Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 60 tháng tuổi tại thành phố hạ lòng tỉnh quảng ninh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.12 KB, 60 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng được
Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng quan tâm. Theo số liệu
thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2004, ước tính trên thế giới
có khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trong đó có khoảng
20 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng [77]. Theo Bhutta ZA và Salam RA
[47] năm 2011, 6,9 trẻ em dưới 5 tuổi chết trên toàn thế giới thì 1/3 liên quan
đến SDD, ước tính có 178 triệu trẻ em còi cọc, 55 triệu gày mòn và 19 triệu
nguy cơ cao chết yểu.
Phòng chống SDD là một trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của
UNICEF và các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm
làm giảm tỷ lệ SDD. Diễn biến tình hình SDD trẻ em Việt Nam cũng ngày
càng được cải thiện một cách tích cực. Năm 1985 đến năm 2010, với chiến
lược quốc gia phòng chống SDD hợp lý và hiệu quả mức độ SDD giảm trung
bình là 1,3 %/ năm [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41]. Tuy nhiên, theo
phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam
vẫn còn ở mức cao, nhất là thể SDD chiều cao/tuổi (suy dinh dưỡng thấp còi),
trung bình cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị SDD thấp còi [78]. Điều này đặc biệt ảnh
hưởng đến sự phát triển giống nòi sau này, những đứa trẻ thấp bé sẽ dẫn đến
một dân tộc thấp bé về sau.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đang có chiến lược kiểm soát, phát triển
dân số biển đảo được bắt đầu từ năm 2010. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sức
khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình nhằm tạo ra công dân biển đảo
thông minh, khỏe mạnh. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc


2


Việt Nam, có diện tích 8.239.243 km2. Quảng Ninh được ví như một Việt
Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới, do
điều kiện địa lý, khí hậu và đặc thù nghề nghiệp vùng ven biển nên tại các xã
ven biển nhìn chung cuộc sống còn nhiều khó khăn và chịu nhiều rủi ro. Tỷ lệ
sinh còn cao, lao động phổ thông chiếm tỉ lệ lớn, nghề đi biển vất vả, ít có
thời gian chăm sóc con. Hơn nữa người dân còn bị hạn chế tiếp cận và được
hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh
sản và KHHGĐ.
Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi
tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng nhẹ cân ở các đối
tượng nghiên cứu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng
SDD là tình trạng cơ thể thiếu Protein – năng lượng và các vi chất dinh
dưỡng khác. Bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, thường biểu hiện bằng
tình trạng chậm lớn hay đi kèm các bệnh nhiễm khuẩn.
Trước kia người ta dùng thuật ngữ “SDD protein – năng lượng” để chỉ
các thể lâm sàng điển hình từ SDD thể phù (Kwashiokor) đến thể teo đét
(Marasmus). Ngày nay người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do
thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu protein và năng lượng đơn thuần.
1.2. Phân loại suy dinh dưỡng
Hiện nay, người ta có thể áp dụng rất nhiều phương pháp đánh giá tình

trạng dinh dưỡng như xét nghiệm sinh hóa, đo nhân trắc, đánh giá chức năng
cơ thể... trong đó việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đo
nhân trắc rất đơn giản và áp dụng dễ dàng trong điều kiện thực địa. Các chỉ
tiêu nhân trắc thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là: cân nặng
theo tuổi (CN/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) và chiều cao theo tuổi
(CC/T).
Lấy chuẩn theo quần thể tham khảo của TCYTTG năm 2005 với ngưỡng
là dưới -2 SD (Standard Deviation). Người ta chia SDD thành 3 thể:
- Thể nhẹ cân (Underweight): Chỉ số cân nặng theo tuổi dưới -2 SD so
với quần thể tham chiếu. Sự nhẹ cân phản ánh sự chậm trễ chung của
quá trình tăng trưởng, không phân biệt trẻ mắc SDD đã lâu ngày hay
gần đây.


4

- Thể gầy mòn (Wasting): Chỉ số cân nặng theo chiều cao dưới -2 SD so
với quần thể tham chiếu. Thể này phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng
gần đây không lên cân hay tụt cân nhưng cũng có thể lâu hơn.
- Thể thấp còi (Stunting): Chỉ số chiều cao theo tuổi dưới -2 SD so với
quần thể tham chiếu. Chiều cao theo tuổi thấp biểu hiện tình trạng SDD
trong quá khứ.
Tháng 4 năm 2006, TCYTTG đã đưa ra chuẩn phát triển mới (Child
Growth Standards) áp dụng cho trẻ em. Chuẩn này còn gọi là chuẩn WHO
2005 [18], [78]. Hiện nay, theo chuẩn mới của WHO, quần thể tham chiếu
NCHS (National Centre For Health Statistics) sẽ được thay thế bằng một quần
thể tham chiếu mới xây dựng dựa trên sự chọn mẫu tại 6 điểm đại diện cho
các châu lục và chủng tộc.
Z-score: Với Z-score, điểm ngưỡng được chọn cũng là -2 đơn vị.
Những trẻ nào có Z-score của chiều cao trên tuổi < -2 là suy dinh

dưỡng thấp còi. Trẻ có Z-score càng thấp thì tình trạng SDD thấp còi càng
nặng.
Z- score được tính theo công thức:
Kích thước (KT) - KT Trung bình của quần thể tham chiếu
Z - score =
Bình phương của độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
1.3. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay
1.3.1. Trên thế giới
Năm 2001, tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Đông Nam Á
ở các thể nhẹ cân, thấp còi, gày mòn tương ứng là 28,9%, 33,0%, 10,4%, tỷ lệ
33% trẻ bị SDD thấp còi đã phản ánh hậu quả của tình trạng thiếu ăn chung
và sức khỏe kém kéo dài, cần quan tâm hơn nữa [28].


5

Mduma ER và CS [64] nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, tương
tác giữa nhiễm khuẩn đường ruột với với sự phát triển của trẻ suy dinh dưỡng.
Tác giả thấy có 31% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, các yếu tố nguy cơ đó là gia
đình có đông người từ 7 người trở lên, gia đình nghèo khó tiếp cận với điện,
nước và các điều kiện sinh hoạt như nhà tắm, nhà vệ sinh.
Bhutta ZA [47] phân tích su thế suy dinh dưỡng hiện nay và đi sâu
phân tích yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng là chế độ ăn của trẻ cho thấy
có 2 triệu trẻ em hiện nay thiếu vitamin A, không được cung cấp đầy đủ iod,
sắt, kẽm, acid folic, vitamin nhóm B. Tác giả cũng thấy đối với SDD nhẹ cân
các yếu tố liên quan bao gồm bú mẹ không hợp lý, ăn bổ sung chưa đúng
phương pháp kể cả về thời gian và chất lượng thực phẩm, lựa chọn thực phẩm
cho trẻ chưa phù hợp, tiêm chủng chưa đầy đủ. Ngoài ra trẻ bị các bệnh nhiễm
khuẩn, tiêu chảy cấp.
Vir SC [75] nghiên cứu 3626 hộ gia đình ở Ấn Độ cho nhận thấy có 1/3

số trẻ SDD nhẹ cân, 1/4 quá nhẹ cân. Các yếu tố liên quan là trẻ chỉ có bú mẹ
đơn thuần, không được bổ sung thức ăn kịp thời, không được tiêm chủng đầy
đủ, và 70% mẹ không được khám trước sinh. Can thiệp cộng đồng để làm
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã đem lại kết quả tốt. Hàng năm suy dinh dưỡng
nhẹ cân giảm 4,22% và rất nhẹ cân giảm 5.64%.
Khanal V [61] nghiên cứu ở trẻ 6-23 tháng tại Nepal thấy 76,6% trẻ ăn
ít bữa, 30,4% ăn ít đa dạng, 26,5% trẻ có bữa ăn chấp nhận được ở trẻ SDD.
Về yếu tố nguy cơ với SDD tác giả thấy mẹ trên 35 tuổi, học vấn bố/mẹ thấp,
chế độ ăn không đa dạng, không chấp nhận được và mẹ không được đi khám
thai từ 4 lần trở lên trong khi có thai là yếu tố nguy cơ SDD.
Bahwere P [45] dùng sữa giàu đạm whey để can thiệp cộng đồng nhằm
làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gày mòn.


6

Ngoài nghiên cứu SDD tại cộng đồng còn có tác giả nghiên cứu SDD
tại bệnh viện. Ubesie AC [73] thấy trong số 212 trẻ suy dinh dưỡng trong
bệnh viện trường đại học Nigeria trẻ 6-12 tháng suy dinh dưỡng 55,7%, 13-24
tháng suy dinh dưỡng 36,8%. Trong các thể suy dinh dưỡng, marashmus gặp
với tỷ lệ là 34,9%. Tiêu chảy cấp, sốt rét và kết hợp cả 2 bệnh là các bệnh
thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng. Có 64,9% bệnh nhân đến từ gia đình có
điều kiện kinh tế xã hội thấp. 40,1% tử vong trong số trẻ bị suy dinh dưỡng
lâm sàng và trẻ trai tử vong nhiều hơn trẻ gái (50,9%).
Espié E và CS [56] ở Ấn Độ nghiên cứu suy dinh dưỡng và tử vong ở
trẻ dưới 5 tuổi tại hộ gia đình quận Darhanga thấy tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng
cấp 19,4% có nghĩa là trẻ đang thiếu ăn cấp.
Asres G và CS [44] tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
em Israel tại Ethiopia trong nghiên của mô tả, cắt ngang cho thấy tỷ lệ SDD
thấp còi là 37,2%, nhẹ cân 14,6% và gày mòn 4,5%. Trẻ 12-23 tháng có

66,7% SDD nhẹ. Tác giả còn kết luận gia đình đông người, mẹ trẻ tuổi, trẻ
dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ được bú mẹ đến 6 tháng, bú mẹ quá 2 tuổi có liên
quan đến SDD các loại.
Zhao J và CS [81] cũng quan tâm nghiên cứu suy dinh dưỡng ở Trung
Quốc và cho thấy có 18,8% trẻ SDD nhẹ cân, 34,3% SDD thấp còi và 3,1%
suy dinh dưỡng cấp (gày mòn). Tác giả còn phát hiện bú mẹ không đúng
phương pháp, không đủ thời gian, không bổ sung thức ăn kịp thời cho trẻ và
trẻ sống trong điều kiện không tốt thì nguy cơ SDD cao.
Một nghiên cứu khác của Zhao J và CS [82] tại vùng nông thôn tỉnh
Yunna của Trung quốc để phát hiện tỷ lệ và yếu tố nguy cơ đến SDD tác giả
nhận thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở 4873 trẻ em dưới 6 tuổi từ 20062009 là 15,2%. Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở các trẻ này.
Các yếu tố đó là phương pháp cho ăn không hợp lý trong 6 tháng đầu, bổ sung


7

thức ăn không kịp thời trong thời gian trẻ dưới 2 tuổi, không bổ sung đầy đủ
các loại thực phẩm và thức ăn đa dạng ở trẻ 2 đến 5 tuổi.
Cũng tại Trung Quốc, Xue HL và CS [80] nghiên cứu các yếu tố liên
quan đến SDD ở trẻ dưới 7 tuổi vùng nông thôn của 4 huyện thuộc tỉnh
Gansu. Tỷ lệ SDD nhẹ cân chiếm 3,6% và có các yếu tố liên quan đến SDD
như tuổi nhỏ, trẻ gái, cân nặng lúc sinh thấp, lối sống khắc khổ, học vấn mẹ
thấp và thu nhập bố/mẹ thấp.
Cùng Nghiên cứu về tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến SDD, Horta BL
và CS [59] ở Brazil tiến hành nghiên cứu năm 2008-2009 trên 6075 trẻ dưới 5
tuổi và phỏng vấn bố/mẹ để xác định yếu tố liên quan và thu được kết quả
như sau: tỷ lệ SDD nhẹ cân là 5,9%. Các yếu tố liên quan gồm sự khác biệt về
vùng miền, điều kiện kinh tế-xã hội thấp, điều kiện vệ sinh kém, mẹ thiếu
máu, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ phải nằm viện 6 tháng sau sinh và trẻ chỉ được bú
mẹ dưới 12 tháng.

Năm 2011 tại Nepal, Khanal V và CS [61] điều tra sức khỏe và nhân
khẩu ở 698 trẻ 6-23 tháng nhằm xác định tỷ lệ SDD và liên quan giữa khẩu
phần ăn và tình trạng SDD ở những trẻ này. Tác giả thu được kết quả như sau:
có 76,6% trẻ ăn ít bữa, 30,4% trẻ ăn ít đa dạng, 26,5% ăn bữa ăn tạm chấp
nhận được. Mẹ trên 35 tuổi, học vấn bố/mẹ thấp, bố mẹ ăn kiêng, mẹ đi khám
trước sinh dưới 4 lần cũng là yếu tố liên quan chặt chẽ đến SDD nhẹ cân ở đối
tượng nghiên cứu.
Một khía cạnh khác liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em cũng được
các tác giả ở Kenya quan tâm nghiên cứu đó là sự mất bình đẳng giới trước
thực phẩm cung cấp ở trẻ dưới 5 tuổi [65]. Nghiên cứu được tiến hành tại
Mwingi và Makueni thuộc vùng Ukambani ở miền đông Kenya. Các tác giả
nhận thấy trẻ gái nhận thực phẩm hàng ngày ít hơn trẻ trai do đó tỷ lệ SDD
các loại đều cao hơn có ý nghĩa so với trẻ trai. Các tác giả khuyến cáo cần


8

phải có nghiên cứu định tính sâu hơn về vấn đề văn hóa, xã hội để tìm hiểu sự
bất bình đẳng này.
Nhampossa T và CS [66] ở Mozambique nghiên cứu các yếu tố liên
quan ở 274, 813 trẻ dưới 5 tuổi bị SDD. Tác giả nhận thấy những trẻ bị nhiễm
khuẩn máu, sốt rét, hạ đường máu, nấm miệng, phù, da xanh thiếu máu, tiêu
chảy cấp hay mắc SDD và khi SDD thì nguy cơ tử vong cao.
Tại Peru [52], các tác giả thiết kế mô hình theo dõi SDD toàn quốc dựa
mẫu chùm theo hộ gia đình. Các chỉ số cần theo dõi để đánh giá tình trạng
SDD của trẻ dưới 5 tuổi bao gồm đo nhân trắc, xác định nồng độ Hemoglobin
để đánh giá thiếu máu, lượng thực phẩm ăn vào hàng ngày, đo nồng độ Iod
nước tiểu và xác định nồng độ Retinol máu. Các tác giả nhận thấy đây là mô
hình lý tưởng để quản lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5
tuổi.

Sawyer W và CS [72] ở Nigeria đã tiến hành chương trình can thiệp
dinh dưỡng cộng đồng tại vùng đồng bằng ở bang Baylesa vào năm 2009. Sau
can thiệp tác giả đi đến kết luận có thể dùng can thiệp dinh dưỡng cộng đồng
xuất phát từ cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình có thể làm thay
đổi hành vi dinh dưỡng và phòng chống được bệnh SDD ở tuổi nhỏ.
Tại Bangladesh, Choudhury N và CS [50] cũng có quan điểm điều trị
SDD cấp dựa vào cộng đồng. Sau khi tiến hành nghiên cứu, tác giả có một số
khuyến nghị để điều trị, quản lý SDD cấp. Đó là phải lồng ghép chương trình
dịch vụ dinh dưỡng quốc gia để sàng lọc, phát hiện, chuyển đến cơ sở điều trị
trong hệ thống điều trị dựa vào cộng đồng. Nếu có nhiều trẻ SDD cấp, các trẻ
sẽ được điều trị bằng thực phẩm có sẵn tại địa phương và nếu có ít trẻ sẽ được
điều trị theo thực phẩm điều trị cụ thể.


9

Tác giả khác ở Bangladesh quan tâm liên quan mức độ nặng của bệnh
tiêu chảy và SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn. Trong năm 2010 và
2011, Ferdous F và CS [57] đã nghiên cứu 2,324 trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy
từ nhẹ đến nặng nhập viện. Những trẻ bị tiêu chảy từ vừa đến nặng có khả
năng SDD cao hơn so với trẻ bị tiêu chảy nhẹ (35% so với 24%). Khi phân
tích đa biến, SDD (OR=1,53), tuổi của trẻ 24-59 tháng (OR=1,67), sốt
(OR=1,65), đau bụng (OR=1,87), sự căng thẳng (OR=5,93), tiêu chảy do
Shigella (OR=3,26), do Vibrio Cholerae (OR=2,21), liên quan có ý nghĩa đến
mức độ nặng của bệnh.
1.3.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo mới đây của United Nations Childrens Fund (UNICEF),
Việt Nam được đánh giá là nước duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương đạt được mức giảm SDD nhanh. Tuy nhiên tỷ lệ SDD ở nước ta còn
cao (28,4%) và đặc biệt tỷ lệ SDD thấp còi còn khá cao 32% có sự chênh lệch

giữa các địa phương [37].
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cho thấy vào năm 2003, tỷ lệ
SDD thấp còi chung toàn quốc là 32% tức là cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ thấp
còi. Toàn quốc có trên 3 triệu trẻ bị thấp còi. Từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ thấp
còi hàng năm giảm 1,5%. Tuy nhiên tỷ lệ thấp còi ở các vùng Tây Bắc, Đông
Bắc, Bắc Miền Trung và Tây Nguyên còn cao dao động từ 38% - 44% [39].
Điều này cho thấy đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn tới SDD chiều
cao theo tuổi và phát triển chiều cao.


10

Bảng 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam (*) qua các
năm
Năm

SDD cân nặng/ tuổi (%)

SDD chiều cao/ tuổi (%)

1985

51,5

59,7

1990

44,9


56,5

1995

40,7

46,9

2000

33,8

36,5

2004

26,6

30,7

2007

21,2

27,3

2008

19,9


32,6

2009

32,6

31,9

2010

17,5

29,3

(*) Nguồn Viện dinh dưỡng 1985 – 2010
Về phân bố tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi không đồng đều
giữa các vùng sinh thái khác nhau trong toàn quốc. Khu vực có tỷ lệ trẻ SDD
hiện nay vẫn còn ở mức cao hoặc rất cao là Tây Nguyên và khu vực miền núi
phía Bắc [39].
Bảng 1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2007 tại Việt Nam (*) ở các
khu
STT

Khu vực

SDD cân nặng/ Tuổi
(%)

SDD chiều
cao/Tuổi (%)


1.

Đồng bằng sông Hồng

18,3

29,8

2.

Đông Bắc Bộ

23,8

36,2

3.

Tây Bắc Bộ

27,2

37,6


11

4.


Bắc Trung Bộ

25,0

36,2

5.

Nam Trung Bộ

20,7

33,2

6.

Tây Nguyên

31,0

42,3

7.

Đông Nam Bộ

17,9

28,1


8.

Đồng Bằng sông Cửu Long

20,7

30,8

9.

Toàn quốc

21,2

33,9

(*) Nguồn Viện dinh dưỡng – Tổng cục thống kê 2007
Tỷ lệ SDD cũng khác nhau giữa vùng sinh thái. Tỷ lệ SDD chiều cao
theo tuổi còn rất cao ở hầu hết các vùng sinh thái và cao hơn trên 33% trên
toàn quốc.
Ở Việt Nam đề tài nghiên cứu về SDD vẫn tiếp tục gia tăng nhưng tập
trung đi sâu vào xác định tỷ lệ, tìm yếu tố liên quan và tiến hành can thiệp
cộng đồng bằng vi chất dinh dưỡng.
Tại Trường đại học Y Dược Hải Phòng từ 2010 trở lại đây chúng tôi
tham khảo được 4 luận văn cao học về SDD.
Đỗ Thị Thu Huyền [13] nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố liên quan đến SDD
ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã ven biển của huyện Tiên Lãng, đề tài là một phần của
đề án 52 Bộ Y tế. Kết quả cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 19,75%, thấp còi là
27,8% và gày mòn là 4,8%. Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng SDD
như mẹ tăng cân dưới 12 kg khi có thai, cân nặng của trẻ lúc sinh dưới 2500g,

ăn kiêng khi trẻ tiêu chảy, học vấn mẹ thấp từ THCS và dưới, mẹ làm nghề đi
biển/nuôi trồng thủy sản và gia đình nghèo.
Ngoài ra Khổng Hữu Cương [5] nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng
và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện


12

Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2015. Trần Thị Hòa [11] cũng nghiên cứu thực
trạng SDD trẻ em và kiến thức của mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Lê Chân,
Hải Phòng, năm 2011.
Nghiên cứu SDD ở Việt Nam không những được tiến hành tại cộng
đồng mà còn được tiến hành tại bệnh viện. Huong PT và CS [60] nghiên cứu
tỷ lệ SDD ở bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu ở Hà Nội Việt Nam. Trong số
108 trẻ em đến 6 tháng tuổi tỷ lệ SDD nhẹ cân chiếm 19%.
1.4. Một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em
1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp
Thiếu ăn, hay cách khác là đói nghèo là một trong những nguyên nhân
trực tiếp của SDD. Ngày nay những nguyên nhân của đói nghèo đã được xác
định rõ ràng là giáo dục kém phát triển, bùng nổ dân số, thất nghiệp, bất ổn về
chính trị, thiếu tư liệu sản xuất như thiếu vốn và dụng cụ... người nghèo
thường không có khả năng thay đổi hoàn cảnh của họ vì không có điều kiện
tiếp cận giáo dục, đào tạo, thực phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vốn và các
phương tiện khác cho cuộc sống [28], [30], [42].
- Bệnh tật kèm theo và chế độ ăn uống không hợp lý là 2 nguyên nhân
có xu hướng tạo vòng xoắn bệnh lý, bệnh tật thường làm trẻ chậm lớn. Các
bệnh nhiễm khuẩn cấp và mãn tính làm rối loạn chuyển hóa, giảm hấp thu,
mất các chất dinh dưỡng, thiếu vi chất và giảm ngon miệng do đó trẻ thường
giảm cân hoặc tăng cân chậm, giảm miễn dịch tổn thương niêm mạc dẫn đến

trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Khi đứa trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn thì SDD càng trầm trọng hơn
và ngược lại khi đứa trẻ bị SDD thì sức đề kháng của trẻ đối với bệnh tật suy
giảm và đứa trẻ dễ mắc bệnh [7], [12].


13

1.4.2. Nguyên nhân tiềm tàng
- Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa
tốt, thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường góp phần làm tăng mức độ thiếu
ăn và bệnh tật, đồng thời các nguyên nhân này cũng góp phần làm giảm sự sử
dụng, điều chỉnh, khai thác các nguồn lực khác nhau.
- Sự thiếu hụt khẩu phần có thể gây ra do thiếu nguồn thực phẩm, lý do
là mẹ có quá ít thời gian dành cho chế biến các thức ăn hoặc cho trẻ ăn.
- Nhiễm trùng, dịch vụ y tế kém, thiếu nước sạch và vệ sinh kém trẻ
không được chăm sóc đầy đủ, những nguyên nhân này được xếp làm 3 nhóm:
+ Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.
+ Chăm sóc bà mẹ và trẻ em không hợp lý.
+ Thiếu dịch vụ y tế.
- Tỷ lệ SDD của trẻ ở miền núi, nông thôn, bao giờ cũng cao hơn ở
đồng bằng và thành thị. Khi gia đình có điều kiện kinh tế tốt, mức thu nhập
cao thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được đầy đủ hơn, chính vì vậy cũng
cải thiện được rất nhiều trong việc phòng chống SDD ở trẻ nhỏ. Ngược lại,
những gia đình có thu nhập thấp thì không có điều kiện chăm sóc trẻ cũng
như cung cấp thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng
1.5.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, rẻ nhất, thích hợp nhất đối với trẻ.
Sữa mẹ dễ hấp thu và tiêu hóa, ngoài ra sữa mẹ còn chứa nhiều yếu tố quan

trọng để bảo vệ cơ thể trẻ, chống nhiễm khuẩn mà thức ăn khác không thể
thay thế được.
Nguyễn Đình Quang nghiên cứu trên 425 cặp mẹ và con ở nội thành và
ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng nửa giờ đầu


14

sau khi sinh là 30%, tỷ lệ bú muộn trong vòng 24h là 20,1% [24]. Nghiên cứu
của Viện dinh dưỡng Quốc gia về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và bà mẹ
Việt Nam năm 2000 cho thấy vùng núi phía Bắc tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ
hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 18,5%, bú sữa mẹ cộng với uống các loại nước
khác trong 4 tháng đầu năm là 45,5% [21].
1.5.2. Điều kiện nuôi dưỡng trẻ, nuôi con bằng thức ăn bổ sung
Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ nhưng không thỏa mãn
nhu cầu cho cơ thể ngày càng lớn lên của trẻ. Do đó cần cho trẻ ăn thêm thức
ăn bổ sung từ tháng thứ 6 trở đi để phòng ngừa bệnh SDD, còi xương và thiếu
máu.
Ăn sam là quá trình tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi chế độ ăn
hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng đều đặn các sản phẩm
sẵn có trong bữa ăn gia đình. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, trẻ không hấp thu
được dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn trẻ thường hay
bị thiếu vi chất dinh dưỡng và năng lượng. Bên cạnh đó, cách cho ăn bổ sung
không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh cũng dẫn đến SDD và
bệnh tật. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì vậy kiến thức
của bà mẹ về dinh dưỡng và sức khỏe đóng vai trò quan trọng [2], [8], [10].
1.5.3. Yếu tố kinh tế xã hội
Suy dinh dưỡng luôn là một vấn đề liên quan đến tình trạng kinh tế xã
hội bao gồm các vấn đề: Nghề nghiệp chính, phụ, thu nhập của gia đình, giá
cả thực phẩm, quy mô gia đình, điều kiện nhà ở, vệ sinh thực phẩm và nguồn

nước. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ
văn hóa của bố mẹ và vai trò của người làm mẹ trong gia đình với tình trạng
SDD của con, khi có sự chăm sóc của người mẹ trẻ thường được bú mẹ sớm
và đủ thời gian, trẻ được mẹ truyền cho một lượng kháng thể nhất định phòng
tránh một số bệnh nhiễm trùng sẽ làm giảm nguy cơ mắc SDD.


15

Nghiên cứu của Lê Thị Khánh Hòa ở Hoàn Kiếm – Hà Nội cũng cho
thấy những trẻ em ở những gia đình thu nhập thấp tỷ lệ SDD cao hơn 2 đến 3
lần hộ gia đình có thu nhập cao (p<0,05) [10].
1.5.4. Bệnh nhiễm trùng
Trẻ em bị SDD ngoài nguyên nhân thiếu ăn còn một nguyên nhân quan
trọng nữa là bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Mối tác động qua lại giữa nhiễm
khuẩn và SDD như một vòng xoắn bệnh lý. SDD làm tăng tính cảm thụ với
nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn có thể làm cho SDD nặng hơn. Có rất nhiều
bệnh nhiễm khuẩn trẻ em thường mắc, những bệnh chính gây SDD là: ỉa chảy
và viêm phổi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa
SDD và các bệnh nhiễm khuẩn [8], [12].
1.5.5. Yếu tố thuận lợi
Ngoài các yếu tố liên quan chính như trên, có nhiều nghiên cứu đã đưa
ra một số yếu tố ảnh hưởng khác như: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,
trình độ học vấn mẹ và người nuôi dưỡng trẻ, quy mô hộ gia đình, thu nhập
gia đình, mạng lưới y tế, bệnh tật ...[1], [3], [6], [19], [20], [51], [53], [54],
[55].
Cân nặng sơ sinh thấp < 2500g là 1 yếu tố thuận lợi đối với SDD. Vì nó
phản ánh kết quả của quá trình dinh dưỡng khi mang thai. Đây là cơ sở đầu
tiên cho sự phát triển của trẻ sau khi chào đời.
Dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Tỷ lệ SDD nặng ở trẻ có dị tật bẩm sinh cao hơn so với nhóm trẻ không có dị
tật bẩm sinh.
Nước sạch và các công trình vệ sinh: Điều kiện vệ sinh môi trường thấp
kém như: nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, hố xí không hợp vệ sinh, nhà ẩm
thấp, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu thức ăn, tắm giặt cho trẻ, xử lý


16

nước thải... đã làm tăng tỷ lệ SDD và bệnh tật cao hơn so với điều kiện vệ
sinh môi trường tốt hơn. Sức ép của dân số cũng ảnh hưởng đến tình trạng
dinh dưỡng trẻ em trong một vùng sinh thái, với cùng một thu nhập, nếu số
con trong một gia đình đông sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ SDD ở trẻ em.
Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến
thiếu dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị SDD từ
bào thai sẽ bị SDD sau này. Người mẹ bị SDD, ăn uống kém trong những
tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa do đó đứa con dễ bị SDD.
Nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức nuôi dạy con, thời
gian người mẹ dành để chăm sóc con không đầy đủ là những yếu tố liên quan
đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, các bà mẹ vùng
núi cao, nông thôn, hải đảo ven biển. Trong số các trẻ em bị SDD vào viện,
người ta thấy có khoảng 60% là do ăn uống, là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi
con.
Những nơi có dịch vụ y tế chất lượng cao thì việc khám xét và điều trị
hợp lý cũng như dự phòng tốt (tiêm phòng đầy đủ, phòng chống nhiễm
khuẩn...) đã giúp cho trẻ tránh bị mắc các bệnh nặng nề ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất sau này của trẻ.
1.6. Cơ chế bệnh sinh gây suy dinh dưỡng
Chế độ ăn không cung cấp đầy đủ protein – năng lượng, các vi chất
dinh dưỡng cần thiết và cũng có khi bệnh nhiễm trùng thường xuyên làm cho

cơ thể tiếp nhận, hấp thu tiêu hóa kém, tăng quá trình chuyển hóa, mất vi chất
qua nước tiểu, dẫn tới SDD.
Khi trẻ bị thiếu dinh dưỡng, khả năng ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào
cơ thể giảm, đồng thời các vi khuẩn, kí sinh trùng, vi rút trong cơ thể dễ dàng
nhân lên đưa đến tình trạng nhiễm trùng của trẻ.


17

Khi đứa trẻ SDD mắc nhiễm trùng thường bị nặng hơn, thời gian để
khỏi bệnh và phục hồi lâu hơn, nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn.
1.7. Hậu quả của suy dinh dưỡng
Giảm phát triển hành vi và trí tuệ: trẻ thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ
chậm chạp, ít năng động nên ít tiếp thu được qua giao tiếp với cộng đồng và
người chăm sóc [16].
SDD thấp còi gây hạn chế về chiều cao, ảnh hưởng tới cuộc sống sau
này và tiếp tục sinh ra những thế hệ thấp bé.
Những trẻ thấp bé đã trở thành những người trưởng thành có tầm vóc
nhỏ bé, năng lực sản xuất kém. Hơn nữa những người mẹ thấp nhỏ có nguy
cơ đẻ khó và đẻ con thiếu cân, chính những đứa trẻ này trở thành thấp bé về
sau này [16].


18

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng

Là trẻ em dưới 60 tháng tuổi và bố mẹ hoặc người chăm sóc của các
cháu tại 3 phường Đại Yên, Bạch Đằng và Hà Trung, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những trẻ bị các di chứng nặng về
thần kinh hay các trẻ mắc các bệnh bẩm sinh khác về tiêu hóa, nội tiết, tim
mạch vì bản thân các cháu bị mắc các bệnh trên cũng trong tình trạng suy
dinh dưỡng rồi.
Chúng tôi cũng loại khỏi nghiên cứu những trẻ không được gia đình
đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 phường của thành phố Hạ Long như
Đại Yên, Bạch Đằng và Hà Trung của tỉnh Quảng Ninh.
- Phường Đại Yên có tổng dân số là 9495 dân, số trẻ dưới 5 tuổi là 663
trẻ.
+ Phía Nam giáp phường Tuần Châu, TP. Hạ Long.
+ Phía Bắc giáp xã Quảng La, H. Hoành Bồ
+ Phía Đông giáp phường Việt Hưng, TP. Hạ Long
+ Phía Tây giáp xã Minh Thành, TX. Quảng Yên.
Cơ cấu nghề nghiệp:
Nông nghiệp : 50 %


19

Công nghiệp : 30 %
Ngư nghiệp : 10 %
Dịch vụ :

10 %


- Phường Bạch Đằng có tổng dân số 12414 dân. Số trẻ dưới 5 tuổi là 627 trẻ.
+ Phía Nam giáp Vịnh Hạ Long
+ Phía Bắc giáp P. Trần Hưng Đạo
+ Phía Tây giáp phường Hòn Gai
+ Phía Đông giáp phường Hồng Hải
Cơ cấu nghề nghiệp:
Nông nghiệp : 5 %
Công nghiệp : 10 %
Ngư nghiệp : 5 %
Dịch vụ : 80 %
- Phường Hà Trung có tổng dân số 8664 dân. Số trẻ dưới 5 tuổi là 567 trẻ.
+ Phía Nam giáp phường Hồng Hà, P. Hồng Hải
+ Phía Bắc giáp phường Hà Khánh
+ Phía Tây giáp phường Hà Lầm
+ Phía Đông giáp phường Hà Tu
Cơ cấu nghề nghiệp:
Nông nghiệp : 35 %
Công nghiệp : 35 %
Ngư nghiệp : 5 %
Dịch vụ : 25 %


20

Trạm Y tế Đại Yên:
- Diện tích trạm y tế: 150 m2, diện tích sử dụng : 90m2
- Số phòng : 6
- Số cán bộ y tế của trạm: 5 người, cán bộ y tế thôn, đội: 10 người.
Trạm Y tế Bạch Đằng:
Diện tích trạm y tế: 40 m2, diện tích sử dụng : 200 m2 (6 tầng)

- Số phòng : 7
- Số cán bộ y tế của trạm : 5 người, cán bộ y tế thôn, đội : 14 người
Trạm Y tế Hà Trung:
Diện tích trạm y tế: 105 m2, diện tích sử dụng : 75 m2
- Số phòng : 4
- Số cán bộ y tế của trạm : 3 người, cán bộ y tế thôn, đội : 9 người
Mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu trẻ suy dinh dưỡng và một số yếu
tố liên quan tại phường Đại Yên, Hà Trung và Bạch Đằng đáp ứng yêu cầu
này.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4/2015 - tháng 11/ 2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau [27]:

n  Z12 /2 

p(1  p)
d2


21

Trong đó:
- n : Cỡ mẫu (số trẻ dưới 60 tháng tuổi cần điều tra)
- p : Tỷ lệ SDD của nghiên cứu trước là 19,75% [13]
- d : Sai số cho phép là 5%
- Z(1-α / 2) = 1,96 (Với độ tin cậy 95%)

- 2 : Hiệu ứng mẫu
Cỡ mẫu tính được là 506. Thêm 10% bỏ cuộc, cỡ mẫu ít nhất sẽ là 556
trẻ dưới 5 tuổi. Trên thực tế đã điều tra 588 trẻ dưới 60 tháng tuổi.
2.2.3. Quá trình chọn mẫu
Chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1. Chủ động chọn thành phố Hạ Long để nghiên cứu.
Giai đoạn 2. Chọn ngẫu nhiên 3 phường của thành phố đưa vào nghiên cứu.
3 phường đó là: Đại Yên, Bạch Đằng và Hà Trung.
Giai đoạn 3. Chọn đối tượng nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống.
Số trẻ tối thiểu phải điều tra là: 556
Tổng số trẻ của 3 phường nghiên cứu là: 1,857 trẻ
Tính hệ số k:
k = tổng số trẻ dưới 5 tuổi của 3 phường /cỡ mẫu nghiên cứu.
Tính ra k = khoảng 3.
Lấy ngẫu nhiên trẻ đầu để nghiên cứu theo bảng ngẫu nhiên đơn. Sau
đó cứ cách k trẻ lại chọn 1 trẻ cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu theo phương
pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Nhóm nghiên cứu đi đến tận hộ gia đình để cân trẻ và phỏng vấn mẹ
đối tượng nghiên cứu theo bộ công cụ đã được thiết kế từ trước.


22

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân
Suy dinh dưỡng nhẹ cân theo tuổi, giới, mức độ SDD.
2.3.2. Một số yếu tố liên quan
- Về phía trẻ: bệnh tật (trẻ sinh nhẹ cân <2500gr, không được bú mẹ
ngay sau sinh, không được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, bị mắc tiêu chảy

cấp trong vòng 2 tuần).
- Về phía bà mẹ : tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế, tình trạng
quản lý thai nghén trước khi sinh, uống viên sắt, Iốt, vitamin A, gia đình đông
con, nguồn nước, nhà vệ sinh không đảm bảo...
2.3.3. Định nghĩa một số biến
- Đẻ nhẹ cân: cân nặng khi sinh dưới 2500g không kể tuổi thai là bao
nhiêu.
- Cai sữa sớm: Cai sữa trước 18-24 tháng.
- Ăn sam sớm: ăn sam trước 4-6 tháng.
- Bú mẹ sớm: bú mẹ trong vòng 2 giờ sau khi sinh.
- Không được bổ sung đủ vi chất dinh dưỡng: Không được uống
vitamin A, viên sắt, Iod đầy đủ theo lịch.
- Tiêu chảy cấp: Trẻ mắc tiêu chảy cấp trong vòng 2 tuần đến khi tiếp
xúc với người nghiên cứu.
- Nghèo (QĐ số 09/2011QĐ-TTg ngày 30/1/2011): Hộ thu nhập dưới
400.000đ/người/tháng là hộ nghèo. Hộ cận nghèo thu nhập từ 401.000đ420.000đ/người/tháng.
- Nước không an toàn là nước lấy từ ao hồ, sông ngòi không qua xử lý
mà dùng trực tiếp, nước dùng bị nước mặn xâm nhập.


23

- Học vấn thấp: học vấn từ THPT và dưới.
- Nghề nghiệp mẹ: nghề đi biển, nuôi trồng thủy sản
- Tuổi mẹ: dưới 25 tuổi và trên 25 tuổi
- Sống vùng bị ngập mặn: thường xuyên bị nước thủy triều xâm thực
2.3.4. Thu thập thông tin
Trước khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi tiến hành tập huấn kỹ cho
nhóm nghiên cứu (10 người là nhân viên y tế và tác giả) về cách cân trẻ, kỹ
năng phỏng vấn mẹ đối tượng nghiên cứu.

Xin phép lãnh đạo các cấp liên quan cho phép tiến hành nghiên cứu,
chuẩn bị cộng đồng. Tiến hành điều tra thử khoảng 10 trường hợp để chuẩn
hóa lại bộ công cụ, phương pháp cân các đối tượng nghiên cứu. Chuẩn bị cân,
văn phòng phẩm và các vật dùng khác phục vụ điều tra.
Thu thập thông tin gồm :
2.3.4.1. Nhân trắc
Xác định tỉ lệ SDD nhẹ cân: để xác định tỉ lệ SDD nhẹ cân chúng tôi sử
dụng phương pháp nhân trắc.
- Cân:
Dùng cân SECA sản xuất tại liên bang Đức để cân trẻ.
Trẻ nhỏ cân tư thế nằm
Trẻ lớn cân ở tư thế đứng.
Cân trẻ lúc đói, không đi giày dép, mặc quần áo tối thiểu.
Trước khi cân điều chỉnh cân theo vật chuẩn, cứ cân 10-20 trẻ lại tiến
hành chỉnh lại cân theo vật chuẩn.
Lấy chính xác cân nặng đến 0,1 kg.
- Tính tuổi:


24

Tuổi (tháng) của trẻ = [(ngày điều tra – ngày sinh đứa bé)/365] x 12
* Phân loại SDD áp dụng trong nghiên cứu này: áp dụng chuẩn phân loại mới
của TCYTTG được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006.
- SDD nhẹ cân khi Z-score của cân nặng theo tuổi dưới < -2SD [75].
- Chia SDD nhẹ cân thành 3 mức độ sau
+ Độ I: từ -2SD đến dưới -3SD
+ Độ II: từ -3SD đến dưới -4SD
+ Độ III: dưới -4SD
2.3.4.2. Phỏng vấn bố/mẹ đối tượng nghiên cứu

Phỏng vấn bố/mẹ đối tượng nghiên cứu về điều kiện kinh tế - xã hội,
nhân khẩu, quá trình quản lý thai nghén, nuôi con nhất là nuôi con bằng sữa
mẹ của bà mẹ... theo bộ công cụ đã được thiết kế trước.
2.4. Các sai số có thể gặp và cách khắc phục
2.4.1. Các sai số có thể gặp
- Sai số nhớ lại: do trong nghiên cứu có nhiều thông tin cần hồi cứu qua
việc hỏi các bà mẹ nên có thể có một số sai sót nhất định.
- Sai số do thu thập thông tin:
+ Một số thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi, do đó có một phần
phụ thuộc vào tính chủ quan của cộng tác viên trong việc đưa ra câu hỏi hoặc
thu thập phản hồi.
+ Việc thu thập các chỉ số nhân trắc nhiều khi không được thực hiện
đúng thường quy.
2.4.2. Cách khắc phục các sai số
- Đánh giá thử trước khi tiến hành nghiên cứu từ đó thiết kế bộ câu hỏi
dễ hiểu, không phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người hỏi và người
trả lời.


25

- Tập huấn kỹ cho cộng tác viên, thống nhất cách thu thập số liệu.
- Xây dựng, triển khai tốt hệ thống giám sát,…tuân thủ các nguyên tắc
điều tra cộng đồng.
2.5. Xử lý số liệu
Dùng Epi Info mới của WHO để tính Z-score của cân nặng theo tuổi,
sau đó chuyển sang phần mềm thống kê y - xã hội học SPSS 16.0 để tính tỉ lệ
SDD và một số yếu tố liên quan.
Phân tích đơn biến:
- So sánh 2 tỷ lệ % = χ2, có sự khác biệt khi p<0,05.

- Tính OR để tìm mối liên quan giữa một số yếu tố liên quan và SDD nhẹ cân.
OR=1 không có liên quan
OR > 1 và nằm trong 95%CI và cực dưới của 95%CI cũng phải lớn hơn
1 thì mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
OR < 1 liên quan nghịch giữa yếu tố nguy cơ và SDD.
Phân tích đa biến:
Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê sẽ được đưa vào phân tích đa
biến (Logistic Regression) theo phương pháp Backward Conditional để chọn
ra yếu tố liên quan thực sự. Các yếu tố liên quan cũng phải đảm bảo có tiêu
chuẩn OR >1 và cực dưới của 95% khoảng tin cậy của OR cũng phải lớn hơn
1 thì mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Thông báo mục đích nghiên cứu đến các đối tượng tham gia. Đối tượng
tham gia nghiên cứu hoàn toàn là tự nguyện. Nếu không muốn, đối tượng có
thể ngừng tham gia ở bất kỳ giai đoạn nào của nghiên cứu.


×