Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 67 trang )


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả điều tra và
nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu này chưa được sử dụng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Nha Trang, ngày 01 tháng 09 năm 2011
Ký tên


Nguyễn Văn Phát
























LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Hoàng Thị Bích Đào đã tận
tình hướng dẫn tôi từ lúc xây dựng đề cương đến hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại
học Nha Trang; Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Khánh Hòa cùng toàn thể anh chị em lớp cao học khóa 2008 - 2009 đã nhiệt
tình giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, thu thập số liệu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Công ty Uni-President Việt Nam cùng toàn thể đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Sau cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều
kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành chương trình cao học













i


MỤC LỤC
Lời cam đoan
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một vài đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố 4
1.1.4. Tập tính sinh sống 4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi thọ 5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản 5
1.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam 8
1.2.3 Tình hình nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa 9
1.3. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm he chân trắng 9
1.3.1. Yếu tố hữu sinh 9
1.3.2. Yếu tố vô sinh 10
CHƯƠNG 2 13
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra 14
2.2.4. Phương pháp điều tra 14

2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 15
Chương 3 16
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa 16
3.1.1.1. Vị trí địa lý và khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản 16
3.1.1.2. Khí hậu thủy văn 17
3.1.1.3. Chế độ nhiệt 18
3.1.1.4. Chế độ thủy triều 18

ii

3.1.1.5. Nguồn nước cấp 18
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 19
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa 19
3.1.2.2. Dân số và lao động của tỉnh Khánh Hòa 22
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 22
3.1.2.4. Độ tuổi, trình độ học vấn, số năm nuôi tôm HCT của nông hộ 23
3.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa 26
3.2.1. Diện tích ao nuôi của các nông hộ 26
3.2.2 Kết cấu ao nuôi và cơ sở vật chất kỹ thuật 28
3.2.3 Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi 29
3.2.4 Chọn giống và thả giống 33
3.2.5 Thức ăn và cách cho ăn 34
3.2.6 Quản lý môi trường ao nuôi 37
3.2.7 Bệnh, cách phòng trị 40
3.2.8 Thu hoạch và hiệu quả kinh tế 42
3.3 Giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa 43
3.3.1. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 44
3.3.1.1. Điểm mạnh 44

3.3.1.2. Điểm yếu 44
3.3.1.3. Cơ hội 45
3.3.1.4. Thách thức 46
3.3.2. Giải pháp 46
Chương 4 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
4.1 Kết luận 49
1. Đánh giá hiện trang nghề nuôi tôm he chân trắng ở Khánh Hòa: 49
2. Giải pháp phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng ở địa phương gồm các giải
pháp về quy hoạch, Khoa Học Công Nghệ, dịch vụ hỗ trợ và môi trường 50
4.2. Đề xuất ý kiến 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 53

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Tôm he chân trắng [23] 3
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa (tỷ lệ 1:50.000) 16
Hình 3.2: Tỷ trọng GTSX ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2004 – 2009
(Nguồn niên giám thống kê năm 2009 và tính toán của tác giả) 20
Hình: 3.3 Tỷ lệ nam nữ là chủ hộ nuôi 24
Hình 3.4 Trình độ học vấn chủ hộ nuôi tôm 24
Hình 3.5 Độ tuổi chủ hộ nuôi tôm 25
Hình 3.6 . Số năm nuôi tôm he chân trắng của chủ hộ 26
Hình 3.7 Máy móc thiết bị thường sử dụng trong nuôi tôm 28
Hình 3.8. Cải tạo đáy ao nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa 31
Hình 3.9. Ao nuôi đã được chuẩn bị tốt trước khi thả tôm 34

Hình 3.10 Hình thức cho tôm ăn bằng xuồng 37
Hình 3.11: Ao nuôi tôm có độ trong kém, đang có hiện tượng tảo tàn 38
Hình 3.12 Hệ thống quạt nước cung cấp Oxy cho ao nuôi tôm tại Khánh Hòa 39
Hình 3.13. Tỷ lệ các hộ nuôi xuất hiện bệnh trong quá trình nuôi tôm HCT (n=59) 40


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các thông số môi trường sống của tôm he chân trắng ở tự nhiên [4] 4
Bảng 1.2. Các nước có nghề nuôi tôm nước lợ phát triển trên thế giới [17] 6
Bảng 1.3. Sản lượng và giá trị tôm he chân trắng trên thế giới (2001-2005) [17].7
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng nuôi tôm he chân trắng ở nước ta năm 2006 [14] 8
Bảng 2.1 Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu 14
Bảng 3.1 Giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành của tỉnh Khánh Hòa 19
Bảng 3.2 Giá trị và tỷ trọng GTSX ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa 21
Bảng 3.3. Thông tin về chủ hộ nuôi tôm (n=59) 23
Bảng 3.4 Diện tích, số ao của các chủ hộ nuôi tôm tại 4 vùng điều tra (n=59) 26
Bảng 3.5. Hình dạng, độ sâu và diện tích đáy ao (n=59) 28
Bảng 3.6: Hình thức cải tạo ao (n=59) 29
Bảng 3.7 Các loại sản phẩm chính sử dụng gây màu nước (n=59) 32
Bảng 3.8 So sánh việc sử dụng giống công ty và cơ sở sản xuất giống tự do bên
ngoài của các hộ nuôi (năm 2009) (n=59) 33
Bảng 3.9 Loại thức ăn sử dụng nuôi tôm he chân trắng ở Khánh Hòa 34
Bảng 3.10 Thời gian kiểm tra sàng ăn và tỷ lệ bỏ sàng ăn (n=59) 35
Bảng 3.11 Phương pháp cho tôm ăn ở 4 vùng nghiên cứu (n=59) 36
Bảng 3.12 Tỷ lệ hộ nuôi quản lý được độ trong thích hợp 30÷40cm (n=59) 37
Bảng 3.13 Các biện pháp điều chỉnh pH trong ao nuôi (n=59) 38
Bảng 3.14 Phương pháp xử lý đáy ao của người dân tại Khánh Hòa (n=59) 40

Bảng 3.15 Giá bán kích cỡ thu hoạch, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm
trong năm 2009 (n=59) 42
Bảng 3.16. Số ngày nuôi để đạt 100 con/kg (n=59) 43
Bảng 3.17. Năng suất và lợi nhuận 4 vùng nghiên cứu (n=59) 43

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ARA : Arachidoric acid
BTC : Bán thâm canh
QCCT : Quảng canh cải tiến
CPSH : Chế phẩm sinh học
DHA : Docosahexaenoic acid
DT : Diện tích
EPA : Eicosapentaenoic acid
GTSX : Giá trị sản xuất
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
P : Postlarvae (ấu trùng Post– tôm bột)
SS : So sánh
TC : Thâm canh
TĐPTBQ : Tốc độ phát triển bình quân






1


MỞ ĐẦU
Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc loại lớn nhất so với
các tỉnh miền Trung, với đối tượng nuôi rất đa dạng và hiện đang chủ yếu nuôi tôm
he chân trắng, tập trung ở bốn huyện là Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa và Vạn
Ninh. Ngành thủy sản tỉnh chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương,
xếp thứ ba cả nước về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm. Tỉnh Khánh Hoà
xác định đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản là chiến lược trong chương trình kinh
tế của tỉnh.
Hiện nay, khi nghề nuôi tôm sú gặp khó khăn do dịch bệnh, giải pháp phát
triển nghề nuôi tôm he chân trắng ở Khánh Hòa là hướng phát triển phù hợp, giải
quyết việc làm cho người lao động, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi. Đồng
thời thực hiện công nghệ nuôi đa loài, nuôi xen, luân phiên các đối tượng phù hợp
với điều kiện tự nhiên của tỉnh, nhằm cân bằng môi trường sinh thái, giúp sản xuất
phát triển hiệu quả. Các cấp, các ngành trong tỉnh đang quan tâm quy hoạch, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng cho cân đối với sự phát triển của quy mô vùng nuôi, bao
gồm: đường giao thông, mạng lưới điện, kênh cấp, kênh thoát, hệ thống xử lý nước
thải của các khu vực nuôi tập trung. Cùng với việc tăng cường quản lý nuôi tôm
theo quy hoạch, đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, ý thức cộng đồng của
người nuôi tôm, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên
môi trường là một trong các giải pháp tốt nhất để phát triển bền vững nghề nuôi tôm
của tỉnh Khánh Hòa.
Nuôi tôm luôn là thế mạnh của ngành nuôi trồng thủy sản bởi năng suất và
giá trị xuất khẩu cao. Trong nghề nuôi tôm thì tôm he chân trắng đang là một đối
tượng nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao bởi đối tượng này dễ nuôi, thời gian thu
hoạch ngắn và giá trị kinh tế cao so với các đối tượng tôm nuôi khác. Trong những
năm gần đây tôm he chân trắng đang được nuôi và phát triển rất nhanh chóng. Do
chạy theo lợi nhuận, các trang trại đã nuôi không đúng theo quy trình các nhà khoa
học khuyến cáo, mật độ quá cao thậm chí đến hàng trăm con/m
2
, quy trình xử lý ao

nuôi sau mỗi vụ nuôi không được quan tâm, nuôi ào ạt thiếu sự quy hoạch dẫn đến
những hệ lụy đáng kể và nguy cơ rủi ro ngày càng cao đối với nghề đang được đặc
biệt quan tâm này. Nuôi tôm gồm rất nhiều chế độ quản lý nghiêm ngặt, nhưng các
nông hộ lại chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cá nhân riêng, chưa tuân thủ theo
phương pháp khoa học, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng lớn đến
nghề nuôi đầy tiềm năng và rất thuận lợi của tỉnh nhà.

2

Từ những lý do trên, được phép của khoa Nuôi trồng Thủy sản – trường Đại
Học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài “Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để
phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại
Khánh Hòa”, với nội dung sau:
+ Điều tra hiện trạng và phân tích những đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm he chân
trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ Đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa.
Những nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
+ Góp phần cung cấp thêm các thông số kinh tế xã hội, kỹ thuật và hiện trạng
nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa.
+ Là cơ sở khoa học góp phần giúp cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Khánh Hòa đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý, nhằm phát triển
nghề nuôi tôm he chân trắng tại địa phương một cách hợp lý.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một vài đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Tôm he chân trắng nằm trong hệ thống phân loại sau :

Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei Boone, 1931
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
Tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng.
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Bề ngoài tôm he chân trắng gần giống tôm he Trung Quốc và tôm bạc. Cá
thể lớn nhất đạt 23 cm. Cơ thể tôm có màu trắng phớt hồng, võ mỏng có thể nhìn
thấy rõ đường ruột từ phần lưng bụng. Chân bò có màu trắng ngà, các vành chân
bơi có màu vàng nhạt, vành chân đuôi có màu đỏ nhạt. Đôi râu có màu đỏ và chiều
dài gấp 1.5 chiều dài thân. Tôm cái có thelycum dạng hở khác với tôm sú có
thelycum dạng kín [4], [9].

Hình 1.1. Tôm he chân trắng [23]

4

1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm he chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Thái
Bình Dương, Châu Mỹ, từ ven biển Mehico đến miền trung Pêru. Nhiều nhất ở
vùng biển Ecuado [4], [9], [15]. Hiện nay tôm he chân trắng được nuôi rất nhiều
trên thế giới: Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc [6].
1.1.4. Tập tính sinh sống
Ngoài tự nhiên tôm he chân trắng sống ở độ sâu 0 72m , nơi có chất đáy là
bùn hoặc bùn cát. Trong vòng đời của tôm he chân trắng tùy từng giai đoạn mà
chúng phân bố ở những vùng nước khác nhau. Giai đoạn ấu trùng cho đến nhỏ hơn

P
15
chúng sống trôi nổi ngoài khơi và vùng triều. Giai đoạn thiếu niên di chuyển vào
vùng cửa sông và đến khi tôm trưởng thành chúng sống ở biển [1], [9], [15]. Ban
ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới mò đi kiếm ăn. Tôm thường lột xác vào
ban đêm [9] và khoảng 20 ngày thì lột xác 1 lần [4]. Trong ao nuôi, tôm thích ứng
pH từ 7,5  8,5; dao động một ngày không quá 0,5, độ mặn 10  30‰ [9], [13].
.

Bảng 1.1. Các thông số môi trường sống của tôm he chân trắng ở tự nhiên [4]
Độ sâu (m) Nhiệt độ (
0
C) Độ mặn (‰) pH
072 25  32 28  34 7,7  8,3
Tôm he chân trắng thích ứng rất tốt đối với sự thay đổi đột ngột của môi
trường sống, lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Tôm sống tự nhiên ở biển
có nhiệt độ ổn định từ 25  32
0
C. Tuy nhiên chúng vẫn thích nghi được khi nhiệt độ
thay đổi lớn. Tôm vẫn sống 100% khi được chuyển từ bể ương có nhiệt độ là 15
0
C
qua bể có nhiệt độ 12  18
0
C. Khi nhiệt độ dưới 9
0
C, tôm chết dần. Khi tăng dần
nhiệt độ lên 41
0
C, tôm dưới 4 cm và trên 4 cm đều chỉ chịu được tối đa 12 giờ rồi

chết hết. Sức chịu đựng hàm lượng ôxy thấp nhất là 1,2 mgO
2
/L, với cỡ 2  4 cm là
2,0 mgO
2
/L, cỡ dưới 2 cm là 1,05 mgO
2
/L. Tôm càng lớn thì sức chịu đựng hàm
lượng ôxy càng kém. Tôm he chân trắng có khoảng chịu đựng độ mặn 5  50‰,
khoảng thích hợp nhất là 10  40‰ [4].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm he chân trắng là loài ăn tạp, với phổ thức ăn rộng bao gồm: sinh vật phù
du, mùn bã hữu cơ, lad-lad, sinh vật đáy, thức ăn công nghiệp Giống như các loài
tôm he khác, thức ăn của tôm he chân trắng cũng cần các thành phần: protid, lipid,
vitamin, muối khoáng… thiếu hay không cân đối, đều ảnh hưởng đến sức khỏe và
tốc độ lớn của tôm. Thành phần dinh dưỡng có sự thay đổi theo từng giai đoạn trong

5

vòng đời phát triển của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm he chân trắng
rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% thể
trọng tôm (thức ăn ướt). Trong thời kỳ tôm sinh sản, đặc biệt là giữa và cuối giai
đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày tăng lên gấp
3  5 lần.
Hàm lượng đạm trong thức ăn cho tôm he chân trắng (Penaeus vannamei
Boone, 1931) thấp hơn tôm sú (P. monodon Fabricius, 1798) và tôm he Nhật Bản
(P.Japonicus Bate, 1888). Tôm he chân trắng cần 35% đạm, tôm sú cần 40% đạm,
tôm he Nhật Bản cần 60% đạm trong thức ăn [2], [12].
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi thọ
Ở tôm he nói riêng, giáp xác nói chung, sự tăng lên về kích thước có dạng

bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục, kích thước cơ thể giữa hai lần lột
xác tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, sự tăng trưởng về khối lượng dường như
liên tục hơn [15]. Thời gian giữa 2 lần lột xác phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của
tôm. Trong điều kiện bình thường thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 10  16 ngày,
khi nhiệt độ xuống thấp khoảng thời gian này sẽ tăng lên theo tỷ lệ nghịch [11].
Tôm he chân trắng lúc nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1  2 ngày. Tốc
độ lớn thời gian đầu 3g/ tuần lễ (mật độ nuôi 100con/m
2
), tới cỡ tôm 30g/con tôm
lớn chậm (1g/tuần lễ). Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Trong điều kiện
sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30  32
0
C, độ mặn 20  40‰ từ tôm bột đến cỡ
tôm thu hoạch trung bình 40g, dài 14 cm thì mất 180 ngày. Tuổi thọ của tôm he
chân trắng ít nhất trên 32 tháng [4].
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Người ta thường bắt gặp tôm cái ôm trứng quanh năm. Tuy
nhiên, mùa sinh sản còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên từng vùng.
Ở ven biển phía bắc Ecuador, tôm đẻ từ tháng 3  8, nhưng đẻ rộ từ tháng 4  5. Ở
Peru, mùa sinh sản từ tháng 12  4 năm sau [4].
Giao vĩ: Tôm he chân trắng là loài có thelycum hở nên tôm thành thục hoàn
toàn mới tiến hành giao vĩ. Buồng trứng tôm thành thục có màu hồng, sau khi đẻ,
trứng có màu đậu xanh. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát dục tiếp.
Thời gian giữa hai lần đẻ cách nhau 2  3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ). Con cái
đẻ tới 10 lần trong năm, thường sau khi đẻ từ 3  4 lần lột xác 1 lần. Tôm đẻ chủ
yếu vào thời gian từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian từ lúc đẻ đến lúc kết thúc
khoảng 1  2 phút. Các chùm tinh (petasmata) của tôm đực cũng được tái sinh nhiều

6


lần [4]. Tôm cái có trứng đã thành thục không được thụ tinh vẫn có thể đẻ được
nhưng ấp không nở.
Trứng thụ tinh có đường kính khoảng 0.28 mm, ấp ở nhiệt độ nước 28 
31
0
C, độ mặn 29‰ sau 12 giờ nở thành ấu trùng Nauplius. Quá trình biến thái của
ấu trùng trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó có 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn
Zoea, 3 giai đoạn Mysis và giai đoạn Postlarvae [3]. Postlarvae lột xác tất cả 12 lần
khoảng 12 ngày sau thành tôm bột [4].
Sức sinh sản: Tôm he chân trắng là loài thành thục sớm, tôm cái có khối
lượng 30  45 g là có thể tham gia sinh sản, sức sinh sản thực tế khoảng 10  25 vạn
trứng/tôm mẹ [4].
Trong sản xuất, người ta dựa vào các đặc điểm trên để cho sinh sản nhân tạo
và ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng một cách có hiệu quả. Đặc điểm giao vĩ
cho phép ta dự báo tương đối chính xác thời điểm tôm đẻ. Đặc điểm quá trình biến
thái giúp ta quản lý, chăm sóc ấu trùng trong quá trình ương nuôi. Dựa vào sức sinh
sản thực tế có thể lựa chọn số lượng tôm bố mẹ cho đẻ trong một vụ sản xuất giống.
1.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới
Từ năm 1995 đến nay, tôm he chân trắng đã được di nhập vào nuôi ở nhiều
quốc gia và lục địa Châu Á như: Đài Loan (năm 1995), Philippines (năm 1997),
Trung Quốc và Thái Lan (năm 1998), Việt Nam (năm 2000), Indonesia, Malaysia
và Ấn Độ (năm 2001). Nuôi tôm chân trắng cho thấy thuận lợi hơn những loài tôm
khác: tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, có khả năng chống chịu bệnh tật và
sự thay đổi môi trường và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn. Thêm vào đó, thực
hành nuôi tôm chân trắng cũng tương tự như tôm sú, mặc dù nuôi tôm chân trắng
yêu cầu duy trì nguồn nước thường xuyên hơn. Dễ dàng quản lý và có triển vọng
thu hoạch tốt đã khuyến khích người dân quan tâm nuôi tôm he chân trắng nhiều
hơn. Tất cả những điều đó khiến nghề nuôi tôm he chân trắng trên thế giới càng
phát triển mạnh mẽ.

Bảng 1.2. Các nước có nghề nuôi tôm nước lợ phát triển trên thế giới [17]
Sản lượng tôm nuôi
Tôm biển
Tôm he chân
trắng
Tỷ lệ tôm
chân he
trắng nuôi
(%)
TT

Nước sản
xuất
Năm di
nhập tôm
chân trắng

2002 2003 2002 2003 2002 2003
1 Trung Quốc

1998 415.000

420.000

272.980

300.000

66 71
2 Đài Loan 1995 18.378


19.000

7.667

8.000

42 42

7

3 Thái Lan 1998 260.000

300.000

10.000

120.000

4 44
4 Việt Nam 2000 180.000

205.000

10.000

30.000

6 15
5 Philippine 1997 36.000


38.000

3.425

5.000

10 13
6 Indonesia 2001 100.000

130.000

10.000

30.000

10 23
7 Malaysia 2001 23.200

27.000

1.200

3.600

5 13
8 Ấn Độ 2001 145.000

150.000


350

1.000

0 1
Nguồn: Một vài hiểu biết về tôm he chân trắng Litopenaeus vanamei, Thông tin
chuyên đề số 3/2003. Trung tâm Tin học Bộ Thuỷ sản.
Bảng 1.2 cho thấy sản lượng tôm he chân trắng nuôi tăng đáng kể từ năm
2002-2003 và chiếm tỷ lệ khá cao so với nuôi tôm biển khác. Theo FAO (2006),
tôm he chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở những quốc gia này và đã
đưa tổng sản lượng tôm he chân trắng tăng lên ngoạn mục, đạt 1,34 triệu tấn năm
2004 và trên 2,1 triệu tấn năm 2006, đứng đầu sản lượng tôm nuôi thế giới. Trung
Quốc là nước có sản lượng tôm he chân trắng nuôi lớn nhất, đạt 0,7 triệu tấn năm
2004 và Thái Lan là 0,4 triệu tấn năm 2004. Trong khi đó, sản lượng tôm sú thế giới
chỉ đạt khoảng trên 0,6 triệu tấn.
Nuôi tôm he chân trắng ngày một trở thành đối tượng nuôi quan trọng đem lại
năng suất cao và hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Với những ưu thế vượt trội và đang
dần thay thế tôm sú, sản lượng tôm he chân trắng không ngừng tăng (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Sản lượng và giá trị tôm he chân trắng trên thế giới (2001-2005) [17]
Năm Sản lượng (tấn/năm)

Giá trị (nghìn USD/ năm)
2001
2002
2003
2004
2005
280.114
481.044
1.039.576

1.361.200
1.599.423
1.644.005
2.459.092
3.772.484
4.806150
5.860.434
Tôm he chân trắng có nhu cầu cao trên thị trường và được nuôi phổ biến ở
khu vực Mỹ la tinh, cho sản lượng lớn gần 200 tấn vào năm 1999. Những năm gần
đây, tôm được thuần hóa và nuôi thành công ở Trung Quốc. Một địa phương của
Trung Quốc coi tôm he chân trắng là đối tượng thay thế tôm he Trung Quốc. Năm
2001, tôm he chân trắng do Trung Quốc nuôi đã xuất sang Mỹ với khối lượng lớn
và giá rẻ [17]. Hiện nay tôm he chân trắng được nuôi ở phần lớn các nước trên thế
giới, đặc biệt là châu Á. Tuy nhiên chi phí sản xuất ngày càng tăng, môi trường
nước càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây khó khăn
cho người nuôi [12]. Do đó cần có biên pháp kỹ thuật và mô hình nuôi phù hợp để
đem lại hiệu quả cao hơn.

8

1.2.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam
Tôm he chân trắng đă được nhập vào Việt Nam để phục vụ cho nuôi thử
nghiệm ở một số địa phương ở công ty Duyên Hải – Bạc Liêu với con giống được
lấy từ Đài Loan tháng 4/2001. Đến tháng 4/2002, công ty này đã cho đẻ thành công
40 vạn trứng ở Quảng Ninh. Công ty TNHH quốc tế Long Sinh (ở Quảng Ninh, Hải
phòng) cũng đã nhập tôm he chân trắng từ Trung Quốc (3/2001) [13]. Hiện tại, tôm
he chân trắng là đối tượng được lựa chọn nuôi thay thế tôm sú trên các diện tích
nuôi tôm sú kém hiệu quả [13].
Tại Quảng Ninh năm 2002, Công ty Công nghệ Việt Mỹ đã nuôi thử nghiệm
tại Lê Lợi – Hoành Bồ, đạt năng suất 8.4  12.3 tấn /ha/ vụ. Năm 2003, công ty tiếp

tục thả nuôi ở các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh. Do vùng này
thời tiết không thích hợp cho tôm he chân trắng nên năng suất không cao.
Năm 2005, các tỉnh Nam Trung Bộ nuôi tôm he chân trắng trên diện tích 330
ha, thu sản lượng 2.568 tấn (năng suất bình quân 7,7 tấn / ha). Tuy nhiên, năng suất
vẫn chưa ổn định, có xuất hiện dịch bệnh tại một số nơi. Tại Phú Yên (2004), năng
suất tôm thấp chỉ đạt 3,2 tấn/ha và có đến 305 hộ nuôi lỗ vốn. Tháng 3/2004, tại
huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, ở vụ nuôi thứ 3, tôm he chân trắng bị chết rải rác
trên diện tích 20 ha [20].
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng nuôi tôm he chân trắng ở nước ta năm 2006 [14]
Tỉnh Diện tích ( ha) Sản lượng( tấn / ha)
Hà tỉnh
Quảng trị
Thừa Thiên Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận
150
35
30
20
450
123
100
500
250
120

900
83
100
100
3700
530
400
2000
1500
700
Năm 2008 diện tích nuôi tôm nước lợ trên cả nước là 60.000 ha đạt sản
lượng 380.000 tấn, chủ yếu là tôm sú theo phương thức thâm canh, bán thâm canh
và quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến. Ngoài đối
tượng tôm sú ra, ở các tỉnh ven biển từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm he
chân trắng khá thành công trên những diện tích nuôi tôm sú trước đây luôn bị dịch
bệnh. Diện tích nuôi tôm he chân trắng là hơn 14.000 ha đạt sản lượng 41.000 tấn
[20]. Do đặc điểm của tôm he chân trắng là sống ở tầng nước giữa không vùi mình

9

trong bùn như tôm sú nên thích hợp ở chất đáy cát. Thực tế điều tra cho thấy nuôi
tôm he ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ kém hơn miền Trung vì chất đáy bùn và sét
sẽ ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn và hoạt động sống, hạn chế sự sinh trưởng của
chúng và nếu nuôi dày sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.
1.2.3 Tình hình nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa
Theo báo cáo của Sở Thủy sản Khánh Hòa, trong mấy năm gần đây nhiều hộ
nuôi tôm ở Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Giã đã có xu hướng chuyển dần
đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm he chân trắng. Nguyên nhân là do con tôm sú
vẫn được coi là chủ lực trong những năm trước đây, nay do dịch bệnh thường xuyên
xảy ra, môi trường ô nhiễm, giá cả xuống thấp, đã không hấp dẫn được người nuôi.

Năm 2008 có đến nửa diện tích nuôi tôm của cả tỉnh đã chuyển sang nuôi
tôm he chân trắng. Không phủ nhận những kết quả ban đầu của việc thả nuôi con
tôm he chân trắng, nhưng trước tình hình địa phương có bãi ngang ven biển thả nuôi
ào ạt trên địa bàn tỉnh, các nhà khoa học đánh giá là không có tính bền vững. Bên
cạnh đó vẫn chưa có sự quản lý, định hướng phát triển và tỷ lệ nhiễm bệnh đang có
chiều hướng gia tăng.
Hiện nay toàn tỉnh có 13 cơ sở đăng ký sản xuất và cung ứng giống tôm he
chân trắng trên thị trường, sản lượng khoảng 150 triệu con/năm và bên cạnh đó vẫn
còn nhiều các trại nhỏ hoạt động “chui” không đăng ký. Phần đáp ứng nhu cầu con
giống nuôi còn lại vẫn được chuyển từ Bình Định và Ninh Thuận ra. Tuy nhiên lực
lượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực này vẫn còn yếu, nên hầu hết tôm
giống này được đưa ra thị trường không được kiểm dịch đầy đủ. Điều quan trọng là
nguồn gốc tôm bố mẹ không rõ ràng, đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc, không
kiểm soát được, đã và đang là những khó khăn cho người nuôi. Hiên nay nhiều nơi
người ta vẫn còn dùng các cơ sở vật chất cũ kỹ lạc hậu từ các trại sản xuất và ương
nuôi tôm sú trước đây để ương nuôi tôm he chân trắng, gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng con giống. Việc đánh giá hiện trạng và tìm ra các giải pháp để phát triển nghề
nuôi tôm he chân trắng ở Khánh Hòa là việc làm cần thiết, đáp ứng nhu cầu nuôi
ngày càng cao của tỉnh nhà.
1.3. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm he chân trắng
1.3.1. Yếu tố hữu sinh
Thực vật phù du (tảo) là bộ máy lọc sinh học làm sạch môi trường nước
trong ao nuôi thông qua hấp thụ các muối dinh dưỡng, đặc biệt là amonia (sản phẩm
của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi) [2]. Ngoài ra, tảo là nguồn cung
cấp O
2
hòa tan trong ao nuôi để duy trì đời sống của thủy sinh vật, đồng thời là

10


nguồn cung cấp O
2
cho quá trình phân giải hiếu khí các chất thải trong ao [11]. Tuy
nhiên, tảo phát triển quá mức sẽ gây nên hiện tượng tôm nổi đầu do thiếu O
2
cục bộ
vào sáng sớm và pH >9 vào buổi trưa nắng khi tảo quang hợp mạnh [12]. Bên cạnh
đó, tảo còn là nguồn cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm và làm thức ăn
trong ao nuôi [13].
Động vật phù du (như Copepoda, Cladocera, Rotatoria…) là nguồn cung cấp
thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm. Chúng cung cấp cho tôm đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết nhất, đó là các acid béo không no đa nối đôi như DHA, EPA,
ARA… góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho tôm [12].
Vi sinh vật là các sinh vật cuối cùng trong mạng lưới thức ăn trong ao nuôi,
chúng phân hủy và chuyển hóa các chất thải trong ao về dạng dễ hấp thụ đối với
tảo. Tuy nhiên sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây hại (nhóm vibrio) sẽ gây
nhiễm bệnh cho tôm (bệnh phát sáng, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột) [13].
1.3.2. Yếu tố vô sinh
Yếu tố thủy lý
Nhiệt độ nước: Tôm he chân trắng là loài động vật biến nhiệt. Vì vậy, sự
thay đổi nhiệt độ trong ao đều ảnh hưởng đến đặc điểm sinh lý của tôm. Nhiệt độ ổn
định và thích hợp giúp tôm tăng trưởng nhanh và phát triển tốt. Ngược lại, sự dao
động của nhiệt độ trong ngày càng lớn ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe của
tôm nuôi. Nhiệt độ tối ưu đảm bảo cho sự phát triển tốt của tôm he chân trắng là từ
28  30
0
C [4]. Trong ao nuôi, nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, kết cấu
công trình ao nuôi, các biện pháp kỹ thuật [13].
Độ trong: Độ trong của nước ao nuôi dao động trong khoảng 25  50cm và
thay đổi theo độ tuổi của tôm. Khi mới thả tôm vào ao nuôi, độ trong quá cao sẽ ảnh

hưởng không tốt tới tôm. Khi đó, tôm dễ bị xốc, chậm lớn, phân đàn, bỏ ăn, dễ bị
nhiễm bệnh, đồng thời đáy ao dễ sinh lab-lab (rong đáy) [9]. Độ trong thấp (<20
cm) chủ yếu do tảo phát triển quá mạnh sẽ gây nên hiện tượng thiếu ôxy cho ao
nuôi vào buổi sáng sớm, pH trong ao nuôi tăng cao (pH >9) vào buổi trưa nắng, do
ban ngày tảo sử dụng

CO
2
để quang hợp tạo ra O
2
, nhưng ban đêm tảo hô hấp sẽ hấp
thụ ôxy, thải CO
2,
làm giảm hàm lượng O
2
trong nước [3]. Đồng thời, nếu độ trong
của nước thấp do tảo nở hoa thì khi tảo tàn, mang tôm rất dể tổn thương (mang tôm
có màu đen,vàng hoặc hồng). Màu nước đậm sẽ là nguyên nhân làm biên độ pH dao
động giữa ngày và đêm lớn [4]. Độ trong của nước trong ao nuôi phụ thuộc vào chế
độ cho ăn, chế độ thay nước, tính chất thổ nhưỡng, nguồn nước cấp, ngoài ra còn
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng mùa [11].

11

Màu nước: màu nước lý tưởng đối với ao nuôi tôm he chân trắng là màu đọt
lá chuối non, màu vàng xám hoặc màu xì dầu (màu nước bền), là màu do tảo lục và
tảo khuê phát triển mạnh [4]. Đây là các loài tảo rất tốt, có tác dụng làm sạch nước,
kích thước phù hợp với cỡ mồi làm thức ăn cho tôm. Các loài tảo này chứa nhiều
các acid không no đa nối đôi như DHA, EPA, ARA[11]… và chúng không gây
độc cho tôm.

Yếu tố thủy hóa:
Độ mặn: Đây là yếu tố mà chúng ta có thể điều chỉnh được nếu có nguồn
nước ngọt và nước mặn dự trữ. Độ mặn để nuôi tôm he chân trắng có thể dao động từ
0  30‰. Độ mặn cao thì hàm lượng khoáng trong nước sẽ cao, làm quá trình lột xác
của tôm gặp nhiều khó khăn. Tôm đã tới chu kỳ lột xác mà không lột được thì sẽ
không phát triển và chậm lớn. Hơn nữa môi trường nước mặn sẽ là môi trường thuận
lợi cho vi khuẩn vibrio phát triển, đặc biệt là bệnh phát sáng. Độ mặn thấp dưới 10‰
cũng không tốt vì dễ phát sinh bệnh mềm vỏ vì trong nước ngọt thiếu các chất khoáng
(Na, Ca, Cl, Fe, Cu, P, Mn ). Đây là các khoáng chất cần thiết cho sự tạo vỏ của
tôm, nếu thiếu, chúng sẽ không tạo vỏ được [4]. Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển
của tôm chân trắng là từ 10  25‰.
Yếu tố pH: pH có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi. Khi pH
giảm thấp (PH<5) thì giảm khả năng vận chuyển ôxy của hemoglobin. Kết quả làm
giảm khả năng đề kháng của tôm. Khi (pH>9) các tế bào ở mang và mô của tôm sẽ
bị phá hủy [11]. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua yếu tố NH
3
. pH cao
làm cho tính độc của NH
3
tăng và pH thấp làm tăng độc tính của H
2
S [3]. Sự dao
động của pH trong ngày là thấp vào buổi sáng, cao vào buổi chiều [4]. Điều này liên
quan chặt chẽ tới sự phát triển của tảo trong ao nuôi, sự thay đổi của thời tiết bên
ngoài. Việc quản lý pH cần thông qua việc kiểm soát của tảo và chế độ bón vôi
trong ao nuôi [4].
Độ kiềm: Độ kiềm là chỉ số chủ yếu của nồng độ các ion HCO
-
3
, CO

3
-
, OH ở
trong nước, được quy định bởi các ion kiềm thổ Na
+
,k
+
, Mg
2+
,Ca
2+
có ở trong nước,
kết hợp với acid yếu H
2
CO
3
[9]. Vai trò của độ kiềm là duy trì hệ đệm của hệ sinh
thái ao nuôi [12] Ao nuôi tôm he có độ kiềm thích hợp là từ 80  140 mg/L [12].
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): oxy là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự
tồn tại của sự sống. Ôxy được cung cấp cho ao nuôi chủ yếu thông qua quá trình
quang hợp của thực vật (tảo), sự khuyếch tán của không khí. Khi DO trong ao nuôi
< 2 mg/ l, tôm thường nổi đầu và thấp hơn nữa tôm sẽ chết [11]. Ngoài ra, vai trò
của ôxy còn quyết định đến các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong ao nuôi.

12

Hàm lượng ôxy biến động trong ao phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của tảo.
Quá trình quản lý ao nuôi và sự biến động này ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng
trưởng của tôm trong ao [12]. Đặc trưng cho hàm lượng oxy hòa tan có 2 đại lượng
là COD và BOD. COD là nhu cầu oxy hóa học, BOD là nhu cầu oxy sinh hóa. Chỉ

số BOD càng cao thì chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học càng lớn. Chỉ số
COD càng về cuối vụ càng cao [11].
Khí độc NH
3
: NH
3
tồn tại ở dạng khí NH
3
và dạng ion NH
4
+
.
Tỷ lệ của
chúng tùy thuộc vào PH và nhiệt độ. Khi NH
3
trong ao cao làm cho NH
3
trong dịch
máu tôm khó tiết ra môi trường ngoài. Hàm lượng NH
3
trong máu và mô gia tăng
dẫn dến làm tăng pH máu, từ đó làm rối loạn chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu
của tế bào, phá hủy lớp nhớt ở mang, giảm khả năng vận chuyển của hemoglobin.
Nồng độ cần thiết để tôm sống và phát triển tốt là NH
3
< 0.1 mg/l [11]. Ngoài ra
NH
3
tồn tại ở dạng khí độc khác của hợp chất nitơ như NO
2

và NO
3,
được hình
thành do sự phân hủy của hợp chất chứa nitơ (thức ăn, phân), tùy thuộc vào yếu tố
khác trong ao nuôi mà có sự biến đổi qua lại giữa 3 dạng trên.
Khí độc H
2
S: sinh ra do đáy ao nhiễm phèn, quá trình sinh học của vi khuẩn
kị khí từ mùn bã hửu cơ. Nó là chất độc chủ yếu trong ao nuôi tôm. Để tôm phát
triển bình thường thì [H
2
S] < 0.03 mg/l [11]. Cả NH
3
và H
2
S đều biểu hiện độc tính
của mình khi có sự thay đổi pH: pH thấp biểu hiện độc tính của H
2
S, pH cao biểu
hiện độc tính của NH
3,
pH thích hợp không biểu hiện độc tính là từ 7.5  8.5.



13

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

-Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011
-Địa điểm: Điều tra và thu mẫu tại các hộ nuôi của 4 vùng nuôi tôm he chân
trắng của Khánh Hòa là Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Vạn Ninh.
-Đối tượng nghiên cứu: Tôm he chân trắng (Pennaeus vannamei)
2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu



















Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Kết luận và đề xuất ý kiến
“Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he

chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Khánh Hòa”
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội
của nghề nuôi tôm TCT thương phẩm tại Ninh Thuận
Hiện trạng kỹ thuật
nuôi tôm HCT

Điều kiện tự nhiên

Hiệu quả kinh tế-
xã h
ội

Thời tiết, khí hậu, địa
hình, nguồn nước, …

Năng suất, sản lượng,
tổng chi phí, tổng
doanh thu, lợi nhuận…
Hình thức nuôi, đặc điểm
ao, con giống, thức ăn,
mùa vụ, quản lý MT…

Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm HCT

14

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Được thu thập qua các tài liệu có liên quan đã được
xuất bản trong và ngoài nước; Các báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành
về điều kiện tự nhiên, số liệu thống kê kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm he chân

trắng ở Khánh Hòa.
- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu phỏng vấn đã được soạn sẵn để tiến hành thu
thập thông tin trực tiếp từ các trại nuôi tôm thương phẩm. Nội dung cần phỏng vấn:
+ Thông tin về hiện trạng kỹ thuật nuôi: xử lý ao, mật độ thả giống, quy mô
ao nuôi, quản lý môi trường nước, chất lượng và số lượng thức ăn, vấn đề sử dụng
thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học.
+ Các thông tin về tình hình bệnh, tác hại của bệnh và các biện pháp khắc phục.
+ Hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi tôm.
+ Những khó khăn và hướng giải quyết.
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra
- Điều tra ở cả 4 vùng nuôi tôm he chân trắng trong tỉnh Khánh Hòa là Ninh
Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Vạn Ninh. Trước hết, căn cứ vào số liệu thứ cấp và số
lượng hộ nuôi được báo cáo tại 4 địa bàn trên, xác định tổng số hộ nuôi tại mỗi địa
phương. Trên cơ sở đó, phân bổ số mẫu về mỗi địa phương tương ứng với khoảng
10% tổng số hộ nuôi (59 mẫu/tổng 568 hộ nuôi). Việc xác định hộ nuôi nào được sử
dụng để thu thập thông tin được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách sử dụng hàm ngẫu
nhiên Rand trong Microsoft Excel 2003 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu
Vùng điều
tra
Diện tích
nuôi (ha)
Số hộ nuôi Số mẫu điều tra
Ninh Hòa 573 135 14
Nha Trang 720 145 15
Cam Ranh 775 173 18
Vạn Ninh 550 115 12
Tổng cộng 6281 568 59

2.2.4. Phương pháp điều tra

Phỏng vấn trực tiếp người nuôi hay nhân viên phụ trách kỹ thuật của từng cơ
sở sản xuất, kết hợp với quan sát ao nuôi và tình trạng sức khỏe của tôm nuôi trong
ao, cũng như những biện pháp kỹ thuật của vụ nuôi.

15

2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập sử dụng phần mềm Excell để xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích theo thống kê mô tả được dùng để trình bày các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh.
- Công thức tính:
* Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi phí sản xuất.
* Năng suất A(tấn/ha)
A = B/C
Trong đó B : Sản lượng (tấn)
C : Diện tích (ha)

16

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa
3.1.1.1. Vị trí địa lý và khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa (tỷ lệ 1:50.000)
Khánh Hòa ở vĩ độ từ 11
o
42’50" đến 12
o

52’15", Bắc giáp tỉnh Phú Yên,
Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây giáp tỉnh Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Ðông giáp biển
Ðông, có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông

17

trên đất liền của nước ta. Khánh Hòa bao gồm thành phố Nha Trang, thành phố
Cam Ranh và 7 huyện gồm: Cam Lâm, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Khánh
Sơn, Diên Khánh và Trường Sa. Là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có vùng biển rộng
gấp nhiều lần đất liền với hơn 100 hòn đảo lớn, nhỏ và hơn 1.650km
2
đất ngập nước,
hơn 1.000km
2
vịnh, đầm tương đối kín gió, với vùng biển nông rộng 2.432km
2
và hơn
10.000km
2
thềm lục địa. Đó là quỹ mặt nước tiềm năng cho sự phát triển của nghề cá
vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới của tỉnh [22].
Với địa thế như vậy, nên vùng biển Khánh Hòa có nguồn lợi sinh vật biển
phong phú và đa dạng về thành phần loài. Theo các nhà khoa học, ở vùng biển
Khánh Hòa có 600 loài cá khác nhau, trong đó có hơn 50 loài có giá trị kinh tế cao.
Trữ lượng thủy sản vùng biển Khánh Hòa khoảng 150.000 tấn. Ngoài nguồn lợi cá
biển, vùng biển Khánh Hòa còn có các loài giáp xác như tôm hùm, tôm mũ ni, tôm
sú, tôm rảo, các loại cua, các loại nhuyễn thể như mực, ốc nhảy, hàu, vẹm, bào ngư,
các loại rong tảo …, tất cả đều có giá trị kinh tế cao [22].
Tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 27.200 ha,
trong đó gồm nuôi thủy sản nước ngọt 1.200 ha, nuôi thủy sản nước lợ là 5.000 ha,

mặt nước lớn ven bờ 21.000 ha, kể cả các vịnh và 100 đảo. Diện tích mặt đất ven bờ
để nuôi trồng nước lợ không lớn, do bãi triều hẹp và ít có sông suối đổ ra biển và khả
năng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch. Quỹ mặt nước ngọt cũng
không lớn, chủ yếu tập trung ở các hồ thủy lợi. Tiềm năng phát triển chính của Khánh
Hòa là nuôi biển vì không những tổng số chiều dài bờ biển lớn mà một số nét rất
riêng của vùng biển Khánh Hòa là hệ thống đảo và bán đảo chạy dọc ven biển tạo cho
Khánh Hòa rất nhiều thuận lợi để phát triển nghề nuôi biển. Ngoài ra tần suất bão của
Khánh Hòa nhỏ nhất khu vực Nam Trung Bộ. Tần suất bão nhỏ, sức gió các cơn bão
không lớn khi đổ bộ vào đất liền, ven bờ là những thuận lợi hết sức quan trọng cho
phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi trồng ven biển [22].
3.1.1.2. Khí hậu thủy văn
Khánh Hòa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, với độ ẩm từ 70  80%, lượng
mưa trung bình hàng năm 1.300  1.700mm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,4
0
C.
Độ mặn nước tầng mặt có giá trị trung bình cực đại là 35,82‰ và cực tiểu là
30,11‰ vào mùa mưa. Riêng ở trong đầm, nơi có độ mặn cực đại lên tới 41‰ vào
mùa khô và xuống tới 1‰ vào mùa mưa. Độ pH của nước biển tỉnh Khánh Hòa dao
động từ 6  7,5, độ chiếu sáng có trị số trung bình là 25Cal/cm
2
/h, gấp 20 lần so với
ngưỡng bức xạ tối thiểu cho quá trình quang hợp của thực vật.

18

Thủy triều của Khánh Hòa thuộc loại thủy triều hỗn hợp thiên về nhật triều,
còn lại là bán nhật triều, mực nước thủy triều có lúc lên đến 2,4m.
Về gió bão, có thể nói rằng chế độ gió vùng ven bờ Khánh Hòa biến đổi khác
phức tạp theo chu kỳ ngày đêm, mùa, năm và theo vị trí địa lý của núi đảo. Chúng phụ
thuộc vào đặc điểm của hệ thống gió mùa nhiệt đới và gió đất liền. Nói chung, vào

tháng 3  9, gió Đông Nam và Tây Nam là chủ yếu. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau,
gió Đông Bắc thịnh hành. Vận tốc gió trung bình là 2  5,8m/s. Bão thường xuất hiện
từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, kéo theo mưa lớn và triều cường. Theo thống kê, hàng
năm có 1, 2 cơn bão đổ bộ vào Khánh Hòa, đa số xuất hiện vào tháng 10 [22].
Động lực vùng nước ven bờ là tác dụng tổng hợp của sóng gió, dòng hải lưu,
thủy triều và sự trao đổi nước. Ngoại trừ một số đầm vịnh, hầu hết vùng nước ven
bờ biển Khánh Hòa có chế độ động lực mạnh quanh năm và mạnh theo mùa gió
Đông Bắc và Tây Nam. Điều này làm tăng khả năng trao đổi nước, làm sạch nước
và làm sạch môi trường, tạo sự phát triển bền vững và ổn định hệ sinh thái tự nhiên
của biển.
Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi như vậy, nên cách đây hàng trăm năm,
các hoạt động nghề cá Khánh Hòa đã sớm hình thành và phát triển. Hơn 10 năm nay
Ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã có tốc độ phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực,
đặc biệt là NTTS.
3.1.1.3. Chế độ nhiệt
Khánh Hòa có nền nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ không khí trung bình năm là
26.5
o
C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 và tháng 6 đạt 28
o
C, tháng có nhiệt
độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (24
o
C). Dao động nhiệt độ không khí trong ngày
khoảng 7  8
0
C và giảm dần ở vùng ven biển (5  6
0
C) [22].
3.1.1.4. Chế độ thủy triều

Chế độ thủy triều mang tính chất nhật triều không đều. Đầu mỗi tháng có
18  22 ngày nhật triều. vào kỳ nước cường biên độ đạt mức 1.5  2 mm, rất thuận
tiện cho việc lấy nước vào ao nuôi [22].
3.1.1.5. Nguồn nước cấp
Nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi chủ yếu được cung cấp từ các cửa
sông, các khu vực ven biển thì nước mặn được lấy trực tiếp từ biển vào. Dòng chảy
đi qua các khu vực dân cư là vùng cuối của nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải
sinh hoạt nên thường không đảm bảo chất lượng.

×