Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi ngựa tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.98 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO QUANG HỢP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘT LÁ KEO GIẬU
TRONG CHĂN NUÔI NGỰA TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO QUANG HỢP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘT LÁ KEO GIẬU
TRONG CHĂN NUÔI NGỰA TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VĂN ĐẠI
2. PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM

THÁI NGUYÊN - 2015




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là trung thực, khách quan do bản thân tôi thực hiện, chưa
từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào ở trong và ngoài nước. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc Sĩ
Khoa học nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhà trường
và đơn vị công tác. Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản
lý Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy
giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Đại, PGS.TS. Phan Đình Thắm đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu
cũng như đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi, đã tạo điều kiện, giúp đỡ về
thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
toàn thể gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần
để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2015
Tác giả luận văn

Đào Quang Hợp


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Vị trí phân loại, một số giống ngựa trong và ngoài nước ...................... 4
1.1.1. Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật ......................... 4
1.1.2. Các giống ngựa trong nước ............................................................. 4
1.1.3. Một số giống ngựa trên thế giới ...................................................... 8
1.1.4. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay.............................. 10
1.1.5. Một số đặc điểm sinh vật học của ngựa ........................................ 11
1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ...................................................... 12
1.2.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng ........................................ 12
1.2.2. Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng ......... 13

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ............................... 16
1.3. Đặc điểm tiêu hoá và nhu cầu dinh dưỡng của ngựa ........................... 19
1.3.1. Đặc điểm tiêu hoá ......................................................................... 19
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của ngựa ...................................................... 20
1.4. Đặc tính và một số thông tin của cây keo giậu .................................... 24
1.4.1. Đặc tính sinh học của keo giậu ..................................................... 24


iv
1.4.2. Năng suất chất xanh ...................................................................... 25
1.4.3. Thành phần hóa học và các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần hoá
học của keo giậu ...................................................................................... 27
1.4.4. Các phương pháp chế biến bột lá keo giậu ....................................... 34
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 36
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................ 36
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .............................................. 37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU40
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 40
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 40
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.4.1. Khảo sát cơ cấu, số lượng và khả năng sinh trưởng của ngựa...... 41
2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lá keo giậu đến khả năng sinh trưởng
của ngựa giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi ....................................................... 41
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 46
Chương 3. KIẾN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................ 47
3.1. Khảo sát cơ cấu, số lượng và khả năng sinh trưởng của ngựa tại
Trung tâm ................................................................................................... 47
3.1.1. Số lượng, cơ cấu đàn ngựa ........................................................... 47
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của ngựa nuôi tại Trung tâm ..................... 49

3.2. Đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế bột lá keo giậu đến khả năng
sinh trưởng của ngựa giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi ....................................... 56
3.2.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của ngựa ............................... 56
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của ngựa khi thay thế tỷ lệ bột lá keo giậu
khác nhau ................................................................................................ 57
3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa thí nghiệm .................................. 59
3.2.4. Sinh trưởng tương đối của ngựa ................................................... 61


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là trung thực, khách quan do bản thân tôi thực hiện, chưa
từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào ở trong và ngoài nước. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT


: Con cái



: Con đực

BLKG

: Bột lá keo giậu


Ca

: Cabardin

CPTĂ

: Chi phí thức ăn

Cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

KPCS

: Khẩu phần cơ sở

ME

: Năng lượng trao đổi

n


: Số con

NC&PTCNMN : Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi
SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2

: Thí nghiệm 2

TTTĂ


: Tiêu tốn thức ăn

VCK

: Vật chất khô


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn ăn của ngựa cái chửa của Liên Xô ............................. 37
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................. 42
Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm43
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần...................................... 44
Bảng 3.1: Số lượng đàn ngựa nuôi tại Trung tâm trong 3 năm (2012 - 2014)47
Bảng 3.2: Cơ cấu đàn ngựa theo lứa tuổi và tính biệt nuôi tại Trung tâm
năm 2014 ................................................................................ 48
Bảng 3.3: Khối lượng ngựa nuôi tại Trung tâm (Kg) .................................. 50
Bảng 3.4: Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa tại Trung tâm (gam/con/ngày)..... 51
Bảng 3.5: Sinh trưởng tương đối của ngựa tại Trung tâm (%) ..................... 53
Bảng 3.6: Kích thước các chiều đo của ngựa tại Trung tâm ........................ 55
Bảng 3.7: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của ngựa ............................. 56
Bảng 3.8: Sự thay đổi khối lượng của ngựa thí nghiệm (Kg) ...................... 57
Bảng 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa thí nghiệm (gam/con/ngày) ......... 59
Bảng 3.10: Sinh trưởng tương đối của ngựa thí nghiệm (%) ....................... 61
Bảng 3.11: Kích thước một số chiều đo của ngựa thí nghiệm (cm) .............. 63
Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn, protein và ME/1 kg tăng khối lượng .............. 64
Bảng 3.13: Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn cho ngựa thí nghiệm ................ 65


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ tăng khối lượng của ngựa thí nghiệm ................................ 58
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của ngựa thí nghiệm ........................ 60
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của ngựa thí nghiệm ...................... 62


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta có 66,9 ngàn con ngựa (Tổng cục thống kế 2014) [26], được
phân bổ hầu hết các tỉnh trung du và miền núi trong cả nước. Con ngựa được
gắn liền với đời sống, lao động, sản xuất và văn hóa vùng miền. Đối với
người vùng cao con ngựa được coi như chiếc xe đạp của mỗi gia đình, khi đi
nương lấy thóc, đi xuống chợ mua hàng, đi thăm người thân, ngựa thồ nước
về nhà.... Con ngựa là vốn quý của mỗi gia đình vùng cao. Người H’mông khi
cho con gia đình riêng, tài sản được bố mẹ cho để làm ăn là con ngựa, con
ngựa thật thân thiện. Trong kháng chiến con ngựa gắn liền với hoạt động của
cách mạng, ngày nay ngựa phục vụ bộ đội biên phòng tuần tra, những nơi có
đường biên giới hiểm trở đều cần đến con ngựa. Trong lĩnh vực nông nghiệp
việc sản xuất kích tố Huyết thanh ngựa chửa đã góp phần nâng cao năng suất
sinh sản cho hàng vạn con gia súc giống nhập nội, con lai, thúc đẩy sự phát
triển của ngành chăn nuôi.
Chính vì vai trò và lợi ích không thể thay thế của con ngựa nên những
năm gần đây việc phát triển chăn nuôi ngựa rất nhanh và mạnh theo nhiều
hướng khác nhau phục vụ nhu cầu phát triển xã hội như ngựa đua, ngựa thể
thao, ngựa phục vụ lễ hội, ngựa phục vụ các khu du lịch, và đặc biệt xuất hiện
xu hướng khai thác thịt và cao xương ngựa phục vụ sức khỏe con người. Bên
cạnh đó, trong chăn nuôi ngựa còn gặp nhiều khó khăn như việc đầu tư cho
chăn nuôi ngựa khá cao, tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt kỹ
thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho ngựa, nguồn thức ăn chưa

chủ động…., do đó hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ngựa chưa cao.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Núi, tiền thân là
trại ngựa Bá Vân được thành lập từ năm 1960. Hiện nay, Trung tâm đang nuôi
giữ nguồn gen của các giống ngựa như ngựa Bạch, ngựa lai, ngựa Cabardin và


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc Sĩ
Khoa học nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhà trường
và đơn vị công tác. Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản
lý Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy
giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Đại, PGS.TS. Phan Đình Thắm đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu
cũng như đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi, đã tạo điều kiện, giúp đỡ về
thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
toàn thể gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần
để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2015
Tác giả luận văn


Đào Quang Hợp


3
hàm lượng protein cao ), (Garcia và cs 1996) [49]. Hàm lượng protein có trong
lá keo giậu cũng có biến động giữa các phần của cây. Ở lá non keo giậu chứa
nhiều protein và có khả năng tiêu hóa cao, lá ở đỉnh ngọn có hàm lượng protein
cao nhất từ 28,4 - 30,0% trong VCK, (Deshumkh và cs 1987) [46]. Ronia và cs
(1979) [59], cho biết hàm lượng protein trong lá non cao gấp 1,5 lần so với lá
già, các phần lá phân bố ở giữa có hàm lượng protein là 23,8 - 28,2% VCK,
phần lá bên dưới có hàm lượng protein là 17,4 - 24,1% VCK.
Xuất phát từ thực tế trên để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chúng tôi tiến
hành đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng bột lá
keo giậu trong chăn nuôi ngựa tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống ngựa hiện có tại Trung
tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi.
- Nghiên cứu phương pháp sử dụng lá keo giậu, ảnh hưởng của sử
dụng lá keo giậu đến khả năng sinh trưởng nhằm tìm ra phýõng pháp bổ sung
thích hợp lá keo giậu nhý một nguồn thức ãn protein cho ngựa .Từ kết quả ðó,
khuyến cáo trồng và sử dụng lá keo giậu trong chãn nuôi ngựa ở các tỉnh
trung du miền núi.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Làm giàu thêm cho kho tàng kiến thức về sử dụng thức ăn trong chăn nuôi
ngựa ở khu vực trung du - miền núi phía Bắc.
* Ứng dụng thực tiễn
- Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn
chăn nuôi ngựa.

- Góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn cây thức ăn giàu protein cho
chăn nuôi ngựa tại các tỉnh miền núi.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vị trí phân loại, một số giống ngựa trong và ngoài nước
1.1.1. Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật
Theo tác giả Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [12] cho biết,
ngựa có hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngựa thuộc giới động vật: Animal
Ngành có xương sống: Chordata
Ngành phụ có xương sống: Vertebrta
Lớp có vú: Mammalia
Bộ guốc lẻ: Perissdactyla
Họ: Equssdae
Chủng: Equus
Loài: Equus caballus
Tên: Caballus
1.1.2. Các giống ngựa trong nước
Ngựa là loài thuộc bộ móng guốc, bốn chân cao chắc khỏe thích ứng
với việc đi lại, chạy và làm việc được trên nhiều loại địa hình đường đi khác
nhau. Ngựa thuộc loài rất nhạy cảm và nguồn gốc lâu hơn chó mèo. Hơn nữa,
chúng tồn tại lâu hơn và phát triển rất nhanh thành rất nhiều giống.
*Giống ngựa Việt Nam
Đây là giống ngựa mang đặc tính thồ là chủ yếu, một phần sử dụng để
kéo ở vùng núi, trung du và đồng bằng. Ngựa Việt Nam có sức chịu đựng
kham khổ cao, sức chống đỡ bệnh tật tốt, đi lại được ở mọi địa hình núi cao,

hạn chế lớn nhất của chúng là có tầm vóc nhỏ, ngoại hình chưa cân đối. Theo


5
Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [12], ngựa Việt Nam có những đặc
điểm như sau:
- Thồ hàng: 40-50kg
- Kéo xe: 400-500kg
- Chạy: đạt 25-28km/giờ
- Sức giật khi keo xe:100kg
- Tỷ lệ thụ thai: 76,7%
- Tỷ lệ đẻ: 83,8%.
- Kích thước một số chiều đo và khối lượng của ngựa Việt Nam:
ĐVT: cm

Địa phương

Thái Nguyên

Cao Bằng

Lai Châu

Hà Giang

Thể

Tính

Cao


Dài thân

Vòng

Vòng

biệt

vây

chéo

ngực

ống

Đực

116,6

114,6

128

14,4

172

Cái


115,6

113,7

126,8

13,8

168

Đực

113

114,5

130,2

15,9

178

Cái

109,7

107,2

129,8


15,7

164

Đực

111,6

113,5

132,5

17

182

Cái

110,6

113,1

130,6

15,9

176

Đực


110,3

111

128,4

15,2

168

Cái

109,1

110

127,1

14,3

164

trọng
(kg)

* Giống ngựa Bạch
Hiện nay, ở nước ta ngựa bạch được phân bố rải rác tại các tỉnh như
Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc Giang… giống ngựa này
có khả năng làm việc tốt, chịu được kham khổ, ngoài ra xương ngựa bạch còn

được dùng để nấu cao bồi bổ sức khỏe.


6

Nhìn tổng thể toàn thân ngựa từ lông, da, bờm, lông đuôi, màu mắt đến
móng chân đều có màu trắng hoặc trắng hồng. Ở nước ta hiện nay, ngựa bạch
rất được coi trọng đứng thứ 2 sau hổ, vì vậy có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Hội thú y Việt Nam kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn
nuôi Miền Núi hợp tác duy trì nòi giống, tỷ lệ đẻ của ngựa bạch khoảng 5060% tổng cái sinh sản. Hiện nay Hội thú y Việt Nam đã xây dựng một cơ sở
chăn nuôi tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội đang nuôi 40-50 con ngựa
bạch để giữ giống và phát triển phục vụ cộng đồng. Những con không đẻ
được, đủ tiêu chuẩn nấu cao sẽ được nấu theo quy trình dân gian 7 ngày 7
đêm. Sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, hiện nay có một số hộ dân ở các
tỉnh cũng biết chăn nuôi ngựa bạch. Trong đó, ở làng Phẩm xã Dương Thành Phú Bình - Thái Nguyên có những hộ đã thành công trong việc nhân giống.
Năm 2008 các hộ chăn nuôi ngựa bạch được Trung tâm hỗ trợ thành lập hội
chăn nuôi ngựa bạch với 36 thành viên. Đến nay, Hội chăn nuôi ngựa bạch xã
Dương Thành đã có trên 45 hội viên tham gia và có trên 350 ngựa.
Đa phần các gia đình chăn nuôi ngựa bạch để kinh doanh thì sau khi
mua về sẽ nuôi vỗ béo từ 3 - 6 tháng được giá chênh lệch lai cao là bán hoặc
mổ thịt bán, giữ lại xương để nấu cao thu lãi 50 - 70 triệu đồng/năm, nhiều hộ
gia đình thu lãi 30 triệu đồng/năm. Thức ăn nuôi vỗ béo bằng cỏ cắt tận dụng


7
ở bờ ruộng, ngô cây, nấu cháo hoặc cám gạo hoà lẫn nước vo gạo, cơm canh
thừa tận dụng cho ngựa ăn, hàng ngày có tắm chải và vệ sinh chuồng trại.
Nhìn chung chưa có tác động gì về khoa học kỹ thuật trong khâu chọn giống,
phối giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, sử dụng.
Một số hộ do thiếu vốn nên được nhận con giống theo hình thức nuôi

khoán trả thù lao mỗi tháng từ 200.000 - 300.000đ/con nếu ngựa bị chết phải
chịu trách nhiệm, khi nào người giao khoán yêu cầu thì người nhận nuôi phải
đem ngựa trả, hình thức này tương đối phổ biến ở nông thôn hiện nay vì cả
người giao và người nhận nuôi khoán đều có lợi, còn việc nuôi ngựa bạch để
sinh sản thì không có nhiều. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hưng Quang và cs
2014 [29], thì ngựa bạch ở giai đoạn 12 tháng tuổi có khối lượng là 115,6kg,
một số chiều đo như CV đạt 103,7cm, VN đạt 101,8cm và DTC là 102,5cm,
ngựa trưởng thành 186,5kg.
* Dòng ngựa Lai

Ở nước ta hiện nay dòng ngựa lai chủ yếu dùng ngựa giống Cabardin
của Liên Xô, đây là một giống ngựa kiêm dụng thồ, kéo, cưỡi, được lai tạo
với ngựa Việt Nam nhằm nâng cao tầm vóc, thể trọng và sức làm việc của
ngựa Việt Nam. Ngựa lai có thể trọng cao hơn và nhiều ưu điểm hơn ngựa
Việt Nam. Ngựa lai có chiều cao trung bình 122-125cm. Hiện nay tại Trung
tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Núi ở Bình Sơn - Sông Công


8
đang nuôi giữ giống ngựa Cabardin thuần chủng để tạo ra nhiều loại ngựa lai
có chất lượng ổn định đồng thời giúp các trạm truyền giống tiếp tục lai tạo
nâng cao chất lượng ngựa địa phương. Theo Nguyễn Hữu Trà và cs 2015
[43], cao vây của ngựa trưởng thành nuôi tại

Đức Hòa - Long An là

142,45cm, ngựa đực trưởng thành đạt 368,34kg.
1.1.3. Một số giống ngựa trên thế giới
* Giống ngựa Cabardin ( Liên Xô)
Đây là giống ngựa kiêm dụng cưỡi thồ, được nhập vào nước ta từ lâu

hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
Miền Núi để cải tại giống ngựa địa phương. Theo tác giả Đặng Đình Hanh và
Phạm Sỹ Lăng 2008 [12], ngựa Cabardin có kích thước như sau:

Kích thước

Con đực (cm)

Con cái (cm)

Cao vây

155,5

149,8

Vòng ngực

180,1

179,0

Vòng ống

19,7

18,6

* Giống ngựa Mông Cổ
Là giống ngựa vùng thảo nguyên, tầm vóc không lớn nhưng có sức

chịu đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khô hạn của thảo nguyên.


9
Ngựa Mông Cổ là giống ngựa
kiêm dụng vừa làm việc vừa khai thác
sữa phục vụ cho con người. Ngựa cái
được chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể
cho 1 lít sữa/con/ngày. Kích thước của
ngựa cái như sau:
Cao vây: 129,6 cm
Vòng ngực: 154,2 cm
Dài thân chéo: 134,2 cm
Vòng ống: 16,8 cm
* Giống ngựa Ả Rập
Ngựa Ả Rập từ lâu đã rất nổi tiếng là giống ngựa có ngoại hình và màu
sắc đẹp được nhiều nước dùng làm nguyên liệu để cải tạo giống ngựa địa
phương. Chúng có một số đặc điểm như sau:
Con đực (cm)

Con cái (cm)

Cao vây

153,8

151,4

Dài thân chéo


154,7

151,7

Vòng ngực

177,7

173,7

Vòng ống

19,3

18,7

Kích thước

- Kỷ lục chạy:
+ 1600m hết 1 phút 5 giây
+ 2000m hết 2 phút 13 giây
+ 3200m hết 3 phút 40 giây
+ 4000m hết 4 phút 42 giây
+ 7000m hết 8 phút 50 giây


10
1.1.4. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay
Ngựa được chăn nuôi rộng khắp các vùng lãnh thổ của nước ta, với
tập quán và hướng sử dụng khác nhau đã tạo nên các phương thức chăn nuôi

khác nhau.
- Phương thức chăn nuôi bầy đàn: Ngựa được chăn nuôi với số lượng
vừa phải trong các hộ gia đình hay các trang trại với mục đích sinh sản.
Phương thức này đã tồn tại từ lâu đời đối với những dân du mục ở các vùng
thảo nguyên hoặc những vùng chăn nuôi chưa phát triển, với phương thức này
thì ngựa đực và ngựa cái được nuôi chung đàn, phối giống tự do, ít có sự tác
động của con người. Ở nước ta phương thức này đã tồn tại ở một số địa
phương như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai… Ngựa được quản lý
tại hộ gia đình trong vụ trồng trọt, những ngày ngựa ðýợc thả rông cũng là
mùa sinh sản, ngựa ðực và ngựa cái được phối giống tự do. Phýõng thức chãn
nuôi này cho năng suất rất thấp, dẫn đến khả nãng sinh trưởng kém.
- Phương thức chăn nuôi bán chăn thả, phương thức này được áp dụng
ở những hộ chăn nuôi có định hướng, có mục đích, người chăn nuôi có chọn
giống, có tác động của khoa học kỹ thuật và tuyển chọn ngựa theo mục đích
riêng. Theo Heriquez và cs (1980) [52], thì phương thức này có hai hình thức
chăn nuôi đó là:
Chăn nuôi ngựa theo từng cá thể: Những ngựa đực và ngựa cái chuyên
dùng cho nhân giống, hoặc chuyên dùng cho việc sản xuất gắn liền với từng
hộ gia đình và những yêu cầu nhất định của người chăn nuôi, ngựa được
tuyển chọn theo mục đích riêng và được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng riêng
biệt. Việc chăn thả ngựa chỉ là vận động hoặc vận động có quy trình kỹ thuật.
Phương thức chăn nuôi này đã có tổ chức phối giống, có sự theo dõi chặt chẽ
ngựa đực và ngựa cái, có áp dụng kỹ thuật phối giống và theo dõi đánh giá
khả năng sinh sản của ngựa. Sử dụng phương thức chăn nuôi này nếu người


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii

MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Vị trí phân loại, một số giống ngựa trong và ngoài nước ...................... 4
1.1.1. Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật ......................... 4
1.1.2. Các giống ngựa trong nước ............................................................. 4
1.1.3. Một số giống ngựa trên thế giới ...................................................... 8
1.1.4. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay.............................. 10
1.1.5. Một số đặc điểm sinh vật học của ngựa ........................................ 11
1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ...................................................... 12
1.2.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng ........................................ 12
1.2.2. Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng ......... 13
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ............................... 16
1.3. Đặc điểm tiêu hoá và nhu cầu dinh dưỡng của ngựa ........................... 19
1.3.1. Đặc điểm tiêu hoá ......................................................................... 19
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của ngựa ...................................................... 20
1.4. Đặc tính và một số thông tin của cây keo giậu .................................... 24
1.4.1. Đặc tính sinh học của keo giậu ..................................................... 24


12
Các cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác đều rất phát triển. Tai của
ngựa rất mỏng và tinh, có thể nghe được những âm thanh có tần số rất thấp,
có thể phân biệt được tiếng nói của từng người và ngửi được mùi lạ cách xa

hàng trăm mét. Nhờ có đôi mắt rất tinh kết hợp với cổ linh hoạt nên ngựa đi
đêm rất giỏi và có thể nhìn được trong phạm vi 360o .
Cũng như các loài gia súc khác, cơ thể ngựa có 9 hệ chức năng, mỗi hệ
bao gồm các cơ quan và có một hay nhiều chắc năng khác nhau.
1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
1.2.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của ngựa đều có chung bản chất di truyền
như với các gia súc khác, nhưng biểu hiện về giá trị kiểu hình của các tính
trạng này lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của
từng loại. Các tác giả Nguyễn Ân và cs (1983) [2], Trần Đình Miên (1995)
[23], Nguyễn Văn Thiện (1995) [37], Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [38]
cho biết, hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế
của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa…
đều là các tính trạng số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình
(Phenotype Value - P), do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G) và sai lệch môi
trường (Environmental deviation - E) quy định. Quan hệ này được biểu hiện
bằng công thức P = G + E.
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng
do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu
ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có
ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện
tượng đa gen (Polygene). Các minor gen tác động lên tính trạng theo 3
phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Giá trị kiểu gen được thể hiện qua
công thức:
G = A + D + I. Trong đó.


13
A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value).
D: là sai lệch trội (Dominance deviation).

I : là sai lệch tương tác (Interaction deviation).
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó rất ổn định, có thể
xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò
quan trọng vì đó là giá trị của kiểu gen.
1.2.2. Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa
và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích khối lượng các cơ
quan bộ phận và toàn bộ cơ thể vật nuôi trên cơ sở tính chất di truyền từ đời
trước truyền lại cho đời sau (Trần Đình Miên và cs 1994) [22].
Bản chất về sự tăng khối lượng, thể tích tế bào cũng như toàn bộ cơ thể
là do sự tích lũy các chất dinh dưỡng thông qua thức ăn, trao đổi chất với
ngoại cảnh làm cho cơ thể đạt đến khối lượng nhất định nào đó (tất nhiên khả
năng đó còn do gen di truyền mà đời trước để lại). Tế bào phân chia mạnh ở
giai đoạn đầu phát triển của phôi thai, tăng thể tích và chất chứa trong tế bào
và đó là cả quá trình khi hình thành phôi thai tới khi cơ thể đạt đến sự ổn định
về thể vóc. Theo tác giả Trần Đình Miên và cs (1994) [22], cho biết trong quá
trình sinh trưởng, sự tăng số lượng tế bào và thể tích tế bào do kết quả của quá
trình đồng hóa là quan trọng nhất.
Quá trình phát triển của cơ thể và quá trình đồng hóa các chất dinh
dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi,
nảy nở vừa là cơ sở hình thành các chất trong tế bào và giữ các tế bào đó là
protein, lipit, gluxit và các chất khoáng. Theo tác giả Đàm Văn Tiện và cs
(1992) [32], quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp, sự sinh trưởng của các phần
cơ thể như thịt, xương, da, mỡ...
Về mặt sinh học, sinh trưởng ở ngựa được xem là sự tăng cường tổng
hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích


14
thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể

hiện ở ba mặt: phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào; Tăng thể tích
mỗi tế bào; Tăng thể tích giữa các tế bào.
Đồng thời, sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang ba đặc tính:
tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng
khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian nhất
định. Thời gian sinh trưởng là thời gian xác định để cân, đo và tính tốc độ
sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs 1994) [22].
Sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định, đó là quy
luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật phát dục không đồng đều và
quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ.
* Theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giao đoạn thì quá trình sinh
trưởng của gia súc được chia làm 2 giai đoạn lớn, đó là giai đoạn trong cơ thể
mẹ và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ.
Ở giai đoạn trong cơ thể mẹ các đặc tính của phẩm giống được hình
thành rất sớm, do đó giai đoạn này cơ thể mẹ cần được tăng cường về các chất
dinh dưỡng như: protein và vitamin...
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, kể từ lúc gia súc được sinh ra đến khi ra súc
chết đi. Gia súc sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn bú sữa cho tới khi
thành thục về tính dục. Ở giai đoạn này, cơ thể phát triển mạnh về hệ cơ,
xương, cơ quan tiêu hóa, sinh dục và hệ thống thần kinh. Do vậy, người chăn
nuôi cần có những biện pháp kỹ thuật hợp lư để con vật sinh trưởng phát triển
mạnh, phát huy tối đa năng lực của phẩm giống.
Tính giai đoạn còn thể hiện hoạt động của các tuyến nội tiết và do
nhiều yếu tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường. Từ giai đoạn
sơ sinh đến 3 tháng tuổi thì ngựa phát triển mạnh nhất, tiếp theo là giai đoạn 3
- 6 tháng, 6 - 9 tháng và 9 - 12 tháng. Từ 18 - 24 th́ áng sinh trưởng chậm dần


15
lại. Đến giai đoạn 24 - 30 tháng tuổi thì ngựa bước vào tuổi trưởng thành, tốc

độ sinh trưởng ở giai đoạn này là thấp nhất.
* Quy luật không đồng đều trong sinh trưởng thể hiện sự không đồng
đều về tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng
đều và phát triển bộ xương, các cơ quan bộ phận nhưng lại tạo nên sự phát
triển cân đối của toàn bộ cơ thể con vật. Giai đoạn đầu xương phát triển mạnh
nhất, sau đó đến thịt và mỡ, giai đoạn tiếp theo, thịt phát triển mạnh nhất sau
đó đến xương và mỡ, còn giai đoạn sau thì mỡ lại phát triển mạnh nhất sau đó
đến thịt và xương. Sinh trưởng của ngựa có thể chia làm 4 pha về mặt kích
thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ 2 chiều dài và chiều rộng, năm thứ 3
chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và chiều rộng.
* Quy luật có tính chu kỳ trong sinh trưởng của gia súc được thể hiện ở
một số mặt như: tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ
trong sự phát triển thể hiện qua sự tăng trọng lượng và trao đổi chất thông qua
quá trình đồng hóa và dị hóa (Trần Đình Miên và cs 1994) [22].
Trong chăn nuôi ngựa cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm người ta
thường dùng các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng như: sinh trưởng tích
lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, kích thước cơ thể và các
chỉ số cấu tạo thể hình.
Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước
theo thời gian khảo sát.
Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích
thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN,
1977) [27].
Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc
đầu khảo sát (TCVN, 1977) [28].


×