Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp phát triển ổn định của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN XUÂN TOẢN

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ỔN ĐỊNH CỦA NGHỀ NI LỒNG BÈ MỘT SỐ LỒI
CÁ BIỂN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TẠI
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN XUÂN TOẢN

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ỔN ĐỊNH CỦA NGHỀ NI LỒNG BÈ MỘT SỐ LỒI
CÁ BIỂN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TẠI
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản



Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:

1027/QĐ-ĐHNT

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:

26/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỊCH THANH
Chủ tịch hội đồng:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Khoa sau đại học:
KHÁNH HỊA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “ Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp
phát triển ổn định của nghề nuôi lồng bè một số lồi cá biển có giá trị kinh tế tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu” là kết kết quả nghiên cứu thực sự nghiêm túc của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học tận tình của TS. Nguyễn Địch Thanh. Các số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Nha Trang, Ngày 29 tháng 11 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Xuân Toản

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận
được nhiều kiến thức bổ ích về chun mơn cũng như nhiều sự giúp đỡ từ ban giám
hiệu Trường Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện Nuôi trồng Thủy Sản, Khoa Sau đại
học, các bạn lớp cao học Nuôi trồng thủy sản niên khóa 2013, để tơi hồn thành tốt đề
tài tốt nghiệp, Tơi xin chân thành cảm ơn q thầy cô và các bạn. Đặc biệt, cho Tôi xin
bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Địch Thanh đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.

Tơi xin cảm ơn ban lãnh đạo Phân Viện Nghiên Cứu Hải sản Phía nam, Viện
Nghiên Cứu Hải sản đã tạo điều kiện cho tơi về thời gian, tài chính cũng như cơ sở vật
chất để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Phòng Kinh tế thành phố Vũng Tàu, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Tân Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát thu thập dữ liệu để hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả các bạn đã giúp đỡ động
viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Nha Trang, Ngày 29 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Xuân Toản

ii



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................viii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
1.1. Tình hình nuôi và khai thác thuỷ sản trên thế giới .................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu ni cá biển ở Việt Nam .....................................................8
1.2.1. Nghiên cứu về thức ăn .......................................................................................8
1.2.2. Nghiên cứu giống cá biển..................................................................................9
1.2.3. Nghiên cứu bệnh cá biển ..................................................................................10
1.2.4. Nghiên cứu nuôi cá biển bằng lồng bè ở Việt Nam...........................................13
1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .........................................................19
1.3.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................19
1.3.2. Khí hậu, thời tiết ..............................................................................................19
1.3.3. Chế độ thủy văn và thủy triều..........................................................................20
1.3.4. Chất lượng môi trường nước ni trồng thủy sản ............................................21
1.3.5. Tình hình mơi trường, dịch bệnh, thiên tai........................................................22
1.3.6. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản ......................................23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................25
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................25
2.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................26
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................................26

2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp.....................................................................................26
2.3.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................................26
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................26
2.4.1 Xử lý số liệu......................................................................................................26
iii


2.4.2 Phân tích số liệu................................................................................................27
2.4.3. Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội.........................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................28
3.1. Hiện trạng kinh tế xã hội của các chủ hộ nuôi cá biển lồng bè.............................28
3.1.1. Độ tuổi của chủ hộ ..........................................................................................28
3.1.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ ............................................................................28
3.1.3. Tập huấn, đào tạo nghề nuôi cá lồng bè............................................................29
3.1.4. Kinh nghiệm nuôi cá lồng ................................................................................29
3.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá lồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu......................................30
3.2.1. Hình thức ni và kích cỡ lồng ni.................................................................30
3.2.1.1. Hình thức ni ..............................................................................................30
3.1.1.2. Kích cỡ lồng ni..........................................................................................30
3.2.2. Thơng tin về đối tượng và mùa vụ nuôi ............................................................30
3.2.2.1. Đối tượng nuôi ..............................................................................................30
3.2.2.2 Mùa vụ thả cá giống.......................................................................................31
3.2.3. Nguồn gốc, kích cỡ và mật độ ni ..................................................................31
3.2.4. Hiện trạng quản lý chăm sóc ............................................................................32
3.2.4.1. Thức ăn ni cá.............................................................................................32
3.2.4.2. Hiện trạng môi trường nuôi ..........................................................................33
3.2.4.3. Phân cỡ cá.....................................................................................................33
3.2.4.4. Vệ sinh lồng lưới...........................................................................................33
3.2.4.5. Tỷ lệ sống cá nuôi lồng .................................................................................34
3.3. Hiện trạng những bệnh thường gặp trên cá biển nuôi tại BR-VT.........................34

3.3.1. Bệnh lở loét......................................................................................................34
3.3.2. Bệnh ký sinh trùng ...........................................................................................35
3.3.3. Bệnh xuất huyết ...............................................................................................35
3.3.4. Bệnh cá chết không rõ nguyên nhân trên ..........................................................36
3.3.5. Bệnh mù mắt....................................................................................................36
3.4. Năng suất, hiệu quả kinh tế và cơ cấu chi phí của ni cá biển lồng bè ..............37
3.4.1. Năng suất và hiệu quả kinh tế của ni cá lồng ................................................37
3.4.2. Cơ cấu chi phí cho nghề nuôi cá biển tại Bà Rịa Vũng Tàu .............................38
3.5 Hiệu quả về kinh tế xã hội....................................................................................38

iv


3.6. Những khó khăn gặp phải trong ni cá lồng bè.................................................39
3.7. Đề xuất một số giải pháp ......................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................................................................41
Kết luận .....................................................................................................................41
Đề xuất ......................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................43
PHỤ LỤC.................................................................................................................... a

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Sản lượng nuôi, đánh bắt thuỷ sản trên thế gới năm 2006-2011...................3
Bảng 1.2 So sánh sản lượng nuôi thuỷ sản khu vực châu Á với thế giới năm 2010.....4
Bảng 1.3 Một số lồi cá biển có giá trị kinh tề nuôi trong lồng bè ................................6
Bảng 1.4 Một số lồi cá biển có giá trị kinh tế nuôi trong lồng bè ở Indonesia .................6

Bảng 1.5 Ương cá biển từ hương lên cá giống ở các loại hình ni khác nhau .............7
Bảng 1.6 Một số lồi cá biển có giá trị kinh tế ni trong lồng bè ở Thái Lan..............7
Bảng 1.7 Các dạng lồng nuôi truyền thống thường được sử dụng ở Việt Nam ...........15
Bảng 3.1 Phân bố tuổi của chủ hộ nuôi cá biển lồng bè ở BR-VT ..............................28
Bảng 3.2. Nguồn gốc, kích cỡ và mật độ cá nuôi trong lồng ......................................32
Bảng 3.3. Thời gian thay lưới lồng nuôi cá lồng bè ở BRVT......................................33
Bảng 3.4 Năng suất và hiệu quả kinh tế của một số loài cá biển.................................37
Bảng 3.5. Những khó khăn gặp phải trong ni cá lồng bè tại BRVT ........................39

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Nhóm đối tượng cá biển ni và sản lượng ni trên thế giới........................5
Hình 1.2 Dạng lồng bán chìm Semi-submergible cages .............................................17
Hình 1.3 Dạng lồng nổi khung sắt..............................................................................18
Hình 1.4 Cấu tạo lồng trịn HPDE do aqualine (Nauy) thiết kế) .................................18
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ........................................................................25
Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..................................................................25
Hình 3.1 Trình độ văn hóa của người ni cá lồng .......................................................29
Hình 3.2 Kinh nghiệm của người ni cá lồng bè ......................................................29
Hình 3.3 Tỷ lệ đối tượng cá biển được ni trong lồng .............................................31
Hình 3.4. Tỷ lệ sống của các lồi cá biển ni bằng lồng bè tại BR-VT .....................34
Hình 3.5. Bệnh lở loét trên cá hồng...........................................................................35
Hình 3.6 Ký sinh trùng trên cá mú (A) và cá bớp (B).................................................35
Hình 3.7. Biểu hiện cá chẽm bị bệnh xuất huyết. ......................................................36
Hình 3.8. Biểu hiện cá hồng bị bệnh đục mắt. ...........................................................36
Hình 3. 9. Cơ cấu chi phí ni cá biển tại Bà Rịa Vũng Tàu ......................................38


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BRVT

: Bà Rịa – Vũng Tàu

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

VNN

: Bệnh hoại tử thần kinh

TSS

: Chất rắn lơ lửng

BOD5

: Chất hữu cơ

HPDE

: High density polyethylen

TLC


: Tension leg cage

VNN

: Viral Nervous Necrosis

IPN

: Infectious Pancreatic Necrosis

VHS

: Viral Haemorrhagic septicaemia

IHN

: Infectiuos Hematopoietic Necrosis

GNV

: Gill Necrosis

HIV

: Hemocytic Infection Virus

OVV

: Oyster Velar Virus


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp phát triển ổn định của nghề nuôi cá lồng bè
một số lồi cá biển có giá trị kinh tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ” được thực hiện từ tháng
6/2014 đến tháng 11 năm 2015 nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật và đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển ổn định nghề nuôi cá lồng bè ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nghiên cứu được thực hiện ở một số địa bàn trọng điểm về nuôi cá lồng biển trong vùng
như: xã Long Sơn và xã Tân Hải. Từ đó, đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi để
góp phần ổn định và phát triển cho những hộ nuôi cá lồng bè. Dựa vào các phiếu điều tra
về hiện trạng kỹ thuật, được tổng hợp và phân tích thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi trung bình của các chủ hộ nuôi là 37,6 tuổi. Số
chủ hộ tốt nghiệp cấp 2 chiếm tỷ lệ 39,4%, tiếp đến là số người tốt nghiệp cấp 3 và cấp 1
với tỷ lệ lần lượt là 35,3% và 19,0% , người không biết chữ 4,6 %. Hình thức ni cá
biển lồng bè tại tỉnh BRVT là ni bè nổi, khung gỗ, kích cỡ 6x6x3 m và thể tích trung
bình 100 m3/ 1 lồng. Đối tượng nuôi chủ yếu của ngư dân là: cá mú, cá hồng, cá chẽm,
cá bớp và cá chim ,… mùa vụ ni chính vào khoảng tháng 2 – 5 dương lịch hàng năm.
Kích cỡ giống thả ni 5 lồi cá (cá mú, cá chẽm, cá hồng, cá bớp và cá chim) dao động
từ 5 – 20cm. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá lồng bè của các ngư dân ở Bà Rịa Vũng Tàu
chủ yếu là các loại cá tạp (cá nục, cá ngân, cá chỉ vàng, cá ngừ ồ). Trong các khoản chi
phí cho hoạt động ni thì chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng lớn nhất với trên 60% tổng. Tỷ
suất lợi nhuận của cá mú và cá chim cao nhất lần lượt là: 50,57±5,48 % và 59,32±7,13
thấp nhất là tỷ suất lợi nhuận của cá bớp và cá chẽm. Tỷ lệ sống của 5 loài cá biển dao
động trong khoảng 50 – 64,3 %. Năng suất dao động từ 4,4 -15,6 kg/m3.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè ở Bà Rịa – Vũng Tàu, bao gồm: giải pháp
về con giống, giải pháp về thức ăn, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh, thị trường tiêu thụ và
những biện pháp để quản lý môi trường vùng nuôi hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro.

Từ khóa: Hiện trạng kỹ thuật, cá lồng bè, giải pháp, Bà Rịa – Vũng Tàu.

ix


MỞ ĐẦU
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, là nguồn cung
cấp thực phẩm quan trọng cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Năm 2010 xuất khẩu thuỷ
sản của cả nước đạt 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,034 tỷ USD (theo thống kê của VASEP
năm 2010). Định hướng phát triển đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8 tỷ
USD, trong đó tổng sản lượng cá biển ni năm 2015 đạt 160.000 tấn, giá trị tương đương
1,04 tỷ USD và năm 2020 đạt 200-260.000 tấn, tương đương 1,8 tỷ USD.[31]
Nghề nuôi cá lồng ở nước ta trong những năm gần đây phát triền mạnh ở một số
tỉnh ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phịng, Khành Hồ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên
Giang. Hình thức nuôi hiện nay ở qui mô nhỏ trong các eo biển, vịnh, cửa sông, và chỉ
tập trung nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế như: cá giò, cá song, cá chim vây
vàng, cá chẽm, cá hồng…
Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong những năm tới, ngành thuỷ sản đã có
định hướng phát triển nghề ni biển, nghiên cứu những đối tượng mới có giá trị kinh
tế, thử nghiệm thành công nuôi thương phẩm cá biển theo cơng nghệ của các nước có
nghề ni phát triển: Nhật Bản, Úc, Đài Loan… qui hoạch vùng ni tập trung, tìm
giải pháp cho các vùng ni kém hiệu quả giúp nghề nuôi cá biển phát triển bền vững.
Nghề nuôi cá lồng bè tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt đầu phát triển từ năm 2000,
trong đó khu vực xã Long Sơn phát triển nghề mạnh nhất, tồn xã hiện nay có khoảng
trên 2.866 lồng ni cá của 140 hộ dân tập trung chủ yếu ở trên sông Chà Và. Việc
phát triển tự phát, không quy hoạch trong một thời gian dài, làm cho môi trường nuôi
bị ô nhiễm, dịch bệnh cá xảy ra nhiều, gây thiệt hại nhiều cho người nuôi. Đây là
nguyên nhân khiến cho nghề nuôi cá biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển kém
bền vững. Để góp phần vào nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lồng bè khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và

được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang cho phép
tôi thực hiện đề tài “ Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp phát triển ổn định của nghề
nuôi cá lồng bè một số lồi cá biển có giá trị kinh tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”

1


* Các nội dung chính của đề tài:
- Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội nghề ni cá biển lồng bè tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
- Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi lồng bè một số lồi cá biển có giá trị kinh tế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn định nghề nuôi cá biển lồng bè
tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiện trạng kỹ thuật và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
ổn định nghề nuôi cá lồng bè tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở cho các nhà khoa học và các nhà
quản lý quy hoạch, cải tiến kỹ thuật nuôi phù hợp đối với nghề nuôi cá biển lồng bè.
+ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài giúp cho cán bộ kỹ thuật và ngư dân khu vực tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu thấy rõ được hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội mà nghề ni
cá lồng bè mang lại. Từ đó có những giải pháp cụ thể giúp cho nghề nuôi cá biển lồng
bè phát triển bền vững.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình ni và khai thác thuỷ sản trên thế giới
Trong thời gian từ 2006 - 2011, tổng sản lượng khai thuỷ sản không có nhiều
biến động, dao động trong khoảng 88,6 – 90,4 triệu tấn (Bảng 1.1). Xu hướng khai
thác cá nội địa tăng nhẹ với mức khoảng hơn 1,5 triệu tấn trong thời gian này,
nhưng xu hướng khai thác cá biển giảm dần hàng năm, tương đương với khoảng
1,5 triệu tấn (FAO, 2012). Tuy nhiên, sản lượng nuôi thuỷ sản lại tăng đều hàng
năm, kể cả nuôi thuỷ sản nội địa và nuôi biển. Tổng sản lượng nuôi thuỷ sản dao động
từ 47,3 đến 63,6 triệu tấn, tăng khoảng 16,3 triệu tấn trong vịng 6 năm qua, tăng bình
qn 2,72 triệu tấn/năm. Sản lượng cá nuôi biển chỉ chiếm từ 30-34% trong tổng số
sản lượng nuôithuỷ sản trên thế giới (FAO, 2012).[27]
Bảng 1.1. Sản lượng nuôi, đánh bắt thuỷ sản trên thế gới năm 2006-2011
2006
(tr. tấn)

2007

2008

2009

2010

2011

Đánh bắt
- Nội địa
- Biển khơi

9,8
80,2


10,0
80,4

10,2
79,5

10,4
79,2

11,2
77,4

11,5
78,9

Tổng sản lượng đánh bắt

90,0

90,4

89,7

89,6

88,6

90,4


Nuôi thủy sản
- Nội địa
- Nuôi biển

31,3
16,0

33,4
16,6

36,0
16,9

38,1
17,6

41,7
18,1

44,3
19,3

Tổng sản lượng nuôi

47,3

49,9

52,9


55,7

59,9

63,6

Tổng sản lượng (nuôi+đánh bắt)

137,3

140,2 142,6 145,3 148,5 154,0

Sản lượng

(Nguồn::FAO, 2012.)
Sản lượng cá từ khai thác và nuôi trồng được con người sử dụng làm thực phẩm
có xu hướng tăng nhẹ, chiếm từ 83 đến 86% tổng sản lượng. Con người sử dụng bình
quân từ 17,4 kg/người/năm (năm 2006) tăng đến 18,8 kg cá/người/năm (năm 2011).
Trong 10 nước hàng đầu thế giới và châu Á thì Trung Quốc là quốc gia
đứng đầu thế giới (chiếm 61,35%) và khu vực châu Á (chiếm 68,92) về sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam là nước đứng hàng thứ 3 về sản lượng thuỷ sản nuôi,
chiếm 5,01% ở châu Á và 4,46% toàn thế giới (Bảng 1.2).
3


Bảng 1.2 So sánh sản lượng nuôi thuỷ sản khu vực châu Á với thế giới năm 2010
Quốc gia
Trung Quốc

Sản lượng nuôi

(tấn)
36.374.215

Tỷ lệ % so với
Tỷ lệ % so với thế
châu á
giới
68,92
61,35

Ấn Độ

4.648.851

8,72

4,46

Việt Nam

2.671.800

5,01

3,85

Indonesia

2.304.828


4,32

2,19

Bangladesh

1.308.515

2,45

2,15

Thái Lan

1.286.122

2,41

1,42

Myamar

850.697

1,60

1,24

Philippin


744.695

1,40

-

Nhật Bản

718.284

1,35

-

Triều Tiên

475.561

0,89

-

1.557.588

2,92

-

53.301.157


100

-

Khác
Tổng

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới với kim ngạch
xuất khẩu đạt 13.268 triệu USD năm 2010, tăng bình qn hàng năm13,9% trong
vịng 10 năm, từ 2000 – 2010. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu
thuỷ sản, đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.109 triệu USD, nhưng là nước có tốc
độ tăng trưởng bình qn hàng năm cao thứ 2, sau Trung Quốc, với mức tăng
13,2%/năm. Tuy nhiên, sản phẩm thuỷ sản chủ lực được xuất khẩu tại Việt Nam là cá
tra, tiếp theo là tôm sú, tôm thẻ, nhuyễn thể… Trong 10 nước đứng đầu thế giới, cả
về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm hơn 50% trong tổng của thế giới.
Trên thế giới, có khoảng 12 nhóm cá biển đang được ni thương phẩm ở các quy mô khác
nhau trong môi trường nước mặn. Thống kê năm 2010 cho thấy, sau nhóm cá chưa xác định
(hoặc chưa xếp nhóm) thì sản lượng ni đối với nhóm cá cam, chim và thu chiếm sản lượng lớn
(gần 200 ngàn tấn), tiếp theo là nhóm cá đù, cá tráp, cá song, cá bớp, dao động từ khoảng 50 đến 170
ngàn tấn. (hình 1.1). [27]

4


Hình 1.1 Nhóm đối tượng cá biển ni và sản lượng nuôi trên thế giới
Nghề nuôi cá biển trong lồng bè ở châu á đạt 394.580 tấn, trị giá gần 512 triệu
USD, trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng cá biển nuôi lồng bè cao nhất:
358,495 tấn. Quy mô nuôi nhỏ (8-20 ô lồng) chiếm trên 80% tổng số các hộ ni, có
rất ít các hộ ni có số lượng lồng ni từ 20-100 ơ lồng (kích cỡ lồng 3x3x3 m).
Ở Trung Quốc nghề nuôi cá biển lồng bè bắt đầu phát triển từ thập niên 80S có

trên 1 triệu ô lồng được phân bố ở các tỉnh ven biển như: Fujian (54%); Guangdong
(15%), Zhejiang (10%), Shandong (7%), Hainan (5%) các vùng khác chiếm khoảng
(5%). Các lồng nuôi truyền thống có kích thước thường nhỏ (3-5 m x 3-5 m và chiều
sâu lưới 4-5 m. Vật liệu làm bè thường bằng tre, gỗ, ống thép, lồng được đặt trên các
phao nhựa.[25]
Hiện nay ở Trung Quốc có trên 65 lồi cá biển đang được ni trong lồng bè và ao
đất, như cá mú, cá bớp, cá bơn nhật bản, cá tráp …..
Thức ăn sử dụng cho nuôi cá lồng bè chủ yếu vẫn là cá tạp, được băm nhỏ hoặc xay
nhuyễn trộn với vitamine, cho ăn hằng ngày từ 3-5% trọng lượng thân, giá cá tạp dao
động trong khoảng từ 0,2- 0,53 USD/kg.
Theo bảng 1.3 ở Trung Quốc đã chủ động ương được một số các lồi cá có giá trị
kinh tế, việc này đã giúp cho người nuôi chủ động được nguồn giống đưa vào nuôi đại trà.

5


Bảng 1.3 Một số lồi cá biển có giá trị kinh tề ni trong lồng bè

Lồi

Mật
độ/m3

Cá mú

50

Cá hồng

50


Cá chim

60

Cá bớp

7

Cá chẽm

45

Cá tráp

40

Nguồi
giống
Nhân tạo,
tự nhiên và
ngoại nhập
Nhân tạo,
tự nhiên
Nhân tạo và
nhập
Nhân tạo
Nhân tạo và
nhập
Nhân tạo và

tự nhiên

Thời
gian
ni
(tháng)

Kích cỡ
thu
hoạch
(kg)

Tỷ lệ
sống
(%)

8-14

0,5

40

15

10

8-12

0,5


70

15

6,4

6-10

0,5

80

20

3,5

8-12

3

85

15

3,5-4,5

6-10

0,6


85

20

2,5

8-12

0,5

75

10

5,8

Sản
Giá bán
lượng
tại bè
3
(Kg/m ) (USD/kg)

Nghề nuôi cá biển lồng bè ở Indonesia trong những năm gần đây phát triển mạnh,
nhiều loài cá biển đã được sản xuất giống nhân tạo như: cá mú, cá chẽm, cá bớp, cá hồng.
Bảng 1.4 Một số loài cá biển có giá trị kinh tế ni trong lồng bè ở Indonesia

Lồi

Mật

độ/m3

Cá mú
15-20
cọp
Cá hồng

15-20

Cá bớp

3-5


chẽm

15-20

Thời
gian
Nguồi giống
ni
(tháng)
Nhân tạo
Nhân tạo, tự
nhiên
Nhân tạo và
nhập ngoại
Nhân tạo


Kích cỡ
thu
hoạch
(kg)

Tỷ lệ
sống
(%)

Sản
lượng
(Kg/m3)

Giá bán
(USD/kg)

9-12

0,5-0,7

80-90

7,5-8,0

8-10

9-12

0,5-0,6


80-90

7,5-10,0

3-4

10-12

4,0-5,0

80-90

8,0-10,0

3,5-4,0

9-10

0,5-0,6

70-90

7,5-10,0

3

Nguồn thức ăn sử dụng cho nuôi cá biển ở Indonesia hiện nay vẫn chủ yếu là cá tạp,
một số lồi ni bằng thức ăn công nghiệp như cá chẽm, cá bớp, nhưng số lượng vẫn cịn
ít chưa phổ biến. Nguồn con giống ở Indonesia hấu hết được sản xuất nhân tạo, tỷ lệ sống
của cá tương đối cao dao động trong khoảng 70-90%. (Bảng 1.4) [25].

Nghề nuôi cá biển lồng bè ở Thái Lan chủ yếu tập chung nuôi trong các vùng khu
vực eo vịnh, trong sông vùng nước lợ, mặn. Theo Kongkeo, H (2009) kích cỡ các lồi cá
biển giống thả ni trong lồng phải đạt trên 10 cm, thì sẽ cho kết quả tỷ lệ sống cao hơn so
6


với cá có kích thước nhỏ (dưới 10 cm). Kỹ thuật ni cá ở Thái Lan có khác so với một số
nước khác là: cá giống được sản xuất trong trại có kích thước khoảng 1-2,5 cm sẽ được
vèo trong lồng nhỏ có kích cỡ (1x1x1,5 m3, trong ao đất 800-1600 m2 hoặc trong bể tròn
5-10 m3, sau một htời gian ni cá giống đạt kích thước trên 10 cm chuyển sang nuôi ở
lồng lớn hơn loại: 3x3x2 m3, 4x4x2m3 và 5x5x2m3. (bảng 1.5). Một số bệnh virus thường
gặp trên cá biển nuôi lồng như bệnh VNN (Viral Nervous Necrosis), Bệnh do
Irridovirus,

Bệnh

IPN

(Infectious

Pancreatic

Necrosis),

BệnhVHS

(Viral

Haemorrhagic septicaemia), Bệnh do nhóm herpesvirus, Bệnh IHN (Infectiuos
Hematopoietic Necrosis), Bệnh GNV và HIV (Gill Necrosis và HemocyticInfection

Virus), Bệnh OVV (Oyster Velar Virus).[28]
Bảng 1.5 Ương cá biển từ hương lên cá giống ở các loại hình ni khác nhau
Mật độ
(con/m2)
300-500

Kích cỡ thả
(cm)
5,0

Thời gian ni
(ngày)
60-75

Kích cỡ thu
(cm)
12,5-15,0

Ao đất

25-100

2,5

75-90

10,0-15,0

Bể trịn


50-100

1,0-2,5

60-75

5,0-10,0

Loại hình nuôi
Trong lồng

Các đối tượng nuôi ở thái lan chủ yếu là cá mú, cá bớp, cá hồng và cá chẽm.
Nguồn giống cung cấp cho người nuôi chủ yếu là từ sản xuất nhân tạo, tỷ lệ sống của
cá tương đối cao dao động trong khoảng 70-90% tùy thừng loài.
Bảng 1.6 Một số lồi cá biển có giá trị kinh tế ni trong lồng bè ở Thái Lan
Thời
Kích
Tỷ lệ
gian
cỡ thu
sống
ni
hoạch
(%)
(tháng) (kg)
0,47010-12
0,7
75
0,4708-12
0,7

80

Mật
độ/m3

Nguồn giống

Cá mú cọp

5-7

Nhân tạo

Cá mú
chấm nâu

5-7

Nhân tạo, tự nhiên

Cá bớp

1-2

Nhân tạo

12-15

Cá hồng đỏ


5-7

Nhân tạo và từ
nhiên

8-10

Cá chẽm

5-7

Nhân tạo

6-8

Loài

7

5-8
0,50,7
0,61,0

80
80
8090

Sản
lượng
1,83,7

1,43,9
4,012,8
2,03,9
2,46,3

Giá bán
tại bè
(USD/kg)
9,0-10,5
5,0-7,0
3,0
4,5-6,0
3,5-5,0


1.2. Tình hình nghiên cứu ni cá biển ở Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản là nghề truyền thống ở Việt Nam nhưng đến những năm cuối
thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau năm 2000 nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
mới phát triển nhanh chóng. Năm 2012, diện tích NTTS đạt 1,2 triệu ha, sản lượng đạt
3,2 triệu tấn, đóng góp quan trọng vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6,6 tỷ
USD. Trong đó ni cá biển diện tích 7.436 ha và 86.066 lồng, sản lượng 86.000 tấn.
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có NTTS phát triển
nhanh nhất thế giới. Theo Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015, định
hướng đến 2020 (Quyết định 1523/QĐ-BNN-TCTS ngày 08/7/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT), mục tiêu đặt ra là đến năm 2015: Tổng sản lượng cá biển nuôi năm
2015 đạt 160.000 tấn, giá trị tương đương 1,04 tỷ USD, trong đó ni cá biển trong ao
đạt 61.000 tấn, nuôi trong hệ thống lồng nhỏ 44.000 tấn, nuôi công nghiệp tập trung
55.000 tấn. Dự kiến đến năm 2020 tổng sản lượng cá biển đạt 200.000 - 260.000 tấn,
giá trị 1,8 tỷ USD : Nuôi cá biển trong ao đạt khoảng 98.000 tấn, nuôi hệ thống lồng
nhỏ 51.000 tấn, nuôi công nghiệp tập trung 111.000 tấn.

1.2.1. Nghiên cứu về thức ăn
* Thức ăn cá tạp
Nghiên cứu trước đây (Trai, 1997) đã cho thấy chỉ có cá tạp tươi được sử dụng
làm thức ăn cho cá mú và hệ số chuyển hóa thức ăn trong ni lồng trung bình là 5,9
(khối lượng tươi) là cao đáng kể so với hệ số chuyển hóa thức ăn đối với ni ao là
4,3. Cá tạp được sử dụng để nuôi cá mú, cá chẽm và cá bớp bao gồm cá mối (Saurida
spp), cá cơm (Stolephorus sp), cá liệt (Leiognathus spp), cá nục (Decapterus sp), cá
bơn (Solea sp), cá trích (Clupea leiogaster), cá sơn (Priacanthus macracanthus) là
những lồi cá chính. (Nguyễn Thị Vân Hà, 2003).[9;29]
* Thức ăn cơng nghiệp
Theo Vasep (2012), hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy
sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96
cơ sở sảnxuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân
trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng
nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá,
dầu cá hồi, nhóm các acidamin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.
8


Trên thị trường hiện nay có các cơng ty sản xuất thức ăn cho cá biển như: Grobest,
Uni- president, Tomboy… và thức ăn nhập khẩu cho cá biển giống của công ty INVE
Thái Lan.[31]
1.2.2. Nghiên cứu giống cá biển
Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, có nhiều cơng trình nghiên cứu
sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển được tiến hành tại
nhiều Viện Nghiên cứu NTTS ở Việt Nam như:
Từ năm 1994, Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên (1998), nghiên cứu đặc điểm
sinh học, nuôi và sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển ở miền Bắc Việt Nam.
Kết quả bước đầu đã tạo ra được những con cá song (Epinephelus spp), cá hồng, cá
giò giống đầu tiên ở Việt Nam. Từ năm 1994 – 1995, Trần văn Đan đã tiến hành

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bớp (Bostrichthys sinensis), cá đù đỏ
(Sciaenops ocellatus) và cá tráp vây vàng (Mylio latus). [5][6][7]
Nguyễn Tuần và ctv (2000), nghiên cứu công nghệ nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo
cá vược (Lates calcarifer). Kết quả nghiên cứu đã tạo ra con giống cá vược, đã đề
xuất được quy trình cơng nghệ sản xuất giống cá vược, mở ra nhiều triển vọng cho
nghề nuôi cá vược và nghề nuôi cá biển nói chung. Tại Trường Đại học Nha Trang,
trong thời gian từ năm 1998 – 2000, Nguyễn Duy Hoan và ctv đã nghiên cứu sản xuất
thành công giống cá chẽm. Năm 2001 - 2002, Nguyễn Trọng Nho và ctv đã nghiên
cứu sản xuất giống cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier &
Valenciennes, 1882) thành công.[15]
Trong thời gian từ năm 1998 – 2000, Đỗ Văn Khương và ctv đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số lồi cá biển có giá trị kinh tế
cao trong điều kiện Việt Nam”. Kết quả đề tài đã xây dựng qui trình cơng nghệ sản
xuất giống nhân tạo nhiều lồi cá biển như: nghiên cứu ni vỗ và sinh sản nhân tạo
cá song mỡ (Epinephelus tauvina Forsskal, 1775), nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học và kỹ thuật nuôi cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766) và nghiên cứu
đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sinh sản của loài cá tráp vây vàng
(Mylio latus) tại Hải Phịng, xây dựng qui trình cơng nghệ ni thương phẩm cá giò
(Rachycentron canadum), cá song (Epinephelus spp).[17]

9


Từ năm 1996 – 2006, được sự tài trợ của Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy
(NUFU), Đại học Nha Trang thực hiện chương trình “Nghiên cứu và Đào tạo Sau Đại
học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án NUFU) với sự tham gia của
các nhà khoa học đến từ Na Uy, Bồ Đào Nha và Bỉ. Giai đoạn 2 của dự án (2002 –
2006) đã tập trung nghiên cứu xây dựng và hồn thiện qui trình sản xuất giống nhân
tạo cá chẽm châu Á (Lates calcarifer). Cuối năm 2003 đến nay, từ việc kế thừa các
kết quả nghiên cứu trước, ứng dụng các thành quả nghiên cứu được của dự án, cá

chẽm giống đã được sản xuất ở qui mô thương mại với qui trình sản xuất ổn định,
cung cấp số lượng lớn con giống cho nghề nuôi cá chẽm thương phẩm, chuyển giao
công nghệ cho nhiều địa phương trong cả nước.
Nguyễn Văn Hùng và ctv (2009) có một số cơng bố về sinh sản nhân tạo cá biển
như: nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá song da báo (Plectropomus
leopardus) và cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus) tại vùng biển
Khánh Hịa. Lê Xân (2010) đã cơng bố kết quả nghiên cứu cho sinh sản thành công
và nuôi thương phẩm trong lồng bè Cá song chuột (Crommileptes altivelis), Cá song
vằn (E. fuscoguttatus), cá song da báo (Plectropomus leopadus).[13][14][24]
Nhìn chung, nghề ni cá biển ở nước ta những năm gần đây phát triển khá
nhanh và đạt được kết quả đáng khích lệ. Mặc dù, trong nước đã sản xuất được con
giống nhân tạo một số loài cá biển như cá chẽm, cá mú, cá giò và cá hồng Mỹ, cá
chim vây vàng, ... nhưng số lượng vẫn rất hạn chế không đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi.
Trong khi, nguồn giống thu từ tự nhiên không đảm bảo về số lượng cũng như chất
lượng, giống nhập từ các nước khác về giá lại cao, tỷ lệ sống khi ương nuôi thấp do
môi trường nuôi thay đổi. Bên cạnh đó, cơng nghệ ni lạc hậu, chủ yếu sử dụng cá
tạp làm thức ăn dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát và không ổn định,
thị trường tiêu thụ hẹp nên hiệu quả nuôi vẫn chưa cao. Do vậy, để nghề nuôi cá biển
phát triển bền vững, đạt được năng suất cao và ổn định bên cạnh việc mở rộng thị
trường, nghiên cứu phát triển sản xuất thức ăn cơng nghiệp thay thế cho cá tạp thì cần
thiết phải tập trung vào khâu nghiên cứu sản xuất con giống nhân tạo.
1.2.3. Nghiên cứu bệnh cá biển
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài “Chẩn đoán và phịng trị một số bệnh
truyền nhiễm ở cá ni và thủy đặc sản” năm 1996 đến 1998 cho biết cá mú được đưa
10


vào ni lồng khoảng 1 đến 2 tuần đã có biểu hiện như: cá mù mắt, mắt có mủ trắng
thường một bên mắt, da đầu, thân đuôi thường bị ăn mịn, viêm lt các gốc vây và
trong 3 năm đó Bùi Quang Tề và ctv đã phân lập được 6 loài Vibrio spp và 1 loài

Pseudomonas sp ở cá mú khi xuất hiện bệnh và lở loét. Trong đó, V. alginolyticus
chiếm 44,3%, V. vulnificus chiếm 25%. Đã xác định được vi khuẩn V. vulnificus trên
một số loài cá mú (Epinephelus sp) nuôi tại Quảng Ninh (Bùi Quang Tề và ctv,
1998).[22]
Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và ni một số
lồi cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” công bố thu được 25 mẫu
cá mú và 8 mẫu cá Giị bị bệnh và phân lập được 5 lồi vi khuẩn trong đó có 4 lồi là
Vibrio spp: V. parahaemolyticus, V. anguilarum, V. alginolyticus, V. vulnificus và một
loài vi khuẩn gram dương là Streptococcus sp (Đỗ Văn Khương và ctv, 2001). Cá Giị
(cá bớp) ni tại Cát Bà - Hải Phòng thường bị bệnh đốm đỏ và viêm ruột.[17]
Phan Thị Vân và ctv (2006) phân lập và xác định Streptococcus sp gây nên bệnh mắt
mờ đục ở cá mú chấm cam (E. coioides) vào năm 2004. Đến năm 2005, phân lập và xác
định được Staphylococcus sp gây bệnh trên giai đoạn cá mú giống và cá mú thương phẩm.
Khi cá mú chấm cam (E. coioides) ni thương phẩm có biểu hiện bệnh lý như có vết loét
trên thân, trong ruột khơng có thức ăn tiến hành kiểm tra và phân lập thấy vi khuẩn V.
alginolyticus và V. parahaemolyticus. Đối với cá mú giai đoạn từ hương lên giống khi cá
bị nhiễm V. pelagius thì cá bơi nổi lên tầng mặt, bỏ ăn và chết. [23]
Năm 2006, phát hiện cá mú bị bệnh V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và
Streptococcus sp tại 2 điểm thu là Quảng Ninh và Hải Phòng. Khi thấy có dấu hiệu
lt trịn trên đồng xu trên thân cá, mổ thấy ruột khơng có thức ăn, nội tạng bình
thường tiến hành phân lập thấy V. alginolyticus và Streptococcus sp. Khi da cá bị
phồng rộp giải phẫu thấy ruột không có thức ăn gan xuất huyết khi này cá chết rất
nhanh và tỷ lệ chết cao (Trương Thị Mỹ Hạnh, 2006).[8]
Theo Bùi Quang Tề và ctv (2008) tiến hành nghiên cứu bệnh trên cá hồng đỏ và
cá tráp tại Quảng Ninh, trong q ni thí nghiệm cá đã bị nhiễm các loại bệnh: bệnh
hoại tử thần kinh (VNN) và bệnh Iridovirus. Bệnh do vi khuẩn Vibrio và
Pseudomonas thường là vi khuẩn cơ hội, khi môi trường bị ô nhiễm vi khuẩn tăng đủ
số lượng có thể gây bệnh xuất huyết cho cá. Bệnh sinh trùng nhiễm ở cá hồng đỏ và cá
11



tráp đã định loại được 10 loài, trùng bánh xe (Trichodina), sán lá đơn chủ
(Monogenea) có thể gây bệnh ở giai đoạn cá giống; sán đơn chủ Megalocotyle có thể
gây bệnh cá ni lồng; rận cá Caligus có thể gây bệnh cá ni ao.
Theo Nguyễn Đức Bình và ctv (2011) cho thấy tỷ lệ bắt gặp tác nhân gây bệnh
lớn nhất là vi khuẩn sau đó là ký sinhh trùng. Trong 6 tháng thu mẫu có 4 tháng tỷ lệ
bắt gặp 100% tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Thời điểm thu mẫu tháng 6 do sự gia
tăng đồng thời mật độ vi khuẩn hiếu khí, Vibrio trong nước đã tạo điều kiện cho sự
phát triển các tác nhân như vi khuẩn, vi rút, nấm ở tháng này cao hơn các tháng khác.
Nấm phân lập được các loài Fusarium moliniforme trên cá Sủ sao, ký sinh trùng
thường gặp là Trichodina sp, Pseudorhabdosynochus sp; Gyrodactylus sp;
Cryptocaronirrtaus; Ichthyobodo.necator, ký sinh ở da và mang cá. Năm 2010 cá chết
xảy ra rải rác ở tất cả các tháng với hiện tượng bị rộp da đối với cá chẽm, rộp da,
trương bóng hơi với cá Sủ sao trong đó tỷ lệ bắt gặp vi khuẩn V. haveryi có tỷ lệ lớn
nhất chiếm 28,2% trên số mẫu nhiễm (Nguyễn Đức Bình và ctv, 2011). Thử kháng
sinh đồ thấy rằng Doxycyline là kháng sinh có tác dụng tốt nhất. [1]
Theo nghiên cứu của Phan Thị Vân và ctv (2006) tại khu vực lồng nuôi ở Phú
Yên đã phát hiện ra 11 loài Vibrio spp (V. alginolyticus, V. carchariae, V.
parahaemolyticus, V. fluvialis, V. cholaera, V. hollisae, V. damsela, V. anguilarum, V.
vulnificus, V. ordalli và V. haeveyi) và 4 loài Streptococcus sp, Staphylococcus sp,
Edwardsiella tarda và Pseudomonas fluorescens gây bệnh trên 2 đối tượng nuôi biển
là cá bớp và cá mú, trong đó có 7 lồi gây bệnh trên cá bớp với tỷ lệ tương ứng V.
alginolyticus (8,3%-100%), V. cholerae (25%-50%), V. fluvialis (37,5%), V. hollisae
(20%-50%), V. ordalli (50%), V. damsela (14,3%) và V. vulnificus (42,9%), V.
alginolyticus và V. parahaemolyticus [23]
Đối với bệnh viêm ruột, cá mú có biểu hiện bệnh lý như cá kém ăn, bơi lờ đờ
gần mặt nước, đơi khi thân cá xoay trịn, đầu hướng lên trên, bụng trướng, da nhợt,
thân có nhiều nhớt, khi mổ thấy gan bầm tím, mật sưng, thận viêm nhũn, dạ dày và
ruột khơng có thức ăn. Khi đó dùng 2kg cỏ sữa cộng với 1 kg rau sam tươi trộn vào 1
lít nước đun kỹ trong 2 giờ chắt lấy nước trộn vào thức ăn cho 100kg cá hoặc 2 vạn cá

giống. Mỗi tuần làm 1 đợt, mỗi đợt từ 2 – 3 ngày liên tục. Hoặc trộn Streptomyxin vào
thức ăn với liều lượng 20 – 25mg/kg cá/ngày, liên tục trong 1 tuần. Hoặc trộn
12


Sulfamidin vào thức ăn với liều lượng 100mg/kg cá/ngày liên tục trong 1 tuần (Ngô
Trọng Lư và ctv, 2004).[19]
Trần Vĩ Hích và ctv 2008 đã phát hiện những dấu hiện bất thường, tương tự với
dấu hiệu bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển nuôi thương phẩm cá mú (Epinephelus spp),
cá chẽm (Lates calcarifer) và cá bớp (Rachycentron canadum) tại Khánh Hịa đã gây
ra tỉ lệ chết cho cá ni cao. [10]
Trần Văn Dũng (2008) trong nghiên cứu về thành phần KST và thử nghiệm trị
bệnh sán dây trên cá bớp tại cơng ty Hoằng Ký- Khánh Hịa đã phát hiện và mơ tả 13
giống, lồi ký sinh trùng và một số dạng ấu trùng của giun sán. Trong nghiên cứu này
cá Giò giai đoạn cá con bị cảm nhiễm với 4 loài ký sinh trùng đơn bào là Trichodina
sp, Brooklynella sp, Hemiopheys sp, Ichthyophthyrius sp; 3 loài giun sán: Tylocepalum
sp, Spectatus sp, Spinitectus sp, Contraceacum sp và 2 loài giáp xác là Caligus sp,
Pleururus sp. [4]
Theo Võ Văn Nha (2012), Bệnh lở loét được ghi nhận đã xuất hiện và làm chết
cá vào mùa hè năm 2008, 2009 ở một số cơ sở nuôi cá mú tại Sông Cầu, thuộc tỉnh
Phú Yên và Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trong năm 2010 và đầu năm 2011,
bệnh cũng xuất hiện nhiều ở các vùng nuôi cá mú trong ao và trong lồng nổi trên biển
thuộc các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Vũng Tàu. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa hè
và nhất là vào lúc giao mùa, gây tỉ lệ chết cao. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn
vibrio sp gây ra. [20]
Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Ngọc Du (2006) đã mô tả khá chi tiết về các loại
bệnh virus trên cá biển và cách phòng bệnh. Như bệnh VNN (Viral Nervous Necrosis),
Bệnh do Irridovirus, Bệnh IPN (Infectious Pancreatic Necrosis), BệnhVHS (Viral
Haemorrhagic septicaemia), Bệnh do nhóm herpesvirus, Bệnh IHN (Infectiuos
Hematopoietic Necrosis), Bệnh GNV và HIV (Gill Necrosis và HemocyticInfection

Virus), Bệnh OVV (Oyster Velar Virus).[11]
1.2.4. Nghiên cứu nuôi cá biển bằng lồng bè ở Việt Nam
Mặc dù nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển nhưng cho đến nay,
công nghệ nuôi biển nước ta vẫn đang rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Hầu hết các trang trại nuôi biển tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú

13


Quốc đều sử dụng lồng gỗ, quy mô kiểu nông hộ, lắp đặt tại các vùng biển kín gió.
Các lồng này thường có dung tích nhỏ, kích thước 3x3x3 m kết lại thành cụm lồng hết
sức đơn giản (Tuan và ctv., 2000) [30]. Từ năm 1999, trong khuôn khổ dự án SVR
0330, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 đã lắp đặt thử nghiệm thành cơng một
3

số lồng trịn nổi làm bằng vật liệu HDPE có đường kính 9 m dung tích 300 m . Kết
quả nghiên cứu cho thấy kiểu lồng này có cấu tạo khá vững chắc, mềm dẻo, dễ vận
hành, thích hợp cho ni nhiều lồi cá biển, tương đối phù hợp với điều kiện vùng
biển Việt nam. Nhược điểm của các lồng này là giá thành cao và có bộ phận khung cơ
khí được làm từ sắt mạ kẽm khơng chịu được điều kiện khí hậu nắng nóng và ẩm
của nước ta nên có tuổi thọ thấp (không quá 5 năm). Năm 2002, Công ty Hà Quang đã
ứng dụng chế tạo mơ hình lồng này bằng vật liệu tại chỗ và cung cấp cho một số
doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nuôi cá giò thương phẩm tại khu vực biển
Cửa Lò, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cơ Tơ (Quảng Ninh), Cát bà (Hải Phịng), vịnh Văn
Phong (Khánh Hồ)… Phần khung cơ khí là sắt mạ kẽm đã được cải tiến và thay thế
bằng vật liệu thép không gỉ (inox), tuy đảm bảo độ bền nhưng giá thành vẫn còn cao.
Gần đây,một số trang trại do nước ngoài đầu tư đã bắt đầu lắp đặt những hệ thống lồng
ni hiện đại có đường kính khoảng 12-20 m tại khu vực biển tỉnh Khánh Hồ như
cơng ty Marine Farm (Mafa, Nauy), Công ty TNHH An Hải (Nga).Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá chất lượng và khả năng chịu sóng của các mơ

hình này, chưa có đủ cơ sở để khẳng định khả năng lắp đặt loại lồng tại những vùng
biển mở. Một số doanh nghiệp ni cá bằng lồng trịn HDPE, do chưa nắm vững quy
trình vận hành, bảo dưỡng, chưa tuân thủ nghiêm túc yêu cầu kỹ thuật nên đã để xảy ra
sự cố đứt dây neo tại vùng nuôi Quỳnh Lưu, Nghệ an trong cơn bão số 7 năm 2005,
gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư, làm ảnh hưởng đến
sự phát triển ni biển. Bên cạnh mơ hình lồng HDPE, một số mơ hình lồng chi phí
thấp, lồng gỗ cải tiến có khả năng chịu sóng được nghiên cứu thử nghiệm thành công
từ năm 2002 nhưng khả năng ứng dụng thấp vì chưa thuận tiện trong vận hành (Như
Văn Cẩn và ctv., 2003). [2]
* Một số kiểu lồng nuôi truyền thống
Lồng được thiết kế theo nhiều kiểu, nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào đặc
điểm của vùng nước và khả năng tài chính của người ni.

14


×