Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.71 KB, 38 trang )

Trang bìa
TÊN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh
hưởng trên bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại phòng
khám ngoại trú bệnh viện Bệnh nhiệt đới năm 2014”

Nhóm học viên:
1. Nguyễn Thị Vân Anh
2. Nguyễn Hữu Chính
3. Lê Thị Thu Hà
4. Hồ Thị Hoa
5. Bùi Thị Thanh Hoa
6. Đặng Thị Hoàng Khuê
7. Nguyễn Thanh Kiên

Hà Nội, 2/2014


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................1
MỤC TIÊU .....................................................................................................................................2
1. TỔNG QUAN..........................................................................................................................3
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................10
3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ............................................................................................................16
4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN ........................................................................................................24
5. DỰ KIẾN KẾT LUẬN .........................................................................................................24
6. DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................24
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................25
8. DỰ TRÙ KINH PHÍ .............................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................30
PHỤ LỤC..................................................................................................................................31




ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là một trong những vấn đề sức khỏe lớn trên
toàn cầu và được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất.
HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân mà còn
ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng như của cả
nhân loại . Theo báo cáo của UNAIDS năm 2010, toàn thế giới có 1,8 triệu người
mắc bệnh AIDS giảm so với mức đỉnh cao năm 2004 là 2,1 triệu người; nhưng dịch
vẫn chưa kết thúc ở bất kì nơi nào trên toàn thế giới và theo ước tính thế giới có
khoảng 2,6 triệu người nhiễm mới HIV trong năm 2009 và tổng số người sống với
HIV trên toàn cầu đã tăng lên 33 triệu người với khoảng 14.000 trường hợp nhiễm
mới mỗi ngày .
Tại Việt Nam, Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm
HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và
tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người. Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất,
chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước . Bên
cạnh việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS thì việc chăm sóc toàn diện cho người
nhiễm HIV cũng rất quan trọng. Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được
trong việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV. Do vi rút HIV tấn công vào
các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch của cơ thể như nên nhiễm HIV tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội, các khối u..và các nhiễm trùng cơ hội sẽ
làm trầm trọng hơn tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
Sớm nhận ra tầm quan trọng của thực phẩm, dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV,
năm 2005 tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bằng chứng về sự cần thiết của dinh dưỡng bao
gồm cả chất đa lượng và vi lượng đối với người nhiễm HIV/AIDS .
1



Tại Việt Nam, các dự án hỗ trợ các người nhiễm HIV về chăm sóc dinh dưỡng vẫn còn
hạn chế, người nhiễm HIV ít được biết đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để tự chăm sóc bản
thân . Nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng về khẩu phần thực tế và tình trạng
dinh dưỡng để có những giải pháp hữu hiệu cho cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
người có HIV, cung cấp sự chăm sóc toàn diện đặc biệt về thực phẩm và dinh dưỡng cho
người nhiễm HIV/AIDS và giúp họ có được hệ miễn dịch tốt hơn, khả năng sống lâu
hơn. Phòng khám ngoại trú (OPC) ở bệnh viện bệnh Nhiệt đới Hà Nội là một trong
những OPC có lượng bệnh nhân đến khám đông nhất cả nước, hàng tháng tiếp nhận
hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị, đối tượng khách hàng có đủ các thành phần
trong xã hội. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại
phòng khám ngoại trú bệnh viện Bệnh nhiệt đới năm 2014”.

MỤC TIÊU
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đang điều trị ngoại trú ở phòng
khám ngoại trú bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
HIV.

2


1. TỔNG QUAN
1.1.

Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam

Tính đến hết 30/11/2013, số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là 216.254 trường
hợp, số bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có 68.977 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ
lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên

vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1029), tiếp đến
là thành phố Hồ Chí Minh (682), thứ 3 là Thái Nguyên (632). Trong 11 tháng đầu năm
2013, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 11.567 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 5.493
bệnh nhân AIDS; báo cáo có 2.097 người tử vong do AIDS. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
có số trường hợp xét nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 11 tháng đầu năm
2013.

Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tỉnh/TP

HIV còn sống
52387
20717
7227
7098
6838
5954
5743

5297
5023
4992

Hồ Chí Minh
Hà Nội
Thái Nguyên
Hải Phòng
Sơn La
Nghệ An
Đồng Nai
Thanh Hóa
Quảng Ninh
An Giang

Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 30/11/2013, toàn quốc đã phát hiện người
nhiễm
HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố, dịch HIV tiếp tục
lan rộng về địa bàn. Năm 2013 tăng thêm 3 huyện và 47 số xã/phường mới phát hiện có
người nhiễm HIV.

3


Biểu đồ 1. Tỷ lệ % số xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành phố báo cáo có người nhiễm
HIV.
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang thực hiện rất nhiều chương trình nhằm làm giảm
tỷ lệ mắc HIV và nâng cao hiệu quả điều trị HIV/AIDS như chương trình giám sát dịch,
chương trình giáo dục thay đổi hành vi, chương trình dự phòng lây truyền... và đặc biệt là
chương trình tiếp cận điều trị ARV đang tiếp tục được mở rộng. Chương trình điều trị

HIV/AIDS hiện đang được triển khai trên toàn quốc với 318 phòng khám. Tính đến tháng
10/2013, toàn quốc có 80.702 bệnh nhân (người lớn và trẻ em) được điều trị ARV, tăng
7.991 bệnh nhân so với kết quả tháng 12/2012, trung bình tăng 800 bệnh nhân/tháng. Kết
quả này đạt trên 98% so với kế hoạch đến hết tháng 12/2013.
Về mặt dinh dưỡng hỗ trợ đối với bệnh nhân HIV/AIDS: mới có một vài dự án và
nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức thực hành dinh dưỡng, việc sử dụng vi chất... của
người nhiễm HIV. Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy kiến thức về dinh dưỡng của
người bệnh rất thấp và họ cũng chưa nhận ra tầm quan trọng cũng như mối liên quan giữa
dinh dưỡng nói chung và các loại thức ăn tăng cường sức đề kháng (các loại đạm, kẽm,
vitamin C, vitamin A…) nói riêng đối với hệ miễn dịch nhạy cảm của họ .
1.2.

Tình trạng sinh lý bệnh của người nhiễm HIV
4


Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch, tiến triển tiềm tàng làm mất sức đề kháng của cơ
thể cuối cùng dẫn tới bệnh lý nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý ung thư (giai đoạn AIDS) và
tử vong. HIV có ái tính chủ yếu với tế bào T- CD4. Ngoài ra nó còn có thể xâm nhập vào các
tế bào lympho B, đại thực bào, tế bào nguồn, tế bào xơ non và các tế bào hình sao… HIV
hủy diệt tế bào T-CD4, làm giảm lượng tế bào T-CD4 qua ba cơ chế chính. Khi số lượng TCD4 giảm xuống mức giới hạn nào đó, miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể
dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội. Đồng thời việc hủy diệt các tế bào
T-CD4 gây suy giảm miễn dịch cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Do đó gây ra các
rối loạn đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS .
Hậu quả của các rối loạn đáp ứng miễn dịch này là bệnh nhân bị các nhiễm trùng cơ
hội (thường do nấm, vi khuẩn, vi –rut, ký sinh trùng sinh sản trong tế bào) hoặc các loại
ung thư đặc biệt ( Sarcoma Kaposi) . Hầu hết những người nhiễm HIV nếu không được
điều trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS. Người bệnh thường chết do bệnh nhiễm trùng
cơ hội hoặc bệnh ác tính liên quan đến sự suy giảm hệ thống miễn dịch . Do vậy, tình
trạng dinh dưỡng không phù hợp càng khiến cho sức khỏe họ giảm sút, hệ miễn dịch

càng suy yếu và họ dễ bị tử vong vì nhiễm trùng cơ hội nhiều hơn là do bệnh AIDS .
1.3. Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV:
Chế độ ăn và một nếp sinh hoạt điều độ có thể giúp bệnh nhân kéo dài được tuổi thọ
và nâng cao chất lượng cuộc sống . Đặc biệt với người nhiễm HIV, dinh dưỡng còn đóng
vai trò quan trọng hơn, nhất là ở người mới bắt đầu được điều trị bằng ARV. Hiện nay
chăm sóc người nhiễm HIV toàn diện thì không thể thiếu việc chăm sóc về mặt dinh
dưỡng.
Theo tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành bị nhiễm HIV cần tăng thêm 10%
tổng số năng lượng khẩu phần. Những người bị AIDS thì nhu cầu năng lượng cần tăng
thêm 20%-30% tổng số năng lượng khẩu phần. .
Sự liên quan giữa HIV và suy dinh dưỡng đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới
chứng minh theo như nghiên cứu ở Malawi năm 2005 ước tính có 14.4% người nhiễm
HIV và có khoảng 5% dân số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng trong đó có rất nhiều
trẻ em bị HIV+ .
 Ảnh hưởng của sụt cân và suy dinh dưỡng với người nhiễm HIV:
5


Nguyên nhân chính khiến người nhiễm HIV bị sụt cân và suy dinh dưỡng là do: nhu
cầu năng lượng gia tăng do bị nhiễm trùng, hàm lượng các chất dinh dưỡng và năng
lượng đưa vào không đủ nhu cầu như khuyến cáo và giảm hấp thu các khoáng chất.
Việc thiếu hụt năng lượng cũng như vi chất đều gây tổn hại đến hệ miễn dịch và dẫn
tới các nhiễm trùng cơ hội. Khi trọng lượng sụt giảm 5% họ đều có biểu hiện gia tăng
tình trạng bệnh tật cũng như tỷ lệ tử vong .

Hình 1 Vòng xoắn bệnh lý giữa HIV và dinh dưỡng kém .
Vì thế, điều cấp thiết là người nhiễm HIV/AIDS cần phải theo một chế độ dinh
dưỡng giúp tái tạo các tế bào, khối lượng chất béo và cơ bắp đã bị mất. Và mục tiêu ngắn
hạn cũng như dài hạn là phải cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cũng như các vitamin,
khoáng chất (đặc biệt các vi chất tăng cường hệ miễn dịch như kẽm, vitamin A, vitamin

C..) cho người nhiễm HIV giúp họ hệ miễn dịch được tốt hơn nhằm giảm nguy cơ mắc
các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, tiêu chảy, nấm…

6


Hình 2. Mối liên quan giữa dinh dưỡng tốt và HIV .
Như vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ là hết sức cần thiết cho
người nhiễm HIV: giúp họ tăng cân trở lại, duy trì cân nặng; Giúp tăng cường hệ miễn
dịch do vậy cải thiện được khả năng chống lại vi rút HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội;
Giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm ngắn thời gian mắc các bệnh này
lại do vậy cũng làm chậm quá trình tiến triển sang AIDS. Điều này rất có ý nghĩa với
người nhiễm HIV – nó khiến cho tuổi thọ của họ được kéo dài hơn. Và như vậy sẽ cắt đứt
được vòng xoắn bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng gây ra (hình 1). Và chế độ dinh dưỡng
tốt không chỉ giúp người nhiễm HIV kéo dài tuổi thọ mà còn duy trì một cuộc sống khỏe
mạnh, giảm thiểu sự thay đổi hình thức bên ngoài do các phản ứng phụ của thuốc đặc trị
bệnh, giảm tình trạng gầy mòn, giảm sự tiêu hao khối nạc của cơ thể cũng như giảm tình
trạng suy dinh dưỡng.
1.4. Tình hình dinh dưỡng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam:
Việt Nam đã và đang dần từng bước hoàn thiện dần việc chăm sóc và điều trị cho
người nhiễm HIV/AIDS. Và dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được của việc chăm
sóc và điều trị toàn diện.
Cùng với việc thúc đẩy các can thiệp giảm tác hại cho nhóm có hành vi nguy cơ
cao, một phần quan trọng và cơ bản không thể thiếu được của đáp ứng đối với dịch là
chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV. Số lượng người nhiễm HIV ngày càng tăng
nhanh như hiện nay sẽ kéo theo nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng và điều trị rất lớn. Do khó
7


khăn về thuốc điều trị, phương pháp điều trị, chế độ, chính sách cho các cán bộ y tế trực

tiếp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS …thì chăm sóc, dinh dưỡng tại nhà và
cộng đồng vẫn là giải pháp chủ đạo và trước mắt. Chăm sóc tại cộng đồng và thành lập
những nhóm người nhiễm HIV hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho người nhiễm HIV sống tốt
hơn. Ngoài ra, việc hướng dẫn cho những gia đình đang chăm sóc người nhiễm biết cách
phòng chống lây truyền sang những người chưa nhiễm tại gia đình là rất cần thiết để họ
khỏi lúng túng và biết cách chăm sóc, điều trị một cách an toàn cho người thân của họ
đồng thời với việc tư vấn, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm để họ hiểu được trạng thái
nhiễm của mình và bảo đảm tiêm chích và QHTD an toàn. Những hỗ trợ này cần thiết
thực như: hỗ trợ về y tế, hỗ trợ về kinh tế cũng như hỗ trợ về tâm lý cho người nhiễm
HIV.
Hiện tại, trong khi xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt
nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, được Bộ Y tế đúc rút kinh nghiệm và chỉ đạo xây
dựng “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”
trong đó có mục tiêu chăm sóc và điều trị HIV/AIDS toàn diện mà tư vấn và hỗ trợ dinh
dưỡng là một trong những nội dung của chương trình chăm sóc giảm nhẹ.
Trong khuôn khổ của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn tiếp theo sau
giai đoạn 2001 – 2010: việc khôi phục và xây dựng hệ thống dinh dưỡng lâm sàng và tiết
chế trong bệnh viện được đưa ra như một giải pháp làm tăng hiệu quả của điều trị. Mục
tiêu đến năm 2015 có 50% bệnh viện tuyến Trung Ương và tuyến tỉnh có triển khai hoạt
động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm
bệnh và đối tượng bao gồm người cao tuổi, HIV/AIDS, lao và đạt 75% vào năm 2020.

8


1.5. Khung lý thuyết
Tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng nhiễm HIV không chỉ chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi khẩu phần dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật mà còn bởi các yếu tố Kinh tế, dân sốXã hội của cá nhân như tuổi, giới tính, thu nhập / nghề nghiệp… Ngoài ra còn các yếu tố
như tình trạng bệnh tật, tham gia điều trị ARV và nhiễm trùng cơ hội, số lượng tế bào
CD... cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng dinh dưỡng của đối tượng.

Yếu tố Dân số- Xã
hội
Cá nhân:
Tuổi
Giới
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Xã hội:
Tình trạng hôn nhân
Tôn giáo
Số người trong gia
đình

Yếu tố kinh tế- Xã hội
Thu nhập bình quân
Nguồn thu nhập
Nguồn thực phẩm

Tình trạng
dinh dưỡng

Yếu tố liên quan tới sức khỏe
cá nhân
Tình trạng sức khỏe
Tư vấn và giáo dục dinh dưỡng
Số lượng tế bào CD4
Điều trị ART
Dùng kháng sinh để điều trị dự
phòng nhiễm trùng cơ hội


Khẩu phần dinh
dưỡng

Diễn biến bệnh HIV
Nhiễm trùng cơ hội

Hình 3. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của các
đối tượng nhiễm HIV

9


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.

1.7.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
-

Địa điểm: Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhiệt đới

-

Thời gian: 3/2014 – 6/2014
Đối tượng nghiên cứu

 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Các bệnh nhân nhiễm HIV, có xét nghiệm HIV dương tính, không có thai đã
đăng ký tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhiệt đới.

- Bệnh nhân chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những người nhiễm HIV không đủ điều kiện trên hoặc không sẵn sàng tham
gia nghiên cứu, không hợp tác sau khi đã giới thiệu mục đích nghiên cứu và không
tham gia đủ các yêu cầu kỹ thuật điều tra.
1.8.

Phương pháp nghiên cứu

1.8.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
1.8.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
1.8.2.1.

Cỡ mẫu nghiên cứu:

Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn theo công thức ước lượng một tỷ lệ của quần thể có áp
dụng hệ số hiệu chỉnh cỡ dân số (FPC):

n=
Trong đó:
N: Tổng số cá thể trong quần thể đích, N = 1000 (tổng số bệnh nhân đăng kí điều trị tại
phòng khám)
: Sai lầm loại 1 = 1.96 với mức tin cậy 95%
p: tỷ lệ CED từ nghiên cứu trước, p =0.234
10


: Sai số tương đối, chọn bằng 0.2
 n= 240, tỷ lệ dự phòng bỏ cuộc là 20% (do vấn đề nhạy cảm, cỡ mẫu làm tròn là

290.
1.8.2.2.

Chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trên danh sách bệnh nhân
đăng kí khám tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhiệt đới vào tháng 2 năm 2014.
1.8.3. Các biến số nghiên cứu
1.8.3.1.

Mục tiêu 1: Mô tả tình trạng dinh dưỡngcủa bệnh nhân HIV đang được
điều trị

 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
-

Biến sinh học: xác định tuổi, giới tính qua phỏng vấn trên bộ phiếu hỏi bán
cấu trúc (phụ lục 1).

-

Tình trạng dinh dưỡng: Đo chiều cao, cân nặng của đối tượng nghiên cứu.
Dùng cân TANITA, thước gỗ 3 mảnh.

1.8.3.2.

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng
của bệnh nhân HIV.

-


Khẩu phần 24 giờ qua: xác định năng lượng bình quân đầu người/ngày, giá
trị dinh dưỡng khẩu phần, tính cân đối của các chất dinh dưỡng, so sánh với
hướng dẫn về chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV qua
phỏng vấn trên phiếu hỏi và bộ album ảnh các món ăn thông dụng của Viện
Dinh dưỡng Quốc gia. (Phụ lục 2)

-

Biến văn hóa, xã hội: trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân.
Phỏng vấn qua phiếu hỏi bán cấu trúc.

-

Các bệnh nhiễm trùng: Nấm, Lao, Nhiễm khuẩn hô hấp, Tiêu chảy, hội
chứng suy kiệt và các bệnh khác. Phỏng vấn, quan sát và đối chiếu từ bệnh
án.
11


-

Triệu chứng lâm sàng: điều trị ARV, số lượng tế bào T-CD4, giai đoạn lâm
sàng. Khai thác từ bệnh án.

1.9.

Biến số và chỉ số

1.9.1. Biến số nghiên cứu

STT
1
2

Mục tiêu

Nhóm biến

Phân loại

Công cụ

TTDD

Cân nặng
Chiều cao

Định lượng
Định lượng

Yếu tố liên
quan

Tuổi
Giới
Trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân
Điều trị ARV
Số lượng tế bào TCD4
Nhiễm trùng cơ hội

Khẩu phần năng lượng
Khẩu phần Prôtêin
Khẩu phần các
Vitamin
Khẩu phần các chất
khoáng

Định lượng
Định tính
Định danh
Định danh
Định danh
Định lượng
Định danh
Định lượng
Định lượng
Định lượng

Cân điện tử
Thước gỗ 3
mảnh
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi

Định lượng

Bộ câu hỏi

1

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Biến số

2

13

1.9.2. Chỉ số nghiên cứu
STT
1

Mục tiêu

1

Tỷ lệ P:L:G

Phân loại
Định
lượng
Tỷ số

4

Tỷ lệ Ca/P

Tỷ số

5

Tỷ lệ P đv/ts

Tỷ số

Tỷ lệ L đv/ts

Tỷ số

Mức đáp ứng KP
năng lượng
Mức đáp ứng KP

Định

lượng
Định

3

6
7
8

Nhóm biến Chỉ số
TTDD
BMI
Yếu tố liên
quan

2

12

Định nghĩa
kg/m2
Theo nhu cầu
khuyến nghị
Theo nhu cầu
khuyến nghị
Theo nhu cầu
khuyến nghị
Theo nhu cầu
khuyến nghị
Theo nhu cầu

khuyến nghị
Theo nhu cầu


các vi chất
Mức đáp ứng KP
các chất khoáng

9

lượng
Định
lượng

khuyến nghị
Theo nhu cầu
khuyến nghị

1.10. Phương pháp, công cụ thu thập và các chỉ tiêu đánh giá :
1.10.1.Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu :
1.10.1.1. Cân đo nhân trắc:
 Cân nặng
Sử dụng cân TANITA có độ chính xác 100g. Cân được kiểm tra và hiệu chỉnh
trước và trong khi cân.
Kỹ thuật: Cân đối tượng vào buổi sáng. Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất. Người
bệnh đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đều cả hai chân.
Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0.
Kết quả được ghi với một số lẻ.
 Đo chiều cao đứng:
Đo bằng thước đo stadiometer theo phương pháp của tổ chức Y tế thế giới (mức

chính xác ghi được 0,1cm).
Kỹ thuật: Đối tượng bỏ guốc dép, bỏ mũ và các trang sức khác nếu có ảnh hưởng
tới đo chiều cao, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, bụng chân, mông, vai và đầu
theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng (năm điểm chạm), mắt nhìn thẳng ra phía
trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Kéo thước từ
trên xuống dần, khi thước áp sát đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả. Chiều cao được
ghi bằng cm với một số lẻ.
1.10.1.2. Phỏng vấn:
- Khẩu phần: dùng phương pháp hỏi ghi khẩu phần ngày hôm qua. Hỏi ghi tất cả
các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong ngày hôm qua (Phụ lục 2).
- Điều tra các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng: Sử dụng bộ câu hỏi
được thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp các đối tượng để thu thập thông tin về đặc điểm cá

13


nhân, gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung và tình
trạng dinh dưỡng nói riêng (phụ lục 1).
1.10.2.Đánh giá:
1.10.2.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:
Dùng chỉ số BMI theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2008
Phân loại
Chỉ số BMI
Gầy (CED)+
Quá gầy (CED độ III)
Gầy vừa (CED độ II)
Gầy nhẹ (CED độ I)

BMI(kg/m2)
Từ

<18,50
<16,00
16,00 - 16,99
17,00 - 18,49

Đến
<18,50
<16,00
16,00 - 16,99
17,00 - 18,49
18,50 - 22,99
Trung bình
18,50 - 24,99
23,00 – 24,99
Thừa cân
≥25,00
≥25,00
25,00 - 27,49
Thừa cân
25,00 - 29,99
27,50 - 29,99
Béo phì
≥30,00
≥30,00
+
CED (Chronic energy deficiency): Thiếu năng lượng trường diễn
1.10.2.2. Đánh giá khẩu phần của đối tượng:
Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của các đối tượng theo Nhu cầu dinh dưỡng cho
đối tượng nhiễm HIV .
1.10.2.3. Các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và các tác

động đến bệnh nhiễm trùng cơ hội:
-

Mô tả các mối liên quan giữa khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng

-

Mô tả mối liên quan giữa các thông tin kinh tế - xã hội và khẩu phần.

-

Mô tả mối liên quan giữa khẩu phần và các bệnh triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng

-

Mô tả mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng

-

Mức ý nghĩa thống kê được thiết lập là p < 0.05.
14


1.11. Xử lý, phân tích số liệu:
-

Các số liệu phỏng vấn và cân đo nhân trắc sẽ làm sạch sau đó sẽ được xử lý thô và
mã hóa sau đó sử dụng phương pháp nhập liệu 2 lần 20% để kiểm tra xác suất các

lỗi phát sinh khi nhập dữ liệu.

-

Số liệu điều tra khẩu phần được quy đổi ra thức ăn sống sạch dựa trên album các
món ăn thông dụng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Giá trị dinh dưỡng sẽ dựa trên
bảng thành phần thực phẩm Việt Nam - viện Dinh Dưỡng năm 2007 .

-

Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập số liệu về tình trạng dinh dưỡng, tần suất
và các yếu tố chung. Sử dụng phần mền Access do Viện Dinh Dưỡng phát triển để
nhập số liệu khẩu phần 24 giờ qua.

-

Sử dụng phần mềm STATA để phân tích số liệu:
• Kiểm tra giá trị oulier
• Kiểm tra tính chuẩn trước khi phân tích.
• Sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả các biến phân phối
chuẩn.
• Sử dụng trung vị và các điểm tứ phân vị để mô tả các biến phân phối không
chuẩn.
• Sử dụng tỷ lệ để mô tả các biến rời rạc.
• Sử dụng test có tham số cho các biến phân phối chuẩn và các test phi tham số
cho các biến không chuẩn.
• Sử dụng test 2 cho các biến tỷ lệ, Fisher extract test cho biến có giá trị mong
đợi dưới 5.
• Sử dụng tương quan tuyến tính cho mối tương quan giữa các biến phân phối
chuẩn, tương quan Spearman cho biến phân phối không chuẩn hoặc giữa 1

biến phân phối chuẩn và không chuẩn.
• Chuyển dạng số liệu từ phân phối không chuẩn về chuẩn khi cần sử dụng các
test có tham số.
• Phân tích OR với các biến nhị phân.
• Sử dụng mô hình hồi quy đa biến phù hợp với biến phụ thuộc để tìm hiểu
ảnh hưởng kết hợp của các biến.

1.12. Các loại sai số và cách khắc phục
15


1.12.1.Các loại sai số:
-

Sai số do chọn mẫu:

-

Sai số liên quan đến BMI: cân, đo

-

Sai số nhớ lại

-

Sai số thông tin

-


Sai số phỏng vấn

1.12.2.Khắc phục
-

Sai số liên quan đến cân đo: Tập huấn các nhân viên của phòng khám áp dụng
phương pháp cân đo đúng chuẩn, cung cấp cho phòng khám cùng 1 bộ cân, thước
chuẩn và có giám sát.

-

Sai số nhớ lại: 1 người hỏi ghi, sử dụng Album ảnh của Viện Dinh Dưỡng để xác
định kích thước thực phẩm đã ăn vào.

-

Sai số phỏng vấn: Tập huấn trước cho điều tra viên về bộ câu hỏi sẽ thu thập, 1
người phỏng vấn lần lượt từng đối tượng nghiên cứu.

1.13. Đạo đức trong nghiên cứu :
-

Đối tượng sau khi được giải thích về mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu sẽ tự
nguyện tham gia và có giấy đồng ý tham gia nghiên cứu.

-

Nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức khỏe: không lấy máu, không dùng thuốc…

-


Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng nếu muốn dừng lại bất cứ thời điểm nào
đều được kể cả đã ký cam kết hợp tác tự nguyện

-

Thông tin đối tượng cung cấp hoàn toàn được giữ bí mật, đối tượng sẽ được mã
hóa thông tin.

-

Trong khi nghiên cứu nếu có bất kỳ triệu chứng cấp tính nào, cơ sở nghiên cứu
điều trị cho đối tượng ngay.
- Các đối tượng được tư vấn về dinh dưỡng hợp lý
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi đã có sự đồng ý thông qua của Hội đồng đạo

đức.

3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
16


1.14. Đặc điểm chung và một số yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu:
1.14.1.Đặc điểm chung:
Bảng 1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm cơ bản
Nhóm tuổi
20 – 29
30 – 39
40 – 49

≥ 50
Độ tuổi trung bình
Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học (1 - 5)
Trung học cơ sở (6-9)
Trung học phổ thông 10-12)
Cao đẳng, đại học
Tình trạng hôn nhân
Độc thân/ chưa có gia đình
Có gia đình
Sống chung
Ly dị
Ly thân
Góa
Khác

n

Nghề nghiệp
Làm ruộng
Cán bộ nhà nước
Giáo viên
Buôn bán
Công nhân
Nội trợ
Thất nghiệp
Khác
Tình trạng điều trị ART
Có điều trị ART

17

Tỷ lệ %


Không điều trị ART
Nhận xét:
1.14.2.Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm tế bào T-CD4 ở đối tượng nghiên cứu
Số lượng tế bào T-CD4 (tế bào/ mm3)

n

Tỷ lệ %

Không XN/ không có kết quả
< 200
200 – 500
> 500
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3. Phân bố các bệnh cơ hội nói chung trên đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội

n

Nhiễm trùng hô hấp
Nấm
Mắc hai bệnh NTCH trở lên cùng lúc
Tiêu chảy, sốt

Lao
Hội chứng suy kiệt
Khác (viêm gan, nhiệt miệng)
Tổng số ca mắc bệnh NTCH
Không mắc bệnh
Tổng số
Nhận xét:
Bảng 4: Phân bố giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu:
18

Tỷ lệ %


Giai đoạn bệnh

n

Tỷ lệ %

Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Tổng
Nhận xét:
1.15. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người nhiễm HIV
1.15.1.Tình trạng dinh dưỡng chung (TTDD) của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 5 Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo giới
TTDD

Nam
N


Nữ
Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Bình thường
CED
Thừa cân – béo phì
Tổng
*: p<0,05 - test χ2 (so sánh giữa 2 giới)
Nhận xét:
Bảng 6 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo nhóm tuổi:
Tình trạng
dinh dưỡng

Bình thường
n

Tỷ lệ %

CED
n

18 - 29
30 - 39
40 - 49
≥ 50

Tổng
*: p<0,05 so sánh các tỷ lệ giữa các nhóm tuổi (test χ2)
Nhận xét:
19

Tỷ lệ %

TC-BP
n

Tỷ lệ %


Bảng 7. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo tình trạng sử dụng
ARV:
TTDD

Có sử dụng ARV
n

Không sử dụng ARV

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Bình thường
CED

Thừa cân – béo phì
Tổng
*: p<0,05 - test χ2 (so sánh giữa các nhóm)
Nhận xét:
1.16. Khẩu phần thực tế của các đối tượng nghiên cứu:
1.16.1.Khẩu phần thực tế chung của các đối tượng
Bảng 8. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu:
Chỉ số dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng khẩu
phần

Tỷ lệ đáp ứng KP khuyến
nghị

TB ± SD

%

Năng lượng (Kcal)
Tỷ lệ P: L: G
Protein
Tổng số (g)
Pđv (g)
Lipid
Tổng số (g)
Ltv (g)
Khoáng chất
Can xi (mg)
Phốt pho (mg)

Sắt (mg)
Vitamin
Vitamin A (mcg)
20


Vitamin C (mg)
Vitamin PP (mg)
Vitamin B1 (mg)
Vitamin B2 (mg)
Nhận xét:

21


Bảng 9. Tính cân đối khẩu của các đối tượng nghiên cứu so với nhu cầu khuyến nghị
dành cho bệnh nhân HIV:
Thành phần
Năng lượng (Kcal)
Tỷ lệ Pđv/Pts
Tỷ lệ Lđv/Lts

Kết quả điều tra

Khuyến nghị

Tỷ lệ P : L : G
Ca/P
Nhận xét:
1.17. Các mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố khác

1.17.1.Mối liên quan giữa khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng
Bảng 10. Mối liên quan giữa đáp ứng khẩu phần khuyến nghị và tình trạng dinh
dưỡng (có CED hay không) của đối tượng nghiên cứu (Mô hình hồi quy Logistic đa
biến):
Đáp ứng KP (có/không)
Năng lượng
Protein
Vitamin A
Vitamin B1
Vitamin C
Vitamin D
Kẽm
Sắt

OR

Nhận xét:

22

CI (OR)


Bảng 11. Mối liên quan giữa đáp ứng khẩu phần khuyến nghị và các giai đoạn lâm
sàng (giai đoạn 2 và 3)(Mô hình hồi quy Logistic đa biến):
Đáp ứng KP (có/không)
Năng lượng
Protein
Vitamin A
Vitamin B1

Vitamin C
Vitamin D
Kẽm
Sắt

OR

CI (OR)

Nhận xét:
Bảng 12. Mối liên quan giữa đáp ứng khẩu phần khuyến nghị và nhiễm trùng cơ hội
(có hay không có nhiễm trùng) (Mô hình hồi quy Logistic đa biến):
Đáp ứng KP (có/không)
Năng lượng
Protein
Vitamin A
Vitamin B1
Vitamin C
Vitamin D
Kẽm
Sắt

OR

Nhận xét:

23

CI (OR)



×