Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng và kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại quận đồ sơn, thành phố hải phòng năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.13 KB, 69 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay sự gia tăng nhanh dân số già trên hành tinh chúng ta là một
quan tâm chung của toàn nhân loại. Sự đậm dần về màu sắc tuổi già trên bản
đồ tuổi dân số toàn thế giới là một mối quan tâm ngày càng lớn đối với tất cả
các nước vì nó đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết thuộc nhiều lĩnh vực như
xã hội, kinh tế, y tế…đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học
trên nhiều lĩnh vực, người ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh dân số già do
tuổi thọ ngày càng cao. Tổ chức Y tế thế giới đã có nhiều cuộc hội nghị, hội
thảo đề ra các phương hướng trước mắt cũng như lâu dài. Sức khỏe Lão khoa
là một hướng quan trọng của lão khoa hiện đại mà nhiệm vụ cơ bản là nghiên
cứu mối quan hệ hữu cơ giữa những người có tuổi và tỷ lệ mắc bệnh. Theo
quy ước chung của Liên hợp quốc, NCT là người từ 60 tuổi trở lên.
THA là bệnh hay gặp của các nước phát triển và đang gia tăng ở nước
ta làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. THA là bệnh lý mang tính thời
sự, được Tổ chức Y tế thế giới quan tâm bởi vì bệnh gây nên nhiều biến chứng
nguy hiểm, hậu quả rất nặng nề và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn
phế. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ tử vong do THA chiếm
20-50% tỷ lệ tử vong chung của các bệnh tim mạch mà tỷ lệ tử vong do tim
mạch lại đứng hàng đầu trên thế giới. Không những thế tỷ lệ mắc bệnh THA
đang có xu hướng ra tăng dần ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công
nghiệp hóa, đô thị hóa. Theo điều tra của Viện tim mạch Việt Nam, trong thập
kỷ 90 tỷ lệ THA ở người trưởng thành 11,7%, đến năm 2002 tăng lên 23,2%
[6] và đến năm 2008 đã tăng lên đến 25,1%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
THA như tuổi, hút thuốc lá, béo phì, việc tiêu thụ muối nhiều, yếu tố tâm lý xã
hội căng thẳng,…


2



Từ kết quả nghiên cứu của một số tác giả Viện dinh dưỡng, Bệnh viện
Hữu nghị đã cho thấy rằng quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội trong 10
năm vừa qua đã có tác động rõ rệt đến khẩu phần ăn của nhân dân trong đó
một bộ phận dân số có điều kiện kinh tế gia đình khá giả nằm trong nhóm
nguy cơ mắc bệnh béo phì [12]. Các tác giả cũng nhận thấy rằng sự rối loạn
các chỉ số Lipid máu ở NCT gắn liền với tình trạng béo trệ, làm tăng nguy cơ
xơ vữa động mạch và những diễn biến nặng của bệnh tim mạch.
Vấn đề phát hiện sớm, tư vấn dinh dưỡng, luyện tập thể dục và thực
hành chăm sóc hợp lý nhằm phòng, chống biến chứng nặng cho đối tượng có
nguy cơ cao sẽ hy vọng giảm tỷ lệ mắc mới và giảm những diễn biến nặng của
bệnh THA tại cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
này với mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Xác định tỷ lệ THA ở người cao tuổi tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng
năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thực hành của người cao tuổi bị THA tại quận Đồ
Sơn, Hải Phòng năm 2015.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi, ngay trong đời
sống xã hội cũng có một số danh từ: Tuổi thọ, tuổi lão, ở mỗi nơi đều có
những ước định riêng. Trong lịch sử Việt Nam tuổi 60 là hạ thọ, tuổi 70 là
trung thọ, tuổi 80 là thượng thọ, tuổi 90 là đại thọ, các cụ trên 100 tuổi gọi là
quốc lão. Nhưng từ năm 1970, tổ chức y tế thế giới đã thống nhất quy định

rằng những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi (NCT), trong
đó những người 60-74 tuổi được gọi là người có tuổi; từ 75-89 tuổi gọi là
người già; từ 90 tuổi trở lên là người sống rất già (sống lâu, đại lão).
Cùng với sự gia tăng dân số thế giới số NCT cũng tăng lên. Hiện nay tỷ
lệ NCT so với tổng dân số cũng tăng lên. Theo thống kê của Tổ chức Liên
hợp quốc thì số NCT trên thế giới năm 1950 là 201 triệu, năm 1985 là 432
triệu, ước tính năm 2025 sẽ có 1201 triệu NCT. Tỷ lệ cao nhất là ở Nhật Bản:
20% (1998), ở các nước Châu Âu (Tây Âu) 17% (1998), ở các nước châu Á
6-10% (1998). Ở Việt Nam, từ 1979-1989 số NCT đã tăng gần 1 triệu, từ
3.728.110 người (7.06% dân số năm 1979) lên 4.632.490 người (7.19% dân
số năm 1989), năm 2009 xấp xỉ 10% dân số, đến năm 2012 trên 10% dân số.
1.1.2. Tình hình tăng huyết áp của NCT trên thế giới
Tăng huyết áp là vấn đề có tính chất toàn cầu. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ
THA chiếm trên 20% dân số và tỷ lệ này thay đổi theo tuổi, giới, địa dư. Ở
Mỹ, trên 50% số người từ 65 tuổi trở lên có THA và đạt tới 90% ở người trên
80 tuổi. Ước tính có khoảng 50 triệu người Mỹ và 1 tỷ người trên thế giới có
tăng huyết áp.


4

Các nhà khoa học Anh đã tập hợp dữ liệu của nhóm nam giới và phụ nữ
tham gia nghiên cứu từ 1984-1953 có 3.761 người không bị đột quỵ ở tuổi 60.
Trong số này 3.049 người không bị đột quỵ ở tuổi 70 và 1.203 người không bị
đột quỵ ở tuổi 80. Các tác giả đã đánh giá nguy cơ đột quỵ trong vòng 10 năm
ở mỗi nhóm tuổi. Sau 60 tuổi có 491 người bị đột quỵ, thiếu máu cục bộ trong
số 3761 người tham gia nghiên cứu. Sau khi chỉnh huyết áp hiện tại, các nhà
nghiên cứu nhận thấy THA làm tăng nguy cơ đột quỵ trong 10 năm tiếp theo.
Mức tác động làm tăng nguy cơ giao động từ 68-92% ở tuổi 60, 14-72% ở
tuổi 70 và trên 32% ở tuổi 80 (ở cả nam và nữ). Đối với những người có huyết

áp cao hơn bình thường nhưng không được chẩn đoán là cao huyết áp thì
nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên. Kết quả này cho thấy bệnh THA ở tuổi trung
niên ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ sau này không chỉ trong thời gian ngắn,
như 5 năm mà còn trong thời gian dài tới 30 năm. Nghiên cứu này cho thấy để
giảm nguy cơ đột quỵ, thiếu máu cụ bộ tốt nhất ở người có tuổi cần phải
phòng ngừa, chẩn đoán và quản lý cao huyết áp trong suốt tuổi trung niên.
Năm 2000 có 333 triệu người trưởng thành ở các nước phát triển và
639 triệu người trưởng thành tại các nước nghèo bị huyết áp cao. Vào năm
2025 tỷ lệ mắc bệnh tại các nước đang phát triển sẽ lớn hơn so với các nước
giàu. Trong những thập kỷ gần đây số ca bị huyết áp cao ở các nước giàu hầu
như không tăng hoặc giảm trong khi đó lại tăng lên ở các nước nghèo.
Nguyên nhân là do những thay đổi trong lối sống và một thực tế là do tuổi thọ
con người ở các nước này cũng nâng lên. Các nghiên cứu cho rằng các nước
nghèo cần có những chương trình ngăn chặn và điều trị cao huyết áp với quy
mô quốc gia.
1.1.3. Tình hình tăng huyết áp người cao tuổi ở Việt Nam
Ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX tỷ lệ tăng huyết áp chỉ
vào khoảng 3% dân số nhưng hiện nay theo số liệu của Viện Tim mạch, tỷ lệ


5

này là trên 15%. Tỷ lệ người mắc bệnh THA đã tăng gấp 5 lần trong 40 năm
qua (từ 3% năm 1960 đến 15% năm 2003). Lứa tuổi mắc bệnh này nhiều nhất
là 60-75 (15-20%). Kết quả điều tra cũng cho thấy có khoảng 10 triệu người
mắc bệnh này nhưng chỉ có hơn 3 triệu người biết mình có bệnh và cũng chỉ
có 1/3 bệnh nhân duy trì việc điều trị. (Kết quả nghiên cứu Hội Tim mạch
Việt Nam được GS Nguyễn Mạnh Phan, Chủ tịch Hội Tim mạch thành phố
HCM công bố ngày 18/2/2003 tại Hội thảo chuyên đề bệnh lý tim mạch).
Kết quả nghiên cứu của phạm Gia Khải và cộng sự (năm 2000) cho

thấy: Tỷ lệ THA tăng lên theo tuổi đời, ở nam cao hơn nữ (p <0.001); ở vùng
ven biển là 17,8%, cao hơn hẳn các vùng khác và tỷ lệ thấp nhất là vùng Đồng
bằng Sông Hồng 10,7%.[6].
Nghiên cứu tỉ lệ THA ở NCT tỉnh Hải Dương trên cơ sở điều tra 3.117
NCT tại cộng đồng, tác giả Nguyễn Đăng Phải đã đưa ra tỉ lệ THA là 28,2%
[19]. Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2006 điều tra 7 tỉnh trong cả
nước (bao gồm Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Bà Rịa Vũng Tàu và Vĩnh Long) tỷ lệ THA 28,4% [22].
Theo hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ THA ở người trên 15 tuổi là 12%.
Theo khảo sát mới nhất của Bộ Y tế Việt Nam, THA tăng nhanh chiếm hơn
25% người trên 25 tuổi, đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong.
1.1.4. Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp ở Hải Phòng
Điều tra dịch tễ học THA trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2002
Bùi Thị Hà và cộng sự cho thấy; tỉ lệ THA ở người trưởng thành chiếm
17,15% trong đó nội thành là 19,09%, ngoại thành là 16,44% (p < 0,05) [16].
Năm 2004, Đặng Xuân Tin và cộng sự điều tra dịch tễ học ở người cao
tuổi thấy: THA trong nội thành là 39,2%; ngoại thành là 26,9% (p < 0,05).[17]


6

Năm 2010, Phạm Văn Hán và cộng sự nghiên cứu về tỷ lệ THA ở NCT
quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng tỷ lệ THA là 32,1% [31].
1.1.5. Ảnh hưởng của THA đến sức khỏe của người cao tuổi
Cho đến nay, mặc dù người ta đã nghiên cứu rất nhiều nhưng cũng
chưa tìm được nguyên nhân gây nên THA. Những hiểu biết về sinh lý bệnh
cho thấy HA chịu ảnh hưởng của cung lượng tim và sức cản mạch ngoại vi.
Cung lượng tim giảm thì HA giảm. Cung lượng tim tăng thì HA tăng. Sức cản
của tiểu động mạch giảm thì HA hạ, sức cản đó tăng do co mạch ngoại vi
nhiều thì THA. Người ta cũng đã thấy có một số yếu tố tác động đến cung
lượng tim và sức cản ngoại vi gây THA[14]. Một số bệnh hay có cùng bệnh

THA, gồm có:
Bệnh vữa xơ động mạch: bệnh này và bệnh THA là 2 bệnh khác nhau
nhưng nếu có cùng trên một người bệnh thì lại thúc đẩy sự phát triển của nhau
làm cả 2 bệnh trở nên năng hơn nhiều, gây nhiều biến chứng phức tạp, nhất là
TB MMN.
Bệnh đái tháo đường: người ta thấy rằng 30-50% đái tháo đường bị
THA, những bệnh nhân này thường là thừa cân, béo phì. Khi xét nghiệm
đường máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh nhân có THA[8].Theo Phạm Gia Khải
và cộng sự thì còn một số bệnh nhân hay gặp trên cùng một bệnh nhân THA
như: bệnh thận, Gut…[6].
Bệnh THA gây nhiều ảnh hưởng đối với cơ thể và gây nhiều tai biến,
những người 50-60 tuổi với huyết áp tâm trương là 85mmHg, tỷ lệ tử vong là
6.3%o. Với huyết áp tâm trương > 104mmHg thì tỷ lệ tử vong là 15,3%o[7].
Với động mạch: THA làm hẹp lòng mạch và giảm tính đàn hồi, mạch
máu bị xơ cứng nhất là các tiểu động mạch, cản trở máu đến các tổ chức.


7

Với tim: THA gây quá tải liên tục cho tim, gây dày thất trái do cơ thể
phải thích ứng với việc gia tăng huyết áp động mạch và dẫn đến suy tim, thiếu
máu cơ tim. Người ta thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với
mức THA. Nghiên cứu ở Framingham (Hoa Kỳ) cho thấy nguy cơ đó tăng lên
đến 4 lần nếu huyết áp tâm thu từ 120 đến 180mmHg. Những bệnh nhân THA
có phì đại thất trái tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đột quỵ cao gấp 2-4 lần so
với nhóm THA không phì đại . Cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim là những
dấu hiệu thường gặp liên quan đến độ tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ càng
lớn, dẫn đến rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột tử.
Với thận: THA làm rối loạn chức năng thải tiết ure và creatinin. Những
trường hợp kiểm soát được HA thì chức năng thận cũng dần dần hồi phục.

Với mắt: THA làm tổn thương đáy mắt, xuất huyết và ứ phù gai thị…
Với não: Theo thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần
suất TBMMN tăng rất rõ ở những bệnh nhân THA, tần suất đó ở nam là 17%o
ở nữ là 8%o (theo Kane và cộng sự năm 1995). Tại hội nghị quốc tế về tuần
hoàn não lần thứ tư ở Toulouse (Pháp) năm 1985 còn cho rằng bệnh THA làm
tăng nguy cơ TBMMN lên 7 lần so với người không có bệnh.
Huyết áp cao gây giảm khả năng tư duy ở mọi lứa tuổi: Huyết áp cao
không chỉ gây giảm khả năng hoạt động tư duy ở người già và dẫn đến những
thay đổi bất lợi ở não mà ngay cả ở bất kỳ độ tuổi nào huyết áp cao cũng gây
giảm sút khả năng ghi nhớ và phản ứng thông tin. Theo Elias, một chuyên gia
tâm lý học của Mỹ cho biết thì 20 năm những đối tượng bị huyết áp cao (chỉ
số huyết áp tối thiểu từ 60-99, tối đa từ 140-159mmHg) sẽ bị suy giảm 8,12%
khả năng ghi nhận và xử lý thông tin so với những người huyết áp bình
thường (có chỉ số huyết áp từ 80 - 120).[44]


8

1.2. Bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan
1.2.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch,
được tính bằng mmHg hoặc kilopascal (Kpa). HA phụ thuộc vào cung lượng
tim và sức cản mạch ngoại vi. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới và
hội THA quốc tế (WHO-ISH) năm 1999, gọi là THA khi huyết áp tâm thu
≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
1.2.2. Phân loại mức tăng huyết áp: Có rất nhiều cách phân loại
* Phân loại THA theo JNC VI (1997) (Ủy ban phòng chống huyết áp
Hoa Kỳ):
HA tâm thu
(mmHg)

<120



HA tâm trương
(mmHg)
<80

HA bình thường

<130



<85

Bình thường cao

130-139

hoặc

85-89

THA giai đoạn I

140-159

Và/hoặc


90-99

THA giai đoạn II

160-179

Và/hoặc

100-109

THA giai đoạn III

≥ 180

Và/hoặc

≥ 110

Phân loại
HA Tối ưu

* Phân loại giai đoạn THA theo mức độ tổn thương các cơ quan theo
WHO/ISH 1993:
Giai đoạn 1: Chưa có tổn thương thực thể cơ quan đích
Giai đoạn 2: Có tổn thương ít nhất một cơ quan đích
- Phì đại thất trái (phát hiện trên Xquang, điện tim, siêu âm).
- Hẹp toàn thể hay khu trú động mạch võng mạc
- Protein niệu và hoặc tăng nhẹ creatinin huyết tương (1,2-2,0 mg/dl)



9

Giai đoạn 3:
- Tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
- Não: TBMMN, thiếu máu não tạm thời, bệnh não do THA.
- Đáy mắt: Chảy máu và xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị
- Thận: Creatinin huyết tương > 2,0 mg/dl, suy thận
* Phân loại mức THA theo JNC VII (2003): Hiện nay được sử dụng
nhiều vì có tính chất thực tiễn và khả thi cao.
Phân độ THA

HA tâm thu

HA tâm trương
(mmHg)

(mmHg)

Bình thường

<120



<80

Tiền THA

120-139


Và/hoặc

80-89

THA độ I

140-159

Và/hoặc

90-99

THA độ II

≥ 160

Và/hoặc

≥ 100

1.2.3. Nguyên nhân tăng huyết áp
Đại đa số THA ở người lớn là không có căn nguyên (hay THA nguyên
phát), chiếm khoảng 90%. Có một số yếu tố được coi là yếu tố nguy cơ của
THA như: hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tuổi trên 60, nữ đã
mãn kinh, tiền sử gia đình có người thân bị động mạch vành.
Một số nguyên nhân THA thứ phát:
- Các bệnh về thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm thận
kẽ, hẹp động mạch thận…
- Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, hội chứng Cushing, cường
aldosteron…



10

- Các bệnh hệ tim mạch: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch
chủ, bệnh vô mạch Takayashu…
- Do dùng một số thuốc: Cam thảo, corticoit, thuốc tránh thai…
- Nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, rối loạn thần kinh
1.2.4. Những thay đổi sinh lý của huyết áp
Ở những người bình thường không phải lúc nào HA cũng ổn định.
Huyết áp luôn thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong thời gian nhất định.
Đó là sự thay đổi sinh lý của HA.
- Huyết áp thay đổi theo tuổi: tuổi càng cao, hệ thống mạch càng bị xơ
cứng nhiều, sự co giãn đàn hồi của thành động mạch càng kém đi, lòng động
mạch cũng bị hẹp hơn, vì vậy dễ bị THA.
- Huyết áp thay đổi theo thời tiết: Khi trời lạnh, mạch máu ngoại vi co
lại để làm giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt cho cơ thể, HA tăng lên, ngược lại khi
trời nắng nóng, mạch máu ngoại vi giãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều
hòa nhiệt độ cơ thể thì HA lại hạ xuống.
- Huyết áp thay đổi theo thời gian: Trong một ngày HA bình thường
giảm hay tăng theo thời gian. Điều đó ghi nhận được nhờ một máy đo HA.
Gần sáng, HA tăng dần lên, khi dậy tim làm việc mạnh hơn và HA tăng hơn.
Đêm, HA lại hạ xuống thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng.
- Huyết áp thay đổi theo sự hoạt động của cơ thể (kể cả lao động trí óc
lẫn chân tay) khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cầu oxy và chất dinh
dưỡng đảm bảo hoạt động đó tăng lên, yêu cầu tim phải làm việc nhiều bằng
cách tăng tần số và cường độ co bóp. Do đo khi hoạt động nhiều HA tăng lên.


11


Khi nghỉ ngơi, huyết áp trở lại bình thường. Khi lao động trí óc căng
thẳng kéo dài liên tục, huyết áp có thể tăng lên cao nếu người đó có sẵn THA
thì nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não càng tăng lên.
1.2.5. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới THA
* Tuổi và giới tính
Tất cả chúng ta đều biết rằng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử
vong do những bệnh có liên quan dến THA cao hơn những người trẻ tuổi.
Mặc dù THA tâm trương giảm nhẹ dần khi vượt qua độ tuổi 65-70, huyết áp
tâm thu lại tiếp tục tăng so với tuổi đời.Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải
và cộng sự năm 2002 cho thấy tuổi càng cao thì THA càng tăng và bất kỳ lứa
tuổi nào.[6]
Còn về giới tính thì lứa tuổi thanh niên trở lên nhất là trung niên nam
giới có huyết áp trung bình cao dần. Và tỷ lệ chết sớm cũng cao hơn nhưng về
cuối đời thì ngược lại, HA nữ tăng nhanh hơn, có lẽ do hậu mãn kinh.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng THA ở nam
nhiều hơn nữ. Theo Hayes và cộng sự ở bệnh viện Mayoclinic-Minnesota Hoa
kỳ năm 1998 thì sự khác nhau này có liên quan về gen về sinh lý học giới
tính.[36]
* Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mas Index) [6]
Chỉ số BMI [cân nặng/(chiều cao)2] có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối
mỡ trong cơ thể. Đã có rất nhiều bằng chứng nêu lên mối liên quan giữa thừa
cân với bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Chỉ số BMI bình
thường: 18,5 – 24,99. Từ 25 trở lên là thừa cân, khi BMI ≥ 30 thì được gọi là
béo phì, người béo phì có nguy cơ bị THA 5,6 lần hơn người không bị béo
phì. Đã có nhiều khảo sát xác định sự liên quan giữa bệnh THA và béo phì


12


với các số liệu ảnh hưởng trực tiếp của BMI có liên quan đến áp suất
máu.[28]
Trong nhóm những người THA có tới hơn 60% có trọng lượng cơ thể
quá cân trên 20%, cũng trong nghiên cứu đó tác giả cũng xác định khi giảm
9,2 kg trọng lượng cơ thể sẽ giảm 6,3 mmHg áp lực tâm thu và 3,1 áp lực tâm
trương.
Nghiên cứu về dịch tễ học THA của quần thể người trưởng thành ở
thành phố Maracaibo-Venejuela thấy rằng người có BMI > 25 thì tỷ lệ mắc
THA cao gấp 2 lần người có BMI< 25 (47,6 % so với 24%).
Theo một số nghiên cứu trong nước của Trần Đình Toán, khi BMI từ
21,5-22,9 trở lên, tỷ lệ THA bắt đầu tăng hơn tỷ lệ chung trong quần thể. Đặc
biệt trong số những đối tượng trong quần thể nghiên cứu (p<0,001) còn ở
phương tây, 30-65% các ca THA là do béo phì.
* Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông WHT (Waist Hip Tatio)
Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông tăng là một trong những nguy cơ của bệnh
mạch vành nói chung và THA nói riêng. Khi phân loại theo khuyến cáo của
JNC-V về chẩn đoán béo phì (WHR) ở nam 0,95 và nữ > 0,85 thì có 42 nam
(17%) và 131 nữ (68%), không có giá trị trung bình của HA tâm thu và HA
tâm trương trong hai nhóm béo bệu này. Tuy nhiên khi phân tích phân tầng
WHR ra 3 nhóm (WHR <0,85; 0,85 - 0,95 và 0,95). Thấy có mối liên quan
giữa WHR với THA có ý nghĩa thống kê.[6]
Theo nhiều tác giả nghiên cứu như Hà Huy Khôi thì khi mà tỷ số
VB/VN > 0,8 là một yếu tố của bệnh mạch vành nói chung và bệnh THA nói
riêng.[8]
Trong nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (1990:BMI > 22, RR
= 1,55; CL = 95% (1,34 – 1,81). Tỷ lệ VB/VM WHR > 0,75 (RR=1,3);


13


CL= 95% (1,00 – 1,71), điều này có ý nghĩa BMI càng lớn, VB/VM càng cao
thì nguy cơ THA càng tăng lên.
* Tiền sử gia đình mắc bệnh THA
Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) có người bị
tăng huyết áp.
* Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có Nicotin. Trên súc vật thí nghiệm thấy thuốc lá gây
THA. Nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA.
Hút một điếu thuốc lá huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 11mmHg, huyết áp
tâm trương tăng lên tới 9mmHg, kéo dài 20-30 phút, hút nhiều có thể có
những cơn THA kịch phát nguy hiểm.
Nicotin còn làm cho tim đập nhanh hơn bình thường, cơ tim phải co
bóp nhiều hơn. Oxycarbon có trong khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy cho
các tế bào cùng với áp lực đã tăng sẵn của dòng máu khi bị THA càng gây tổn
thương thêm cho các tế bào nội mạc của các động mạch và tạo điều kiện cho
bệnh xơ vữa động mạch phát triển.
Theo báo cáo điều tra dịch tễ học THA ở Việt Nam 1982 - 1992 có một
ghi nhận là nhóm người THA tỷ lệ hút nhiều (> 8 điếu/24h) cao hơn bình
thường (p < 0,05), nhưng hút dưới ngưỡng thuốc lá đó thì không khác nhau.
Theo nghiên cứu của Goldman và Minger, biến chứng tim mạch là
nguyên nhân tử vong chính của bệnh nhân THA và thường gặp hơn ở những
người hút thuốc lá. Nicotin là tăng biến chứng tim mạch, nhồi máu cơ tim
cũng hay gặp ở người hút thuốc lá và họ dễ có những cơn ác tính nhiều hơn
người không hút thuốc lá.


14

1.2.6. Chế độ dinh dưỡng và bệnh tăng huyết áp
Chế độ ăn có thể có tác động đến huyết áp động mạch qua nhiều khâu,

đặc biệt là các chất: Natri, Kali, Canxi, Protein, chất béo và glucid.
* Natri chlorua (NaCl)
Trong các nguyên nhân gây THA, trước hết người ta thường kể đến
lượng muối ăn (muối natri) trong khẩu phần. Theo Hội đồng nghiên cứu quốc
gia cho rằng lượng natri nhập vào cơ thể hàng ngày an toàn và thích hợp cho
người lớn là khoảng 100 tới 300mg nhưng trên thực tế khó xác định chính xác
số lượng tối thiểu natri hàng ngày. Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo
chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để phòng chống THA.
Các thống kê dịch tễ cho thấy các quần thể dân cư ăn ít muối thì bệnh
THA không đáng kể hoặc không có THA. Ví dụ: Dân vùng Bắc Nhật Bản
trước đây ăn trung bình 25-30g muối/người/ngày thì có tỷ lệ THA đến 40%.
Ngược lại, ở miền Nam Nhật Bản, người dân chỉ ăn khoảng 10g muối/ngày
thì tỷ lệ người bị THA chỉ vào khoảng 20%. Người dân Esquimo và vài bộ lạc
ở Châu Phi ăn rất ít muối thì hầu như không có người bị THA.
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra của Phan Thị Kim và cộng sự (Viện
Dinh dưỡng 1992) thì ở Nghệ An người dân trung bình ăn 14g muối/ngày, ở
Thừa Thiên Huế 12g/ngày thì tỷ lệ THA gần 18%, trong khi đó ở Hà Nội
người dân ăn muối trung bình 9g muối thì tỷ lệ THA chỉ có gần 11%. Tuy
nhiên phản ứng của từng cá thể đối với muối là khác nhau, ăn dưới 6g/ngày là
giới hạn hợp lý để phòng THA. Do tình hình thực tế ở Việt Nam có những nơi
còn tiêu thụ muối ăn còn cao nên việc ăn giảm muối cần phải tiến hành dần
dần và phải duy trì lâu dài, trước mắt ta khuyên mọi người nên ăn dưới
10g/ngày. Các cuộc điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy ở các vùng có
nhiều người THA, mức tiêu thụ muối ăn thường cao hơn các nơi khác. Do đó


15

tránh thói quen ăn mặn là một nội dung giáo dục dinh dưỡng quan trọng để
phòng THA ở Việt Nam.

* Kali (K)
Kali là một hóa chất có trong các tế bào cơ thể, ngược lại kali là hóa
chất chủ yếu trong chất lỏng giữa và xung quanh các tế bào. Kali có trong
nhiều loại thực phẩm đến nỗi hầu hết chế độ ăn nào cũng có nó. Hơn nữa, nó
được cơ thể kiểm soát, bài tiết ra. Tuy nhiên ở một số tình trạng bệnh tật nào
đó quá trình nhiều kali có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Theo quy định
của hiệp hội khoa học Dinh dưỡng quốc gia thiết lập các khẩu phần ăn hàng
ngày để có được các chất dinh dưỡng chủ yếu và đề nghị là người lớn cần tiêu
thụ khoảng 1.875 đến 5.625 ka/ngày.
Trong nhóm nghiên cứu cộng đồng dân cư sử dụng lượng kali cao
trong khẩu phần ăn, nhận thấy số người THA thường có tỷ lệ thấp hơn nhóm
cộng đồng có lượng kali thấp trong khẩu phần. Ngoài ra trong thử nghiệm
trên nhóm chuột Dahl-S và Dahl-R khẩu phần ăn có lượng NaCl cao và Kali
thấp, đã gây ra THA, đặc biệt gần đây nhiều kết quả trên lâm sàng đã nhận
thấy cho uống bổ sung kali đã có tác động làm giảm cả áp lực tâm thu và tâm
trương máu.
* Canxi
Trong cơ thể canxi chiếm vị trí đặc biệt, chiếm tỷ lệ 1/3 khối lượng chất
khoáng trong cơ thể và 98% nằm ở xương và răng.
Trong các thông báo gần đây đã có trên 80 thử nghiệm theo dõi khẩu
phần ăn có lượng canxi cao đã không làm THA và ngược lại, nếu lượng canxi
thấp sẽ làm THA. Đặc biệt khi lượng canxi thấp đã làm tác động của khẩu
phần có lượng NaCl cao tới áp suất của máu, với người sử dụng khẩu phần có
lượng canxi dưới 600mg/ngày đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA.


16

* Protein
Nhu cầu protein của một cá thể là lượng protein tối thiểu trong thức ăn

cân bằng các tiêu hao nitơ của cơ thể ở một đối tượng có trạng thái cân bằng
năng lượng và hoạt động thể lực vừa phải.
Gần đây người ta thường tính nhu cầu thực tế từ nhu cầu an toàn theo
công thức: Nhu cầu thực tế = Nhu cầu an toàn theo protein chuẩn/Chỉ số chất
lượng protein thực tế ×100.
Theo công thức trên thì các nhà sinh lý gần như đã thống nhất là nhu
cầu tối thiểu an toàn về protein là 1g protein chuẩn/ngày/kg thể trọng.Theo
một số khảo sát nghiên cứu gần đây đã nhận thấy protein khẩu phần ăn có tác
động nghịch tới huyết áp nhưng một số khảo sát chưa làm rõ thành phần
protein trong khẩu phần. Năm 1966 Obarzanek và cộng sự đã làm thử
nghiệmvà nhận xét thấy một số acid amin đặc hiệu có thể tác động tới chất
dẫn truyền thần kinh hoặc trực tiếp điều hòa huyết áp.
* Glucid và chất béo
Glucid là nguồn năng lượng chính của cơ thể, có vai trò chuyển hóa
quan trọng nhưng không dễ dàng xác định nhu cầu thích hợp vì cơ thể có thể
tạo glucoza từ các chất béo và protein. Mặt khác các thức ăn giàu glucid như
lương thực, rau quả thường có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau.
Tuy vậy, ăn nhiều glucid tinh chế (như đường) thường là tăng nguy cơ một số
bệnh. Do đó các loại glucid này không nên cung cấp quả 1/3 năng lượng do
glucid cung cấp.
Nhiều công trình thử nghiệm đã thông báo các đường glucid đơn giản
có thể đề kháng insulin. Trên chuột thử nghiệm sử dụng lượng cao glucose,
sacarose, fructose đã làm THA.


17

Các chất béo là một nguồn năng lượng cao có chứa nhiều vitamin tan
trong chất béo cần thiết, là thành phần cấu trúc của nhiều tổ chức trong cơ thể.
Hiện nay chưa biết rõ ràng về nhu cầu chất béo nhưng một lượng chất béo

hàng ngày từ 15-20% năng lượng khẩu phần có thể đáp ứng được nhu cầu.
Theo nghiên cứu của Morris và cộng sự năm 1993 đã theo dõi nhiều
thực nghiệm trên bệnh nhân khi điều trị dầu cá với hàm lượng 4,8g/ngày
(10 viên nang) nhận thấy chỉ giảm huyết áp máu khoảng 3.0/1.5mHg.
Tóm lại trong cơ cấu bữa ăn, năng lượng do protein nên vào khoảng
12 ± 1%, do chất béo nên 15 ± 25%, phần còn lại do glucid cung cấp.
* Cholesterol
Mức tổng cholesterol tốt nhất là dưới 150 mg/dl (LDL-cholesterol dưới
10mg/dl) được xem là tốt nhất, nhưng theo chương trình NCEP Hoa Kỳ đã
xác định tổng cholesterol từ 150-159 mg/dl (LDL-cholesterol từ 100129mg/dl) tuy nhiên mức mong muốn trên cũng có thể gây tác động kích
thích tạo xơ vữa mạch khi so sánh với mức tốt nhất.
Mối liên quan giữa bệnh mạch vành với lượng cholesterol toàn phần
trong máu đã được thừa nhận. Đó là một chỉ điểm tốt về nguy cơ của bệnh
mạch vành. Choleserol là một chất sinh học có nhiều chức phận quan trọng,
một phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ăn cung cấp.
Lượng cholesterol trong khẩu phần có ảnh hưởng đến cholesterol toàn
phần trong huyết thanh tuy ảnh hưởng này ít hơn ảnh hưởng của các acid béo
no. Do cholesterol trong chế độ ăn góp phần tạo nên nguy cơ bệnh mạch vành
nên hầu hết các ủy ban chuyên viên quốc tế đều khuyên lượng cholesterol
trong chế độ ăn trung bình nên dưới 300mg/ngày/người. Cholesterol chỉ có
trong các thức ăn nguồn gốc động vật, nhất là não (2500mg%), bầu dục bò
(400mg%), bầu dục lợn (375mg%), tim (140mg%), lòng đỏ trứng (200mg%),


18

trứng gà toàn phần (600mg%), gan lợn (300mg%), gan gà (440mg%), do đó
hạn chế các thức ăn này góp phần giảm lượng cholesterol trong khẩu phần.
Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lexitin là một
chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. Do đó ở những người có

cholesterol máu cao không nhất thiết phải kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn
trứng mỗi tuần 1-2 lần và nếu có điều kiện nên uống sữa.
Trong các thập kỷ qua, nhiều nước như Nauy, Thụy Điển, Phần Lan,
Úc, Hoa Kỳ… đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng ngừa bệnh THA và họ
đã đạt được một số kết quả khả quan. Nói chung các biện pháp này bao gồm
các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá, hoạt động thể lực và duy
trì cân nặng ổn định.
Trong các khuyến cáo về ăn uống, người ta khuyên năng lượng do chất
béo cung cấp không được vượt quá 30% tổng số năng lượng, tăng sử dụng
dầu thực vật, tăng sử dụng khoai củ các loại, rau và trái cây. Các loại đường
ngọt không cung cấp quá 10% tổng số năng lượng, còn năng lượng do protein
nên đạt từ 10-15%.
* Chất xơ
Vai trò sinh học của chất xơ là giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi ống
tiêu hóa, phòng táo bón. Về vai trò đối với THA, đã có nhiều công trình nêu
lên tác dụng của chất xơ trong điều hòa huyết áp cả ở người lớn và trẻ em.
Tuy nhiên tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn đề cần nghiên cứu.
Trong chế độ ăn của người bệnh THA cần thiết phải tăng nhiều chất xơ.
* Rượu
Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo “rượu làm THA và đó là yếu tố
nguy cơ của tai biến mạch máu não. Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g


19

ethanol × 1 - 3 lần/ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày
(>30g ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội”.
Theo Chang – S.J; Ko-Y.C et al năm 1997 đã đưa ra tiêu chuẩn nếu
uống rượu bia > 4 lần/1 tuần và mỗi lần >100ml thì được coi là uống rượu
thường xuyên. Theo Chang và nhiều tác giả khác thì việc tính số lượng uống

rượu trong một tuần là thích hợp cho nghiên cứu lâm sàng vì rất nhiều bệnh
nhân chỉ uống rượu vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc không hẳn ngày nào
cũng uống.
Trong nghiên cứu này, các mức độ huyết áp của những người uống 60
ounces (1.800g) rượu mạnh mỗi tháng thì cao gấp đôi với người uống ít hơn
30ounces (900g) rượu mạnh mỗi tháng.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự (19891992) thấy ở những người có THA tỷ lệ uống rượu cao hơn ở những người
bình thường (p<0,001).[14]
1.3. Các biện pháp dự phòng tăng huyết áp
1.3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống có vai trò hỗ trợ đáng kể trong điều trị và phòng bệnh
THA. Người bệnh THA cần phải có chế độ ăn như sau:
- Ăn giảm muối, tránh dùng muối chấm thức ăn, không nên ăn những
món ăn như: Dưa muối, cà muối. Hạn chế đồ hải sản vì bản thân các loại thức
ăn này đã chứa nhiều natri. Chế độ này cho phép giảm nhẹ huyết áp và tăng
hiệu lực của thuốc chống tăng huyết áp.
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi và các sản phẩm về sữa: Thống kê
cho thấy ở các nhóm cư dân khác nhau, sử dụng ít thức ăn có canxi thường
làm huyết áp cao hơn khi so sánh với các nhóm dân cư khác. Các nghiên cứu


20

mới đây cũng cho thấy có thể giảm huyết áp đáng kế với chế độ ăn nhiều sữa
và rau quả.[8].
- Không nên uống cam thảo, chè sâm, cafe, bia rượu…vì đó là những
chất gây kích thích làm THA. Một số loại trà tốt cho người cao huyết áp như:
trà đắng, hoa hòe…
- Hạn chế sử dụng các chất béo đặc biệt là các chất béo bão hòa, ăn
tăng cường rau và quả chín.

1.3.2. Chế độ luyện tập
Luyện tập đầy đủ và chế độ ăn hợp lý là những cách tốt nhất để đẩy lùi
chứng cao huyết áp.
Vận động để duy trì huyết áp ở mức ổn định, đó là nguyên tắc vàng đối
với bệnh nhân THA và những người không muốn mắc bệnh này. Vận động
thể chất đều đặn giúp bệnh nhân THA giai đoạn khởi phát không phải dùng
thuốc hoặc nếu phải dùng thì cũng muộn hơn hoặc với liều thấp hơn.
Theo quan điểm lão khoa ngày nay, đối với người cao tuổi, cường độ
tập luyện quá lớn sẽ tăng nhanh quá trình oxy hóa, sinh ra nhiều gốc tự do
(một tác nhân thúc đẩy quá trình lão hóa). Ngoài ra sự vận động căng thẳng
kéo dài sẽ dễ làm tổn thương một số cơ quan trong cơ thể. Những vận động
nhẹ nhàng có thể hạn chế hiện tượng trên, kích thích sinh sản các chất bổ trợ
miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ngăn cản và diệt trừ các tế bào đột biến
thành tế bào ung thư. Nó cũng giúp những người tập phấn chấn, sảng khoái,
vui tươi. Thể dục không chạy cũng không thuộc dạng vận động này, nó không
chỉ thích hợp cho người cao tuổi mà còn tốt đối với người sức yếu, mắc bệnh
tim mạch. Để có một chế độ luyện tập hợp lý, tốt cho sức khỏe thì mỗi người
nên theo sự tư vấn của cán bộ y tế.


21

1.3.3. Một số điều cần chú ý đối với người tăng huyết áp [13]
- Mùa lạnh: Mỗi khi lạnh các mạch máu bị co lại đẩy huyết áp tăng lên
và nhịp tim đập nhanh lên để bù trừ giúp cơ thể chống lạnh. Đối với người
THA, trời lạnh bao giờ cũng làm bệnh nhân nặng lên, huyết áp tăng thêm có
thể làm vỡ mạch, nhất là người cao tuổi.
- Khi ngủ dậy: Từ 4 -7 giờ sáng thường là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất
trong ngày. Người THA phải tạo thói quen tập một số động tác trước khi ra
khỏi giường, trước khi ở cửa phải mặc ấm, đặc biệt giữ ấm cổ, ngực và hai

bàn chân.
- Mùa hè, thời tiết nóng, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, cơ thể mất một
lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao,
làm tăng nguy cơ cho tim và não vì vậy dù không cảm thấy khát, cũng phải
thường xuyên uống nước. Cảm giác khát là một phản ứng khá mạnh của hệ
thần kinh đối với tình trạng thiếu nước của cơ thể. Khi chúng ta thấy khát thì
cơ thể đã bị mất nước khá nghiêm trọng. Vì vậy, mùa hè bệnh nhân THA nên
uống nhiều nước và uống đều đặn. Tốt nhất nên tạo một thói quen uống một
ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và một ly nước trước khi đi ngủ ban
đêm. Nên dùng nước trắng đun sôi, thanh trùng, các nước giải khát có đường,
có ga có thể thay thế bằng các trà thảo dược, thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà
kỷ tử, trà xanh…


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; dân số toàn quận:
47.248 người, trong đó có 6.366 NCT; toàn quận có 7 phường, trong nghiên
cứu này, chúng tôi chia quận thành 3 vùng: Vùng xa trung tâm, vùng ven
trung tâm, vùng trung tâm.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người cao tuổi (≥ 60 tuổi) hiện có thời gian sống từ 5 năm trở lên tại
địa bàn nghiên cứu.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa loại trừ:

- Các đối tượng < 60 tuổi hiện có thời gian sống < 5 năm tại địa bàn
nghiên cứu.
- Người cao tuổi bị bệnh nặng, mắc bệnh tâm thần, di chứng nặng nề
của chiến tranh (thương binh chấn thương sọ não, cụt tứ chi, di chứng chất
độc da cam không tự phục vụ) thì không đưa vào đối tượng nghiên cứu.
- Không đồng ý nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Là một nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang


23

2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu tỷ lệ THA được tính theo công thức:
p (1-p)
n= Z2(1-α/2)
d2
Trong đó:
α: Mức ý nghĩa thống kê (tra bảng với α= 0,05 có Z (1- α/2)= 1,96.
p: Là tỷ lệ THA ở NCT từ nghiên cứu trước là 32,1% . [31]
d: Là độ chính xác mong muốn trong nghiên cứu này, lấy d= 0,05.
Thay vào công thức trên ta tính được cỡ mấu tối thiểu trong nghiên cứu
này là 334 NCT. Để tăng độ mạnh của mẫu nghiên cứu, chúng tôi nhân gấp
1,5 lần và tăng thêm 10% cỡ mẫu đã tính thì được cỡ mẫu cần nghiên cứu là
550 NCT. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã chọn cỡ mẫu và tổ chức điều tra
được 550 NCT.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 phường và được áp dụng chọn mẫu
nhiều giai đoạn.
+ Từ quận Đồ Sơn, Hải Phòng, tiến hành chọn mẫu có chủ đích lấy 3
vùng địa lý đó là vùng trung tâm, vùng ven trung tâm và vùng xa trung tâm.
- Vùng xa trung tâm: Các phường Bàng La, Hợp Đức và Minh Đức.
- Vùng ven trung tâm: Phường Vạn Hương.
- Vùng trung tâm: Các phường Vạn Sơn, Ngọc Hải và Ngọc xuyên.
+ Đối với vùng ven trung tâm chọn chủ đích Phường Vạn Hương (do là
phường duy nhất); các vùng còn lại tiến hành chọn ngẫu nhiên đơn (bốc thăm
ngẫu nhiên), được kết quả như sau:
- Vùng xa trung tâm: Phường Hợp Đức.
- Vùng trung tâm: Phường Ngọc Xuyên.


24

+ Tại các phường đã được chọn, sẽ nghiên cứu NCT từ 60 tuổi trở lên.
. Lập danh sách số NCT các phường nghiên cứu: Phường Hợp Đức có
8034 người, có 986 NCT; Phường Vạn Hương có 4327 người, có 680 NCT;
Phường Ngọc Xuyên có 6024 người, có 939 NCT.
. Chọn đối tượng bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn hệ thống cho đến
khi đạt đủ cỡ mẫu cho nghiên cứu.
Sơ đồ chọn mẫu
Thành phố Hải Phòng
Quận Đồ Sơn

Vùng xa trung tâm

Vùng ven trung tâm


Vùng trung tâm

(3 phường)

(1 phường)

(3 phường)

1 phường

1 phường

1 phường

(Hợp Đức)

(Vạn Hương)

(Ngọc Xuyên)

Người cao tuổi
(550 NCT)
2.2.4. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu
* Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến bệnh THA của NCT tại ở quận
Đồ Sơn, Hải Phòng:
- Đặc điểm chung của đối tượng NC:Giới tính; nhóm tuổi; nghề nghiệp.
- Tỷ lệ đối tượng điều tra phân theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ NCT mắc bệnh THA tại địa bàn nghiên cứu.



25

- Tỷ lệ NCT mắc bệnh THA theo giới tính.
- Tỷ lệ NCT mắc bệnh THA theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ NCT hiện mắc bệnh THA theo tiền sử nghề nghiệp.
- Tỷ lệ NCT hiện mắc bệnh THA theo chỉ số BMI.
- Các biến chứng THA của nhóm nghiên cứu.
- Tỷ lệ NCT hiện mắc một số bệnh tại địa bàn nghiên cứu.
* Kiến thức của NCT về bệnh THA ở quận Đồ Sơn, Hải Phòng:
- Tỷ lệ NCT hiểu rõ về bệnh THA của họ.
- Tỷ lệ NCT biết được biến chứng của bệnh THA.
- Tỷ lệ NCT biết được dấu hiệu cơn THA.
- Tỷ lệ NCT biết cách xử trí khi có dấu hiệu cơn THA.
- Tỷ lệ NCT THA biết cách dự phòng tai biến của THA.
* Thực hành của NCT về bệnh THA ở quận Đồ Sơn, Hải Phòng:
- Tỷ lệ NCT THA tham gia luyện tập thường xuyên.
- Tỷ lệ NCT THA thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu Glucid tinh
chế.
- Tỷ lệ NCT THA thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol.
- Tỷ lệ NCT THA thường xuyên uống rượu, hút thuốc.
- Tỷ lệ NCT THA thích tiêu thụ món ăn có nguy cơ cao cho sức khỏe.
- Tỷ lệ NCT THA ít tiêu thụ một số món ăn có lợi sức khỏe.
- Tỷ lệ NCT THA đã giảm tiêu thụ món ăn có nguy cơ cao cho sức
khỏe.
- Tỷ lệ NCT THA có đi khám bệnh để được chăm sóc y tế.
- Tỷ lệ NCT THA được đo huyết áp.
- Tỷ lệ NCT THA gặp khó khăn khi dự phòng tai biến của THA.
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin
Tổ chức phòng khám cho NCT tại trạm Y tế phường đã được chọn, mỗi



×