Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

nghiên cứu khoa học đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới hành vi ăn uống, lối sống ở học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.78 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QỦA 9
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 10
3.2. Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI 10
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 12
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 13
KHUYẾN NGHỊ 14
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của nền kinh tế, mô hình về
tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam cũng đang thay đổi theo hướng dinh dưỡng
chuyển tiếp. Trong dinh dưỡng chuyển tiếp, chúng ta phải gánh chịu gánh nặng kép: vấn
đề suy dinh dưỡng đã và đang ngày một được cải thiện nhưng không đồng đều ở các
vùng miền và chưa được giải quyết dứt điểm thì lại xuất hiện vấn đề thừa cân béo phì.
Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ được đại đa số cộng đồng quan tâm ngay từ khi trẻ ra đời, đó
được coi là đầu tư cho thế hệ tương lai của đất nước. Tại Việt Nam, tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em lứa tuổi học đường (tiểu học, trung học cơ sở) đã
được tiến hành nghiên cứu, tuy nhiên, ở giai đoạn 15 – 18 tuổi - thế hệ kế cận nguồn lao
động của đất nước lại chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu hiện nay. Vậy thực
trạng dinh dưỡng của đối tượng 15 – 18 tuổi hiện nay như thế nào, đặc biệt là ở các khu
đô thị - nơi được mệnh danh là thành phố của các nền văn hóa hiện đại, nơi được du
nhập nhiều nguồn thông tin đa chiều, ai ai cũng chú trọng làm đẹp, giữ đẹp thì nhận
thức của lứa tuổi học sinh từ 15 – 18 tuổi, đặc biệt là ở các học sinh gái trong chế độ ăn
uống hàng ngày nhằm đảm bảo vừa giữ “dáng” vừa giữ sức khỏe và học tập tốt là hết
sức cần thiết cho việc cải thiện một phần nào đó tình trạng sức khỏe cũng như đảm bảo
chất lượng về nguồn lao động kế cận cho Việt Nam.Bên cạnh đó, 15 – 18 tuổi cũng là
giai đoạn trẻ đã tự lập về cách ăn uống, có tư tưởng, quan điểm và sở thích riêng về
cách ăn uốngđặc biệt là các đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh (xúc xích, các món rán, nướng) mà
không ít phụ huynh không thể không cho trẻ ăn hay áp đặt một chế độ ăn khác khi con


họ không thích. Đồng thời, kiến thức, thực hành về các chế độ ăn đảm bảo thể lực và trí
lực cho con ở các bà mẹ còn hạn chế. Hay việc “chiều” con, chấo nhận thói quen ăn
uống của con để giữ “dáng đẹp”nhằm tạo tinh thần thoải mái, không muốn gây bất kỳ
áp lực nào để con cái yên tâm học tập, tích lũy kiến thức tham gia kỳ thi quốc gia ở đại
đa số các phụ huynh tại đô thị hiện naylà vấn đề hạn chế đối với Nhà nước và ngành y
tế trong các nỗ lực thúc đẩy cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân nói chung và
1
đảm bảo chất lượng nguồn lao động kế cận - đó là hàng nghìn sĩ tử đang ngày một
chuẩn bị hành trang tham gia thi tuyển vào các kỳ thi Đại học. Do vậy, nghiên cứu:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi và một số yếu tố liên
quan tới hành vi ăn uống, lối sống ở các học sinh tại một trường THPT TP.Hà Nội được
tiến hành với 2 mục tiêu:
- Mô tả thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới hành vi ăn uống và lối
sống của các học sinh THPT.
Các kết quả của nghiên cứu này sẽ là tiền đề, là gợi ý cho các can thiệp hiệu quả để cải
thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ 15 – 18 tuổi ở các nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Từ lâu người ta đã biết mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và tình trạng sức
khỏe. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm
cấu trúc, các chỉ tiêu hóa sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống
và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và loại thực phẩm cần để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (thời
kỳ có thai, cho con bú…) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Cơ thể sử dụng các
chất dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cá thể. Ví dụ: tiêu chảy
ảnh hưởng tức thì đến tiêu hóa hấp thu thức ăn. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự
cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe, khi cơ thể có tình trạng dinh
dưỡng không tốt, (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc dinh
dưỡng hoặc cả hai. Vấn đề thiếu dinh dưỡng hiện nay đang phổ biến tại các cộng đồng

có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tỉ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Quảng Trị thể nhẹ cân: 16%; thấp còi: 29,8%; gày
còm: 6,6%; Quảng Nam, nhẹ cân: 14,8%; thấp còi: 28,6; gày còm: 5,8%). Còn vấn đề
thừa dinh dưỡng (thừa cân – béo phì) đang có xu hướng báo động tại các vùng có điều
kiện kinh tế. Đặc biệt là tại các đô thị, thành phố lớn (Tp.Hà Nội: 7,5%; Tp.Hồ Chí
Minh: 15,7%), tỉ lệ thừa dinh dưỡng không chỉ xảy ra ở lứa tuổi 35 – 60, trẻ em dưới 5
tuổi (6,5%) mà hiện tại đang có xu hướng tăng ở lứa tuổi học đường và lứa tuổi vị thành
niên. Đây là thách thức đối với các gia đình và nhà trường trong việc cân đối lại chế độ
dinh dưỡng để trẻ có thể vừa đảm bảo tình trạng dinh dưỡng tốt vừa đảm bảo sức khỏe
để học tập.
2
Nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi 13 – 18:
Giới
tính
Nhóm tuổi Nhu cầu năng lượng (kcal)
Nam 13 – 15 2,650
16 – 18 2,980
Nữ 13 – 15 2,200
16 – 18 2,240
1.2. Thừa cân - béo phì
1.2.1. Định nghĩa thừa cân – béo phì
Theo tổ chức y tế thế giới, thừa cân – béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và
không bình thường tại một số vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức
khỏe.
1.2.2. Cách xác định thừa cân – béo phì
Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI).
Công thức tính BMI:
Phân loại BMI:
Xếp loại BMI
Suy dinh dưỡng nặng Dưới 16,0

Suy dinh dưỡng vừa Từ 16,0 đến 18,5
Bình thường Từ 18,5 đến 25,0
Thừa cân Từ 25,0 đến dưới 30
Béo phì Từ 30 trẻ lên
1.2.3. Nguyên nhân của thừa cân – béo phì
- Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều chất béo, chất ngọt và ăn quá nhiều so với nhu
cầu của cơ thể.
- Hoạt động thể lực ít: Sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực và rèn luyện thể dục thể
thao.
- Yếu tố liên quan: gia đình (di truyền), điều kiện kinh tế văn hóa – xã hội, ngủ ít.
Đồng thời, các nhà khoa học còn nhậ n thấy trẻ em bị suy dinh dưỡng sớm đế khi
trưởng thành dễ bị béo phì.
1.2.4. Hậu quả của thừa cân – béo phì
- Là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ.
- Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ cho BP ở người lớn vì béo phì ở trẻ em tồn tại
đến người lớn khoảng 75% các trường hợp.
- Có nguy cơ mắc các bệnh: cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não.
3
- Tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Đái tháo đường.
- Bênh xương khớp, thoái hóa cột ống do các khớp và cột sống luôn phải chịu sức
nặng quá tải của cơ thể.
- Nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư: ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến
- Là một loại bệnh lý tốn nhiều kinh phí để phòng chống, là gánh nặng cho y tế và
xã hội.
1.2.5. Thực trạng thừa cân – béo phì trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.5.1.Thế giới
Hiện nay tại một số nước phát triển, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì đang là vấn đề báo
động cần can thiệp. Điển hình là tại Anh, năm 2004: tỉ lệ trẻ 11 – 15 tuổi bị béo phì ở
nam là 24% và nữ là 26%. Tỉ lệ này cũng tương ứng ở các nước phát triển khác như

Mexico, Brazil, Quatar…. Thông thường, các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng tỉ
lệ suy dinh dưỡng cao ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, nhưng càng về sau, đặc biệt là ở lứa tuổi
vị thành niên thì tỉ lệ béo phì tăng dần theo nhóm tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Tỉ lệ béo phì ở
gái cao hơn trai. Một nghiên cứu của Mohsen A.F và Arjumand S.Warsy năm 2002 cho
thấy kết quả như sau:
Nhóm tuổi Trai Gái
Thừa cân (%) Béo phì (%) Thừa cân (%) Béo phì (%)
12 – 18 14.5 5.8 15.6 6.9
12 – 13 13 4.4 12.3 4.4
13 – 14 13.3 5.2 13.2 4.9
14 – 15 16 3.9 15.8 7.1
15 – 16 16.3 7.3 16 7
17 – 18 13.2 6.3 16.2 7.8
1.2.5.2. Tại Việt Nam
Trong những năm qua, việc xã hội hóa trong các hoạt động nâng cao sức khỏe
người dân nói chung và trẻ em nói riêng đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng
một cách đáng kể. (tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gày còm
năm 2000 lần lượt là: 36,5%; 33,8%; 8,6%, năm 2012 tương ứng là 26,7%; 16,2%,
6,7%). Song song với việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng nhờ sự phát triển của nền
kinh tế thì Việt Nam lại đang phải đối phó với mô hình dinh dưỡng chuyển tiếp, vừa
tiếp tục công tác phòng chống suy dinh dưỡng, vừa phảit đề ra các biện pháp dự phòng
tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đang ngày càng gia tăng ở các trường học. Theo
nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự về thừa cân, béo phì ở học sinh
tiểu học năm học 2008 – 2009 tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ trẻ
thừa cân là 20,8%; béo phì là 7,7% . Một nghiên cứu khác ở trẻ 4 – 6 tuổi tại quận Ba
Đình, Hà Nội cho thấy 7,1% trẻ thừa cân, 3,9% trẻ béo phì và trẻ nam mắc thừa cân cao
hơn trẻ nữ (10,5% và 3,0%) . Tuy nhiên, các biện pháp dự phòng hiện nay còn mang
4
tính khái quát, chưa đi sau và chưa có độ bao phủ ở các cấp trường học, đặc biệt là các
em học sinh lứa tuổi 15 – 18. Đó là giai đoạn khó can thiệp nhất đối với phụ huynh –

những bậc cha mẹ luôn trong tâm trạng không muốn làm ảnh hưởng tới tâm lý để trẻ
học tập tốt và luôn lo sợ con cái vấp ngã trước nhiều cám giỗ trong một xã hội du nhập
nhiều nền văn hóa, nhiều công nghệ mà ở đó con cái họ khó lòng chọn lọc được đâu là
tốt nhất. Đối với lứa tuổi 15 – 18: giai đoạn phát triển tâm lý mạnh mẽ, muốn độc lập,
muốn tự khẳng định mình, bốc đồng và tư tưởng muốn tự chủ trong mọi việc ngày càng
rõ nét ở các em học sinh gái (các khuynh hướng: tự quyết định bạn chơi, tự quyết định
thói quen ăn uống: thích ăn các đồ ăn vặt trước bữa cơm gia đình, ăn đêm, không muốn
bố mẹ phản đối các lựa chọn của bản thân).
1.3. Hành vi sức khỏe
1.3.1. Định nghĩa về hành vi
Hành vi của con người được hiểu là một hành động hay nhiều hành động phực
tạp trước một sự việc, hiện tượng mà các hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan. Có rất nhiều yếu tố có thể tác
động đến hành vi của một người nhue trình độ văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng,
kinh tế xã hội, chính trị, luật pháp, nguồn lực, kỹ năng, phương tiện kỹ năng, thông
tin…. Mỗi hành vi của một người là biểu hiện của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là
kiến thức, niềm tin, thái độ, các thực hành của người đó trong một hoàn cảnh hay tình
huống cụ thể nào đó. Một hành vi có thể thấy ở một cá nhân, cũng có thể thấy trong
thực hành của một nhóm cá nhân hay cộng đồng. Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong thời gian dài có thể trở thành thói quen.
1.3.2. Hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến
sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo
ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chia thành 3 loại hành vi sức khỏe.
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực
hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động
mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các
bệnh tật. Ví dụ: tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, thực hành vệ sinh môi trường.
Những hành vi có hại cho sức khỏe: là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến
sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một

số hành vi có thể trở thành thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của nhiều người. Ví dụ: sử dụng phân tươi bón ruộng, hút thuốc lá, lạm dụng rượu
bia….
5
Hành vi trung gian: là hành vi không có lợi và cũng không có hại cho sức khỏe. Ví dụ
một số bà mẹ đeo vòng bạc cho trẻ em để tránh gió, tránh bệnh. Với các loại hành vi
trung gian này thì không cần phải tác động để loại bỏ, đôi khi cần chú ý khai thác những
khía cạnh có lợi của các hành vi này đối với sức khỏe. Ví dụ: hướng dẫn bà mẹ theo dõi
độ chặt, lỏng của vòng cổ tay, cổ chân của trẻ để đánh giá tỉnh trạng tăng trưởng của trẻ.
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi ăn uống ở vị thành niên 15 – 18 tuổi
Hành vi ăn uống cũng là một trong những hành vi sức khỏe. Hành vi ăn uống là
các thực hành ăn uống hàng ngày của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức
khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Ví dụ: một
số bà mẹ tại vùng miền núi thực hành cho trẻ ăn cơm nhá ngay khi trẻ mới chào đời từ 1
tuần đến 1 tháng tuổi – hành vi này có thể hiểu: do kiến thức ăn uống của bà mẹ sai
hoặc do phong tục cho trẻ ăn cơm nhá tại địa phương dẫn tới ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
của trẻ và sức khỏe của trẻ sau này. Ví dụ khác về ảnh hưởng tốt từ hành vi ăn uống: kết
hợp ăn nhiều loại thực phẩm (thịt, cá, rau, quả, cơm…) trong các bữa ăn hàng ngày.
Hành vi ăn uống của trẻ vị thành niên 15 – 18 tuổi cũng được xem là một trong
những bước ngoặc thay đổi song song với sự thay đổi về tâm lý, suy nghĩ ở trẻ. Đó là sự
khác biệt tâm lý giữa một đứa trẻ (child) và một thiếu niên (teennager), điều này đôi khi
làm cho các bậc cha mẹ bị “sốc nặng” trước những thay đổi về hành vi, cử chỉ lẫn lối
hành xử của trẻ. Bên cạnh sự ham muốn tìm tòi khám phá, muốn tự khẳng định sự độc
lập của bản thân với bè bạn, gia đình, cảm xúc bất thường, tính cách lẫn việc cư xử bốc
đồng trước bạn bè hay gia đình thì trẻ còn đặc biệt chú trọng tới việc ăn uống, đặc biệt
là ở trẻ gái. Sở dĩ có sự chú trọng trong vấn đề ăn uống của trẻ, đặc biệt là ở trẻ gái cũng
là do sự phát triển sinh lý (trẻ bắt đầu dậy thì) cũng như tâm lý của trẻ, trẻ bắt đầu quan
tâm tới giới tính, cảm xúc “thích” và “ghét” biểu hiện rõ rệt đối với bạn khác giới, từ đó
nhu cầu “đẹp” trước bạn bè, thầy cô, đặc biệt là bạn khác giới ngày càng mạnh mẽ hơn.
Trẻ bắt đầu lấy các hình ảnh phụ nữ trên ti vi ở mục quảng cáo, phim, thời trang hay

trên bìa tạp chí làm hình tượng, làm mục tiêu trong việc thực hành ăn uống với mục
đích để giảm cân hay giữ dáng nhằm tạo ra “cái đẹp” mà trẻ đang muốn hướng tới. Sự
tiếp nhận các hình ảnh, các thông tin không có tính chất khoa học ở một số trang web,
báo chí về cách giảm béo, cách ăn uống để giữ dáng, để cân đối cơ thể khi trẻ đọc được
kết hợp với nhận thức chưa đầy đủ của trẻ đã được áp dụng dẫn đến những thực hành ăn
uống chưa đúng cách ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và học tập của trẻ
tại trường và là mối lo của các phụ huynh đối với các sĩ tử trước kỳ thi tuyển sinh quốc
gia. Việc đảm bảo chất lượng đầu ra của học sinh để đảm bảo tỉ lệ thi cử vào các trường
đại học chính quy đạt kết quả cao cũng như chất lượng nguồn lao động trí thức trong
tương lai gần của Việt Nam không chỉ còn là vấn đề luôn được coi trọng của ngành giáo
dục trong công tác đào tạo mà đây còn là thách thức đang đặt ra đối với các chuyên gia
6
dinh dưỡng nói riêng và của ngành y tế nói chung trong việc cải thiện và nâng cao sức
khỏe của người dân.
Bên cạnh sự tác động do sự phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ tới các hành vi ăn uống của
trẻ giai đoạn 13 – 18 tuổi thì các yếu tố như: thói quen ăn uống của gia đình, bạn bè,
kinh tế xã hội cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới hành vi ăn uống của trẻ.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Đối tượng: các em học sinh đang học tập tại trường THPT Hoàng Cầu tự nguyện tham
gia nghiên cứu khi được cán bộ nghiên cứu giải thích đầy đủ về thông tin nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngăng, kết hợp nghiên cứu định lượng và
định tính.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Với nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 tại
truờng.
Với nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu ở 3 nhóm học sinh: học sinh được xác

định tình trạng dinh dưỡng bình thường, suy dinh dưỡng, béo phì. Mỗi nhóm chọn 10
học sinh (5 nam, 5 nữ).
2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: họ tên, lớp, ngày tháng
năm sinh, giới tính.
Biến số cho mục tiêu 1: cân nặng, chiều cao, giới tính.
Biến số cho mục tiêu 2: các quan điểm, suy nghĩ về chế độ ăn uống, vận động
hàng ngày.
2.2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
Cách tính tuổi: áp dụng cách tính tuổi của tổ chức y tế thế giới.
Ví dụ: học sinh 15 tuổi được tính kể từ ngày học sinh này tròn 15 tuổi, 11 tháng 29
ngày.
7
Cân nặng:
- Dụng cụ cân: cân điện tử OMROM với độ chính xác 0,1kg được dùng để cân học
sinh.
- Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng, thuận tiện để cân.
- Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của cân. Thường
xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân.
- Kỹ thuật cân:
+ Học sinh mặc quẩn áo mỏng, nhẹ, bỏ giày dép, mũ nón và các vật nặng khác trên
người.
+ Học sinh đứnggiữa cân, đọc kết quả ở thời điểm các con số trên đồng hồ cố định
+ Người cân ngồi đối diện chính giữa mặt cân, khi các con sốđứng không dao động, đọc
kết quả theo đơn vị kg với 1 số thập phân.
Chiều cao: đo chiều cao đứng, sử dụng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1cm. Kết
quả được ghi với một số lẻ sau dấu phẩy.Thao tác đo như sau: học sinh bỏ dép, đứng
quay lưng vào thước, đầu của học sinh ở dưới thước đo, mắt nhìn thẳng sao cho: chẩm,
vai, mông, gót cùng chạm vào mặt phẳng của thước. Người đo kéo ê-ke nhẹ theo
phương thẳng đứng, khi chạm sát đỉnh đầu đối tượng thì đọc kết quả và ghi theo cm với

1 số lẻ.
Phỏng vấn sâu: sử dụng bộ câu hỏi hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.
Trong quá trình thảo luận và phỏng vấn sử dụng máy hoặc các công cụ có chức năng
ghi âm.
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Với nghiên cứu định lượng:
- Làm sạch số liệu từ phiếu.
- Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Epidata 3.1; excel, Stata 10.0. Lập các
bảng biểu để trình bày kết quả.
- T-test để kiểm định sự khác biệt của 2 giá trị trung bình với số liệu phân bố chuẩn
và trong trường hợp số liệu phân bố không chuẩn thì được chuẩn hóa, test khi
bình phương để so sánh tìm sự khác biệt của các tỷ lệ % với tần số mong đợi ở
các ô đều lớn hơn 5.
Với nghiên cứu định lượng: số liệu được gỡ băng, sử dụng bảng ma trận để tổng hợp và
phân tích.
2.4. Thời gian nghiên cứu: Tiến hành từ tháng 04/2014 đến tháng 12/2014.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
8
- Tất cả những người tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được đọc và
ký vào bản thoả thuận nghiên cứu được xây dựng theo hướng dẫn về đạo đức
trong nghiên cứu.
- Đối tượng điều tra có quyền từ chối trả lời phỏng vấn, chỉ điều tra những người
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu này được thông báo cho chính quyền địa phương về quy mô và thời
gian tiến hành.
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QỦA
A. Qúa trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 04/2014 đến 03/2015 với các giai
đoạn sau:
* Viết đề cương nghiên cứu, giai đoạn này có các hoạt động như sau:

- Hình thành ý tưởng, mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
- Viết đề cương
- Thiết kế, xây dựng công cụ nghiên cứu: phiếu câu hỏi định lượng, phiếu phỏng
vấn/thảo luận định tính
* Bảo vệ đề cương nghiên cứu trước hội đồng nhà trường
* Triển khai thực hiện
- Thực hiện thu thập số liệu nhân trắc, định tính, định lượng.
* Xử lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu nhân trắc, định lượng, định tính
- Phân tích số liệu và phiên giải các kết quả theo mục tiêu nghiên cứu
* Mô tả các kết quả nghiên cứu
* Viết bàn luận, kết luận và khuyến nghị
Hiện tại, nghiên cứu đang trong quá trình thực hiện ở đồng thời hai giai đoạn: “Thu thập
số liệu” và “Xử lý và phân tích số liệu”. Và bước đầu đã có các nhận định cơ bản về số
liệu nhân trắc sau khi thu thập để đạt đầu ra cho mục tiêu 1 của nghiên cứu “Mô tả thực
9
trạng dinh dưỡng của các học sinh trường THPT Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội” sau khi tiến hành thu thập và nhập số liệu nhân trắc của học sinh.
B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THEO QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố của trẻ theo giới tính và khối lớp
Chỉ số n Tỉ lệ (%)
Giới Nam 590 55,0
Nữ 483 45,0
Phân bố
theo khối
Khối 10 332 30,9
Khối 11 307 28,9
Khối 12 431 40,2

Bảng 3.2. Phân bố cân nặng, chiều cao trung bình của học sinh và theo nhóm lớp
Chỉ số Cân nặng (kg)
Mean ± SD
Chiều cao (m)
Mean ± SD
Chung 53,9 164,1
Nhóm
tuổi
Khối 10 54,0 161,5
Khối 11 54,5 162,4
Khối 12 53,2 168,5
3.2. Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI
Bảng 3.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của học sinh
Chỉ số n Tỉ lệ (%)
Suy dinh dưỡng 325 30,3
Bình thường 612 57,0
Thừa cân – Béo phì 136 12,7
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới tính và nhóm lớp
Chỉ số SDD Bình thường Thừa cân – Béo
phì
n % n % n %
Khối 10
N=332
124 37,3 159 47,9 49 14,8
Khối 11
N= 310
90 29,0 186 60,0 34 11,0
Khối 12 111 25,6 267 61,9 53 12,3
10
N= 431

Nam
N=590
187 31,7 306 51,9 97 16,4
Nữ
N = 483
138 28,6 306 63,4 39 8,0
C. Dự định triển khai các nội dung của nghiên cứu trong thời gian tới
Tiếp tục nhập số liệu định lượng.
Từ kết quả nhân trắc, lựa chọn đối tượng thu thập thông tin định đính.
Xử lý và phân tích số liệu định lượng, định tính và phiên giải kết quả nhằm đạt được
đầu ra của mục tiêu 2: “Mô tả một số yếu tố liên quan tới hành vi ăn uống và lối sống
của các học sinh tại trường THPT Hoàng Cầu, thành phố Hà Nội”.
Trình bày kết quả, bàn luận và kết luận. Từ đó, dựa vào các kết quả, kết luận để đưa ra
các khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo.
11
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Bàn luận theo mục tiêu 1.
Bàn luận theo mục tiêu 2.
12
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
Kết luận theo mục tiêu 1.
Kết luận theo mục tiêu 2.
13
KHUYẾN NGHỊ
14
Khuyến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu mục tiêu 1.
Khuyến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu mục tiêu 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
16

×