Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất nghành công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.85 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU
Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những
môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất. Trước khi trở thành một môn khoa học độc
lập, thống kê học đã có một nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu. Đó là một quá trình tích
luỹ kinh nghiệm từ giản đơn đến phức tạp, được rút dần thành lý luận khoa học và ngày
càng hoàn chỉnh.
Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các
thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ
quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách,
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của
các tổ chức, cá nhân.
Thống kê kinh tế là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên khoa học
thống kê, hình thành và phát triển trước nhu cầu khách quan của quản lý kinh tế và xã
hội. Trong hệ thống thông tin phục vụ quản lý, thông tin thống kê kinh tế luôn giữ vị trí
quan trọng, Những thông tin này nêu rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã
hội, phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, các ngành trong quá trinh sản xuất, lưu
thông, phân phối, tích lũy, tiêu dùng, phản ánh những mất cân đối, những khả năng tềm
tàng của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển, vai trò của thống kê kinh tế càng trở nên
quan trọng, là căn cứ để ra các quyết định lãnh đạo và chỉ đạo nền kinh tế, cho hoạch
định chính sách phát triển kinh tế xã hội.
I.

Sự cần thiết của đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cũng đông nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ mọi
ngành nghề. Trong đó ngành công nghiệo đang trở thành một ngành mũi nhọn với tỉ
trọng đóng góp chung trong nền kinh tế chiếm mức lớn


Xuất phát từ mục đích muốn có cái nhìn khái quát và từng bước nghiên cứu về sự
phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 cũng như áp dụng
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 1


một số phương pháp thống kê đã được học, nhóm em chọn đề tài “Áp dụng một số
phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất ngành công nghệp ở
Việt nam gia đoạn 2005-2012”
II.

Nội dung nghiên cứu
Với mục đích nêu trên đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề sau

-

Khái quát một số lý thuyết cơ bản được vận dụng trong phân tích.

Tổng quan tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn20052012
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động giá trị sản xuất
ngành công nghiệp
-

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngành công nghiệp.

III.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự biến động của một số chỉ tiêu
kinh tế tônge hợp trong sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam
Đề tài giới hạn nghiên cứu biến động sản xuất ngành công nghiệp qua thời kì
2005-2012 và xét theo phạm vi cả nước.

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM

I.

Tổng quan về giá trị sản xuất công nghiệp

1. Khái niệm

Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong
thời gian nhất định, thường là một năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm:
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 2


- Giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế
- Chi phí dịch vụ sản xuất
- Khấu hao tài sản cố định
- Chi phí lao động,
- Thuế sản xuất
- Giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp.


2. Mục đích,ý nghĩa:

- Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp
được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
- Là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của cả nước cũng như của từng
vùng, miền, địa phương
→ Phục vụ việc đề ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp cho
từng thời kỳ.
- Đây cũng là căn cứ để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp theo giá
thực tế và giá so sánh, phục vụ tính cơ cấu ngành kinh tế (theo giá thực tế) và tốc độ tăng,
giảm (theo giá so sánh).
3. Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp

- Tính theo phương pháp công xưởng, nghĩa là lấy đơn vị hạch toán độc lập
cuối cùng làm đơn vị để tính toán.
- Chỉ được tính kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp trong đơn
vị hạch toán độc lập. Nghĩa là chỉ tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp tạo ra và chỉ tính 1 lần, không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp và
không tính những sản phẩm mua vào rồi bán ra không qua chế biến gì thêm tại doanh
nghiệp.
4. Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp

Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và được xác
định theo 2 phương pháp
* Phương pháp1:
GO = YT1 +YT2 + YT3 + YT4 + YT5 (2.3)
Trong đó:

THỐNG KÊ KINH TẾ


Page 3


 Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm, bao gồm:
- Giá trị thành phẩm là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của
doanh nghiệp và của khách hàng đem đến để gia công. Những sản phẩm này phải hoàn
thành tất cả các giai đoạn sản xuất trong doanh nghiệp, đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật,
chất lượng qui định đã được nhập kho thành phẩm hay bán ra ngoài.
- Giá trị bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay
thế không tiếp tục chế biến tại doanh nghiệp được bán ra ngoài hay cung cấp cho
những bộ phận không sản xuất công nghiệp.
- Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong kỳ.
Ngoài ra đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho
như sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá . . . thì tính theo sản lượng thương
phẩm (hoặc sản lượng thực tế đã tiêu thụ).
Lưu ý: đối với giá trị thành phẩm sản xuất từ NVL của khách hàng chỉ tính
phần chênh lệch giữa giá trị thành phẩm và giá trị NVL khách hàng đem đến.
 Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài
(hay còn gọi giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp).
- Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp,
nhằm khôi phục hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, không làm thay đổi giá trị ban đầu
của sản phẩm.
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của
doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên
ngoài, hoặc các bộ phận khác không phải là hoạt động sản xuất công nghiệp trong
doanh nghiệp
 Yếu tố 3: Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong
quá trình sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm:
- Phụ phẩm là sản phẩm được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình
sản xuất công nghiệp. Ví dụ như sản xuất đường thì sản phẩm chính là đường, phụ

phẩm là rỉ đường (nước mật).
- Thứ phẩm là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, không được
nhập kho thành phẩm.
- Phế phẩm là sản phẩm sản xuất ra hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa được.
- Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.
Các loại sản phẩm thuộc yếu tố 3 không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất
mà chỉ là sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy, quy định chỉ được
tính vào yếu tố 3 phần đã tiêu thụ và thu tiền.
 Yếu tố 4: Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị
trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp
Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của
doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê, (không phân biệt có công nhân
hay không có công nhân vận hành đi theo). Yếu tố này thường không có giá cố định,
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 4


nên thống kê dựa vào doanh thu thực tế thu được của hoạt động này trong kỳ để tính
vào yếu tố 4.
 Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm,
sản phẩm dở dang.
Trong thực tế sản xuất yếu tố 5 ở phần lớn các ngành công nghiệp, chiếm tỷ
trọng không đáng kể, trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi việc tính toán yếu tố này
lại phức tạp, bởi vậy thống kê qui định yếu tố 5 chỉ tính đối với ngành cơ khí, chế tạo
máy có chu kỳ sản xuất dài.
* * Phương pháp 2:
GO = ∑p x q (2.4)
Trong đó: p là đơn giá cố định từng loại sản phẩm
q là khối lượng sản phẩm sản xuất từng loại


5. Đặc điểm nguồn số liệu
Đề tài tiến hành nghiên cứu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn 2005-2012. Nguồn số liệu được lấy từ Tổng cục thống kê.
Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2010, đơn
vị tính là VNĐ.
Ngoài ra, đề tài còn thu thập số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2005-2012:
- Phân theo thành phần kinh tế, bao gồm 3 khu vực: khu vực kinh tế Nhà nước, khu
vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân theo ngành công nghiệp, bao gồm 4 nhóm ngành công nghiệp cấp I (theo hệ
thống ngành kinh tế Việt Nam – VSIC – 2007): Khai khoáng, Công nghiệp chế
biến và chế tạo, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí, Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 5


II.

Phương pháp tính và đặc điểm chỉ tiêu

Để phân tích kết cấu giá trị sản xuất ngườ i ta thường tính các chỉ tiêu tương đối kết cấu
theo các tiêu thức khác nhau và so sánh để đánh giá được sự thay đổi kết cấu giá trị sản
xuất và cơ cấu lại nền sản xuất. Một trong những công cụ để biểu hiện xu hướng biến
động cơ bản của giá trị sản xuất, đo lường mức độ biến động của nó trong thời gian là
dãy số thời gian. Bên cạnh đó, một công cụ khác không chỉ cho phép xác định mức độ
biến động mà còn cho phép xác định các nhân tố gây nên biến động của giá trị sản xuất là

phương pháp chỉ số. Tùy theo mục đích phân tích khác nhau, có thể áp dụng các mô hình
phân tích khác nhau.

1.

Phương pháp dãy số thời gian:
1.1.

Khái niệm:

Dãy số thời gian là các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện
tượng theo thời gian,vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời
dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian người ta thường sử dụng
5 chỉ tiêu chính sau đây:
Mức độ bình quân theo thời gian ( Y ) là mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của
một dãy số thời gian
n

y + y + ... + yn
y= 1 2
=
n

 Đối với dãy số thời kì:
 Đối với dãy số thời điểm:


∑y
i =1

i

n

y=
 Dãy số thời điểm biến động đều có 2 mức độ đầu và cuối :

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 6

yđk + yck
2


 Dãy số thời điểm biến động không đều có khoảng cách thời gian bằng nhau:

y
y1
+ y2 + y3 + ... + yn −1 + n
2
y= 2
n −1
 Dãy số thời điểm biến động không đều có khoảng cách thời gian không bằng

y=


∑yh
∑h

i i
i

nhau:
Trong đó: yi (i= 1,2, ..., n) là các mức độ của dãy số
hi (i= 1,2, ..., n) là các khoảng thời gian tương ứng với yi
a. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt

đối của hiện tượng giữa hai thời gian

δ i = yi − yi −1

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn:
với i= 2,3,..., n
δi
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i so với thời gian liền
trước đó là i-1.
δi
δi
>0 phản ánh quy mô hiện tượng tăng, <0 phản ánh quy mô hiện tượng
giảm.
 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc:
∆i

∆ i = yi − y1

với i= 2,3,..., n


:Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của
dãy số
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:


δ=

δ 2 + δ 3 + ... + δ n

y − y1
= n = n
n −1
n −1
n −1

b. Tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện

tượng nghiên cứu qua thời gian.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 7


yi
yi −1

ti =


 Tốc độ phát triển liên hoàn:
với i= 2,3,... n
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1, đơn vị lần hoặc %

Ti =

yi
yi −1

 Tốc độ phát triển định gốc:
với i= 2,3,... n
Ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian đầu, đơn vị lần hoặc
%

t = n −1 t2t3 ...tn = n −1 Tn = n −1

yn
y1

 Tốc độ phát triển bình quân:
c. Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các

mức độ của hiện tượng qua thời gian.
ai =

 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:
Ai =

δi
y − yi −1

= i
= ti − 1
yi −1
yi −1
∆i yi − y1
=
= Ti − 1
y1
y1

với i= 2,3,..., n

 Tốc độ tăng (giảm) định gốc:
với i= 2,3,..., n
 Tốc độ tăng (giảm) bình quân: phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho
các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, được xác định bằng hai công thức sau đây:
a = t −1
a = t − 100

nếu
nếu

t
t

biểu hiện bằng lần
biểu hiện bằng %

d. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% của


tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặc
giảm đi) một lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu

gi =

2.

δi
δi
y
=
= i −1
ai (%) δ i 100 100
yi −1

Phương pháp tính chỉ số

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 8


GO =

IGO = IP Iq
Biến động tuyệt đối:

Hay: = ( - ) + ( - )

THỐNG KÊ KINH TẾ


Page 9


PHẦN II: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2005-2012
1. Phân tích biến động của GO ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 20052012
Bảng 1: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam theo giá hiện hành
và giá so sánh giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Giá hiện hành
988540,0
1199139,5
1466480,1
1903128,1
2298086,6
2963499,7
3695091,9
4627733,1


Giá so sánh 2010





2963499,7
3233178,2
3436868,4
Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian phản ánh biến động của GO công
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012 được phản ánh trong bảng tổng hợp sau
đây:
GO
(nghìn
tỷ đồng)
988.5
1199.1
1466.5
1903.1
2298.1
2963.5
3695.1
4627.7

Năm
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
Trung
bình

2392.7

(nghìn
(nghìn ti
tỷ đồng) tỷ đồng) (%)

Ti
(%)

ai
(%)

Ai
(%)

gi
(%)

210.6
267.4
436.6
395.0

665.4
731.6
932.6

210.6
478.0
914.6
1309.6
1975.0
2706.6
3639.2

121.3
122.3
129.8
120.8
129.0
124.7
125.2

121.3
148.4
192.5
232.5
299.8
373.8
468.2

21.3
22.3

29.8
20.8
29.0
24.7
25.2

21.3
48.4
92.5
132.5
199.8
273.8
368.2

9.885
11.991
14.665
19.031
22.981
36.951
46.277

519.9

-

124.67

-


24.67

-

-

Nhận xét:
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 10


Bảng phân tích cho thấy GO công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012 đạt
mức trung bình 2392,7 nghìn tỷ đồng/năm, với mức tăng trung bình đạt 519,9
nghìn tỷ đồng/năm. Bình quân trong thời kì này, ngành công nghiệp nươc ta đã
phát triển với tốc độ bằng 124,67%, ứng với tốc độ tăng trung bình là 24,67%.
Dù GO ngành công nghiệp thời kì này tăng trưởng liên tục nhưng mức tăng
không đều. Từ năm 2005 đến 2008, tốc độ phát triển năm sau luôn cao hơn
năm trước. Đến năm 2009 có sự sụt giảm, chỉ đạt 120,8%, mức thấp nhất trong
giai đoạn 2005-2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đã
nhanh chóng phục hồi trở lại kể từ năm 2010 đến 2012.
Nguyên nhân GO ngành công nghiệp Việt Nam có những biến động trên là do
ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trong thời đại hội nhập:
Thời kì 2005-2008, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn trải nghiệm
những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006,
độ mở của nền kinh tế đã tăng vọt từ mức 100% lên 150% chỉ trong vòng
hai năm, luồng vốn gián tiếp và trực tiếp chảy vào mạnh chưa từng có. Đối
với ngành công nghiệp, vốn là nhân tố cực kì quan trọng, nguồn lực này giữ
vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất. Từ đó khiến cho giá trị sản

xuất ngành công nghiệp liên tục tăng qua các năm.
- Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong hai năm 2008-2009
khiến tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao (đặc biệt
trong 2008). Năm 2009, đà tăng trưởng ngành công nghiệp có dấu hiệu
chậm lại. Năm 2010 được xem là năm bản lề để ổn định kinh tế vĩ mô, khắc
phục các khó khăn sau khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn
tiếp theo.
Cơ cấu ngành công nghiệp trong GDP giai đoạn này chiếm khoảng 43-44%,
so với ngành nông nghiệp chỉ khoảng 15-16% và ngành dịch vụ là 40-41%.
Như vậy có thể thấy rằng, tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2005-2012 có
sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp, điều này phù hợp với định hướng
công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước cũng như quy luật chung của sự phát
triển kinh tế thế giới.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 11


2. Phân tích cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012
2.1.
Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo thành phần kinh

tế giai đoạn 2005-2012
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam theo giá hiện hành
phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2005
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012

Khu vực có
Kinh tế Nhà Kinh tế ngoài
vốn đầu tư Tổng số
nước
Nhà nước
nước ngoài
246334,0
309087,6
433118,4
988540,0
265177,9
401869,6
532152,0
1199139,5
291041,5
520073,5
655365,1
1466480,1
345278,3
709903,3
847946,5
1903128,1
420965,8

885517,2
991612,6
2298086,6
567108,0
1150867,3
1245524,4
2963499,7
649272,3
1398720,2
1647099,4
3695091,9
757374,5
1727416,5
2142942,1
4627733,1
Nguồn: Tổng cục thống kê

Sự chuyển dịch cơ cấu giảm dần GO công nghiệp ở khu vực kinh tế nhà
nước, tăng dần GO khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài là phù hợp với chiến lược phát triển đất nước tới
năm 2020.
Hình 1: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam
theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Khu vực kinh tế nhà nước chỉ nên giữ vai trò chủ đạo ở những ngành công
nghiệp mang tính chất đặc biệt không thể do tư nhân tiến hành được như
điện, nước, … Việc khu vực kinh tế ngoài nhà nước không ngừng tăng tỷ
trọng qua các năm cho thấy những chính sách hỗ trợ thành phần kinh tế này
phát triển đã thu được những tín hiệu khả quan. Khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài phát triển ổn định là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện

khuynh hướng phát triển và dịch chuyển của nguồn lực kinh tế, nhất là vốn
trong sản xuất công nghiệp.
Bảng 3: Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo thành
phần kinh tế giai đoạn 2005-2012
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 12


Đơn vị tính: %
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Kinh
Kinh tế Nhà
ngoài
nước
nước
24,9
31,3
22,1
33,5
19,9

35,4
18,1
37,3
18,3
38,5
19,1
38,9
17,6
37,8
16,4
37,3

tế Khu vực có vốn
Nhà đầu tư nước Tổng số
ngoài
43,8
100
44,4
100
44,7
100
44,6
100
43,2
100
42,0
100
44,6
100
46,3

100
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhận xét: Xem xét tỷ trọng GO của các khu vực kinh tế đóng góp cho GO
chung của ngành công nghiệp toàn quốc ta thấy tỷ trọng GO khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là khu
vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ
nhất.
Trong giai đoạn 2005-2012, nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt khi
khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng càng nhỏ (từ 24,9% năm 2005
xuống 16,4% năm 2012). Thay vào đó, tỉ trọng của hai khu vực còn lại tăng
lên. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 31,3% năm 2005, đến năm
2012 đã tăng lên tới 37,3%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giữ mức tỉ
trọng ổn định vào khoảng 43-44% trong thời kì này, tốc độ tăng tuy không
mạnh mẽ như khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhưng vẫn giữ tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp.
Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân
theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: %

-

Tỷ trọng GO của khu vực kinh tế nhà nước năm 2005 đạt gần 25%
(24,9%), mức lớn nhất trong thời kì này. Sau đó, từ năm 2005 đến 2008, tỷ
trọng khu vực này giảm dần qua các năm. Đến năm 2009, tỷ trọng GO tăng
nhẹ (từ 18,1% lên 18,3%) nhưng không đáng kể. Vào năm 2012, mức tỷ
trọng chỉ đạt 16,4%, thấp nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu.

THỐNG KÊ KINH TẾ


Page 13


-

-

2.2.

Tỷ trọng GO của khu vực kinh tế ngoài nhà nước năm 2005 chỉ đạt hơn
30% (31,3%), tuy cao hơn mức tỷ trọng GO của khu vực kinh tế nhà nước
cùng thời kì nhưng đây lại là mức tỷ trọng thấp nhất của khu vực này trong
giai đoạn 2005-2012. Từ năm 2005 đến 2010, tỷ trọng GO tăng liên tục qua
các năm và đạt tới gần 40% (38,8%) vào năm 2010, đây là mức tăng cao
nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu. Sau năm 2010, tỷ trọng GO giảm nhẹ,
nhưng vẫn duy trì ở mức 37-38%.
Tỷ trọng GO của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 20052012 tương đối ổn định ở mức 43-44%. Năm 2010, tỷ trọng GO khu vực
này xuống đến mức thấp nhất 42%. Tuy nhiên đến năm 2012, tỷ trọng GO
đã đạt mức cao nhất trong giai đoạn này, lên tới 46%.
Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo ngành công nghiệp
giai đoạn 2005-2012

Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam theo giá hiện hành
phân theo ngành giai đoạn 2005-2012
nguồn: Tổng cục Thống kê
Sản xuất và
phân phối điện, Cung cấp nước,
Công nghiệp
Khai
khí đốt, nước hoạt động quản

Năm
chế biến và
Tổng số
khoáng
nóng, hơi nước lý và xử lý rác
chế tạo
và điều hòa thải, nước thải
không khí
2005
110919,0 818501,5
54601,3
4518,2
988540,0
2006
123706,0 1008976,4
60628,8
5828,3
1199139,5
2007
141605,7 1245850,6
71837,4
7186,4
1466480,1
2008
187622,1 1620325,5
86407,9
8772,6
1903128,1
2009
212164,0 1960769,2

113042,5
12110,9
2298086,6
2010
250465,9 2563031,0
132501,2
17501,6
2963499,7
2011
297100,7 3220359,4
158206,1
19425,7
3695091,9
2012
350379,6 4063949,7
190936,5
22467,3
4627733,1
Qua bảng số liệu, ta nhận thấy giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các
năm. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp mới ở mức 988540 tỷ đồng. Nhưng
đến năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta đã đạt đến một con số rất
lớn : 4627733 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với năm 2005.
Những năm gần đây, Việt Nam vẫn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách
thức, trong đó phải chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài đó là kinh tế thế giới
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 14


phục hồi chậm, chưa vững chắc, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhập khẩu từ các

nền kinh tế lớn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam chưa cải thiện nhiều.
Chưa kể nền kinh tế trong nước cũng có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Thể hiện ở chỗ
sức mua của người dân chưa phục hồi, thị trường xuất nhập khẩu khó khăn do hàng
rào kĩ thuật của các nước dưng lên ngày càng gia tăng, lãi suất ngân hàng mặc dù có
giảm nhưng do tiêu thụ sản phẩm khó khăn nên việc vay vốn để đầu tư của các
doanh nghiệp còn hạn chế….. đã có tác động nhất định đến các chương trình phát
triển công nghiệp. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều
biện pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Ví dụ như Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh , hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Nhờ
vậy, nền kinh tế nước ta dần ổn định và có chuyển biến tích cực. Các cân đối kinh tế
vĩ mô cơ bản ổn định. Xuất khẩu tăng trưởng khá, cán cân thương mại tiếp tục xuất
siêu, thị trường cung cầu hàng hóa cơ bản được đảm bảo. Công nghiệp vì thế được
đà phát triển. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có dấu hiệu khởi sắc
đáng ghi nhận.
Hình 3: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam theo giá
hiện hành phân theo ngành giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng

Giá trị sản xuất một số nhóm ngành công nghiệp ché biến có mức tăng trưởng cao tập
trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định : dệt may, da giày và thị trường
trong nước tiêu thụ tốt như: sản phẩm thiết bị điện, xe có động cơ.. đã góp phần đáng
kể vào mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 15


Bảng 5: Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo thành phần kinh tế

giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: %

Năm

Khai
khoáng

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

11,2
10,3
9,7
9,9
9,2
8,5
8,0
7,6

Sản xuất và phân
Công
phối điện, khí đốt,
nghiệp chế

nước nóng, hơi
biến và chế
nước và điều hòa
tạo
không khí
82,2
5,52
84,1
5,06
85,0
4,9
85,1
4,54
85,3
4,92
86,5
4,47
87,2
4,28
87,8
4,12

Cung cấp nước,
hoạt động quản Tổng
lý và xử lý rác số
thải, nước thải
0,46
100
0,49
100

0,46
100
0,46
100
0,53
100
0,59
100
0,53
100
0,49
100
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn vào bảng số liệu thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 và năm
2012, ta có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu giá trị công nghiệp của nước ta thời kì 2005 –
2012 không có nhiều biến chuyển. Ta cũng thấy được sự vượt trội trong cơ cấu giá trị sản
xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm
một tỷ trọng rất lớn trong ngành công nghiệp, thường chiếm 85% trở lên. Tiếp theo là
khai khoáng và ngành cung cấp và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí. Thấp nhất là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
chất thải , tỷ trọng thường xuyên dưới mức 1%. Điều này chứng tỏ ngành cung cấp nước,
hoạt độn quản lý và xử lý rác thải, chất thải còn kém phát triển và chưa có sự đầu tư thỏa
đáng. Biểu đồ cũng cho ta thấy sự không đồng bộ trong phát triển ngành công nghiệp
nước ta qua các ngành kinh tế. Ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng quá
lớn, thậm chí hơn cả tỷ trọng của 3 ngành còn lại cộng lại.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 16



Hình 4 : Biểu đồ thể hiện Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo
thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: %
Qua 8 năm mà hầu như sự thay đổi tỷ trọng của các ngành không có sự cải thiện
đáng kể. Chỉ có ngành khai khoáng và ngành sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hòa không khí là có dấu hiệu thụt giảm tỷ trọng đóng góp. Ngành
khai khoáng năm 2005 tỷ trọng đạt 11,2%, năm 2007 còn 9,7% và đến năm 2012 thì
chỉ còn 7,6%. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí giảm từ 5,52% năm 2005 còn 4,92% năm 2009 , và thấp nhất là
4,12% năm 2012. Do đó, những ngành kinh tế có nền công nghiệp phát triển mạnh
vẫn duy trì được tính ổn định của mình. Còn các ngành công nghiệp còn non yếu thì
vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sự phát triển của mình.
Sự chênh lệch quá lớn trong việc đóng góp tỷ trọng của các ngành vào tổng giá trị
sản xuất công nghiệp toàn quốc đã nảy ra một vấn đề đáng quan tâm là trong tương
lai, biện pháp, phương thức nào càn được áp dụng để đẩy mạnh sự phát triển của
các ngành còn non trẻ. Sao cho cân bằng được sự phát triển của các ngành, không
còn hiện tượng có ngành đóng góp quá lớn, có ngành thì hầu như sự đóng góp là
khôn đáng kể, giậm chân tại chỗ trong việc phát triển, không phát huy được hết tiềm
năng, nội lực của mình.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 17


3.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động GO trong ngành công nghiệp

Trong phạm vi đề tài, chúng ta vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến
động của GO năm 2012 so với năm so sánh 2010 do ảnh hưởng của 2 nhân tố là
giá cả và sản lượng.
Theo bảng số liệu về GO ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012:
- GO theo giá hiện hành của ngành công nghiệp năm 2012 là 4627733,1 tỷ
đồng, năm 2010 là 2963499,7 tỷ đồng.
- GO theo giá so sánh 2010 của ngành công nghiệp năm 2012 là 3436868,4
tỷ đồng.

Ta có:

GO = ∑ pq
GO1 = ∑ p1q1 = 4627733,1

GO0 = ∑ p0 q0 = 2693499, 7

GO01 = ∑ p0 q1 = 3436868, 4

I GO = I p × I q

Hệ thống chỉ số:

∑pq
∑p q

1 1

0 0

Viết dạng đầy đủ:


=

∑pq ×∑p q
∑pq ∑pq
1 1

0 1

0 1

0 0

4627733,1 4627733,1 3436868, 4
=
×
2693499, 7 3436868, 4 2693499, 7

Thay số:
1,718 = 1,346 x 1,276
Biến động tuyệt đối:

∆ ∑ GO = ∑ p1q1 − ∑ p0 q0 = 4627733,1 − 2693499, 7 = 1934266, 4
∆∑
∆∑

p
GO

q

GO

= ∑ p1q1 − ∑ p0 q1 = 4627733,1 − 3436868, 4 = 1190864, 7
= ∑ p0 q1 − ∑ p0 q0 = 3436868, 4 − 2693499, 7 = 743368, 7

Biến động tương đối:
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 18

(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)


∆I

∑ GO

=I

∑ GO

− 1 = 1, 718 − 1 = 0, 718 = 71,8

∆I p = I p − 1 = 1,346 − 1 = 0,346 = 34, 6
∆I q = I q − 1 = 1, 276 − 1 = 0, 276 = 27, 6

%
%

%

Nhận xét: biến động tổng GO năm 2012 so với năm so sánh 2010 tăng
1934266,4 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối và 71,8%. Ảnh hưởng của 2
nhân tố: do giá cả tăng 34,6% làm cho tổng GO tăng 1190864,7 tỷ đồng và
do khối lượng sản xuất tăng 27,6% làm cho tổng GO tăng 743368,7 tỷ
đồng.
Như vậy, nhân tố chính làm tăng GO là do giá cả.
4.

Dự đoán cho các năm tiếp theo bằng các phương pháp thống kê đơn giản
4.1.
Dự báo GO đến năm 2015 dựa theo lượng tăng tuyệt đối trung bình
$
y ( n + L ) = yn + δ .L
Mô hình dự báo
Thay các giá trị đã biết vào ta được kết quả dự báo:
GO2013 = 4627, 7 + 519,9 ×1 =

GO2014 = 4627, 7 + 519,9 × 2 =
GO2015 = 4627, 7 + 519,9 × 3 =

4.2.

5147,6 (nghìn tỷ đồng)
5667,7 (nghìn tỷ đồng)
6187,4 (nghìn tỷ đồng)

Dự báo GO đến năm 2015 dựa theo tốc độ phát triển trung bình
Mô hình dự báo:


$
y n + L = yn .(t ) L

GO2013 = 4627, 7 ×1, 24671 =
GO2014 = 4627, 7 ×1, 2467 =

5769,3 (nghìn tỷ đồng)

2

7192,6 (nghìn tỷ đồng)

GO2015 = 4627, 7 ×1, 2467 =
3

5.

8967,1 (nghìn tỷ đồng)
Một số phương pháp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp

Tóm lại, qua toàn bộ nội dung phân tích về sự biến động trong sản xuất ngành công
nghiệp giai đoạn 2005-2012 cho ta thấy cái nhìn tổng quát về những thành tựu đã đạt
đượccũng như những yếu kém còn đang tồn đọng cần được khắc phục để trong thời gian
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 19


tới ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ đạt được những bước phát triển lớn đóng góp vào

sự phát triển của xã hội. Để đạt được những mục tiêu này trước tiên chúng ta phải thấy
đươc những hạn chế của ngành công nghiệp nước ta trong năm qua như sau giá trị gia
tăng (VA) thấp và có xu hướng giảm; Hiệu quả đầu tư và trình độ công nghệ còn thấp;
Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy tác dụng; Phân bố không gian công nghiệp
còn thiếu hợp lý; Sự hợp tác, liên kết trong phát triển công nghiệp còn yếu; Công nghiệp
hỗ trợ chưa phát triển, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu;
Công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn yếu, v.v…
Từ thực tế này, các ngành công nghiệp Việt Nam cần rút ra nhiều bài học: Đổi mới
mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; Không đầu tư dàn trải, có trọng tâm
cho từng giai đoạn; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý; Đẩy mạnh thu
hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; Nâng cao chất lượng các chiến
lược, quy hoạch; Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn nền kinh tế.
Về cơ hội, Việt Nam đang đón đầu được làn sóng đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ, đặc
biệt là từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Biến động về địa chính trị của khu vực thời gian gần
đây đã tạo ra xu hướng dịch chuyển của các dòng đầu tư. Các FTA giữa Việt Nam,
ASEAN và các nước đối tác (TPP, VN-EU, ASEAN+6…) đã mở ra cơ hội thị trường
rộng lớn cho nước ta. Tuy vậy các thách thức đặt ra đối với Việt Nam cũng không nhỏ,
đó là: Cạnh tranh từ các nước trong khu vực; Suy thoái kinh tế toàn cầu; Thách thức từ
các cam kết hội nhập trong lĩnh vực công nghiệp trong khuôn khổ các FTA; Biến đổi khí
hậu và ác vấn đề môi trường, an ninh năng lượng ngày càng trở nên nghiêm trọng, v.v…
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng công nghiệp Việt Nam, việc đề
xuất chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam thời gian tới cần dựa trên các quan
điểm: Khai thác triệt để lợi thế trong nước và cơ hội quốc tế; Tham gia chủ động và hiệu
quả vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và quốc tế; Thu hút đầu tư có chọn lọc;
Huy động tối ta mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; Phát triển các ngành, sản phẩm
có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, quy trình công nghệ hiện đại; Làm nền tảng
quan trọng cho hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về quốc
phòng, an ninh quốc gia; Gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo
đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trên quan điểm chiến lược đó, nội dung chiến lược và các định hướng ưu tiên của

công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Điều chỉnh mô hình tăng trưởng công
nghiệp; Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; Phân bố không gian công nghiệp. Về
vấn đề điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp, cần từng bước điều chỉnh từ chủ yếu
dựa trên số lượng sang chất lượng, dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 20


chỉnh gắn với nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực, nhằm tăng khả năng cạnh tranh
của công nghiệp Việt Nam. Tăng trưởng gắn với nâng cao trình độ công nghệ, năng suất
lao động. Tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực công nghiệp. Đối với việc phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, cần khai
thác một cách hiệu quả do nguồn lực này là có hạn. Việt Nam cần lựa chọn hợp lý để tạo
động lực cho phát triển. Các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên bao gồm: Công nghiệp chế
biến, chế tạo; điện tử và viễn thông; năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Về vấn đề
điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, mục tiêu cần đảm bảo phù hợp giữa các
vùng; làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cân đối giữa các địa phương,
vùng, miền; giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp ở một vài khu vực quá cao; Đảm
bảo mỗi ngành công nghiệp có thể khai thác tối đa lợi thế tại chỗ và tận dụng tốt nhất các
đặc điểm về hạ tầng, vị trí địa lý của từng khu vực; thực hiện liên kết hiệu quả giữa các
địa phương, vùng, miền; Tạo động lực cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn; đảm bảo phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và các nguồn lực cho
phát triển công nghiệp và an ninh quốc phòng; đẩy nhanh nâng cấp hạ tầng và điện khí
hóa nông thôn miền núi.
Bên cạnh đó, về giải pháp dài hạn, chúng ta cần lựa chọn đối tác chiến lược cho các
ngành công nghiệp ưu tiên; Điều chỉnh chất lượng tăng trưởng công nghiệp; Đẩy mạnh
hoạt động khoa học công nghệ; Phát triển công nghiệp hỗ trợ; Điều chỉnh cơ cấu công
nghiệp theo lãnh thổ; Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước.


KẾT LUẬN
Nhìn chung trong giai đoạn 2005-2012 ngành công nghệp Việt Nam đã có nhiều biến
động mạnh mẽ đánh dấu bằng sự phát triển về số lượng. Điều này đã góp phần nâng cao
vị thế ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên để nhìn nhận một cách khoa học và đúng đắn qua các phân tích do sử dụng
một số chỉ tiêu thống kê đã chỉ ra sự tăng trưởng này vẫn theo chiều rộng là chủ yếu, các
nhân tố phát triển theo chiều sâu chưa được phát huy mạnh.
Trong những năm tới, để đạt được chỉ tiêu đặt ra là đến năm 2020 Việt Nam trở thành
một nước “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa’’ thì nhà nước cần phải xem xét lại để đưa ra
các chính sách, biện pháp … hợp lý, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp.
THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 21


KHông chỉ để ngành công nghiệp phát triển theo chiều rộng: giả quyết việc làm, năng sản
lượng… mà còn cần phải phát triển theo chiều sâu: tăng năng suất lao động, sử dụng tối
đa lợi ích môt đồng vốn đầu tư, giảm thiểu chi phí trung gian…
Đặc biệt cần phải khuyến khích những khu vực, những vùng kinh tế mà công nghệp còn
yếu kém để sao cho Việt Nam trở thành nước công nghệp phát triển đều và ồn định.

THỐNG KÊ KINH TẾ

Page 22



×