Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.74 KB, 13 trang )

Họ tên: Trịnh Ánh Nguyệt
Mã SV: CQ532770
STT: 76
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu
tư. Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Câu 2: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư.
Liên hệ Việt Nam.
Câu 3: Anh chị hãy cho biết nội dung quản lý hoạt động đầu tư của Nhà
nước. Những nội dung này đã được thực hiện tốt ở Việt Nam hay chưa?
BÀI LÀM:
Câu 1:
Các nguyên tắc cần tuân thủ trong hoạt động quản lý đầu tư và liên hệ Việt
Nam:
- Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài
hòa hai mặt kinh tế xã hội:
Tại Việt Nam, chính trị và kinh tế không thể tách rời vì chính sách của
Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế hướng dẫn sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế. Trong đó, Đảng vạch ra đường lối, chủ trương
phát triển kinh tế ,còn Nhà nước biến đường lối, chủ trương của Đảng thành kế
hoạch.
Thực tiễn ở Việt Nam: kể từ những năm đầu trong quá trình đổi mới công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đã có chủ trương đổi mới cả kinh tế
và chính trị sao cho phù hợp: đổi mới kinh tế đi trước một bước và từng bước
đổi mới hệ thống chính trị, ổn định chính trị. Đây là vấn đề trọng tâm của nước
ta trong 20 năm đổi mới, và hiện nay nền kinh tế và chính trị của chúng ta được
đảm bảo thống nhất, là một trong những thuận lợi của đất nước ta so với các
cường quốc trên thế giới.
-Quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ:



Các cơ quan bộ, ngành, tổng cục trung ương quản lý đối với những vấn đề
kĩ thuật của ngành mình; còn các cơ quan địa phương quản lý hành chính và xã
hội đối với mọi đối tượng tại địa phương.
Các hình thức phối hợp quản lý giữa bộ, ngành và địa phương là: Tham
quản, hiệp quản và đồng quản.
Thực tiễn Việt Nam: trong suốt những năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do nguồn lực yếu kém, sự kết hợp giữa
bộ, ngành, địa phương chưa thực sự hiệu quả, do đó chưa khai thác được tối đa
lợi thế của các vùng, địa phương; còn nhiều quy hoạch chưa hợp lý.
-Tiết kiệm và hiệu quả:
Với một lượng vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
lớn nhất( hoặc hiệu quả đã dự kiến với chi phí thấp nhất)
Nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí như:
Đầu tư không có quy hoạch hoặc quy hoạch chất lượng không tốt; xác định
chủ trương đầu tư sai lầm; thẩm định, phê duyệt,thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán
gây lãng phí; thất thoát lãng phí trong khâu kế hoạch hóa hoạt động đầu tư; thất
thoát trong công tác đấu thầu xây dựng; thất thoát trong công tác chuẩn bị xây
dựng; thất thoát trong tổ chức thực hiện; thất thoát trong quản lý giá xây dựng;
thất thoát trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
Từ những nguyên nhân trên, ta có các biện pháp khắc phục như: Quy hoạch
trước một bước, có chất lượng; đứng trên góc độ lợi ích toàn xã hội để đưa ra
chủ trương đầu tư; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm…
-Tập trung dân chủ:
Độc lập với tập trung quan liêu, gia trưởng, độc đoán. Độc lập với tình
trạng độc đoán, cục bộ địa phương, tự do vô chính phủ…
Thực tiễn ở Việt Nam: nguyên tắc này ở Việt Nam đã được áp dụng và quy
thành văn bản luật, cụ thể là tại nghị định 12 số 12/2009/ND/CP và thông tư
03/2009/TT/BXD.



-Kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong đầu tư:
Lợi ích Nhà nước phải kết hợp với lợi ích của nhà đầu tư và của người dân
thì dự án mới triển khai được nhanh chóng.
-Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước đối với đầu tư:
Đòi hỏi cơ quan Nhà nước phải dựa vào pháp luật, tuyệt đối không được
xử lý công việc chủ quan, tùy tiện: phải xây dựng hoàn chỉnh luật pháp, giáo
dục pháp luật cho người dân, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp
luật.
-Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội.
-Mở rộng công tác đầu tư với các nước, các bên cùng có lợi, không xâm phạm
độc lập chủ quyền và lãnh thổ của nhau với chủ trương đa phương hóa, đa dạng
hóa.
CÂU 2:

* Các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư:
- Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở:
Nhà nước thống nhất quản ý đầu tư và xây dựng đối với
tất cả các
thành phần kinh tế về mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy
hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy chuẩn và
tiêu chuẩn xây dựng, lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai tài
nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến
trúc, xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh
xã hội khác của dự án.
Các quy hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển ngành,
lãnh thổ nói riêng và của toàn đất nước nói chung đều được
xây dựng một cách khoa học dựa trên tổng thể các nguồn lực,



những lợi thế của từng ngành, vùng lãnh thổ và của đất nước.
Nó hướng các đến mục tiêu chung và đảm bảo các ngành,
vùng lãnh thổ khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, phát huy được lợi thế so sánh. Vì vậy các quy hoạch,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, địa
phương và cơ sở là căn cứ khoa học để lập kế hoạch đầu tư
trong phạm vi nền kinh tế quốc
dân cũng như từng ngành, địa phương và tổ chức cơ sở.
Bên cạnh đó nếu kế hoạch đầu tư dựa vào các quy hoạch,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội sẽ hướng kế hoạch đầu tư
đó đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài và hướng đến sự
phát triển bền vững, tránh được tình trạng đầu tư tự phát, tạo
ra sự đồng bộ cũng như hiệu quả tổng thể trong đầu tư.
Ngoài ra các các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội khi xây dựng được dựa trên từ tình hình cung cầu của thị
trường, do đó nếu kế hoạch đầu tư xây dựng căn cứ vào đó sẽ
đảm bảo đáp ứng đúng và đầy đủ đòi hỏi thực tế của thị
trường, từ đó sẽ đem lại tính khả thi cao của dự án đầu tư.
- Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của
thị trường:
Khác với kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập trung,
bao cấp, kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường cần xuất phát
từ tình hình cung cầu của thị trường. Căn cứ vào tín hiệu thị
trường cho biết nên đầu tư cái gì sẽ có lợi nhất, phù hợp với thị
trường nhất, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sản
phẩm cũng như dự án.
Căn cứ vào tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư bao
nhiêu vốn, từ đó có kế hoạch cụ thể để xây dựng phương án



nguồn vốn cũng như các nguồn lực khác để đảm bảo và có hiệu
quả nhất cho dự án. Căn cứ vào tín hiệu thị trường cho biết nên
đầu tư khi nào, thời điểm đầu tư cũng có quyết định rất quan
trọng đến việc phát huy dự án sau này cũng như cơ hội đầu tư
của dự án, sự thành công hay thất bại của dự án. Ngoài ra tuổi
đời sản phẩm của dự án phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, do
đó việc quyết định đầu tư để đưa sản phẩm ra kịp thời cũng là
yếu tố rất quan trọng trong đầu tư.
Xuất phát từ các nhân tố trên việc dựa trên cơ sở nghiên
cứu thị trường để quyết định phương hướng đầu tư là hoàn toàn
cần thiết và đúng đắn để đạt được hiệu quả của hoạt động đầu
tư. Tuy nhiên cũng cần thấy rõ và phân tích kỹ để tránh vấp
phải mặt trái của thị trường khi lập kế hoạch đầu tư.
- Coi trọng công tác dự báo, phải có mục tiêu rõ ràng khi
lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường:
Dự báo là một công cụ để kế hoạch, trong cơ chế thị
trường kế hoạch định hướng giữ vị trí rất quan trọng nên cần
phải phát huy hiệu quả công tác dự báo cả trong ngắn hạn và
dài hạn, dự báo cung và cầu sản phẩm, dự bảo vốn và nguồn
vốn đầu tư, dự báo tình hình đầu tư của các chủ thể.
Bản chất của công tác kế hoạch là đưa ra các giải pháp cụ
thể để thực hiện, do đó phải xây dựng được các mục tiêu thực
hiện cụ thể rõ ràng. Để có được các mục tiêu đó đòi hỏi phải
làm công tác dự báo, công tác dự báo có chính xác, có được coi
trọng thì mục tiêu và thực hiện mới đảm bảo đúng đắn, phù
hợp và hiệu quả.
Kế hoạch đầu tư có mục tiêu rõ ràng giúp cho việc kiểm tra
việc sử dụng vốn đầu tư có đúng mục đích hay không. Hiện



nay, nhu cầu về vốn lớn, nguồn lực thì hạn chế vì vậy qua kế
hoạch đầu tư có mục tiêu rõ ràng thì việc phân bổ vốn sẽ hợp
lý và đảm bảo đúng theo quy hoạch, định hướng của từng cơ
sở, ngành, lĩnh vực kinh tế và nền kinh tế nói chung.
- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương
trình, dự án:
Điểm mới của kế hoạch trong cơ chế thị trường là việc
lập kế hoạch theo chương trình phát triển dự án. Chương trình
phát triển dự án là công cụ thực hiện kế hoạch, là tập hợp các
mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một cách hiệu
quả nhất mục tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện thời gian và
nguồn lực nhất định.
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan
đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật
chất nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc
duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc đơn vị
trong khoảng thời gian xác định. Để dự án đầu tư khi đi vào
hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất về tổng hợp các mặt lợi
ích, việc xây dựng dự án phải đảm bảo theo các nguyên tắc
nhất định. Trong đó phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với định
hướng
phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, địa phương và cả
nước.
Xuất pháp từ cơ sở đó thực chất của công tác kế hoạch hoá
đầu tư theo chương trình và dự án là lập kế hoạch đầu tư phát
triển trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn
các vấn đề vào chương trình phát triển và xây dựng các dự án
đầu tư để thể hiện chương trình đó. Thực hiện tốt các chương



trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành công kế
hoạch đầu tư.
- Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường
cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp:
Kế hoạch đầu tư của nhà nước cần đảm bảo những
mặt cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh toàn bộ hoạt động
đầu tư và có sự định hướng phân công đầu tư hợp lý giữa các
thành phần kinh tế. Một số công trình đầu tư quan trọng, then
chốt có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế, văn hoá,
an ninh quốc phòng và nguồn vốn đầu tư của nhà nước,.. cần
được nhà nước lập kế hoạch đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, Nhà
nước quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng pháp luật bằng các
biện pháp
khuyền khích hay hạn chế, bằng cơ chế chính sách, bằng các
đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi ích
vật chất.
- Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt
của kế hoạch:
Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học
về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung, cầu sản
phẩm thị trường, chiến lược phương hướng phát triển kinh tế xã
hội, chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa
phương và đơn vị,.. Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội
dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra một
cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao. Kế hoạch
sẽ được điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn lực thực hiện,
dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo tính chính xác, đảm bảo



khả năng thực hiện kế hoạch đầu tư và đảm bảo hiệu quả của
kế hoạch đầu tư.
- Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt
cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại
lực, kết hợp hài hoà giũa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi ích
tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu
chuẩn để xem xét đánh giá:
Kế hoạch đầu tư của nhà nước là bộ phận rất quan
trọng của kế hoạch đầu tư nói chung. Với quy mô vốn lớn tập
trung trong tay thành phần kinh tế nhà nước, nhà nước xây
dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược quan
trọng, có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đảm
bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi
để phát huy tiềm năng đầu tư của các thành phần kinh tế khác
và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây
dựng theo nguyên tắc từ dưới lên:
Để kế hoạch có tính thực thi cao, đặc biệt trong điều
kiện sử dụng vốn nhà nước thì kế hoạch đầu tư cần được thực
hiện từ dưới lên. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch
đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sở lập dự án đầu tư trình lên
Bộ, ngành, địa phương. Nhà nước xem xét trên cơ sở đảm bảo
sự cân đối chung của toàn bộ nền kinh tế giữa các ngành, các
địa phương và cơ sở. Tổng hợp kế hoạch đầu tư theo các
dự án của cơ sở sẽ là kế hoạch đầu tư của đơn vị và tư đó tổng
hợp theo từng ngành, từng địa phương và cho cả nước.
* Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
Liên hệ Các dự án xi măng tại Việt Nam hiện nay:



Tình hình đầu tư thực tế hiện nay của toàn ngành xi măng còn
nhiều bất cập, các nhà máy xi măng mới được xây dựng ồ ạt,
tập trung ở một số vùng có khả năng gây trở ngại trong tiêu
thụ và vận chuyển sản phẩm tiêu thụ cũng như vật tư đầu vào.
Chẳng hạn như vùng Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An
có tới hơn 10 nhà máy xi măng công suất hơn 20 triệu tấn, tuy
nhiên tại khu vực này chưa có các cảng phù hợp để vận chuyển
tiêu thụ ở các thị trường khác.
Số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA) cho thấy,
nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2006 của cả nước đạt 32,5 triệu
tấn, cao hơn so với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. VNCA dự báo
trong giai đoạn 2007-2010, tốc độ gia tăng nhu cầu xi măng
bình quân là 11% và đến năm 2010, nhu cầu tiêu thụ xi măng
cả nước khoảng 50 triệu tấn.Trong khi đó, tính tới giữa năm
2006, cả nước có tổng công suất thiết kế là 24,7 triệu tấn xi
măng (không bao gồm công suất các trạm nghiền xi măng).
Hiện nay, có
khoảng 30 dự án xi măng đang triển khai xây dựng với tổng
công suất khoảng 35 triệu tấn xi măng.
Như vậy đến năm 2010, công nghiệp xi măng Việt Nam sẽ
có tổng
công suất thiết kế khoảng 60 triệu tấn, thừa 10 triệu tấn so với
nhu cầu. Trong khi đó, khả năng xuất khẩu sản phẩm này còn
hạn chế do đặc thù của ngành, việc sản xuất chủ yếu phục vụ
nhu cầu nội địa.
Với tốc độ đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà máy xi măng như
hiện nay, đến năm 2010 tổng sản lượng xi măng cả nước sẽ lên



tới 60 triệu tấn, vượt nhu cầu tới 10 triệu tấn và gây ra cuộc
khủng hoảng thừa.
Các cơ quan chức năng cần căn cứ vào quy hoạch và trình tự
thời gian để cấp phép quy hoạch, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt
như hiện nay, tổng mức đầu tư lên tới hàng tỉ USD chưa phát
huy hết hiệu quả, gây nên cạnh tranh nội bộ quyết liệt và tiềm
ẩn hậu quả khôn lường.
Kiến nghị các cấp có thẩm quyền nên cân nhắc thận trọng
trong việc phê duyệt thêm các dự án mới sẽ đi vào sản xuất
trong giai đoạn 2007-2010; thường xuyên kiểm tra quá trình
xây lắp của các chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ, nếu công ty
yếu kém thì tìm cách sáp nhập với các đơn vị có năng lực.Từ
khâu khai thác đá vôi cho đến hoạt động của các nhà máy xi
măng đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường
và cảnh quan đất nước. Dự trữ tài nguyên để sản xuất xi măng
ở nước ta như đá vôi, đất sét, than...tuy dồi dào nhưng cũng là
nguồn tài nguyên không tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cũng
cần có chính sách và quy định sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn
tài nguyên này.
CÂU 3:
Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước:
Nhà nước có chức năng định hướng, tổ chức điều hành, kiểm tra giám sát,
đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư bằng cách xây dựng, hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp, những văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư.
Nhà nước xây dựng chiến lược quy hoạch kế hoạch đầu tư
Ban hành kịp thời các chính sách, chủ trương đầu tư
Ban hành định mức kinh tế- kĩ thuật và chuẩn mực đầu tư
Xây dựng chính sách cán bộ theo lĩnh vực đầu tư



Đề ra chủ trương, chính sách về hợp tác đầu tư với nước ngoài
Kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư.

Thực tiễn Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay chưa thực hiện tốt được tất cả những nội dung trên,
trong việc quản lý các hoạt động đầu tư của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập, như việc phân cấp quản lý trong bộ máy Nhà nước chưa hợp lý, nhiều
kế hoạch đầu tư chưa được quy hoạch tốt, gây thiệt hại lớn, chưa quản lý sát
sao các dự án đầu tư, việc thẩm định, kiểm soát vẫn còn nhiều sai sót. Đặc biệt
có rất nhiều bất cập trong việc đưa ra chủ trương, chính sách hợp tác đầu tư với
nước ngoài. Cụ thế, trong việc quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 được coi là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động quản lý Nhà nước về FDI:” tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư,
khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam đầu tư kinh doanh”,
đặc biệt ra luật đầu tư 2005 tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, giúp
các hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ, nhưng kèm theo đó là
việc môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Nhà nước chưa có chính sách bảo vệ
môi trường thích đáng mà mới chỉ chú tâm vào lợi ích vật chất có được từ FDI.
Ngoài ra, Nhà nước chi NSNN cho các hoạt động đầu tư cũng chưa
hoàn toàn hợp lý, ví dụ như chi đầu tư cho giáo dục vẫn chưa đạt mức tạo hiệu
quả tốt nhất mà chỉ ở mức duy trì hoạt động. Hay về đầu tư công,đề tài cấp bộ
về “Nghiên cứu phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam” đã tập
trung nghiên cứu phân tích thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam
từ năm 2000 đến nay, trong đó tìm ra những bất cập và nguyên nhân của những
bất cập để từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp định hướng nhằm thúc
đẩy công tác đổi mới phân cấp quản lý hiện nay ở Việt Nam.


Xu hướng phân cấp QLNN nói chung và phân cấp quản lý về ĐTC nói
riêng đang ngày càng mạnh mẽ. Nhìn chung, chủ trương phân cấp QLNN là

đúng đắn và phù hợp với xu thế chung. Chủ trương này đã thực sự góp phần
nâng cao hiệu lực QLNN về ĐTC, tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của CQĐP,
là cơ sở cho việc triển khai cải cách thủ tục hành chính và trực tiếp góp phần
cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Tuy vậy, việc phân cấp quản lý ĐTC
một cách toàn diện, triệt để cho các Bộ, ngành và ĐP như hiện nay cũng đã bộc
lộ nhiều mặt bất cập, hạn chế. Thực tế cho thấy tình trạng ĐTC bị phê phán là
kém hiệu quả, dàn trải, lãng phí, thất thoát,… trong nhiều năm vừa qua chính là
hệ lụy của những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện phân cấp QLNN về
ĐTC.
Kinh nghiệm quốc tế trong phân cấp QLNN về đầu tư đã cho thấy rằng
muốn cho quá trình phân cấp ĐTC thành công, không thể không tuân thủ một
số nguyên tắc cơ bản, đó là: phân cấp phải phù hợp với năng lực (bộ máy, con
người, tiềm lực tài chính,..), phù hợp với trình độ phát triển KT-XH; phân cấp
tài khóa phải tương ứng với nhiệm vụ chi,…. Ngoài ra, tăng cường phân cấp
QLNN về ĐTC từ CQTW cho CQĐP cần phải gắn liền với việc phải thiết lập
một CQTW đủ mạnh, có khả năng giám sát việc thực hiện của chính quyền cấp
dưới; phải có hệ thống pháp luật về ĐTC hoàn chỉnh, cùng với cơ chế phát huy
cao độ tính dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ
chức xã hội tham gia hoạt động quản lý nhà nước về ĐTC.
Ở Việt Nam, hiện nay các dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm và tùy
theo quy mô và tính chất của từng dự án đầu tư mà mức độ phân cấp QLNN có
sự khác nhau. Tuy nhiên, tư duy phân cấp theo quy mô và tính chất dự án (mà
không phân cấp theo nhiệm vụ được giao giữa các cấp) như hiện nay chính là
một trong những rào cản và là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phân cấp tài
khóa không tương ứng với phân cấp nhiệm vụ giữa các cấp. Bên cạnh đó, trong
quá trình thực hiện phân cấp QLNN về ĐTC còn xuất hiện một số vấn đề bất


hợp lý, đó là: phân cấp gần như giao toàn quyền, chưa có một cơ chế phân
cấp/phân quyền phù hợp với đặc điểm và năng lực của CQĐP, đặc biệt là chính

quyền cấp cơ sở; việc theo dõi, giám sát của CQTW còn hình thức, nặng tính
hành chính; tình trạng cấp dưới ra quyết định đầu tư nhưng không cân đối được
vốn đầu tư và phải phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên,…
Để giải quyết các bất hợp lý nên trên, trong quá trình xây dựng khung pháp lý
phân cấp QLNN về ĐTC ở Việt Nam thời gian tới, trước hết cần phải xác định
đúng và rõ ràng vai trò của Nhà nước đến đâu trong phát triển KT-XH, và chỉ
khi xác định được cụ thể vai trò của Nhà nước thì lúc đó Nhà nước mới có thể
sử dụng chính sách ĐTC một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trong điều kiện trình
độ phát triển KT-XH và năng lực QLNN ở các cấp địa phương có sự chênh
lệch lớn thì việc đa dạng hóa hình thức phân cấp/phân quyền là điều rất cần
thiết. Ngoài ra, mặc dù khung pháp lý phân cấp QLNN về ĐTC có một vai trò
hết sức to lớn, tuy vậy hệ thống pháp luật cũng có giới hạn của nó, những vấn
đề cần được giải quyết bằng ý thức hệ, nhận thức chính trị hay các tương quan
quyền lực thường khó có thể giải quyết bằng công cụ pháp luật. Do vậy, chỉ có
bằng quyết tâm chính trị mới cơ bản giải quyết được các bất cập liên quan tới
QLNN về đầu tư công hiện nay.
Tóm lại quản lý đầu tư của Nhà nước đã có nhiều bước phát triển tốt, vượt
bậc nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Điều này đặt ra yêu cầu đối với
các cơ quan thẩm quyền Nhà nước phải đôn đốc, sát sao hơn nữa trong quá
trình quản lý và xem xét cẩn thận để đưa ra chủ trương, chính sách đúng đắn
cho các hoạt động đầu tư.



×