Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích những quy định mang tính pháp lí khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.71 KB, 18 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Học Viện Ngân Hàng
------

BÀI TẬP PHÁP LUẬT KẾ TOÁN
Phân tích những quy định mang tính pháp lí khi doanh
nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán.

----Lớp thứ 4 ca 1----

Nhóm 2

1


Hà Nội, 1/2016

Danh sách thành viên nhóm 2

1.Nguyễn Thị Hà (Nhóm trưởng)
2.Nguyễn Thị Đoàn
3.Nguyễn Thị Hương

16A4020128
16A4020108
16A4020253

4. Nguyễn Thị Phương

16A4020438


5.Trịnh Phương Huyền

16A4020245

6. Nguyễn Hà Mi

16A4020351

7.Phạm Thúy Hà

16A4020133

2


PHỤ LỤC

3


I, Các quy định mang tính chất hiện tại liên quan đến hệ thống kế toán.
Hệ thống kế toán là các quy định pháp lý đồng bộ về chứng từ, tài khoản, sổ sách
và báo cáo kế toán áp dụng cho các đơn vị, tổ chức thuộc một lĩnh vực hoạt động nhất
định.
Hệ thống kế toán Việt nam bao gồm nhiều chế độ kế toán quy định cho các đơn vị
thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với các
cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, hệ thống kế toán Việt nam đã được cải tiến nhiều lần
theo hướng nhất thể hóa, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ
quốc tế.
Hiện nay, Việt nam có các hệ thống kế toán cơ bản sau:

1. Hệ thống kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC do Bộ Tài chính

ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất,
thương mại, dịch vụ hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh không phân biệt loại
hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu vốn (thay thế cho quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006 và quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính).
2. Hệ thống kế toán áp dụng đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ban hành

ngày 24/1/2013 theo quyết định số 08/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có sử dụng ngân
sách Nhà nước ban hành theo quyết định 19/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
4. Hệ thống kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ
Kho bạc (TABMIS – gọi tắt là kế toán Kho Bạc) ban hành theo quyết định số
08/2013/QĐ – BTC ngày 10/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Hệ thống kế toán ngân sách và tài chính xã (gọi tắt là kế toán xã) ban hành theo
quyết định số 94/2005/QĐ – BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.


II, Phân tích cụ thể các quy định và thực trạng áp dụng các quy định tại các
doanh nghiệp ở Việt Nam.
2.1. Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa


Phạm vi áp dụng:

- Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp

tư nhân và hợp tác xã.
- Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty
TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán,
hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
- Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có
quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có quy
mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý
doanh nghiệp mình và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường
hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện từ
đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu
khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban
hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ kế toán theo quy
định của công ty mẹ.


- Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ
sung thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.


Hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1,
Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối
kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này.
- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi
Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên,

ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải
được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3
đối với những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh
mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định
này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài
chính chấp thuận.
Có 10 loại tài khoản:
- Tài khoản loại 1 : tài sản ngắn hạn gồm các khoản tiền và tương đương tiền
- Tài khoản loại 2 : tài sản dài hạn
- Tài khoản loại 3 : nợ dài hạn
- Tài khoản loại 4 : vốn chủ sở hữu
- Tài khoản loại 5 : doanh thu
- Tài khoản loại 6 : chi phí sản xuất kinh doanh
- Tài khoản loại 7 : thu nhập khác
- Tài khoản loại 8 : chi phí khác


- Tài khoản loại 9 :xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản loại 0 :bao gồm tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận
gia công, hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi , kí quỹ; nợ khó đòi đã xử lí; ngoại tệ cấc
loại.
 Những ưu điểm và nhược điểm :

* Ưu điểm :
- Đưa ra các quy định rất là chi tiết bao gồm hướng dẫn các bút toán hạch toán cụ
thể trong từng trường hợp.
- QĐ 48 chủ yếu đơn giản hóa các tài khoản, các nghiệp vụ do vậy QĐ 48 gôm
những tài khoản cái của QĐ15 thành tài khoản chi tiết của mình..
* Nhược điểm

- Phạm vi áp dụng được quy định cụ thể giữa các loại hình doanh nghiệp  gây khó
khăn trong việc quyết định sử dụng hệ thống tài khoản kế toán.
- Các quy định quá chi tiết làm hạn chế khả năng xử lí của người làm kế toán trong
các giao dịch phức tạp
- Do áp dụng một hệ thống kế toán đồng bộ viết sẵn đã hằn sâu vào tâm lý của
người hành nghề tại Việt Nam nhiều năm qua. Chỉ cần tham chiếu vào hệ thống các tk và
các hướng dẫn trong chế dộ kế toán là có thể hành nghề, Điều này gây ra hiện tượng các
kế toán lợi dụng nhằm bóp méo thông tin số liệu kế toán, làm đẹp báo cáo tài chính.
- QĐ48, Rõ ràng có những chuẩn mực áp dụng toàn phần, từng phần, ko áp dụng
(đây cũng là 1 điểm mâu thuẫn). Ngoài ra về hình thức số hiệu tài khoản của QĐ48 cũng
không phù hợp với chuẩn mực....

2.2. Thông tư số 200/2014/TT – BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng
12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.


Phạm vi áp dụng:


Áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này


Hệ thống tài khoản kế toán

Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC. Do đó nó có một số điểm
mới nổi bật hơn về hệ thống tài khoản như:
- Các tài khoản Tài Sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.

-. Bỏ tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532
và toàn bộ tài khoản ngoài bảng.
- Thêm tài khoản:
Tài khoản 171 – Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá
Tài khoản 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
- Thay đổi các tài khoản sau:
Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (trước đây gọi là Đầu tư chứng khoán
ngắn hạn)
Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trước đây là Đầu tư ngắn hạn
khác)
Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trước đây là Góp vốn liên
doanh)
Tài khoản 228 – Đầu tư khác (trước đây là Đầu tư dài hạn khác)
Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (trước đây là Dự phòng giảm giá đầu tư
dài hạn)
Tài khoản 242 – Chi phí trả trước (trước đây là Chi phí trả trước dài hạn)
Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (trước đây là Ký quỹ, ký cược
dài hạn)
Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính (trước đây là Vay dài hạn)


Tài khoản 343 – Nhận ký quỹ, ký cược (trước đây là Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn)
Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (trước đây là Nguồn vốn kinh doanh)
Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trước là Lợi nhuận chưa phân
phối)
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước
đây)

- Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc kế toán đối với từng loại tài khoản.


Những ưu điểm và những tồn tại:
* Ưu điểm :
+ Phù hợp với thực tiễn, hiện đại và manng tính khả thi cao
+ Đơn giản, linh hoạt và dễ áp dụng
+ Phù hợp với thông lệ quốc tế: cập nhật thêm một số nội dung của chuẩn mực quốc

tế: Chuẩn mực số 21 về chênh lệch tỷ giá, chuẩn mực số 36 về tổn thất tài sản, chuẩn
mực 16 về TSCĐ và IFRS 15 mới của quốc tế về doanh thu và 1 số chuẩn mực về trình
bày BCTC, bất động sản đầu tư, chuẩn mực hợp nhất BCTC cũng như chuẩn mực về
hàng tồn kho, rất nhiều chuẩn mực mới đã đưa nội dung mới vào thông tư lần này.
* Nhược điểm:
+ Tương tự quyết định 48, thông tư này cũng quy định một cách rõ ràng, cu thể , hạn
chế sự sáng tạo của người kế toán viên khiến họ thụ động trong các giao dịch. Trong khi
đó kế toán không đơn thuần là nợ có mà nó còn mô tả bản chất và cách thức vận hành của
các giao dịch trong doanh nghiệp vì thế nó đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực và trách
nhiệm của người làm kế toán.
+ Hầu hết các DN hiện nay sử dụng phần mềm kế toán cho việc hạch toán kế toán
nên sẽ gặp khó khăn trong việc cập nhật, nâng cấp hệ thống tài khoản mẫu báo cáo theo
quy định mới của TT200.
+ Gặp vướng mắc trong việc áp dụng thông tư do nó còn mập mờ trong quy định về
quy mô, loại hình doanh nghiệp,


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù
hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình  Một số điểm khác nhau cơ
bản giữa thông tư 200 và quyết định 48 sẽ đưa ra nhưng thông tin sai lệch.


2.3. Quyết định số 08/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 24/1/2013 về Hệ thống kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
 Phạm vi áp dụng : áp dụng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Hệ thống kế toán :

Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước bao gồm các tài khoản kế toán cần
sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước. Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước gồm có các nhóm tài
khoản và tài khoản sau đây:
a) Tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác theo
quy định của Chính phủ để thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia;
b) Phát hành tiền và nợ phải trả;
c) Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước;
d) Hoạt động thanh toán và ngân quỹ;
đ) Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
e) Tài sản cố định và các tài sản có khác;
g) Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
h) Thu nhập, chi phí của Ngân hàng Nhà nước;
i) Tài sản khác có liên quan đến Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về tài khoản kế toán, hệ thống tài
khoản kế toán và phương pháp hạch toán kế toán trên các tài khoản theo các chuẩn mực
kế toán của Việt Nam, phù hợp với cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra còn có thông tư 19/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015 quy định về hệ thống
tài khoản kế toán ngân hàng nhà nước Việt Nam.


Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế
toán sử dụng trong hệ thống quản lí và hạch toán kế toan các nghiệp vụ kinh tế tài chính (

phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 10/2014/TT-NHNN sửa đổi , bổ sung một số tài khoản trong hệ thống tài
khoản kế toán các tổ chức tín dụng được ban hành theo quyết định số 479/2004/ QĐNHNN ngày 29/4/2004 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2.4. Quyết định 19/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
 Phạm vi áp dụng :

 Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh tế ngân sách nhà nước,

gồm: Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; Văn phòng
Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Tòa án nhân dân và Viện
Kiểm sát nhân dân các cấp; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo
một phần hoặc toàn bộ kinh phí; Tổ chức quản lý tài sản quốc gia; Ban Quản lý dự án
đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ
chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động;
 Đơn vị vũ trang nhân dân, kể cả Tòa án quân sự và Viện kiểm sát quân sự (Trừ các

doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân);
 Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (Trừ các đơn vị

sự nghiệp ngoài công lập), gồm: Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu, chi; Các Tổ chức phi
chính phủ; Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội tự cân đối thu chi; Tổ chức xã hội; Tổ chức xã


hội – nghề nghiệp tự thu, tự chi; Tổ chức khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước.

 Hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ
Tài chính quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu, tên gọi và
nội dung ghi chép của từng tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp xây dựng theo nguyên tắc dựa vào
bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyên tắc
phân loại và mã hóa của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản
kế toán nhà nước, nhằm:
+ Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý và kiểm soát quỹ ngân sách nhà nước, vốn, quỹ
công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng
đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các đơn vị hành
chính sự nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính
chất hoạt động;
+ Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công (hoặc
bằng máy vi tính…) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan quản lý Nhà
nước.
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp gồm các tài khoản trong Bảng Cân
đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
Các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản và
quá trình sử dụng tài sản tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Nguyên tắc ghi sổ các tài
khoản trong Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi kép” nghĩa là
khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc
nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại.


Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản phản ánh những tài sản hiện có ở đơn
vị nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (như tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ,

nhận gia công, tạm giữ…), những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng
Cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý, như: Giá trị công
cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, nguyên tệ các loại, dự toán chi hoạt động được giao…
 Các quy định cập nhật liên quan :
 Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Hành






Chính Sự Nghiệp ban hành ngày 15/11/2010,
Thông tư 198/2010/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung mục lục ngân sách Nhà nước
được ban hành ngày 08/12/2010,
Thông tư 57/2011/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung mục lục ngân sách Nhà nước
được ban hành ngày 05/05/2011,
Thông tư TT08/2013/TT-BTC ngày10/01/2013 về hướng dẫn thực hiện kế toán nhà
nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
Quyết định 759/QĐ-BTC đính chính thông tư số 08/2013/TT-BTC,
Thông tư 61/2014/TT –BTC Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
 Thực trạng áp dụng:
Nó hình thành hệ thống kế toán chuyên biệt tách biệt các hoạt động hành chính sự

nghiệp với các hoạt động kinh doanh thông thường giúp quản lí và kiểm soát về nguồn
kinh phí. Nó cũng giống như một công cụ sắc bén trong việc quản lí ngân sách Nhà nước,
góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả cao.
Kế toán tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách được quy định trong Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC nhìn chung thống nhất với kế toán doanh nghiệp về cấu trúc, nội
dung và phương pháp kế toán và đưa ra các hướng dẫn chi tiết về ghi chép kế toán và quá

trình kế toán của các bộ ngành, cơ quan sử dụng ngân sách các cấp của Chính phủ giúp
công việc kế toán trở nên dễ dàng hơn.

2.5. Quyết định số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 hướng dẫn thực hiện
kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lí ngân sách và nghiệp
vụ kho bạc (TABMIS)


 Phạm vi áp dụng : thông tư áp dụng cho các đơn vị sau :

- Các đơn vị trong hệ thống kho bạc nhà nước
- Cơ quan tài chính các cấp bao gồm : Bộ Tài chính, cục thuộc bộ tài chính tham gia
quy trình quản lí phân bổ ngân sách nhà nước, sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, phòng tài chính các quận huyện, thị xã
- Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS
- Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN
Hệ tống tài khoản kế toán
Hệ thống tổ hợp tài khoản trong kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS là tổ hợp


tài khoản kế toán gồm 12 phân đoạn mã do Bộ tài chính quy định phục vụ cho việc hạch
toán kế toán chi tiết các nghiệp vj kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lí, điều hành
NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Nhà nước
Tổ hợp tài khoản kế toán được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất cho toàn
hệ thống, gồm bộ sổ Sở giao dịch KBNN, bộ sổ của các tỉnh, thành phố và bộ sổ hợp nhất
toàn hệ thống.
Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã sẽ được bổ sung, sửa đổi tùy theo
yêu cầu thực tế. Các giá trị mã số cụ thể của các đoạn mã trong Hệ thống tổ hợp tài khoản
kế toán được cấp 1 lần và duy nhất trong hệ thống (không cấp lại mã hiệu đã sử dụng
trong quá khứ) trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Đối với mỗi mã số, hệ thống sẽ ấn định giá trị duy nhất trong suốt thời gian
vận hành hệ thống.
Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN và thủ trưởng các đơn
vị chịu trách nhiệm về các đoạn mã quy định, cấp mới, bổ sung, sửa đổi giá trị của các
đoạn mã theo yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ TABMIS.


2.6. Quyết định 94/2005- BTC về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính

 Phạm vi áp dụng

chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã áp dụng cho xã, phường, thị trấn (dưới đây
gọi chung là xã ) thuộc các quận, huyện, thị xã của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

 Hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính theo nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và tài chính xã gồm 19 tài khoản cấp I trong
đó 11 tài khoản bắt buộc dùng cho tất cả các xã và 8 tài khoản hướng dẫn áp dụng cho
những xã có phát sinh nghiệp vụ liên quan.
Các xã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong chế độ này để lập danh
mục tài khoản cấp I, cấp II áp dụng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của xã. Các
xã có thể mở thêm tài khoản cấp III . Trường hợp mở thêm tài khoản cấp I, cấp II phải có
ý kiến bằng văn bản gửi Sở Tài chính tổng hợp gửi Bộ Tài chính xem xét chấp thuận
trước khi thực hiện.

III, Thực trạng áp dụng và các đề xuất .
3.1. Thực trạng áp dụng các quy định tại Việt Nam.
HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Kế toán các đơn vị kinh doanh

Kế toán Nhà nước


1. Kế toán doanh nghiệp

1.

Kế toán doanh nghiệp sản xuất,
thương mại, dịch vụ, xây lắp

- Kế toán các cơ quan, tổ chức, đoàn thể
thuộc hệ thống Nhà nước sử dụng vốn
Ngân sách Nhà nước.

- Kế toán các doanh nghiệp tài chính:
công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,
xổ số, các quỹ đầu tư tư nhân, công ty
tài chính…
- Kế toán các doanh nghiệp đặc thù:
bưu chính viễn thông, các hợp tác xã
nông, lâm, ngư nghiệp…

Kế toán hành chính sự nghiệp

Kế toán các đơn vị hành
chính sự nghiệp công lập sử
dụng vốn ngân sách

2.

Kế toán Kho bạc

3.

Kế toán xã, phường, thị trấn

- Kế toán các đơn vị hành chính sự
nghiệp ngoài công lập (trường học,
bệnh viện, công chứng ….)
- Kế toán các Tổng công ty, các tập
đoàn
2.

Kế toán các tổ chức tín dụng

-

Kế toán ngân hàng thương mại

-

Kế toán hợp tác xã tín dụng

Có thể nói, hệ thống các chế độ kế toán Việt nam hiện hành đã đáp ứng tốt yêu cầu
quản lý tài chính của từng đơn vị, tổ chức và của các cơ quan Nhà nước trong giai đoạn
hiện tại thể hiện ở các điểm sau:
-


Được ban hành đồng bộ, đầy đủ, kịp thời phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng

lĩnh vực ngành nghề.


-

Được hướng dẫn chi tiết cụ thể việc áp dụng các chế độ chứng từ, tài khoản, sổ chi

tiết, báo cáo vào công tác kế toán trong đơn vị.
-

Phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường của nước ta hiện nay.

-

Về căn bản phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt nam và thông lệ quốc tế, thuận

lợi cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu báo cáo cho các cơ quan Nhà nước.
-

Hệ thống mang tính mở nên thuận tiện cho việc bổ sung sửa đổi khi nền kinh tế thị

trường phát triển ở mức độ đầy đủ hơn, cao hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện các công ty đa dạng hóa hoạt động, xã hội hóa một số
lĩnh vực hành chính sự nghiệp, sự “xâm lấn” hoạt động lẫn nhau khiến cho ranh giới phân
biệt các lĩnh vực hoạt động ngày càng mỏng manh thì hệ thống kế toán Việt nam bộc lộ
một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

3.2. Đề xuất một số giải pháp

- Hệ thống kế toán Việt nam hiện hành cần được hoàn thiện theo hướng giảm thiểu
hơn nữa sự khác biệt giữa các hệ thống kế toán khác nhau, mềm dẻo linh hoạt hơn, nhất
quán hơn và đơn giản dễ hiểu hơn giữa các lĩnh vực hoạt động, các quy mô hoạt động và
các phương pháp kế toán.
- Cần lập ra một hệ thống kế toán có thể áp dụng linh hoạt cho doanh nghiệp khi vừa
hoạt động sản xuất, vừa hoạt động thương mại.
- Giảm thiểu sự khác biệt giữa hệ thống kế toán doanh nghiệp và hành chính sự
nghiệp bằng cách tạo thêm ra các tài khoản tổng hợp tích hợp hai hệ thống trên để tạo
thuận lợi cho công việc kế toán khi có sự xâm lấn này


- Cần có một sự nhất quán về hệ thống tài khoản kế toán ở các quyets định trong các
lĩnh vực khác nhau tránh trường hợp cùng một số hiệu tk mà ở chế dộ này khác chế độ
kia.



×