Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện kim động tỉnh hưng yên 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.41 KB, 65 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện dinh dưỡng cho con trẻ được chú trọng như hiện nay,
trường hợp trẻ thấp bé nhẹ cân so với chuẩn trong độ tuổi - còn gọi là suy
dinh dưỡng thấp còi - không nhiều. "Không nhiều" nghĩa là vẫn có.
Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi
chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh
tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế
giới, hiện nay có khoảng 29,5% trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển
bị suy dinh dưỡng thấp còi, tại Việt nam năm 2006 con số này là 29,3% [94].
Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất,
trí tuệ, ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống đồng thời trẻ lại dễ bị béo phì do
thấp về chiều cao [15].
Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi càng nặng nếu bệnh xuất hiện lúc
các cơ quan chưa trưởng thành. Nếu xảy ra trước 6 tuổi, đối với não trẻ sẽ
chậm phát trển trí tuệ, trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng khi trẻ bị suy dinh
dưỡng bào thai và ở tuổi dưới 12 tháng. Chậm phát triển chiều cao nếu bệnh
xảy ra ở giai đoạn bào thai đến 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì [16].
Mức độ chậm phát triển cũng tăng song song với thời gian kéo dài của
bệnh, nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất; chiều cao thấp
nếu bệnh xuất hiện vào 3 giai đoạn quan trọng và kéo dài triền miên trong
nhiều tháng, nhiều năm; trí tuệ sẽ không hồi phục nếu trẻ bị suy dinh dưỡng
kéo dài trước 6 tuổi [16].
Về lâu dài, trẻ thấp còi nếu không được can thiệp kịp thời, sau này trở
thành người lớn có chiều cao thấp, và thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc
bệnh hơn so với người bình thường, đồng thời khả năng làm việc, lao động
cũng kém hơn. Trẻ em gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên có nguy cơ trở


2



thành người phụ nữ thấp bé và khi đẻ con thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi
cho con cao hơn [17], [18], [19].
Ở mức độ toàn cầu Shutta ZA [90] thấy SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn
còn là gánh nặng cho các quốc gia. Năm 2011, có 6,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
tử vong thì 1/3 có liên quan đến SDD. Hiện có 178 triệu trẻ SDD thấp còi.
Ở mức độ châu lục Ahmed T và CS [47] thấy SDD thấp còi thể trầm
trọng là vấn đề sức khỏe công cộng của các nước khu vực và là nguyên nhân
gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo tác giả có gần 20 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị
mắc SDD và khoảng 1 triệu trẻ chết hàng năm. Gánh nặng này thường xuyên
xảy ra ở châu Á. Sáu quốc gia có hơn 12 triệu trẻ mắc bệnh trong đó 0,6 triệu
ở Afghanistan, 0,6 triệu ở Bangladesh, 0,8 triệu ở Ấn Độ, 1,2 triệu ở
Indonesia, 1,4 triệu ở Pakistan, 0,6 triệu ở Yemen.
Theo Hoffman DJ [67] trong vòng 20 đến 30 năm, 2/3 dân số thế giới
sống trong vùng đô thị. Nền kinh tế còn đi xuống do vậy tình trạng dinh
dưỡng còn tồi tệ, việc thay đổi chế độ ăn và mô hình hoạt động thể lực cũng
chưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí cho y tế và các vấn đề xã hội sẽ còn
làm cho trẻ bị SDD các loại.
Huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên là huyện thuần nông. Tại đây các
chương trình như tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em kế
hoạch hóa gia đình, chương trình vitamin A…được thực hiện tốt nhưng tỷ lệ
SDD thấp còi vẫn còn cao. Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này tại nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện
Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi của đối
tượng nghiên cứu trên tại huyện Kim Động năm 2015.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng
SDD là tình trạng cơ thể thiếu Protein – năng lượng và các vi chất dinh
dưỡng khác. Bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, thường biểu hiện bằng
tình trạng chậm lớn hay đi kèm các bệnh nhiễm khuẩn.
Trước kia người ta dùng thuật ngữ “ SDD protein – năng lượng” để chỉ các
thể lâm sàng điển hình từ SDD thể phù (Kwashiokor) đến thể teo đét
(Marasmus). Ngày nay người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do
thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu protein và năng lượng đơn thuần.
1.2. Phân loại suy dinh dưỡng
Hiện nay, người ta có thể áp dụng rất nhiều phương pháp đánh giá tình
trạng dinh dưỡng như xét nghiệm sinh hóa, đo nhân trắc, đánh giá chức năng
cơ thể... trong đó việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đo
nhân trắc rất đơn giản và áp dụng dễ dàng trong điều kiện thực địa. Các chỉ
tiêu nhân trắc thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là: cân nặng
theo tuổi (CN/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) và chiều cao theo tuổi
(CC/T).
Lấy chuẩn theo quần thể tham khảo của TCYTTG năm 2005 với ngưỡng
là dưới -2 SD (Standard Deviation). Người ta chia SDD thành 3 thể:
- Thể nhẹ cân (Underweight): Chỉ số cân nặng theo tuổi dưới -2 SD so
với quần thể tham chiếu. Sự nhẹ cân phản ánh sự chậm trễ chung của
quá trình tăng trưởng, không phân biệt trẻ mắc SDD đã lâu ngày hay
gần đây.


4

- Thể gầy còm (Wasting): Chỉ số cân nặng theo chiều cao dưới -2 SD so

với quần thể tham chiếu. Thể này phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng
gần đây không lên cân hay tụt cân nhưng cũng có thể lâu hơn.
- Thể thấp còi (Stunting): Chỉ số chiều cao theo tuổi dưới -2 SD so với
quần thể tham chiếu. Chiều cao theo tuổi thấp biểu hiện tình trạng SDD
trong quá khứ.
Tháng 4 năm 2006, TCYTTG đã đưa ra chuẩn phát triển mới (Child
Growth Standards) áp dụng cho trẻ em. Chuẩn này còn gọi là chuẩn WHO
2005 [35]. Hiện nay, theo chuẩn mới của WHO, quần thể tham chiếu NCHS
(National Centre For Health Statistics) sẽ được thay thế bằng một quần thể
tham chiếu mới xây dựng dựa trên sự chọn mẫu tại 6 điểm đại diện cho các
châu lục và chủng tộc [18], [34], [78].
Z-score: Với Z-score, điểm ngưỡng được chọn cũng là -3 đơn vị.
Những trẻ nào có Z-score < -2 (theo CN/T hoặc theo CC/T hoặc
CN/CC) sẽ coi là bị SDD. Trẻ có Z-score càng thấp thì tình trạng SDD càng
nặng.
Z- score được tính theo công thức:

1.3. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay
1.3.1. Trên thế giới
Năm 2001, tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Đông Nam Á
ở các thể nhẹ cân, thấp còi, gày mòn tương ứng là 28,9%, 33,0%, 10,4%, tỷ lệ
33% trẻ bị SDD thấp còi đã phản ánh hậu quả của tình trạng thiếu ăn chung
và sức khỏe kém kéo dài, cần quan tâm hơn nữa [94].


5

1.3.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo mới đây của United Nations Childrens Fund (UNICEF),
Việt Nam được đánh giá là nước duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình

Dương đạt được mức giảm SDD nhanh. Tuy nhiên tỷ lệ SDD ở nước ta còn
cao (28,4%) và đặc biệt tỷ lệ SDD thấp còi còn khá cao 32% có sự chênh lệch
giữa các địa phương [92].
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cho thấy vào năm 2003, tỷ lệ
SDD thấp còi chung toàn quốc là 32% tức là cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ thấp
còi. Toàn quốc có trên 3 triệu trẻ bị thấp còi. Từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ thấp
còi hàng năm giảm 1,5%. Tuy nhiên tỷ lệ thấp còi ở các vùng Tây Bắc, Đông
Bắc, Bắc Miền Trung và Tây Nguyên còn cao dao động từ 38% - 44% [39].
Điều này cho thấy đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn tới SDD chiều
cao theo tuổi và phát triển chiều cao.
Bảng 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam (*) qua các năm
Năm

SDD cân nặng/ tuổi (%)

1985

51,5

59,7

1990

44,9

56,5

1995

40,7


46,9

2000

33,8

36,5

2004

26,6

30,7

2007

21,2

27,3

2008

19,9

32,6

2009

32,6


31,9

2010
17,5
(*) Nguồn Viện dinh dưỡng 1985 – 2010

SDD chiều cao/ tuổi (%)

29,3

Về phân bố tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi không đồng đều
giữa các vùng sinh thái khác nhau trong toàn quốc. Khu vực có tỷ lệ trẻ SDD


6

hiện nay vẫn còn ở mức cao hoặc rất cao là Tây Nguyên và khu vực miền núi
phía Bắc [41].
Bảng 1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2007 tại Việt Nam (*) ở các khu
SDD cân nặng/ Tuổi
(%)
18,3

SDD chiều
cao/Tuổi (%)
29,8

2. Đông Bắc Bộ


23,8

36,2

3. Tây Bắc Bộ

27,2

37,6

4. Bắc Trung Bộ

25,0

36,2

5. Nam Trung Bộ

20,7

33,2

6. Tây Nguyên

31,0

42,3

7. Đông Nam Bộ


17,9

28,1

8. Đồng Bằng sông Cửu Long

20,7

30,8

Toàn quốc

21,2

33,9

Khu vực
1. Đồng bằng sông Hồng

(*) Nguồn Viện dinh dưỡng – Tổng cục thống kê 2007
Tỷ lệ SDD cũng khác nhau giữa vùng sinh thái. Tỷ lệ SDD chiều cao
theo tuổi còn rất cao ở hầu hết các vùng sinh thái và cao hơn trên 33% trên
toàn quốc.
1.4. Một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em.
1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp
Thiếu ăn, hay cách khác là đói nghèo là một trong những nguyên nhân
trực tiếp của SDD. Ngày nay những nguyên nhân của đói nghèo đã được xác
định rõ ràng là giáo dục kém phát triển, bùng nổ dân số, thất nghiệp, bất ổn về
chính trị, thiếu tư liệu sản xuất như thiếu vốn và dụng cụ .... người nghèo

thường không có khả năng thay đổi hoàn cảnh của họ vì không có điều kiện


7

tiếp cận giáo dục, đào tạo, thực phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vốn và các
phương tiện khác cho cuộc sống [15], [17].
- Bệnh tật kèm theo và chế độ ăn uống không hợp lý là 2 nguyên nhân có
xu hướng tạo vòng xoắn bệnh lý, bệnh tật thường làm trẻ chậm lớn.
Các bệnh nhiễm khuẩn cấp và mãn tính làm rối loạn chuyển hóa, giảm
hấp thu, mất các chất dinh dưỡng, thiếu vi chất và giảm ngon miệng do
đó trẻ thường giảm cân hoặc tăng cân chậm, giảm miễn dịch tổn thương
niêm mạc dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Khi đứa trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn thì SDD càng trầm trọng hơn và
ngược lại khi đứa trẻ bị SDD thì sức đề kháng của trẻ đối với bệnh tật
suy giảm và đứa trẻ dễ mắc bệnh [7], [15].
1.4.2. Nguyên nhân tiềm tàng
- Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa
tốt, thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường góp phần làm tăng mức độ
thiếu ăn và bệnh tật, đồng thời các nguyên nhân này cũng góp phần làm
giảm sự sử dụng, điều chỉnh, khai thác các nguồn lực khác nhau.
- Sự thiếu hụt khẩu phần có thể gây ra do thiếu nguồn thực phẩm, lý do
là mẹ có quá ít thời gian dành cho chế biến các thức ăn hoặc cho trẻ ăn.
Nhiễm trung, dịch vụ y tế kém, thiếu nước sạch và vệ sinh kém trẻ
không được chăm sóc đầy đủ, những nguyên nhân này được xếp làm 3
nhóm:
+ Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.
+ Chăm sóc bà mẹ và trẻ em không hợp lý.
+ Thiếu dịch vụ y tế.
- Tỷ lệ SDD của trẻ ở miền núi, nông thôn, bao giờ cũng cao hơn ở đồng

bằng và thành thị. Khi gia đình có điều kiện kinh tế tốt, mức thu nhập
cao thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được đầy đủ hơn, chính vì vậy


8

cũng cải thiện được rất nhiều trong việc phòng chống SDD ở trẻ nhỏ.
Ngược lại, những gia đình có thu nhập thấp thì không có điều kiện
chăm sóc trẻ cũng như cung cấp thực phẩm cần thiết cho sự phát triển
của trẻ.
1.5. Các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng
1.5.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, rẻ nhất, thích hợp nhất đối với trẻ.
Sữa mẹ dễ hấp thu và tiêu hóa, ngoài ra sữa mẹ còn chứa nhiều yếu tố quan
trọng để bảo vệ cơ thể trẻ, chống nhiễm khuẩn mà thức ăn không thể thay thế
được.
Nguyễn Đình Quang nghiên cứu trên 425 cặp mẹ và con ở nội thành và
ngoại thành Hà Nội cho thấy ỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau
khi sinh là 30%, tỷ lệ bú muộn trong vòng 24h là 20,1% [16]. Nghiên cứu của
Viện dinh dưỡng Quốc gia về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và bà mẹ Việt
Nam năm 2000 cho thấy vùng núi phía Bắc tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn
toàn trong 4 tháng đầu là 18,5%, bú sữa mẹ cộng với uống các loại nước khác
trong 4 tháng đầu năm là 45,5% [38].
1.5.2. Điều kiện nuôi dưỡng trẻ, nuôi con bằng thức ăn bổ sung
Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ nhưng không thỏa mãn
nhu cầu cho cơ thể ngày càng lớn lên của trẻ. Do đó cần cho trẻ ăn thêm thức
ăn bổ sung từ tháng thứ 6 trở đi để phòng ngừa bệnh SDD, còi xương và thiếu
máu.
Ăn sam là quá trình tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi chế độ ăn
hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng đều đặn các sản phẩm

sẵn có trong bữa ăn gia đình. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, trẻ không hấp thu
được dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn trẻ thường hay


9

bị thiếu vi chất dinh dưỡng và năng lượng. Bên cạnh đó, cách cho ăn bổ sung
không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh cũng dẫn đến SDD và
bệnh tât. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì vậy kiến thức
của bà mẹ về dinh dưỡng và sức khỏe đóng vai trò quan trọng [3], [8], [10].
1.5.3. Yếu tố kinh tế xã hội
Suy dinh dưỡng luôn là một vấn đề liên quan đến tình trạng kinh tế xã
hội bao gồm các vấn đề: Nghề nghiệp chính, phụ, thu nhập của gia đình, giá
cả thực phẩm, quy mô gia đình, điều kiện nhà ở, vệ sinh thực phẩm và nguồn
nước. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ
văn hóa của bố mẹ và vai trò của người làm mẹ trong gia đình với tình trạng
SDD của con, khi có sự chăm sóc của người mẹ trẻ thường được bú mẹ sớm
và đủ thời gian, trẻ được mẹ truyền cho một lượng kháng thể nhất định phòng
tránh một số bệnh nhiễm trùng sẽ làm giảm nguy cơ mắc SDD.
Nghiên cứu của Lê Thị Khánh Hòa ở Hoàn Kiếm – Hà Nội cũng cho
thấy những trẻ em ở những gia đình thu nhập thấp tỷ lệ SDD cao hơn 2 đến 3
lần hộ gia đình có thu nhập cao (p<0,05) [10].
1.5.4. Bệnh nhiễm trùng
Trẻ em bị SDD ngoài nguyên nhân thiếu ăn còn một nguyên nhân quan
trọng nữa là bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Mỗi tác động qua lại giữa nhiễm
khuẩn và SDD như một vòng xoắn bệnh lý. SDD làm tăng tính cảm thụ với
nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn có thể làm cho SDD nặng hơn. Có rất nhiều
bệnh nhiễm khuẩn trẻ em thường mắc, những bệnh chính gây SDD là: ỉa chảy
và viêm phổi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa
SDD và các bệnh nhiễm khuẩn [7], [12] .



10

1.5.5. Yếu tố thuận lợi
Ngoài các yếu tố liên quan chính như trên, có nhiều nghiên cứu đã đưa
ra một số yếu tố ảnh hưởng khác như: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,
trình độ học vấn mẹ và người nuôi dưỡng trẻ, quy mô hộ gia đình, thu nhập
gia đình, mạng lưới y tế ... [2], [4], [6], [19], [20], [21], [22].
Cân nặng sơ sinh thấp < 2500g là 1 yếu tố thuận lợi đối với SDD. Vì nó
phản ánh kết quả của quá trình dinh dưỡng khi mang thai. Đây là cơ sở đầu
tiên cho sự phát triển của trẻ sau khi chào đời.
Dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Tỷ lệ SDD nặng ở trẻ có dị tật bẩm sinh cao hơn so với nhóm trẻ không có dị
tật bẩm sinh.
Nước sạch và các công trình vệ sinh: Điều kiện vệ sinh môi trường thấp
kém như: nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, hố xí không hợp vệ sinh, nhà ẩm
thấp, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu thức ăn, tắm giặt cho trẻ, xử lý
nước thải... đã làm tăng tỷ lệ SDD và bệnh tật cao hơn so với điều kiện vệ
sinh môi trường tốt hơn. Sức ép của dân số cũng ảnh hưởng đến tình trạng
dinh dưỡng trẻ em trong một vùng sinh thái, với cùng một thu nhập, nếu số
con trong một gia đình đông sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ SDD ở trẻ em.
Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến
thiếu dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị SDD từ
bào thai sẽ bị SDD sau này. Người mẹ bị SDD, ăn uống kém trong những
tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa do đó đứa con dễ bị SDD.
Nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức nuôi dạy con, thời
gian người mẹ dành để chăm sóc con không đầy đủ là những yếu tố liên quan
đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, các bà mẹ vùng
núi cao, nông thôn, hải đảo ven biển. Trong số các trẻ em bị SDD vào viện,



11

người ta thấy có khoảng 60% là do ăn uống, là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi
con.
Những nơi có dịch vụ y tế chất lượng cao thì việc khám xét và điều trị
hợp lý cũng như dự phòng tốt (tiêm phòng đầy đủ, phòng chống nhiễm
khuẩn...) đã giúp cho trẻ tránh bị mắc các bệnh nặng nề ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất sau này của trẻ.
1.6. Cơ chế bệnh sinh gây suy dinh dưỡng
Chế độ ăn không cung cấp đầy đủ protein – năng lượng, các vi chất
dinh dưỡng cần thiết và cũng có khi bệnh nhiễm trùng thường xuyên làm cho
cơ thể tiếp nhận, hấp thu tiêu hóa kém, tăng quá trình chuyển hóa, mất vi chất
qua nước tiểu, dẫn tới SDD.
Khi trẻ bị thiếu dinh dưỡng, khả năng ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào
cơ thể, đồng thời các vi khuẩn, kí sinh trùng, vi rút trong cơ thể dễ dàng nhân
lên đưa đến tình trạng nhiễm trùng của trẻ.
Khi đứa trẻ SDD mắc nhiễm trùng thường bị nặng hơn, thời gian để
khỏi bệnh và phục hồi lâu hơn, nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn.
1.7. Hậu quả của suy dinh dưỡng
Giảm phát triển hành vi và trí tuệ: trẻ thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ
chậm chạp, ít năng động nên ít tiếp thu được qua giao tiếp với cộng đồng và
người chăm sóc [9].
SDD thấp còi gây hạn chế về chiều cao, ảnh hưởng tới cuộc sống sau
này và tiếp tục sinh ra những thế hệ thấp bé.
Những trẻ thấp bé đã trở thành những người trưởng thành có tầm vóc
nhỏ bé, năng lực sản xuất kém. Hơn nữa những người mẹ thấp nhỏ có nguy
cơ đẻ khó và đẻ con thiếu cân, chính những đứa trẻ này trở thành thấp bé về
sau này [15].



12

1.8. Nghiên cứu về suy dinh dưỡng còi cọc trong nước và trên thế giới
1.8.1. Trên thế giới
Trên thế giới nghiên cứu về SDD thấp còi vấn là vấn đề sức khỏe cộng
đồng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu tập trung vào xác
định tỷ lệ, các yếu tố liên quan và đi sâu xác định khẩu phần ăn liên quan thế
nào đến SDD thấp còi.
Theo Shutta ZA và CS [90] năm 2011 trên toàn cầu có 6,9 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi chết thì 1/3 do suy dinh dưỡng. Tác giả cũng cho thấy có 178 trẻ
dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi. Ngoải ra tác giả cũng công bố có 55 triệu trẻ
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng gày mòn và 19 triệu trẻ SDD gày mòn.
Joseph SA [68], nghiên cứu yếu tố liên quan đến SDD ở trẻ dưới 1 tuổi
sống ở Peruvian Amazon Canada và cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao
là 24,2% trong số 880 trẻ. Tác giả nhận thấy trẻ hay mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, và chỉ số phát triển thấp là yếu tố liên quan có ý nghĩa đến SDD thấp
còi.
Tại Tanzania, Mduma ER và CS [77] nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố
liên quan và sự tương tác giữa nhiễm khuẩn đường ruột và suy dinh dưỡng,
hậu quả tác động đến sức khỏe và phát triển của trẻ dưới 5 tuổi.
Tác giả đã xác định tại phía Bắc Tanzania, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ
dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 40%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng này
bao gồm gia đình đông con (7 con) và cứ 6 trẻ lại có 1 trẻ chết. Gia đình
nghèo, không có điện, không có nước máy, không có công trình vệ sinh.
Tại vùng Amazon thuộc Peru, Anticona và CS [48] đã nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 330 trẻ em thổ dân 0-17 tuổi để tìm liên quan giữa thiếu máu
và SDD dinh dưỡng trong bối cảnh vùng này trẻ em phải phơi nhiễm với ngộ
độc chì.



13

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một tỷ lệ hơn một nửa (51%) số trẻ
thiếu máu và tỷ lệ trẻ bị lệ trẻ bị SDD thấp còi là 50%. Tác giả thấy có sự liên
quan chặt chẽ giữa thiếu máu và nồng độ chì trong máu trên 5 μg/dL với SDD
thấp còi.
Một nghiên cứu khác của De Novaes Oliveira M và CS [60] ở Sao
Paulo, Brazil về liên quan giữa thiếu máu với tình trạng SDD, tác giả nhận
thấy tỷ lệ SDD thấp còi là 22,6% và trẻ thiếu máu, ít đi đến nhà trẻ, gia đình
nhiều con, thu nhập thấp liên quan đến SDD thấp còi.
Tại Bangladesh, Ziaei S [98] và CS nghiên cứu một khía cạnh khác liên
quan đến SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đó là sự phơi nhiễm bạo lực tình dục của mẹ
với nguy cơ sinh dinh dưỡng ở con. Tác giả thấy trong số 2042 phụ nữ có ít
nhất 1 con dưới 5 tuổi thì có 49,4% các bà mẹ trải qua bạo lực về thân thể từ
phía bạn tình, 18,4% trải qua bạo lực tình dục. Tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới
5 tuổi là 44,3% và những phụ nữ trải qua bạo lực thân thể từ phía bạn tình có
nguy cơ con họ mắc SDD thấp còi rất cao.
Theo Tiwari R [91] tại Nepal, tỷ lệ SDD thấp còi và thấp còi trầm trọng
ở tuổi 0-23 tháng là 23,6% và 10,2%, 40,6% và 15,9% ở tuổi 0-59 tháng nói
chung. Tác giả sau khi nghiên cứu 2380 trẻ 0-59 tuổi để tìm một số yếu tố liên
quan đến SDD thấp còi và thấp còi trầm trọng bằng phân tích đơn biến và đa
biến. Tác giả nhận thấy gia đình nghèo (dùng chỉ số tài sản trong gia đình), trẻ
sinh ra có tầm vóc bé nhỏ và trẻ phải bú mẹ hoàn kéo dài trên 12 tháng có liên
quan đến loại SDD này. Sau khi có kết quả nhóm nghiên cứu đã tiến hành can
thiệp cộng đồng nhằm vào một số yếu tố liên quan để cải thiện tình trạng
SDD thấp còi tránh tử vong do thấp còi gây ra.
Bangladesh là quốc gia được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về SDD
thấp còi ở trẻ em. Ahmed AM [46] xác định yếu tố liên quan đến SDD ở trẻ

dưới 2 tuổi vùng nông thôn Bangladesh phát hiện tỷ lệ rất cao 41% trẻ bị thấp


14

còi và trong số này 16% thấp còi trầm trọng. Tác giả cũng phát hiện các yếu
tố như trẻ gái, trẻ không được tiêm phòng vaccin sởi, trẻ bị tiêu chảy trong
vòng 2 tuần của ngày điều tra, mẹ trên 30 tuổi, mẹ thấp dưới 145 cm, mẹ có
BMI dưới 18,5 kg/m2, mẹ mù chữ/hay có học vấn thấp, gia đình có công trình
vệ sinh không đạt tiêu chuẩn.
Tại Congo Mukatay AW và CS [79] nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng
của 1963 trẻ dưới 5 tuổi bằng nhân trắc và mô tả một số yếu tố liên quan đến
tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tác giả nhận thấy có 33,5% trẻ SDD thấp còi,
như vậy là tỷ lệ rất cao so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Một số
yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi gồm học vấn mẹ dưới lớp 7, gia
đình không có nước máy, trẻ trai và trẻ trên 11 tháng tuổi.
Meshram II và CS [78] ở Ấn Độ nghiên cứu 805 trẻ dưới 3 tuổi ở vùng
nông thôn Andhra Pradesh thấy tỷ lệ trẻ SDD thấp còi là 30% và tăng lên 1,8
đến 3,02 lần ở trẻ 12-23 tháng và tăng 3,13 đến 5,5 lần ở trẻ 24 đến 36 tháng.
Gia đình nghèo là yếu tố liên quan. Tác giả cho biết cần phải tiến hành can
thiệp cải thiện tình trạng kinh tế của các hộ gia đình để cải thiện tình trạng
SDD thấp còi ở đây. Lindsay H et al [73] tổng quan những can thiệp cộng
đồng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh SDD nói chung và SDD thấp còi nói riêng trên
thế giới.
1.8.2. Ở Việt Nam
Suy dinh dưỡng nói chung và đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi
không phải là vấn đề sức khỏe cấp bách ở trẻ em nhưng luôn luôn được sự
quan tâm của các cấp chính quyền và đặc biệt là của ngành y tế, ngành nhi.
Các nghiên cứu về SDD vẫn không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất
lượng.

Trong số các loại SDD như nhẹ cân, thấp còi và gầy mòn thì SDD thấp
còi được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn vì một số lý do sau đây [15]:


15

- Trẻ SDD thấp còi làm ảnh hưởng đến tầm vóc giống nòi người Việt trong
tương lai, ảnh hưởng đến trí tuệ người Việt do vậy làm hư hại hình ảnh người
Việt Nam không nhưng trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
- Trẻ SDD thấp còi sẽ là người nhỏ bé khi trưởng thành, làm ảnh hưởng đến
năng suất lao động, hiệu quả công việc chung.
- Trẻ nhỏ bé, trong tương lại ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc trong tương
lai sau này của nhiều thế hệ.
- Trẻ SDD thấp còi làm tăng gánh nặng cho ngành y tế và cho gia đình vì
những chi phí để chữa bệnh nhiễm khuẩn mà trẻ hay mắc.
- Là lý do nghỉ việc của bố mẹ trẻ và người chăm sóc, làm tăng thêm khó
khăn về kinh tế cho gia đình.
Từ 2010 trở lại đây, các nghiên cứu về SDD thấp còi không nhưng
nhằm xác định tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc thấp còi, yếu tố liên quan đến bệnh
mà các nghiên cứu còn đi sâu nghiên cứu hiệu quả những can thiệp nhằm cải
thiện chiều cao của trẻ.
Thái Lan Anh [1] đã bổ sung vitamin A cho trẻ em ở huyện Kiến Thụy
Hải Phòng nhằm cải thiện chiều cao, cân nặng của trẻ. Hơn nữa tác giả còn
nhận thấy nếu trẻ được bổ sung vitamin A thì tỷ lệ trẻ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiết niệu đều giảm rõ rệt so với
nhóm không được bổ sung vitamin A.
Một số nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ và yếu tố liên
quan đến SDD nói chung và SDD thấp còi nói riêng đã được thực hiện ở một
số địa phương mà chúng tôi cập nhật được.
Đỗ Thị Thu Huyền [13] năm 2011 đã thực hiện đề tài về thực trạng suy

dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã ven biển Vinh Quang và Tiên Hưng,
Tiên Lãng Hải Phòng. Đây là đề tài nằm trong Đề án 52 của Bộ Y tế Việt


16

Nam nhằm cải thiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia
đình tại các xã ven biển Việt Nam. Tác giả nhận thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở
đây là 27,8% và tác giả cũng nhận thấy trẻ có cân nặng thấp dưới 2500 g lúc
sinh, trẻ phải cai sữa sớm trước 18 tháng và gia đình nghèo là yếu tố liên quan
có ý nghĩa đến SDD thấp còi. Nghiên cứu làm tiền đề để Đề án 52 có những
can thiệp cụ thể nhằm cải thiện tình trạng SDD nói chung và SDD thấp còi
của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã ven biển Việt Nam nhằm cải thiện chất
lượng lao động biển trong tương lai.
Hai năm sau Đặng Việt Linh [20] đánh giá lại tỷ lệ SDD thấp còi tại
đây và thấy tỷ lệ SDD thấp còi giảm còn 25,8%.
Tại Vĩnh Bảo, một huyện năm 2012, Khổng Hữu Cương [5] cũng tiến
hành nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến
suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tác giả cho thấy tỷ lệ SDD thấp
còi theo chỉ tiêu chiều cao theo tuổi là 21,9%. Các yếu tố liên quan đến SDD
thấp còi gồm:
- Cân nặng lúc sinh thấp dưới 2500 .
- Thời gian cho bú ngay sau sinh trên 2 giờ.
- Thời gian bắt đầu ăn bổ sung trước 6 giờ.
- Thời gian cai sữa của trẻ trước 18 tháng.
- Số con trong gia đình từ 3 con trở lên.
- Số bữa ăn của trẻ trên 24 tháng trong ngày 1-2 bữa.
- Trẻ không được bổ vitamin A kịp thời.
- Tuổi mẹ dưới 20 hoặc trên 40 tuổi.
- Tình trạng dinh dưỡng của mẹ.

- Học vấn của mẹ thấp.
- Gia đình nghèo.


17

- Bà mẹ ăn kiêng theo phong tục tập quán địa phương.
Cùng năm 2011, Trần Thị Hòa [11] cũng tiến hành nghiên cứu thực
trạng SDD ở trẻ em và kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Lê
Chân Hải Phòng. Đây cũng là nghiên cứu cắt ngang, tiến hành tại một quận
nội thành của Hải Phòng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ SDD thấp còi là 21,3% thấp hơn rất
nhiều so với tỷ lệ SDD thấp còi tại 2 xã ven biển huyện Tiên Lãng Hải Phòng
là 27,8% [13]. Tác giả cũng phát hiện một số yếu tố liên quan đến tình trạng
SDD chung bao gồm mẹ có chỉ BMI thấp, mẹ có trình độ học vấn thấp, mẹ
dưới 20 tuổi và trên 40 tuổi. Một số yếu tố khác là gia đình có trên 3 con, trẻ
trên 24 tháng mà chỉ được ăn 1-2 bữa cùng gia đình, trẻ phải cai sữa dưới 12
tháng, và cân nặng của trẻ lúc sinh dưới 2500 g.
Tác giả cũng chỉ ra kiến thức của mẹ về chăm sóc trẻ lúc khỏe và đặc
biệt lúc mắc bệnh chưa được tốt. Cần phải truyền thông giáo dục các bà mẹ về
kiến thức nuôi trẻ đặc biệt lúc trẻ ốm.
Cũng tại một quận nội thành khác của Hải Phòng là quận Ngô Quyền,
tác giả Lê Thị Minh [23] cũng tiến hành nghiên cứu thực trạng suy dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi
năm 2013.
Tác giả đã xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là 20,7%.
Tác giả cũng đã xác định được một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi
gồm:
- Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp dưới 2500g (OR=2,9)
- Trẻ không được bú ngay sau sinh (OR=1,6)

- Trẻ phái ăn bổ sung trước 4 tháng (OR=1,8)
- Trẻ phải cai sữa trước 12 tháng (OR=1,7)


18

- Gia đình đông con (OR=1,8)
- Trẻ không được bổ sung vitamin A (OR=1,9)
- Tuổi mẹ dưới 20 và trên 40 tuổi (OR=2.8)
- Bà mẹ gầy (OR=1,6)
- Học vấn mẹ thấp (OR=1,9)
Tác giả cũng khuyến cáo cần tăng cường truyền thông giáo dục sức
khỏe tăng cường kiến thức thực hành nuôi con cho các bà mẹ nhất là thời gian
bắt đầu bú, cai sữa, thời gian ăn sam hợp lý…Ngoài ra Nguyễn Thị Sợi [27]
cũng thường xuyên đánh giá thực trạng SDD của trẻ em Hải Phòng và thấy tỷ
lệ SDD có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Tại Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, Trần Đinh Tấn [28] cũng nghiên
cứu thực trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi và yếu tố liên quan. Tác giả cũng
nhận thấy tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em tại đây rất cao chiếm 27,5%, hầu hết
là SDD độ I và II.
Cũng như các nghiên cứu khác, tác giả đã xác định được các yếu tố liên
quan gồm học vấn mẹ thấp, gia đình nghèo, các bà mẹ không hiểu biết về thời
điểm bắt đẩu cho trẻ bú, thời điểm ăn sam và thời điểm cai sữa thích hợp. Trẻ
có cân nặng lúc sinh thấp dưới 2500g, trẻ không được bổ sung đầy đủ vi chất,
trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…
1.9. Một số thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của huyện Kim ĐộngHưng Yên
1.9.1. Vị trí địa lý, dân số
Kim Động là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng,
phía Nam giáp thành phố Hưng Yên, phía Đông Nam giáp huyện Tiên Lữ,
phía Đông Bắc giáp huyện Ân Thi, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Khoái

Châu, phía Tây giáp huyện Phú Xuyên của TP. Hà Nội, phía Tây Nam giáp


19

huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa
huyện với thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên của huyện
Kim Động là 102,85 km². Dân số 111 417 người sống ở 16 xã và 01 thị trấn.
Quốc lộ 39A chạy dọc từ Bắc đến Nam huyện dài trên 10 km, phía Tây Nam
huyện có gần 10km đê sông Hồng nối liền từ đê huyện Khoái Châu đến đê
Lam Sơn (TP Hưng Yên).
1.9.2. Về đội ngũ cán bộ y tế
Tuyến huyện: có 110 cán bộ nhân viên, trong đó có 17 bác sĩ, 45 điều
dưỡng, 5 hộ lý, 43 cán bộ khác.
Tuyến xã: có 96 cán bộ, trong đó 57 y, bác sỹ, 18 điều dưỡng trung
học, 19 nữ hộ sinh trung học, 2 dược sỹ trung học và 131 y tá thôn, đội.


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Là tất cả trẻ em dưới 5 tuổi và bố mẹ hoặc người chăm sóc của các
cháu tại 3 xã Hùng An, Toàn Thắng và Thị trấn Lương Bằng của huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên năm 2015.
Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những trẻ bị các di chứng nặng về
thần kinh hay các trẻ mắc các bệnh bẩm sinh khác về tiêu hóa, nội tiết, tim

mạch vì bản thân các cháu bị mắc các bệnh trên cũng trong tình trạng suy
dinh dưỡng rồi.
Chúng tôi cũng loại khỏi nghiên cứu những trẻ không được gia đình
đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm (thêm thông tin của 3 xã nghiên cứu)
Xã Hùng An: Nằm ở phía Nam của huyện Kim Động có địa giới giáp
ranh với các xã như: Phía đông giáp hai xã Ngọc Thanh và Song Mai, Phía
tây giáp xã Đức Hợp, Phía nam giáp xã Phú Cường – TP. Hưng Yên, Phía bắc
giáp xã Đồng Thanh.
Hùng An có tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay là 7,37 km2; trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 4,69 km2, chủ yếu là đất phù sa đất pha cát và đất
thịt rất thích hợp với các loại cây trồng như lúa, màu, cây công nghiệp và cây
ăn trái. Diện tích đất sản xuất bình quân đầu người được 655m2.
Hùng An có tổng số 6 thôn: Ninh Phúc, Đống Long, Lai Hạ, Phục Lễ,
Tả Hà và Phương Tòng. Trong đó thôn Tả Hà là thôn nằm ngoài đê Sông
Hồng.


21

Toàn xã có 6120 nhân khẩu trên tổng số 1720 hộ[1], nghề nghiệp chính
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Trạm y tế nằm ở thôn Lai Hạ trung tâm của xã, có 01 Bác sĩ, 02 Y sĩ,
01 nữ hộ sinh và 01 dược sĩ trung học. Trong những năm vừa qua trạm đã làm
rất tốt công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân và là một xã đạt tiêu chí về y
tế quốc gia giai đoạn 2011-2020.
Xã Toàn Thắng:
Nằm ở phía Bắc của huyện Kim Động có địa giới giáp ranh với các xã
như: Phía đông giáp Nghĩa Dân, Phía tây giáp xã Vĩnh Xá, Phía nam giáp xã
Ngũ Lão, Phía bắc giáp xã Việt Hòa - Huyện Khoái Châu.

Toàn Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay là 7,13 km2 , dân số
năm 2013 là 10.767 người, mật độ dân số đạt 1.300 người/km².
Toàn Thắng có tổng số 4 thôn: Đồng An, Trương Xá, Nghĩa Giang và
An Xá. Toàn xã có 9443 nhân khẩu trên tổng số 2762 hộ, nghề nghiệp chính
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Trạm y tế nằm ở thôn Trương Xá trung tâm của xã, có 02 Bác sĩ, 02 Y
sĩ, 01 nữ hộ sinh và 01 dược sĩ trung học. Trong những năm vừa qua trạm đã
làm rất tốt công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân.
Thị trấn Lương Bằng:
Nằm ở Trung tâm của huyện Kim Động có địa giới giáp ranh với các
xã như: Phía đông giáp Vũ Xá, Phía tây giáp xã Song Mai, Phía nam giáp xã
Hiệp Cường, Phía bắc giáp xã Chính Nghĩa.
Thị trấn Lương Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay là
7,55 km², dân số năm 2013 là 9353 người, mật độ dân số đạt 1.219
người/km².


22

Thị trấn Lương Bằng có tổng số 4 thôn: Động Xá, Bằng Ngang, Đồng
Lý, Lương Hội. Toàn Thị trấn có 9000 nhân khẩu trên tổng số 2830 hộ, nghề
nghiệp chính chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Trạm y tế nằm ở thôn Bằng Ngang trung tâm của xã, có 01 Bác sĩ, 02 Y
sĩ, 01 nữ hộ sinh và 01 Y tá trung học. Trong những năm vừa qua trạm đã làm
rất tốt công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1-10 năm 2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau [29]:

n  Z12 /2 

p(1  p)
d2

Trong đó:
- n : Cỡ mẫu (số trẻ dưới 5 tuổi cần điều tra)
- p : Tỷ lệ SDD của Trần Đình Tấn ở Phù Cừ Hưng Yên năm 2013 là 27,5%
[28]
- d : Sai số cho phép là 5%
- Z(1-α / 2) = 1,96 (Với độ tin cậy 95%)
- 2 : Hiệu ứng mẫu
Cỡ mẫu tính được là 638. Thực tế điều tra được 657 trẻ.
2.2.3. Quá trình chọn mẫu
Chủ động chọn thị trấn Lương Bằng (chỉ có 1 thị trấn).


23

Chọn ngẫu nhiên 2 xã Hùng An và Toàn Thắng theo hình thức bốc
thăm.
Chọn trẻ vào nghiên cứu của 2 xã và thị trấn theo phương pháp ngẫu
nhiên hệ thống. Theo cỡ mẫu chung là 657 trẻ thì mỗi xã/thị trấn cần nghiên
cứu là 213 trẻ.
Tính khoảng cách mẫu k cho mẫu xã/thị trấn:
k = tổng số trẻ /cỡ mẫu.
k của Toàn Thắng là 780/213=3,6

k của Lương Bằng là 711/213=3,3
k của Hùng An là 535/213=2,5
Lập danh sách toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đánh
số thứ tự từ nhỏ đến lớn của 3 xã Hùng An, Toàn Thắng và Thị trấn Lương
Bằng. Sau đó, lấy trẻ đầu của từng xã vào nghiên cứu bằng sử dụng bảng
ngẫu nhiên đơn. Lấy trẻ tiếp theo bằng số của trẻ trước cộng thêm k, cứ như
vậy đến khi đủ mẫu của từng xã, thị trấn. Ở xã Toàn Thắng trẻ cần nghiên cứu
là trẻ đầu và trẻ tiếp theo cộng thêm 3, ở Lương Bằng cộng thêm 3 và ở Hùng
An cộng thêm 2, cứ như vậy cho đến khi đủ mẫu của từng xã/thị trấn.
Nhóm nghiên cứu đến tận hộ gia đình theo danh sách để thu thập thông
tin từ phía con và từ phía mẹ hay người chăm sóc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
- Tỷ lệ thấp còi chung
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tuổi, giới, địa dư, tật.
- Mức độ suy dinh dưỡng thấp còi
2.3.2. Một số yếu tố liên quan
- Về phía đứa bé: bệnh tật (đẻ non, cân nặng thấp, không được bú mẹ)


24

- Về phía bà mẹ: tuổi, chiều cao mẹ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế,
tình trạng quản lý thai nghén trước khi sinh, thực hành nuôi trẻ, công trình vệ
sinh của gia đình.
2.3.3. Thu thập thông tin
2.3.3.1. Nhân trắc
Xác định tỉ lệ SDD thấp còi: để xác định tỉ lệ SDD thấp còi ta dùng
phương pháp nhân trắc
- Chiều cao:

+ Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Dùng thước đo nằm. Để thước trên mặt phẳn nằm
ngang. Đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt trẻ nhìn lên trần nhà,
mảnh gỗ chỉ số không của thước áp sát đỉnh đầu. Một người khác ấn thẳng
đầu gối và đưa mảnh gỗ thứ hai áp sát gót bàn chân của trẻ, lưu ý gót chân ở
mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả ghi số centimet
với một số lẻ với độ chính xác tới 0,5cm.
+ Đói với trẻ trên 2 tuổi: Sử dụng thước Microtoise với độ chính xác đến 0,1
cm. Chỉnh thước theo đúng chiều dài và gắn thước vào tường vuông góc với
mặt đất nằm ngang. Trẻ được đo không đi giày dép, đi chân không, đứng áp
lưng vào tường. Gót chân, lưng, vai và chẩm theo một đường thẳng áp sát
tường, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng theo nếp quần, kéo thước sát đỉnh đầu.
Đọc kết quả và ghi số centimet với độ chính xác 0,1cm.
- Tính tuổi:
Tuổi (tháng) của trẻ = [(ngày điểu tra – ngày sinh đứa bé)/365] x 12
* Phân loại SDD áp dụng trong nghiên cứu này: áp dụng chuẩn phân loại mới
của TCYTTG được khuyến cáo sử dụng từ năm 2006
- SDD thấp còi khi Z-score của chiều cao theo tuổi dưới < -2SD [94].
- Chia các thể SDD thành 3 mức độ sau:


25

+ Độ I: từ - 2SD đến dưới -3SD
+ Độ II: từ -3SD đến dưới - 4SD
+ Độ III: dưới -4SD
2.3.3.2. Phỏng vấn bố/mẹ đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn bố/mẹ đối tượng nghiên cứu về điều kiện kinh tế - xã hội,
nhân khẩu, quá trình quản lý thai nghén, nuôi con nhất là nuôi con bằng sữa
mẹ của bà mẹ... theo bộ công cụ đã được thiết kế trước, tình trạng uống
vitamin A, Iod trước sinh…

2.3.4. Định nghĩa một số biến
- Đẻ nhẹ cân: cân nặng khi sinh dưới 2500 g không kể tuổi thai là bao nhiêu
- Cai sữa sớm: Cai sữa trước 18-24 tháng
- Ăn sam sớm: ăn sam trước 4-6 tháng
- Bú mẹ sớm: bú mẹ sau đẻ 2-4 giờ
- Nghèo (QĐ số 09/2011QĐ-TTg ngày 30/1/2011): Hộ thu nhập dưới
400.000đ/người/tháng là hộ nghèo. Hộ cận nghèo thu nhập từ 401.000đ420.000đ/người/tháng.
- Nước không an toàn là nước lấy từ ao hồ, sông ngòi không quan xử lý mà
dùng trực tiếp.
- Nhà tiêu không hợp vệ sinh: nhà tiêu 1 ngăn, nhà tiêu cầu, thùng
- Học vấn thấp: học vấn từ tiểu học trở xuống
- Mẹ ăn kiêng: trong khi cho con bú, mẹ chi ăn thịt lợn kho, không hoặc ít ăn
rau, củ quả và các thực phẩm khác.
2.5. Tiến hành điều tra
- Tập huấn cho nhóm điều tra về đo chiều cao trẻ, kỹ thuật phỏng vấn bà
mẹ/người chăm sóc trẻ về một số yếu tố liên quan.
- Chuẩn bị cộng đồng: xin phép lãnh đạo địa phương


×