1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU & ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
VŨ TRỌNG HUỲNH
XỬ LÝ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN SÂN KHẤU
TRUYỀN THỐNG VÀO KỊCH NÓI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
Hà Nội – 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
VŨ TRỌNG HUỲNH
XỬ LÝ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN SÂN KHẤU
TRUYỀN THỐNG VÀO KỊCH NÓI
Chuyên ngành: Sân khấu
Mã số: 60210222
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH THI
Hà Nội – 2012
3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới
Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên Trường
Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
cũng như thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Nhà hát Kịch Lam Sơn Thanh Hoá nơi tôi công tác, tập thể lớp Cao học K8 - nơi tôi học tập, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học của mình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS Tất Thắng, PGS - TS
Phạm Duy Khuê, NSND Nguyễn Ngọc Phương, từ những bài giảng và giáo
trình của các thầy đã giúp tôi hình thành nên ý tưởng và có tài liệu để viết
luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các tác giả, các nhà nghiên
cứu, các nghệ nhân, diễn viên các Đoàn nghệ thuật Tuồng, Chèo trên cả nước
đã cung cấp thông tin, tư liệu và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn để giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn và cảm tạ sự dìu dắt, hướng dẫn của TS.
Nguyễn Đình Thi, người đã giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu khoa
học và phát huy hết khả năng của mình để thực hiện luận văn này.
Trong bản luận văn chắc có nhiều thiếu xót, khiếm khuyết, rất mong
nhận được sự chỉ bảo chân tình từ các nhà nghiên cứu, các thầy cô, cùng anh
em, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện, nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho
sự nghiệp sân khấu.
Tôi xin trân trọng cảm tạ!
HỌC VIÊN
Vũ Trọng Huỳnh
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là:
Vũ Trọng Huỳnh
Học viên Lớp: Cao học khóa 8
Chuyên ngành: Nghệ thuật Sân khấu
Mã số: 60210222
Khoa: Sau Đại học, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn Thạc sĩ: “Xử lý
không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói” là do tôi viết và
chưa từng được công bố trên một phương tiện thông tin - truyền thông hay
diễn đàn nào. Trong luận văn có sử dụng một số thông tin, tư liệu của các tác
giả, các nhà nghiên cứu, giáo trình giảng dạy của các thầy mà tôi đã ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã viết
trong luận văn này./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2012
Người cam đoan
Vũ Trọng Huỳnh
5
BẢNG KÊ CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
XHCN
GS - TS
PGS - TS
PGS
TS
NSND
NGƯT
NSƯT
Xã hội chủ nghĩa
Giáo sư - Tiến sĩ
Phó giáo sư - Tiến sĩ
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Nghệ sĩ nhân dân
Nhà giáo ưu tú
Nghệ sĩ ưu tú
6
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
MỎ ĐẦU...........................................................................................................1
Lý do chọn đề
tài................................................................................................1
Mục đích của đề tài............................................................................................2
Giới hạn của đề tài:............................................................................................3
Lịch sử vấn đề. ..................................................................................................3
Đóng góp của đề tài...........................................................................................4
Phương pháp thực hiện đề tài:...........................................................................5
Kết cấu của Luận văn:........................................................................................5
CHƯƠNG I: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM SÂN
KHẤU................................................................................................................
...........................................................................................................................6
1.1 Không gian, thời gian trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật.........6
1.1.1 Về không gian..........................................................................................7
1.1.1.1 Các loại không gian có liên quan đến không gian
cuộc trình diễn sân khấu ...................................................................................7
1.1.1.2 Đặc điểm của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu...................10
1.1.2 Về thời gian............................................................................................11
1.1.2.1 Các loại thời gian có liên quan đến thời gian
cuộc trình diễn sân khấu..................................................................................11
1.1.2.2 Đặc điểm của thời gian trong một cuộc trình diễn sân
khấu................13
7
1.1.3 Mối quan hệ giữa không gian, thời gian với các thành tố
của sân khấu...................................................................................................14
1.1.3.1 Sự hình thành của không gian, thời gian trong tác phẩm sân khấu….14
1.1.3.2 Các đặc tính của sân khấu – nền tảng cho sự vận động của không gian và
thời gian sân khấu.............................................................................................15
1.1.3.3 Sự tương tác giữa các thành tố của sân khấu với không gian thời gian sân
khấu...................................................................................................................16
1.2 Không gian, thời gian sân khấu Kịch nói..............................................18
1.2.1 Một số quan điểm về không gian, thời gian trong Kịch ........................18
1.2.2 Xử lý không gian, thời gian sân khấu Kịch qua các giai đoạn...............20
1.2.3 Không gian, thời gian trong hoạt động sân khấu Kịch nói hôm nay......21
1.3 Không gian, thời gian của sân khấu truyền thống................................22
1.3.1 Xử lý không gian, thời gian trên sân khấu Tuồng...................................22
1.3.2 Xử lý không gian, thời gian trên sân khấu Chèo................................27
1.3.2.1 Biểu diễn ước lệ về không gian...........................................................28
1.3.2.2 Biểu diễn ước lệ về thời gian...............................................................30
1.3.3 Những vấn đề cần chú ý khi Kịch nói vận dụng thủ pháp xử lý không gian,
thời gian của sân khấu truyền thống....................................................31
1.3.3.1 Ước lệ - Đặc trưng nghệ thuật sân khấu truyền thống.........................31
1.3.3.2 Người khán giả của sân khấu truyền thống..........................................32
Tiểu kết chương I ..........................................................................................33
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG THỦ PHÁP XỬ LÝ KHÔNG GIAN, THỜI
GIAN SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG VÀO KỊCH NÓI........................................35
2.1 Những cơ sở cho việc vận dụng..............................................................35
2.1.1 Cơ sở thực tiễn........................................................................................35
2.1.2 Cơ sở lý luận...........................................................................................36
8
2.2 Mỹ thuật sân khấu Kịch nói Việt Nam với sự vận dụng thủ pháp xử lý
không gian, thời gian của sân khấu truyền thống................................ 40
2.3 Vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian
trên phương diện đạo diễn ...........................................................................44
2.4 Nghệ thuật biểu diễn Kịch nói trong không gian, thời gian giả định......54
2.5 Hệ thống một số khuynh hướng xử lý không gian, thời gian của sân khấu Kịch
nói với sự tiếp thu tinh hoa sân khấu truyền thống...........................................62
2.5.1 Không gian trống, thời gian biến chuyển theo không gian.....................63
2.5.2 Không gian, thời gian trong sự gợi tả cách điệu, tượng trưng ...............65
2.5.3 Không gian mở, thời gian không cụ thể..................................................67
2.5.4 Sử dụng công nghệ, kỹ thuật điện tử trong
xử lý không gian, thời gian..............................................................................68
Tiểu kết chương 70
KẾT LUẬN.......................................................................................................71
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................74
PHỤ LỤC..........................................................................................................76
9
10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự kiện - xung đột - hành động, không gian và thời gian là
một trong những yếu tố mang tính đặc thù của kịch. Đối với các thành phần
sáng tạo một vở diễn sân khấu thì không gian và thời gian là cửa ải để họ mở
ra sự khám phá, sáng tạo nhằm xây dựng những cảnh diễn, hình tượng nghệ
thuật. Đối với một tác phẩm sân khấu và đối với khán giả - không gian, thời
gian là toà thành trì để chứa đựng đời sống nhân vật. Đây là vấn đề luôn đặt
ra nhiều thách thức cho những người làm Kịch nói và cần được tìm hiểu một
cách nghiêm túc. Bởi vì nó không chỉ tạo ra những gợi ý về mặt không gian,
thời gian sân khấu mà nó còn thể hiện khả năng sáng tạo hình thức vở diễn
của họ trước cái mênh mông, vô hạn của cuộc sống với cái tập trung, hữu hạn
của sân khấu.
Sân khấu đang đứng trước bài toán vắng khán giả do áp lực cạnh tranh
khốc liệt của các lĩnh vực giải trí đang phát triển từng giờ. Bên cạnh đó, sân
khấu đã không có nhiều sự đổi mới, trong khi khán giả có thể sáng ở trời
Nam, chiều về biển Bắc để tận hưởng cái nóng - lạnh ngay trong một ngày.
Vậy đâu sẽ là chiếc chìa khoá để mở ra con đường sáng tạo? Cái gì có thể là
một trong những lý do quan trọng để người ta quyết định dựng vở kịch đó
trên sân khấu? Điều gì có thể lôi cuốn công chúng đến với sân khấu? Câu trả
lời trước tiên đó là: không gian và thời gian sân khấu.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, những người làm Kịch nói Việt Nam
đã cảm nhận thấy sự gò bó, hạn hẹp của không gian, thời gian sân khấu theo
lối tả thực. Từ định hướng của Đảng về bảo tồn và phát huy văn hoá truyền
thống đã mở đường cho Kịch nói hướng về những tinh hoa của sân khấu
truyền thống. Qua nhiều năm thử nghiệm, có những thành công và không ít
11
thất bại, nhưng một thành công mà không ai có thể chối cãi: Xử lý không
gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói.
Các Hội diễn, Liên hoan sân khấu Kịch nói vừa qua cho thấy sự vận
dụng này đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, chuyển tải được nhiều vấn đề
của cuộc sống mà lâu nay chưa được khai thác sâu sắc và đầy đủ. Đây sẽ là sự
lựa chọn lâu dài đối với các đơn vị nghệ thuật Kịch nói, bởi nó không chỉ vì
mục tiêu xây dựng Kịch nói Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà
còn do tình hình hoạt động biểu diễn phục vụ khán giả trong cơ chế thị trường
đòi hỏi phải cơ động, linh hoạt về phương thức dàn dựng.
Tuy nhiên, trong công tác đào tạo, dàn dựng cũng như phục vụ công
chúng, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vậy nên, đứng
trước những tình huống, cảnh diễn khó khăn trong xử lý không gian và thời
gian, đã có không ít sự lúng túng, xung đột giữa ý tưởng, mục đích của tác
giả, đạo diễn, hoạ sĩ... với thành phần trung tâm của sân khấu - diễn viên.
Nguyên nhân cũng bởi chưa có một sự xâu kết nào mang tính khoa học và
tương đối toàn diện quá trình vận dụng để từ đó rút ra những bài học mang
tính hệ thống nhằm phục vụ cho việc ứng dụng. Đây chính là lý do mà tôi
chọn “Xử lý không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp học vị Thạc sĩ chuyên ngành Sân khấu của mình.
2. Mục đích của đề tài:
* Nhận thức những vấn đề lý luận cơ bản về các thành phần làm nên
nghệ thuật không gian và thời gian trong tác phẩm sân khấu. Lựa chọn và
đánh giá những thủ pháp xử lý không gian, thời gian của sân khấu truyền
thống mà Kịch nói có thể vận dụng phù hợp và hữu dụng.
* Phân tích và đánh giá những đối tượng chính đã có nhiều đóng góp
trong quá trình xử lý không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch
12
nói, từ đó đúc kết, hệ thống một số khuynh hướng sáng tạo trong xử lý không
gian và thời gian đang được vận dụng trên sân khấu Kịch nói Việt Nam.
3. Giới hạn của đề tài:
Vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian sân khấu truyền thống
vào Kịch nói là công việc mà bản thân các thành phần sáng tạo nên một vở
diễn Kịch nói phải đồng tâm, hợp lực để tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
Nhưng do sự ảnh hưởng của sân khấu hiện thực phương Tây quá lớn đã dẫn
đến sự vận dụng diễn ra còn nhỏ lẻ và chủ yếu ở các thành phần như: hoạ sĩ,
đạo diễn, diễn viên. Từ mục đích đã được xác định, cũng như trong khuôn
khổ của luận văn, học viên giới hạn đề tài nghiên cứu trong phạm vi về :
* Cơ sở lý luận cũng như yêu cầu thực tiễn để dẫn đến Kịch nói Việt
Nam tiếp thu sân khấu truyền thống trong xử lý không gian, thời gian.
* Không khai thác đầy đủ những thủ pháp xử lý không gian, thời gian
của sân khấu truyền thống mà chỉ đề cập và khai thác những thủ pháp có thể
giúp cho Kịch nói vận dụng.
* Thông qua sự vận dụng của ba thành phần chính là: đạo diễn - hoạ
sĩ - diễn viên, sẽ cho thấy sự phối hợp với các thành phần sáng tạo khác như
tác giả, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, phục trang...
4. Lịch sử vấn đề:
Tại hội nghị sân khấu Châu Á được tổ chức năm 1998 ở Hà Nội, qua
các bài tham luận cho thấy xu hướng chung của sân khấu Châu Á đang cùng
tìm lại vẻ đẹp bản sắc của dân tộc mình trong sự hoà hợp với các nền văn hoá
tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh một số bài báo, bài viết được đăng trên Tạp
chí sân khấu nói về xu thế này thì cũng có một số quyển sách, công trình
nghiên cứu của các tác giả và của những người đã, đang trực tiếp thực
nghiệm trên sân khấu như:
13
- “Không gian và thời gian sân khấu” của Vũ Minh - đề cập đến sự phát
triển trong các quan niệm về không gian và thời gian của phương Tây và
phương Đông.
- “Không gian và thời gian sân khấu” của Hà Quang Sơn - đề cập đến vấn
đề không gian, thời gian trong đời sống, trong tự nhiên và trong nghệ thuật
sân khấu.
- “Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật Chèo truyền thống” của Trần Đình
Ngôn - đề cập đến nguyên tắc ước lệ trong xử lý không gian và thời gian của
nghệ thuật biểu diễn Chèo.
- “Đặc trưng nghệ thuật Tuồng” của Mịch Quang - đề cập đến nghệ thuật
biểu diễn Tuồng trong xử lý không gian và thời gian.
- “Mỹ thuật sân khấu Kịch nói Việt Nam” ; “Sự hình thành và phát triển
của Mỹ thuật Kịch nói” của Phùng Huy Bính - đề cập đến sự tiếp thu tinh
hoa sân khấu truyền thống của Mỹ thuật Kịch nói trong suốt quá trình hình
thành và phát triển.
- “Lý luận sân khấu hoá” của Phạm Duy Khuê - đề cập đến không gian, thời
gian trong tự nhiên và trong một cuộc trình diễn sân khấu.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học
nào đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian
của sân khấu truyền thống vào Kịch nói Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó,
học viên mạnh dạn đi vào tìm hiểu đề tài này và lấy đó làm cơ sở cho việc
phát triển luận văn tốt nghiệp của mình.
5. Đóng góp của đề tài.
- Về mặt lý luận: Dẫn giải, phân tích những cơ sở lý luận mà Kịch nói
hay sân khấu truyền thống đều mang những đặc tính chung. Bên cạnh đó
cũng phân tích những sở trường, thế mạnh của Kịch nói nếu biết phát huy thì
có thể vận dụng truyền thống trong xử lý không gian, thời gian nhưng không
14
phá vỡ đặc trưng, bản chất của thể loại. Luận văn muốn đưa ra những luận
điểm để chứng minh vấn đề: Xử lý không gian, thời gian Kịch nói trong hình
thái miêu tả giả định của sân khấu truyền thống.
- Về thực tiễn: Từ việc đánh giá quá trình vận dụng, Luận văn sẽ
chứng minh hoàn toàn có thể: Xử lý không gian, thời gian Kịch nói trong
hình thái miêu tả giả định của sân khấu truyền thống. Qua đó tổng hợp
những kinh nghiệm, bài học trong việc sáng tạo những vở diễn; những tình
huống xử lý khó khăn trong yếu tố không gian, thời gian; giữa cái hữu hạn
của sân khấu với cái vô hạn của không gian vật chất, tinh thần trong cuộc
sống để từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng việc xử lý này trong công tác đào
tạo, dàn dựng và phục vụ biểu diễn công chúng.
6. Phương pháp thực hiện đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả vận dụng chủ
yếu: Phương pháp tiên đề, phương pháp nghiên cứu theo hệ thống để từ đó áp
dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm khảo sát đối tượng nghiên cứu.
Kết hợp phương pháp đối sánh, phương pháp tự biện và phương pháp qui nạp
nhằm làm sáng tỏ thêm những luận điểm chính, qua đó từng bước tiến tới hệ
thống hoá và rút ra những kết luận cụ thể đã được xác định trong luận văn.
7. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 2 chương:
Chương I:
Không gian, thời gian trong tác phẩm sân khấu.
Chương II:
Quá trình vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian
của sân khấu truyền thống vào Kịch nói.
15
CHƯƠNG I
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM SÂN KHẤU
1.1 Không gian, thời gian trong tự nhiên và trong nghệ thuật.
Mọi sự vật đều tồn tại, phát triển, biến đổi trong không gian và thời
gian (triết học phương Đông thì xác định con người ta sinh, lão, bệnh, tử đều
trong không gian và thời gian). Vở diễn sân khấu phản ánh những vấn đề về
đời sống tinh thần của con người tại những không gian và thời điểm lịch sử cụ
thể nhất định nên chúng phải diễn ra trong những không gian và thời gian hữu
hạn nhất định. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại cơ bản của
vật chất. Theo Từ điển Triết học: Chủ nghĩa duy vật nhấn mạnh tính chất
khách quan của thời gian và không gian. Ở đây thể hiện tính toàn diện và tính
phổ biến của chúng. Không gian có ba chiều, thời gian có một và chỉ một mà
thôi; không gian thể hiện trật tự phân bố những khách thể cùng tồn tại đồng
thời; thời gian thì thể hiện tính kế tiếp của sự tồn tại của những hiện tượng
thay thế lẫn nhau. Thời gian không quay ngược trở lại, tức là mọi quá trình
vật chất đều phát triển theo một hướng - từ quá khứ đến tương lai.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không những thừa nhận đơn thuần mối
liên hệ bề ngoài của không gian và thời gian, mà còn cho rằng: vận động là
bản chất của không gian và thời gian. Do đó, vật chất - vận động - không gian
và thời gian là không tách rời nhau. Tư tưởng này đã được xác nhận trong vật
lý học hiện đại... Vật lý học hiện đại đã gạt bỏ những quan niệm cũ, coi không
gian như cái nhà kho trống rỗng để chất chứa vào đó đầy các vật thể và coi
thời gian là cái thống nhất cho cả vũ trụ vô tận. Kết luận chủ yếu của thuyết
tương đối của Einstein chính là xác định rằng: thời gian và không gian không
tự nó tồn tại tách rời với vật chất, mà còn nằm trong mối liên hệ qua lại phổ
biến, trong đó chúng mất đi tính độc lập và xuất hiện với tính cách là những
mặt tương đối của thời gian - không gian thống nhất và không thể phân chia.
16
Khoa học đã chứng minh rằng: dòng thời gian và quãng tính của các vật thể
phụ thuộc vào tốc độ vận động của các vật thể ấy, và kết cấu hoặc những đặc
tính hình học của continum bốn chiều (không gian ba chiều cùng thời gian
một chiều) thay đổi tuỳ theo sự tích tụ của các khối lượng vật chất và trường
hấp dẫn do chúng tạo ra.
Trong đời sống, trong khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
nói chung, khoa học vật lý nói riêng) và trong nghệ thuật, người ta chia ra làm
nhiều loại không gian, thời gian:
1.1.1 Về không gian:
Không gian là kết quả được tạo nên bởi hoạt động qua lại giữa sinh vật
thể và hoàn cảnh, trong đó, nó không thể tách rời tổ chức thế giới được cảm
tri bởi bản thân hoạt động (Bì Á Kiệt). Không gian có được sự tồn tại của
mình từ trong nơi chốn, tức là tại một hay nhiều địa điểm khác nhau (Hải Đức
Cách Nhĩ). Trong nghệ thuật sân khấu, khái niệm “nơi chốn” bao gồm hai
nhân tố không gian và người. Nơi chốn là sự thống nhất giữa con người và
không gian. Trong không gian phải có hoạt động của con người với con người
và còn phải có những điều kiện thiết kế đặc biệt (hữu thể và vô thể) khác,
cùng hoạt động theo cách tổ chức nhất định, xây dựng nên các hình trạng,
cảnh tượng biểu hiện nội dung - tư tưởng và nghệ thuật của cuộc trình diễn.
Sân khấu chỉ có ý nghĩa khi có điều kiện thiết kế và người tham gia cùng với
những hoạt động của họ. Không có những yếu tố cơ bản này, mỗi không gian
chỉ là những không gian chết, chẳng có ý nghĩa gì.
1.1.1.1 Các loại không gian có liên quan đến không gian cuộc trình
diễn sân khấu:
- Không gian vật lý:
Là khoảng không vật chất vũ trụ bao la, không có bắt đầu, không có kết
thúc; trong không gian vật chất vũ trụ bao la ấy - bao gồm vô vàn những
17
không gian vật chất hữu hạn từ siêu vĩ mô và vĩ mô đến vi mô và siêu vi mô.
Để đo một khoảng cách cụ thể nào đó trong vũ trụ vật chất siêu vĩ mô và vĩ
mô người ta dùng đơn vị ánh sáng (phát minh của Einstein). Sự phân chia
thành những không gian hữu hạn lớn nhỏ như thế nào, đương nhiên tuỳ thuộc
vào sự tích tụ của các khối lượng vật chất và trường hấp dẫn do chúng tạo
ra.
- Không gian trong tác phẩm nghệ thuật:
Trong tác phẩm nghệ thuật nói chung thường tồn tại song hành, nối tiếp
hoặc lồng trong không gian vật lý hữu hạn bốn loại không gian có liên quan
hữu cơ với nhau: không gian vật lý (vật chất) hữu hạn, không gian ước lệ,
không gian tâm lý và không gian giả định.
* Không gian vật lý hữu hạn: là loại không gian vật chất tự nhiên được
quy định bởi ba chiều tự nhiên của nó. Dẫu thiên tạo hay nhân tạo thì những
vật thể bao hàm trong nó cũng hoàn toàn là vật thể được tích tụ của các khối
lượng vật chất và trường hấp dẫn do chúng tạo ra
* Không gian ước lệ: là không gian quy ước, thường chỉ xảy ra trong
nghệ thuật, triết học và tôn giáo (tâm linh tôn giáo). Nghệ thuật lấy hành
động, động tác múa, làn điệu hát... miêu tả và hiện thân cho không gian.
Trong các vở diễn Tuồng, Chèo truyền thống, bắt đầu mỗi vở diễn chỉ là một
không gian vật chất hữu hạn trống rỗng, không lớn lắm, chiếm một góc sân
đình, hay một góc sân nhà... nhưng khi các diễn viên đóng trong các vai xuất
hiện, thì lần lượt các không gian hữu hạn lớn - nhỏ khác nhau lần lượt xuất
hiện. Những không gian ước lệ trong sân khấu truyền thống, người trong nghề
còn gọi là những không gian thoả thuận ngầm - nghệ sĩ sáng tạo ra và trình
diễn trên sân khấu; đến lượt mình, khán giả tiếp nhận và phát huy trí tưởng
tượng đồng sáng tạo của mình và hiểu tường tận những không gian lần lượt
diễn ra trên sân khấu. Ước lệ hoá (conventionalize) thường đi với cách điệu
18
hoá (Stilization). Cách điệu hoá là một biện pháp khái quát hoá hiện thực.
Cách điệu hoá là quá trình đi tìm cái thiết yếu mang bản chất của sự vật và
khuếch đại nó, làm đẹp nó lên.
* Không gian tâm lý: không gian tâm lý có những cách gọi khác nhau:
không gian cảm tính, không gian linh cảm, không gian linh ứng, không gian
tâm linh. Không gian tâm lý nghĩa là nội dung, tính chất của mỗi không gian
vật chất hữu hạn phụ thuộc vào từng trạng thái cụ thể của tâm trạng con người
tại thời điểm cụ thể: “Một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài”, hay “Tình
trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Không gian tâm lý là những không gian
được thay đổi bởi sự thay đổi của những trạng thái tâm lý khác nhau, vì thế,
không gian tâm lý cũng muôn hình vạn trạng như trạng thái tâm lý con người.
* Không gian giả định: Là không gian được tạo ra bởi sự mường tượng
trong giả định của con người. Tuy nhiên, sự mường tượng ấy được cấu thành
bởi những điều kiện vật chất nhưng chỉ mang tính gợi ý, ẩn dụ, chứ không gợi
tả. Từ hoạt động biểu diễn của diễn viên (nhân vật), kết hợp với trang trí... để
qui ước với khán giả những không gian đang hình thành trên sân khấu. Kế
tiếp đó, khán giả với góc nhìn tâm lý (cảm tính, linh cảm, linh ứng, tâm linh
và tư duy hình tượng nghệ thuật) và bằng cảm giác không gian của mình để
có thể qui nạp, hình dung và chấp nhận một cách giả định những không gian
đang định tính, định lượng một cách ẩn dụ, trừu tượng trên sân khấu. Cảm
giác không gian của khán giả được cô đọng bằng hình tượng, biểu tượng mà
khán giả đã gặp đâu đó trong cuộc sống và được ghi lại trong bộ nhớ. Ví như
hình ảnh con thuyền thì có người chèo đò và chiếc mái chèo – vật dụng để
người lái đò chèo con đò trôi đi trên sông. Do đó, khi thấy diễn viên chỉ xuất
hiện trong tay chiếc mái chèo mà không có con đò thì khán giả - bằng cảm
giác không gian của mình sẽ hình dung và chấp nhận đó là trên con thuyền.
19
Có thể nói, không gian giả định là sự kết hợp giữa không gian ước lệ,
ẩn dụ, tâm lý của sân khấu và cảm giác không gian từ khán giả. Thiếu một
trong các yếu tố đó thì sẽ trở nên vô nghĩa. Nếu sự ước lệ của sân khấu quá bí
hiểm, ẩn dụ, tâm lý nhưng không có điểm đặc định gần với sự chân thực trong
cuộc sống để gợi ý, định hướng thì sẽ dẫn đến khán giả không cảm thụ, cảm
giác được cái không gian mà diễn viên định qui ước, giả định.
1.1.1.2 Đặc điểm của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu:
* Tính chất ước lệ của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu:
Vấn đề hiện thực được tái tạo lại trong cuộc trình diễn đã được nghệ
thuật hoá toàn bộ nội dung hiện thực của vấn đề ấy. Người tác giả chỉ chọn
một số sự kiện rất chủ yếu trong tiến trình phát triển của vấn đề chứ không thể
miêu tả toàn bộ chi tiết của quá trình. Bởi vậy, không gian được xây dựng nên
trong cuộc trình diễn cũng chỉ là những không gian mang tính mặc định - ước
lệ. Và ngay cả cái không gian vật lý hữu hạn được lựa chọn để thực hiện cuộc
trình diễn cũng trở nên ước lệ, khi cuộc trình diễn xảy ra. Về sự nhận thức tự
nhiên của con người, chẳng ai bảo ai, khán giả vẫn cứ nhận ra những không
gian đang được đề cập đến. Rõ ràng, đây là ước lệ theo kiểu thoả thuận ngầm,
còn gọi là quy ước ngầm.
* Tính chất ảo giác của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu:
Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi không gian của hiện thực nội dung
cuộc trình diễn sân khấu nào cũng mang tính ảo giác, mà đôi khi, dựa vào quy
luật tâm lý - cảm tính, người ta tạo nên những điều kiện thiết kế (như ánh
sáng laze gây ảo hình, tiếng động ma quái, âm nhạc, những hình ảnh ma trận,
những đoạn phim chiếu gây nhiễu thị...) tác động vào trực giác của khán giả,
gây nên sự ức chế về tâm, sinh lý ở mỗi khán giả (tác động tâm linh) khiến
cảm giác không gian xuất hiện: Chật chội hay phóng khoáng, ngột ngạt, nặng
nề, hay cao rộng nên thơ. Sự ảo giác còn tạo rõ cho khán giả những cảm giác
20
khí hậu như mưa - nắng, nóng - lạnh đang xảy ra trên sân khấu cho dù điều
kiện khí hậu nơi trình diễn hoàn toàn trái ngược. Điều đó có được là do khán
giả đã có được cảm giác không gian trong đời sống mà liên tưởng đến.
* Không gian tĩnh: Là những không gian đã được xây dựng nên bởi
những điều kiện thiết kế vật chất cụ thể cố định (gồm những cảnh mềm và
những mảng trang trí cứng - lập thể). Phạm vi của không gian, dường như đã
được khắc hoạ rõ ràng và không có sự thay đổi nào khác.
* Không gian động: Là khoảng không gian hữu hạn được chọn làm nơi
tiến hành cuộc trình diễn nhưng nó vẫn chỉ là khoảng không gian thứ nhất khoảng không gian trống rỗng, chưa có một điều kiện thiết kế nào tham gia
vào đó để thực hiện việc hoá trang nó trở thành một không gian khác có trong
nội dung cuộc trình diễn. Nhưng khi cái không gian trống rỗng ấy có sự xuất
hiện của diễn viên (nhân vật), qua những cử chỉ, điệu bộ, đối thoại hay độc
thoại và qua những điều kiện thiết kế tạo nên cảnh diễn, thì lập tức cái không
gian hiện thực cụ thể nào đó trong nội dung cuộc trình diễn trở thành những
không gian động.
1.1.2 Về thời gian.
1.1.2.1 Các loại thời gian có liên quan đến thời gian cuộc trình diễn
sân khấu.
* Thời gian vật lý: Là thời gian một đi không trở lại, không có khuynh
hướng đảo ngược. Lịch thời gian vật lý được tính theo chiều quay của trái đất
tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời hay mặt trăng. Quay
xung quanh mặt trăng thì gọi là âm lịch, quay xung quanh mặt trời thì gọi là
dương lịch. Thời gian vật lý chính là một chiều của không gian và là thước đo
của không gian khi lấy ánh sáng làm thước đo. Thời gian vật lý được chia ra
làm giây, phút, khắc, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thế kỷ, thiên niên kỷ. Cũng
21
như không gian vật chất vô hạn và hữu hạn, thời gian vật lý có tính khách
quan và không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
* Thời gian ước lệ: Trong văn học nghệ thuật, thời gian ước lệ diễn ra
thường xuyên. Đời người có thể là một trăm năm, tám chục năm... nhưng
trong phim, trong sân khấu... chỉ diễn ra trong một tiếng, cùng lắm hai tiếng
đồng hồ; người ta bỏ qua những quãng thời gian không có nhiều sự việc biến
động của đời người hoặc chỉ miêu tả lướt qua, để tập trung miêu tả những
quãng thời gian trong đời người của nhân vật diễn ra nhiều sự việc liên quan
đến sự phát triển thăng - trầm của số phận con người cụ thể ấy. Ước lệ có thể
theo nguyên tắc rút gọn phân số, theo nguyên tắc tỉ lệ xích, cũng có thể theo
nguyên tắc đối tỉ.
* Thời gian tâm lý: Độ dài, ngắn của thời gian phụ thuộc vào từng
trạng thái tâm lý cụ thể của người trong cuộc. Ví dụ, anh học trò dốt trong
phòng thi trắc nghiệm thì 180 phút đối với anh ta sao trôi qua nhanh thế, cảm
giác như không được một giờ. Trong khi chỉ năm, mười phút đối với anh
chàng hẹn gặp người yêu ở công viên thì đứng, ngồi không yên... cảm giác
như phải chờ đợi đến nửa ngày. Thời gian tâm lý là loại thời gian vô cùng thú
vị, nhưng nó vẫn phải tuân theo quy luật không đảo ngược của thời gian. Bởi
dẫu nó có bị đảo ngược thời gian do các cảnh diễn mang lại thì trong thời gian
tâm lý của mình, khán giả vẫn xâu chuỗi nó đang xảy ra theo một trình tự từ
quá khứ đến hiện tại như thế nào. Bên cạnh đó thời gian tâm lý còn được biểu
hiện qua hình tượng, tiếng động, âm thanh... mà không cần phải nói rõ bằng
lời là đang xảy khi khi nào.
* Thời gian giả định: Thời gian giả định là sự tổng hợp của các loại
thời gian như ước lệ, tâm lý, ẩn dụ. Nó thường biến chuyển theo không gian
giả định và có thể đảo ngược thời gian. Ví như đoạn Thị Kính bế con của Thị
Mầu đi xin sữa chỉ diễn ra vài phút đồng hồ, bế đứa bé khi mới lọt lòng,
22
nhưng qua một câu hát thì đứa trẻ đã ba tuổi. Ngoài việc ước lệ vài phút bằng
ba năm, nó còn đòi hỏi người xem phải giả định thời điểm hiện tại đã là ba
năm sau và tiếp đến là Thị Kính lên cõi niết bàn. Hay như trong đời sống, thời
gian chỉ có một đi không trở lại. Nhưng sân khấu lại hay có những quãng thời
gian tái hiện quá khứ bằng các kỹ xảo nghệ thuật như lời kể, ánh sáng, tiếng
động... Khán giả cảm nhận được sự giả định đó bằng chính sự môi giới nghệ
thuật ấy bởi nó rất gắn liền với những cảm giác về thời gian mà khán giả đã
có sẵn trong tiềm thức của mình. Ví như đang trong cuộc sống yên bình hôm
nay, muốn tái hiện lại thời chiến tranh xảy ra cách đây vài chục năm, nhân vật
chỉ dùng một câu thoại, rồi tiếp đến là tiếng bom đạn...
1.1.2.2 Đặc điểm của thời gian trong một cuộc trình diễn sân khấu.
* Tính chất song hành: Một cuộc trình diễn sân khấu luôn luôn tồn tại
hai loại thời gian: thời gian của hiện thực nội dung vấn đề cuộc trình diễn
(khoảng thời gian này bao giờ cũng rất dài và bao gồm nhiều thời điểm kế
tiếp nhau như một dòng chảy), và thời gian - thời lượng diễn ra (thực hiện)
cuộc trình diễn (thời gian này bao giờ cũng ngắn rất nhiều về số lượng so với
thời gian hiện thực của nội dung cuộc trình diễn). Để khái quát tính chất song
hành của thời gian cuộc trình diễn sân khấu, người ta nêu ra công thức: thời
gian dài trong thời gian ngắn, hay ước lệ trong thời gian vật lý, thời gian tâm
lý - ảo giác trong thời gian tự nhiên.
* Tính chất không thể đảo ngược của thời gian: Thời gian như dòng
chảy, một đi không trở lại. Về tâm lý, có thể ở một thời điểm nào đó, khi
người ta chờ đợi một sự việc gì quan trọng thì một giờ chờ đợi người ta cảm
thấy lâu bằng một tháng. Dù vậy, ngày hôm qua không thể trở thành ngày
hôm nay. Nhờ tính chất không đảo ngược này, mà cuộc trình diễn, dẫu bố trí
đảo lộn trước sau của một số sự kiện nào đó, khán giả vẫn cứ nhận ra trình tự
thời gian của chúng, do logich tự nhiên của tính chất không đảo ngược. Nó
23
đòi hỏi nhà biên kịch, đạo diễn phải đặc biệt tôn trọng tính chất này trong quá
trình xây dựng nội dung kịch bản và dàn cảnh; càng không nên lạm dụng tính
chất không đảo ngược của nó mà sắp xếp nội dung cứ việc tuỳ tiện đảo lộn
các thời điểm, khiến thời gian trong cuộc trình diễn trở nên phức tạp, lộn xộn,
khó hình dung ra nội dung cuộc trình diễn.
Không gian và thời gian có quan hệ hữu cơ với nhau. Khi xử lý không
gian thì cũng đồng thời phải xử lý thời gian; và ngược lại, thời gian là một
chiều của không gian. Trong không gian có thời gian. Giải quyết tốt mối quan
hệ này, khán giả mới có thể tiếp thu được nội dung cuộc trình diễn một cách
mạch lạc.
1.1.3 Mối quan hệ giữa không gian, thời gian với các thành tố của sân
khấu
1.1.3.1 Sự hình thành của không gian, thời gian trong tác phẩm sân
khấu.
Không gian và thời gian sân khấu được hình thành từ ba nhân tố cơ
bản là: sự kiện kịch, xung đột kịch và hành động kịch, trở thành nhân tố tổng
hợp, một trong bốn nền tảng cơ bản và không thể thiếu của nghệ thuật sân
khấu, một đặc thù mang tính khác biệt với tất cả mọi loại hình nghệ thuật
khác như: thơ, tiểu thuyết, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh...
Không gian và thời gian sân khấu có những đặc tính cơ bản của nó là:
* Cấu trúc để trình bày trong không gian và thời gian biểu kiến là sàn
diễn sân khấu, đêm diễn sân khấu. Mặc dù vở diễn có thể diễn trong một đêm
hay nhiều đêm, trên một sàn diễn hay nhiều sàn diễn liên hoàn, ở một nhà hát
có cấu trúc cố định cho mọi vở, hoặc có cấu trúc trang trí gần như thực cho
từng cảnh, từng vở khác nhau, hoặc theo từng trường phái, truyền thống khác
nhau, đều phải để trình bày trên sàn diễn - được gọi là sân khấu - một kiến
trúc văn hoá dành cho trình diễn vở diễn sân khấu, có nơi cho người trình
24
diễn, nơi cho người xem diễn một câu chuyện về con người hoặc nhân cách
hoá một vấn đề xã hội.
* Không gian và thời gian sân khấu là quá trình vận động của sự kiện
kịch, xung đột kịch, hành động kịch thông qua nhân vật kịch và nó chỉ nằm
trong sự vận động ấy, do sự vận động ấy tạo nên mà thôi. Bởi thế cho nên,
ngoài việc mô tả những không gian hữu thể qua cảnh trí, ánh sáng, âm thanh,
tiếng động... nó còn được gợi nên bằng không gian tâm lý, giả định trong sự
mường tượng của khán giả bằng hành động ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của
nhân vật cũng như dàn quần chúng (tạo nên đường nét không gian bằng cơ
thể, hành động, múa, trang phục, đạo cụ... của diễn viên quần chúng mang
tính ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ), thông qua đó tạo địa điểm, nơi chốn không
gian mới, đi với nó là thời gian.
1.1.3.2 Các đặc tính của sân khấu - nền tảng cho sự vận động của
không gian, thời gian sân khấu.
Cơ sở của sân khấu, nói chung là tính sân khấu và tính kịch, đồng thời
trong bản thân nó còn bao gồm cả nghệ thuật biên kịch, đạo diễn, nghệ thuật
diễn xuất, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, múa, âm thanh, ánh sáng, tiếng động
v.v... Trong quá trình xây dựng một vở diễn, sân khấu sử dụng hầu hết các
phương tiện tạo hình và biểu cảm của các loại hình nghệ thuật và các biện
pháp kỹ thuật khác nhau để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật tổng
hợp sinh động, diễn ra trước mắt khán giả và được tổ chức chặt chẽ thành
nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian. Song, tính chất tổng hợp ở đây
không phải bình quân, cộng lại giữa các loại hình nghệ thuật và các yếu tố kỹ
thuật khác nhau; hoặc tổng hợp theo một công thức được qui định tỉ lệ nhất
định về chất và lượng giữa các loại hình nghệ thuật và các yếu tố kỹ thuật, mà
là sự đúc liền tất cả những sáng tạo của các loại hình, loại thể nghệ thuật và
25
các yếu tố kỹ thuật tham gia xây dựng hình tượng vở diễn sân khấu theo mục
đích của vở diễn.
Qua những phân tích trên cho ta thấy rằng: mọi thành phần xuất hiện
trong vở diễn sân khấu đều thuộc về tính sân khấu và cũng đều thuộc về nghệ
thuật không gian và nghệ thuật thời gian. Bên cạnh đó, không gian và thời
gian còn được hình thành từ xung đột, sự kiện, hành động kịch (tính kịch), mà
tính kịch cũng là động cơ đốt trong của tính sân khấu. Cho nên có thể suy ra,
không gian và thời gian là phạm vi, là thước đo của tính sân khấu. Nó được
hình thành, vận động gắn liền với mọi sự vận động của các thành tố sân khấu
như lời thoại của tác giả, mise-en-scere của đạo diễn, hành động của diễn
viên, cảnh trí sân khấu, ánh sáng, âm nhạc, tiếng động ... do đó, không gian và
thời gian sân khấu được diễn tả mang đậm tính sáng tạo cá nhân (chủ quan)
nên nó có quyền được phản ánh, tái tạo theo cảm nhận cá nhân, không ai
giống ai, luôn phải đổi mới sáng tạo, nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc
thẩm mỹ nghệ thuật trong một vở diễn sân khấu.
1.1.3.3 Sự tương tác giữa các thành tố của sân khấu với không gian,
thời gian sân khấu.
Để có được một vở diễn sân khấu thì phải bắt đầu từ kịch bản - “Cái
sân khấu” chủ yếu nằm trong bản văn chương sân khấu. Kịch bản sân khấu
chỉ có thể lướt qua (ước lệ) những mốc thời gian và không gian, dừng lại nhấn
mạnh, đặc tả, đột xuất đời sống nhân vật tại một số địa điểm và thời điểm bộc
lộ tập trung nhất số phận của nhân vật - những bước ngoặt của đời sống các
nhân vật và tại đây, các nhân vật hành động nhiều nhất. Trong cái thế giới
không gian ấy bao gồm hoàn cảnh, địa điểm, nhân vật... và sẽ phải huy động
đến các lực lượng như hoạ sĩ, âm nhạc, điện ảnh, tiếng động, âm thanh, ánh
sáng, múa... và quan trọng nhất, thành phần trung tâm nhất đó là diễn viên.