Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân tỉnh lai châu về thừa kế theo pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.04 KB, 35 trang )

ĐỀ TÀI:
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
LAI CHÂU VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT NĂM 2014.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng
trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của
công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với
đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế
chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được
ghi nhận trong Hiến pháp.
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế, nên ngay
những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm đến ban
hành pháp luật về thừa kế. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta, lần đầu tiên được
quy định trong chương "Điền sản" của Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thái Tổ.
Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng CNXH ở nước ta, các quy định này
đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực tế tại các Điều 19
Hiến pháp 1959 "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu
của công dân". Điều 27 Hiến pháp 1980 "Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của
công dân", Điều 58 Hiến pháp 1992 "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế công dân"... và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ
luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói
chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao
của quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và
phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ
quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời sống kinh tế
- xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những
trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. Còn một số quy định pháp luật về thừa kế
chung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bản
hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể. Vì vậy, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau,


nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng
1


như cách giải quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây
bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước
pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế di
sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Hàng năm Toà án nhân dân các cấp
đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế. Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét
xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao. Có những bản án quyết định của toà án
vẫn bị coi là chưa "thấu tình đạt lý"... Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều
nguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa
đồng bộ, cụ thể...
Chính vì điều đó, nên trong thời gian gần đây nhiều văn kiện của Đảng như Nghị
quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, Nghị
quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong
thời gian tới... đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong thời kỳ đổi mới, trong đó có pháp luật về thừa kế.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn cho mình đề tài :” Thực tiễn giải quyết tranh
chấp của Tòa án nhân dân về thừa kế theo pháp luật tại tỉnh Lai Châu”. Đây là một đề
tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung của niên luận nghiên cứu những quy định của pháp luật về thừa kế nói chung
trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, chúng ta so sánh, đối chiếu với những quy định
pháp luật, tìm ra những vướng mắc để sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự 2005 để phù
hợp với thực tiễn, tính hiện đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụng
chúng trong quá trình thực thi pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu
Cá nhân tôi xác định chọn đề tài này cũng dựa trên cơ sở có những mục đích nghiên

cứu rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm, thời
gian mở thừa kế, di sản thừa kế, người quản lý di sản... và những điểm mới trong chế
định thừa kế. Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật khách
quan, nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là
do chủ quan con người quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của
việc thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện
2


như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và
gia đình, bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng
không có khả năng lao động.
Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở
bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn
tích của chế độ xã hội phong kiến để lại. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi làm cho
nhân dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quyền
thừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo quyền
lợi chính đáng cho mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình. Mặt khác thông
qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình.
Do đó xác định được diện những người thừa kế cũng như phương thức chia di sản
trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng
vai trò xã hội của nó.
4. Đối tượng nghiên cứu( xem thêm trong luật về đối tượng)
Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để
lại (trong đó một số trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi tức, phát sinh
từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thể
chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định chỉ có người
đó mới có quyền hưởng.
5. Cơ cấu bài niên luận
Bài niên luận gồm 2 chương:

- Chương 1: gồm một số quy định chung về thừa kế theo pháp luật Việt Nam.
- Chương 2: giới thiệu về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thừa kế và
những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
1. Khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế
1.1.1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trong
thời ký sơ khai của lịch sử xã hội loài người. ở thời kỳ này, việc thừa kế nhằm di
chuyển tài sản của người chết cho người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ
huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định.
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và
phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác quan hệ sỡ hữu là
quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong
quá trình sản xuất lưu thông phân phối của cải vật chất. Sự chiếm hữu vật chất này thể
hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người người này với tập đoàn
người khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.
Trong quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy, dù chỉ là một nền sản xuất đơn giản với
lao động thô sơ chủ yếu là hái lượm và săn bắn. Tuy vậy, nền sản xuất đơn giản đó
cũng nằm trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Mác đã chỉ ra rằng: “Bất cứ
một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên
trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức đó”. Vì vậy, “nơi
nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do
đó cũng không có một xã hội nào cả”. Do vậy, sở hữu cũng là một yếu tố khách quan
xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế chúng phát triển cũng

với xã hội loài người.
1.1.2. Khái niệm về quyền thừa kế
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp
luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.
Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo
trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ
các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

4


Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của con người để lại di sản và quyền
của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp
luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó có các chủ thể có những
quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có
quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản
họ có thể nhận hoặc không nhận di sản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để
lại (trong một số trường hợp người chết để lại chỉ có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể
chuyển cho người thừa kế như tiền cấp dưỡng vì pháp luật quy định chỉ có người đó
mới có quyền được hưởng.
1.2. Một số quy định chung về thừa kế
1.2.1. Người để lại di sản thừa kế
Là cá nhân sau khi chết (cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố chết) có tài sản để lại
cho người khác thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Người để lại thừa kế
chỉ có thể là cá nhân. Còn không có pháp nhân hay tổ chức vì khi thành lập, tài sản của
pháp nhân, tổ chức là để duy trì các hoạt động của chính mình. Không cá nhân nào

được quyền định đoạt tài sản của pháp nhân, tổ chức. Nếu pháp nhân, tổ chức có giải
thể, phá sản thì tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật (luật thương mại,
luật doanh nghiệp, luật phá sản…). Về điều kiện của người để lại di sản pháp luật
không có quy định nào về điều kiện của người để lại di sản thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, người để lại di sản theo di chúc pháp luật quy định phải thỏa mãn các điều
kiện sau: Người để lại di chúc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; mục đích và nội
dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người
lập di chúc hoàn toàn tự nguyện.
1.2.2. Người thừa kế
Theo nghĩa rộng, người thừa kế là người được hưởng di sản của một người khác hoặc
theo di chúc hoặc theo quy định của luật pháp.
Theo nghĩa hẹp người thừa kế là người được hưởng di sản theo quy định của luật pháp.

5


Nếu người này là người có mối quan hệ huyết thống thì được gọi là thừa kế theo huyết
thống trái với người hưởng di sản theo di chúc thường là người ngoài gia đình được
nhận tài sản dưới hình thức di tặng.
Khác người thừa kế theo pháp luật, người thừa kế theo di chúc được xác định bởi ý chí
của người có di sản nên có một phạm vi rộng hơn so với người thừa kế theo pháp luật
vì thế nếu thừa kế theo pháp luật chỉ là thể nhân thì thừa kế theo di chúc có thể là pháp
nhân.
Theo điều 635 BLDS 2005 “ Người thừa kế nếu là cá nhân thì phải còn sống vào thời
điểm mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết”.
Cũng theo điều luật trên, trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là một cơ quan
hay tổ chức nào đó thì cơ quan, tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều
này có nghĩa là là cơ quan, tổ chức đó vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải
thể hoặc bị tuyên bố phá sản

1.2.3. Địa điểm mở thừa kế
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác
định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần
lớn tài sản (khoản 2 điều 633 Bộ luật Dân sự). Bộ luật dân sự quy định địa điểm mở
thừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê ngay tài sản
của người đã chết (trong trường hợp cần thiết), xác định những ai là người thừa kế
theo di chúc hoăc theo pháp luật, người từ chối nhận di sản... Ngoài ra, những người
trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo ngay với cơ quan công chứng
hoặc UBND phường, xã, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Khi có
tranh chấp thì tòa án nhân dân nơi có di sản mở thừa kế có thẩm quyên giải quyết.
1.2.4. Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 điều 81 Bộ luật Dân sự ( quy định tại khoản 1 Điều 633). Việc xác định thời
điểm mở thừa kế rất quan trọng. kể từ thời điểm đó, xác định được chính tài sản,
quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế gồm có những gì và khi chia di sản
còn bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế những
người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời
6


điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng thành thai
trước khi người để lại di sản chết.
1.2.5. Di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại. Tại điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quy
định: “Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản
chung với người khác”.
+ Di sản thừa kế là tất cả tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết (có thể là tiền,
giấy tờ trị giá được bằng tiền như:cổ phiếu, ngân phiếu, công trái, sổ tiết kiệm, séc, tín
phiếu, kỳ phiếu…điều 163 Bộ luật Dân sự 2005) và các quyền tài sản (Điều 181 Bộ

luật Dân sự 2005: quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể như: Quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại về tài sản…)
+ Di sản bao gồm:
- Tài sản riêng của người đã chết, đây là tài sản người đó tạo ra bằng thu nhập hợp
pháp của mình lúc còn sống như: Tiền lương, tiền thưởng, được tặng cho, được hưởng
thừa kế, được trúng số, tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền
tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham gia
bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì
số tiền bảo hiểm sẽ trở thành tài sản của người này và sẽ được chia thừa kế theo pháp
luật hoặc theo di chúc.
- Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Như phần tài
sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác trong trường hợp hợp tác
kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung, tài sản của vợ chồng được tạo lập
trong thời kỳ hôn nhân.
Điều đáng chú ý ở trường hợp này là không phải tất cả các tài sản, quyền tài sản đều
được xem là di sản thừa kế. Quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân
người để lại di sản không được coi là di sản thừa kế, như: quyền nhận trợ cấp, quyền
được nhận lương, nghĩa vụ cấp dưỡng của người để lại di sản khi còn sống cho quan
hệ hôn nhân và gia đình (cho con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả
năng lao động…). Vì những quyền và nghĩa vụ tài sản này chấm dứt khi người để lại
di sản chết mà pháp luật quy định không được chuyển cho những người thừa kế.

7


1.2.6. Người quản lý di sản thừa kế
Người quản lý di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những
người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản
lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang

chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người
thừa kế cử được người quản lý di sản. Trong trường hợp chưa xác định được người
thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quản lý. (Điều 638 Bộ luật Dân sự).
1.2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của
mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa
kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản để lại là
ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực
hiện nghĩa vụ về tài sản của người đã chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa
kế. (Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005).
1.2.8. Những quy định chung về thừa kế trong pháp luật Việt Nam
1.2.8.1. Thừa kế theo pháp luật
* Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người thừa
kế theo qui định của pháp luật.
Từ định nghĩa trên chúng ta có cơ sở để xác định thừa kế theo pháp luật trên cơ sở có
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại thừa
kế, họ được hưởng di sản một cách công bằng, phù hợp với ý chí của Nhà nước và đạo
đức xã hội Việt Nam. Những người được hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật
không phụ thuộc vào năng lực hành vi.
Theo quy định tại Điều 675 của Bộ luật Dân sự 2005 thì các trường hợp thừa kế theo
pháp luật được xác định như sau: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những
người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn
vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc
mà không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản; phần di sản không
được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có
8



hiệu lực; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc, từ chối quyền hưởng
di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ
quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
* Điều kiện đối với người thừa kế
Một người chỉ có thể được nhận di sản theo pháp luật khi họ có đầy đủ tư cách, có
nghĩa rằng các nguyên tắc của pháp luật về thừa kế theo pháp luật quy định phạm vi
những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau, họ phải hiện hữu vào thời điểm mở
thừa kế, thời điểm mà người để lại di sản chết theo quy định tại khoản 1 Điều 636 Bộ
luật Dân sự 2005.
Chính những lý luận và quy định trên nên điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 nêu rõ:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sản chết”.
* Người ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản
Các trường hợp không có quyền hưởng di sản được qui định tại Điều 643 khoản 1 Bộ
luật Dân sự 2005 như sau:
+ Người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm của người đó. Điều kiện chính đặt ra là người thừa kế phải có một
bản án có hiệu lực pháp luật.
+ Người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hay toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập
di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hay toàn bộ di
sản trái với ý chí của người để lại di sản. Còn một số hành vi không được kể ra như sử
dụng di chúc giả, giấu giếm di chúc,.. có thể được xử lý nhờ nguyên tắc áp dụng tương
tự.

Người không có quyền hưởng di sản được qui định trong 4 trường hợp nêu trên đều
không có quyền hưởng di sản theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu người

9


để lại di sản biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì
họ vẫn được hưởng di sản, (khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005).
* Truất quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Truất quyền hưởng di sản chỉ là sự bày tỏ ý chí của người có di sản về việc không cho
một người thừa kế nào đó hưởng phần di sản mà họ có thể được hưởng theo quy định
của pháp luật. Người có di sản có thể truất quyền hưởng di sản của tất cả những người
thừa kế theo pháp luật trừ những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di
chúc.
* Truất quyền hưởng di sản được nói rõ
Người lập di chúc có thể tuyên bố rõ là một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật
không có quyền hưởng di sản và sau đó có thể chỉ định rõ hoặc không chỉ định ai là
người thừa kế theo di chúc hay là người được di tặng.
* Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ
Người lập di chúc có thể chỉ định người hưởng di sản nhưng không đả động gì đến số
phận của người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Như vậy, người thừa kế
không được chỉ định trở thành người bị truất quyền không được nói rõ.
1.2.8.2 Chỉ định người thừa kế theo pháp luật
* Cơ sở để xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật
Những người thân thuộc của người có di sản bao gồm con và cháu, chắt; cha, mẹ, ông,
bà và những người thân thuộc bàng hệ.
* Hàng thừa kế
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết.
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột

của người chết.
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, dì ruột, cô
ruột, cậu ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết gọi là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý một số điểm sau:
+ Vợ hay chồng nói ở trên phải là vợ, chồng của hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân
thực tế. Nếu một người có nhiều vợ (chồng) trước ngày 13-1-1960 (ở miền Bắc) - ngày
công bố Luật HN & GĐ - và trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục các văn
10


bản luật được áp dụng thống nhất trong cả nước (ở miền Nam) thì tất cả các người vợ
đều được thừa kế ở hàng thứ nhất và người chồng được thừa kế của tất cả các người
vợ.
+ Vợ (chồng) đã chia tài sản chung; đã ly hôn nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp
luật; người đã kết hôn với người khác sau thời điểm mở thừa kế vẫn được thừa kế di
sản.
+ Một người có bao nhiêu người con đều là con đẻ của người đó và hưởng ở hàng thừa
kế thứ nhất.
+ Con nuôi được thừa kế của cả cha mẹ đẻ lẫn cha mẹ nuôi và cha mẹ được thừa kế
của cả con đẻ lẫn con nuôi.
+ Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con,
mẹ con được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định về thừa kế
theo pháp luật và thừa kế thế vị Bộ luật dân sự.
+ Con riêng của vợ và của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau.
+ Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh chị em ruột của con đẻ
người đó.
Thừa kế thế vị
Là trường hợp chỉ áp dụng cho thừa kế theo pháp luật, không áp dụng cho thừa kế theo
di chúc; quy định này chỉ áp dụng trong trường hợp người được hưởng di sản chết

trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Cụ thể, nếu con của người được để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết cùng hoặc
trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà đáng ra cha hoặc mẹ của
chắt được hưởng nhưng do đã bị chết. Có thể diễn giải nội dung này thông qua một ví
dụ như:
“ A có con là B, cháu là C, Chắt là D. Nhưng do B chết cùng hoặc trước A thì C (cháu
được hưởng) phần di sản thừa kế của B. Nếu C cũng chết cùng hoặc trước B thì D
được hưởng phần di sản thừa kế đó.”
Trước đây Bộ luật dân sự 1995 quy định về thừa kế thế vị chưa rõ ràng và chưa đúng
với thực tiễn đó là: nếu con chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu không
được hưởng thừa kế thế vị của người để lại di sản. Tại Bộ luật dân sự 2005 Điều 677
đã quy định rõ trường hợp được hưởng thừa kế thế vị này.
11


1.2.8.2. Thừa kế theo di chúc
Những nội dung phân tích, bình luận và lí giải trên tập trung nêu rõ những quy định
của phần thừa kế theo pháp luật quy định trong luật pháp Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, thừa kế ngoài những vấn đề được nêu rõ trong di chúc theo pháp
luật thì cũng quy định mang tính Nhà nước về thừa kế theo di chúc. Những quy định
này giúp cho các nhà làm luật, các nhà thực hiện pháp luật và mọi công dân có thể tìm
hiểu, áp dụng và đối chiếu trong thực tiễn cuộc sống khi gặp vấn đề liên quan đến thừa
kế.
Vậy trong Bộ luật dân sự Việt Nam thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào?
Trong quy định về thừa kế theo di chúc, chúng ta cần làm rõ được giá trị pháp lý của
nguyên tắc tự do định đoạt, tự do ý chí trong phần này; điều kiện để di chúc có giá trị
pháp lý (chưa hẳn đã có hiệu lực pháp lý vì có những quy định có thể sẽ vô hiệu hóa
hiệu lực của di chúc cho dù di chúc đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung
theo quy định.

Trước hết ta xét điều kiện để di chúc có hiệu lực:
+ Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người từ 15 đến chưa đủ
18 tuổi là người có hành vi dân sự chưa đầy đủ nhưng vẫn được lập di chúc và di chúc
chỉ được coi là hợp pháp khi việc lập di chúc đó được sự đồng ý của cha mẹ hoặc
người giám hộ và di chúc đó phải được lập thành văn bản. Về nội dung di chúc do
người chưa thành niên đó quyết định nhưng nếu phát hiện thấy có hành vi lừa dối,
cưỡng ép người chưa thành niên trong việc lập di chúc thì cha mẹ hoặc người giám hộ
có thể giám sát nội dung di chúc, có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.
+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa,
nhầm lẫn, lừa dối.
+ Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (bằng văn bản hoặc lời
nói).
Hình thức của di chúc gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng lời nói
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho một người
khác sau khi chết. Điều 649 Bộ luật dân sự.
Về lập di chúc: Từ khái niệm nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng di chúc là một phương
tiện để một người thể hiện ý chí khi muốn chuyển giao tài sản của mình cho một người
12


khác và việc quyết định thừa kế theo di chúc nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu được
quyền định đoạt tài sản của mình ngay cả khi họ đã chết. Xuất phát từ các đặc điểm đã
nêu, di chúc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi một hình
thức phải tuân thủ một số điều kiện mà pháp luật quy định thì di chúc đó mới có giá trị
pháp lý.
+ Di chúc bằng lời nói
Điều 651 Bộ luật dân sự quy định di chúc có thể được thể hiện dưới hình thức miệng
(lời nói) nếu không được thể hiện được dưới hình thức văn bản. Theo quy định của
pháp luật thì trong trường hợp tính mạng của con người bị cái chết đe dọa do bệnh tất

hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc
bằng miệng (khoản 1 điều 651).
Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực:
+ Người lập di chúc đang trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe dọa do bệnh tật
hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản được (sau ba
tháng, tính từ thời điểm lập di chúc mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng
suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ).
+ Di chúc miệng phải có ít nhất hai người trở lên làm chứng và phải là người ngoài
những người được để lại thừa kế và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép
lại cùng ký tên, điểm chỉ xác nhận nội dung di chúc.
+ Trong thời hạn 05 ngày, kể từ lúc người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng di
chúc do những người làm chứng đó phải được công chứng, chứng thực.
+ Di chúc bằng văn bản
Nhằm ghi nhận một cách chính xác về việc thể hiện ý chí của người để lại di sản, di
chúc bằng văn bản được xem là sự ghi nhận đầy đủ và chính xác ý chí của người để lại
di sản, Điều 652 Bộ luật dân sự. Di chúc bằng văn bản bao gồm :
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; di
chúc bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước:
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di
chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được, thì phải:

13


- Nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận vào bản di chúc trước mặt công
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn.
- Sau đó, những người có thẩm quyền chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di

chúc và người làm chứng.
Nội dung của di chúc thể hiện bằng văn bản phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: di
chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên, và nơi cư trú của người lập di
chúc; họ, tên của cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; khối lượng, giá trị di
sản và địa điểm nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung
nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang
thì mỗi trang đều phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập
di chúc, Điều 661 Bộ luật dân sự.
Di chúc bằng văn bản có giá trị như công chứng, chứng thực: Di chúc của quân nhân
tại ngũ, Di chúc của người đang đi trên máy bay, tàu biển, của người đang diều trị tại
bệnh viện, của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng núi,
hải đảo, di chúc của người Việt Nam đang ở nước ngoài, của người đang chấp hành
phạt tù, đang bị tạm giam... Những trường hợp này, những người đứng đầu của các
đơn vị tổ chức đó có thể xác nhận vào di chúc và di chúc có giá trị pháp lý như công
chứng, chứng thực.

14


CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ THỪA KẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
2.1. Giới thiệu, khái quát chung về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu,
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.
a. Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu
Thực hiện Nghị quyết 22 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về việc chia tách tỉnh
Lai Châu (cũ) thành 2 tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
đã có quyết định số 21 ngày 12/01/2004 của Viện trưởng VKSTC về việc thành lập
kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu (mới). Từ khi có quyết định thành lập, lực lượng cán
bộ chỉ có 18 đồng chí được điều động nhận kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu (cũ) sang,

trụ sở làm việc, máy móc, trang thiết bị hầu như chưa có gì, cán bộ vừa thiếu, vừa yếu
…; cùng với sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của ngành năm 2002; sự sắp xếp tổ
chức bộ máy hoạt động của ngành năm 2003; đồng thời thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về tăng thẩm quyền cho cấp huyện theo lộ trình từng bước (từ
1/7/2004 - 1/7/2009), đến nay có 7/7 Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện tăng thẩm
quyền theo quy định của pháp luật, theo đó công tác tổ chức cán bộ cũng đòi hỏi phải
có sự sắp xếp sao cho phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao, nhất là trong điều
kiện biên chế chưa được tăng cường, đã gây không ít khó khăn trong việc triển khai
nhiệm 58 vụ nhất là đối với Viện kiểm sát cấp huyện. Những khó khăn nêu trên đã
trực tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ hoạt động và kết quả công tác của ngành,
trong đó có công tác thực hành quyền công tố, có thể nói những buổi ban đầu Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu gặp muôn vàn khó khăn. Tuy gặp không ít khó khăn
trong công tác tổ chức cán bộ cùng với cơ sở vật chất, nhưng với tinh thần đoàn kết,
đồng tâm, hợp lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức và kiểm sát viên Viện kiểm
sát 2 cấp tỉnh Lai Châu đã nhanh chóng ổn định tổ chức và không ngừng nâng cao chất
lượng hiệu quả công tác kiểm sát, đã chú trọng chăm lo công tác xây dựng ngành về
mọi mặt. Đã chọn cử nhiều cán bộ Kiểm sát viên đi đào tạo và bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn về kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát; rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ theo
tinh thần các Nghị quyết của Đảng; thực hiện, bố trí, sắp xếp lại và điều động, luân
15


chuyển cán bộ cho phù hợp với thực tế của đơn vị và tình hình nhiệm vụ mới; chú
trọng rèn luyện đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vững vàng về lập trường chính trị, nắm
vững chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức. Hoạt động quản lý
điều hành luôn được đổi mới, thực hiện có nề nếp và khoa học. Công tác xây dựng
ngành thường xuyên được gắn với công tác xây dựng Đảng, hàng năm Đảng Bộ Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, các tổ chức đoàn
thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội luật gia đều được cấp uỷ Đảng, đoàn thể
địa phương công nhận là Đảng bộ, Chi bộ, ... trong sạch, vững mạnh, đơn vị đạt tiêu

chuẩn đơn vị văn hoá. Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành ở địa phương, góp
phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ công lý, quyền con người, bảo đảm các
quyền dân chủ của nhân dân ở tỉnh Lai Châu. Cho đến 8/2012, toàn ngành Kiểm sát
tỉnh Lai Châu có 09 Phòng nghiệp vụ, 07 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, có 134
người, trong đó có 118 biên chế và 16 hợp đồng lao động. Lãnh đạo Viện kiểm sát hai
cấp và các phòng nghiệp vụ đều được kiện toàn. Lãnh đạo Viện Kiểm sát tỉnh gồm 4
đồng chí (1 Viện trưởng, 3 Phó viện trưởng); có 9 Trưởng phòng; 6 Phó Trưởng
phòng; 7 Viện trưởng cấp huyện, 12 Phó Viện trưởng cấp huyện; 23 Kiểm sát viên
Trung cấp; 43 Kiểm sát viên sơ cấp, 2 Kiểm tra viên, 34 Chuyên viên, 10 Kế toán
viên, 9 nhân viên, 1 Đại học kỹ thuật mật mã. Về chất lượng cán bộ 100% Cán bộ
công nhân viên chức có trình độ văn hoá hết Phổ thông trung học; trình độ chuyên
môn có 109/118 đồng chí Đại học đạt 92,37% (trong đó có 01 đồng chí là Thạc sĩ
Luật, còn 07 đồng chí khác đang làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật và 1 đồng chí
khác đang học đang học Thạc sĩ Luật ), còn lại là 04 Cao đẳng (tin học 03, Kiểm sát 1)
và 05 Trung cấp (1 kế toán, 1 văn thư, 3 pháp lý); Trình độ chính trị Cao cấp và Cử
nhân có 09 đồng chí, Trung cấp 19 đồng chí, hiện đang theo học Cao cấp 5 đồng chí,
Trung cấp 15 đồng chí; Toàn ngành có 80 Đảng viên, ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
thành lập Đảng bộ cơ sở có 35 Đảng viên, với 05 Chi bộ trực thuộc; đồng chí Viện
trưởng viện kiểm sát tỉnh là Tỉnh uỷ viên và 6/7 đồng chí Viện trưởng cấp huyện là
Huyện uỷ viên. Hiện tại Viện kiểm sát tỉnh và 5/7 Viện kiểm sát cấp huyện đã có trụ
sở được xây dựng theo qui mô mới (còn Viện kiểm sát thị xã Lai Châu chưa có trụ sở
mới viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Uyên còn phải thuê trụ sở). Trang thiết bị,
phương tiện, trang phục làm việc được Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tỉnh uỷ, Uỷ
16


ban nhân dân tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ tương đối đầy đủ, kịp thời đã phục vụ tốt
cho công tác của ngành.
b.Tổ chức bộ máy tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

-

Viện trưởng: Nông Văn Hải

-

Phó viện trưởng thường trực: Bàn Cao Sinh

-

Phó viện trưởng: Phùng Ngọc Thanh

-

Phó Viện trưởng: Trương Thị Thanh

1.1. Các phòng chuyên môn
1.

Phòng THQCT – KSĐT – KSXXST án hình sự về kinh tế, chức vụ, trật tự xã

hội

2.

3.

4.

Trưởng phòng: Phan Văn Nhật


Điện thoại: 3878591

Phòng THQCT – KSĐT – KSXXST án hình sự về an ninh, ma tuý
Trưởng phòng: Trần Hải Thành

Điện thoại: 3876760

Phòng THQCT – KSXXPT – GĐT - TT án hình sự
Trưởng phòng: Nguyễn Thanh Hải Điện thoại: 3877962
Phòng KS việc tạm giữ, tạm giam, quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù

và thi hành án hình sự

5.

Trưởng phòng: Đào Ngọc Dũng

Điện thoại: 3877961

Phòng KS giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân & gia đình, hành chính,

thương mại và các việc khác theo quy định của pháp luật

6.

7.

8.


9.


Trưởng phòng: Nguyễn Mạnh Hùng Điện thoại: 3877967
Phòng Khiếu tố
Trưởng phòng: Triệu Thị Hồng

Điện thoại: 3792919

Phòng Tổ chức cán bộ
Trưởng phòng: Đỗ Trung Hiếu

Điện thoại: 3877963

Phòng Thi hành án dân sự
Trưởng phòng: Bùi Văn Minh

Điện thoại: 3877960

Văn phòng tổng hợp và thống kê tội phạm
Chánh Văn phòng: Đào Trọng Thuyết

c. Kiểm sát thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình.
17

Điện thoại: 3877966


- Tổng số phải thi hành 997 việc (số cũ chuyển sang 320 việc) đã kiểm sát giải quyết
637 việc, đạt 63.9% số việc có điều kiện. Hiện còn phải tiếp tục thi hành 360 việc

(trong đó có 137 việc chưa có điều kiện thi hành).
- Tổng số tiền phải thi hành 14.752.867.237 đồng, đã kiểm sát giải quyết
2.244.973.525 đồng, đạt 15,2%. Hiện còn 12.507.893.712 đồng (trong đó có
1.352.755.222 đồng chưa có điều kiện thi hành).
Sáu tháng đầu năm Viện kiểm sát hai cấp đã kiểm sát 100% các cuộc xử lý vật chứng,
tiến hành xác minh được 27/137 việc hoãn thi hành án, đạt 19,7%; Viện kiểm sát hai
cấp đã tích cực thực hiện tự xác minh đối với việc chưa có điều thi hành (Phong Thổ);
tiến hành 07 cuộc KSTT đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; đã tổng hợp ban
hành 07 kết luận và 03 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Đã tiến hành kiểm tra
nghiệp vụ chuyên sâu tại 4/8 viện kiểm sát cấp huyện; ban hành 02 thông báo rút kinh
nghiệm về công tác kiểm sát thi hành án dân sự.
( Trích báo cáo kiểm sát án dân sự năm 2013)

2.1.1. Thực tiễn áp dụng chế định thừa kế ở Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu năm
2014.
Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Bắc, mới được chia tách năm 2004 và mới được
công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh năm 2014. Là một tỉnh vùng cao biên giới, có
địa hình cao, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Sau khi chia tách Lai Châu cơ sở hạ
tầng còn chưa được đồng bộ: Vừa phát triển cơ sở hạ tầng và ổn định đời sống của
nhân dân. Địa phương có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm số đông
trong tổng dân số của toàn tỉnh, đời sống người dân còn nghèo khó, vẫn chịu ảnh
hưởng theo phong tục tập quán. Trình độ dân trí thấp, còn chênh lệch giữa vùng miền.
Việc tuyên truyền pháp luật đến người dân của các cơ quan chức năng vẫn còn hạn
chế.
Theo đánh giá của cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu thì tỷ lệ thụ lý và giải quyết
các vụ án liên quan đến thừa kế không nhiều, chiếm tỷ lệ ít so với những tranh chấp
khác: Số liệu án trong 5 năm 2010 – 2014 Tòa án mới chỉ thụ lý vụ / ....

18



Trên cơ sở những số liệu và nhận định về lượng án liên quan đến thừa kế, hàng năm
sau khi đánh giá kết quả đạt được, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã có một số nhận
xét khách quan về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nhận đơn, thụ lý và
giải quyết án thừa kế.
Về thuận lợi:
+ Tòa án đã phân định được rõ ràng từng phần của từng người trong quá trình giải
quyết tranh chấp liên quan, điều này phần nào đã thỏa mãn quyền lợi chính đáng của
đương sự.
+ Trong quá trình chưa xét xử một số vụ án đã tiến hành hòa giải được, các đương sự
đã nhận biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề liên quan đến tranh chấp
trong thừa kế, đồng thời với sự tư vấn pháp luật của thẩm phán tòa án nên các đương
sự đã hiểu các quy định hiện hành.
Về khó khăn:
+ Về văn hóa: Như chúng ta đã biết, Lai Châu là 1 tỉnh vùng cao với 20 anh em kiều
bào dân tộc, mang đến cho Lai Châu một nền văn hóa đa sắc tộc, rất đa dạng, phức
tạp, với nhiều phong tục tập quán khác nhau. Mặt khác, trình độ dân trí chưa được cao
gây nên nhiều khó khăn trong việc phổ biến cũng như áp dụng pháp luật vào đời sống
của nhân dân, nhiều vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế người dân khó chấp nhận
chia theo quy định của pháp luật.
+ Về đội ngũ thẩm phán còn mỏng, trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm thực tiễn vì ít án ,chưa
có thẩm phán chuyên trách ,địa bàn rộng, phức tập gây khó khăn trong điều tra xác
minh, so với nhu cầu thực tế trên địa phương, điều này cũng gây ra một số khó khăn
cho đội ngũ cán bộ tòa án khó đảm nhiệm hết các công việc liên quan đến án thừa kế.
Điều này được thể hiện qua quy trình chuẩn bị giải quyết một vụ án thừa kế, cán bộ
tòa án làm rất nhiều công việc, với địa hình đồi núi cao, hiểm trở, giao thông sơ sài
khiến cho quá trình giải quyết vụ việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức như đi thu
thập tài liệu, tiến hành xác minh tài liệu, triệu tập đương sự, lấy lời khai nhân chứng và
phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tìm hướng giải quyết vụ án theo đúng
quy định của pháp luật. Không những thế, đội ngũ cán bộ tòa án, nghiệp vụ thẩm phán

cũng có một số hạn chế trong giải quyết án. Việc cập nhật thông tin, tài liệu đổi mới
cũng vấp phải những hạn chế… khiến cho quá trình giải quyết án thừa kế còn những
vấn đề cần khắc phục hoàn thiện hơn.
19


+ Về vướng mắc nghiệp vụ: Theo nhận định của một số thẩm phán thuộc tòa án nhân
dân tỉnh Lai Châu thì hiện nay một số văn bản quy định về giải quyết án liên quan đến
thừa kế còn chồng chéo, thẩm quyền giải quyết vụ việc còn chưa cụ thể nên làm cho
các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm và nhiều khi không biết thuộc cơ quan nào giải quyết
cho người dân.
2.1.2. Công tác kiểm sát, giải quyết án tranh chấp dân sự năm 2014 của Tòa án
nhân dân tỉnh Lai Châu.
Thực hiện kế hoạch công tác của ngành, trong năm 2014 Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tỉnh Lai Châu đã giải quyết như sau:
a.

Giải quyết án dân sự.

-

Án năm 2013 chuyển sang: 01 vụ

-

Án thụ lí mới năm 2014: 11 vụ ( Trong đó: án dân sự sơ thẩm: 0 vụ; án dân

sự phúc thẩm: 11 vụ)
-


Tổng số: 12 vụ

-

Đã giải quyết: 11 vụ. Còn lại 01 vụ ( Trong thời hạn luật định)

Không có vụ nào quá hạn luật định.
b.

Giải quyết án Hôn nhân và Gia đình.

-

Án năm 2013 chuyển về: 0 vụ

-

Án thụ lí mới năm 2014: 04 vụ

-

Tổng số: 04 vụ

-

Đã giải quyết: 04 vụ

Không có vụ nào quá hạn luật định.
Tổng thụ lí và giải quyết Ấn Dân sự, Hôn nhân và Gia đình:
-


Án năm 2013 chuyển sang: 01 vụ

-

Án thụ lí mới năm 2014: 15 vụ

-

Tổng số: 16 vụ

-

Đã giải quyết: 15 vụ; Còn tồn: 01 vụ

-

Tỷ lệ giải quyết: 91,7%

-

Tỷ lệ hòa giải cao đạt 60%
Tổng số vụ án giải quyết của năm 2014 là 16 vụ (tăng 03 vụ so với năm 2013). Mặc

dù số lượng án có biến động không lớn, nhưng tính cất vụ việc có phức tạp hơn đói hỏi
20


đội ngũ Thẩm phán và Thư kí Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu phải đoàn
kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, chịu khó học hỏi, đã không ngại khó ngại khổ,

xuống tận cơ sở để hòa giải mang lại quyền và lợi ích chính đáng cho các đương sự,
lấy lại niềm tin của người dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, không có vụ nào gây bức xúc cho các đương sự, không có án bị hủy.
( Trích báo cáo tổng kết năm 2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu)
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, án dân sự về thừa kế còn ít. Ví dụ: năm 2012 thụ
lý: 0 vụ, năm 2013 thụ lý 02 vụ; đã giải quyết 01 vụ; còn lại 01 vụ, năm 2014 trên địa
bàn cả tỉnh chỉ thụ lý 1 vụ án duy nhất về thừa kế.
( Theo: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính năm
2012, 2013, 2014)
Qua đó, nhận thấy được pháp luật tuy đã được phổ cập trên địa bàn tỉnh nhưng
vẫn chưa được người dân áp dụng một cách thường xuyên, triệt để. Về pháp luật thừa
kế, đa số nhân dân thường chia di sản theo di chúc cha mẹ để lại hoặc theo phong tục,
tín ngưỡng riêng mà không cần đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Nhưng
một số trường hợp chia thừa kế theo di chúc nhưng lại không có di chúc mà chỉ được
chia di sản theo di chúc miệng, không có chứng cứ. Dẫn đến mâu thuẫn gia đình, mất
tình đoàn kết anh em trong dòng tộc. Lúc này mới thấy được rõ vai trò của Tòa án
nhân dân cũng như các cơ quan thi hành pháp luật trong việc giải quyết, gỡ rối vụ việc,
hòa giải cho người dân.
Trong đó, ngày 30/06/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Than Uyên, tỉnh Lai
Châu xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 05/2013/TLST/TCDS ngày 07
tháng 11 năm 2013, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 02/2014/QĐXX- ST ngày
04/6/2014 vụ kiện “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa:
-

Nguyên đơn:
1. Lương Thị Vui. Sinh năm 1966 trú tại Bản Nà Khương xã Mường Kim, huyện

Than uyên, tỉnh Lai Châu.
2. Lương Thị Xuân. Sinh năm 1962 trú tại Bản Nà Ban xã Mường Kim, huyện Than
Uyên, tỉnh Lai Châu.

3. Lương Thị Nga. Sinh năm 1954 trú tại Khu 7b, thị trấn Than Uyên, huyện Than
Uyên, tỉnh Lai Châu.
21


- Bị đơn:
1. Lương Văn Nhật (Tên gọi khác là Lương Văn Phú). Sinh năm 1952.
2. Nguyễn Thị Tính. Sinh năm 1945.
Địa chỉ: Khu 7b, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Theo đơn khởi kiện ngày 04/11/2013 và các lời khai của các nguyên đơn trong quá
trình giải quyết vụ án:
Cụ Lương Văn Cận, chết năm 1982, cụ Trần Thị Tý chết năm 2006 không để lại di
chúc, có 04 người con chung là: ông: Lương Văn Nhật, bà: Lương Thị Nga, bà: Lương
Thị Vui, bà: Lương Thị Xuân.
Tài sản của cụ Lương Văn Cận và bà Trần Thị Tý để lại là khoảng 2000m² đất tại
vị trí: Khu 7B, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên,tỉnh Lai Châu và chưa được giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về nguồn gốc lô đất, các nguyên đơn khai: Năm 1964, cụ Lương Văn Cận và cụ
Trần Thị Tý cùng 04 người con khai hoang được lô đất có diện tích hơn 2000 m² tại
phố Noong Mo, xã Nà Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là khu 7b,
thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu). Trên đất, hai cụ Cận, Tý dựng
một ngôi nhà tre 03 gian quay mặt về hướng Tây và trông cây ăn quả. Năm 1965 cụ
Cận trồng tre để làm hàng rào. Sau khi nhà tre dột nát, cụ Cận đã dựng một căn nhà gỗ
ngay trên móng nhà cũ. Lúc này các bà Nga, Vui, Xuân vẫn ở cùng bố mẹ, riêng ông
Nhật đi làm ăn xa nên đến năm 1975 thì xây dựng gia đình với bà Nguyễn Thị Tính và
sinh sống tại Trường Hua Nà, xã Hua Nà, huyện Than Uyên, thỉnh thoàng ông Nhật
mới về thăm nhà.
Năm 1979, hai cụ Cận, Tý chuyển nhượng cho ông Hán Quang Đồng, trú tại khu
7B, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu một lô đất (là vườn) với diện
tích khoảng 300 m² , giáp đất cụ Cận, Tý về hướng Tây. Ngoài ra không chuyển

nhượng cho ai. Năm 1982, cụ Lương Văn Cận chết, không để lại di chúc. Năm 1985,
vợ chồng ông Lương Văn Nhật và vợ là Trần Thị Tính chuyển về ở cùng mẹ là cụ
Trần Thị Tý. Năm 2006, cụ Trần Thị Tý chết, không để lại di chúc. Ông Lương Văn
Nhật và vợ là Nguyễn Thị Tính quản lí, sử dụng toàn bộ khoảng 2000 m² đất mà hai cụ
Cận, Tý để lại. Khoảng những năm 1992, 1993 ông Nhật kê khai đóng thuế với diện
tích là 300 m², diện tích còn lại ông Nhật quản lý, sử dụng không kê khai đóng thuế.
Các nguyên đơn xác định toàn bộ diện tích khoảng 2000 m² tại khu 7b, thị trấn Than
22


Uyên, huyện Than Uyên mà hiện nay ông Lương Văn Nhật và bà Nguyễn Thị Tính
đang quản lý, sử dụng chính là di sản thừa kế và đã nhiều lần yêu cầu ông Lương Văn
Nhật phải phân chia di sản này cho các hàng thừa kế. Sự việc này đã được hòa giải tại
khu dân cư ông Nhật đã chấp nhận giải quyết tình cảm nội bộ gia đình chia đất cho các
em là bà Vui, bà Xuân, bà Nga. Tuy nhiên khi hòa giải tại UBND thị trấn Than Uyên,
ông Nhật lại không đồng ý.
Các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản thừa kế đối với toàn bộ
diện tích khoảng 2000 m² tại khu 7B, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên mà hai cụ
Cận, Tý để lại theo pháp luật, chia đều cho 04 anh em, chia cho bà Nga, bà Xuân, bà
Vui mỗi người 200 m². Kèm theo đơn khởi kiện cả các nguyên đơn đã nộp những bản
xác minh về nguồn gốc đất đai, xác nhận của UBND thị trấn Than Uyên về lô đất đang
tranh chấp trên, việc sử dụng đất là không vi phạm quy hoạch, ngoài tranh chấp giữa
các hộ Lương Thị Vui, Lương Thị Nga, Lương Thị Xuân và vợ chồng ông Lương Văn
Nhật, Nguyễn Thị Tính thì không tranh chấp với những người khác và các hộ giáp
ranh.
Ngày 18/02/2014, các nguyên đơn có xin rút một phần yêu cầu, rút yêu cầu đối với
toàn bô khu đất mà ông Nhật đã tặng cho, chuyển nhượng có tổng diện tích 973,5 m²
và chỉ yêu cầu chia thừa kế đối với lô đất còn lại ông Nhật chưa chuyển nhượng, tặng
cho và chưa xây dựng công trình trên đất còn lại là 864,5 m².
Sau quá trình xét xử và giải quyết Tòa án quyết định:

Áp dụng các điều 631, 632, 635, 636, 645, 674, 675, 676, 683,685 của Bộ Luật Dân
sự 2005; các điều 25, 33, 133, 210, 238, 239 của Bộ luật tố tụng dân sự; căn cứ Luật
đất đai năm 2003.
1.

Công nhân sự thỏa thuận của các đương sự về sự phân chia di sản

thừa kế như sau: Di sản vợ chồng cụ Cận, cụ Tý để lại gồm quyền sử dụng đất là
739,75 m² tại khu 7b, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Thửa đất
có tứ cận như sau: phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Văn Vinh, phía Tây giáp nhà ông
Nguyễn Ngọc Lâm (Lâm Nụ), phía Bắc giáp nhà ông Lương Văn Nhật, Lương Xuân
Trường, Lương Ánh Dương; phía Nam giáp đường dân sinh (hàng rào tre); Chiều sâu
tính theo hướng Bắc nam; chiều rộng tính theo hướng Đông tây.
-

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm có ông Lương Văn Nhật (Lương Văn Phú),

Lương Thị Nga, Lương Thị Xuân, Lương Thị Vui.
23


-

Trích di sản thừa kế cho ông Lương Văn Nhật về công sức duy trì và bảo

quản di sản là 80 m², còn lại là 659,75 m².
-

Thỏa thuận phân chia 04 anh em mỗi người được chia là 100 m² đất theo thứ


tự như sau: Lấy hàng rào tre tiếp giáp mặt đường dân sinh phía Nam làm mặt tiền
chính để phân chia đất như sau:
Quyền sử dụng đất cho ông Lương Văn Nhật được hưởng là 180 m² (chiều rộng 8,1m
x chiều sâu 22m) có giá trị theo Hội đồng định giá là 4.860.000 đồng có tứ cận thửa
đất như sau: phía Tây giáp nhà ông Lương Văn Nhật, phía Nam giáp đường dân sinh,
phía bắc giáp đất của ông Nhật và ông Lương Xuân Trường, phía Đông giáp đất bà
Lương Thị Nga.
Quyền sử dụng đất của bà Lương Thị Nga được hưởng là 100 m² (chiều rộng 4,5m x
chiều sâu 22m) có giá trị theo Hội đồng định giá là 2.700.000 đồng có tứ cận thửa đất
như sau: phía Tây giáp nhà ông Lương Văn Nhật, phía Nam giáp đường dân sinh, phía
Bắc giáp đất của ông Nhật và ông Lương Xuân Trường, phía Đông giáp đất của bà
Lương Thị Vui.
Quyền sử dụng đất của bà Lương Thị Vui được hưởng là 100 m² (chiều rộng 4,5m x
chiều sâu 22m) có giá trị theo Hội đồng định giá là 2.700.000 đồng có tứ cận thửa đất
như sau: phía Tây giáp nhà bà Lương Thị Nga, phía Nam giáp đường dân sinh, phía
Bắc giáp đất của ông Lương Xuân Trường, phía Đông giáp đất bà Lương Thị Xuân.
Quyền sử dụng đất của bà Lương Thị Xuân được hưởng là 100 m² (chiều rộng 4,5m x
chiều sâu 22m) có giá trị theo Hội đồg định giá là 2.700.000 đồng có tứ cận thửa đất
như sau: phía Tây giáp nhà bà Lương Thị Vui, phía Nam giáp đường dân sinh, phía
Bắc giáp đất của ông Nhật và ông Lương Xuân Trường; phía Đông giáp đất đề lại làm
nơi thờ cúng tổ tiên.
-

Còn lại 259,75 m² có giá trị theo Hội đồng định giá là 7.013.000 đồng để lại

làm nơi thờ cúng tổ tiên và giao cho ông Lương Văn Nhật được quyền quản lý, sử
dụng để thực hiện việc thờ cúng (chiều rộng phía Nam mặt đường dân sinh là 8m,
rộng phía Bắc là 13,5m; chiều sâu 22m) có tứ cận như sau: phía Tây giáp đất bà
Lương Thị Xuân, phía Bắc giáp đất ông Nhật, phía Nam giáp đường dân sinh, phía
Đông giáp đất ông Nguyễn Văn Vinh;

Bị đơn không yêu cầu các nguyên đơn phải thanh toán giá trị tài sản cây cối theo đất
được chia;
24


2.

Các đương sự có nghĩa vụ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để tách

thửa đất theo như phần quyết định của bản án này và giao quyền sử dụng đất cho các
đương sự theo quy định của Pháp luật.
3.

Về án phí: Các đương sụ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:

Ông Lương Văn Nhật phải chịu 243.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Các bà Lương Thị Nga, Lương Thị Xuân, Lương Thị Vui mỗi người phài chịu
200.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Ông Lương Văn Nhật và các bà Lương Thị Vui,
Lương Thị Xuân, Lương Thị Nga cũng phải chịu 350.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm
đối với phần tài sản để lại thờ cúng. Xác định mỗi người phải chịu 87.500 đồng.
Tổng số tiền án phí các nguyên đơn phải chịu là 862.000 đồng, tổng số tiền án phí bị
đơn là ông Lương Văn Nhật phải chịu là 330.500 đồng.
(Xác nhận các nguyên đơn đã nộp 2.225.000 đồng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại
biên lai số AAA/2010/0001640 ngày 07/11/2013. Các nguyên đơn được hoàn trả lại
1.387.500 đồng)
Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự
(vắng mặt) được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án lên
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.
( Trích: Bản án số 01/2014/TCDS-ST; Ngày 30/06/2014 về việc Tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất. Của Tòa án nhân dân Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu)


Qua đây chúng ta nhận thấy được, vai trò của Tòa án là rất quan trọng trong việc hòa
giải, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các đương sự, góp phần củng cố tình đoàn
kết, đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Tiết kiện được thời gian, công sức cho các cơ quan
Nhà nước và các đương sự. Ngoài ra thì Tòa án phối hợp cùng với UBND các cấp
cũng đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ án tranh chấp đất, tài sản thừa kế xảy ra trên địa
bàn tỉn Lai Châu. Qua đó, các cấp ủy, nhân dân cùng chính quyền địa phương đã đánh
giá cao vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.
2.1.3. Các công tác khác của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu và phương hướng
nhiệm vụ năm 2015.
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu cùng các cơ quan khác và tổ chức quần chúng thực
hiện tốt quy chế phối hợp. Cán bộ công chức trong Tòa luôn nhiệt tình hưởng ứng các
25


×