I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
--------------------------
HONG ANH BC
NGHIÊN CứU ảNH HƯởNG CủA CáC MứC (METHIONINE +
CYSTINE)/LYSINE TRONG KHẩU PHầN ĂN ĐếN KHả NĂNG
SảN XUấT THịT CủA Gà LAI (RI X LƯƠNG PHƯợNG)
NUÔI Vụ THU ĐÔNG TạI THáI NGUYÊN
LUN VN THC S KHOA HC NễNG NGHIP
Chuyờn ngnh: Chn nuụi
THI NGUYấN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
HOÀNG ANH BẮC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC (METHIONINE
+ CYSTINE)/LYSINE TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI (RI X LƯƠNG PHƯỢNG)
NUÔI VỤ THU – ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ
2. PGS.TS. Trần Thanh Vân
THÁI NGUYÊN - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn được hoàn thành sau một thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng tập thể các thầy cô giáo Trường
Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành luận văn đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình đã giúp em thực
hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Một lần nữa em kính
chúc toàn thể thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác
giảng dạy và nghiên cứu.
Thái nguyên, ngày … tháng…. năm 2015
Học viên
Hoàng Anh Bắc
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC....................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................ 3
1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định.................................... 3
1.1.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt và phương pháp xác định ................... 5
1.2.3.Vai trò của các axit amin .................................................................................... 7
1.1.4. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ........................ 13
1.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng, gà Ri và con lai ... 19
1.2.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng .......................... 19
1.2.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri............................................... 20
1.2.3. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri lai .......................................... 22
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 23
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 23
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 26
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.2.2. Thời gian ......................................................................................................... 26
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 26
2.3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 26
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 30
iii
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống (%) .............................................................................................. 30
2.4.2. Khả năng sinh trưởng............................................................................................ 30
2.4.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn............................................................ 31
2.4.4. Chỉ số sản xuất (PI) ............................................................................................... 32
2.4.5. Chỉ số kinh tế (EN) ............................................................................................... 32
2.5. Khảo sát chỉ tiêu năng suất thịt ................................................................................ 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 35
3.1. Nhiệt độ, ẩm độ môi trường tại thời điểm thí nghiệm .............................................. 35
3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ......................................... 36
3.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm .......................................................... 37
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy......................................................................................... 37
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ......................................................... 40
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm........................................................ 42
3.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ........................... 44
3.4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ................................................ 44
3.4.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ..................................................... 46
3.4.3. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng ..................................................... 48
3.4.4. Tiêu tốn năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng ............................................... 49
3.5. Năng suất thịt của gà thí nghiệm ........................................................................ 51
3.6. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm .......................................... 52
3.6.1. Chỉ số sản xuất (PI) ......................................................................................... 52
3.6.2. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) ........................................................... 53
3.6.3. Chi phí thức ăn của gà thí nghiệm .................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 56
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu aa không thay thế cho gà thịt...................................................... 11
Bảng 1.2. Nhu cầu các aa thiết yếu so với lysine (NRC, 1994) ................................ 11
Bảng 1.3. Tỷ lệ một số aa thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt broiler ....................... 12
Bảng 1.4. Tỷ lệ aa thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của khẩu phần ăn
cho gà thịt, % ........................................................................................... 12
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 27
Bảng 2.2. Lịch sử dụng vắc-xin ................................................................................ 27
Bảng 2.3. Dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm..................................................... 28
Bảng 2. 4. Công thức phối trộn của khẩu phần ............................................................ 29
Bảng 3.1. Nhiệt độ, ẩm độ môi trường tại thời điểm nuôi thí nghiệm ...................... 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm ............................................ 36
Bảng 3.3. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................. 38
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................................. 40
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ................................................. 43
Bảng 3.6. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ......................................... 45
Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ............. 47
Bảng 3.8. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm.................. 48
Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ................... 50
Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ........................................................ 51
Bảng 3.11. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) ................................................... 52
Bảng 3.12. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................................................ 53
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm .......................... 54
i
LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn được hoàn thành sau một thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng tập thể các thầy cô giáo Trường
Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành luận văn đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình đã giúp em thực
hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Một lần nữa em kính
chúc toàn thể thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác
giảng dạy và nghiên cứu.
Thái nguyên, ngày … tháng…. năm 2015
Học viên
Hoàng Anh Bắc
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
aa
Axit amin
cs
Cộng sự
PI
Chỉ số sản xuất
EN
Chỉ số kinh tế
Cys
Cysteine
ME
Năng lượng trao đổi
Nxb
Nhà xuất bản
Meth
Methionine
Lys
Lysine
SS
Sơ sinh
TSTA
Tổng số thức ăn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta đã phát triển với
tốc độ rất nhanh. Mô hình trang trại đã hình thành rất nhiều và đã mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao. Người chăn nuôi đã quan tâm nhiều đến những ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ trong và ngoài nước để đưa vào quy trình sản
xuất trong chăn nuôi. Những kiến thức về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
được những nhà sản xuất thức ăn, cũng như người chăn nuôi trang trại đặc
biệt quan tâm và chú ý đến bổ sung một số các sản phẩm có hàm lượng
Axitamin cao để đưa lại hiệu quả kinh tế, cũng như rút ngắn được thời gian
chăn nuôi mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm thịt trước khi giết mổ.
Hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về con gà,
như lai tạo, khả năng sinh trưởng và phát triển của nó, chất lượng sản phẩm
và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng trong chăn nuôi thức ăn và dinh
dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng
65 – 75% trong giá thành sản phẩm, nếu sử dụng loại thức ăn hỗn hợp có hàm
lượng dinh dưỡng phù hợp thì chăn nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc
nghiên cứu về dinh dưỡng cũng như bố trí khẩu phần ăn hợp lý cho các loại
vật nuôi là đề tài được nhiều các tổ chức, cá nhân không ngừng nghiên cứu,
bởi nó là cơ sở dữ liệu để thiết lập một khẩu phần tối ưu với mục đích nâng
cao giá trị sản xuất đối với vật nuôi.
Đến thời điểm hiện tại, đối với gà Ri lai, chúng tôi chưa thấy có công
trình nghiên cứu có hệ thống nào công bố mức năng lượng, protein, aa thích
hợp trong khẩu phần.
Đó là lý do mà chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh
hưởng của các mức (methionine + cystine)/lysine trong khẩu phần ăn đến
khả năng sản xuất thịt của gà lai (Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Thu – Đông tại
Thái Nguyên.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của các mức (methionine + cystine)/lysine trong
khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (Ri x Lương Phương) nuôi
vụ Thu - Đông.
2
- Xác định mức (methionine + cystine)/lysine thích hợp cho gà Ri lai
(Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Thu - Đông.
- Từ kết quả thực hiện có những khuyến cáo bổ ích cho người chăn nuôi.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3. 1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định mức (methionine + cystine)/lysine thích hợp với các khẩu
phần ăn cho gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) để xây dựng công thức thức
ăn cho gà Ri lai nuôi theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam.
- Góp phần thay đổi cơ cấu khẩu phần nuôi gà lai với gà nội nuôi theo
hướng lấy thịt, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm giảm chi phí
giá thành của sản phẩm.
- Kết quả nghiên cứu góp phần vào chăn nuôi gà Ri lai theo hướng an
toàn sinh học và kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác giảng dạy và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương
Phượng) bằng việc sử dụng đúng tỷ lệ các axit amin thiết yếu hợp lý.
- Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân có thể ứng dụng kết
quả nghiên cứu để sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Xác định được khẩu phần ăn có giá thành rẻ nhất phù hợp với kinh tế
nông hộ miền núi, là cơ sở để xây dựng quy trình chăn nuôi gà Ri lai cho các
hộ có mức đầu tư thấp, góp phần phát triển chăn nuôi gà Ri lai.
- Đưa chăn nuôi gia cầm vào trở thành nghề, giúp các hộ nông dân sử
dụng lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở
địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập kinh tế hộ, cải thiện
đời sống.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm trong
nông hộ khu vực miền núi phía Bắc.
3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định
1.1.1.1. Nhu cầu về năng lượng của gà thịt và phương pháp xác định
Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì cho mọi hoạt động, sinh trưởng
và phát triển cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với
quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng. Quá trình này đòi hỏi sự lấy vào các
chất dinh dưỡng đề bù đắp vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra
năng lượng tích lũy cho cơ thể lớn lên và phát triển được. Năng lượng trong
thức ăn được tiềm trữ trong các dạng vật chất của thức ăn đó như lipid,
protein, carbohydrate (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999 [4]).
Nhu cầu năng lượng duy trì cho gà
Để cung cấp đầy đủ chính xác khẩu phần cho gia cầm thì yếu tố đầu
tiên là mức năng lượng thích hợp, cần thiết cho nhu cầu duy trì các hoạt động,
sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng cho duy trì bao gồm năng
lượng cho trao đổi chất cơ bản và năng lượng cho hoạt động bình thường.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình tường phụ thuộc vào mức độ
hoạt động của con vật. Điều kiện nuôi dưỡng bình thường thì năng lượng cho
hoạt động bằng 50% năng lượng trao đổi cơ bản.
Nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản là nhu cầu dưỡng chất để bù đắp
cho sự tiêu hao năng lượng, đây là các chất dinh dưỡng phân giải lúc đói
trong điều kiện tiêu chuẩn không vận động, không làm việc. Năng lượng trao
đổi chất cơ bản là mức năng lượng cần thiết để đảm bảo sự sống, được dùng
cho hoạt động như hô hấp, tuần hoàn của máu, hoạt động thần kinh, hoạt động
của các cơ quan trong điều kiện không kích thích, năng lượng để điều hòa
thân nhiệt, sự biến dưỡng của các mô như biểu bì, lông và sự sản xuất các
kích thích tố và enzyme (Nguyễn Xuân Mùi và cs, 1996 [18]). Trong thực tiễn
sản xuất, người ta thường tính theo nhu cầu năng lượng cho 1 kg khối lượng
trao đổi (
, trị số 70 kcal 15% và ít biến động giữa các loài. Đối với
gà, theo McDonald và cs (1995), nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản cho 1 kg
4
khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg
Hưng, 2006 [7]).
là 86 kcal/ngày (Nguyễn Đức
Singh (1998) [38] đã đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng thuần
cho duy trì (NEm) là:
NEm= 83 ×
. ( W là khối lượng cơ thể)
Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lượng trao đổi cho duy
trì và năng lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50% năng lượng trao
đổi cơ bản.
Dựa vào đó, ta có thể tính được nhu cầu năng lượng duy trì của gà đối
với khối lượng khác nhau.
Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
Nhu cầu năng lượng cho sản xuất phụ thuộc vào loại sản phẩm chăn
nuôi. Đối với gia súc, gia cầm đang sinh trưởng phụ thuộc vào tăng khối
lượng hằng ngày và thành phần thân thịt xẻ, còn đối với gia cầm đẻ trứng nhu
cầu này phụ thuộc vào sản lượng, khối lượng trứng và tỷ lệ đẻ của cả đàn
(Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2001[6]).
Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng:
Theo Bùi Đức Lũng (1995) (Dẫn theo Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]) có
thể tính nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng theo công thức:
MEtt=
Trong đó:
MEtt: nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng
Pt: số gam tăng khối lượng/ngày
0,3: % protein trong thịt
5,7: số kcal/g protein
0,05: % mỡ trong thịt
9,5: số kcal/g mỡ
0,82: hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
5
Trong thời kì sinh trưởng, nhu cầu năng lượng của gia cầm rất khác
nhau, không chỉ là sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng chuyển thành nhiệt mà còn
do sự thay đổi về số lượng năng lượng được tích lũy và phân chia năng lượng
tích lũy đó thành protein và mỡ. Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng
85% năng lượng tích lũy trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein.
Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động trong
khi protein được tích lũy. Hệ số dự trữ năng lượng trong protein và trong mỡ
ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]).
1.1.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt và phương pháp xác định
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino
acid (axit amin, viết tắt là aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan
trọng bậc nhất trong cơ thể sống. Ngoài vai trò là thành phần chính trong cấu
trúc của tế bào và mô, protein còn có nhiều chức năng phong phú khác quyết
định những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di
truyền, sự chuyển hóa các chất. Protein có vai trò sinh học là: tạo hình, xúc
tác, bảo vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu
thần kinh, điều hòa, cung cấp năng lượng (Hồ Trung Thông và cs, 2006 [23]).
Axit amin là chất hữu cơ mà phân tử chứa ít nhất một nhóm carboxyl (COOH) và ít nhất một nhóm amin (-NH2), trừ prolin chỉ có nhóm NH (thực
chất là một imino acid). Trong phân tử các aa tồn tại trong tự nhiên, các
nhóm –COOH và –NH2 đều gắn với carbon ở vị trí α. Hầu hết các aa thu nhận
được khi thủy phân protein đều ở dạng L-α. Như vậy, các aa chỉ khác nhau ở
mạch nhánh (gốc R). Theo quan điểm dinh dưỡng, người ta chia 20 loại aa
thường gặp trong protein thành 2 nhóm: aa không thay thế hay còn gọi là aa
thiết yếu và aa thay thế hay còn gọi là aa không thiết yếu. Amino acid thiết
yếu là aa mà cơ thể động vật không tổng hợp được hoặc tổng hợp không đủ
đáp ứng nhu cầu sinh trưởng hoặc sinh sản một cách tối ưu. Có 8-10 loại aa
6
thiết yếu tùy theo từng loại động vật. Đối với gia cầm, có 9-10 loại aa thiết
yếu là: arginine (đối với gà con), histidine, leucine, isoleucine, lysine,
methionine, phenylalamine, threonine, tryptophan và valine. Amino acid
không thiết yếu là những aa mà cơ thể có thể tổng hợp được và đủ đáp ứng
nhu cầu của chúng. Axit amin không thiết yếu gồm: glicine, alanine, proline,
serine, aspargine, glutamine, aspartate, glutamate. Một số aa không được xếp
vào nhóm không thay thế hay nhóm thay thế mà chúng được xếp vào nhóm
bán thay thế hay bán thiết yếu, bao gồm: arginine, cysteine, tyrosine (Hồ
Trung Thông và cs, 2006 [23]).
- Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm
Đối với bất kỳ vật nuôi nào, protein trong thức ăn là cơ sở quan trọng
nhất của cơ thể gia cầm, protein có hàng loạt các đặc tính không thể có ở
bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào khác. Đối với gia cầm, protein có rất nhiều
chức năng và là thành phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ
quan và cơ. Do protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên
nó phải được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu
cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn
đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng,
2006 [7]). Protein là thành phần quan trọng của sự sống, tham gia cấu tạo
nên tế bào, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và chiếm 1/7 đến 1/8
khối lượng trứng. Protein trong thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng
sản xuất thịt, trứng của gia cầm, khi khẩu phần thức ăn cung cấp đầy đủ
protein sẽ cho năng suất sản phẩm cao và ngược lại.
Theo Lương Đức Phẩm (1982) [22] thì protein cần thiết cho động vật
như là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đứng đầu trong đời sống động
vật. Nhờ protein có sẵn trong thức ăn, gia súc gia cầm mới có thể tổng hợp
được protein của cơ thể và các sản phẩm khác. Ngoài ra còn tổng hợp các chất
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC....................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................ 3
1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định.................................... 3
1.1.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt và phương pháp xác định ................... 5
1.2.3.Vai trò của các axit amin .................................................................................... 7
1.1.4. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ........................ 13
1.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng, gà Ri và con lai ... 19
1.2.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng .......................... 19
1.2.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri............................................... 20
1.2.3. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri lai .......................................... 22
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 23
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 23
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 26
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.2.2. Thời gian ......................................................................................................... 26
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 26
2.3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 26
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 30
8
axit amin thay thế và không thay thế. Ngày nay với sự tiến bộ Khoa học kỹ
thuật đã phát hiện trong các loại sản phẩm từ mọi sinh vật, có trên 200 axit
amin, riêng trong cơ thể động vật xác định được 23 – 25 axit amin và được phân
chia theo 2 nhóm, nhóm axit amin không thay thế gồm 10 axit amin thiết yếu mà
cơ thể gia cầm nhất thiết phải lấy từ thức ăn vào do cơ thể không tự tổng hợp
được, nhóm axit amin thay thế gồm 13 – 15 axit amin mà cơ thể gia cầm và các
động vật khác tự tổng hợp được từ các sản phẩm trung gian trong quá trình trao
đổi axit amin như: axit béo, các hợp chất amino. Trong nhóm axit amin không
thay thế, có 2 axit amin quan trọng nhất trong khẩu phần ăn là:
Lysine: là một trong 10 axit amin không thể thay thế quan trọng đối với
vật nuôi. Nó có tác dụng làm tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất thịt.
Lysine còn cần thiết cho sự tổng hợp nucleotit, hồng cầu và sự trao đổi bình
thường của protein. Nếu thiếu nó trong thức ăn thì hoạt động sống của gia
cầm bị giảm sút. Yêu cầu lysine trong thức ăn cho gà phụ thuộc vào giống,
tuổi và tình trạng sản xuất. Việc xác định đúng nhu cầu lysine cho mỗi giai
đoạn cho gà rất cần thiết, bởi vì lysine là điểm nút quan trọng trong mẫu
protein lý tưởng. Người ta thường dựa vào nhu cầu lysine để xác định nhu cầu
các axit amin khác cho gà.
Lysine có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng,
cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein, hồng cầu, tạo sắc tố melanin của da,
lông. Nếu thiếu lysine sẽ làm đình trệ sinh trưởng, giảm năng suất trứng, thịt
của gia cầm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố, và tốc độ chuyển hóa. Trong
khẩu phần thức ăn nhu cầu lysine cho gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi, và
tính năng sản xuất, gà thịt yêu cầu 1,1 – 1,2 %, gà đẻ 0,75 – 0,85 %, vịt thịt
0,8 %. Theo Bùi Đức Lũng và cs (1995) [10] nếu lysine bổ sung quá thừa
cũng gây tác hại cho gia cầm. Nếu hàm lượng lysine trong thức ăn hỗn hợp
quá cao sẽ biểu hiện bệnh lý làm gia cầm bị cong ở các chi.
9
Methiomin
Methionine có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cơ thể, đến chức
năng của gan và tuyến tụy, cùng với cystein tạo lông vũ có tác dụng điều hòa
trao đổi lipit, chống mỡ hóa gan cần thiết cho sinh sản tế bào tham gia tích
cực vào đồng hóa dị hóa vật chất trong cơ thể, nếu thiếu methiomin gây mất
tính thèm ăn thái hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan, làm giảm quá trình phân
hủy độc chất thải ra trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra nhu cầu axit amin
phụ thuộc vào sự có mặt của các chất khác có trong thức ăn người ta thấy
rằng hàm lượng gossipol cao sẽ làm giảm bớt khả năng hấp thụ lysine, nếu
trong khẩu phần thiếu B12 và S sẽ làm tăng nhu cầu về methionin và thiếu
vitamin PP sẽ làm tăng nhu cầu về tryptophan.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [27]. Cho biết methionin, cysteine,
xisteamin: Có vai trò quan trọng trong oxy hóa khử; khi thêm methionin vào
khẩu phần ăn của gà sinh sản sẽ làm tăng tỷ lệ thụ tinh và ấp nở, tăng tỷ lệ đẻ,
giảm chi phí thức ăn.
Tóm lại các axit amin đều có vai trò hết sức quan trọng đến cơ thể gia
cầm, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và cân đối các axit amin
nhằm giúp cho sự sinh trưởng và năng suất cao ở gia cầm.
Khả năng sinh trưởng của gia cầm liên quan mật thiết với hàm lượng
các axit amin không thay thế trong khẩu phần. Nếu aa không thay thế trong
khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn
thấp. Với các khẩu phần cùng lượng aa không thay thế, gà sẽ có cùng lượng
aa ăn vào cùng lượng mà không phải cùng năng lượng (Skinner và ctv, 1991,
dẫn theo, Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]). Khẩu phần ăn của vật nuôi hầu hết
đáp ứng đủ số lượng aa không thiết yếu hoặc đủ số lượng amin cho sự tổng
hợp các aa không thiết yếu kể cả trong trường hợp hàm lượng protein trong
khẩu phần thấp, do đó sự quan tâm trong dinh dưỡng là dành cho các aa thiết
yếu (Hồ Trung thông và cs, 2006 [23])
10
Nhu cầu của gia cầm về protein thô đơn thuần chỉ có giá trị với điều
kiện là đủ aa thiết yếu. Các khẩu phần dù giống nhau về protein thô, cũng có
thể rất khác nhau về giá trị sinh học của protein (BV). Để xác định nhu cầu
một aa thiết yếu nào đố thì phải tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng. Vật nuôi
được nuôi với khẩu phần các tỷ lệ aa khác nhau và aa còn lại được giữ
nguyên. Xác định tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn để xác định
mức aa phù hợp. Tuy nhiên, giữa các aa có sự tương tác với nhau. Như vậy,
xác định nhu cầu aa đơn độc rất phức tạp. Ở gà nhu cầu lysine tăng khi khẩu
phần thấp methionine, arginine và vitamin B.complex. Sự tương tác gây ra do
sự chuyển đổi một aa này thành một aa khác. Nếu khẩu phần thiếu cystine
hoặc dạng cystein trao đổi của nó thì cystine sẽ được tổng hợp tử methionine.
Do đó, nhu cầu methionine phụ thuộc vào hàm lượng cystein hoặc cystine
trong khẩu phần và hai aa này luôn luôn đi chung với nhau. Vì vậy, thuật ngữ
nhu cầu methionine và cystine được sử dụng. Tuy nhiên, methionine lại
không được tổng hợp từ cystine, vì vậy methionine phải luôn luôn có mặt một
phần để đáp ứng nhu cầu của con vật. Phenylalanine và tyrosine có quan hệ
tương tự. Ở gà, glicine và serine có thế chuyển đổi cho nhau. Nếu protein
được sử dụng cho sản sinh năng lượng thì nhu cầu aa cũng sẽ thay đổi. Axit
amin được sử dụng nhiều nhất trong thiết lập nhu cầu dinh dưỡng là lysine.
Trong thực tế, các aa trong khẩu phần luôn vượt ra ngoài tỷ lệ mong muốn vì
vậy sử dụng bị thiếu hụt so với nhu cầu. Axit amin bị thiếu hụt đó gọi là aa
giới hạn. Lysine và methionine là hai aa giới hạn đầu tiên trong hầu hết các
loại thức ăn gia súc Việt Nam (Lê Đức Ngoan, 2002 [19]).
Cysteine
Cysteine có thể được tổng hợp từ methionine. Cysteine và dạng oxy
hóa của nó là cystine có thể đáp ứng được 50% nhu cầu tổng lượng amino
acid chứa lưu huỳnh (methionine+ cystein). Bằng cách này, cystein có thể làm
11
giảm nhu cầu đối với methionine. Tương tự như đối với nhóm amino acid
chứa lưu huỳnh, phenylalanine có thể đáp ứng nhu cầu của tổng lượng
phenylalanine và tyrosine (amino acid có nhân thơm) vì sự chuyển hóa
phenylalanine có thể tạo thành tyrosine. Tyrosine có thể đáp ứng tối thiểu
50% tổng nhu cầu của hai loại amino acid này nhưng nó không phải là nguồn
duy nhất và không thể thay thế cho phenylalanine vì nó không thể chuyển
được thành phenylalanine (Hồ Trung Thông và cs, 2006 [23]).
Bảng 1.1. Nhu cầu aa không thay thế cho gà thịt
Axit amin
Duy trì (mg/kgP/ngày)
Tăng trưởng (g/100 g TT)
Lysine
82
1,49
Methionine
36
0,70
Cystine
24
0,46
Isoleusine
58
0,27
Tryptophan
10
0,27
Threonine
86
0,75
(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7])
Bảng 1.2. Nhu cầu các aa thiết yếu so với lysine (NRC, 1994)
Axit
amin
Lysine
%
100
Arginine Threonine
110
74
Valine
Methionine
Cystine
82
38
43
(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7])
Theo đề nghị của các nhà dinh dưỡng tại hội thảo về dinh dưỡng vật
nuôi ở Việt Nam năm 1997, hãng Degusa đã khuyến cáo: khi xây dựng khẩu
phần ăn cho gia cầm nên sử dụng lysine là cột mốc chuẩn 100% để so sánh
với các aa khác, mối quan hệ này được thể hiện trong bảng 1.3:
12
Bảng 1.3. Tỷ lệ một số aa thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt broiler
Lứa tuổi
0-14 tuần tuổi
14-35 tuần tuổi
>35tuần tuổi
Lysine
100
100
100
Methioninine+Cystine
74
78
82
Methionine
41
43
45
Threonine
66
68
70
Tryptophan
16
17
18
Arginine
105
107
109
Axit amin
(Nguồn: Degussa, 1997 – dẫn theo Nguyễn Duy Hoan, 2010 [5])
Schtte và De Jong (2008) đã đề xuất một số tỷ lệ aa được cho là hợp lý
thể hiện bảng 1.4:
Bảng 1.4. Tỷ lệ aa thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của
khẩu phần ăn cho gà thịt, %
Baker, 1993, 1996
Axit amin
Lysine
Methionine
Meth.+cystine
Threonine
Arginine
Valine
Isoleucine
Leucine
Tryptophan
Histidine
0-21
ngày
100
36
72
67
105
77
67
109
16
32
21-42
ngày
100
36
75
70
108
80
69
109
19
32
NRC, 1994
0-21
ngày
100
45
82
73
114
82
73
109
18
32
21-42
ngày
100
38
72
74
110
82
73
109
18
32
Austic,
1994
CVB,
1996
0-21
ngày
0-42
ngày
100
38
72
62
96
69
65
92
18
24
(Nguồn: Schutte và De Jong, 2008 – dẫn theo Nguyễn Duy Hoan, 2010 [5])
100
38
73
65
105
80
66
ND
16
ND
13
1.1.4. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.4.1. Phương pháp đánh giá sinh trưởng
- Sinh trưởng
Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi tới khi trưởng thành, khối lượng và
thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là số lượng tế bào tăng lên về số
lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và
khích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn
lên của cơ thể là do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất.
Trần Đình Miên và cs (1992) [17] đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình
tích lũy chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều
dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể
trên cơ sở tính di truyền từ đời trước”.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp, duy trì từ khi
phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành. Để có được số đo
chính xác về sinh trưởng từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers. 1990
[31]).
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi thụ tinh cho đến khi đã
trưởng thành được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn
ngoài thai. Đối với gia cầm thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Theo Johanson L. (1972) [8] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào
thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng tới chỉ tiêu phát triển con vật.
Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sinh trưởng của các mô diễn ra theo
trình tự như sau:
+ Hệ thống tiêu hóa, nội tiết
+ Hệ thống xương
+ Hệ thống cơ bắp
+ Mỡ
iii
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống (%) .............................................................................................. 30
2.4.2. Khả năng sinh trưởng............................................................................................ 30
2.4.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn............................................................ 31
2.4.4. Chỉ số sản xuất (PI) ............................................................................................... 32
2.4.5. Chỉ số kinh tế (EN) ............................................................................................... 32
2.5. Khảo sát chỉ tiêu năng suất thịt ................................................................................ 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 35
3.1. Nhiệt độ, ẩm độ môi trường tại thời điểm thí nghiệm .............................................. 35
3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ......................................... 36
3.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm .......................................................... 37
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy......................................................................................... 37
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ......................................................... 40
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm........................................................ 42
3.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ........................... 44
3.4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ................................................ 44
3.4.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ..................................................... 46
3.4.3. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng ..................................................... 48
3.4.4. Tiêu tốn năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng ............................................... 49
3.5. Năng suất thịt của gà thí nghiệm ........................................................................ 51
3.6. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm .......................................... 52
3.6.1. Chỉ số sản xuất (PI) ......................................................................................... 52
3.6.2. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) ........................................................... 53
3.6.3. Chi phí thức ăn của gà thí nghiệm .................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 56
PHỤ LỤC
15
Lerner và Asminder (1938) khi so sánh gà Leghorn trắng và Plymouth
Rock tới 24 tuần tuổi thấy gà Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn
ở giai đoạn 21 – 24 ngày tuổi (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) [24].
Chambes (1990) [31] cho biết: Có nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng chung, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Godfry và
Raap (1952) và nhiều tác giả cho rằng nhiều hơn 15 gen quy định tốc độ sinh
trưởng.
Như vậy, các nhà nghiên cứu chứng tỏ rằng sự khác biệt về tốc độ sinh
trưởng do di truyền, mà cơ sở di truyền đó là gen, có ít nhất một gen về sinh
trưởng liên kết với giới tính nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này
chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển từng mô khác nhau gây
nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này
và mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà
còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [14] cho biết: Nhu cầu protein thích hợp
cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ
lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn là rất quan trọng. Để phát huy khả
năng sinh trưởng tối đa, Cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với sự cân
bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.
Chi phí thức ăn chiếm tới 70 % giá thành thành trong chăn nuôi gà, nên
bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu
quả kinh tế cho ngành chăn nuôi gà. Do vậy, để có năng suất cao cho ngành
chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy tiềm năng sinh trưởng thì trong nhưng
vấn đề căn bản là lập ra khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở
tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi.
16
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường:
Nhiêt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc
biệt là giai đoạn gà con. Với gà con nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 –
34oC; ngày thứ 2 – 7 là 30oC ; tuần thứ hai là 26oC; tuần thứ 3 là 22oC tuần
thứ 4 là 20oC.
Theo Lê Hồng Mận và cs, 1993 [14] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với
gà sau 3 tuần tuổi là 18 – 20oC. Nhiệt độ môi trường cao, ảnh hưởng rất lớn tới
nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy,
nhu cầu tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường.
Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau.
Theo Herbert G. J. và cs (1983) [32] thì nhiệt độ chuồng nuôi với gà
sau 3 tuần có sự phụ thuộc như sau : khi thay đổi 1oC tiêu thụ năng lượng của
gà mái biến đổi tương đương 2 kcal ME. Nhu cầu về năng lượng và các vật
chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo môi trường. Trong điều kiện khí
hậu nước ta thì gà broiler nuôi vụ hè thì cần phải tăng mức ME và CP cao hơn
vụ xuân 10 – 15 % (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2003 [11]).
Thông thường nhiệt độ cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm
giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu nước ta phải tùy
theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ
thuật chăm sóc cho phù hợp.
* Ảnh hưởng của độ ẩm và độ thông thoáng:
Độ ẩm là một trong nhưng yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức
ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng tới gà. Đặc biệt, khí NH3 do vi khuẩn phân
hủy axit uric trong phân và chất độn chuồng làm ảnh hưởng tới hô hấp của gà,
tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả
năng sinh trưởng của gà.
17
Ing J. E. M. Whyte (1995) [33] qua nghiên cứu đã cho ra khuyến cáo về
thành phần tối đa của chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau:
NH3 = 0,01g/m3, H2 S = 0,002g/m3, CO2 = 0,35g/m3.
Chăn nuôi gia cầm ở nông hộ nước ta chủ yếu là nuôi thông thoáng tự
nhiên nên cần đảm bảo ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Về mùa hè,
nhiệt độ cao cần bố trí hệ thống quạt để tăng tốc độ gió chống nóng cho gà.
Mùa đông cần có thiết bị sưởi ấm cho gà.
Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới sự tăng khối
lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn so với gà trưởng thành. Đối với gà lớn
cần tốc độ lưu thông gió lớn hơn gà nhỏ.
* Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng:
Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng
khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng (Arbor Acres Farms Inc, 1993 [29]).
+ Với gà broiler giết thịt từ 38 - 42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3
ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng là 20 lux, từ ngày thứ 4
đến kết thúc thì cường độ chiếu sáng là 23/24 giờ.
+ Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế
độ chiếu sáng như sau: Ngày thứ 1: 24/24 giờ; ngày thứ 2: 20/24 giờ; ngày
thứ 3 đến ngày thứ 15: 12/24 giờ; ngày thứ 19-22: 14/24 giờ; ngày thứ 23-24:
18/24h; ngày thứ 25 đến kết thúc thời gian chiếu sáng: 24/24 giờ. Cường độ
chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến lúc giảm dần còn 5 lux.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố quan để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao.
Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ
nuôi nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên
đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2
m2/con...). Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu nuôi quá dày
thì ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ nuôi nhốt
cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi