1
Bộ giáo dục - đào tạo
Bộ văn hoá , thể thao và du lịch
Trờng đại học sân khấu & điện ảnh hà nội
Trần Đức Minh
Một số khuynh hớng thiết kế
Mỹ thuật trong chèo
luận VN thạc sĩ nghệ thuật sân khấu
Hà Nội, 2012
Bộ giáo dục - đào tạo
Bộ văn hoá , thể thao và du lịch
Trờng đại học sân khấu & điện ảnh hà nội
Trần Đức Minh
Một số khuynh hớng thiết kế
Mỹ thuật trong chèo
2
Chuyên ngành : Lý luận phê bình sân khấu
Mã số
: 60210222
luận VN thạc sĩ nghệ thuật sân khấu
ngời hớng dẫn khoa học:
ts. nguyễn đình thi
Hà nội, 2012
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chèo là môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam, được sinh ra
ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ những sáng tác dân gian, Chèo đã được ông cha
ta bồi đắp, tạo thành một hình thức nghệ thuật sân khấu mang đậm bản sắc
văn hoá dân tộc.
Cùng với các thành tố khác như - hát, múa, diễn - mỹ thuật đã sớm trở
thành một phần quan trọng trong quá trình hình thành và biến đổi của nghệ
thuật Chèo.
Khi tìm hiểu về Chèo sân đình chúng ta được biết rằng, sân khấu tức nơi
trình diễn trò của các nghệ sĩ rất thô sơ (chỉ là 4 chiếc chiếu điều ghép lại),
với một tấm màn nâu chăng ngang phía sau tạo thành bức “phông hậu” ngăn
cách giữa buồng trò và nơi trình diễn trò. Trang phục của diễn viên hầu như
chỉ là những trang phục thường ngày, diễn viên lên sân khấu cũng hoá trang
theo nhân vật nhưng không quá cầu kỳ, chỉ có những vai Hề là hoá trang
“nặng” theo kiểu “vẽ mặt gây cười”. Ngoài ra, sân khấu Chèo cổ diễn ở sân
đình không có phông màn cảnh trí.
Với một sân khấu như vậy, người ta có thể lầm tưởng rằng sự có mặt
của yếu tố mỹ thuật là không đáng kể trên sân khấu Chèo xưa, nhưng thực
tế, những khía cạnh của yếu tố mỹ thuật đã nằm ngay trong cách ăn mặc,
hoá trang của các diễn viên, yếu tố mỹ thuật tồn tại ngay trong lời thoại của
nhân vật.
Càng về sau này, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thẩm mỹ
của khán giả ngày càng tăng, đòi hỏi tính chuyên sâu của các thành phần
nghệ thuật trở thành cấp thiết, mỹ thuật đã dần trở thành một lĩnh vực
chuyên môn có vị trí độc lập tương đối trong mỗi vở Chèo.
4
Mỹ thuật Chèo truyền thống bao gồm nhiều bộ phận: địa điểm trình diễn,
nơi diễn trò (sân khấu), trang phục, hoá trang, đạo cụ… Mỗi bộ phận có chức
năng riêng nhưng thống nhất ở phương pháp thể hiện. Cũng như tất cả các
hình thức sân khấu khác, Chèo là môn nghệ thuật mang tính chất nghe - nhìn.
Mỹ thuật Chèo là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng góp phần làm
nên yếu tố “nhìn”, đóng góp một phần hiệu quả nghệ thuật cho vở diễn.
Tuy có tầm quan trọng như vậy, nhưng dường như trong suy nghĩ của
không ít người, mỹ thuật trong Chèo chỉ có vai trò thứ yếu. Do đó, khâu mỹ
thuật chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình sáng tạo cũng như đúc
kết lý luận cho nghệ thuật thiết kế mỹ thuật sân khấu nói chung, sân khấu
Chèo nói riêng.
Vì vậy, việc tìm hiểu những thành công, những hạn chế của các khuynh
hướng thiết kế mỹ thuật trong Chèo để từ đó tìm ra cách khắc phục nhược
điểm, phát huy ưu điểm, xác định hướng đi đúng đắn cho những sáng tạo mới
đó trở thành yêu cầu bức thiết đối với các hoạ sĩ nói riêng và những người
làm Chèo nói chung .
Hoạ sĩ Lê Huy Quang trong một bài đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật đã viết - Với mỹ thuật sân khấu, tuy đã đạt một số hiệu quả nhất định,
nhưng như một số bài báo đã lên tiếng thì chúng ta lo nhiều hơn mừng, vì rất
nhiều vở diễn vẫn đưa đẩy lên sân khấu bục bệ phông cảnh (mềm và cứng),
lối vẽ tả thực quá chi tiết, rườm rà, rối rắm, vừa không tạo được không gian
diễn xuất cho diễn viên, vừa đi ngược lại những nguyên lý cơ bản của nghệ
thuật chèo - Đó là chất tự sự, trữ tình, tả ý, đó là cách điệu, ước lệ, tượng
trưng chứ không phải là quá nệ thực, cố tình hoành tráng, nên đã làm cho sân
khấu cồng kềnh, nặng nề và còn tốn kém về mặt kinh phí
Chúng ta ghi nhận những công lao đóng góp của nhiều thế hệ họa sĩ đã
giúp cho chèo có thêm vẻ đẹp. Nhưng, một thực tế cho thấy kể từ sau những
5
năm 1990 trở lại đây, chất lượng của mỹ thuật đã có dấu hiệu giảm sút rõ rệt.
Đội ngũ họa sĩ sân khấu thưa dần, tác phẩm trang trí sân khấu thiếu sự đầu tư
trí tuệ, đi theo lối mòn, thậm chí trở thành quá dễ dãi.
Tình trạng xem thường vai trò của mỹ thuật trong vở diễn còn dẫn tới
việc một số đoàn trong quá trình dựng vở mới đã không cần làm thiết kế mỹ
thuật mà tận dụng phông cảnh, trang phục của các vở cũ để gia công lắp ráp
vào tiết mục mới. Với cách làm như vậy, thành ra những năm gần đây không
có được mấy vở có thiết kế mỹ thuật khả dĩ đem lại ấn tượng mạnh mẽ cho
khán giả.
Như vậy, có thể nói rằng đến tận hôm nay, không ít các họa sĩ vẫn còn
khá lúng túng trong việc xác định được một phong cách theo khuynh hướng
thiết kế mỹ thuật cho chèo. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi người hoạ sĩ phải có
bản lĩnh vững vàng trong sáng tạo nghệ thuật, cũng như trong quá trình tiếp
thu, học hỏi những tinh hoa của các khuynh hướng thiết kế mỹ thuật Chèo,
theo một hệ thống những nguyên tắc độc đáo của nó, nhận thức sâu sắc để từ
đó sáng tạo nên những tác phẩm mới có giá trị, đóng góp cho sự nghiệp bảo
tồn và phát triển nghệ thuật Chèo. Đó là việc làm tất yếu phù hợp với quy luật
của phát triển nghệ thuật nói chung, nghệ thuật Chèo nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Về vấn đề nghiên cứu mỹ thuật sân khấu chèo, như GS Trần Bảng nhận
định:
“Vấn đề mỹ thuật chèo thực ra mới chỉ được đặt ra và giải quyết
một cách toàn diện từ khi Đoàn Chèo Trung ương dựng lại trò diễn
Quan Âm Thị Kính vào năm 1956. Nhóm họa sĩ tham gia công trình
gồm Sỹ Ngọc, Quang Phòng và Nguyễn Đình Hàm. Cả ba đều tốt
nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, và từ vốn hiểu biết sâu sắc về
mỹ thuật cổ Việt Nam đã cống hiến từ những năm đầu ấy một bộ mẫu
6
hình phục trang và hóa trang về một loạt những hình tượng nhân vật
chèo cổ và một bộ trang trí Quan Âm Thị Kính có thể coi là cổ điển
cho một trò diễn chèo trên sân khấu hộp” [tr 5. 30]
Từ mốc lịch sử ấy, về sau chúng ta có các công trình nghiên cứu tiêu biểu
“Bàn về tính dân tộc và hiện đại trong không gian sân khấu truyền thống” của
Họa Sỹ Hà Quang Sơn (2002), “Mỹ thuật Chèo truyền thống” của Họa sĩ Dân
Quốc (2007), “Mỹ thuật sân khấu Chèo 1990 – 2000” của Họa sĩ Lê Quân
(2000). Nghiên cứu về mỹ thuật sân khấu nói chung chúng ta có các công
trình: “Sự hình thành và phát triển của Mỹ thuật sân khấu Kịch nói” của Họa
Sỹ Phùng Huy Bính (2003), “Không gian và thời gian sân khấu” của Họa Sĩ
Hà Quang Sơn (2007), “Tìm hiểu mỹ thuật sân khấu” của nhóm tác giả, Đỗ
Hữu chủ nhiệm đề tài (2003)…cùng đó là nhiều bài viết về mỹ thuật chèo, mỹ
thuật sân khấu truyền thống của Đoàn Thị Tình, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn
Quân…Đó là những tư liệu hết sức quý báu, mang tính “dẫn đường” cho luận
văn Một số khuynh hướng thiết kế mỹ thuật trong chèo
3. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sáng tạo nghệ
thuật Chèo, trên cơ sở các nguyên tắc trong sáng tạo thiết kế mỹ thuật sân
khấu Chèo, luận văn phân tích, đưa ra một số khuynh hướng chính trong sự
phát triển của thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo. Nhằm mục đích phát hiện
những cái hay, cái đẹp của các khuynh hướng thiết kế mỹ thuật đó; đối chiếu
so sánh để kế thừa những giá trị thẩm mỹ, với thái độ nghiêm túc cầu thị “học
xưa vỡ nay”.
Thông qua những phân tích về yếu tố thiết kế mỹ thuật Chèo ở một số
vở diễn cụ thể, rút ra những nguyên nhân thành công và chưa thành công
trong từng khuynh hướng đó.
4. Phạm vi nghiên cứu:
7
Như tên của đề tài đó xác định, luận văn này chỉ giới hạn phạm vi nghiên
cứu là một số các khuynh hướng thiết kế mỹ thuật trong Chèo, dựa trên những
vở tiêu biểu cho các khuynh hướng thiết kế đó.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của cha anh trong quá trình nghiên cứu
về mỹ thuật sân khấu Chèo, học viên xây dựng cho mình hướng nghiên cứu
về một số khuynh hướng thiết kế mỹ thuật trong Chèo.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp: Phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, mô tả…
6. Đóng góp của đề tài:
6.1. Đóng góp về mặt lý luận:
- Bước đầu hướng tới những tiền đề lý luận mỹ thuật sân khấu chèo.
Luận văn hy vọng sẽ là một tư liệu tham khảo cho công việc nghiên cứu và
giảng dạy về thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo.
6.2. Đóng góp về thực tiễn:
- Đưa ra diện mạo về các giai đoạn phát triển cũng như một số khuynh
hướng chính của thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo qua các giai đoạn.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục các tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương chính.
CHƯƠNG I
Sự hình thành và phát triển của mỹ thuật sân khấu Chèo
CHƯƠNG II
Một số khuynh hướng thiết kế mỹ thuật trong sân khấu Chèo
CHƯƠNG III
Một số khuynh hướng vận dụng đặc trưng thiết kế mỹ thuật sân
khấu Chèo truyền thống vào thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo đương đại
8
chơng 1
sự hình thàNh và phát triển
của mỹ thuật sân Khấu chèo
1.1 Khái lợc về sự hình hành và phát triển nghệ thuật Chèo
Chốo cú t lõu i, l sn phm ca ngi dõn lao ng hỡnh thnh
trong quỏ trỡnh lch s lõu di, cú ngun gc t nn dõn ca, dõn v, t cỏc
nghi thc t l, l hi dõn gian ca ngi Vit vựng ng bng Bc B.
Nhiu nh nghiờn cu oỏn nh thi im ra i ca Chốo c vo khong
cui th k XIV u th k XV v trng thnh vo th k XVI, XVII, phỏt
trin rc r vo th k XVIII u th k XIX.
Theo cỏc ti liu nghiờn cu, ngh thut Chốo cú s gn bú c bit vi
ngi nụng dõn ng bng bc b. Xuõn thu nh k, hi hố ỡnh ỏm, cỏc
canh hỏt Chốo ó tr thnh mún n tinh thn ca ngi nụng dõn Bc b. Hỏt
chốo c sinh ra t õy, c vn húa Bc b nuụi dng, nú phn ỏnh tõm
t nguyn vng ca ngi dõn ch xa. Nú phn chiu i sng tỡnh cm
hn hu ca ngi dõn quờ mc mc. Nú c gi gp nhng bi hc o c
hiu thun, thy chung...Ngh thut Chốo phn ỏnh vn húa sng ca con
ngi nụng thụn Vit Nam xa. ng thi nú l sn phm ngh thut din k,
hỏt mỳa c ỏo cha ng bn sc v tinh thn truyn thng dõn tc Vit.
Chỳng ta cú: Trng Viờn; Lu Bỡnh, DngL;T Thc; Quan m Th
Kớnh; Chu Mói Thn;Kim Nham; Sỳy Võn t ho vi truyn thng sõn
khu dõn tc ca cỏc nc trong khu vc v th gii.
* Cỏc giai on hỡnh thnh v phỏt trin ca ngh thut chốo
Chỳng ta cú du vt ca ngh thut Chốo t kinh ụ Hoa L (Ninh Bỡnh)
u b Phm Th Trõn, mt v ca ti ba trong hong cung nh inh vo th k
10 ó dy binh lớnh, cung n nhng iu hỏt mỳasau phỏt trin rng ra
9
đồng bằng Bắc Bộ. Nên có ý kiến cho rằng - Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và
múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10.
Sự kiện bắt Lý Nguyên Cát, một lính của quân Mông – Nguyên sang
xâm chiếm nước ta vào thế kỷ 14, Lý Nguyên Cát vốn xuất thân từ một diễn
viên, nên đã dạy binh lính của ta biểu diễn, cũng được cho là có sự ảnh hưởng
trong quá trình phát triển của nghệ thuật Chèo. Chèo từ trò nhại, từ dân ca dân
vũ, đã có tích, có trò, trở thành các vở diễn dài, trọn vẹn.
Năm 1462, vua Lê Thánh Tôn quy định rằng "Nhà phường chèo con hát
và những kẻ phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu, bản thân và con cháu đều
không được đi thi, nếu mang sách hay mượn người làm hộ, thì trị tội theo
luật." [27, tr.183]. Chèo bị đuổi khỏi kinh thành, trở về với thôn quê và được
người dân ưa chuộng ,
"Khoảng năm Cảnh Hưng, phường hát chèo bội mới pha thêm lối
tuồng, cũng đóng vai trò vẽ mặt ra múa hát đùa cợt, không khác gì ở hí
trường. Các nhà tang gia hay đua nhau mượn phường chèo đóng tuồng
để khoe khoang. Các quan chính phủ ghét hung lễ lại dùng lẫn lộn cả
cát lễ, bèn nghiêm cấm, đã hơn mười năm. Đến năm Canh Tuất (1790)
lại thấy dân gian bày trò hát bội ấy. Các con nhà lương gia tử đệ có
người bỏ cả chức nghiệp đi theo học hát, khăn áo dáng bộ như đàn bà,
thường khi ở nhà cũng nghêu ngao tập hát chèo, trước mặt khách cũng
không thẹn thò gì cả. Lại còn trò đánh bạc chọi gà sinh ra nhan nhản.
Tập tục đến thế thật đáng buồn!" [8, tr. 57].
Các nhà nghiên cứu đã nhận định - Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được
phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến
10
đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu
Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này.
Chúng ta có các hình thức: Chèo sân đình là hình thức chèo cổ của
những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân
nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc
chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công
ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ
được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của
người diễn hay sử dụng là chiếc quạt; Chèo cải lương là một dạng chèo cách
tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những
năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Chèo cải lương được soạn
thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất; Chèo truyền
thống – khôi phục lại các tích chèo cổ trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn
các giá trị nghệ thuật chèo cổ được lưu truyền lại qua các lớp nghệ sỹ diễn
viên Chèo. Có thể coi sự ra đời của Ban nghiên cứu Chèo (1958) là cột mốc
đánh dấu quá trình khôi phục bảo tồn, phát triển Chèo truyền thống; Chèo
hiện đại: Bộ môn nghệ thuật Chèo truyền thống được “hiện đại” để phục vụ
nhiệm vụ văn hóa trong kháng chiến cách mạng. Cả nước đồng lòng đấu tranh
giành độc lập, thống nhất đất nước, người nghệ sỹ Chèo không đứng ngoài
cuộc. Các “chiến sỹ - nghệ sỹ” đã sáng tạo nên Chèo hiện đại trên cơ sở kế
thừa các thủ pháp diễn, hát, múa…chèo truyền thống nhưng phản ánh đời
sống con người mới, chứ không phải truyện người xưa tích cũ. Mở màn cho
giai đoạn Chèo hiện đại là các vở Chị Tấm anh Điền, Con trâu hai nhà…
Ngày hôm nay, chúng ta vẫn có những hướng bảo tồn và phát triển bộ
môn nghệ thuật chèo trên cơ sở kế thừa truyền thống và phát huy tinh thần
nghệ thuật Chèo truyền thống trong mảng đề tài hiện đại của nghệ thuật Chèo.
11
1.2 Vai trò của thiết kế mỹ thuật sân khấu trong nghệ thuật Chèo
1.2.1 Vài nét về mỹ thuật sân khấu
Sân khấu là môn nghệ thuật tổng hợp, bên cạnh nghệ thuật biên kịch, đạo
diễn, diễn viên thì âm nhạc và mỹ thuật là những thành phần không thể thiếu
trong một vở diễn. Mỹ thuật tham gia vào vở diễn với tư cách là mỹ thuật sân
khấu. Nói một cách khác là mỹ thuật đã được sân khấu hoá, mỹ thuật bước
vào sân khấu và tuân thủ các tính chất của mỹ thuật sân khấu.
Mỹ thuật sân khấu bao gồm: cảnh trí sân khấu, phục trang nhân vật, hoá
trang nhân vật, đạo cụ …
Mỹ thuật sân khấu góp phần tạo nên những quy định về không gian, địa
điểm của vở diễn (kịch đang diễn ra ở đâu); Mỹ thuật sân khấu góp phần tạo
nên thời gian sân khấu (kịch đang diễn ra vào mùa nào: xuân, hạ, thu, đông…,
cảnh kịch đang diễn ra vào sáng, trưa, chiều, tối…); Mỹ thuật sân khấu góp
phần làm nổi bật tính chất bi, hài, lãng mạn…trong vở diễn; Mỹ thuật sân
khấu góp phần vào sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn của diễn viên; Mỹ
thuật sân khấu tạo hứng thú đối với cảm xúc thẩm mỹ của khán giả xem nghệ
thuật sân khấu…
1.2.2 Vai trò của thiết kế mỹ thuật sân khấu trong nghệ thuật Chèo
Từ buổi sơ khai hình thành, mỹ thuật đã tồn tại với tư cách là một thành
phần của nghệ thuật Chèo. Ta đã biết, Chèo được sinh ra và phát triển từ trò
diễn dân gian ở vùng quê Châu thổ sông Hồng, nên Chèo mang bản sắc văn
hoá Đồng Bằng Bắc Bộ - giản dị nhưng sâu sắc tinh tế. Nghệ thuật Chèo nói
chung, mỹ thuật sân khấu Chèo nói riêng không ồn ào, hào nhoáng, mà chắt
lọc, giản dị đi vào chiều sâu, đi vào cốt lõi của tinh thần nghệ thuật Chèo.
Theo NSƯT, Hoạ Sỹ Dân Quốc:
“Chèo là môn nghệ thuật dân gian của những người dân quê chân lấm
tay bùn nên điều kiện vật chất eo hẹp. Cộng thêm ảnh hưởng sâu sắc
12
của phong cách ước lệ trong nghệ thuật biểu diễn, nên phần mỹ thuật
trong Chèo được giản lược đến mức tối đa, theo xu hướng chắt lọc, cô
đọng. Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, bối cảnh của một đêm diễn
Chèo vẫn chỉ vẻn vẹn có một hòm đồ đặt giữa chiếc chiếu đại, phía sau
có một tấm phông ngăn cách buồng trò với nơi biểu diễn”[29, tr 23]
Thiết kế Mỹ thuật sân khấu Chèo là một phần của nghệ thuật Chèo. Nói cách
khác, nó là một bộ phận của bộ môn nghệ thuật đồng cấu tạo bởi các hình
thức nghệ thuật khác nhau.
Thiết kế Mỹ thuật sân khấu Chèo không chỉ đơn thuần là cảnh trí, phông
phi, bục bệ…các điều kiện hỗ trợ cho nghệ thuật biểu diễn, mà tự thân nó
cũng góp lên tiếng nói nghệ thuật của vở - tiếng nói của màu sắc, đường nét,
phối cảnh…qua đó người xem cảm nhận được tinh thần quán xuyến của tác
phẩm – thể tài (bi, hài, chính kịch…) của vở Chèo.
Thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo, bản thân nó là một tác phẩm nghệ
thuật độc lập trong tính chất tổng hợp của nghệ thuật Chèo. Khán giả xem
Chèo, cũng còn xem mỹ thuật của vở Chèo. Từ cách bài trí, từ phối cảnh từ
đường nét, màu sắc…người xem cảm nhận được cái tài của họa sỹ thiết kế và
thái độ của anh đối với tác phẩm với vở Chèo.
GS Trần Bảng đã viết: “Có thể nói rằng: thuộc về một loại sân khấu tổng
thể (Theatretotal). Nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền
văn hóa gốc gác lâu đời của lưu vực sông Hồng” [2, tr.7] – từ đây ta cũng có
nhận định – thiết kế Mỹ thuật sân khấu Chèo góp phần tạo nên màu sắc tinh
hoa của nền văn hóa có gốc gác lâu đời của lưu vực sông Hồng.
1.3 Các giai đoạn phát triển của thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo
1.3.1 Thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo cổ
Họa sỹ NSND Nguyễn Đình Hàm đã có những đúc kết về Mỹ thuật sân
khấu Chèo cổ:
13
“Chèo là một hình thức sân khấu dân gian của ta từ xưa. Không có trang
trí bối cảnh sân khấu, điều kiện biểu diễn ở chòi hay bục sân đình trong
phạm vi từ ba đến bốn thước vuông trên một chiếu hoa. Dàn nhạc đơn
sơ, người hát đế, người đánh trống ngồi hai bên chiếu. Đầu chiếu mé
trong kê một hòm vuông đựng đồ nghề. Sau hòm có chăng một sợi dây
ngang, trên vắt phục trang đồng thời là màn hậu ngăn đôi sân khấu với
buồng trò. Đôi hòm vuông của Chèo ngày xưa rất quan trọng và cần
thiết. Trên dọc đường lưu động, nó là rương là hòm đựng toàn bộ đồ
nghề. Khi biểu diễn nó là vật trang trí, đồng thời là đạo cụ. Nó là bàn
ghế, là án thư, có khi là núi là đèo hay cũng có thể là thuyền là sập”
[25, tr.7-8]
Chúng ta thấy mỹ thuật trong Chèo cổ thật đặc biệt bởi tính chất đơn sơ,
giản dị. Nhưng qua đó cũng toát lên tinh thần của nghệ thuật Chèo, tinh thần
của văn hóa nông thôn Bắc Bộ xưa – đó là chọn tinh chứ không chọn thô, lấy
điểm tả diện, lấy cái tượng trưng để biểu biện cái toàn thể, cốt gạn cho được
cái thần, cái hồn chứ không dừng lại ở hình thức bề ngoài…
Người nghệ sỹ Chèo xưa lựa chọn cho mình không gian biểu diễn nơi
sân đình, chọn cho mình tấm chiếu điều để làm sàn diễn, chọn tấm màn hậu
mầu nâu, chọn cái hòm đồ, chọn cái quạt …để rồi tung hoành hát múa, diễn
kể hóa thân trong các nhân vật. Đó là sự lựa chọn, chọn lọc một cách có chủ
đích, bởi đó là những không gian, đồ vật gắn chặt với đời sống người dân
nông thôn đồng Bằng Bắc bộ.
Đình làng, nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi diễn ra những hoạt động tinh
thần tín ngưỡng; chiếc chiếu gắn với những giấc ngủ thư thái, thảnh thơi sau
một ngày lao động cấy cày, tấm màn nâu giản dị làm vật ngăn chia các không
gian sống trong ngôi nhà Việt truyền thống Đồng bằng Bắc bộ, rồi chiếc hòm
đồ, sản vật có giá trị cất giữ những vật phẩm thiết yếu trong nhu cầu sinh
14
hoạt, trong cuộc sống thường nhật, cái quạt che đầu khi nắng mưa, làm mát
những trưa hè nồng nực, quạt che nụ cười duyên của nàng thiếu nữ, quạt dùng
để đề những vần thơ ngẫu hứng của văn nhân… Tất cả đều quen thuộc, gần
gũi với cuộc sống của người dân Việt Bắc bộ truyền thống. Tất cả đều toát
nên sự yên bình trong lành nhưng nên thơ như đã được đúc kết trong quang
cảnh của làng cảnh Bắc bộ - cây đa, giếng nước, sân đình…
Từ cuộc sống thường ngày, những không gian, đồ vật giản dị bước vào
sân khấu Chèo với tất cả tâm tư, tình cảm nguyện vọng của con người, những
người dân là chủ của bộ môn nghệ thuật truyền thống dân tộc – nghệ thuật
Chèo.
Cặp chiếu điều, tấm màn hậu ngăn buồng trò và sàn diễn, cái hòm đồ, cái
quạt…trong thiết kế mỹ thuật Chèo cổ đã vượt thời gian, trở thành những biểu
trưng mỹ thuật Chèo. Nó mang hồn, mang tinh thần của mỹ thuật Chèo, bởi ở
đó ẩn chứa tính chất ước lệ, cách điệu đặc trưng của nghệ thuật Chèo.
1.3.2 Thiết kế mỹ thuật mỹ thuật sân khấu Chèo Văn minh, Chèo Cải
Lương
Từ nông thôn lên thành thị, Chèo được diễn trong sân khấu hộp – rạp
hát. Chèo đã cởi bỏ lớp áo quê mùa, để nhập đô, để phù hợp với nội dung
chuyển tải là truyện ở thành thị chứ không phải truyện sau lũy tre làng nữa.
“Ở thành thị xuất hiện Chèo Văn minh, Chèo Cải lương, lai
căng vừa Tuồng vừa Cải lương, vừa kịch và trình điễn ở sân khấu
với hình thức trang trí phông bình diện vẽ như thật của cụ Trần
Phềnh, đồng thời bầy biện toàn đồ đạc thật chuyên diễn những vở
Chèo thời sự nhằm đáp ứng những yêu cầu thị hiếu của khán giả
thời đó để tồn tại” [25, tr 8]
Nói về thiết kế mỹ thuật giai đoạn này, NSƯT Dân Quốc cũng đã nhận
định:
15
“Đến những năm 20 cùng thế kỷ, do quá trình thâm nhập thành thị,
nghệ thuật Chèo đã bước vào sân khấu hộp, dẫn đến nhiều thay đổi
trong phần mỹ thuật. Cùng với sự manh nha của xu hướng chuyên
nghiệp hóa và sự hình thành bước đầu vai trò người thiết kế mỹ thuật,
liều lượng trang trí trên sân khấu Chèo đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên,
cũng chỉ đến mức có thêm dăm ba tấm phông hậu, một vài đạo cụ…”
[29, tr.23, 24]
Vào những năm đầu thế kỉ XX, Chèo ra thành thị, phục vụ nhu cầu
thưởng thức của lớp khán giả thành phố với lối sống và cách suy nghĩ hoàn
toàn khác so với tầng lớp nông dân ở các làng quê. Văn hoá, văn minh
phương Tây theo chân thực dân Pháp trên đường khai thác thuộc địa đãc tạo
nên lớp nguời thị dân thành thị. Lớp người này hướng phong cách sống theo
lối “Âu hoá”, ăn cơm Tây, ở nhà Tây, mặc đồ Tây…Và nhu cầu thưởng thức
văn hoá nghệ thuật của người thành thị cũng thay đổi cho hợp thị hiếu đương
thời. Ở các trung tâm, đô thị Hà Nội, Hải Phòng xuất hiện chèo văn minh,
chèo cải lương . Chèo văn minh, là Chèo tân thời, Chèo ở thành thị khác với
hìnht hức Chèo cổ ở nông thôn trước kia. Chèo văn minh sáng tác những tích
trò mới, chắp vá những tích trò cũ cho mạch lạc, đưa y phục và trang trí mới
vào diễn Chèo.
Chèo cải lương là đường lối cải cách nghệ thuật chèo theo “lối diễn kịch
Thái Tây” cho phù hợp với buổi giao thời của chế độ xã hội thực dân nửa
phong kiến, giữa sự chộn rộn của mới và cũ, của văn hoá truyền thống
phương Đông và văn minh Phương Tây. Chèo cải lương của cụ Nguyễn Đình
Nghị đã sáng tạo, viết lại một loạt vở cũ, viết lại chúng theo “lối Thái Tây”
như chia thành lớp lang, phân hồi, phân cảnh. Đông thời viết những vở mới đưa lên sân khấu chèo những nhân vật là con người của thời đại mới, những
16
con người với danh phận chỉ có sau khi thực dân Pháp khai thác thuộc địa trên
đất nước ta, như Mợ Phán, con Sen, thằng Nhỏ…
Với chủ trương tiếp thu cái mới theo lối kịch Thái Tây, Chèo Cải lương
hầu như chối bỏ thủ pháp ước lệ , cách điệu, tượng trưng vốn là nhưng đặc
trưng của nghệ thuật Chèo. Chèo cải lương hướng sáng tạo theo phương
pháp tả chân (tả thực), gần với phong cách của kịch nói. Thiết kế mỹ Chèo đã
có sự thay đổi để phù hợp với lối sáng tạo mới ấy - đưa cảnh trí mới, phục
trang mới vào các vở diễn để diễn viên có điều kiện thuận lợi diễn theo lối tả
thực, để người xem thuận tiện trong quá trình tiếp thu nội dung vở diễn. Về
yếu tố mĩ thuật, trong đó có phần bài trí sân khấu, Chèo văn minh, Chèo cải
lương vẫn sử dụng tấm màn hậu truyền thống, nhưng cái khác ở đây là nó đã
được vẽ lên những cảnh trí tự nhiên theo lối tả chân “in như thật”.
Cùng với Sán Nhiên Đài, rạp Quảng Lạc, ở Cải lương Hí viện
cũng cho vẽ 5 phông lớn với 5 địa điểm theo phong cách tả thực,
đó là: Hàng cơm, Hương thôn, Ngoài đường đi, Nhà nghèo, Nhà
phú quê, dùng chung cho nhiều vở bất chấp nội dung gì. Ở sân
khấu của chèo văn minh và chèo cải lương, phông cảnh được bố trí
như sau:
Phông cảnh chính được treo trong cùng sân khấu, màn ngoài
bằng vải dày ngăn cách sàn diễn với khán trường, ở giữa dùng
đơzem (tấm màn thứ hai - cảnh thứ hai) thường là cảnh chuẩn bị
cho lớp diễn trước, ví dụ: Cảnh đường đi - khi cần thay cảnh thì rút
đơzem lên, hay kéo sang một phía để lộ phông cảnh trong cùng
dùng cho cảnh sau - cảnh trong nhà chẳng hạn, những công việc
này thường được gọi là “bỏ đơzem, mở đơzem ’’[24, tr.160].
Phần bài trí sân khấu, ngoài tấm phông hậu như đã nói ở trên,
trên sân khấu chèo văn minh, chèo cải lương người ta không còn
17
thấy những hòm, những bồ như ở chèo sân đình nữa. Để hợp với
khung cảnh thực của những tấm phông hậu. ...Người ta đã làm
những hòn núi giả bằng vải sẫm, hay bằng giấy màu cho Thị Màu
có chỗ nấp rình Tiểu Kính và tấm phông sau lấp lánh kim nhũ vẽ
Phật ngàn mắt ngàn tay ngự toà sen, những bậc thềm nhà Huyện tể
làm bằng khung gỗ, có vẽ tường vôi kiểu gạch xây, hoặc chiếc bàn
khăn phủ riềm hoa với đôi ghế đòn khắc triện dùng làm án thư cho
Dương Lễ” [21, tr.115]
Và nhiều thứ đồ dùng sinh hoạt khác như bàn, ghế, giường, tủ thật
cũng được bê lên sân khấu cho đạt hiệu quả “như thật”. Với chủ
trương bài trí sân khấu “như thật” nên trong cách bài trí nội cảnh,
hoặc ngoại cảnh đều được triệt để dùng phương pháp tả chân, “...
với phong cách này, việc bày biện “in như thật” trên sân khấu tất
sẽ tạo nên sự chật hẹp về không gian, nhất là những cảnh ở trong
nhà, không còn“đất”cho thủ pháp múa hoạt động” [24, tr.161].
Đi cùng với những thay đổi trong diện đề tài phản ánh, các lớp người mới
hình thành ở thị thành đã bước lên sân khấu Chèo, và tất nhiên để bảo đảm
tính hợp lý của nhân vật chèo, các trang phục của nhân vật cũng thay đổi theo
nhân vật, không còn lớp áo mớ ba mớ bẩy, không còn khăn đầu rìu…thay vào
đó là những trang phục hợp mốt thời thượng. Thậm chí các nhân vật của tích
Chèo cũ được dựng lại trên sân khấu Chèo văn minh cũng đã vận trên mình
những bộ trang phục tân thời?
“...Về phục trang nhân vật cũng tìm cách làm cho “hợp thời
trang, thời thượng”. Các vai nữ ra sân khấu không còn yếm cổ xẻ,
áo mớ ba, váy lụa, dải yếm đào như trước nữa mà nhất loạt mặc
theo kiểu tân thời khăn nhung, áo cài khuy, vòng vàng. Thị Màu,
Thị Kính, Thuý Kiều bước ra sân khấu với bộ đồ của một tiểu thư
18
con quan tổng đốc đương thời, không kể gì đến bối cảnh lịch sử và
xã hội của nhân vật nữa” [38, tr.107].
Chèo trở thành “kịch chèo” và từ giã sân đình với mảnh chiếu chèo quen
thuộc nơi làng quê dân dã, trong canh hát xem quây quần tứ phía…để bước
vào một loại sân khấu mới: Sân khấu hộp - sân khấu kín ba mặt, mặt thứ tư
được mở ra quay về phía khán.
Trong một giai đoạn không dài so với bề dày tích tụ của Chèo cổ, Chèo
Văn minh – Chèo Cải Lương còn “vụng” bởi lối sáng tạo tự nhiên chủ nghĩa,
nhưng nó đã mở ra một hướng mới cho nghệ thuật Chèo, một hướng tiếp cận
thời đại, sáng tạo nghệ thuật tuân theo quy luật biến đổi của thời cuộc.
Chèo của giai đoạn này đã tiếp thu cái mới vào sáng tạo trong nghệ thuật
biên kịch, nghệ thuật sắp trò (đạo diễn), nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật
thiết kế mỹ thuật theo lối - tả chân.
Sân khấu hộp đã làm mất đi một phần những nét đặc trưng riêng của
nghệ thuật chèo cổ, trong đó có thủ pháp ước lệ, và tính ngẫu hứng do có sự
ngăn cách không gian. Song, Chèo diễn trên sân khấu hộp đã mở ra một
hướng đi mới cho Chèo, hướng đến một dạng sân khấu biểu diễn hiện đại, với
những vở diễn mang tính thời đại.
Về khả năng diễn tả, Chèo văn minh, Chèo cải lương đã cho khán giả
thấy khả năng phối hợp cao với các hình thức nghệ thuật khác như: múa, âm
nhạc, mĩ thuật, âm thanh, ánh sáng... để nâng cao tính tổng hợp của vở Chèo,
gia tăng tính hấp dẫn cho hình thức sân khấu cổ truyền dân tộc.
Giai đoạn này đã mở ra tính chuyên nghiệp trong nghệ thuật thiết kế mỹ
thuật, và nó đã được phát huy tính chuyên nghiệp ấy vào các giai đoạn kế tiếp
của nghệ thuật Chèo.
1.3.3 Thiết kế mỹ thuật giai đoạn Chèo hiện đại trong những năm
1950
19
Năm 1953 Đội chèo Trung ương được thành lập với nòng cốt là các nghệ
nhân Năm Ngũ, Cả Tam, Trùm Thịnh… Chị Trầm, Tát nước cấy chiêm, Tổ
ba nhà, Chị Tấm anh Điền được dàn dựng phụ vụ kịp thời cho các sự kiện
trong giai đoạn đấu tranh cách mạng.
Vở Tấm Điền ra đời ở Việt Bắc năm 1953 trong hoàn cảnh
kháng chiến. Để có thể đưa vở ra phục vụ nhân dân sớm, vở đã
được trang trí bằng một phông bình diện độc nhất màu xám do họa
sĩ Sỹ Ngọc thể hiện một cảnh cổng ngõ nhà mụ Cám bằng phương
pháp cắt giấy mã, còn những cảnh khác thì bằng những vật liệu
thật. Bất cứ ở nơi nào tùy theo điều kiện địa phương sân khấu ghép
bằng bàn bằng cánh cửa hay sạp nứa… tạo ra một sàn diễn tạm
thời. Màn II có cảnh cái giếng dùng là mảnh cót cuộn tròn phủ vải
dù xanh rêu, bờ rào bằng tre hay bằng nứa đan cánh sẻ và cài cành
cây. Màn nhà già Đa bày cây chuối thật xịn của nhân dân hay chặt
chuối rừng dựng đứng cạnh hàng rào nứa. [25, tr.9]
Hình dung từ sự mô tả của NSND Nguyễn Đình Hàm ở trên, chúng ta
thấy rằng thiết kế mỹ thuật Chèo giai đoạn Chèo hiện đại trong kháng chiến
cũng mang tính chất đơn sơ và giản dị, mộc mạc như Chèo cổ vậy. Khác
chăng ở tinh thần sáng tạo, tinh thần sáng tạo gắn với sự khó khăn về vật chất
của kháng chiến của chiến tranh, khác ở sự khắc phục với tinh thần vượt khó
của nghệ sỹ cách mạng.
Không có được sự chắt lọc đến mức tinh giản như trong mỹ thuật Chèo
cổ - bởi ở đó là một bề dày văn hóa được tích tụ đúc kết. Nhưng sự giản dị
của thiết kế Mỹ thuật Chèo hiện đại trong kháng chiến lại chứa đựng sự hồn
nhiên vận động tự thân của người nghệ sỹ - họa sĩ. Có thể thiết kế mỹ thuật
Chèo giai đoạn này không có nhiều tính cống hiến, không có thành tựu nổi
bật, nhưng nó lại đánh dấu một thời kỳ sáng tạo đầy cố gắng vượt qua sự khó
20
khăn về vật chất, vượt qua sự khốc liệt đau thương của chiến tranh. Người
nghệ sỹ Chèo nói chung, các họa sĩ Chèo hiện đại nói riêng đã vượt qua khó
khăn gian khổ để mang đến những món ăn tinh thần, phục vụ cho chiến sỹ,
đồng bào. Lớp diễn Chèo hiện đại có thể còn bất cập giữa nội dung và hình
thức thể hiện, cảnh trí vở Chèo có thể còn thô sơ chắp vá…nhưng tình thần
nghệ thuật Chèo – bộ môn nghệ thuật dân tộc – chắc chắn đã làm ấm lòng
đồng bào chiến sỹ, chắc chắn đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần trong cuộc
chiến chống Đế quốc của dân tộc.
1.3.4 Thiết kế mỹ thuật Chèo từ sau 1954 đến 1980
Điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - xã hội thay đổi, sân khấu Chèo dã chiến đã
hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Hòa bình lập lại, xã hội mới có những đòi hỏi
mới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trong bối cảnh chung, nghệ thuật
Chèo cần chuyển mình để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội, của công
chúng. Ban nghiên cứu Chèo đã có những cuộc hội nghị bàn thảo nghiêm túc
về hướng sáng tạo nghệ thuật Chèo. Trong đó, bộ phận thiết kế mỹ thuật Chèo
cũng không đứng ngoài công cuộc nghiên cứu học tập từ Chèo cổ, để sáng tạo
thiết kế mỹ thuật Chèo hôm nay. Họa sỹ, NSND Nguyễn Đình Hàm đã viết:
“Năm 1956, ngành Chèo đã bắt đầu tập hợp các nghệ nhân nổi
tiếng nhất của các Chiếng, mở các hội nghị biểu diễn, học tập các
trích đoạn truyền thống. Các diễn viên trẻ đẹp được truyền nghề một
cách hệ thống. Cách ra trò, cách thể hiện nhân vật của các nghệ nhân
đã khơi dậy trong lòng các họa sĩ trang trí Mỹ thuật những suy nghĩ
bước đầu về cách trang trí phù hợp với cách biểu diễn ấy. Lúc đó,
chúng tôi cho rằng: Muốn tham gia một cách đồng bộ vào một lối
diễn Chèo không gì bằng sử dụng những thành tựu, hội họa dân gian
của tổ tiên để lại. Bởi vì Chèo cổ và hội họa dân gian Việt Nam xưa
đều nằm trong phạm trù văn hóa dân tộc. Cách cảm thụ, cách suy
21
nghĩ và cách thể hiện của hai bộ môn có những điểm gần gũi với
nhau. Chúng tôi đã tìm hiểu trong kho tàng tranh dân gian như những
bức tranh Thất đồng, hứng dừa, đánh ghen v.v… đã có những hình
tượng châm biếm rất Chèo, ngoài ra các kiểu phục trang trong tranh
tượng ở các đình chùa, tìm các mô típ đặc sắc nhất sắp xếp lại thành
một bộ sưu tập.” [25, tr.13]
Qua lời bộc bạch trên, chúng ta có thể thấy, các họa sỹ thiết kế mỹ thuật
chèo giai đoạn này đã tìm tòi chất liệu từ nghệ thuật tạo hình dân gian, và đây
là một hướng sáng tạo nghiêm túc, có tìm tòi, khám phá và là hướng sáng tạo
phù hợp với nghệ thuật Chèo, bởi nó đã tựa được vào gốc bản sắc văn hóa
đồng bằng Bắc bộ, vốn là nôi của nghệ thuật Chèo.
Để có được bộ trang trí như trong vở Chèo Quan Âm Thị Kính
(do ban nghiên cứu Chèo đã nghiên cứu, chỉnh lý từ chèo cổ), các họa
sỹ thiết kế Mỹ thuật Chèo đã tuân thủ các đặc trưng của hình thức nghệ
thuật Chèo như: tính chất ước lệ, cách điệu, tính hiện thực tả ý…
“Lúc đó đoàn chèo Trung ương quyết định chỉnh lý vở chèo cổ
Quan Âm Thị Kính. Kịch bản được ổn định và đã chia thành màn lớp
cho phù hợp với yêu cầu sân khấu một mặt, song về đại thể, tính chất
ước lệ, cách điệu và tính hiện thực tả ý quán triệt toàn bộ vở diễn
không cho phép trang trí vở một cách tự nhiên được.” [25, tr13]
Cùng với Quan Âm Thị Kính (1956), lần lượt các vở chèo cổ được chỉnh lý,
phục dựng như Lưu Bình - Dương Lễ (1958), vở Súy Vân (1962) được cải
biên từ tích Chèo cổ Kim Nham… Đồng hành cùng các vở Chèo truyền thống
này là các phần thiết kế mỹ thuật nhất quán bám sát vào đặc trưng nghệ thuật
Chèo, khai thác màu sắc, đường nét… từ nghệ thuật tạo hình dân gian đồng
bằng Bắc bộ. Họa Sỹ, NSND Nguyễn Đình Hàm, người có công lớn trong
thiết kế mỹ thuật Chèo giai đoạn này đã nhận định:
22
“Nhìn chung trong giai đoạn này trang trí mỹ thuật của đoàn chèo
Trung ương đã có những thành tựu nhất định. Trước hết nó góp phần
làm nổi bật chủ đề tư tưởng của các vở, tham gia đắc lực vào tính toàn
vẹn nghệ thuật của từng vở diễn. Hai là nó đã tạo nên những không gian
biểu diễn thuận tiện và thoải mái cho diễn viên. Ba là nó đã tồn tại ở sân
khấu như một bối cảnh đầy ngoạn mục, gây ra những cảm giác đẹp đẽ
trong lòng người xem.” [25, tr. 24].
Có thể nói, những mô hình thiết kế mỹ thuật Ngõ mận vườn đào
(cảnh 1 – vở Quan Âm Thị Kính); Quán Nghinh hương (cảnh 2 – vở Lưu
Bình Dương Lễ) hay hình ảnh chuồn chuồn mắc phải lưới nhện - trên phông
hậu của màn Xúy Vân giả dại kiệt xuất…chính là những chỉnh thể trong thiết
kế mỹ thuật Chèo truyền thống. Chúng là những sáng tạo thành công trong
thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo truyền thống nói riêng, mỹ thuật Chèo nói
chung. Đó là những thành quả của quá trình nghiên cứu mỹ thuật sân khấu
Chèo một cách hệ thống, kỹ lưỡng, và là những nét vẽ, những thiết kế tài ba
của các họa sỹ sân khấu Chèo.
Trong giai đoạn này của thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo, còn có
những thiết kế phục vụ cho các vở diễn được sáng tác mới từ tích truyện dân
gian như Lọ Nước Thần (lần 1 – 1957, lần 2 – 1960, lần 3 - 1971) Tấm Cám
(lần 1 – 1958), Mai An Tiêm (1973) và các vở Chèo đề tài hiện đại, mở đầu là
Đường đi đôi ngả (1959), Hương lúa tình quê (1960), Máu chúng ta đã chảy
(1962), Cô gái Sông Lam (1963), Cô giải phóng (1964), Đường về trận địa
(1965)…
Thiết kế mỹ thuật của các vở Chèo trên đều được êkíp sáng tạo và họa
sỹ thiết kế thống nhất vẫn phải dựa vào những nguyên tắc mang tính đặc
trưng của nghệ thuật Chèo. Nhưng đúng như Họa Sỹ NSND Nguyễn Đình
Hàm đã nhận định:
23
“nhìn vào bối cảnh lớn của giai đoạn này chúng tôi thấy rõ ràng cách
trang trí của các vở cũ cải biên hoặc các vở viết theo đề tài cũ (cổ tích,
truyện dân gian) đều dễ dàng đạt tới độ nhuần nhị nhất định, còn trang
trí ở một vở đề tài hiện đại, chúng tôi luôn luôn gặp một trở ngại hết
sức lớn lao: đó là mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, nói khác đi
là mâu thuẫn giữa tính ước lệ cách điệu cổ truyền với tính hiện thực
thời đại của con người và sự kiện ngày nay.” [25, tr 24]
Với sự sáng tạo không ngừng để bắt kịp, để tạo sự đồng bộ trong các sáng
tác Chèo, càng về cuối giai đoạn, thiết kế mỹ thuật càng có sự sáng tạo, khắc
phục được những nhược điểm và bước đầu có những thành công. Trong mảng
đề tài hiện đại, nổi bật về thiết kế mỹ thuật, để lại dấu ấn trong lòng công
chúng và giới nghề có lẽ là Chuyện tình những năm 80 (1980) của tác giả đạo diễn Trần Bảng, Thiết kế mỹ thuật: Phạm Duy Tùng
Họa sỹ NSƯT Dân Quốc đã tổng kết những nhận xét đánh giá về thiết
kế mỹ thuật của vở này:
“Đây là một vở thể nghiệm mạnh mẽ về chèo, nhưng nghiêm túc
về nhiều mặt, trong đó có mỹ thuật chèo. Về trang trí, họa sĩ Phạm
Duy Tùng thống nhất với đạo diễn không cụ thể, phải có tính chất
tượng trưng mạnh. Từ đầu đến cuối chỉ có 6 dải vải lanh màu ghi nhạt
vắt đi vắt lại mà thành rừng cây, công viên, nhà Thơm Thảo, bến
sông, bệnh viện, ấn tượng đẹp là cảnh Tư, tự trói mình khi chạy trốn.
Nhưng có lẽ thành công nhất là hai cảnh cuối. Nhà cô Mai với chiếc
võng đưa nôi nồng hậu, ân tình rồi sau đó lại rứt ra thành đôi bơi
chèo, đưa Thơm, Thảo trở lại với quê hương thắm tình đẹp nghĩa.
Trang trí ở giữa sân khấu có một bục tròn thanh thoát, không bịt kín,
tạo sự mỏng mảnh cuộc chìm nổi của các số phận nhân vật: Tư, Thơm
Thảo. Chiếc bục còn được tôn lên bởi ba sóng nước vẽ trên chắn đèn
24
phía sau bục. Về trang phục đã có nhiều tìm tòi kiểu dáng hiện đại,
mô đéc mà không lai căng. Sau này cũng có một số bộ hiện diện đồng
điệu với đời thường. Chuyện tình những năm 80 là vở chèo hiện đại,
mỹ thuật có nhiều tìm tòi cả về trang trí và trang phục: Giản dị, hiện
đại mà hàm súc.” [25, tr 73- 74]
Những năm sau của giai đoạn này, trên sân khấu chèo còn xuất hiện dạng
đề tài lịch sử. Ở dạng đề tài này, có thể thấy thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo
đã có những hướng vận động sáng tác khác so với hai dạng thiết kế được nhắc
tới ở trên. Đề tài lịch sử vốn là sở trường của nghệ thuật Tuồng, thiết kế mỹ
thuật sân khấu Chèo đề tài lịch sử cho ra được chất Chèo thì có lẽ là một
thách thức lớn đối với các họa sỹ thiết kế. Nhận định về thiết kế mỹ thuật
Chèo đề tài lịch sử, Họa sỹ NSƯT Dân Quốc đã cho rằng: “Nghệ thuật chèo
đến với đề tài lịch sử đã khó, nhưng khó hơn cả đó là phần mỹ thuật. Trong
khi đó nghệ thuật tuồng là mảnh đất đắc địa. Làm sao để có một trang trí có
tính lịch sử của thời đại đó nhưng lại phải chèo, đó là một việc làm khó.” [25,
tr 82]
Với những dấu ấn thiết kế mỹ thuật Chèo trong vở Trưng Trắc đề tài
lịch sử được dàn dựng năm 1978 tại Nhà hát Chèo Trương Ương – nay là Nhà
Hát Chèo Việt Nam, trang trí do NSND Họa sĩ Phùng Huy Bính đảm nhiệm;
đã bước đầu ghi dấu ấn thành công của mỹ thuật sân khấu Chèo đề tài lịch sử.
“Họa sĩ đã lấy cảm hứng chủ đạo cho trang trí là chất liệu da
thú và đồ đồng. Trên một nền vàng vẽ vân mây tượng trưng cho
gian sơn gấm vóc nước Việt, 6 tấm da hổ được di chuyển theo bố
cục của từng cảnh diễn. Biểu tượng quân khởi nghĩa của Trưng Trắc
là những chiếc chiêng đồng kêu gọi và tập hợp nhân dân đứng lên
đánh đổ viên thái thú Tô Định. Hàng ổ của địch được thay bằng biểu
tượng hổ phù, nhe nanh vuốt dữ tợn tượng trưng cho sức mạnh của
25
thiên triều. Những hình tượng này được thay đổi trên nền 6 tấm da
thú. Một bục cao phía sau chạy suốt sân khấu cùng một số tam cấp
phía trước dành để tạo không gian cho sân khấu. 6 tấm da hổ được
chế tác công phu bằng đay bông với những vằn đen trên nền nhung
trông mộc mạc nhưng rất hiệu quả; cùng với phong cách dàn dựng
hoành tráng của đạo diễn Trung Anh, tuy đôi màn còn nặng nề, rậm
rạp, hạn chế sự phóng khoáng của Mỹ thuật chèo. Trang phục với
một số lượng đáng kể: trên 120 bộ do họa sĩ Phạm Duy Tùng sáng
tác. Thống nhất với trang trí thời điểm mọi sinh hoạt ở nước ta còn
rất mông muội, họa sĩ đã chọn chất liệu cho trang phục, trang sức là
đồ da, đồ đồng và đồ đá. Những hộ tâm kính bằng đồng, giáp đồng,
vũ khí khiên, mác đồng. Những mảnh da thú làm mũ, áo che thân.
Trang sức gồm những vòng tay, chân, đeo tai, đeo cổ bằng đồng đá.
Những răng hùm vuốt hổ cùng lông chim quý hiếm cũng được sử
dụng đắt giá. Chất liệu kim sa đã được dùng khá lớn trong trang
phục, nhấn mạnh sự lấp lánh của thời đại đồ đồng trên những hoa
văn đường kỷ hà, có cân nhắc kỹ càng của văn hóa Đông Sơn.
Trang phục có chú ý đến các đặc trưng của các nữ binh vùng núi,
đồng bằng duyên hải. Tuy có khác nhau nhưng cũng có hòa sắc
chung: Rực rỡ mà không lòe loẹt, nhiều kiểu dáng mà không lai
căng. Ta địch rõ ràng, tốt xấu minh bạch.” [25, tr. 70-71]
1.3.5 Thiết kế mỹ thuật Chèo giai đoạn 1980 - 1986
Đất nước ta từ việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh, lại bước vào
khủng hoảng kinh tế do một số quan niệm sai lầm trong quản lý nhà nước tập
trung bao cấp, cộng với sự cấm vận của Mỹ, đã khiến đời sống sinh hoạt của
nhân dân gặp nhiều khó khăn.