Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Văn hóa luyện tập thể dục thẩm mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.54 KB, 50 trang )

Văn hóa luyện tập thể dục thẩm mỹ
Giới, Cơ thể và vấn đề hàng hóa hóa tại một câu lạc bộ thể dục và thẩm mỹ
ở thành phố Hồ Chí Minh
Ann Marie Leshkowich
Khoa Xã Hội Học và Nhân Học
Trường Đại Học Holy Cross (Worcester, MA Hoa Kỳ)

ABSTRACT: Năm 1993, một tổ chức quần chúng và một nhà đầu tư cá nhân cùng thành
lập câu lạc bộ Royale, một trung tâm chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ dành cho phụ nữ
nằm ở thành phố Hồ Chí Minh. Câu lạc bộ Royale nhanh chóng xây dựng một đội ngũ
thành viên là các phụ nữ trung lưu thành phố, những người muốn củng cố sức khỏe và bề
ngoài cũng như muốn thể hiện địa vị của họ và giảm stress. Mười lăm năm sau, xu hướng
luyên tập cơ thể vẫn tiếp tục nhưng số lượng các thành viên câu lạc bộ đã giảm xuống
đáng kể. Câu chuyện về vận may rủi của Câu lạc bộ Royale cho ta một góc nhìn để xem
xét công cuộc cải cách theo định hướng thị trường đã khiến cho nhà nước có thể thúc đẩy
những ý tưởng chính trị về nữ tính của tầng lớp trung lưu thành thị thông qua những liên
doanh thương mại giữa nhà nước và tư nhân như thế nào. Những phát triển này cũng
chứng tỏ rằng hình ảnh cơ thể trở nên quan trọng trong hồn cảnh xu hướng hàng hóa hóa
ngày một tăng. Bởi vì như một đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản tồn cầu, hình ảnh
cơ thể, giống như bất kỳ hình ảnh hàng hóa nào, đều có hàm chứa sự căng thẳng giữa
những ý nghĩa được lý tưởng hóa và những biểu hiện thực tế. Sử dụng cách tiếp cận khoa
học về sức khỏe để mời chào, câu lạc bộ Royale giúp phụ nữ có thể thương thảo những
hình ảnh đối lập về nữ tính bằng cách thay đổi hình dáng cơ thể về mặt vật chất. Mặc dù


triết lý luyện tập của câu lạc bộ Royale tiếp tục phổ biến, phịng tập cũ nát của nó và sự
cạnh tranh ngày một tăng có nghĩa là câu lạc bộ khơng cịn có thể thỏa mãn nhu cầu của
người Việt Nam tầng lớp trung lưu thành thị: sở hữu và thể hiện địa vị thông qua sự dễ
dàng tham gia vào các xu thế luyện tập của thế giới.

ARTICLE TEXT:


Năm 1995, khi Jane Fonda trở lại Việt Nam, nhưng trong một hoàn cảnh khác so với
chuyến đi vào năm 1972 bà đã được người ta gọi với cái tên là “Jane Hà Nội.” Jane
Fonda quay trở lại Việt Nam vào những năm 90s ở dưới dạng một hình ảnh ảo: các đĩa
video về luyện tập thể hình bán chạy nhất quốc tế được chiếu liên tục trên chiếc ti vi treo
trên sàn tập ở câu lạc bộ Royale, một trung tâm chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ dành cho
phụ nữ nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.1 Mặc dầu các thành viên hiếm khi xem
chứ đừng nói đến bắt chước những cử động của Fonda, băng video của bà và nhiều băng
rôm quảng cáo của Cindy Crawford và Claudia Schiffer được dùng để trang trí các bức
tường câu lạc bộ. Điều này nói lên điều mong mỏi của câu lạc bộ Royale được gắn liền
với các chuyên gia của nghành công nghiệp làm đẹp và luyện tập thẩm mỹ quốc tế.
Được chính thức biết đến như một “câu lạc bộ thể dục và thẩm mỹ”, câu lạc bộ
Royale được thành lập vào tháng 12 năm 1993. Cũng giống như các công ty mới được
thành lập trong thập niên đầu thực hiện chính sách “đổi mới” nền kinh tế theo định hướng
thị trường, câu lạc bộ Royale được tổ chức dưới hình thức liên doanh thương mại giữa
Nhà nước và tư nhân. Câu lạc bộ Royale được xây dựng trên nền đất cơng do Nhà Văn
hóa của Liên đoàn lao động quản lý, tuy nhiên câu lạc bộ được hoàn toàn đầu tư bởi một

2


cá nhân để mua thiết bị và cung cấp dịch vụ và người này cũng trực tiếp quản lý câu lạc
bộ hàng ngày. Câu lạc bộ Royale có rất nhiều dịch vụ gồm phòng tập với thiết bị hiện đại,
các huấn luyện viên đã qua đào tạo, một bác sĩ tại chỗ, phịng tắm hơi, mátxa, làm tóc,
phịng học khiêu vũ và cắm hoa, thực hiện các tua du lịch. “Phịng tập thống mát - Dụng
cụ đầy đủ - Hướng dẫn tận tâm - Phục vụ ân cần” là nội dung quảng bá khách hàng của
câu lạc bộ.
Không giống với các câu lạc bộ thẩm mỹ phô trương khác nằm trong các khách
sạn đang mọc lên ngày càng nhiều trong thành phố, câu lạc bộ Royale thu hút thành viên
hầu hết là người Việt Nam. Khi tôi trở thành thành viên vào năm 1995, câu lạc bộ đã có
4000 thành viên đăng ký. Theo giám đốc câu lạc bộ, có khoảng 500 người trong số họ đi

tập luyện đều đặn. Qua cuộc khảo sát viết, tôi được biết những người này có trình độ văn
hóa cao và kinh tế đảm bảo.2 Hơn 90% tốt nghiệp phổ thông trung học và khoảng 40% có
bằng cao đẳng hoặc đại học. Mặc dù mức thu nhập khác nhau, trung bình mỗi hộ gia đình
có thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng, gần gấp đơi thu nhập bình qn của thành
phố Hồ Chí Minh vào thời điểm đó.3 Phần lớn họ là những trí thức như cán bộ cơng chức
nhà nước, thủ quỹ, giáo viên, hoạt động kinh doanh hoặc làm các nghề địi hỏi kỹ năng
(thợ làm tóc, thợ may). Ai cũng có đủ thu nhập để có thể bỏ ra một khoản là 100.000đ để
đến câu lạc bộ với 12 buổi tập mỗi tháng.4
Có một số yếu tố làm cho người ta trở nên quan tâm đến cơ thể và dáng vẻ bề
ngoài. Thứ nhất, trong nền kinh tế mở cửa, con người có điều kiện sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ mà trước đây sau chiến tranh từng bị xem là xa xỉ và tư sản. Thứ hai, mức thu
nhập cao hơn trước đã khiến một bộ phận gia tăng giới trung lưu theo chủ nghĩa thế giới
và có hiểu biết quốc tế muốn được thể hiện mình. Thứ ba, có vẻ như cuộc sống mới này

3


dễ đem lại stress nên việc tập luyện tại một không gian khác với ở nhà và cơ quan giúp
họ được nghỉ ngơi thư giãn. Đó là lý do tại sao câu lạc bộ cung cấp các dịch vụ khác
ngoài luyện tập. Điều này cịn giải thích cho việc nhiều phụ nữ sử dụng phương pháp
luyện tập nhẹ nhàng mà tơi thấy được qua quan sát.5 Mục đích là ni dưỡng cơ thể nhờ
chăm sóc nó, chứ khơng phải làm cho căng thẳng hay kéo căng cơ thể thông qua các bài
tập mạnh quá sức.
Trong vòng 15 năm tiếp theo, trào lưu luyện tập thể hình tiếp tục theo đà đi lên.
Báo, tạp chí và sách cung cấp những lời khuyên cụ thể về dinh dưỡng và luyện tập để có
thể giữ gìn một cơ thể mảnh mai và có thể phịng chống lại bệnh tật. Các cơng viên của
thành phố vốn là nơi người ta chơi cầu lông và các cụ già thì tập taichi vào buổi sáng
trong vịng nhiều năm, nay trở thành sân tập phổ biến cho aerobics, các bài tập kéo giãn
người, đi bộ và chạy bộ. Một loạt các trung tâm cộng đồng mở ra bởi các cấp chính
quyền phường và quận quảng cáo cho các lớp yoga.

Với sự lan tràn của trào lưu luyện tập, thật là ngạc nhiên khi thấy rằng vị thế của
câu lạc bộ Royale xuống cấp mạnh mẽ vào năm 2008. Không tu bổ lại cơ sở vật chất
cũng không mua thiết bị mới, câu lạc bộ một thời danh giá nay trông khá là ảm đạm. Số
lượng thành viên giảm xuống còn 60% và đối tượng thành viên chuyển sang thành công
chức nhà nước và các bà nội trợ với thu nhập ổn định nhưng ít ỏi. Câu lạc bộ khơng cịn
mở các lớp ngồi thể dục, các tour di lịch và khơng cịn có bác sỹ vật lý trị liệu. Những
phụ nữ thành đạt trong xã hội đã từng tham gia câu lạc bộ Royale vào những năm 90s giờ
đổ sang các câu lạc hiện đại do nước ngoài đầu tư hay là luyện tập tại nhà hay ở công
viên. Các thành viên lâu năm là những người tiếp tục bảo trợ câu lạc bộ cũng như một

4


vài thành viên mới nói rằng họ phải chấp nhận cơ sở hạ tầng kém vì câu lạc bộ thu phí
thấp, có địa điểm tiện lợi, lịch tập luyện linh hoạt và hướng dẫn viên thân thiện.
Vân may rủi của câu lạc bộ Royale cho ta một góc nhìn thú vị để có thể khám phá
hai trào lưu nổi lên ở thành thị Việt Nam từ những năm 1990s: (1) sự tham gia của nhà
nước, đảng, chính quyền địa phương vào những cơ sở kinh doanh mang ý nghĩa văn hóa;
và (2) sự quan tâm đến vẻ bề ngồi nữ tính dẫn đến sự bùng nổ quan tâm đến thời trang,
mỹ phẩm và chăm sóc cơ thể. Cụ thể, thành công bước đầu của câu lạc bộ khiến chúng ta
phải suy nghĩ tại sao một cơ quan của đảng lại quan tâm đến việc mở một câu lạc bộ sức
khỏe cho phụ nữ, tại sao một cơ sở kinh doanh như vậy đầu tiên lại hấp dẫn đối với
những phụ nữ khá giả về mặt kinh tế và tại sao mặc dù xu hướng luyện tập ngày một trở
nên thịnh hành hơn, câu lạc bộ lại không giữ được số lượng thành viên như ban đầu. Mặc
dù có thể thương mại quốc doanh và vẻ bề ngoài là hai xu hướng riêng biệt nhưng có thể
xảy ra đồng thời chỉ trong hoàn cảnh một số cơ sở kinh doanh của nhà nước bán các sản
phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, nhưng câu chuyện về câu lạc bộ Royale
cho ta thấy thực ra chúng có liên quan chặt chẽ với nhau.
Phần đầu của bài viết này đặt sự tham gia của một tổ chức quần chúng vào câu lạc
bộ Royale trong một bối cảnh mà nhà nước và các cuộc vận động quần chúng vào những

năm 90s đưa ra những mơ hình về người phụ nữ trung lưu sống có qui tắc, sài hàng ngoại
và đi theo những cách tiếp cận khoa học hiện đại trong vấn đề sức khỏe và tình dục nhằm
giải quyết các vấn đề đặt ra bởi thay đổi kinh tế. Qua các liên kết thương mại Nhà nước tư nhân như câu lạc bộ Royale, sự tham gia của nhà nước vào các dự án tự hồn thiện
mình của phụ nữ đã vượt ra khỏi sự quản lý trực tiếp và chính qui để kết hợp cả tính
thương mại.

5


Tại sao câu lạc bộ Royale lại thành công trong việc thu hút các thành viên trong
những năm 90s? Phần thứ hai của bài viết trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét các vấn
đề áp bức và tác nhân trong mối quan hệ giữa hình ảnh được thương mại hóa của cơ thể
phụ nữ và những dự án làm đẹp cá nhân của phụ nữ. Dựa trên những phân tích của
William Mazzarella (2003) về “hình ảnh hàng hóa” (“commodity image”) trong chủ
nghĩa tư bản tiêu dùng toàn cầu, tơi cho rằng vấn đề hình thể đã trở thành một điểm mạnh
để tranh luận về những ý nghĩa một cách chính xác vì cùng với hàng hố nó hình thành
một khoảng trống giữa ý nghĩa vật chất và lý tưởng của chính nó. Bởi vì mỗi người đều
trải nghiệm cơ thể ở mức độ riêng tư và vật chất, mỗi chúng ta đều có một cơ sở vật chất
sẵn sàng để tham gia vào cuộc tranh luận về ý nghĩa và q trình sản xuất văn hố.
Việc xác định các ảnh hưởng của xu hướng quốc tế về hình thể đòi hỏi việc quan
tâm đến những điều kiện cụ thể thơng qua đó một số các hình ảnh cơ thể được thương
mại hóa được tạo ra và được giới thiệu đến người tiêu dùng. Phần thứ ba của bài viết này
dựa vào những quan sát dân tộc học trong gần một năm vào 1995 và nghiên cứu tiếp theo
trong năm 2008 để xem xét các quan điểm của giám đốc và nhân viên của câu lạc bộ bởi
vì họ đã rút ra những kiến thức về khoa học và tiêu dùng trên các mức độ khác nhau
trong việc xây dựng hình ảnh nữ tính để thúc đẩy dịch vụ của trung tâm và tạo ra những
mục tiêu luyên tập được cá nhân hóa. Phần thứ tư của bài viết sẽ tóm tắt về những phản
ứng tích cực đầu tiên của người tiêu dùng đối với cách tiếp cận khoa học của câu lạc bộ.
Trong bối cảnh ngày một tăng áp lực của “nền kinh tế của hình thức” (“economy of
appearances”; Tsing 2005), câu lạc bộ Royale đã tạo ra một mơi trường thương mại có vẻ

như hấp dẫn và thiếu tính chính trị mà trong đó các thành viên có thể tìm thấy các dạng

6


trung gian của kiến thức chuyên môn và tạm thời xoay xở với những hình ảnh nữ tính
mâu thuẫn với nhau bằng cách tham gia vào luyện tập hình thể.
Vào năm 2008, các tiếp cận khoa học của trung tâm đối với luyện tập và sức khỏe
không thay đổi. Việc người ta ngày một quan tâm hơn đến vấn đề luyện tập hình thể cho
thấy rằng những thơng điệp này được chấp nhận một cách rộng rãi hơn. Vậy thì tại sao số
lượng thành viên của câu lạc bộ lại giảm một cách đáng kể như vậy? Phần cuối của bài
viết cho rằng câu trả lời có liên quan tới khía cạnh khác của mối quan hệ giữa vật chất và
ý nghĩa nằm dưới luyện tập hình thể: thể hiện vị thế thông qua sự phô bày việc tham gia
vào luyện tập.

Tiêu Dùng Thận Trọng và Sức Khỏe Khoa Học: Xây dựng văn hóa nữ tính giai cấp
trung lưu của Nhà nước vào những năm 90
Sự thịnh vượng của Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 90 đã khuấy động mối lo
lắng mạnh mẽ về đạo đức, văn hoá và định mệnh xã hội của dân chúng Việt Nam trong
thời kỳ “mở cửa” có các luồng hàng hố và văn hố từ khắp tồn cầu. Hình ảnh người
phụ nữ trở nên toả sáng khi tranh luận về tương lai của quốc gia. Thơng qua hình ảnh phù
hợp về người phụ nữ Việt Nam, Nhà nước cơng khai tìm kiếm và xác định nền văn hoá
hiện đại Việt Nam pha trộn giữa yếu tố hiện đại, yếu tố hướng ngoại và bản sắc địa
phương (Drummond 2004; Gammeltoft 1999; Luong 2003; Nghiem 2004; Nguyen-Vo
2002; Pettus 2003; Rydstrøm 2003; Werner 2005). Phụ nữ thực sự trở thành đối tượng
giáo dục văn hóa của các tổ chức quần chúng như Hội Liên Hiệp Phụ nữ (LHPN), Liên
đoàn Lao động, và các cuốn sách nhỏ, thơng báo, các chương trình giáo dục, các phong
trào tuyên truyền chống tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm và AIDS.

7



Những mối quan tâm về giới trong chủ đề hiện đại, tồn cầu hóa và văn hóa được
phản chiếu thơng qua các góc nhìn về giai cấp và địa lý, đã xây dựng nên các loại chủ thể
nữ tính khác nhau. Ví dụ, nằm trong số các nghiên cứu đã tái tạo lại những hình mẫu
được ghi nhận lại ở khắp châu Á và những nơi khác nữa (Mills 1999; Mohanty 1997;
Ong 1987; D. Wolf 1992), nổi bật là các nghiên cứu về đầu tư nước ngồi thúc đẩy hình
ảnh của những công nhân di cư từ nông thôn trẻ, chăm chỉ làm việc và đầy trách nhiệm,
lao động không có tay nghề cao nhưng kỷ luật, làm việc tại các khu chế xuất để ni gia
đình và góp phần vào sự phát triển của đất nước (Nghiem 2004; Nguyen-Vo 2002;
Rosenthal 2002; Tran 2004). Việc cùng những người phụ nữ này có thể trở thành gái mại
dâm hay tham gia vào hành vi khác không được xã hội chấp nhận đã đưa ra một lời cảnh
báo và giải thích cho sự can thiệp có tính o ép hơn của nhà nước, chẳng hạn như bỏ tù, để
có thể biến những người phụ nữ khó bảo trở thành những cơng nhân ngoan ngoãn.
(Nguyen-Vo 2002).
Nếu như người phụ nữ ở tầng lớp lao động thể hiện cơ thể của mình là vừa cần
thiết và nguy hiểm cho sự phát triển, thì bà nội trợ của tầng lớp trung lưu thành thị lại là
hiện thân của những khát vọng. Nhà nước đang ngày một chuyển đổi việc “nhìn nhận
người phụ nữ như những công nhân sản xuất sang đặt họ vào vị thế của những vợ hấp
dẫn và người mẹ quan tâm chăm sóc con cái”. (Nghiem 2004: 299). Phần lớn các thảo
luận chính thống về nữ tính trong những năm 90s mơ tả người phụ nữ như những người
quản lý trong gia đình về tiền bạc và tình cảm, những người cần phải duy trì sự ổn định
gia đình trong thời buổi biến đổi kinh tế, xã hội nhanh chóng. Ví như, trên các biển báo
và tờ rơi của cuộc vận động “Gia đình hạnh phúc” có hình ảnh của các gia đình đạt được
một mức độ nào đó về tiện nghi vật chất như là xe máy, tivi, nồi cơm điện và có cha mẹ

8


rỗi rãi chăm lo việc nhà hay cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí (Drummond 2004;

Gammeltoft 1999; Pettus 2003). Các chương trình có tính giáo dục và các cuộc thi được
tổ chức bởi Hội Phụ nữ, một tổ chức nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố ý
tưởng là vợ và mẹ là người đã tạo ra những hoạt cảnh gia đình này. (Pettus 2003: 90102). Chương trình cũng nhấn mạnh vào kế hoạch hóa gia đình bởi vì cha mẹ có thể đáp
ứng tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tâm lý của con cái khi gia đình ít con. Trong việc
kiểm sốt sinh đẻ phần lớn được coi là trách nhiệm của phụ nữ, nhà nước xây dựng nên
các đặc điểm nữ tính chỉ dựa trên cơ thể và xu hướng tình dục của phụ nữ (Gammeltoft
1999). Mặc dù các phong trào này được triển khai trên phạm vi toàn quốc, chỉ có phụ nữ
trung lưu thành thị với các điều kiện kinh tế ổn định mới có thể đạt được các tiêu chí này.
Điều này đi ngược lại với những tuyên truyền cách mạng thời kỳ đầu khi tầng lớp công
nhân và nơng dân được dựng lên thành điển hình thu đua.
Cơ thể người vợ tầng lớp trung lưu còn được tiếp tục xem xét kỹ lưỡng thông qua
một số lượng lớn hơn các ấn phẩm nhằm cung cấp kiến thức khoa học về quan hệ vợ
chồng. Nguyen-Vo (2002) nêu lên rằng các tài liệu này, phần lớn được xuất bản bởi các
tổ chức trong Mặt trận tổ quốc, trình bày những thơng tin về quan hệ tình dục giữa nam
và nữ như những thực tế về mặt sinh học được quốc tế cơng nhận. Tình duch trở nên một
dạng tri thức ngoại khác mà phụ nữ trung lưu thành thị cần phải nắm vững và nói trắng ra
là phải có được.
Các tài liệu về sức khỏe và sắc đẹp cũng được giới thiệu ở dưới dạng khoa học có
tính quốc tế tương tự. Các tác nhân nhà nước ở Việt Nam từ lâu đã gắn việc đào tạo thể
chất với chủ nghĩa dân tộc, từ tổ chức thanh niên của Vichy France đến các nhóm thể
thao trong Đại chiến thế giới 2 (Raffin 2003: 313), rồi cả Hồ Chí Minh và Ngơ Đình

9


Diệm đều sử dụng các kỹ thuật tương tự để huy động lực lượng. Khi các cô thanh niên
tham gia vào cuộc chiến trong những năm 60s và 70s, họ cũng phải phát huy sức mạnh
cơ thể. Thay vì được chăm sóc bản thân để tăng độ hấp dẫn và giữ gìn vóc dáng, những
địi hỏi về mặt thể chất của cuộc chiến và việc hỗ trợ cuộc chiến đã cướp đi của người
phụ nữ sự tươi trẻ và sự thuần khiết mà các nhà thơ cách mạng ca ngợi là những phẩm

chất lâu bền của phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp và nữ tính được đưa vào trong danh sách
những thứ mà người phụ nữ phải hy sinh cho dân tộc trong cuộc chiến (ví dụ như xem
Turner 1998: 130-3).6 Thêm vào đó, việc q quan tâm đến hình dáng bên ngoài như là
sử dụng mỹ phẩm hay là mặc quần áo thời trang thì bị coi như là tầng lớp tư sản.
Bắt đầu từ những năm 90s, một dòng văn chương tự lực mới đâm chồi đã phổ
biến một lôgic khác cho rằng vẻ đẹp của phụ nữ cần có sự nỗ lực tỷ mỉ, kỹ càng. Ví dụ
như, một tài liệu về hạnh phúc gia đình do Liên Hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thành
Phố Hồ Chí Minh xuất bản đã cảnh báo phụ nữ có gia đình khơng nên q lơ là về hình
dáng của mình bằng cách nhắc nhở họ rằng: “Khơng có phụ nữ khơng đẹp, chỉ có phụ nữ
khơng biết làm đẹp cho mình mà thơi” (Anh Trần 2007: 89). Tài liệu này cũng xới lên
vấn đề tứ đức truyền thống của phụ nữ và đề cập đến chữ dung như lời kêu gọi phụ nữ
giữ gìn bề ngồi hấp dẫn bằng cách tự mình làm đẹp, nhưng ở một chừng mực thích hợp
với hồn cảnh kinh tế xã hội của họ. Như tôi sẽ đề cập ở dưới, các thành viên của Câu lạc
bộ Royale cũng thường nhắc lại rằng cách hiểu mới về tứ đức sẽ giúp họ trở nên hấp dẫn
và thành công trong thời kỳ mở cửa.
Bên cạnh việc mua quần áo hợp thời trang và sử dụng mỹ phẩm vừa phải, người
phụ nữ có thể cải thiển bề ngoài bằng cách ăn uống kiêng khem và luyện tập. Báo chí
thường xuyên đưa tin kết quả của những nghiên cứu về bệnh tật và dinh dưỡng gần đây ở

10


Bắc Mỹ, Châu Âu và châu Á. Các tài liệu về ăn kiêng đưa ra những lời khuyên giảm béo
hay số lượng calorine vào cơ thể, nhấn mạnh đến một số thực phẩm giàu vitamin và tầm
quan trọng của luyện tập. Phần lớn các lời khuyên này đều pha trộn giữa các cách tiếp
cận “Đơng” và “Tây”. Ví dụ như một tài liệu mô tả dưa hấu là một loại hoa quả có cả tính
hàn, một phẩm chất gắn liền với bài thuốc Nam truyền thống và lại giàu Vitamin C và
Canxi (Võ Mai Lý và Nguyễn Xuân Qúy 2006: 31). Có lời khun lại được trình bày như
một thành ngữ có tính phát triển kêu gọi người Việt Nam tiếp nhận các thói quen ăn
kiêng hay luyên tập đã phổ biến trước đây ở Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. (xem Tô Minh

Châu 2008).
Cho dù các chiến dịch vận động quần chúng hay các kiến thức chuyên môn từ các
viện nghiên cứu của nhà nước hay báo chí có cổ vũ quần chúng ứng xử theo những cách
nào đó mạnh mẽ đi đến đâu chăng nữa, không thể không nhắc một yếu tố quan trọng của
đổi mới là nhà nước rút lui ra khỏi việc điều khiển tiêu dùng. Theo như Vann (2005:
483), “Nhà nước khơng cịn đề ra cái mà người dân “cần” cũng như nhà nước không tự
coi mình là người cung cấp hàng hóa cho người dân.” Chắc chắn là nhà nước không trực
tiếp quản lý việc phân phối hàng hóa như nhà nước đã làm thời bao cấp. Nhưng cụm từ
“tự coi mình” mà Vann dùng là đáng lưu ý. Nhà nước khơng cịn khẳng định rõ ràng sự
kiểm sốt của mình đối với dịng chảy hàng hóa tiêu dùng nhưng các chính quyền trung
ương, tỉnh, thành phố và địa phương cũng như các tổ chức của Đảng lại trực tiếp tham gia
vào kinh doanh trong những năm 90s thông qua các hoạt động của một loại các cơ sở
kinh doanh kiếm lời.
Nếu mơ hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới điển hình là sự chuyển giao trách
nhiệm quản lý sang các cơ sở tư nhân, thì Đổi mới ở Việt Nam đã làm ngược lại: biến

11


nhà nước thành một tác nhân thương mại thông qua việc tạo ra các liên doanh giữa trong
nước và nước ngồi.7 Mặc dù tiến trình cổ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra
rất chậm vào những năm 90 (Gainsborough 2003; Rosenthal 2002), chính quyền địa
phương và các tổ chức đoàn thể trong thực tế hưởng ứng cải cách kinh tế thơng qua việc
tham gia tích cực vào hiệp hội doanh nghiệp, liên doanh với cơng ty nước ngồi và các cá
thể. Gainsborough (2003: 16) cảnh báo rằng xu hướng thương mại hóa tràn lan của chính
quyền trung ương và địa phương vào những năm 90s đã làm cho nhãn mác thường được
sử dụng như ‘nhà nước’ và ‘tư nhân’ trở nên dễ gây nhầm lẫn, bởi vì “các cơng ty thường
được coi là của ‘tư nhân’ thì lại có một tổ chức nhà nước là cổ đơng trong khi các công ty
nhà nước trong thực tế lại là được điều hành bởi ‘tư nhân’”. Do đó, dường như có nhiều
doanh nghiệp tư nhân địa phương như câu lạc bộ Royale, song trên thực tế chúng lại do

các cơ quan của Đảng hoặc chính quyền địa phương sở hữu hoặc giám sát trực tiếp. Như
giám đốc câu lạc bộ giải thích: “từ năm 95, nhiều câu lạc bộ bắt đầu được thành lập. Đến
năm 2000, trong 5 năm, hầu hết các quận trong Thành Phố đều mở thêm nhiều câu lạc bộ
mới.” Các cơ quan nhà nước có đất và nhà cửa và vốn đóng góp vào kinh doanh và họ
cũng tham gia vào giám sát quản lý dịch vụ (ở những mức độ khác nhau).
Các cơ sở thương mại trực thuộc nhà nước trở nên tích cực trong lĩnh vực thời
trang và làm đẹp và trong nhiều trường hợp là có nhiều yếu tố nhà nước hơn tư nhân. Ví
dụ tờ tạp chí được yêu thích Thời trang trẻ do Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
phối hợp với Ringier Thuỵ Sỹ phát hành. Tạp chí đã thể hiện được xu hướng thời trang
bản địa, hàng loạt các bài báo về sắc đẹp, thời trang, và nhân vật nổi tiếng quốc tế được
dịch từ các ấn phẩm nước ngoài. Tờ báo của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chính
Minh, đặc biệt là tập san cuối tuần, kết hợp báo cáo về các vấn đề kinh tế với những bài

12


viết về lối sống như ăn kiêng, tập thể dục, và sắc đẹp. Các tạp chí này đã đưa một cách
tiếp cận đối với sức khỏe thể chất và sắc đẹp dựa trên những nghiên cứu khoa học quốc tế
và đưa tin kết quả của những nghiên cứu gần đây nhất. Trong khi đó, khâu quảng cáo các
sản phẩm cụ thể có liên quan đến những hình ảnh nữ tính hấp dẫn hiện đại lại lại không
từ cả những quảng cáo quá trớn. Chẳng hạn, hình ảnh quảng cáo dài 2 trang trên báo Thời
trang trẻ tốt lên thơng điệp là phụ nữ sẽ trở nên “tự tin và duyên dáng” hơn khi mua xe
máy Suzuki Viva 110. Loại xe máy được Savico, một đơn vị thương mại thuộc sở hữu
của thành phố, chịu trách nhiệm phân phối.
Thơng qua hình thức liên kết thương mại Nhà nước - tư nhân, Chính phủ và các
cơ quan liên quan dường như sở hữu một phạm vi rất rộng lớn để xác định một người phụ
nữ lý tưởng, những người đi theo hướng dẫn của nhà nước và các nhà chuyên môn, kháng
cự lại sự cám dỗ của vật chất quá thái và phát triển kiến thức khoa học để trở thành một
người vợ, mẹ, người tiêu dùng và bạn tình lành mạnh thích hợp đối với Việt Nam. Cũng
có những kiểu phụ nữ khác cố gắng có được thân hình mảnh mai và chạy theo các mốt

thời trang. Theo như Nghiêm Liên Hương, các công nhân may cũng đã cố gắng ăn kiêng
và lao động cật lực để có thể có được thân hình giống như các thành viên giàu có ở các
câu lạc bộ thể hình trong thành phố (Nghiêm 2004: 311). Những cơng nhân khác có thể
chi một khoản lớn trong thu nhập của họ vào quần áo và các sản phẩm làm đẹp khác để
có thể gần giống với những hình ảnh được miêu tả trong các quyển tạp chí thời trang
bóng nhống (Drummond 2004; Nghiêm 2004: 309; Nguyễn-Võ 2004). Các hành vi của
họ cho thấy ảnh hưởng quan trọng của các phương tiện truyền thông về thời trang được
nhà nước bảo trợ. Đồng thời, những lựa chọn tiêu dùng thực sự của người phụ nữ có thể
vừa lặp lại vừa chỉ trích các quan niệm thơng thường này và cũng thể hiện những tình

13


cảm mâu thuẫn nhau về sự sung sướng, xa lạ và vật thể hóa. (Drummond 2004; Nghiêm
2004; Nguyễn-Võ 2004, 2006). Thêm vào đó là những mâu thuẫn trong nội bộ các
phương tiện truyền thơng giữa các hình ảnh như là bà nội trợ kín đáo và người phụ nữ
xoạc chân trên chiếc Suzuki. Có đủ bằng chứng để xác nhận luận điểm của Mary Steedy
rằng nhà nước là nguời nghệ sĩ sáng tạo nên nền văn hố một cách khơng nguyên khối
(Steedly 1999:440-3) và sản phẩm đó được diễn giải theo nhiều góc độ khác nhau. Tại
câu lạc bộ Royale, một phần của sự phức tạp này được phản ánh vào trong các hồn cảnh
sản xuất và lưu thơng hàng hóa thơng qua đó các hình ảnh thương mại hóa của nữ tính
được gửi gắm các ý nghĩa. Những ý nghĩa này khiến cho cơ thể trở thành phương tiện
hấp dẫn và có thể được tiếp cận dễ dàng mà thơng qua đó phụ nữ có thể đảm đương nhiều
dự án về giới và giai cấp.

Hình ảnh hàng hố gặp hình ảnh hình thể
Khi gắn xã hội tiêu dùng hiện đại với những viễn cảnh cụ thể của người vợ và người mẹ
tầng lớp trung lưu thành thị, chính phủ Việt Nam đang rõ ràng đối phó lại những điều
kiện văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và lịch sử cụ thể. Cùng một lúc, chính phủ cũng
đang lặp lại mơ hình tồn cầu rộng lớn hơn trong việc bán hàng bằng cách gắn những

khát vọng về lối sống với những hình ảnh của những đặc điểm nữ tính được người ta
khao khát. William Mazzarella (2003) đã lưu ý rằng tồn cầu hóa quảng cáo có nghĩa là
các vật thể vật chất trở thành trung tâm của các vấn đề quyền lực và sở hữu hơn bao giờ
hết tuy nhiên chúng ta nhìn thấy chúng ngày một nhiều hơn, khơng phải là như những
món đồ cụ thể mà là những “hình ảnh hàng hóa.”được mơ tả và được chụp lại. Trong
phân tích cổ điển của Marc, hàng hóa hóa đòi hỏi giá trị sử dụng vật chất phải phụ thuộc

14


vào giá trị trao đổi trừu tượng. Sự trừu tượng này chỉ hoạt động cho đến khi nó được thể
hiện lại dưới dạng của một vật cụ thể được sủ dụng bởi một người. Theo Mazzarella
(2003: 48-49), quảng cáo đã khai thác khe hở này bằng cách tạo ra những hình ảnh liên
quan đến một giá trị được gắn nối với trí nhớ của người xem thơng qua một loại hàng hố
đã được mơ tả. Một hình ảnh hàng hóa thành công khi đạt được sự cân bằng về quyền
lực, nhưng ranh giới giữa cái tư tưởng và cái vật chất giữa cá nhân và công chúng thường
tạm bợ và khơng dứt khốt, thơng qua việc kết nối những kinh nghiệm và tình cảm cá
nhân với những câu chuyện sản phẩm và nhãn hiệu hàng hố.
Chuyện gì xảy ra trong trường hợp hình ảnh hàng hố cũng là hình ảnh cơ thể
người, đặc biệt là hình ảnh cụ thể người phụ nữ? Bordo nhận định rằng, chúng ta không
bao giờ “biết hoặc đối mặt đến thân thể đó một cách đơn giản hay trực tiếp - không
những là thân thể của người khác mà kể cả thân thể mình. Hơn nữa, cái cơ thể mà chúng
ta trải nghiệm và nhận thức luôn luôn là trung gian của sự xây dựng, liên kết, là hình ảnh
của bản chất văn hố” (Bordo 1993:35). Nếu hình ảnh hàng hố là nỗ lực mỏng manh để
giải quyết mối quan hệ giữa hàng hoá trừu tượng và hàng hố hữu hình, thì có lẽ việc
phân tích các hình ảnh cơ thể đã được hàng hóa hóa cũng là nơi để thương thảo các ý
nghĩa văn hố có tính giới, thơng qua việc sử dụng cụ thể cơ thể vật chất con người ?
Ở Việt Nam vào những năm 90, các nhà bình luận văn hố - xã hội, cũng như các
quan chức và học giả ln lo lắng rằng q trình hàng hố hố đang khiễn phụ nữ rơi vào
những cái bẫy tiêu tiền và thời gian nhằm duy trì những vẻ bề ngồi lý tưởng để cạnh

tranh trong lĩnh vực chun mơn và tình cảm. Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội tơi có cuộc trị chuyện thơng thường với một số giáo sư nghiên cứu về phụ nữ Việt
Nam, họ cảm thấy lo lắng rằng phụ nữ Việt Nam không chống đỡ được với vẻ quyến rũ

15


của một cơ thể hình mẫu và những lý tưởng về sắc đẹp không thể đạt được. Cả Fahey lẫn
Lương lưu ý rằng hàng hóa hóa qua những hình ảnh gợi tình của phụ nữ (người phụ nữ
bán hàng hóa) dẫn đến sự đột ngột gia tăng tệ nạn mại dâm đơ thị: người phụ nữ là hàng
hố (Fahey 1998: 230; Lương 2003: 11-12).
Sự lo lắng này có thể được ủng hộ từ các tài liệu học thuật về phụ nữ quốc tế vốn
chỉ trích các cơ quan truyền thơng quảng cáo và các hình ảnh cơ thể phụ nữ như là cơng
cụ để giảm vai trị của phụ nữ xuống mức chỉ còn là đồ vật-cơ thể hoặc đòi hỏi-tốn kém
thời gian, cạn kiệt về tình cảm và thường tự huỷ hoại với một tình trạng cụ thể của một cơ
thể của ai đó (xem dẫn chứng Bartky 1990, Brownmiller 1984, Chapkis 1986). Willis lưu
ý rằng vấn đề hình ảnh cơ thể con người chính xác là một loại hàng hố hố: việc tập thể
dục trên máy có thể “là loại hình hàng hố phát triển cao nhất xuất hiện gần đây nhất của
thế giới tiêu dùng tư bản vào cuối thế kỷ 20” bởi vì nó “tách các cá nhân ra khỏi chi phí
tối ưu, để tập trung nỗ lực hướng tới việc hình thành các bộ phận cơ thể hoàn hảo nhất
(1991: 69). Trong bối cảnh của các xã hội nằm ngoài phương Tây, những sự phát triển
này thường được giải thích như là sự thâm nhập của những ý tưởng lại lẫm từ bên ngoài
vào. Đây là một luận điểm hấp dẫn đối với các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc hăm
hở chiến đấu với những ảnh hưởng của tồn cầu hóa. (Becker 1995; Brownell 1995;
Hooper 1998; Kim 2003; Miller 2006; PuruShotam 1998; Ruhlen 2003). Họ thường chỉ
trích những xâm nhập này là mang những lời hứa hẹn giải dối đến với phụ nữ về sư tự do
dưới hình thức nâng cao vóc dáng bản thân mà trong thực tế điều đó lại khiến họ rơi vào
cạm bẫy của nền kinh tế hình thức được hàng hoá hoá và tiêu chuẩn hoá (Douglas 1994,
N. Wolf 1992).


16


Tuy nhiên, sợ hãi trước áp lực của việc không đạt được lý tưởng không phải là
phản ứng duy nhất đối với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp sức khoẻ và sắc đẹp ở
Việt Nam. Những phụ nữ tôi nói chuyện ở TPHCM đã dự báo trước sự phát triển này bởi
vì phụ nữ VN được phép thể hiện nữ tính của họ và gần đây họ có nhu cầu về một mức
sống cao hơn. Có một học thuyết hỗ trợ cho quan điểm này. Các nghiên cứu dân tộc học
về luyện tập cơ thể cá nhân thường có xu hướng nhấn mạnh rằng luyện tập hình thể
khơng phải là một q trình o ép. Luyện tập tích cực để có hình thức như mong muốn hay
là biết cách làm chủ và kiểm sốt cơ thể mình cũng có thể là một nguồn mang lại quyền
lực và những lợi ích cụ thể, cũng như có thể là chiến lược đến đàm phán mâu thuẫn giữa
các nhu cầu vật chất với tinh thần của sự hiện đại và toàn cầu hóa (xem Bolin và
Granskog 2003, Dworkin 2003, Gimlin 2002, Markula 2003, Spielvogel 2003). Nhân học
có một mối quan tâm đặc biệt mạnh mẽ đến hình ảnh cơ thể và luyện tập cơ thể bởi vì
chúng được coi là những phương tiện để hiểu được những căng thẳng về lý tưởng và văn
hóa trong những biến đổi kinh tế xã hội nhanh chóng, đặc biêt là những thay đổi có liên
quan tới hiện tại và tồn cầu hóa. (Alter 1992, Miller 2006, Ossman 2002, Spielvogel
2003) Khi lý luận về những cặp ý tưởng cố định giữa yếu tố nội và ngoại, giữa truyền
thống và hiện đại, các nghiên cứu này đã gây sự chú ý về việc làm thế nào mà lun tập
thể hình lại có thể trở thành một cách thức mà chủ thể có thể tự nhận thức về mình để
thương thảo những ý nghĩa mà họ gắn với các ảnh hưởng khác nhau. Nhưng trong khi đó,
tác nhân (agency) của những người tiêu dùng khi thực hiện công việc có liên quan đến cơ
thể, dù là rất có ý nghĩa đối với cá nhân, những cũng rất dễ bị thâu tóm lại bởi tác nhân có
quyền lực lớn hơn của các tập đoàn (xem Markula 2003; Miller 2006).

17


Các ý kiến đó mơ tả tác nhân của người tiêu dùng và công ty là luôn tham gia vào

một cuộc cạnh tranh mà ở đó phía cơng ty ln là người quyết định chiến thắng. Logic
này giả định công ty có một loại quyền lực tối cao để sản sinh ra một nền văn hóa mà
Steedly cảnh cáo là chúng ta không nên gắn cho nhà nước. Logic này cũng chính là nơi
tìm hiểu sự liên hệ giữa hình ảnh hàng hố và hình ảnh cơ thể để tìm ra biện pháp hiệu
chỉnh quan trọng. Giống như hình ảnh hàng hoá tạo ra hiệu quả dựa vào việc nối liền
khoảng cách giữa ý nghĩa lý tưởng với các hành vi vật chất và sự nối liền này diễn ra tạm
thời trong giây lát và mang tính giả định, khơng đầy đủ nhưng cũng rất quyền lực, hình
ảnh cơ thể cũng có thể được lưu thơng dưới dạng hàng hố - có thể được gọi là hình ảnh
cơ thể hàng hố - có sức ảnh hưởng lớn nhưng dễ bị tổn thương. Việc mổ xẻ quyền lực
nằm trong các hình ảnh cơ thể hàng hoá và các tác nhân thương mại phía sau địi hỏi
chúng ta phải chú ý đến hồn cảnh sản sinh ra hình ảnh theo cách tiếp cận nhân học: Ai
biến cơ thể trở thành hình ảnh và hàng hố? Vì lý do gì? Thơng qua q trình nào tác
động vào? Tóm lại, điều này khiến chúng ta phải xem xét cách thức câu lạc bộ Royale, vị
giám đốc và cán bộ công nhân viên của câu lạc bộ đã sản xuất và tiếp thị hình ảnh cơ thể
phụ nữ đáng mơ ước trong một thời điểm cụ thể nhằm thu hút thành viên câu lạc bộ.

Điều hành câu lạc bộ Royale: Sức khoẻ, Kinh nghiệm khoa học và Gương mẫu đẹp
Vào những năm 90, ban quản lý đã quảng cáo câu lạc bộ Royale là một phương tiện để
tăng cường sức khoẻ của phụ nữ thông qua một hệ thống các bài tập được giám sát về
mặt y tế và được phát triển một cách khoa học, thống nhất với sự nhất trí của nhà nước về
các kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên với tư cách là một thực thể thương mại, Câu lạc bộ
Royale cũng có thể mơ tả bản thân như một dịch vụ đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng từ

18


trước của phụ nữ, và vì vậy có một phạm vi quyền hạn rộng lớn hơn để nắm lấy những
thực tế của thị trường mà chính phủ thường cho là vớ vẩn và không đáng phải khao khát.
“Tôi yêu người phụ nữ Việt Nam,” vị giám đốc CLB Royale đã tuyên bố trong
buổi phỏng vấn đầu tiên của chúng tôi vào năm 1995. “Do đó tơi muốn giúp cho họ có

kiến thức về chính mình để họ có thể khỏe mạnh hơn.” Trong những năm đầu sự nghiệp
của mình trong nghành giải trí, vị giám đốc trung tâm đã có một bài báo về một nữ diễn
viên cần phải thu nhỏ vịng bụng, nâng mơng và ngực để chuẩn bị cho một bộ phim sắp
ra đời. Sau ba tháng làm việc với một huấn luyên viên cá nhân ở New York, cơ thể cơ đã
hồn tồn thay đổi. “Từ tin về nhỏ đó và mình nghĩ tại sao mình khơng làm, mở một câu
lạc bộ như vậy để phục vụ cho phụ nữ?” Ông ta bắt đầu một thời kỳ nghiên cứu về luyện
tập và dinh dưỡng, bao gồm cả đọc sách và các bài báo từ khắp mọi nơi trên thế giới và
xem các băng video về luyện tập ở Châu Á và Bắc Mỹ. Ơng nhìn thấy một cơ hội phát
triển các kiến thức về điền kinh đối với phụ nữ ở Việt nam với những thông tin khoa học
cụ thể về xây dựng hình thể thơng qua một chương trình luyện tập có mục tiêu. Dùng số
vốn có được từ nghành giải trí, ơng liên doanh với một tổ chức quần chúng để mở ra câu
lạc bộ.
Vị giám đốc hình dung ra viễn cảnh của câu lạc bộ là đem đến cho những người
phụ nữ những quan điểm khoa học về sức khỏe thể chất và tự chăm sóc bản thân để tạo
cho họ sự tự tin. Điều này nhất quán với các cuộc vận động gần đây của chính phủ để phổ
biến những kiến thức khoa học quốc tế và những lời lẽ hoa mỹ của chủ nghĩa xã hội trước
đây trong vận động quần chúng về tự cải thiện mình. Tuy nhiên, trong khi hùng biện như
vậy, vị giám đốc dường như không nhận ra việc CLB khơng có bất kỳ vai trị gì trong
viêc tạo ra những tiêu chuẩn mới về cái đẹp trong hồn cảnh đã được hàng hóa hóa. CLB

19


Royale khơng nói cho phụ nữ biết họ cần phải trông như thế nào, mà chỉ đơn thuần cung
cấp cho họ kiến thức để động viên họ nhận ra những tiềm năng trong vấn đề sức khoẻ, và
thúc đẩy sự tự tin đang nằm ngủ trong con người họ. Mặc dù vị giám đốc cũng nhấn
mạnh rằng ông ta đáp ứng nhu cầu của các thành viên là mong muốn có một mơi trường
xã hội vui thích, trọng tâm của ông ta trong các cuộc trò chuyện nhằm đến các vấn đề lợi
ích cá nhân mà mỗi người phụ nữ có thể đạt được thơng qua nền tảng sức khoẻ thể chất
và sự tự tin. Ông ta chú trọng đến tính hợp lý về mặt khoa học và y tế như là một dịch vụ

cá nhân, chứ không phải tập trung vào các các vấn đề trừu tượng hơn về thẩm mỹ hay
văn hoá.
CLB nhấn mạnh rõ ràng đến bản chất khoa học của chương trình luyện tập. Sau
khi đăng ký vào những năm 90, trong chuyến viếng thăm lần đầu tiên, học viên được bác
sĩ tại chỗ tư vấn. Bà ta ghi lại các con số thống kê như nhịp tim, huyết áp, cân nặng,
chiếu cao và các số đo vịng ngực, eo và mơng. Bà hỏi về các bệnh trước đây và thảo luận
về mục đích của khách hàng như thường là làm giảm cân, hoặc khoảng một phần tư
khách hàng là muốn tăng cân để có sức khoẻ tốt hơn. Sau đó có thể bà sẽ gặp các huấn
luyện viên để cho họ biết, như bà đã kể cho tơi là: “bài tập nào thích hợp cho sức khỏe và
phù hợp với yêu cầu của học viên.” Điều này rất quan trọng, bởi vì “yêu cầu của mỗi
người và thể tạng của mỗi người khác nhau.” Đồng thời bác sĩ cũng có thể xếp một thành
viên mới với các thành viên khác có hồ sơ sức khoẻ tương tự hoặc có các mục đích về
hình thể tương tự để các hướng dẫn viên có thể bố trí các lớp theo nhóm cụ thể.
Các phép đo lường thực hiện bởi bác sỹ chứ không phải các hướng dẫn viên khiến
ta có thể dễ dàng mơ tả sự can thiệp hướng tới sức khoẻ, và chỉ vì sức khoẻ thơi. Mặc dù
bác sĩ và các thành viên nói về việc mong muốn đạt được vẻ đẹp, nhưng chế độ luyện tập

20


lại phần lớn được tiếp cận như là vấn đề y tế, chứ không phải là vấn đề thẩm mỹ. Như
bác sĩ đã nói với tơi: “Mình quan niệm phụ nữ đẹp trước hết là phải có sức khỏe… có sức
khỏe thì khn mạt mình mới tươi được.” Trong nghiên cứu về các CLB aerobics của
Nhật Bản, Laura Spielvogel đã tìm thấy một điểm nhấn mạnh tương tự về sức khoẻ
(2003). Đây có vẻ như là một địi hỏi nâng cao địa vị là chính: trong khi bất cứ ai cũng có
quan điểm về thế nào là một cơ thể hấp dẫn, nhưng chuyên môn y tế là một lĩnh vực
chun biệt của một số ít có lựa chọn. Sự chú trọng về mặt y tế cũng nâng cao nỗ lực của
CLB từ một dự án về bề ngoài vị kỷ và vơ vọng thành một nỗ lực có giá trị về mặt khoa
học để nhằm đảm bảo một sức khoẻ tối ưu, một cái gì đó mà các thành viên khó đạt được
nếu thực hiện riêng lẻ.

Các huấn luyện viên cá nhân và hướng dẫn viên thể dục của CLB Royale cũng
hưởng ứng chủ đề chuyên môn này để giúp các thành viên cải thiện sức khoẻ, vẻ bề ngoài
và các mối quan hệ xã hội. Các hướng dẫn viên, tất cả đều là phụ nữ trong độ tuổi đơi
mươi, đều có các chứng chỉ thực hành giáo dục thể chất và sinh lý; hầu hết đều có chứng
chỉ của Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao. Mặc dù mọi người có thể mong
rằng họ chú trọng đến các chi tiết tỉ mỉ của tập luyện thể chất, trong tất cả buổi trị chuyện
của chúng tơi vào năm 1995 họ đều khẳng định rằng mục đích luyện tập đơn giản là để
khoẻ mạnh, nội dung của nó được coi là tự thân đã rõ ràng. Mối quan tâm sâu xa hơn là
làm thế nào để có ngoại hình đẹp cũng có liên quan đến các mục đích này. Hầu như
khơng có ngoại lệ, vẻ đẹp được mơ tả như sự thể hiện bên ngoài của cái nết bên trong.
Một huấn luyện viên nói với tơi: “Theo tơi nghĩ, cái đẹp nó khơng quan trọng về hình
thức bên ngồi đâu mà về tấm lịng của họ tức là tấm lịng bên trong chứ khơng phải hình
thức đẹp về bên ngồi. Mà cái phẩm chất, nói lên cái đẹp đó là sự dịu dàng, chung thủy,

21


đảm đang.” Người khác khẳng định: “Hình thức bên ngồi theo thời gian thì nó cũng thay
đổi nhiều mà với cái tâm hồn mình cao đẹp thì nó sẽ vĩnh cửu không thay đổi theo thời
gian.”
Nhận xét của họ về vẻ đẹp bên trong dẫn tới một vẻ đẹp bên ngoài được hưởng
ứng bằng các bài diễn thuyết phổ biến về tính cách và bề ngồi ở Việt Nam, các ý tưởng
được mô tả vắn tắt bằng một cụm từ thường được các huấn luyện viên và các thành viên
của CLB trích dẫn cho tơi rằng: “Cái nết đánh chết cái đẹp.”8 Những lời khẳng định này
về cái đẹp có đà đi lên trong suốt thập kỷ 90s và đầu năm 2000s như một câu trả lời có
tính văn hóa đặc thù đối với những quan tâm ngày một lớn hơn về bề ngoài của phụ nữ đi
kèm theo toàn cầu hóa kinh tế. Một huấn luyện viên nói với tôi trong năm 2008 rằng ý
tưởng của cô về sức khỏe, tính cách và sắc đẹp được khích lệ bởi những nghiên cứu về
đạo Phật. Một bài viết về cái đẹp trong báo Văn Hóa Phật Giáo đã giải thích rõ ràng về
logic này: “Cái đẹp không chỉ ở thân thể mà còn ở tâm hồn, và cái đẹp ở tâm hồn là thì

bền vững hơn, sâu xa hơn, căn bản hơn, nên cái đẹp của tâm hồn là cái nền giữ gìn cho
cái đẹp thân thể ở bên ngồi” (Nguyễn Thế Đăng 2007: 38).
Giữa cái bên trong và cái bên ngồi trong thành ngữ thì cái bên trong thường được
ưu tiên hơn. Tuy nhiên, những ý tưởng này có thể được sử dụng để ám chỉ tính cách bên
trong làm nổi bật hơn cái bên ngồi, hoặc nếu tính cách bên trong và hình thức bề ngồi
khơng tương ứng, thì vẻ đẹp bên trong vẫn quan trọng hơn. Mặc dù lời nói của các hướng
dẫn viên có vẻ giống với những lời nói của bác sĩ, các hướng dẫn viên khơng cho rằng
tính cách bên trong tạo ra vẻ đẹp bề ngoài chỉ hay chủ yếu là nhờ sức khoẻ thể chất.
Ngược lại, “bên trong” nghĩa là những khía cạnh của tính cách và phẩm chất, kể cả sự
đảm đang và chung thủy có thể tiếp năng lượng cho sự nghiệp tự cải thiện bản thân đầy

22


công phu nhưng cũng đáng được ca ngợi để tạo ra một cơ thể khoẻ mạnh. Những lời nói
của họ ám chỉ về sự biến đổi của phép ẩn dụ được nêu trên đây, trong đó sức mạnh của
tính cách có thể tạo ra một nguyên tắc sống cho phép tạo ra một cơ thể đẹp hơn. Mặc dù
các huấn luyện viên nhận thấy rằng những nỗ lực này là để tạo ra cảm giác hài lòng, phần
lớn phần thưởng lại đến từ việc người khác phản ứng như thế nào đối với một thể chất
hấp dẫn và mạnh khoẻ.
Vì các lý do kinh tế và xã hội, luận vẻ đẹp đã trở thành sự cần thiết, vận động cơ
thể đã trở thành phương tiện để đạt được lợi thế. Nhận thức này đã khiến một số hướng
dẫn viên đi trệnh hướng ra khỏi cái triết lý cái bên trong sản sinh ra cái bên ngoài mà họ
đã tán thưởng và khẳng định sức mạnh của vẻ đẹp, một hiện thực khá là tàn nhẫn. Một
huấn luyện viên nói với tơi, “Người mà có hình thức bề ngồi đẹp thì người ta dễ dàng
thành công hơn trong nghề nghiệp, trong sự nghiệp. Họ sẽ giao tiếp dễ dàng hơn và
đương nhiên những người phụ nữ đẹp thì họ rất tự tin.” Đối nghịch với lời của vị giám
đốc cho rằng sự tự tin xuất phát từ sức khoẻ, quan điểm này có vẻ cho rằng sự tự tin xuất
phát từ thành cơng, hoặc từ sự kỳ vọng có thành cơng mà người ta trải nghiệm được khi
người khác phản hồi tích cực đến diện mạo bên ngồi hấp dẫn. Một huấn luyện viên khác

nói rằng, phát triển kinh tế đã làm tăng kỳ vọng về cái đẹp và sự cạnh tranh này lại khiến
người ta mong ước có được mức sống kinh tế cao hơn:
Càng ngày thì nhu cầu làm đẹp càng cao và rất được quan tâm. Không
phải chỉ phụ nữ thành phố mà phụ nữ nông thôn cũng rất quan tâm chẳng
hạn như đi làm ruộng người ta cũng để ý đến bộ đồ đi làm của họ. Nhu cầu
làm đẹp ngày càng cao là do kinh tế gia đình, kinh tế bản thân, và kinh tế
xã hội ngày càng cao thì nhu cầu càng nhiều.

23


Trong môi trường như vậy, hậu quả của việc không trở nên hấp dẫn, cho dù là
tính cách của ai đó có mẫu mực đến đâu, thì cũng thật tàn khốc. Khi tôi hỏi vẻ đẹp trong
thực tế ảnh hưởng như thế nào, một hướng dẫn viên trả lời: “Năm mươi phần trăm là bị
ảnh hưởng. Có một số chị học viên rất là có trình độ nhưng có một khn mặt nhiều mụn
nên gặp khó khăn trong khi xin việc, làm việc.” Một số hướng dẫn viên nói với tơi rằng
phụ nữ là những bơng hoa văn phịng. Mặc dù những bơng hoa cần “có nhiều phẩm chất
khơng chỉ đẹp ngoại hình mà cịn nhiều thứ khác,” như một hướng dẫn viên lý luận,
nhưng hình thức lại là tiêu chí chính để đánh giá giá trị chuyên nghiệp của người phụ nữ.
Tầm quan trọng của bề ngoài cũng rất rõ ràng trong cuộc trò chuyện của các huấn
luyện viên về các mối quan hệ cá nhân. Mặc dù hầu hết các huấn luyện viên chưa lập gia
đình, họ khá sắc sảo trong nhận thức mối quan tâm của những người phụ nữ lớn tuổi hơn
về sự trung thủy của các ơng chồng của họ. Trên thực tế, đó là chủ đề chính trong cuộc
thảo luận của tơi với các thành viên CLB Royale, một điểm mà tôi sẽ trở lại ở phần sau.
Một hướng dẫn viên đã mô tả Việt Nam, đặc biệt là khu vực đô thị như TP HCM như là
một nơi mà những người phụ nữ trẻ hòa nhã hấp dẫn ngồi trên những chiếc xe máy,
những người có thể cuốn hút các ơng chồng vào các cuộc ngoại tình. Các mối lo ngại này
càng rõ rệt hơn đối với những người phụ nữ ở tầng lớp trên và trung lưu, bởi công việc
kinh doanh thường xuyên phải liên quan đến việc ăn uống tại các quán bar, cà phê và các
quán karaoke ôm, những cơ sở có các dịch vụ “ơm” hay là th phụ nữ làm bạn trong các

cuộc giải trí này v.v. Một trong số kế toán của CLB đã sử dụng lối nói “gia đình hạnh
phúc” từ các chiến dịch tun truyền của nhà nước để nhấn mạnh tầm quan trọng của vẻ
ngoài của người phụ nữ đối với sự chung thuỷ:

24


Đối với một người chồng thì người phụ nữ mập thì bao giờ cũng ảnh
hưởng đến người chồng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hạnh phúc.
Cho nên người phụ nữ rất cần phải giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp để mình
bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Các huấn luyện viên ủng hộ quan điểm này và việc duy trì vẻ bề ngồi hấp dẫn có
thể giúp gia đình cũng như giữ được sự quan tâm của người chồng. Tuyên bố này
như đã nói ở trên đang phổ biến rộng rãi trong các tài liệu do nhà nước đứng ra
xuất bản về vấn đề tự bảo vệ hạnh phúc gia đình của người phụ nữ.
Nhờ việc cung cấp năng lực chuyên môn để những khách hàng lớn tuổi có
thể chỉnh sửa lại cơ thể để sao cho hấp dẫn nhất, điều phức tạp là các hướng dẫn
viên đã giúp họ trở thành chính những người phụ nữ trẻ quyến rũ mà những người
phụ nữ kết hôn lớn tuổi phải lo lắng, thay vì trở thành địch thủ của những kẻ bị
lên án này. Các hướng dẫn viên đã cố gắng sử dụng chính cơ thể họ để thể hiện
lợi ích của việc thực hiện chế độ ăn kiêng và tập luyện. Một trong số hướng dẫn
viên của CLB Royale trước đây là huấn luyện viên thể dục hàng đầu của Việt
Nam. Năm 1997, một tờ báo địa phương đã đăng một câu chuyện trên trang nhất
về bà, và có giải thích rằng bà đang dùng chun mơn của mình để giúp người
khác luyện tập khoẻ mạnh. Khơng có gì ngạc nhiên khi hàng loạt bản sao cỡ lớn
của bài báo nhanh chóng xuất hiện trên các bức tường của CLB Royale.
Một huấn luyện viên khác cảm thấy cô cần phải trở thành một mẫu người,
mục tiêu mà cô hăng hái theo đuổi và đòi hỏi nỗ lực cao để thực hiện:
Trong mắt những người học viên mình là phụ nữ đẹp. Mình phải
có thân hình hấp dẫn để dạy người khác. Trước mặt học viên thì


25


×