BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
----------------------------------NGUYỄN HỮU TRƯỜNG HƯNG
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 62.34.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Tất Thắng
Người hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Nhiễu
Hà Nội – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Nguyễn Hữu Trường Hưng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH.................................................................xi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án....................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án.....................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................4
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án.......................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án.......................................................6
4.1. Phương pháp phân tích và thống kê....................................................6
4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia và nhà quản lý.......6
4.3. Phương pháp so sánh..........................................................................6
5. Những đóng góp mới của Luận án............................................................7
5. Những đóng góp mới của Luận án.............................................................7
5.1. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn..............................................7
iii
Về lý luận......................................................................................................7
Về thực tiễn...................................................................................................7
5.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án...........8
6. Kết cấu của Luận án..................................................................................9
6. Kết cấu của Luận án...................................................................................9
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU..........................10
3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án........................................20
CHƯƠNG 1....................................................................................................22
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH
TẾ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ..........................22
1.1. Khái niệm và đặc điểm tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và
dịch vụ..........................................................................................................22
1.1. Khái niệm và đặc điểm tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại
và dịch vụ.......................................................................................................22
1.1.1. Khái niệm và các hình thức tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ..........................................................................................22
1.1.2. Mục đích và tác động của hoạt động tập trung kinh tế..................31
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ..........................................................................................37
1.2. Mục tiêu và vai trò của của việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ..........................................................39
1.2. Mục tiêu và vai trò của của việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh
tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.....................................................39
1.2.1. Mục tiêu của việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh
vực thương mại và dịch vụ.......................................................................39
1.2.2. Vai trò của việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh
vực thương mại và dịch vụ.......................................................................40
iv
1.3. Các yếu tố tác động tới kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ...................................................................43
1.3. Các yếu tố tác động tới kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ....................................................................43
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài tác động tới kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ...........................................43
1.3.2. Các yếu tố nội tại tác động tới việc kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ...........................................45
CHƯƠNG 2....................................................................................................51
KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ.....................................................................51
2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ của các quốc gia phát triển......................................51
2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ của các quốc gia phát triển....................................51
2.1.1. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của Hoa Kỳ. .51
2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của EU.........63
2.2. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ của các quốc gia đang phát triển.............................75
2.2. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ của các quốc gia đang phát triển..........................75
2.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của Trung
Quốc.........................................................................................................75
2.2.2. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của Indonexia
..................................................................................................................85
2.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
v
lĩnh vực thương mại và dịch vụ của các nước.............................................94
2.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ của các nước.............................................94
2.3.1. Xác định quan điểm và mục tiêu kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế.......................................................................................................94
2.3.2. Quy định về ngưỡng và các tiêu chí đánh giá một vụ việc tập trung
kinh tế.......................................................................................................95
Ngưỡng kiểm soát vụ việc tập trung kinh tế...............................................95
Tiêu chí đánh giá vụ việc tập trung kinh tế.................................................97
2.3.3. Xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh phù hợp............................98
CHƯƠNG 3..................................................................................................101
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM..................................................................101
3.1. Thực trạng kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ tại Việt Nam hiện nay............................................101
3.1. Thực trạng kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ tại Việt Nam hiện nay...........................................101
3.1.1. Khái quát tình hình kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại Việt Nam.........................................101
3.1.2. Đánh giá về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế......................114
3.2. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới kiểm soát hoạt động tập
trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ...................................119
3.2. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới kiểm soát hoạt động tập
trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ................................119
3.2.1. Bối cảnh quốc tế...........................................................................119
3.2.2. Bối cảnh trong nước.....................................................................121
vi
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.........................................123
3.3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong thời gian tới...........................................................................126
3.3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong thời gian tới...........................................................................126
3.3.1. Mục tiêu kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong thời gian tới
................................................................................................................126
3.3.2 Quan điểm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong thời gian tới
................................................................................................................127
3.3.3. Định hướng kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong thời gian
tới...........................................................................................................129
3.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh
vực thương mại và dịch vụ tại Việt Nam...................................................133
3.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại Việt Nam...........................................133
3.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh
Việt Nam.................................................................................................133
3.4.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế tại Việt Nam................................................................................141
3.4.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư...........145
KẾT LUẬN..................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................153
PHỤ LỤC 1:.................................................................................................159
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA TIẾN HÀNH KHẢO SÁT.............159
PHỤ LỤC 2:.................................................................................................162
vii
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA..........................................162
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
CTCP
Công ty cổ phần
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
LCT
Luật Cạnh tranh
QLCT
Quản lý cạnh tranh
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TTKT
Tập trung kinh tế
ix
TIẾNG ANH
Viết tắt
Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
AEC
Asean Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AML
Antimonopoly Law
Luật Chống độc quyền
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
CR
Concentration Rate
Mức độ tập trung
DOJ
Department of Justice
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ
EC
European Commision
Uỷ ban Châu Âu
ECMR
EC Merger Regulation
Quy định về sáp nhập của Ủy
ban Châu Âu
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FTC
Federal Trade Commission
Uỷ ban thương mại liên bang
Hoa Kỳ
HHI
Herfindahl-Hirschman index
Chỉ số Herfindahl-Hirschman
HSR
Hart-Scott-Rodino
Đạo luật Hart Scott Rodino
ICN
International Competition
Network
Mạng lưới cạnh tranh quốc tế
KVFTA
Korean – Vietnam Free Trade
Agrement
Hiệp định thương mại tự do
Hàn Quốc – Việt Nam
NDRC
National Development and
Reform Commission of the
People's Republic of China
Ủy ban quốc gia về cải cách
và phát triển của Trung Quốc
x
JFTC
Japan Fair Trade Commission
Uỷ ban Thương mại lành
mạnh Nhật Bản
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực
SAIC
State Administration For
Industry & Commerce
Ủy ban Nhà nước về Công
nghiệp và Thương mại
TPP
Trans-Pacific
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của một số cơ quan cạnh tranh trên thế giới. 49
Bảng 2.1: Số lượng vụ việc Uỷ ban Châu tiến hành rà soát trong giai
đoạn 2006 - 2016............................................................................................64
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thống kê các vụ sáp nhập rà soát theo đạo luật HSR trong giai
đoạn 2006 - 2015............................................................................................53
Hình 2.2: Thống kê vụ việc sáp nhập tiến hành rà soát theo các lĩnh vực
trong năm 2015..............................................................................................53
Hình 2.3: Số lượng các vụ việc thông báo tập trung kinh tế tại Châu Âu64
Hình 3.1: Số lượng và giá trị M&A tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016102
Hình 3.2: Số lượng vụ việc tập trung kinh tế thay đổi đăng ký kinh doanh
giai đoạn 2012 – 2015..................................................................................103
Hình 3.5: Phân loại các vụ việc tập trung kinh tế theo nhóm ngành nghề
.......................................................................................................................110
Hình 3.6: Các ngành và lĩnh vực có HHI cao............................................112
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Tập trung kinh tế (TTKT) được coi là con đường ngắn nhất để giải quyết
nhu cầu tích tụ các nguồn lực thị trường của các nhà kinh doanh nhằm nâng cao
năng lực kinh doanh. Vì vậy các biện pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại hoặc
liên doanh… được coi là cách thức không tốn kém nhiều thời gian để hình thành
nên quyền lực thị trường. Tập trung kinh tế không trực tiếp làm giảm vị trí cạnh
tranh trên thị trường của các doanh nghiệp không tham gia, song chúng lại làm
thay đổi quan hệ cạnh tranh giữa họ với doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế
so với trước đó. Do vậy, hoạt động TTKT tiềm ẩn những yếu tố hình thành các
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền và có thể gây ảnh hưởng tới hoạt
động cạnh tranh trên thị trường và rất cần được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp
lý và có sự giám sát, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.
Trên thực tế, vì những lý do kinh tế và pháp lý, chính phủ các nước trên
thế giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển đều thực hiện kiểm soát tập
trung kinh tế nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể của tập
trung kinh tế tới môi trường cạnh tranh, đảm bảo một thị trường cạnh tranh lành
mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đối với Việt Nam, kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, chuyển sang
xây dựng nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng, quyền tự do kinh doanh trong môi trường cạnh tranh công bằng và
bình đẳng của doanh nghiệp đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ theo quy
định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp. Tập trung kinh tế là hiện tượng
thuộc về quyền tự do của các doanh nghiệp, theo các nguyên lý của kinh tế thị
2
trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập doanh nghiệp, lập hội... được
pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện, đã diễn ra khá phổ biến và có xu
hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam thời gian qua.
Số liệu về các giao dịch tập trung kinh tế trong những năm gần đây cho
thấy, các giao dịch tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm
tỷ lệ khá lớn về giá trị và có xu hướng gia tăng. Một loạt các vụ việc sáp nhập
giữa các ngân hàng lớn trong nước, cũng như mua cổ phần chiến lược của các
công ty nhà nước như: quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus mua 20%
cổ phần của công ty bán lẻ Vincom Retail, tập đoàn Thiên Minh mua lại hàng
không Hải Âu, hay UPS mua lại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
(VNPost Express), … Đặc biệt, gần đây nổi lên các thương vụ M&A trong lĩnh
vực thương mại, với ngành bán lẻ đi đầu các thương vụ M&A trong các năm
2014-2016, chiếm tới 36% tổng giá trị các thương vụ M&A thời gian này.
Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm
2015 đã tạo khung pháp lý cơ bản điều chỉnh tập trung kinh tế tại Việt Nam,
ngoài ra, các giao dịch tập trung kinh tế tại Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh của
06 luật khác. Ngoài cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng kiểm soát các hoạt
động TTKT đối với những trường hợp thuộc diện phải thông báo hoặc bị cấm
theo quy định của Luật cạnh tranh, một số cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành khác cũng có chức năng kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong phạm
vi ngành. Trên thực tế, sau 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh, việc kiểm soát hoạt
động TTKT đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ngăn ngừa các
hành vi phản cạnh tranh trên thị trường, giúp nâng cao nhận thức và ý thức tuân
thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc có quá nhiều cơ
quan quản lý nhà nước cùng có chức năng kiểm soát hoạt động TTKT đã dẫn tới
sự chồng chéo và bộc lộ nhiều bất cập trong kiểm soát TTKT.
3
Hơn nữa, do đặc điểm là một quốc gia đang phát triển và chuyển đổi, Luật
Cạnh tranh và Cơ quan cạnh tranh mới chỉ ra đời được 10 năm, Việt Nam hầu
như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát hoạt động TTKT. Với tính
chất phức tạp của kiểm soát TTKT cùng rất nhiều khó khăn và thách thức trong
thực tiễn kiểm soát hoạt động TTKT có xu hướng gia tăng mạnh mẽ ở Việt Nam
hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm kiểm soát tập trung kinh tế của
các nước cả các nước phát triển và đang phát triển là con đường ngắn nhất cũng
như hiệu quả nhất để Việt Nam có những điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới
pháp luật, chính sách đồng thời xây dựng, tăng cường năng lực cơ quan kiểm
soát TTKT đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Việc thực hiện hiệu quả kiểm soát TTKT càng trở nên cấp thiết trong bối
cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, cùng với
việc hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do như KVFTA, EVFTA, RCEP,...
sẽ đi vào thực hiện thời gian tới, trong khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
2014 đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 cùng với việc thực hiện chính sách đẩy
mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng với một trong các
trọng tâm là tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, dự báo các giao dịch tập
trung kinh tế chung và trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sẽ ngày càng tăng
lên.
Xuất phát từ thực tế và những lý do như trên, việc lựa chọn đề tài “Kiểm
soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ
kinh tế là hết sức cần thiết.
4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát tập
trung kinh tế, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về kiểm soát hoạt động tập
trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, từ đó rút ra bài học có thể áp
dụng cho Việt Nam, đề xuất, khuyến nghị các điều kiện để áp dụng bài học kinh
nghiệm của các nước và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động
TTKT ở nước ta thời kỳ đến năm 2025, định hướng 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở khoa học về kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ.
- Nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới về kiểm
soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
- Làm rõ những bài học kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có thể áp dụng cho Việt Nam.
- Khái quát thực trạng kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của Việt Nam
từ khi Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực đến nay.
- Nghiên cứu, đề xuất các điều kiện và giải pháp vận dụng các bài học
kinh nghiệm quốc tế nhằm hoàn thiện kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là kinh nghiệm nước ngoài về
kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát tập trung kinh tế.
- Nghiên cứu nội dung chính sách và quy định của nước ngoài về kiểm
soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, các nhân
tố tác động, ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện kiểm soát hoạt động tập
trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
- Đánh giá chính sách và quy định của các quốc gia về kiểm soát hoạt
động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, những ưu và nhược
điểm bài học có thể áp dụng cho Việt Nam
- Khuyến nghị điều kiện áp dụng các bài học kinh nghiệm của nước ngoài
và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ của Việt Nam.
b. Về không gian
Kinh nghiệm nước ngoài về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ nghiên cứu kinh nghiệm của 04 nước trên thế
giới đó là: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Indonesia.
Đây là 04 quốc gia (khu vực) điển hình đại diện cho 02 nhóm nước phát
triển và đang phát triển, có nhiều kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế nói chung và kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ nói riêng.
c. Về thời gian
- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về kiểm soát hoạt động tập trung
kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ từ năm 2006 – 2015.
6
- Đánh giá thực thi kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ tại Việt Nam từ khi Luật cạnh tranh có hiệu lực đến nay,
trong đó tập trung vào giai đoạn 2011-2016.
- Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ từ năm 2017 – 2025, định hướng tới 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp
phân tích định tính, đề tài luận án áp dụng các phương pháp cụ thể sau đây:
4.1. Phương pháp phân tích và thống kê
Được sử dụng nhằm hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, lý luận cơ
bản về các vấn đề liên quan tới đề tài luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương
pháp phân tích, thống kê để làm rõ các thuật ngữ, những lý luận sử dụng trong
lĩnh vực cạnh tranh, các kết quả nghiên cứu, những vấn đề đang tồn tại mà được
các công trình khoa học trước đây đã nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia và nhà quản lý
Nhằm phân tích đánh giá hiệu quả của Luật và chính sách về kiểm soát
hoạt động TTKT hiện nay, NCS đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có uy tín
và am hiểu về pháp luật cạnh tranh nói chung cũng như các quy định và chính
sách về kiểm soát hoạt động TTKT. Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia sẽ là
căn cứ quan trọng để NCS xác định những bất cập hiện nay trong việc kiểm soát
hoạt động TTKT tại Việt Nam cũng như đề xuất hướng sửa đổi trong thời gian
tới.
4.3. Phương pháp so sánh
Nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập, phương
7
pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về kiểm
soát hoạt động TTKT trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và trong phần phân tích
đánh giá thực trạng theo khung lý thuyết.
5. Những đóng góp mới của Luận án
5.1. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn
Về lý luận
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát hoạt động tập trung kinh
tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, cụ thể làm rõ những khái niệm cơ bản
về tập trung kinh tế và tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ,
bản chất, vai trò của kiểm soát hoạt động TTKT trong nền kinh tế thị trường, các
đối tượng, các yếu tố tác động đến công tác kiểm soát TTKT trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ.
Về thực tiễn
Đề tài luận án phân tích, đánh giá kinh nghiệm của các quốc gia phát triển
và đang phát triển về chính sách và quy định kiểm soát hoạt động tập trung kinh
tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (trong đó đặc biệt chú trọng đến mục
tiêu kiểm soát hoạt động TTKT, quy định về ngưỡng thông báo, đánh giá vụ việc
TTKT, cơ quan kiểm soát hoạt động TTKT,...) chỉ ra những ưu, nhược điểm của
các chính sách và quy định kiểm soát TTKT trong lĩnh vực thương mại và dịch
vụ của từng quốc gia, xác định những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng Việt
Nam. Đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
kiểm soát hoạt động TTKT trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong điều kiện
và bối cảnh phát triển mới.
Bên cạnh việc phân tích những ưu và nhược điểm của từng quốc gia chính
8
sách và quy định về kiểm soát TTKT trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Luận
án chỉ rõ các bất cập của quy định trong pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Việt Nam hiện nay, sự khác biệt giữa
quy định của Việt Nam và thế giới, những đối tượng liên quan trong công tác
thực thi luật tại Việt Nam, qua đó đề xuất những phương án hoàn thiện pháp luật
về kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong thời
gian tới.
5.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án
Từ nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát
triển, thực tiễn của Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra sự khác nhau rõ nét giữa các
nước phát triển và đang phát triển về việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ như sau:
+ Đối với các nước phát triển, các chính sách và quy định tập trung kinh
tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ ngày càng được hoàn thiện theo hướng
minh bạch và chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng các vụ việc TTKT trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ không tiềm ẩn nguy cơ gây ra các hành vi phản cạnh
tranh sau khi vụ việc được Cơ quan cạnh tranh thông qua.
+ Đối với các nước đang phát triển, chính sách và quy định kiểm soát
TTKT trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ phải đảm bảo sự hài hoà và cân
bằng giữa chính sách phát triển kinh tế của đất nước, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và vẫn đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị
trường. Ngoài ra, đối với các quốc gia có nền chính trị tương đối đặc thù như
Trung Quốc, chính sách và quy định về kiểm soát tập trung kinh tế còn ban hành
quy định cụ thể liên quan đến các vấn đề về chính trị, an ninh quốc gia.
Nghiên cứu đã chỉ ra các bất cập trong quá trình thực thi kiểm soát hoạt
động TTKT trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong thời gian
9
qua. Các giải pháp được đưa ra là các giải pháp từ phía Chính phủ và cộng đồng
doanh nghiệp, trong đó chỉ rõ tính khả thi, tính hữu dụng của giải pháp, cụ thể:
+ Đối với giải pháp hoàn thiện nội dung quy định về kiểm soát TTKT
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ ở Việt Nam: Luận án đã chỉ ra những quy
định cần sửa đổi bổ sung phù hợp trên cơ sở xây dựng Luật cạnh tranh sửa đổi.
+ Đối với giải pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cơ quan điều
tra. Luận án đã chỉ ra Việt nam không nên tách hai cơ quan cạnh tranh riêng biệt
và trực thuộc Bộ Công Thương như hiện nay. Thay vì đó nên thành lập một cơ
quan riêng biệt, độc lập trực thuộc Chính phủ.
+ Giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tham gia của doanh nghiệp
trong việc áp dụng luật: Trên thực tế, để một văn bản pháp luật đi vào cuộc sống,
việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp là hết sức cần thiết và đòi
hỏi phải có nguồn lực. Do đó, Luận án chỉ rõ trong thời gian tới, cơ quan cạnh
tranh cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung tuyên tuyền trực tiếp
đến các doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực riêng biệt và thiết lập quan hệ
chặt chẽ với các cơ quan truyền thông.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, và phụ lục, nội dung chính của
Luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
Chương 2: Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của
một số nước trên thế giới trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát hoạt động
tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại Việt Nam
10
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU
Trong nước và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến pháp luật cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh với mục tiêu và cách
tiếp cận khác nhau. Những công trình nghiên cứu điển hình có thể kể đến là:
1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
- Nguyễn Trí Thanh, Giám đốc điều hành Vietnam M&A Network, Cẩm
nang mua bán – sáp nhập tại Việt Nam [17].
Cuốn sách bao gồm 10 chương đã cung cấp một cách toàn diện về hoạt
động M&A tại Việt Nam. Cuốn sách đã đề cập đầy đủ đến các vấn đề từ lý
thuyết đến thực tiễn quá trình thực hiện một vụ việc M&A tại Việt Nam như:
tổng quan về hoạt động M&A, khung khổ pháp lý, chuẩn bị cho một vụ việc, rà
soát và thẩm định doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp, đàm phán, thách thức
hậu M&A. Hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một
doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đổi cả hoạt động
quản trị/điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ thay đổi về quản trị còn
phụ thuộc vào các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các thoả
thuận của các bên khi tiến hành thương vụ M&A. Cuốn sách đã tập hợp và hệ
thống hoá các vấn đề liên quan đến hoạt động M&A, cung cấp bức tranh tổng
quan về M&A, những vấn đề kỹ thuật trong M&A. Đồng thời, cuốn sách cũng
cung cấp những khái nhiệm sơ đẳng nhất về M&A cũng như có cái nhìn khách
quan về một chiến lược kinh doanh mà xu hướng của nó đang dần được khẳng
định tại Việt Nam.
- Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật
cạnh tranh [32].
Cuốn sách bao gồm có 6 chương trình bay tổng quan về cạnh tranh, chính
11
sách cạnh tranh và luật cạnh tranh, các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh
không lành mạnh và tập trung kinh tế. Các tác giả đi sâu phân tích về đặc điểm
và các hình thức tồn tại của cạnh tranh để độc giả có thể nắm được lý do ra đời
của cạnh tranh. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về vai trò và mục tiêu của
Luật Cạnh tranh, lịch sử ra đời của pháp luật cạnh tranh trên thế giới. Có thể
thấy rằng, mục tiêu Luật Cạnh tranh nhằm đề tăng cường hiệu quả kinh tế. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi về cách thức khác nhau để có thể đạt
được hiệu quả đó. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà pháp luật cạnh
tranh được sử dụng để theo đuổi các mục tiêu khác ngoài mục tiêu hiệu quả như
bảo vệ đối thủ cạnh tranh, công ăn việc làm, an ninh, kinh tế và chính trị của
quốc gia. Cuốn sách đã giới thiệu sơ qua về lịch sử ra đời của pháp luật cạnh
tranh các nước trên thế giới để độc giả có những hình dung cơ bản về pháp luật
cạnh tranh nói chung và những điểm khác biệt giữa pháp luật cạnh tranh của
từng quốc gia. Có thể thấy rằng, cuốn sách đã cung cấp khá đầy đủ và diễn giải
về các quy định của Luật Canh tranh, bên cạnh đó cuốn sách cũng đã cung cấp
về lịch sử ra đời, mục tiêu, vai trò của Luật Cạnh tranh.
- Đinh Thị Mỹ Loan chủ biên và các cộng sự, Cục Quản lý cạnh tranh –
Bộ Công Thương, Kiểm soát tập trung kinh tế - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn
Việt Nam [12].
Cuốn sách này được ra đời năm 2007 trong bối cảnh hoạt động tập trung
kinh tế vẫn là loại hình kinh doanh tương đối mới mẻ đối với một đất nước đang
trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và
thực tiễn về vấn đề này. Cuốn sách được viết với mục tiêu chính là làm tài liệu
tham khảo để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, văn phòng luật, các cơ quan
hữu quan và các đơn vị có liên quan tham khảo và định hướng hoạt động tập
trung kinh tế theo đúng tinh thần của pháp luật cạnh tranh.
Hướng nghiên cứu mà công trình đã thực hiện: cung cấp thông tin một
12
cách tổng quan về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trên thế giới, những vấn
đề kỹ thuật về kiểm soát tập trung kinh tế, kinh nghiệm kiểm soát tập trung kinh
tế trên thế giới của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và liên bang Nga, cùng với các quy
định pháp lý của Luật Cạnh tranh Việt Nam.
Về kết quả nghiên cứu của công trình: do tính chất của cuốn sách là một
tài liệu tham khảo để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan có
thể hiểu rõ hơn về hoạt động tập trung kinh tế cũng như các quy định về kiểm
soát hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam, chính vì vậy nội dung của cuốn
sách chủ yếu là cung cấp thông tin và không đưa ra đề xuất, giải pháp để nâng
cao hiểu quả việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế hoặc đưa ra các bài học
thực tiễn từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.
- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Luật chống độc quyền Nhật Bản và kinh
nghiệm thực thi [11].
Cuốn sách bao gồm 6 phần đã nêu những nét khái quát về lịch sử hình
thành Luật Chống độc quyền Nhật Bản, các giai đoạn phát triển của Uỷ ban
Thương mại lành mạnh Nhật Bản – cơ quan thực thi luật, những điểm chủ yếu
trong Luật Chống độc quyền Nhật Bản như các yếu tố tác động, tiêu chí đánh
giá các hành vi vi phạm, mối quan hệ với các đạo luật khác, cơ cấu hoạt động,
quy trình điều tra, cơ chế bảo đảm tính minh bạch và một số vụ việc điển hình
đã được JFTC tiến hành xử lý trong thời gian vừa qua. Nhật Bản là một trong
những quốc gia đi đầu trong việc ban hành Luật và chính sách cạnh tranh. Ra
đời từ năm 1947, với 20 lần sửa đổi gắn liền với từng giai đoạn lịch sử phát triển
nhất định của nền kinh tế Nhật Bản, Luật Chống độc quyền đã trở thành một
công cụ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Nhật Bản một cách hiệu quả. Nghiên cứu đã cho thấy khá nhiều ưu điểm trong
các quy định của Nhật Bản so với các quốc gia khác để Việt Nam có thể học tập.
13
- Cục Quản lý cạnh tranh (2006), Luật Cạnh tranh Canada một số hướng
dẫn thi hành [13].
Cuốn sách bao gồm 2 phần giới thiệu về Luật Canh tranh, cơ cấu tổ chức
và chức năng nhiệm vụ của cơ quan thực thi Luật Canh tranh Canada cùng 18
văn bản hướng dẫn. Canada là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Luật
Cạnh tranh vào năm 1889, với hơn 100 năm phát triển và thực thi luật, Canada
là quốc gia có bề dày kinh nghiệm thực thi Luật Cạnh tranh nhất trên thế giới.
Nghiên cứu đã phân tích khá chi tiết về các quy định của Luật Cạnh tranh
Canada cùng với một vài vụ việc điển hình đã diễn ra tại Canada.
- Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014
[7].
Hướng nghiên cứu mà công trình đã thực hiện: đề tài tập trung nghiên
cứu về thực hoạt động tập trung kinh tế trong giai đoạn 2012 – 2014. Bên cạnh
đó, đề tài cũng đi sâu phân tích về việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn này như: các văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời,
các vụ việc thông báo và tham vấn tập trung kinh tế tới Cục Quản lý cạnh tranh,
các ngành và lĩnh vực có mức độ tập trung cao.
Về phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng
hợp, thống kê dựa trên các hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tới Cục Quản lý cạnh
tranh, số liệu thống kê đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, thống
kê của Tổng Cục thống kê.
Kết luận của công trình và những vấn đề liên quan tới đề tài luận án:
Đề tài đã nêu và phân tích sâu về thực trạng hoạt động tập trung kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014. Đây là thời kỳ mà hoạt động tập trung kinh
tế diễn ra sôi động và tăng trưởng mạnh. Thị trường đã chứng kiến làn sóng mua