegnia là tương tự như của vật chủ mà chúng ký sinh. Ví dụ Saprolegnia spp. phân
lập từ cá hồi nước lạnh phát triển tốt hơn ở nhiệt độ thấp [98]. Ngoài ra còn có các điều
kiện khác làm cho trứng trong trại sản xuất giống dễ bị nhiễm trùng do nấm. Ví dụ bào tử
nấm có khả năng chống nhiệt, sấy khô, và thuốc khử trùng, vì vậy rất khó để loại trừ
chúng ra khỏi nước nuôi trong trại sản xuất giống. Thêm nữa, chất lượng nước không tốt,
nước với lưu thông kém, oxy hòa tan thấp và hàm lượng amoniac cao, mật độ nuôi cao,
ức chế, và nhiệt độ giảm đều làm Saprolegnia phát triển.
Langvad (1999) cho rằng bệnh do Saprolegnia rất bất thường. Ở Na Uy bệnh đã xảy
ra vào mùa hè và mùa thu, khi nhiệt độ nước 11-12ºC. Theo Langvad (1999), có bình
thường là 50-200 bào tử /L, nhưng vào mùa xuân và mùa thu con số này tăng gấp
20 lần [45].
12



×