Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

Giải pháp hạn chế sai sót trong sử dụng thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
BỘ MÔN DƯỢC LÂM SÀNG

BÀI 3: SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC VÀ CAN THIỆP
DƯỢC.
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Hà
Tổ 4 nhóm 4:
Danh sách nhóm:
Lưu Thị Linh
Trương Thị Hoài Linh
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Khuynh Lữ
Lê Thị Lúa


Biện pháp nhằm hạn chế sai sót trong quá trình sử dụng thuốc.

1.

Hạn chế sai sót trong quá trình kê đơn:

A. Khai thác và cung cấp đầy đủ thông tin về người bệnh:
- Tên
- Tuổi: chú ý phụ nữ có thai, người già, trẻ em, có tiền sử suy gan, suy thận, dị ứng thuốc hay không?..Đeo vòng tay
đánh dấu người bệnh có tiền sử dị ứng.
- Giới tính
- Cân nặng
- Chiều cao
- Các bệnh mắc kèm
- Các xét nghiệm cận lâm sàng đã làm
- Các kết quả điều trị trước đó ( nếu có)


- Các thông số chức năng sống: Huyết áp,
nhiệt độ, mạch,..
- Khả năng chi trả, có bảo hiểm y tế ?,..



B. Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc trên đơn cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân tuân thủ điều trị.
- Cập nhật kịp thời thông tin thuốc:
+ Tên thuốc, hàm lượng, dạng dùng
+ Liều lượng mỗi ngày và mỗi lần dùng trong ngày
+ Đường dùng, đặc biệt lưu ý thuốc tiêm: cách pha, tốc độ, thời gian truyền ( ghi rõ ràng , chi tiết hay theo một protocol
soạn thảo sẵn).
+ Chú ý khi sử dụng
+ Cảnh báo đặc biệt: Thuốc RX, Thuốc OTC, các thuốc có cảnh báo cao,..
+ Tương tác thuốc: Với thuốc, với thức ăn , đồ uống,..
+ Thời điểm dùng thuốc: sáng – trưa – tối, hay trước- trong- sau bữa ăn để thuốc hấp thu tốt nhất.
- Cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ, quy trình, hướng dẫn, bảng kiểm cho các thuốc cảnh báo cao: insullin, arenalin –
noradrenalin, thuốc chống đông , thuốc điều trị suy tim,…
- Cung cấp cho bệnh nhân số điện thoại cách liên lạc sau khi bệnh nhân có đơn thuốc và xuất viện đê bệnh nhân phản hồi
cũng như yêu cầu thêm thông tin,..




Nguồn tra cứu thông tin mà dược sĩ, sinh viên y dược thường dùng


C. Trao đổi thông tin giữa Bác sĩ , Dược sĩ, Y tá , Điều dưỡng/ Nữ hộ sinh về thông tin người bệnh và trao đổi
thông tin giữa nhân viên y tế và bệnh nhân từ đó đưa ra cách thức điều trị
- Sử dụng hệ thống mạng bệnh viện tiện liên lạc thông tin giữa các cán bộ và nhân viên y tế.



Để thông tin thuốc tốt trên đơn thì phải:
- Can thiệp sử dụng Dược lâm sàng: Có dược sỹ tư vấn cho người bệnh về thuốc, có dược lâm sàng trong giờ
trực, có dược sĩ xem xét tất cả các y lệnh đầu tiên cho bệnh nhân.
- Thực hành Dược Lâm sàng tìm kiếm, cập nhật và hệ thống thông tin thuốc
- Xây dựng danh mục thuốc cảnh báo cao, dãn nhãn các thuốc cảnh báo cao và quản lý chặt chẽ chúng, phát
hành tập san hay đưa ra các bản tin thuốc hăng tuần hay hằng tháng.
- Bố trí công việc theo đúng chuyên ngành đào tạo.


- Tăng cường công tác đào tạo liên tục, bồi dưỡng cho Dược sĩ lâm sàng , Bác sĩ và điều dưỡng cùng các nhân viên y
tế khác.


E. - Kê đơn điện tử nếu Kê đơn bằng chữ viết tay yêu cầu chữ viết phải rõ ràng, không nên viết tắt tránh nhầm thuốc
- Hạn chế kê đơn miệng và ra y lệnh bằng miệng
- Chỉ được ra y lệnh miệng khi:
+ Trong trường hợp cấp cứu
+ Trong điều kiện bác sĩ đang làm việc vô khuẩn và không thể viết bằng tay


Can thiệp kê đơn bằng công nghệ



Hệ thống ra y lệnh điện tử (Computerized Physician Order Entry – CPOE):
- Cho phép bác sĩ ra chỉ định thuốc hoặc đơn thuốc thông qua một hệ thống máy tính:
+ Y lệnh được truyền ngay đi khi y lệnh được ra
+ Trợ giúp liều lượng

+ Kiểm tra tương tác thuốc.


Hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng ( CDSS) :
Quản lý những ca lâm sàng phức tạp
Hỗ trợ ra quyết đinh
kiểm soát chi phí


Ứng dụng mã vạch


Tóm tắt


“Thực hành kê đơn thuốc tốt” theo dự thảo 07.01.2015 thông tư về quy đinh kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú hay công văn 5351 về quy định kê đơn thuốc trong điều trị nội trús theo quy đinh của bộ Y Tế khuyến
khích các thầy thuốc tuân thủ các nguyên tắc kê đơn.



Theo WHO: The process of rational prescription.


2.Hạn chế sai sót trong quá trình sao chép y lệnh
A.Đào tạo nhân viên dược sĩ trung học về kiến thức sử dụng thuốc và kỹ năng giao tiếp
Người phụ trách chương trình đào tạo : Dược sĩ đại học, chuyên khoa dược lâm sàng lên kế hoạch đào tạo dược liên tục (CPE) cho
nhân viên dược sĩ trung học.




Tổ chức CPE hàng tuần tại Bệnh viện, đồng thời kết hợp với phân tích sử dụng thuốc theo ca lâm sàng và bình đơn thuốc vào
đầu giờ mỗi buổi sáng.



Kiểm tra kiến thức và kỹ năng qua thực tế xét duyệt y lệnh thuốc hoặc đơn thuốc.


B. Thiết kế quy trình kiểm soát y lệnh và đơn thuốc theo cách làm việc theo nhóm :
- Nhóm làm việc gồm các : dược sĩ kiểm tra y lệnh hoặc đơn thuốc, chuẩn bị thuốc để cấp phát, kiểm giao thuốc, tư vấn
thuốc.
- Các thành viên của nhóm hổ trợ nhau kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn sai sót thuốc khi kê đơn và sao chép y lệnh. Khi
có sai sót xảy ra, các dược sĩ sẽ thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết để sữa chữa.
- Tất cả các sai sót phát hiện được đều được ghi chép theo mẫu để phân tích tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc
phục.


Ngoài ra việc kê đơn không rõ ràng do chữ viết tay khó đọc hay kê đơn không kèm chỉ dẫn, dùng từ nước ngoài không
dịch rõ gây khó hiểu và dễ dẫn đến nhầm lẫn trong sao chép y lệnh. Cho nên khắc phục điều này như phần kê đơn đã
nêu ( có thể bằng viết tay hay điện tử CPOE,…)


3. Hạn chế sai sót trong quá trình cấp phát thuốc
A. Cập nhật danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện hay chuẩn hóa danh mục thuốc
- Việc xây dựng danh mục thuốc chuẩn hóa giảm bớt số lượng thuốc sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Việc chuẩn hóa
này giúp cho cán bộ y tế dễ dàng nhớ các thuốc được sử dụng,
- Từ đó, giúp mọi người liên quan đến việc sao chép chỉ định và cấp phát thuốc ít mắc sai sót hơn. Có thể thúc đẩy hơn nữa lợi ích
của một danh mục thuốc chuẩn hóa thông qua việc ứng dụng các quy chế ( protocol) và các bộ ra y lệnh tiêu chuẩn hóa trong


quản lý thuốc .


B.Cẩn trọng dán nhãn tỉ mỉ và sắp xếp các loại thuốc nhìn giống nhau hay đọc giống nhau giúp hạn chế sai xót trong quá trình
cấp phát thuốc.



Hơn nữa, Cần có biện pháp giảm thiểu sai xót trong quá trình cấp phát các thuốc giống nhau hoặc tương tự nhau như lập ra danh sách
cụ thể LASA phù hợp cho tình hình của từng nơi cấp phát thuốc.






C. Một số kĩ năng của bộ phận cấp phát thuốc cần nắm vững nhằm giảm thiểu sai sót trong quá trình cấp
phát thuốc
- Đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu các thông tin này chưa rõ ràng, không được suy diễn mà
phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước khi thực hiện việc cấp phát hoặc giao nhận thuốc.
- Chỉ thực hiện việc cấp phát, giao nhận thuốc đối với đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc được viết rõ ràng,
dễ đọc.
- Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng. Không nên nhận diện
thuốc dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc.


×