Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

luận văn thạc sĩ Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thanh hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.42 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Vai trß cña Héi Liªn hiÖp Phô n÷ TØNH Thanh Hãa
trong viÖc thùc hiÖn b×nh ®¼ng giíi hiÖn nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Vai trß cña Héi Liªn hiÖp Phô n÷ TØNH Thanh Hãa
trong viÖc thùc hiÖn b×nh ®¼ng giíi hiÖn nay
Ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 60.22.03.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương
BÌNH

1
ĐẲNG

GIỚI



NHỮNG

VẤN

ĐỀ




LUẬN

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI.............................................................................7
1.1. Khái niệm và nội dung bình đẳng giới................................................................7
1.2. Những vấn đề lý luận về bình đẳng giới...........................................................19

Chương

2

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THANH HÓA VÀ THỰC TRẠNG
VAI TRÒ CỦA HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
.................................................................................................................35
2.1. Sơ lược về tỉnh Thanh Hóa và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa...............35
2.2. Thực trạng vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong việc thực
hiện bình đẳng giới.......................................................................................41

Chương

3

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA
TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI..................................82
3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Thanh Hóa về phát
huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc thực hiện bình đẳng giới....82
3.2. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hóa
trong việc thực hiện bình đẳng giới..............................................................85


KẾT LUẬN.............................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................101
PHỤ LỤC..............................................................................................106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BĐG
BTV
CLB
CNH, HĐH
CNTB
CNXH
HĐND
HTX
KHHGĐ
LHPN
PTTH
TBCN
UBND
XHCN

Ban Chấp hành
Bình đẳng giới
Ban Thường vụ
Câu lạc bộ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội

Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Kế hoạch hóa gia đình
Liên hiệp Phụ nữ
Phổ thông trung học
Tư bản chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội loài người tồn tại và phát triển nhờ sự nỗ lực lao động, hợp tác, cống
hiến của cả nam và nữ. Trải qua lịch sử đấu tranh lâu dài của con người với tự
nhiên và xã hội, phụ nữ đã cùng với nam giới sản xuất ra của cải vật chất và tinh
thần, làm cho thế giới ngày càng tiến bộ văn minh. Nhưng hàng ngàn năm nay,
vị thế của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới, thậm chí họ còn bị coi
là nô lệ, bị phụ thuộc, kìm hãm sự phát triển do những tư tưởng, phong tục, tập
quán lạc hậu, cổ hủ đã tồn tại lâu đời. Để xây dựng một xã hội tiến bộ, tốt đẹp
công bằng, để thực hiện sự nghiệp giải phóng con người không thể không quan
tâm đến vấn đề bình đẳng nam - nữ (còn gọi là bình đẳng giới), tạo cơ hội, trao
quyền lực cho phụ nữ để họ làm tròn chức năng người mẹ, người vợ, người công
dân. Đây là vấn đề được các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia quan tâm. Do đó,
bình đẳng giới trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu.
Ở nước ta vấn đề phụ nữ và bình đẳng nam nữ đã được đặt ra từ rất sớm.
Năm 1923 khi bàn về vấn đề phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: vấn đề
phụ nữ thực chất là đảm bảo và thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị,
xã hội cho phụ nữ. Đảng ta trong suốt tiến trình cách mạng, luôn gắn giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ, giải phóng phụ nữ được coi

là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã ra đời và trở thành tổ
chức chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội tích cực động viên, tổ chức
lãnh đạo phụ nữ cả nước tích cực tham gia phong trào cách mạng để giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng bản thân. Nhờ đường lối đúng đắn ấy
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, vai trò của
phụ nữ trong xã hội và gia đình được phát huy. Những đóng góp to lớn của phụ
nữ Việt Nam đã góp phần cùng với nam giới làm nên những thắng lợi của cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.


2
Ngày nay trong bối cảnh đổi mới đất nước, Hội LHPN Việt Nam đã và
đang có những hoạt động tích cực nhằm phát huy tối đa vai trò của phụ nữ, thực
hiện bình đẳng nam nữ vì sự tiến bộ của phụ nữ và của toàn xã hội.
Trong những năm qua, cùng với phụ nữ cả nước Hội LHPN Thanh Hóa
đã có những hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của Hội trong cuộc đấu tranh
chống lại những phong tục tập quán lạc hậu, vận động phụ nữ vươn lên trong
lao động sản xuất kinh doanh, trong công tác, học tập để phát huy vai trò của
mình trong gia đình và ngoài xã hội để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, thực hiện
BĐG. Nhờ những nỗ lực của Hội LHPN Thanh Hóa nên sự nghiệp giải phóng
phụ nữ, thực hiện BĐG đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên BĐG
vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, phẩm chất, tài năng của phụ nữ chưa được đánh giá
đúng mức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy vai trò của phụ nữ, nâng
cao vị thế trình độ mọi mặt cho phụ nữ, thực hiện BĐG để phụ nữ đóng góp
nhiều hơn cho đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Điều này đòi hỏi có sự
tham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó Hội LHPN Thanh Hóa có vị trí
hàng đầu. Vì vậy, nghiên cứu vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG
và thực trạng bình đẳng giới ở Thanh Hóa, từ đó tìm ra các giải pháp để phát
huy vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG là vấn đề cấp bách có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Là cán bộ công tác ở Hội LHPN huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa, tác
giả đã chọn vấn đề “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong
việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay” làm để tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành CNXH Khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học xã hội và các nhà quản lý ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình của tập thể tác
giả cũng như các cá nhân được công bố như:
Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng: “Phụ nữ giới và phát triển”, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội 1996. Công trình nghiên cứu này góp phần nêu một số luận


3
cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình,
đồng thời phác họa bức tranh đa dạng về vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự
nghiệp đổi mới.
GS Lê Thi: “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đối mới ở Việt Nam”, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội 1998. Đây là một trong những công trình nghiên cứu đã chỉ rõ
thực trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới của đất nước, những
vấn đề cần quan tâm giải quyết để thực hiện BĐG.
Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ, Viện khoa học xã hội và nhân
văn: “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong
gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1998-2000). Đề tài chỉ ra sự
biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, phân tích, chỉ rõ quan hệ giới
trong gia đình và khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình, từ đó đề
xuất những giải pháp để phát huy vai trò phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.
PGS, TS Phan Thanh Khôi, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên):
“Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2007. Công trình này đã trang bị những kiến thức cơ bản về giới như: vấn đề

giới trong kinh điển Mác xít; vấn đề giới trong đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vấn đề giới trong thông tin đại chúng, vấn đề
giới trong sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
GS, TS Trịnh Quốc Tuấn, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên): “Khoa
học giới những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2008. Công trình tập hợp những bài viết của các tác giả bàn về thực trạng
vấn đề giới trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Đề tài đã cung cấp
những vấn đề lý luận thực tiễn về giới cho việc nghiên cứu về BĐG ở Việt Nam
hiện nay.
Đã có một số luận án, luận văn đề cập đến vấn đề này như:
Luận án tiến sĩ của Chu Thị Thoa: “Thực hiện bình đẳng giới trong gia
đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay” (2002), đã đề cập đến thực
trạng BĐG trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, làm sáng tỏ một


4
số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu BĐG trong gia đình nông
thôn hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thanh Hiển: “Thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” (2008), Luận văn tập
trung nghiên cứu việc thực hiện BĐG trong gia đình nông dân chủ yếu ở một số
tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân: “Bình đẳng giới trong gia đình
thanh niên nông thông ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” (2012); và luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Thị Hoa “Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số ở Thanh
Hóa” (2012). Các tác giả đã làm rõ lý luận về BĐG, chỉ ra thực trạng BĐG
trong gia đình, thanh niên nông thôn ở Bắc Giang và gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số ở Thanh Hóa, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp để thực hiện BĐG
trong gia đình.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Thị Luyến: “Vai trò của Hội Liên

hiệp Phụ nữ Nam Định trong việc thực hiện bình đẳng giới. Khóa luận đã làm rõ
vai trò của Hội LHPN Nam Định trong việc thực hiện BĐG.
Đây là những tài liệu tham khảo quý để tác giả luận văn kế thừa. Nhưng
đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của Hội LHPN Thanh
Hóa trong việc thực hiện BĐG, vì vậy, tác giả luận văn chọn vấn đề “Vai trò
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới
hiện nay” nhằm góp một tiếng nói khẳng định vai trò của Hội LHPN trong cuộc
đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện BĐG.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về BĐG, vai trò của Hội LHPN trong thực hiện BĐG và
thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG ở Thanh Hóa, luận
văn đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Hội
LHPN trong thực hiện BĐG ở Thanh Hóa.


5
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn xác định nhiệm vụ chủ yếu là:
- Làm rõ lý luận về BĐG và vai trò của Hội LHPN trong thực hiện BĐG;
- Phân tích thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG và
thực trạng BĐG ở Thanh Hóa;
- Khái quát một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao
vai trò của Hội LHPN trong thực hiện BĐG, phát huy vai trò của phụ nữ trong
sự nghiệp đổi mới đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về BĐG và vai trò của Hội
LHPN trong việc thực hiện BĐG và thực trạng BĐG ở Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vai trò của Hội LHPN ở Thanh Hóa trong việc thực
hiện BĐG chủ yếu giai đoạn từ 2006 đến giữa năm 2014.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về BĐG, quan điểm của LHQ về BĐG.
- Cơ sở thực tiễn là thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện
BĐG qua các báo cáo tổng kết của Hội LHPN Thanh Hóa và kết quả điều tra xã
hội học về BĐG của tác giả.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp logic lịch sử, phương
pháp thu thập, phân tích tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện bình đẳng
giới và kết quả bình đẳng giới đã đạt được ở Thanh Hóa.


6
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Hội LHPN
trong việc thực hiện BĐG ở Thanh Hóa giai đoạn sắp tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng cho các cấp lãnh
đạo, quản lý ở Thanh Hóa tham khảo trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách
đối với Hội LHPN các cấp ở Thanh Hóa, nhằm phát huy vai trò của Hội LHPN
trong việc thực hiện BĐG ở Thanh Hóa
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho trường Chính trị tỉnh,
các Trung tâm chính trị huyện, thành phố, trong giảng dạy các chuyên đề gia
đình, dân vận ở Thanh Hóa.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 6 tiết.


7
Chương 1
BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. Khái niệm và nội dung bình đẳng giới
1.1.1. Khái niệm giới và bình đẳng giới
1.1.1.1. Khái niệm giới
Giới (Gen der) là một khái niệm, đồng thời cũng là một phương pháp tiếp
cận đối với các vấn đề kinh tế - xã hội trên cơ sở bình đẳng và phát triển.
Giới thường đi liền với khái niệm cặp đối với nó là giới tính. Giới chỉ có
thể được hiểu một cách đúng đắn khi đặt trong sự so sánh với một khái niệm
khác nhưng có liên quan chặt chẽ với nó là giới tính. Phân biệt mối liên hệ và sự
khác biệt giữa giới và giới tính là nắm được cốt lõi nội dung của khái niệm giới.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về giới thì Giới là một thuật ngữ xã hội
học bắt nguồn từ môn Nhân loại học một phạm trù triết học nhằm xác định mối
quan hệ giữa nam - nữ và xã hội. Giới nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và
quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động,
các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc, tiêu chuẩn
theo nhóm tập thể chứ không theo thực thể cá nhân, giới được xác định theo văn
hóa chứ không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo
xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Mỗi người khi mới sinh ra không có sẵn
đặc tính giới. Những đặc tính giới mà con người có được là do gia đình, xã hội
và nền văn hóa của mỗi dân tộc quy định.
Như vậy: giới là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới xét về
mặt xã hội.
Còn giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt y sinh học, sự khác

biệt này gắn với quá trình tái sản xuất ra con người. Cụ thể phụ nữ mang thai,
sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ, còn nam giới là một trong những yếu tố tạo ra
quá trình thụ thai.


8
Giới tính là tiền đề sinh học của sự khác biệt giữa nam và nữ, còn nội dung
của sự khác biệt này lại do xã hội quy định. Chính quy định của xã hội đã làm
cho người ta tin rằng, nam giới luôn có ưu thế hơn hẳn phụ nữ. Niềm tin này
thường mạnh hơn các chứng cứ khoa học. Điều này giải thích vì sao quan hệ
giới lại biến đổi chậm chạp, cuộc đấu tranh cho BĐG vô cùng khó khăn. Vì vậy,
việc nâng cao vị thế của phụ nữ là công việc của toàn xã hội, của gia đình và mỗi
cá nhân, là công việc khó khăn, gian khổ và lâu dài.
Tóm lại, khái niệm giới ra đời nhằm lý giải sự khác biệt giữa nam và nữ về
mặt xã hội. Sự khác biệt này chịu sự chi phối ban đầu của yếu tố y sinh học (giới
tính) song về nội dung và mức độ lại do yếu tố xã hội quy định.
Người ta thường lấy sự khác biệt về giới tính để chỉ sự khác biệt về giới.
Đằng sau điểm xuất phát đơn giản đó, là cả một thế giới phức tạp, từ nhận thức
đến tình cảm, hành vi, từ gia đình, nhà trường đến xã hội, đến phong tục, tập
quán thậm chí khoét sâu sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Vì
vậy, chỉ có thể giảm bớt hoặc thu hẹp sự khác biệt về giới bằng nhận thức, hành
vi và các chính sách mới tích cực của xã hội đối với nam và nữ, đó là những giải
pháp cơ bản để thúc đẩy BĐG.
Khoa học về giới nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa 3 thành phần: nam nữ - xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Làm rõ vai trò của mỗi giới trong xã hội, đặc biệt quan tâm đến vai trò của
phụ nữ, quyền lợi của phụ nữ và sự tham gia của phụ nữ vào quá trình phát triển
xã hội, phát triển con người để xây dựng CNXH.
Nói đến giới không phải chỉ nói đến giới nam - nữ nói chung mà còn nói
đến quan hệ hai giới trong những hoạt động xã hội, lao động, học tập, trong sinh
hoạt tập thể, trong xã hội và gia đình. Qua sự phân tích so sánh làm rõ hiện trạng

giới nam và giới nữ để từ đó có chiến lược, sách lược đúng đắn về vấn đề giới
nhằm khai thác, phát huy tiềm năng của mỗi giới cho sự phát triển của xã hội,
đặc biệt có chính sách phù hợp với giới nữ nhóm xã hội yếu thế hơn so với nam
giới là điều kiện cơ bản tạo nên sự phát triển bền vững.
1.1.1.2. Bình đẳng giới
Theo từ điển Tiếng Việt thì bình đẳng là ngang hàng nhau về địa vị và


9
quyền lợi.
Bình đẳng là khái niệm hàm chứa ý nghĩa xã hội to lớn, là quyền cơ bản
của con người. Bình đẳng xã hội bao gồm các nội dung: bình đẳng giữa các giai
cấp, các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp dân cư, các nhóm tuổi… các quốc gia. Để
so sánh vị thế của các nhóm xã hội, các giai cấp hoặc cá nhân người ta thường
dùng các từ như bình đẳng hoặc bất bình đẳng để mô tả. Lịch sử nhân loại coi
cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất trong các cuộc cách
mạng tư sản với tư tưởng: tự do - bình đẳng - bác ái. Bản hiến pháp đầu tiên của
Hợp chủng quốc Hoa kỳ đã trở thành bản hiến pháp bất hủ với tuyên bố: mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tuyên bố chung về Nhân quyền của Liên Hợp quốc cũng khẳng định: mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng
hoà ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyền bình đẳng của dân
tộc, nhân dân Việt Nam với nhân dân và các dân tộc trên thế giới. Người còn
chỉ rõ: Mục đích của cuộc cách mạng XHCN ở Việt Nam là giành quyền bình
đẳng cho dân tộc, bình đẳng, bình quyền cho phụ nữ. Người viết: Chúng ta làm
cách mạng là để tranh lấy bình quyền, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như
nhau. BĐG là bình đẳng giữa nam và nữ là một trong những nội dung của bình
đẳng xã hội.
BĐG có thể được xem xét trên hai quan điểm:

Thứ nhất, BĐG khi chưa có nhận thức giới. Bình đẳng là được đối xử như
nhau về địa vị và quyền lợi, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, không phân biệt
thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước
pháp luật.
Theo đó, BĐG sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên
mọi phương diện, không phân biệt, hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới nam
hoặc giới nữ.
Ở đây điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng,
sau đó người ta tin rằng phụ nữ sẽ được hưởng thụ theo các nguyên tắc và tiêu


10
chuẩn như nam giới và đem lại kết quả như nhau, nhưng thực tế, sự đối xử bình
đẳng không phải lúc nào cũng đem lại sự bình đẳng thật sự giữa nam và nữ. Sau
này, quan điểm trên được nhiều nhà nghiên cứu về giới cho rằng đây là loại
“bình đẳng giới mà không tôn trọng sự khác biệt về giới tính”.
Việc đối xử như nhau không phân biệt nam nữ là điều hết sức cần thiết,
song chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thực sự. Ở nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam, xuất phát từ vấn đề quyền con người, Hiến pháp đã ghi
nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi phương diện của đời sống xã
hội. Đây là sự tiến bộ lớn song nếu chỉ dừng lại ở mức độ này phụ nữ vẫn chưa
được BĐG thực sự. Cũng là con người như nam giới nhưng phụ nữ lại có những
đặc tính về giới tính hết sức riêng biệt do đặc trưng sinh học và đặc trưng xã hội
quy định chi phối, cho nên nếu chỉ thực hiện sự đối xử như nhau (căn cứ vào cái
chung) mà không chú ý đến cái riêng biệt để có cách đối xử đặc biệt thì sẽ không
có bình đẳng thực sự bởi lẽ trong quá trình phát triển giữa nam và nữ đã không
có cùng một điểm xuất phát, cho nên dù có cơ hội như nhau nhưng phụ nữ khó
nắm bắt được cơ hội ấy như nam giới. Ví dụ khi cơ hội tìm việc làm có thu nhập
cao mở ra cho cả nam và nữ nhưng phụ nữ khó có thể đón nhận được cơ hội ấy
như nam giới (do sức khỏe, công việc gia đình, các quan niệm cứng nhắc trong

phân công lao động). Ngay cả khi có điểm xuất phát như nhau do đã được tạo
điều kiện thì quá trình phát triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn
cản trở hơn so với nam giới. Chẳng hạn hai sinh viên nam và nữ cùng tốt nghiệp
đại học với trình độ tương đương sau 10 năm thì trình độ và khả năng thăng tiến
giữa hai người rất khác nhau. Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên tâm
vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối thời gian sức lực cho
việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ và biết bao công việc gia đình khác. Vì vậy đối xử
như nhau không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ vốn rất khác
nhau về mặt tự nhiên và xã hội (do lịch sử để lại).
Theo quan điểm này thì mọi điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ
các cơ hội bình đẳng và người ta mong đợi ở phụ nữ sẽ tiếp cận các cơ hội này,


11
thực hiện và hưởng lợi theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn như nam giới. Điều
này đặt ra sức ép vô cùng lớn đối với phụ nữ trong khi đó lại thu hẹp sự tiếp cận
của họ đối với các kỹ năng và các nguồn cần thiết để có thể tận dụng “các cơ hội
bình đẳng”. Bình đẳng về cơ hội, về sự lựa chọn và đối xử là cần thiết nhưng
không phải là cơ hội quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ.
Thứ hai, quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới. Các nhà khoa học
nghiên cứu giới cho rằng, khi đã thừa nhận phụ nữ có những khác biệt cả về tự
nhiên và xã hội so với nam giới, thì sự đối xử như nhau sẽ không đạt được bình
đẳng. Cho nên BĐG không chỉ là thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và nữ
trên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất cả
những gì nam giới có thể và có quyền làm.
BĐG còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới
nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên của họ, thông qua các đối xử
đặc biệt với phụ nữ (trong Luật BĐG hiện nay đã có các quy định cụ thể về
những điều khoản “đặc biệt tạm thời” mà không coi đó là phân biệt giới để thực
hiện BĐG).

Những đối xử đặc biệt tác động đến sự khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ,
hạn chế những thiệt thòi của phụ nữ cần được duy trì thường xuyên như chương
trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, các chính
sách đặc biệt cho lao động nữ... các đối xử đặc biệt này sẽ tác động và làm thay
đổi vị thế của người phụ nữ do lịch sử để lại, cách đối xử đặc biệt được duy trì
chừng nào đạt được sự bình đẳng hoàn toàn. Đối xử đặc biệt khác không chỉ căn
cứ vào sự khác biệt nam và nữ, quá trình tiến tới BĐG mà còn phải chú ý tới sự
khác biệt ngay trong giới nữ được thể hiện qua các nhóm phụ nữ khác nhau như
giữa phụ nữ thành thị và nông thôn, giữa nữ công nhân với nữ nông dân, nữ trí
thức, giữa những phụ nữ giàu và phụ nữ nghèo...
Như vậy, việc đối xử như nhau giữa các bộ phận xã hội không giống nhau sẽ
không thể đạt được bình đẳng thực sự. Để đạt tới bình đẳng chính là cần phải có


12
các đối xử đặc biệt thậm chí là những điều kiện ưu tiên cho các nhóm xã hội yếu
thế. Trong một môi trường xã hội, mà cơ hội, điều kiện, trình độ và vị trí xã hội
của phụ nữ còn thấp hơn nam giới là phổ biến thì để có bình đẳng giới thực sự,
cách đối xử đặc biệt như trên đối với phụ nữ là điều kiện cần thiết cần phải có.
Như vậy BĐG là một trạng thái lý tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được
hưởng vị trí xã hội như nhau, được tạo cơ hội và điều kiện thích hợp để phát huy
khả năng của mình nhằm đóng góp cho sự phát triển của xã hội và được hưởng
lợi từ các kết quả của quá trình phát triển đó.
Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới đã đưa ra sự tiếp cận đúng đắn,
công nhận sự khác biệt và thực tế phụ nữ đang ở vị trí bất bình đẳng do sự phân
biệt đối xử trong quá khứ và hiện tại. Mô hình này không chỉ quan tâm đến cơ
hội bình đẳng mà còn quan tâm đến kết quả của sự bình đẳng, sự đối xử bình
đẳng, tiếp cận bình đẳng và lợi ích bình đẳng.
Nói tóm lại, BĐG có ý nghĩa là nam giới và phụ nữ được trải nghiệm
những điều kiện ngang nhau để phát huy hết tiềm năng của mình, có cơ hội để

tham gia, đóng góp và hưởng lợi như nhau từ các hoạt động phát triển của quốc
gia về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. BĐG còn là quá trình khắc phục tình
trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự
nhiên giữa họ thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ. Để đạt tới BĐG trong
một môi trường mà cơ hội, điều kiện và vị trí xã hội của phụ nữ còn thấp hơn
nam giới thì việc đối xử đặc biệt với phụ nữ, ưu tiên cho phụ nữ trên một số lĩnh
vực chính là cơ sở để tạo lập sự bình đẳng thật sự cho họ.
Trong những thập niên qua bình đẳng nam - nữ được coi như một nguyên
tắc cơ bản được nhiều quốc gia công nhận và được đưa vào Hiến pháp, được cụ
thể hóa bằng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế cho đến nay trên thế giới chưa
có một nước nào phụ nữ được bình đẳng với đàn ông trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống. Theo báo cáo phát triển con người của tổ chức phát triển của Liên Hợp
quốc (UNDP) đã đưa ra con số đáng kinh hoàng: lao động của phụ nữ thế giới bị
bỏ quên không được tính công, hàng năm là 11 ngàn tỷ đô la Mỹ. Kết luận về


13
BĐG báo cáo đã viết: “Chưa có nơi nào trên trái đất phụ nữ được hoàn toàn bình
đẳng với nam giới… cánh cửa mở ra sự bình đẳng mới chỉ hé ra và có nhiều nơi
đang khép lại” (Báo cáo UNDP 1995).
Phụ nữ thường không có thu nhập cao bằng nam giới vì công việc làm của
họ ngoài xã hội phần nhiều là những công việc giản đơn, nặng nhọc, thu nhập
thấp còn việc nhà chăm sóc con cái lại không được tính công. Đặc biệt, tại một
số nước theo đạo Hồi địa vị của phụ nữ vô cùng kém. Phụ nữ ở Ả rập, Iran
không có quyền xin hộ chiếu, không có quyền xuất cảnh nếu không được sự
đồng ý của chồng. Ở Namibia, Bốt-xoan-na phụ nữ có chồng không được quản
lý tài sản, phải chịu sự giám hộ suốt đời của chồng. Ở Áp-ga-nix-tan, pháp luật
quy định đàn ông có quyền lấy 4 vợ, trong khi đó nếu phụ nữ có quan hệ tình
dục với người khác sẽ bị ném đá cho đến chết.
Theo Giáo sư ưu tú Y-vôn-me Castellan - Đại học Pari Pháp thì “Ở các

nước theo đạo Hồi: người chồng tốt chỉ đơn giản là người quản lý tốt tài sản của
anh ta trong đó có vợ anh, theo phong tục là một trong ba thứ có ích cho nam
giới, hai thứ khác là nhà cửa và đàn ngựa. Có một bức vách vững chắc, ngăn
cách riêng biệt hai vũ trụ, nam giới và nữ giới. Đối với phụ nữ đó là bóng tối, là
cuộc đời nội trợ, nhà cửa, con cái là sự phụ thuộc suốt đời. Còn đối với nam giới
là ánh sáng bên ngoài, có sáng kiến là sự chủ động, được giao tiếp điều đình…”,
“phụ nữ là đồ vật, đàn ông giàu có thể mua nhiều” [11, tr.31-32]. Với những
biểu hiện trên đây rõ ràng BĐG là vấn đề vô cùng cấp thiết, BĐG là vật cản cho
sự phát triển của xã hội, của loài người nhất là với phụ nữ.
1.1.2. Nội dung của bình đẳng giới và vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ
trong việc thực hiện bình đẳng giới
1.1.2.1. Nội dung bình đẳng giới
Thực hiện BĐG là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân loại tiến bộ,
trong đó Liên Hợp quốc có vai trò đặc biệt quan trọng. Tổ chức Liên Hợp quốc
được thành lập từ năm 1945. Đây là cơ quan quốc tế có quyền lực cao nhất nhằm
tạo sự cân bằng và thúc đẩy sự phát triển toàn cầu. Vào những năm 60 của thế kỷ


14
trước, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ và chủ nghĩa A-pác-thai còn tồn
tại ở Nam Phi thì công ước phân biệt chủng tộc ra đời. Tiếp đó là sự ra đời của
các Công ước của Liên Hợp quốc liên quan đến phụ nữ như:
Tuyên bố về quyền con người.
Công ước về trấn áp tội buôn bán người và bóc lột mại dâm (1949).
Công ước về quyền chính trị của phụ nữ (1952).
Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn (1957).
Tuyên bố về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ ngày 7/11/1967.
Năm 1980, Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước Xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ ra đời (gọi tắt là Công ước CEDAW). Công ước
CEDAW là kết tinh tư tưởng tiến bộ của loài người đối với phụ nữ. Đây là Văn

kiện quốc tế mang tính pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử
với phụ nữ và xây dựng một chương trình nghị sự để thúc đẩy quyền bình đẳng
của phụ nữ.
Công ước CEDAW đã đưa ra ba nguyên tắc lớn là:
Bình đẳng trong thực tế
Không phân biệt đối xử
Nghĩa vụ quốc gia
Công ước gồm 6 phần 30 điều. Ngay trong phần mở đầu Công ước đã xác
nhận rằng: Sự phân biệt đối xử với phụ nữ đang là vấn đề nghiêm trọng trên thế
giới và chính nó đã vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tôn trọng
phẩm giá con người, là một trở ngại đối với phụ nữ tham gia vào đời sống chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, cản trở sự tăng trưởng của xã hội, gia đình và gây
khó khăn cho sự phát triển đầy đủ, cái khả năng tiềm tàng của phụ nữ trong việc
phục vụ đất nước và loài người.
Công ước đã đưa ra các điều khoản cụ thể và toàn diện để Chính phủ các
nước làm cơ sở pháp lý cho việc xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
việc làm, hôn nhân, gia đình, chăm sóc sức khoẻ, mức lương…
BĐG được đề cập một cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
trong CEDAW. Đó là các lĩnh vực cơ bản như chính trị; kinh tế, việc làm; giáo


15
dục; chăm sóc sức khoẻ; hôn nhân và gia đình. Công ước xuất phát từ vấn đề
nhân quyền, quyền con người của nam cũng như nữ và xuất phát từ tính hiệu quả
của phát triển. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở mỗi
nước có những nét đặc thù, nhưng ở bất cứ nước nào BĐG được thể hiện trên
các lĩnh vực sau:
Một là, bình đẳng về chính trị. Đó là quyền hợp pháp của phụ nữ được Hiến
pháp công nhận với tư cách là công dân, phụ nữ có những quyền cơ bản sau:

Quyền bầu cử và ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử, quyền góp ý kiến
xây dựng hiến pháp, pháp luật, quyền được nêu ý kiến, nguyện vọng trong hội
họp, quyền nêu ý kiến về những vấn đề chính trị, xã hội trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Quyền tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước tham gia công tác quản lý ở các cấp chính quyền.
Quyền được tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng, các tổ
chức nghề nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho bản thân, phù hợp với sự phát triển
đất nước.
Quyền khiếu nại, tố cáo.
Hai là, bình đẳng về kinh tế.
Quyền được làm việc và được hưởng cơ hội có việc làm như nhau.
Quyền được tự do chọn nghề nghiệp, việc làm, quyền được đề bạt làm lãnh
đạo, được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để được thăng tiến.
Quyền được vay vốn ngân hàng, tham gia các dịch vụ tín dụng.
Quyền đưa ra quyết định trong việc mua bán những tài sản có giá trị trong
gia đình.
Bình đẳng trong việc hưởng quyền thừa kế tài sản.
Nam nữ được bình đẳng trong việc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Lao động nữ ở nông thôn và miền núi được hỗ trợ vay vốn khuyến nông
khuyến lâm khuyến ngư, được đào tạo kỹ năng trồng trọt chăn nuôi theo quy
định của pháp luật.
Chủ lao động sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính
theo quy định của pháp luật.
Ba là, bình đẳng trong lĩnh vực lao động.
Nam nữ được bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi để đi làm, được đối xử bình


16
đẳng tại nơi làm việc, được trả lương như nhau, được đối xử đánh giá như nhau

khi làm những việc có giá trị ngang nhau.
Nam nữ được bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm
vào các vị trí lãnh đạo.
Quyền được bảo vệ sức khỏe, được đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ chức
năng sinh đẻ.
Bốn là, bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
Quyền được học tập như nhau ở mọi cấp học từ mẫu giáo đến sau đại học,
được học những ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích.
Có cơ hội như nhau trong đào tạo được hưởng học bổng, miễn giảm học
phí và các trợ cấp học tập khác. Được tạo cơ hội để nữ sinh không bỏ học, được
theo học ở các lớp dành cho những phụ nữ phải nghỉ học sớm hoặc không có
điều kiện đến lớp học.
Người phụ nữ phải được học tập để có kiến thức nuôi và dạy con.
Nam nữ bình đẳng trong hoạt động công nghệ, được tập huấn về giống kỹ
thuật, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật chăn nuôi.
Năm là, bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe.
Nam nữ bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông
về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế, kể cả dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình.
Bảo đảm cho phụ nữ có những dịch vụ thích hợp liên quan đến thai nghén,
sinh đẻ, chăm sóc sau khi đẻ, chăm sóc con cái khi ốm đau.
Nam nữ cần bàn bạc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai, biện pháp
an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Nội dung bình đẳng giới trong gia đình
Nam nữ có quyền và trách nhiệm như nhau trong vai trò làm cha mẹ, trong
việc chăm sóc nuôi dạy con cái, có quyền và trách nhiệm như nhau trong thực
hiện kế hoạch hoá gia đình.
Nam - nữ có quyền và trách nhiệm như nhau trong việc sở hữu, kiểm soát,
quản lý, sử dụng, hưởng thụ và định đoạt những tài sản gia đình.

Nam nữ có quyền và trách nhiệm như nhau trong thời gian hôn nhân cũng
như ly hôn bị thủ tiêu.


17
Ngoài những lĩnh vực trên bình đẳng giới còn được thể hiện trên các lĩnh
vực sau: bình đẳng trong đối xử; bình đẳng về cơ hội; bình đẳng về hưởng thụ;
bình đẳng về quyền kiểm soát và ra quyết định.
Thực hiện những nội dung trên đây, mới đảm bảo cho phụ nữ được bình
đẳng thực sự với nam giới, tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng để góp phần
phát triển đất nước, xây dựng hạnh phúc gia đình.
Khi đánh giá thực trạng BĐG cần phải xem xét vấn đề này trên hai phương
diện: bình đẳng trên văn bản và bình đẳng trên thực tế. Hai phương diện này đều
quan trọng nó hỗ trợ bổ sung cho nhau.
Bình đẳng trên văn bản có nghĩa là nội dung nghiên cứu bình đẳng đã được
ghi lại thành văn mang tính pháp lý, được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, các
địa phương, đến các tổ chức chính trị xã hội, được phổ biến trên các phương tiện
thông tin đại chúng, nhà nước yêu cầu công dân phải thực hiện.
Bình đẳng trên thực tế chỉ kết quả cụ thể của việc thực hiện các nguyên tắc
bình đẳng đã được nêu bằng văn bản mang lại lợi ích thiết thực về quyền lợi và
vị thế mà người phụ nữ đạt được trong mối quan hệ với nam giới.
Từ văn bản quy định đến kết quả đạt được trong thực tế không phải dễ dàng
có thể còn là khoảng cách dài. Bình đẳng trong thực tế có kết quả thường khiêm
tốn hơn so với bình đẳng trong văn bản. Đây là điều cần được đặc biệt quan tâm
khi bàn về BĐG. Ở Việt Nam, Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật BĐG,
Luật Phòng chống bạo hành trong gia đình đã được phổ biến rộng rãi. Vì vậy,
địa vị của phụ nữ Việt Nam đã thay đổi lớn nhưng nhiều vùng miền, địa phương
phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi bị đánh đập, buôn bán, xâm hại đến thể xác và
tinh thần, nhưng chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ đầy đủ. Nhiều
kẻ vi phạm pháp luật với phụ nữ vẫn chưa bị trừng trị thích đáng.

Khi bàn đến BĐG về nguyên tắc chỉ bàn tới vị thế giữa nam và nữ nhưng
trong thực tế BĐG phải tính đến sự bình đẳng giữa các nhóm phụ nữ. Khoảng
cách giữa các nhóm xã hội trong cùng một giới ngày càng tăng nhanh, sự phân
hóa giữa các nhóm phụ nữ diễn ra nhanh hơn so với sự phân hóa giữa các nhóm


18
nam giới (ví dụ so sánh giữa nhóm nữ thanh niên ở thành phố được học hành, tự
tin năng động… so với nhóm nữ thanh niên ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam
Bộ thì thấy sự khác biệt giữa họ là rất lớn). Nếu không thấy rõ sự khác biệt này,
chỉ thực hiện một chính sách chung hiệu quả của chính sách bình đẳng sẽ không
thiết thực với các nhóm phụ nữ khác nhau.
1.1.2.2. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện
bình đẳng giới
Theo từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988
thì: “Vai trò là tác dụng chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của một
cái gì đó”.
Theo đó, vai trò của Hội LHPN là tổ chức có tác dụng, chức năng giáo dục
động viên phụ nữ trong mọi hoạt động vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ.
Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của phụ nữ, hội có nhiệm
vụ tổ chức giáo dục phụ nữ đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam làm cách mạng
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ và xây dựng xã hội
mới XHCN.
Hội LHPN Việt Nam ra đời ngày 20/10/1930, từ đó đến nay Hội đã có
những đóng góp to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng
CNXH, đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, thực hiện BĐG, động viên
khuyến khích phụ nữ nỗ lực học tập, lao động, công tác để nâng cao vị thế của
mình trong gia đình và xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG được Luật BĐG quy định
như sau:

Điều 29: Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.
1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước
về BĐG theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm BĐG trong tổ chức.
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật BĐG.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện BĐG.
Điều 30: Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này.


19
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu BĐG.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ
đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; phụ nữ đủ tiêu chuẩn
tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.
4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ
nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về BĐG.
1.2. Những vấn đề lý luận về bình đẳng giới
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới
Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện
BĐG đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu. Bởi lẽ phụ nữ không chỉ
có vai trò làm vợ làm mẹ trong gia đình mà họ còn là người lao động người công
dân trong xã hội. Họ không chỉ là người thực hiện chức năng tái sản xuất ra con
người mà còn là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội,
là một lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy
nhiên, dưới chế độ tư hữu luôn tồn tại một nghịch lý là người phụ nữ dù có vai
trò to lớn nhưng trên thực tế lại có địa vị thấp hèn không chỉ trong gia đình và cả
ở ngoài xã hội. Phụ nữ luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột
thậm tệ, bị tha hóa. Các hình thức bất bình đẳng tuy có thay đổi qua từng thời kỳ

lịch sử nhưng bản chất của nó thì không hề thay đổi.
Một trong những quan điểm phi lý đã từng ngự trị trong lịch sử xã hội loại
người là: kể từ khi có xã hội, đàn bà đã là nô lệ của đàn ông. Để bảo vệ chế độ
thống trị, các nhà tư tưởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ rằng do giá trị “không
đầy đủ” của người phụ nữ nên sự lệ thuộc của họ vào người đàn ông là lẽ tất
nhiên. Trái với quan điểm này, các nhà tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là các nhà tư
tưởng XHCN trước Mác đã kịch liệt phê phán sự phân chia xã hội thành các
đẳng cấp khác nhau, sự xô đẩy người phụ nữ tới tận cùng của áp bức. Tô-mátMo-rơ nhà XHCN không tưởng nổi tiếng ở Anh thế kỷ XVI đã có cái nhìn nhân
đạo và tiến bộ với phụ nữ, ông là người đầu tiên trong lịch sử thế giới cận đại
chủ trương thực hiện nam nữ bình đẳng, tự do kết hôn. Hôn nhân dựa trên tình


20
yêu, nam - nữ đều được hưởng một nền giáo dục chung.
Phuriê - đại biểu xuất sắc nhất của XHCN không tưởng ở Pháp đầu thế kỷ
XIX đã phê phán sự bình đẳng trong quan hệ nam nữ trong gia đình và ngoài xã
hội, ông cho rằng “làm ô nhục phụ nữ là nét căn bản và tiêu biểu của thời đại dã
man cũng như thời đại văn minh” và “tự nhiên đã ban phát cho 2 giới những
phần bằng nhau về năng lực làm khoa học và nghệ thuật”. Song dưới chế độ
TBCN người phụ nữ luôn chịu thiệt thòi, địa vị thấp kém. Vì vậy, Phuriê là
người đầu tiên khẳng định “trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của
sự giải phóng nói chung”.
Rôbớt Ôoen - nhà XHCN không tưởng nổi tiếng ở Anh đầu thế kỷ XIX
cũng có cái nhìn rất nhân đạo đối với phụ nữ. Để xây dựng xã hội tốt đẹp theo
Ôoen cần phát triển giáo dục, phát triển trí tuệ, cải tạo triệt để hoàn cảnh sống
cho mọi người. Thực hiện giáo dục bình đẳng, hôn nhân tự do, phụ nữ được làm
việc phù hợp với sức khoẻ, có điều kiện chăm sóc con cái.
Như vậy, các nhà XHCN không tưởng đều quan tâm đến phụ nữ, có cái
nhìn nhân đạo với phụ nữ, các ông đều mong muốn đem lại quyền tự do, bình
đẳng cho phụ nữ trong học tập, lao động, trong hôn nhân gia đình, tạo cơ hội cho

phụ nữ làm tốt nhiệm vụ đối với gia đình và xã hội. Do bị hạn chế về thế giới
quan và bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử, các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời
dù có nỗ lực vượt bậc cũng không vượt qua được những hạn chế mà chính thời
đại họ chưa cho phép. Vì vậy, các ông chưa tìm ra con đường để giải phóng phụ
nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ.
Đến giữa thế kỷ XIX, sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất đã tạo
ra tiền đề kinh tế - xã hội cho cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bức
bóc lột và giải phóng phụ nữ. Trong hoàn cảnh ấy, kế thừa những tinh hoa trí tuệ
của nhân loại, cụ thể là tư tưởng nhân văn nhân đạo của các nhà XHCN không
tưởng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện cuộc cách mạng thật sự về lý luận
trong vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Các ông đã gắn
vấn đề giải phóng phụ nữ với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản
chống lại ách nô dịch của CNTB và các thế lực phản động.
C.Mác và Ph.Ăngghen bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình


×