Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin c, e bổ sung vào thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ đến chất lượng trứng cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ MINH THÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG VITAMIN C, E
BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TRỨNG CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ MINH THÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG VITAMIN C, E
BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TRỨNG CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301


Quyết định giao đề tài:

1024/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

27/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM QUỐC HÙNG
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C, E
bổ sung vào thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ đến chất lượng trứng cá dìa Siganus guttatus
(Bloch, 1787)” thuộc đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng, yếu tố môi
trường và kích thích sinh sản lên chất lượng trứng của cá dìa Siganus guttatus (Bloch,
1787)” với mã số 106.NN.01-2013.71 do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc
gia (NAFOSTED) tài trợ từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2017 và chủ nhiệm đề tài là TS.
Phạm Quốc Hùng. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác tính đến thời

điểm này.

Khánh Hòa, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Minh Thông

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học
Nha Trang đã đồng ý cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng thí nghiệm Sinh
học Nghề cá - Trường Đại học Nha Trang, Công ty TNHH Nghiên cứu, sản xuất giống
và dịch vụ nuôi trồng thủy sản (ARSS) đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
đầy đủ cho tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn của tôi là TS Phạm Quốc
Hùng, người đã định hướng hướng đi tốt nhất và luôn tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.S Lê Hoàng Thị Mỹ Dung, Th.S
Phan Văn Út những người đã luôn quan tâm và luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện cũng như việc hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện tốt
cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như tham gia nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Minh Thông


iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN......................................................................................... x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học, sinh sản cá dìa........................................................................3
1.1.1. Phân loại khoa học cá dìa ...............................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái .........................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm phân bố ..........................................................................................3
1.1.4. Đặc điểm sinh thái..........................................................................................4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................................4
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng .....................................................................................5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản ..........................................................................................5
1.2. Buồng trứng và tế bào trứng ở cá ..........................................................................6
1.2.1. Cấu tạo trứng cá thành thục............................................................................7
1.2.2 Kích thước của trứng.......................................................................................7
1.2.3 Màu sắc của trứng cá.......................................................................................8
1.3. Ảnh hưởng của ngoại cảnh lên sự phát triển tế bào sinh dục..................................8
1.3.1. Nhiệt độ .........................................................................................................8
1.3.2. Chu kỳ quang .................................................................................................9

1.3.3. Độ mặn ..........................................................................................................9
1.3.4 Ảnh hưởng chế độ dinh dưởng đến chất lượng cá biển ..................................10
1.3.4.1 Ảnh hưởng đến sức sinh sản ...................................................................11
1.3.4.2 Ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh ............................................................12
1.3.4.3 Ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi ................................................13
1.3.4.4 Ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng........................................................13
v


1.3.5. Ảnh hưởng của vitamin C, E đến sự sinh sản của cá biển .............................14
1.4. Một số nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá dìa trên thế giới và ở Việt Nam ........16
1.4.1. Trên thế giới.................................................................................................16
1.4.2. Ở Việt Nam..................................................................................................18
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu ..........................................................19
2.1.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2014 đến 10/2015..................................19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................19
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................19
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...................................................................19
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................20
2.2.2.1. Đàn cá thí nghiệm .................................................................................20
2.2.2.2. Điều kiện thí nghiệm .............................................................................20
2.2.2.3 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................23
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.................................................................26
2.3.1. Thu mẫu trứng và ấu trùng cá dìa .................................................................26
2.3.2 Các thông số dùng để đánh giá chất lượng trứng ...........................................27
2.3.3 Phương pháp xác định các đặc điểm sinh học................................................27
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................29

3.1. Ảnh hưởng vitamin đến sự thành thục và chất lượng trứng cá dìa .......................29
3.1.1. Ảnh hưởng của vitamin E lên các thành phần sinh hoá của trứng cá dìa .......29
3.1.2. Ảnh hưởng của vitamin E và C đến các chỉ tiêu sinh sản của cá Dìa.............29
3.2. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá dìa...................................................................31
3.2.1. Thử nghiệm kích thích sinh sản....................................................................33
3.2.2. Theo dõi phát triển phôi và ấu trùng .............................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................40
1. Kết luận .................................................................................................................40
2. Kiến nghị ...............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................41

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu một số vitamin của họ cá Samonidae (mg/kg thức ăn)..................14
Bảng 2.1. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm .................................20
Bảng 2.2. Hàm lượng vitamin E trong thức ăn ...........................................................24
Bảng 2.3. Hàm lượng vitamin C trong thức ăn ...........................................................24
Bảng 2.4. Hàm lượng vitamin E và C trong thức ăn ...................................................24
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của vitamin E lên thành phần sinh hóa của trứng cá dìa...........29
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vitamin E và C đến chỉ tiêu sinh sản của cá Dìa ................30
Bảng 3.3. Biến động chiều dài khối lượng cá bố mẹ trong thời gian thí nghiệm .........31
Bảng 3.4. Kiểm tra kết quả thành thục sinh dục của các cá thể bố mẹ ........................32
Bảng 3.5. Kích thước noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau...............................33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hormone lên kết quả kích thích sinh sản cá dìa..................35
Bảng 3.7. Số lượng cá cho đẻ, số lượng trứng thu, sức sinh sản .................................38
Bảng 3.8. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và số lượng ấu trùng thu được . ..............................39

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) .........................................................3
Hình 1.2. Phân bố địa lý của cá dìa (Siganus guttatus) trên thế giới.............................4
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu..................................................................19
Hình 2.2 Bể nuôi cá dìa bố mẹ ................................................................................21
Hình 2.3. Chăm sóc cá bố mẹ thí nghiệm ..................................................................22
Hình 2.4. Kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ..........................................................23
Hình 2.5. Tuyển chọn, nuôi vỗ và kích thích sinh sản nhân tạo cá dìa bố mẹ .............25
Hình 3.1. Tế bào trứng chưa thành thục (hình A) và thành thục (hình B) .........................33
Hình 3.2. Kiểm tra sự thành thục của cá cái (A) và cá đực (B) cho sinh sản ..............34
Hình 3.3. Tiêm hormone cho cá dìa thành thục (A) và bố trí cho sinh sản (B) ...........34
Hình 3.4. Các giai đoạn phát triển phôi của cá dìa.......................................................37

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AF

:

Absolute Fecundity

Sức sinh sản tuyệt đối

BW

:


Body Weight

Khối lượng toàn thân

ĐC

:

GSI

:

NT

:

RF

:

Relative Fecundity

Sức sinh sản tương đối

SD

:

Standard Deviation


Độ lệch chuẩn

SE

:

Standard Error

Sai số chuẩn

TL

:

Total Length

Chiều dài toàn thân

Đối chứng
Gonado Somatic Index

Hệ số thành thục
Nghiệm thức

HUFA :

Highly unsaturated fatty acids

HCG


Human Chorionic Gonadotropin

:

LHRHa :

Luteinizing hormone-releasing hormone analogue

IU

International unit

:

Đơn vị quốc tế

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chủ đề nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C, E bổ sung vào
thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ đến chất lượng trứng cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)”.
Mục tiêu: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá dìa đã được thực hiện nhưng sản
lượng con giống tạo ra chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của người nuôi.
Nguyên nhân được cho là thiếu hụt thông tin về tập tính sinh sản của cá dìa, có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Trong đó thức ăn cá bố mẹ có bổ sung
vitamin C, E đã ảnh hưởng đến quá trình cho đẻ, chất lượng sản phẩm sinh dục và chất
lượng ấu trùng khi ương nhất là trong điều kiện nuôi nhốt. Chính vì vậy, đề tài
"Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C, E bổ sung vào thức ăn nuôi vỗ cá bố

mẹ đến chất lượng trứng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787)" được thực hiện nhằm
góp phần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá dìa. Mục tiêu của nghiên
cứu nhằm xác định liều lượng của vitamin C, E bổ sung vào thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ
đến sự thành thục và đẻ trứng và sản xuất nhân tạo cá Dìa Siganus guttatus.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2014 – tháng
10/2015 trên đối tượng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) tại Nha Trang, Khánh
Hòa. Cá dìa được thu mua từ người dân khái thác tự nhiên có kích thước 0,4 – 0,8
kg/con. Cá được nuôi trong các bể xi măng có thể tích 5 m3/bể và bể composite 5
m3/bể. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp và rong biển với khẩu phần cho ăn 3%
khối lượng thân/ngày; cho cá ăn 2 lần/ngày, vào lúc 6 giờ và 17 giờ hàng ngày. Sau
khi cá ăn khoảng 2 giờ, thức ăn thừa được siphon loại bỏ ra ngoài bể nuôi nhằm hạn
chế ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng của các vitamin C, E lần lượt với các nồng độ
100, 200 và 300 mg/kg và 500, 750 và 1.000 mg/kg đến tỷ lệ thành thục cá bố mẹ.
Thời gian thí nghiệm là 5 – 20 ngày, cá được nuôi từng cặp. Sau 7 – 10 ngày tiến hành
kích thích sinh sản bằng HCG 1.500; 2.000; 2.500 IU/kg cá cái; LHRHa với các nồng
độ 20, 30, 40 IU/kg và nồng độ kết hợp HCG + LHRHa cụ thể 1.500 + 20; 2.000 + 20;
2.500 + 25 IU/kg cá cái, cá đực bằng 50% liều cá cái. Các thông số dùng để đánh giá
chất lượng trứng: đặc tính sinh hóa; các chỉ tiêu sinh học sinh sản gồm hệ số thành
thục, tỷ lệ thành thục, tỷ lệ đẻ, thời gian hiệu ứng, sức sinh sản thực tế, tỷ lệ thụ tinh,
tỷ lệ nở, thời gian phát triển phôi, kích thước trứng, giọt dầu, cá bột...
x


Kết quả nghiên cứu, các kết luận, khuyến nghị: Nghiên cứu đã đạt được kết quả
và phân tích cụ thể. Vitamin C, E không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh hoá của cá cá
Dìa. Đồng thời, hai loại vitamin này đều cho kết quả về các chỉ tiêu sinh sản thấp hơn
ở nghiệm thức không bổ sung. Cụ thể nghiệm đối chứng: Tỷ lệ thành thục là 46 ±
18%; thời gian hiệu ứng là 16 ± 4 giờ. Tỷ lệ thụ tinh của cá đạt 90 ± 22%. Tỷ lệ sống
đến giai đoạn điểm mắt đạt 90 ± 25%. Tỷ lệ nở đạt 86 ± 18%; thời gian phát triển phôi
18 ± 2 giờ và chiều dài của ấu trùng một ngày tuổi là 1,58 ± 0,18 mm; đường kính

noãn hoàng một ngày tuổi là 0,35 ± 0,02 mm. Một số chỉ tiêu sinh sản của cá dìa khi
nuôi ở nghiệm thức đối chứng cho kết quả tốt. Về sức sức sinh sản tuyệt đối và tương
đối 655,433 ± 88,673 trứng/cá cái và 1.266 ± 165 trứng/g cá cái.
Hàm lượng bổ sung vitamin C, E ở mức 750mg/kg, 200mg/kg cho tỷ lệ thành
thục tốt hơn các nghiệm thức bổ sung vitamin còn lại.
Liều lượng kích dục tố HCG hoặc LHRHa sử dụng phù hợp cho sinh sản nhân
tạo cá Dìa là tương ứng 2.000 IU hoặc 40 µg/kg cá cái. Thời gian phát triển phôi dao
động trong khoảng 16 – 20 giờ sau khi thụ tinh. Sức sinh sản thực tế của cá Dìa đạt
0,78 triệu trứng/kg cá cái, tỷ lệ nở từ 75,25 – 97,25%, trung bình đạt 85,90%. Tổng số
ấu trùng cá qua 16 lần sinh sản 14,37 triệu con.
Từ khóa: cá dìa, Siganus guttatus, sinh sản, vitamin E, vitamin C.
Khánh Hòa, ngày 02 tháng 12 năm 2015
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

HỌC VIÊN

TS. PHẠM QUỐC HÙNG

LÊ MINH THÔNG

xi


MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản là ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển với những
công nghệ hiện đại, đi cùng với sự phát triển đó sản xuất nhân tạo đã và đang là hướng
đi đúng đắn cho sự phát triển bền vững [18]. Chất lượng con giống tốt hay không phụ
thuộc rất lớn vào chất lượng giao tử của cá bố mẹ được sử dụng trong quá trình sinh
sản nhân tạo [17]. Việc bổ sung nguồn lợi và sản lượng nuôi trồng thủy sản các đối
tượng cá biển có thể ảnh hưởng lớn của chất lượng trứng bởi vì thành công sinh sản

phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng hoặc chất lượng trứng sản sinh ra trong mùa vụ sinh
sản. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát triển một số thông số rất hữu
ích xác định chất lượng trứng tốt. Chất lượng trứng tốt được định nghĩa là các trứng có
tỉ lệ sống cao cho tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở cao và ấu trùng nở ra phải dùng được thức ăn
ngoài. Các thông số để xác định lên chất lượng trứng bao gồm hình thái, sinh lý, sinh
hóa và di truyền... Mặt khác, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Trong đó thức ăn cá bố mẹ có bổ sung Vitamin E, E&C, C đã ảnh hưởng đến chất
lượng trứng. Vì thế, nghiên cứu đánh giá chất lượng trứng thông qua việc bổ sung
Vitamin E, E&C, C vào thức ăn cá bố mẹ là rất cần thiết. Thành công của nghiên cứu
này có thể cung cấp trứng cũng như chất lượng ấu trùng có chất lượng cao cho ngành
nuôi trồng thủy sản.
Cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) phân bố ở vùng nhiệt đới từ Đông Ấn Độ
Dương đến Tây Thái Bình Dương. Cá dìa là loài cá biển có giá trị dinh dưỡng và kinh
tế cao. Penis và CTV đã phân tích thành phần hóa học trong thịt một loài Siganid, kết
quả cho thấy hàm lượng protein có trong thịt cá tương đối cao [57]. Thức ăn chủ yếu
của cá dìa là rong biển tự nhiên nhưng trong điều kiện nuôi nhốt thì cá vẫn phát triển
nhanh chóng khi cho ăn thức ăn nhân tạo. Cá dìa có thể chịu đựng được sự thay đổi độ
mặn và nhiệt độ khá rộng [16, 48] nên có thể nuôi cá ở nước lợ, ao hoặc lồng ở biển
[59]. Do cá dìa có các đặc điểm thuận lợi trong nuôi thương phẩm nên nó là một đối
tượng nuôi thủy sản chủ yếu và tiềm năng đối với một số nước thuộc khu vực Thái
Bình Dương [48]. Mặc dù cá dìa là đối tượng nuôi ngày càng phổ biến và có giá trị
kinh tế cao nhưng vấn đề sản xuất giống loài cá này vẫn chưa được giải quyết tốt [7].
Từ năm 1985 đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá dìa như cho

1


đẻ và ương nuôi ấu trùng cá dìa ở Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á nhưng tỷ
lệ sống rất thấp và chưa thể xây dựng quy trình sản xuất giống loài cá này [45].
Có rất nhiều nghiên cứu trên cá tráp đen, cá tráp đỏ, cá bơn, cá tuyết, cá bơn Đại

Tây Dương, cá giò nhưng chưa có công trình nào công bố trên đối tượng cá dìa. Ngoài
ra, nghiên cứu về lĩnh vực này tại Việt Nam còn hạn chế. Vì thế, đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C, E bổ sung vào thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ
đến chất lượng trứng cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)” được thực hiện nhằm
phục vụ con giống cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản biển tại Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
1. Ảnh hưởng của vitamin C&E lên sự thành thục và đẻ trứng cá dìa Siganus guttatus.
2. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá dìa Siganus guttatus.
Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác liều lượng của vitamin C, E bổ sung
vào thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ đến sự thành thục, đẻ trứng và sản xuất nhân tạo cá
Dìa Siganus guttatus.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản cho
cá biển nói chung, cá dìa Siganus guttatus nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng cơ sở khoa học giúp cho việc nghiên cứu sản xuất
giống, chất lượng trứng, chất lượng ấu trùng và sản xuất giống cá dìa Siganus guttatus
phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học, sinh sản cá dìa
1.1.1. Phân loại khoa học cá dìa
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Siganidae

Giống: Siganus
Loài: Siganus guttatus (Bloch, 1787)
Tên tiếng Việt: cá dìa, cá dìa chấm, cá dìa công
Tên tiếng Anh: Golden rabbitfish, Orange-spotted Spinefoot.

Hình 1.1. Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá dìa có hình bầu dục dài và dẹt hai bên. 2 bên đầu có vẩy, đường bên hoàn
toàn. Mỗi bên mõm đều có 2 lỗ mũi, miệng bé. Da cá thô nhưng vảy trơn, nhỏ và
nhám. Màu sắc bên ngoài của cá từ màu vàng nhạt đến màu nâu. Vây ngực hình tròn.
Vây bụng ở dưới ngực. Vây đuôi bằng phẳng hoặc hơi chia thuỳ. Cá dìa có 13 tia vây
lưng, 7 tia vây hậu môn và 2 tia vây bụng [27].
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Về mặt địa lý, cá dìa phân bố ở vùng nhiệt đới, từ vĩ độ 30oC Bắc đến 30oC
Nam, từ Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương, bao gồm các nước như quần
3


đảo Andaman, Australia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Ryukyus (Nhật
Bản), Nam và Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Palau. Ở Việt Nam,
cá dìa phân bố ở các vùng ven bờ từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, trong đó nhiều
nhất tại là vùng biển Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các
bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị).
Về mặt sinh thái, cá dìa thường sống ở vùng cỏ biển hoặc rạn san hô, những nơi
có nhiều thức ăn là rong biển hoặc rêu mọc trên đá. Ấu trùng cá dìa có thể được tìm
thấy trong khu vực rừng ngập mặn, vịnh nước nông hoặc cửa sông [48].

Hình 1.2. Phân bố địa lý của cá dìa (Siganus guttatus) trên thế giới
(Khu vực cá dìa phân bố biểu thị màu đỏ)
(Nguồn: www.fishbase.org)

1.1.4. Đặc điểm sinh thái
Khu vực phân bố của cá dìa chịu tác động lớn của nhiệt độ. Trong tự nhiên, có
thể đánh bắt cá dìa ở các vùng nước có nhiệt độ từ 24 – 28oC. Cá dìa nói chung có thể
chịu đựng được sự thay đổi độ mặn và nhiệt độ khá rộng [16, 48]. Cá có thể thích nghi
dần dần khi độ mặn thấp xuống 5‰, nhiệt độ 25 - 34°C [48].
Khả năng chịu đựng hàm lượng ôxy hòa tan thấp của cá dìa cũng rất tốt. Tuy
nhiên, cá không thể chịu đựng được nếu hàm lượng ôxy hòa tan < 2 mg/L [50].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Giai đoạn ấu trùng, cá dựa vào dinh dưỡng từ noãn hoàng và giọt dầu là chủ yếu.
Ấu trùng Siganus guttatus bắt đầu mở miệng sau 36 giờ từ khi trứng nở, và sau 72 giờ
4


thì noãn hoàng tiêu biến [14]. Với thức ăn là Branchionus (dòng siêu nhỏ với kích
thước nhở hơn 90 μm) với mật độ 10 – 20 con/mL sẽ nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng
[45]. Ở giai đoạn ấu trùng thì chúng không ăn tảo. Theo Soh & Lam (1973), ấu trùng
Siganus oarmin không ăn tảo và chúng sẽ chết vì đói [64]. Còn theo May et al.,
(1974), thì Nauplius của copepod là thức ăn nhỏ hơn Branchionus nên thích hợp hơn
cho giai đoạn ấu trùng của cá dìa [56]. Trong giai đoạn ấu trùng thì cá dìa ăn động vật
phù du thì đến giai đoạn Juvenile, thức ăn chủ yếu là các thực vật biển, ngay cả tảo
cũng không tìm thấy trong đường ruột của chúng [67, 33].
Giai đoạn trưởng thành tính ăn của chúng vẫn không khác giai đoạn Juvenile,
nhưng có xu hướng ăn những loại thức ăn có kích cỡ lớn hơn như các loài rong biển,
cỏ biển. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng còn có thể sử dụng được các loài thức ăn
công nghiệp và chế biến nhưng hiệu quả kém hơn hẳn những loại thức ăn có nguồn
gốc từ các loại thực vật biển. Ismael (1976), chỉ ra rằng Siganus virgatus sẽ tăng
trưởng tốt hơn khi ăn Sargassum sp thay vì các loại thức ăn bột viên [41].
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Ngoài tự nhiên, cá dìa có thể đạt đến kích thước chiều dài 8 cm trong 3 tháng và
đến 14 cm trong vòng 7 – 8 tháng [48]. Khi thử nghiệm trong điều kiện nuôi nhốt cá

dìa (Siganus guttatus) có thể đạt chiều dài tối đa 36 – 38 cm với trọng lượng tương
ứng đạt 0,75 – 1,10 kg trong thời gian 320 ngày [72].
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Cá dìa đực và cái rất khó phân biệt nếu chỉ dựa vào hình thái ngoài. Tuy nhiên,
vào mùa sinh sản có thể quan sát phần bụng để xác định con cái nhờ hình dáng tròn
trịa hoặc thăm trứng, còn con đực khi vuốt nhẹ sẽ có sẹ (tinh dịch) màu trắng chảy ra.
Bên cạnh đó, những con đực thường nhỏ hơn so với con cái và con cái ít hoạt động
hơn so với con đực vào mùa sinh sản. Cá dìa có thể thành thục trong điều kiện nuôi
nhốt nếu điều kiện môi trường thuận lợi và được cung cấp thức ăn đầy đủ và chất
lượng [45, 65]. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tuổi thành thục của cá dìa ngoài tự
nhiên nhưng quan sát thấy sự thành thục lần đầu của cá dìa cái (Siganus guttatus) nuôi
nhốt ở cỡ 34 cm (trọng lượng 200 g/con) [65]. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá dìa đực
có thể thành thục ở 10 tháng tuổi với kích thước chiều dài 19 cm, cá cái thành thục ở
12 tháng tuổi với chiều dài 21,5 cm [26].
5


Trong tự nhiên, sự sinh sản của cá dìa có liên quan chặt chẽ với thủy triều, cá
thường đẻ vào ban đêm (từ 23 giờ đến 3 giờ sáng) khi thủy triều xuống ở gần tầng mặt
của vùng nước mở [49, 59]. Sức sinh sản của cá dìa dao động từ 300.000 đến 400.000
trứng tùy thuộc vào kích thước của cá [53]. Cá dìa (Siganus guttatus) ở Philipin có thể
đẻ quanh năm [4]. Thông tin này chưa được kiểm chứng trong điều kiện Việt Nam.
Tuy vậy, việc quan sát thực tế hàng năm cho thấy cá dìa con kích thước 1,5 – 2,0 cm
thường xuất hiện vào tháng 4 – 5 âm lịch ít nhất tại hai khu vực là phá Tam Giang –
Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) và đầm Thị Nại (Bình Định). Trứng cá dìa (Siganus
guttatus) thuộc loại trứng dính, hình cầu, có nhiều giọt dầu, chìm trong nước. Các
trứng đã thụ tinh có đường kính từ 0,42 – 0,70 mm và mất khoảng 18 – 35 giờ để nở ở
nhiệt độ 22 – 30oC [66].
1.2. Buồng trứng và tế bào trứng ở cá
Buồng trứng cá xương hình trụ, bên trong có xoang buồng trứng, phía dưới thu

hẹp lại tạo thành một ống dẫn trứng ngắn trước khi đổ ra ngoài qua lỗ sinh dục. Vị trí
và hình thái của buồng trứng gần giống với tinh hoàn. Tuy nhiên khi thành thục, buồng
trứng có kích thước rất lớn. Trong thực tiễn sản xuất, người ta chia quá trình phát triển
của buồng trứng cá xương thành sáu giai đoạn chính [2].
Giai đoạn 1: Buồng trứng có kích thước bé, gồm 2 dải mảnh, màu trắng trong.
Bên trong buồng trứng có các tế bào trứng non, đang ở giai đoạn sinh trưởng sinh chất
và biến đổi nhân.
Giai đoạn 2: Kích thước buồng trứng lớn hơn, có màu trắng đục. Hệ số thành
thục ở một số loài khác nhau thì khác nhau (cá mè vinh có hệ số thành thục: 0,08 –
0,55%). Xung quanh mỗi tế bào trứng xuất hiện một lớp tế bào nang (tế bào follicul).
Tuy vậy xét về mặt phát triển noãn bào thì các tế bào sinh dục này vẫn ở thời kỳ sinh
trưởng sinh chất và biến đổi nhân giống như ở giai đoạn I.
Giai đoạn 3: Kích thước buồng trứng bắt đầu tăng nhanh và chuyển sang màu
vàng nhạt. Mắt thường có thể nhìn thấy các hạt trứng. Đây là giai đoạn có nhiều biến
đổi phức tạp, do vậy để tiện theo dõi người ta chia làm nhiều pha khác nhau:
Pha 31: Ở ngoại vi tế bào trứng xuất hiện một hang không bào ngay sát màng của nó.
Pha 32: Xuất hiện thêm một hàng không bào phía dưới hàng không bào cũ. Lúc
này số hàng không bào là 2.
6


Pha 33: Số lượng không bào tăng lên thêm nhiều chiếm khoảng một nửa không
gian từ màng nhân đến màng tế bào.
Pha 34: Tế bào trứng bắt đầu tích lũy noãn hoàng và trong tế bào chất bắt đầu
xuất hiện các hạt noãn hoàng bắt đầu từ nhân và lan dần ra ngoại vi.
Pha 35: Nguyên sinh chất của tế bào đã tích lũy đủ noãn hoàng và lúc này nó dồn
không bào ra ngoại vi. Không bào bị vỡ chỉ còn lại một lớp và gọi là lớp hạt vỏ, có tác
dụng hình thành màng thụ tinh sau này.
Giai đoạn 4: Kích thước buồng trứng tối đa và chuyển sang màu vàng đậm hoặc
xanh vàng (cá ăn thực vật). Nhân chuyển dần về cực động vật.

Giai đoạn 5: Buồng trứng mềm và nếu ấn nhẹ trứng có thể chảy ra ngoài qua lỗ
sinh dục. Ở giai đoạn này, trứng đã rụng và rơi vào xoang buồng trứng. Nhân đã
chuyển hoàn toàn về cực động vật.
Giai đoạn 6: Là giai đoạn sau khi cá đẻ. Sản phẩm sinh dục đã thải ra ngoài, còn
gọi là giai đoạn tiêu hủy. Thể tích buồng trứng thu hẹp lại. Trong buồng trứng còn lại
các vết của tế bào nang, các tế bào trứng chin muồn còn sót lại và các noãn bào non
thuộc thời kỳ sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhân.
1.2.1. Cấu tạo trứng cá thành thục
Trứng cá xương thuộc loại trứng đoạn hoàng. Noãn hoàng chiếm một tỷ lệ lớn
khối lượng của trứng. Noãn hoàng tập trung phía cực thực vật. Phía cực động vật gồm
có tế bào chất (không có noãn hoàng) và nhân. Ở chính giữa cực động vật có lỗ nhỏ để
tinh trùng chui qua khi thụ tinh gọi là “noãn khổng”. Bao quanh trứng là một màng hơi
đục, đó là màng phóng xạ. Dưới màng phóng xạ có lớp vỏ chứa mucopolysaccharide
đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh sau này. Trứng của các loài các
xương đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Phân tích trên trứng cá chép ta
thấy: nước chiếm 66,3%, protein 25%, lipid 6,2% và tro 2% [2].
1.2.2 Kích thước của trứng
Kích thước khác nhau phụ thuộc vào kiểu sinh sản của cá. Các loài cá đẻ trứng
trôi nổi, không chăm sóc con thì trứng nhỏ nhưng mỗi lần đẻ rất lớn, tỷ lệ tử vong của
cá con cao như cá mè, cá trắm ở nước ngọt, cá mòi, cá đối ở cá biển. Các loài cá có tập
tính chăm sóc con thì trứng có kích thước lớn và số lượng trứng mỗi lần đẻ không
nhiều. Cá rô phi ấp trứng trong miệng nên mỗi lần đẻ khoảng 500 – 3.000 trứng và
7


kích thước trứng tương đối lớn. Cá mè, cá trắm cỏ, cá chép mỗi lần đẻ hàng triệu trứng
hoặc hơn. Tuy nhiên, kích thước trứng phụ thuộc vào kích thước cá thể mẹ, do đó phụ
thuộc vào tuổi cá. Cá mới đẻ lần đầu kích thước nhỏ nên trứng cũng nhỏ hơn những
lần đẻ sau [2].
1.2.3 Màu sắc của trứng cá

Trứng của đa số các loài cá đều có màu sắc. Nó có thể là xanh nhạt, vàng nhạt, da
cam hoặc đỏ gạch. Sở dĩ trứng có màu sắc vì trong trừng có chứa các sắc tố
carotenoid. Sắc tố phân bố trong noãn hoàng hoặc trong các giọt dầu của trứng. Do
crrotenoid là những hợp chất không no, có khả năng hoạt hóa oxy phân tử và kết đẩy
quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. Vì vậy carotenoid đóng vai trò nhất định trong việc
tham gia vào quá trình hô hấp của trứng cá cũng như phôi của cá sau này. Do đó khi
nuôi vỗ cá cái thành thục, có thể thông qua khâu thức ăn để tăng cường cung cấp
carotenoid cho cá mẹ. Điều này có ý nghĩa quan trong cho việc giúp cho phôi cá cái dễ
dàng thích ứng trong điều kiện oxy hòa tan của nước giảm sút [2].
1.3. Ảnh hưởng của ngoại cảnh lên sự phát triển tế bào sinh dục
1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với quá trình thành thục của
động vật nói chung, đặc biệt đối với các loài biến nhiệt như cá. Hiện tượng phát dục có
tính mùa vụ của của cá là do sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Toàn bộ quá trình
sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cơ thể động vật chịu tác động mạnh mẽ của nhiệt độ môi
trường nước. Ảnh hưởng của nhiệt độ đã làm biến đổi quá trình trao đổi chất, quá trình
điều hòa nội tiết trong cơ thể thúc đẩy quá trình thành thụcc của tế bào sinh dục. Tuy
nhiên, nhiệt độ không phải là yếu tố duy nhất chi phối quá trình thành thục ở cá mà
còn có sự tương tác với các yếu tố môi trường khác. Một số nghiên cứu tập trung xác
định biên độ giới hạn nhiệt độ thích hợp cho từng loài và như vậy thông thường trong
giới hạn cho phép, nếu nhiệt độ thấp thì quá trình thành thục chậm hơn so với nhiệt độ
cao [1]. Khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp, cá sẽ không còn khả năng bắt mồi, nguồn
mỡ dự trữ cạn kiệt, lúc đó tuyến sinh dục sẽ là nguồn dinh dưỡng duy nhất để duy trì
sự sống của cá. Ở miền Bắc nước ta, mùa đông có nhiều ngày ấm sẽ làm cho cá thành
thục sớm hơn. Ngược lại nếu mùa rét kéo dài thì sự thành thục của cá bố mẹ có thể sẽ
chậm hơn [1].
8


1.3.2. Chu kỳ quang

Chu kỳ quang là thời gian có ánh sáng trong một ngày đêm (24 giờ liên tục). Chu
kỳ quang thay đổi theo mùa và vị trí địa lý. Ở nước ta, mùa đông có chu kỳ quang
khoảng 10 giờ có ánh sáng (ban ngày) và 14 giờ tối (ban đêm), màu hè có chu kỳ
quang ngược lại. Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh rằng chu kỳ quang có
ảnh hưởng đáng kể đến sự thành thục, chin muồi và sinh sản ở nhiều loài cá. Đối với
các loài cá hồi, trong tự nhiên sự thành thục diễn ra khi quang kỳ giảm dần và vận
dụng điều này người ta đã giảm thời gian chiếu sáng ban ngày để cá thành thục và đẻ
trứng sớm hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chu kỳ quang ảnh hưởng đến hệ nội tiết
sinh sản thông qua trục điều hòa não bộ, tuyến yên và tuyến sinh dục [20].
Trên cá hồi vân, sự gia tăng chu kỳ quang vào mùa xuân-hè đã kích thích cá phát
dục, khởi đầu là quá trình tích lũy noãn hoàng ở cá cái và tạo tinh ở cá đực. Chu kỳ
quang không những ảnh hưởng đến sự thành thục, thời điểm đẻ trứng ở các loài cá
nước lạnh mà còn ảnh hưởng đến các loài cá vùng ôn đới và nhiệt đới như: cá hồi Thái
Bình Dương (Salmon salar) , cá vược (Dicentrarchus labrax) [21], cá tráp (Sparus
aurata) [85], cá đù (Sciaenop ocellatus) [71], cá tuyết (Gadus morhua) [24], cá đối
(Mugil cephalus) [46]. Tuy nhiên, sự phát triển của tuyến sinh dục không những chịu
ảnh hưởng của chu kỳ quang mà còn những yếu tố khác phụ thuộc vào sự tương tác
giữa chu kỳ quang với các yếu tố môi trường và đặc điểm sinh sản của từng loài.
1.3.3. Độ mặn
Độ mặn là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chức năng
sinh lý sinh sản ở cá nói chung, đặc biệt đối với các loài cá biển [9]. Độ mặn có ảnh
hưởng khác nhau tùy từng loài, quần thể và giai đoạn phát triển cá thể [63]. Với cùng
một thang độ mặn nhưng ở các loài khác nhau có những phản ứng về sinh lý và thích
nghi khác nhau [35]. Đối với các loài cá di cư sinh sản, độ mặn có ảnh hưởng lớn đến
quá trình phát triển, thành thục và đẻ trứng. Tuy nhiên ảnh hưởng của độ mặn lên sự
phát triển của tuyến sinh dục và hoạt động sinh sản ở cá biển vẫn chưa được nghiên
cứu đầy đủ.
Một số nghiên cứu trên cá vược (Dicentrarchus labrax) [83]. và cá Acanthopagrus
butcheri [34]. chỉ ra rằng độ mặn không ảnh hưởng đến sự phát triển và thành thục của
tuyến sinh dục. Tuy nhiên theo Zanuy và Carrillo (1984) gợi ý rằng có thể hạ độ mặn

để hạn chế sự sinh sản của cá vược [83]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự
9


phát triển của buồng trứng cá đối (Mugil cephalus), Tamaru và ctv (1994) kết luận
rằng trong khoảng độ mặn 13-35‰, sự phát triển buồng trứng như nhau. Ngoài ra, tác
giả còn nhận định rằng ở độ mặn thấp hơn thì quá trình phát triển buồng trứng chậm
lại cũng như tỷ lệ noãn bào kết thúc sự tích lũy noãn hoàng thấp hơn so với cá nuôi ở
độ mặn cao [68]. Cá cái chỉ đẻ trứng khi được kích thích trong nước biển. Trên cá hồi
Đại Tây Dương, Magwood và ctv (1999) cũng cho rằng cá có thể rụng trứng sớm hơn
nếu được đưa vào nuôi trong môi trường nước ngọt khoảng 3-4 tháng trước mùa cá đẻ
trứng so với cá nuôi hoàn toàn trong nước biển. Hơn nữa, cá nuôi trong môi trường
nước biển cho độ đồng bộ tế bào sinh dục kém hơn so với cá đưa vào nước ngọt [54].
Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến thời gian rụng và đẻ trứng ở một số loài cá.
1.3.4 Ảnh hưởng chế độ dinh dưởng đến chất lượng cá biển
Quá trình phát triển đòi hỏi cung cấp đầy đủ về chất và lượng các protein thích
hợp. Nhiều loại acid béo và vitamin cũng cần thiết cho quá trình tạo trứng và tinh
trùng. Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn không những là nguồn vật chất cho sự sinh
trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu tạo noãn hoàng và tinh
sào. Những cá đói do thiếu an có hệ số thành thục thấp hoặc không thành thục mặc dù
các yếu tố môi trường là thuận lợi. Cá trong thời kỳ tạo noãn hoàng nếu bị đói trong
thời gian dài thì buồng trứng có thể bị thoái hóa và tiêu biến. Ngược lại, chế độ dinh
dưỡng tốt có thể làm cho cá phát dục, thành thục và sinh sản sớm. Ví dụ: Cá hồi đại
dương di cư từ biển vào sông đẻ 1 lần rồi chết do kiệt sức. Trong tự nhiên nhiều đàn cá
đẻ 1 lần trong năm với mùa sinh sản của loài kéo dài vì không đủ dinh dưỡng cho sự
tạo trứng ngay sau khi đẻ. Như vây những loài cá này nếu nuôi vỗ tốt và được cung
cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ tái tạo trứng và sinh sản nhiều lần trong năm [44].
Chất lượng của quá trình sinh sản và sản lượng con giống có thành công hay
không cần phải cải thiện chất lượng thức ăn trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ. Sự phát
triển của tuyến sinh dục và sức sinh sản của cá phụ thuộc chủ yếu vào dinh dưỡng của

cá bố mẹ. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò của các thành
phần khác nhau trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ như: protein, các acid béo thiết yếu,
vitamin E, vitamin C, carotenoid và photphoglycerid [43]. Nguồn aicd béo không no
n-3 HUFA ở cá rất quan trọng và việc tiêu thụ nhiều các acid này cũng mang lại lợi ích
đáng kể đối với sức khỏe con người. Hơn nữa, thành phần acid béo còn phụ thuộc vào
hàm lượng lipid trong khẩu phần ăn [43].
10


1.3.4.1 Ảnh hưởng đến sức sinh sản
Một số phương pháp để xác định chất lượng trứng đã được phát triển, một trong
những thông số đánh giá chất lượng trứng là sức sinh sản [29]. Sức sinh sản bị ảnh
hưởng bởi sự đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ. Sức sinh sản là
tổng số trứng được sản xuất bởi 1 cá thể được thể hiện hoặc là số trứng/lần đẻ hoặc là
số trứng/khối lượng cơ thể. Sức sinh sản giảm ở một số loài cá biển có thể do ảnh
hưởng của việc mất cân bằng dinh dưỡng lên hệ thống nội tiết não bộ - tuyến yên –
buồng trứng hoặc bởi những hạn chế sẵn có của một thành phần sinh hóa cho sự hình
thành trứng [44].
Hàm lượng lipid cao trong khẩu phần ăn của cá dìa (Siganus guttatus) bố mẹ từ
12% đến 18% làm tăng sức sinh sản và tỷ lệ nở [26]. mặc dù ảnh hưởng này cũng có
thể liên quan đến sự gia tăng dần dần hàm lượng các acid béo thiết yếu trong khẩu
phần ăn. Một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy có ảnh hưởng
đáng kể đến hiệu suất sinh sản ở cá là thành phần các acid béo thiết yếu [75, 76, 77].
Sức sinh sản của cá tráp (Sparus aurata) tăng lên đáng kể khi tăng hàm lượng n-3
HUFA trong khẩu phần ăn lên 1,6% [30] và kết quả tương tự cũng được báo cáo ở một
số loài cá tráp khác [75, 76, 77]. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu về hiệu suất sinh sản
của cá rô phi sông Nin (Oreochromis niloticus) cho thấy số lượng cá cái tham gia sinh
sản, tần suất sinh sản, số lượng cá bột trong một lần đẻ và tổng sản lượng cá bột trong
khoảng thời gian 24 tuần, cho thấy hiệu suất sinh sản cao hơn nhiều so với cá được
cho ăn thức ăn cơ bản có bổ sung dầu đậu nành (hàm lượng acid béo n-6 cao, acid béo

thiết yếu đối với loài này [73] và tương đối thấp so với cá được cho ăn thức ăn có bổ
sung 5% dầu gan cá tuyết (acid béo n-3 cao). Cá được cho ăn thức ăn có chứa dầu gan
cá tuyết cho khối lượng cao nhất [62].
Đối với các loài thuộc họ cá hồi và cá bơn (Scophthalmus maximus) có sự ngoại
lệ do lipid dự trữ ở cơ được sử dụng cho quá trình thành thục của buồng trứng [51]. Ở
các loài cá tráp, thành phần acid béo của tuyến sinh dục cá cái bị ảnh hưởng lớn bởi
hàm lượng acid béo trong khẩu phần ăn, do đó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng
trứng trong một thời gian ngắn [37]. Vì vậy, đối với cá tráp đầu to, thành phần acid
béo của trứng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hàm lượng n-3 HUFA trong khẩu phần ăn của
cá bố mẹ. Cả acid béo n-3 và n-3 HUFA trong trứng cá tráp tăng lên khi tăng hàm
lượng n-3 HUFA trong khẩu phần ăn, chủ yếu là do việc tăng thành phần 18:3 n-3,
11


18:4 n-3 và 20:5 n-3 (acid eicosapentaenoic, EPA) trong trứng [29]. Mối tương quan
giữa hàm lượng n-3 HUFA trong khẩu phần ăn và trứng có hàm lượng EPA dễ bị ảnh
hưởng bởi n-3 HUFA trong khẩu phần ăn hơn DHA (acid docosahexaenoic). Cá hồi
vân (Oncorhynchuss mykiss) ăn thức ăn có đầy đủ n-3 HUFA trong vòng 3 tháng cuối
của quá trình tích lũy noãn hoàng sản xuất một ảnh hưởng vừa phải lên sự kết hợp của
DHA và lipid trứng trong khi đó hàm lượng EPA giảm 50% [31]. Tuy nhiên, hàm
lượng các acid béo khác trong trứng không bị ảnh hưởng bởi thành phần các acid béo
của thức ăn. Việc giữ lại DHA tuyển chọn đã được tìm thấy trong quá trình phát triển
phôi [42]. và khi bị thiếu ăn [70]. cho thấy tầm quan trọng của các acid béo đối với
quá trình phát triển phôi và ấu trùng.
Ở một số loài khác như cá tuyết (Gadus morhua) ảnh hưởng của các acid béo
thiết yếu lên sức sinh sản chưa được quan sát thấy ở cá ăn thức ăn công nghiệp có bổ
sung các loại dầu [51]. Trong một thí nghiệm cho cá tuyết ăn trong một thời gian dài,
cá bố mẹ được cho ăn với khẩu phần ăn có bổ sung đậu nành, capelin và dầu cá mòi
cho thấy sự ảnh hưởng không đáng kể đến thành phần acid béo của trứng khi cá được
cho ăn dầu cá, tuy nhiên, hàm lượng n-3 HUFA trong trứng giảm đáng kể đối với cá

được ăn thức ăn bổ sung dầu đậu nành [51]. Các kết quả này cho thấy có thể do nhu
cầu acid béo thiết yếu của cá tuyết bố mẹ thấp hơn so với cá tráp, điều này có thể cho
phép chúng lấy EPA từ lượng lipid dư trong thành phần bột cá của khẩu phần ăn thí
nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của chúng.
1.3.4.2 Ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh
Một số chất dinh dưỡng chứa trong khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến
quá trình thụ tinh. Hàm lượng acid eicosapentaenoic (EPA) và acid arachidonic (AA)
cho thấy có mối tương quan với tỷ lệ thụ tinh ở cá tráp biển [29, 30]. Khi thành phần
acid béo của tinh trùng phụ thuộc vào thành phần aicd béo trong khẩu phần ăn của cá
bố mẹ ở các loài như cá hồi vân [47]. và cá chẽm châu Âu [10], nó có thể là hoạt lực
của tinh trùng và ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh. Đặc biệt ở cá hồi, tinh trùng bảo
quản lạnh được sử dụng, thành phần acid béo của tinh trùng có thể là yếu tố quyết định
sự nguyên vẹn của màng tế bào sau khi rã đông. Tuy nhiên, Labbe và ctv, (1993) [47]
đã không tìm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của thành phần acid béo trong khẩu phần ăn
lên khả năng thụ tinh của tinh trùng sau khi rã đông.
12


1.3.4.3 Ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi phát triển bình thường và hàm lượng dinh
dưỡng tối ưu trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ cải thiện hình thái của trứng và tỷ lệ nở.
Phần trămtrứng có hình thái bình thường (thông số xác định khả năng của trứng) tăng
lên khi tăng hàm lượng n-3 HUFA trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ và sự kết hợp của
các acid béo trong trứng [47], điều này cho thấy tầm quan trọng của các acid béo thiết
yếu cho sự phát triển bình thường của trứng và phôi. Cá tráp đầu to cho ăn thiếu acid
béo thiết yếu trong khẩu phần ăn làm tăng số lượng giọt dầu trong trứng [31]. kết quả
tương tự cũng được quan sát ở cá tráp đỏ [76]. Việc cải thiện chất lượng trứng kết hợp
với tổng số thành phần acid béo n-3 cao hơn ở cá chẽm châu Âu được cho ăn thức ăn
viên được làm giàu bằng dầu cá chất lượng cao [54]. Các acid béo AA, DHA/EPA có
vai trò quan trọng như thành phần của các phospholipid trong màng sinh học ở cá và

được liên kết với tính lưu động của màng tế bào và đúng với các chức năng sinh lý cho
màng enzyme và tế bào ở cá biển [15]. Đối với một số loài như cá bơn (Hippoglossus
hippoglossus), n-3 PUFA cũng được coi là nguồn năng lượng chủ yếu trong thời kỳ
đầu phát triển của phôi [28]. Tuy nhiên, thành phần các acid béo trong lipid của trứng
cá không chỉ được quyết định bởi khẩu phần ăn của cá bố mẹ mà còn liên quan sự
khác nhau giữa các loài [58]. Nhu cầu các acid béo thiết yếu ở cá tráp bố mẹ dao động
từ 1,5% đến 2% n-3 HUFA trong khẩu phần ăn [29] cao hơn so với giai đoạn giống
dao động từ 0,5% - 0,8% n-3 HUFA [42]. Các giá trị này cao hơn so với hàm lượng
acid béo thiết yếu đối với cá hồi xấp xỉ 1% n-3 HUFA [78].
Thành phần carotenoid trong thức ăn của cá bố mẹ rất quan trọng cho quá trình
phát triển bình thường của phôi và ấu trùng cá. Một số nghiên cứu đã tiến hành kiểm
soát hàm lượng carotenoid trong thức ăn cung cấp cho cá bố mẹ [23]. Việc bổ sung
astaxathin tinh khiết vào thức ăn của cá tráp đỏ bố mẹ cải thiện rõ rệt phần trăm trứng
nổi và tỷ lệ thụ tinh cũng như phần trăm ấu trùng bình thường [78].
1.3.4.4 Ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng
Một vài nghiên cứu cho thấy sự cải thiện về chất lượng con giống thông qua việc
bổ sung dinh dưỡng cho cá bố mẹ. Việc tăng hàm lượng lipid từ 12% lên 18% trong
thức ăn cá dìa bố mẹ sản xuất ra ấu trùng có kích thước lớn và tăng khả năng sống sót
14 ngày sau khi nở [26]. Khi tăng hàm lượng n-3 HUFA trong thức ăn của cá bố mẹ sẽ
làm khối lượng ấu trùng cá và khả năng chống sốc áp suất thẩm thấu tăng lên đáng kể
13


[8]. Tương từ ở cá tráp đầu to khi tăng n-3 HUFA trong thức ăn của cá bố mẹ cải thiện
đáng kể phần trăm ấu trùng sống sót sau khi hấp thụ hết noãn hoàng. Hơn nữa, sự sinh
trưởng, khả năng sống và sự phồng lên của bóng hơi cũng được cải thiện khi thức ăn
được bổ sung dầu cá thay vì dầu đậu nành [69].
1.3.5. Ảnh hưởng của vitamin C, E đến sự sinh sản của cá biển
Trong nhu cầu dinh dưỡng cho động vật nói chung, cá nói riêng – ngoài protein,
gluxit, lipit là những chất dinh dưỡng cơ bản và chiếm chủ yếu về thành phần và hàm

lượng thì vitamin và khoáng chất được xem là các yếu tố dinh dưỡng thêm. Mặc dù
hàm lượng của chúng trong nhu cầu dinh dưỡng của động vật không cao (nhiều khi là
rất thấp), song nếu bị thiếu trong chế độ ăn thì sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản
của động vật sẽ có những ảnh hưởng nhất định, thậm chí bị còi cọc, bệnh tật và giảm
tỷ lệ sống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về vai trò và nhu cầu của 1 số vitamin và
khoáng chất đã được đặt ra từ lâu, nhưng chủ yếu đối với người và động vật trên cạn,
còn đối với cá (nhất là cá dìa) còn rất hạn chế. Vitamin C và E cũng có ảnh hưởng nhất
định đến sự sinh sản và quá trình phát triển phôi của các loài cá, đặc biệt là cá biển, cụ
thể trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nhu cầu một số vitamin của họ cá Samonidae (mg/kg thức ăn)
Vitamin

NRC (1993)

Mức thêm vào thức ăn

2.400

2.000

Vitamin E

50

300 - 500

Thiamin (B1)

1


15

Riboflavin (B2)

4-7

25

Pyridoxine (B6)

3-6

25

50

150*

Vitamin D3 (IU)

Ascorbic axit (Vitamin C)

NRC: Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ; * Dùng loại vitamin C bền

Các chất dinh dưỡng khác đã được chứng minh có ảnh hưởng đến sức sinh sản
bao gồm vitamin E và acid ascorbic [31, 43]. Khi tăng hàm lượng α-tocopherol tăng
lên 125 mg/kg cải thiện sức sinh sản ở cá tráp biểu thị bởi tổng số trứng được sản
xuất/cá cái và khả năng của trứng. Tuy nhiên, sức sinh sản giảm được quan sát ở cá bố
mẹ được cho ăn thiếu α- tocopherol không liên quan tới việc giảm hàm lượng vitamin
E của trứng và chỉ với hàm lượng vitamin E cao trong khẩu phần ăn (2020mg/kg) làm

14


×