Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

tiểu luận báo chí bàn về vẻ đẹp con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 45 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, đã tồn tại nhiều tư
tưởng, tiêu chuẩn khác nhau về vẻ đẹp ở con người trong đó nhắc đến cả vẻ đẹp hình
thể và vẻ đẹp tâm hồn. Những tiêu chuẩn ấy đã thể hiện thẩm mỹ riêng của con người
trong mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa.
Khi mỹ học ra đời, vẻ đẹp của con người cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà từ tưởng, bởi nó chính là biểu hiện cụ thể của phạm trù “cái đẹp”. Đứng trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mỹ học Mác –
Lê-nin cũng nghiên cứu về vấn đề này để từ đó khái quát thành tư tưởng chung nhất
nhằm hướng con người đến những giá trị thẩm mỹ tích cực.
Bên cạnh đó, con người từ ngàn đời nay luôn tìm mọi cách để bảo vệ và làm cho
mình đẹp hơn nữa, bởi vẻ đẹp ấy giúp con người thêm yêu đời, thêm niềm tin và tìm
được tình yêu đích. Cũng giống như “cái đẹp”, vẻ đẹp ở con người mang tính lịch sử,
nó bị biến đổi trong những điều kiện nhất định. Do vậy những đánh giá về vẻ đẹp con
người càng phù hợp với xu thế của xã hội tiến bộ bao nhiêu thì đánh giá ấy càng có
tính tích cực bấy nhiêu.
Đề tài về vẻ đẹp con người luôn là đề tài hấp dẫn với những sinh viên triết học như
tôi. Trong phạm vi bài tiểu luận này, dứng trên lập trường tư tưởng của chủ nghĩa
mác xít, tôi sẽ thử bàn về vẻ đẹp ở con người và một số phương cách để gìn giữ và
nâng cao vẻ đẹp ấy.
Hy vọng những nỗ lực của tôi sẽ giúp bất cứ ai khi đọc bài tiểu luận này đều có được
cái nhìn đúng đắn và tích cực nhất khi nói đến vẻ đẹp của con người cho dù đó là vẻ
đẹp ở bất cứ thời đại nào, bất cứ nền văn hóa nào.

A.

BÀN VỀ VẺ ĐẸP Ở CON NGƯỜI
Page 1


Mỹ học là bộ phận quan trọng trong hệ thống khoa học triết học. Và đối với khoa học


triết học Mác – Lê-nin thì mỹ học là khoa học giúp hoàn chỉnh các tri thức triết học
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, mỹ học Mác đã phát
hiện và khám phá cái đẹp là phạm trù thẩm mỹ cơ bản và trung tâm. Cái đẹp trong
cuộc sống của con người, của nhân loại cũng giống như không khí và ánh sáng. Thiếu
nó con người không thể có niềm tin, xa rời nó con người trở nên cô đơn, chống lại nó
con người trở nên thấp hèn. Cái đẹp làm cho cuộc sống của con người thêm phong
phú và hoàn thiện hơn. Thực tiễn của toàn bộ lịch sử nhân loại cho thấy ở đâu cái đẹp
xuất hiện thì ở đó con người có tình yêu và hạnh phúc. Ở đâu khát vọng về cái đẹp
hòa nhập vào tình cảm tư tưởng của con người thì xã hội không ngừng hoàn thiện,
quan hệ giữa con người và con người ngày càng vui tươi và thân thiết hơn.
Vẻ đẹp ở con người chính là biểu hiện của cái đẹp, nó không chỉ được nhìn nhận và
đánh giá thông qua vẻ đẹp trong tự nhiên – vẻ đẹp hình thể mà cả trong vẻ đẹp xã hội
– vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của con người.
Tuy nhiên trong mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa thì những tiêu chuẩn và sự đánh giá về
vẻ đẹp của con người lại có những biến đổi nhất định. Sự biến đổi ấy là do cảm quan
của người đánh giá, do vẻ đẹp bị khúc xạ trong những điều kiện lịch sử xã hội, giai
cấp, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tri thức của người đánh giá.
Mỗi nhà tư tưởng lại có cái nhìn khác nhau về cái đẹp và biểu hiện là vẻ đẹp con
người, tất cả đã góp phần xây dựng nên lịch sử thẩm mỹ vô cùng phong phú, đa dạng
của loài người.
I – VẺ ĐẸP Ở CON NGƯỜI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
1. Thời kỳ nguyên thủy
Vào thời kỳ này, các tư tưởng mỹ học theo đúng nghĩa của nó chưa hình thành mà
chỉ ở dạng phôi thai với trình độ thẩm mỹ thấp. Tuy nhiên, thời kỳ này đã xuất
hiện tư tưởng về vẻ đẹp ở con người – mà đại diện là hình ảnh người phụ nữa.
Vào kỷ đại Trung sinh, người ta bắt đầu mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua
các hình vẽ lên vách đã hang động. Vẻ đẹp của người phụ nữ được khắc họa rất
Page 2



cẩn thận với các bộ phận cơ thể đặc trưng, đặc biệt là người phụ nữ đang mang
thai – tượng trưng cho việc bảo tồn và phát triển thị tộc, giống nòi.
Điều này dường như khá dễ hiểu khi mà vào thời nguyên thủy, con người chủ yếu
dựa vào săn bắn, hái lượm để duy trì cuộc sống, tất yếu hầu hết mọi công việc đều
do người phụ nữ đảm nhận. Với vai trò to lớn của mình, những người phụ nữ to
khỏe lao động chính là vẻ đẹp đặc trưng cho vẻ đẹp của con người. Bên cạnh đó,
nhu cầu về lực lượng lao động và bảo vệ thị tộc cũng rất quan trọng, do đó mà
hình ảnh người đàn bà có mang là rất linh thiêng, như một sự bảo đảm cho việc
phát triển và duy trì thị tộc đó.
Như vậy, thời nguyên thủy đã có những tư tưởng phôi thai về vẻ đẹp ở con người.
Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ gắn với lao động và sinh sản. Tuy chúng chưa trở
thành tư tưởng mỹ học nhưng cũng góp phần vào lịch sử các tư tưởng, tiêu chuẩn
về vẻ đẹp con người.
2.

Thời cổ đại
a) Hy Lạp – La Mã cổ đại

Những phạm trù mỹ học xuất hiện đầu tiên và chủ yếu tại Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Người Hy Lạp cổ đại hình thành tư tưởng mỹ học từ việc cảm thụ vẻ đẹp của thiên
nhiên, con người, từ việc phản ánh đời sống nghệ thuật của cộng đồng. Những
hiện tượng đẹp đẽ, kỳ vĩ của thiên nhiên; vẻ đẹp của con người cùng các tác phẩm
nghệ thuật bất hủ, hoàn mỹ như Iliát và Ôđixê (Hôme)…; các công trình kiến trúc
nổi tiếng như đền thờ thần Áctemít, đền Atena, đền Páctenông; các tác phẩm điêu
khắc mẫu mực như tượng Atena, tượng thần Zớt, tượng Apôlông… buộc các nhà
tư tưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng. Cũng
từ đó, quan niệm về cái đẹp ra đời.
Nhiều quan niệm về cái đẹp đã kéo theo đó là nhiều tiêu chuẩn khác nhau về vẻ
đẹp của con người, trong đó người Hy La cổ đại nhấn mạnh đến vẻ đẹp về hình

thức của con người hơn cả. Những vẻ đẹp đó được các nhà họa sĩ, các nhà điêu
khắc, … thể hiện lên những tác phẩm nghệ thuật của mình, mà thông qua đó ta có

Page 3


thể thấy được yêu cầu và mong ước về vẻ đẹp hoàn mỹ của người Hy Lạp – La
Mã cổ đại.

Nghệ thuật chạm khắc thời Hy La cổ đại với vẻ đẹp hoàn mỹ của con người

Trong các quan niệm về cái đẹp, sự nhìn nhận đối với vẻ đẹp ở con người của các
nhà triết học thì nổi bật lên hai quan điểm nói về vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm
hồn của con người đó là quan điểm của Xocrat và Arixtot.
Theo Xocrat (469 – 399 TCN), cái gì đầy danh dự, cái gì hợp đạo đức và cái đẹp
đều nhất trí với nhau. Ông xem xét cái đẹp ở các góc độ hoạt động thực tiễn, hành
vi, phẩm hạnh và khẳng định sự vật nào cũng có thể là đẹp và cũng có thể không
đẹp trong những tình huống khác nhau. Như vậy, Xocrat đã nhấn mạnh sự liên hệ
hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ, cái thiện và cái đẹp. Con người lý tưởng
đối với Xocrat là vẻ đẹp tinh thần lẫn thể chất, trong đó con người tinh thần, theo
cách hiểu của ông là con người đạo đức, con người trí tuệ. Đóng góp lớn của ông
là chỉ ra sự liên hệ vững bền giữa cái đẹp với cái có ích, cái có mục đích có thật
với cái tốt. Như vậy, vẻ đẹp ở con người theo quan điểm của Xocrat là vẻ đẹp toàn
diện cả về hình thể lẫn tâm hồn.
Đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại là Arixtot (384 – 322
TCN), người phê phán kịch liệt Platon( học trò của Xocrat). Ông giao động giữa 2
Page 4


dòng duy tâm và duy vật, nhưng do không nghi ngờ gì về tính hiện thực của thế

giới xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông mang xu hướng duy vật.
Arixtot thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp mà những người đi trước đã đưa
ra như tính quy mô có trật tự, hài hòa. Dấu hiệu tối quan trọng của cái đẹp mà
Arixtot nhấn mạnh là sự chỉnh thể: phải có đầu, có giữa, có cuối, phải liên kết giữa
các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ. Arixtốt không thừa nhận sự đồng
nhất cái đẹp với cái có ích; cái có ích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái
đẹp có cả trong sự tĩnh tại… Như vậy, Arixtot đã không thừa nhận vẻ đẹp tâm hồn
của con người mà theo ông vẻ đẹp con người nằm ở vẻ đẹp về sự hoàn chỉnh của
các bộ phận bên ngoài con người.
Thời kỳ La Mã cổ đại, những quan niệm về cái đẹp mà mỹ học Hy Lạp cổ đại đều
được kế thừa và phát triển. Chủ nghĩa Platon mới mà đại diện là Polotinos (204 270) cho rằng những vật nào đó đẹp là nhờ kinh qua sự nối liền với ý niệm, linh
hồn càng thoát khỏi phần thể chất được nhiều bao nhiêu thì càng đẹp bấy nhiêu.
Những cơ thể đẹp chỉ là cái bóng, những hồi quang của cái đẹp nhất…
Mới chỉ ở Hy Lap – La Mã cổ đại đã tồn tại nhiều quan niệm về vẻ đẹp ở con
người, những quan niệm này vẫn còn chất phác, sơ khai, nhưng nó đã đặt nền
móng cho sự phát triển của mỹ học sau này.
Trung Quốc cổ đại
Một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới và cũng là một trung tâm văn
b)

hóa tư tưởng của phương Đông cổ đại là Trung Quốc. Ở đây ta cũng tìm hiểu
phạm trù cái đẹp và biểu hiện là vẻ đẹp ở con người trong mỹ học Trung Quốc cổ
đại. Quan niệm về cái đẹp được nảy sinh và phản ánh qua những tác phẩm, những
công trình nghiên cứu của các nhà tư tưởng lỗi lạc như Khổng Tử, Lão Tử, Trang
Tử, Mặc Tử… Bên cạnh đó, thời kỳ này còn nổi lên những nhan sắc tuyệt trần của
các mỹ nhân, mỹ nam làm khuynh đảo cả một nền chính trị.
Quan niệm về cái đẹp của Nho gia:
Trong quan điểm mỹ học của Khổng Tử (551 – 479 TCN), thường bắt gặp hai
quan niệm về cái đẹp: “mỹ” và “thiện” – và trong thời đại Khổng Tử, “mỹ” đã lần
Page 5



hồi trở thành sự đánh giá cao đối với hình thức đẹp, còn “thiện” đã trở thành sự
đánh giá đối với nội dung đẹp, có đạo đức cao quý. Khổng Tử đặt “thiện” cao hơn
“mỹ”.
Mạnh Tử (372 – 289 TCN) – người được tôn vinh là bậc á thánh của Nho gia, nhà
kế thừa Khổng Tử vĩ đại nhất cũng xuất phát từ những quan điểm mỹ học nói trên.
Trong Mạnh Tử, chương III, ông đã đưa ra một định nghĩa thú vị về cái đẹp và cái
cao thượng “cái phong phú được gọi là cái đẹp. Cái phong phú và cái rạng rỡ được
gọi là cái cao thượng”.
Tuân Tử (298 – 238 TCN) đã có những cống hiến đáng kể vào Mỹ học Nho giáo
cổ đại. Ông khẳng định bản tính con người sinh ra là ác, và chỉ nhờ tác dụng của
“hòn đá mài” khoa học và nghệ thuật mà con người mới trở nên đẹp về mặt đạo
đức. Ông nói: đối với con người, nếu không rèn luyện, thì bản tính của y, do chính
nó, không thể đẹp được.
Như vậy, vẻ đẹp ở con người theo các phái Nho giáo nằm ở cả hai mặt hình thức
và nội dung. Để trở thành con người có vẻ đẹp thật sự cần có sự rèn luyện, tu
dưỡng bản tính để làm đẹp thêm cho hình thức.
Quan niệm về cái đẹp của Đạo gia:
Lão Tử (thế kỷ VI – V TCN) cho rằng cái đẹp là cái giản dị, “giống như gỗ chưa
qua tay người”, cái giản dị và cái khiêm tốn không có một tí vẻ đẹp bề ngoài nào
cả, đối với Lão Tử, đó chính là tiêu chuẩn cơ bản của cái đẹp.
Trang Tử (369 – 286 TCN) phát triển xa hơn những quan điểm mỹ học của Lão
Tử. Theo ông, cái đẹp cũng là biểu hiện của đạo. Con người nhận thức được cái
đẹp của thiên nhiên, bản thân thiên nhiên là nguyên lý vĩ đại vô tận của các hình
tượng, là nguồn của cái đẹp. Bản thân con người cũng là một phần tử nhỏ của
thiên nhiên, do vậy trong bản chất con người cũng có cái đẹp. Ông khẳng định
quan niệm về cái đẹp là tương đối vì thế giới là vô cùng vô tận, con người thậm
chí là cả thần linh cũng không có khả năng bao quát được vẻ đẹp của thế giới.


Page 6


Những nhận thức của con người về cái đẹp không đúng với chân lý; chúng là chủ
quan và tương đối.
Như vậy Đạo gia cho rằng vẻ đẹp ở con người toát lên từ sự giản dị chứ không
phải từ hình thức bên ngoài. Đồng thời, những nhận thức về vẻ đẹp của con người
chỉ mang tính chủ quan, tương đối.
Quan niệm về cái đẹp của Mặc gia:
Mặc Tử (479 – 381 TCN) phủ nhận cái đẹp vì nó không đem lại lợi ích vật chất
gì; nó không thể thỏa mãn được những nhu cầu vật chất cơ bản nhất của con
người. Cái đẹp, theo Mặc Tử, là phần thu nhập của bọn giàu, là bằng chứng cho
cảnh thừa thãi và cảnh hủ hóa, là nguyên nhân thống khổ của nhân dân lao động.
Chính vì nó mà con người bị tách rời khỏi sự lao động cần thiết và hữu ích và phải
đi thêu thùa những màu sắc này nọ trên áo bọn giàu sang. Những người nghèo
khốn không được hưởng cái đẹp…
Trái ngược với những quan điểm khác về cái đẹp, Mặc Tử đã phủ nhận cái đẹp.
Tức là ông đã phủ nhận vẻ đẹp ở con người, bởi vì theo ông những người nghèo
khổ không những không được hưởng cái đẹp mà còn bị tách rời khỏi lao động sản
xuất ra của cải vật chất để giúp người giàu thêm đẹp hơn. Quan điểm này của Mặc
Tử xét trên một góc độ nào đó cũng có cái đúng, bởi ông đã xuất phát từ chỗ quan
sát cuộc sống thường nhật của nhân dân lao động và thấy ở đó sự bất công này.
Tuy nhiên, vẻ đẹp ở con người còn nằm ở nhiều khía cạnh chứ không chỉ xét trên
một phương diện đơn thuần như vậy.
Những quan niệm về vẻ đẹp con người của những nhà tư tưởng trên đây cũng có
ảnh hưởng ít nhiều đến tiêu chuẩn về vẻ đẹp hình thức cũng như tâm hồn của
người Trung Quốc cổ đại.
Vẻ đẹp của người đàn ông Trung Quốc tuy không được sử sách miêu tả chi tiết và
nổi danh khắp thế giới nhưng một người đàn ông được coi trọng nhất thiết phải là
bậc anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” hoặc là người nắm giữ quyền lực và của

cải, có một địa vị rất cao và có khả năng chi phối người phụ nữ.
Page 7


Vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Quốc cổ đại là nổi tiếng hơn cả, thậm chí tên họ
còn được sử sách ghi nhận là người phụ nữ đẹp nhất bởi cả nhan sắc trời phú và
khả năng làm khuynh đảo nền chính trị, xã hội đương thời. Có thể kể đến đại mỹ
nhân tiêu biểu thời cổ đại là nàng Tây Thi thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Khi cô
giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh
đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông.
Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”, nàng được xem là mỹ nhân
đẹp nhất tự cổ chí kim và cũng là một trong những nữ gián điệp đầu tiên của nhân
loại (nàng được Việt vương Câu Tiễn cài vào hàng ngũ địch, làm điêu đứng Ngô
vương Phù Sai trong khi đã có người yêu là Quan Đại Phu Phạm Lãi nước Việt).
Người phụ nữ Trung Quốc thường được tôn vinh vì nét Á Đông đậm đà trong
từng biểu hiện bên ngoài và nội tâm bên trong; về hình thức thì tiêu chuẩn truyền
thống vè người phụ nữ đẹp là khung người nhỏ nhắn, da trắng, đôi mắt sáng và
hàm răng trắng; còn về tâm hồn bên trong thì phải nữ tính dịu dàng, chăm chỉ,
tháo vát.

Vẻ đẹp “trầm ngư” của nàng Tây Thi

Như vậy, ở Trung Quốc cổ đại đã có sự nhận định, đánh giá về vẻ đẹp ở con
người, đó là vẻ đẹp cả về hình thể và tâm hồn. Vẻ đẹp ấy được tiếp cận từ nhiều
Page 8


cách nhìn khác nhau của các nhà tư tưởng nhưng nhìn chung các quan niệm về cái
đẹp trong thời kỳ cổ đại cũng hướng đến những giá trị chung nhất để con người
phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu cho những thế hệ mai sau

làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình.
Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ cũng là một trong những nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới,
c)

những tiêu chuẩn, quan niệm về vẻ đẹp của người Ấn Độ cổ đại được thể hiện qua
những nét văn hóa đặc trưng của mình. Đó có thể là những điệu múa uyển chuyển
đầy quyến rũ, hay những bộ trang phục hở phần vai, bụng đầy gợi cảm. Vẻ đẹp
con người còn được khắc họa qua những bộ sử thi đồ sộ, mà tiêu biểu là sử thi
Ramayana. Thông qua các sử thi của mình người Ấn đã truyền tải những tư tưởng
mỹ học hết sức đặc biệt. Mĩ học Ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất
cái đẹp nằm trong sự giải thoát, nhưng mĩ học Ấn Độ còn là mĩ học mang tính
“vật chất” với “chất cụ thể của nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều
này có nghĩa, cái đẹp trong quan niệm Ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và
thế tục, siêu thoát và trần tục. Chính từ quan niệm này mà vẻ đẹp tiêu chuẩn của
người Ấn luôn mang sự huyền bí đầy quyến rũ, những giá trị truyền thống luông
song hành cùng vẻ đẹp tự nhiên của con người.
Nếu như vẻ đẹp thân thể của các nhân vật trong sử thi Hy Lạp chỉ được thể hiện
qua các định ngữ ngắn gọn, kiểu như: “Hêlen xinh đẹp”, “Bridêit má hồng”, “nữ tì
tóc quăn xinh đẹp”… thì các nhân vật của sử thi Ramayana, từ nhân vật phụ nữ
cho đến nhân vật anh hùng, từ nhân vật là con người đến nhân vật là thần linh hay
yêu quỷ, từ nhân vật phe thiện đến nhân vật phe ác, phần lớn, được miêu tả thân
thể đầy gợi cảm: Xita “hông đầy đặn”, “đùi… tròn trĩnh như vòi voi”, “ngực nở
nang với đôi vú đầy và nhọn”, “đùi núng nính tròn trĩnh như vòi voi…”; các cung
nữ của Ravana “đôi hông là bờ suối”, “eo lưng là sóng gợn lăn tăn”; Rama: “chân
tay chàng cân đối”, “bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”, “rốn sâu, bụng và ngực
phủ những vệt lông tơ”; Ravana có “bộ ngực rắn khoẻ… xoa bột đàn hương”…
Không chỉ con người, ngay cả thiên nhiên trong sử thi Ramayana cũng đặc biệt ấn
Page 9



tượng ở đường nét, hình dáng của thân thể nữ, hơn nữa là thân thể nữ trong trạng
thái hành lạc. Quan niệm coi cái đẹp thân thể là giá trị phổ biến, tất yếu của thế
giới, con người trong vị trí nào đều hướng tới cái đẹp của thân thể lí tưởng mang
dấu ấn dân chủ của thời đại anh hùng.
Như vậy, trong quan niệm về vẻ đẹp ở con người của Ấn Độ cổ đại luôn thấy sự
gợi cảm và quan trọng từng bộ phận của cơ thể. Vẻ đẹp của người phụ nữ luôn
gắn với khả năng sinh nở, do vậy mà trong sử thi Ramayana xuất hiện dày đặc,
đặc biệt là phần đầu tác phẩm, mô típ sinh sôi, cầu con nối dõi. Người ấn Độ đề
cao cái đẹp thân thể người phụ nữ nhưng phải gắn với tư cách, nghĩa là sự trinh
tiết, lòng chung thuỷ… Người phụ nữ gợi cảm mà không trinh tiết, đó là người
phụ nữ dâm dục, đĩ thoã, lăng loàn… và nhất định bị trừng phạt. Có thể thấy điều
này qua sự phân chia nhân vật nữ trong sử thi Ramayana thành hai giới tuyến:
người phụ nữ trinh thuận (tiêu biểu nhất là Xita) và người phụ nữ lăng loàn (Tara,
những người phụ nữ thành Lanka,…). Hai giới tuyến này giống nhau ở cái đẹp
thân thể. Song nếu như Xita một lòng sắt son với Rama thì Tara ngay sau khi Vali
(chồng Tara) chết đã nhanh chóng vùi mình trong vòng tay của kẻ giết chồng
mình là Xugriva, hàng ngày hàng giờ bị thú nhục dục lôi cuốn. Hình ảnh nàng
Xita đứng vững trên bờ vực của ham muốn nhục dục mới chính là người phụ nữ lí
tưởng theo quan niệm ấn Độ. Nhục cảm là giá trị tự nhiên, song phải gắn với lòng
chung thuỷ, đức trung trinh. Sự không chung thủy, trung trinh đồng nghĩa với dâm
loạn, đàng điếm. Có thể thấy điều này qua nhân vật Ahalya thất tiết với chồng,
chịu hàng ngàn năm trong am, ngủ trên giường tro, ăn bằng không khí, sống hối
hận không ai trông thấy; mụ Xuanapakha lăng loàn, bị lòng dục mê hoặc, hết đòi
làm vợ Rama lại đòi làm vợ Lakmana phải chịu hình phạt thê thảm: cắt tai, xẻo
mũi…
Tiêu chí về lòng chung thuỷ, đức trung trinh đó đã trở thành luật của ấn Độ. Tước
đi tính chất hà khắc vô lí của các hủ tục, chúng ta thấy việc đặc biệt coi trọng đức
hạnh người phụ nữ thật sự cần thiết để thế giới tồn tại và phát triển trong trạng thái
cân bằng, trong sạch. Nếu coi vẻ đẹp hình thể gợi cảm là giá trị duy nhất, tuyệt

Page
10


đối, thế giới nhanh chóng sẽ ngập trong đồi bại, loạn luân… Vẻ đẹp hình thể
nhưng phải gắn với vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức mới có chức năng gìn giữ thế giới.
Như thế, vẻ đẹp ở con người một khi đã tước bỏ tất cả ý nghĩa xã hội văn hoá nó
trở thành lực cản cho sự tồn tại của thế giới. Vẻ đẹp ở con người phải gắn với sự
thanh sạch, hài hoà, an bằng mới là cái đẹp đích thực trong cảm quan ấn Độ.
Đến đây, chúng ta có thể hình thành một cách cơ bản quan niệm về vẻ đẹp ở con
người của Ấn Độ qua sử thi Ramayana: vẻ đẹp ở con người là vẻ đẹp tự nhiên của
cuộc sống, gắn với khả năng sinh sản để duy trì sự sinh tồn của thế giới; gắn với
những hành vi văn hoá của con người như tình yêu, đức hạnh, nhân cách… để gìn
giữ sự an bằng, sạch trong của thế giới. Quan niệm vẻ đẹp của con người như trên
xuất phát từ đặc trưng tôn giáo chi phối mọi mặt của đời sống trong truyền thống
văn hoá ấn Độ. Tuy nhiên, mặc dù được chỉ dẫn theo các quy luật, cách thức của
mĩ học tôn giáo nhưng cảm xúc vẫn luôn chi phối trong quá trình sáng tạo nên họ
không thể không mang vào những tình cảm nhân bản.

Nàng Xita và Rama

3. Thời trung cổ - phong kiến

Page
11


Đây là thời đại bùng nổ mạnh mẽ của tôn giáo, khi con người dần mất đi niềm tin
vào bản thân thì tôn giáo đã kích thích niềm tin của con người. Tuy nhiên chỉ
những gì cần thiết trực tiếp với tôn giáo thì mới có điều kiện phát triển, còn những

gì không có lợi cho tôn giáo sẽ bị kiếm chế. Vì vậy mà các thành tựu văn hóa cao
nhất thời kỳ này đều gắn chặt với tôn giáo.
Về cái đẹp, quan niệm Kitô giáo cho rằng: mọi vật trên đời này đều đẹp, vì do đức
chúa Trời sáng tạo ra; chúng phản ánh cái đẹp toàn mỹ của Chúa. (Con người
được Chúa sáng tạo ra dựa theo hình ảnh của Chúa, nghĩa là mặc dầu khác với
Chúa, nhưng con người cũng có đủ những đức tính và khả năng để tham gia vào
công cuộc sáng tạo của Chúa, đặc biệt là sáng tạo ra cái đẹp). Như vậy có nghĩa là,
trong đạo Kitô, đức chúa Trời đã được "nhân hóa" và do đó cái đẹp được thể hiện
một cách cụ thể trên tất cả các nhân vật, từ đức chúa Giê-Su, đến đức Bà Maria,
đến Chư thánh,… Đây là một trong những lý do khiến cho ảnh hưởng của chủ
nghĩa cổ điển Hy Lạp đã bị lu mờ trong suốt thời trung cổ ở Âu châu, để nhường
chỗ cho nghệ thuật Kitô giáo phát triển rực rỡ, gần như liên tục, trong suốt gần 20
thế kỷ với những kiệt tác thể hiện các truyện tích, và các nhân vật trong Kinh
Thánh.
Trong các tác phẩm nghệ thuật thời này thường có xu hướng đề cao một thứ nhất
định và tôn sùng nó. Đa phần đều là hình ảnh về chúa và các vị thánh, bên cạnh đó
còn có những tác phẩm nghệ thuật mô tả bộ phận cơ thể người phụ nữ, đặc biệt là
phần mông và ngực. Thậm chí, xã hội châu Âu thời trung cổ, con người đề cao
nhất bầu ngực phụ nữ, coi đó là biểu tượng vĩnh cửu của sắc đẹp. Tại Pháp, có giai
đoạn những phụ nữ quý tộc trong hoàng cung hoặc các thiếu nữ trinh trắng chưa
chồng được phép mặc y phục cố tình để lộ vòng một đầy đặn. Đó không phải là
thói quen khêu gợi và có ý buông tuồng mà hoàn toàn là tín ngưỡng sùng bái cái
đẹp của con người trong thời trung cổ. Tại một số quốc gia châu Âu thời này, đàn
ông cũng đúc những cốc rượu với tạo hình tương tự, dùng để uống vang nho cùng
Page
12


bè bạn để bày tỏ sự tôn thờ và ngưỡng mộ với bầu ngực đầy đặn, cuốn hút của vợ
hoặc người tình mình.

Những di chỉ còn sót lại ngày nay trong các hang động, những tượng đá cổ sơ tìm
thấy tại miền nam nước Pháp, phía bắc Tây Ban Nha…đều mô tả những người
phụ nữ đầu nhỏ, mặt mũi không rõ nét, nhưng cơ quan sinh sản, gồm ngực, mông
và âm vật được khắc họa rất nổi bật.
Như vậy thời trung cổ ở châu Âu người ta tôn thờ vẻ đẹp gợi cảm với những bộ
phận đặc trưng của người phụ nữ được phô bày, nhằm thẻ hiện ước vọng phồn
vinh, sinh sản của con người.

Hình ảnh quyến rũ của người phụ nữ châu Âu thời trung cổ

Ở phương Đông, lúc này bước vào thời phong kiến, những quan điểm và tiêu
chuẩn về vẻ đẹp của con người cũng có sự biến đổi.
Trong triều đại nhà Tần và Hán: vẻ đẹp hình thể của phụ nữ được đánh giá cao,
nhưng đạo đức mới là nhân tố được nhấn mạnh hơn cả. Trong giai đoạn này, quần
áo phụ nữ tương đối đơn giản, chỉ một vài sự khác biệt nhỏ được tìm thấy giữa
quần áo và giày dép của phụ nữ và nam giới. Nhưng một ngày, khi phụ nữ nhận ra
rằng chỉ cần một làn da trắng thôi đã đủ mạnh để bỏ qua hàng trăm những thứ lỗi
lầm mà họ mắc phải, họ bắt đầu phát huy thế mạnh khuôn mặt của mình. Sự kết
hợp của áo và trang phục, trang điểm với bột và tô lông mày rậm, cộng với thân
hình tròn trĩnh nhưng xương nhỏ tạo thành hình mẫu cơ bản và lý tưởng của vẻ
đẹp nữ tính ở Trung Quốc.

Page
13


Trong thời nhà Tùy và nhà Đường: các tiêu chí về tính “tự nhiên, duyên dáng, và
khỏe mạnh” lại trở thành tiêu chuẩn vẻ đẹp chi phối trong giai đoạn này. Một vầng
trán rộng, khuôn mặt tròn và thân đầy đặn được cho là sẽ các yếu tố không thể
thiếu trong cái đẹp của người phụ nữ.

Ngoài ra, phụ nữ ăn mặc theo một phong cách khá cởi mở và cầu kỳ, cho thấy tác
động của xu hướng phóng khoáng du nhập từ phương Tây hiện đại.
Trên đây là hình ảnh của những đại mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc
thời phong kiến. Họ đều là những người có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”
và vẻ đẹp ấy đã làm khuynh đảo cả một đất nước, thay đổi cả lịch sử. Sau đây là đôi
nét về vẻ đẹp làm thay đổi giang sơn của các nàng: Điêu Thuyền là một trong tứ đại
mỹ nhân của Trung Quốc, khi nàng bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương
Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi
đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn
thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với
mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau
lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”. Nàng
cũng là một nữ gián

Page
14


điệp được gài vào làm cho hai cha con Đổng Trác và Lữ Bố phải ân oán mà giết
nhau.
Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên
ổn. Hán Nguyên Đế vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với
thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu
cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường
đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm
thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt
ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ
lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là
“Lạc Nhạn”. Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình,
sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và

Hung Nô.
Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được
tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn vẫn còn vương vấn quê hương.
Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa mẫu đơn, hoa
nguyệt quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng
không kềm được, buông lời than thở: “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều
có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuôn rơi,
nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải
là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người
cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi
Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhường”. Sau khi được vua Đường Huyền Tông sủng
ái, các chị gái của nàng đều được phong phu nhân, anh họ phong Tể tướng; nàng
làm vua Huyền Tông say đắm chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối
của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người,
nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì
Page
15


bà, giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền
Tông càng thích thú say sưa hơn. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu
múa xuất phát từ người Hồ. Vì say mê nàng mà vua bỏ bê triều chính, dẫn đến
cuộc bạo loạn tạo phản của các thế lực thù địch trong triều làm bao người dân vô
tội bị chết oan, do vậy có thể nói nhan sắc của Dương Quý Phi cũng khiến làm
điên đảo cả một đất nước.
Mỗi thời đại ở Trung Quốc thì những tiêu chuẩn về vẻ đẹp của con người mà
người phụ nữ là trung tâm đều đề cao nhan sắc, nhưng bên cạnh đó cũng rất chú
trọng đến tài năng, đức độ của họ. Chính những tài năng và tâm hồn đẹp đã khiến
cho những mỹ nhân trở thành những đại mỹ nhân, vẻ đẹp của họ có thể làm cho
thiên nhiên phải hổ thẹn mà giấu mình đi. Như vậy, thời xưa ở Trung Quốc khi

nói đến vẻ đẹp ở con người, tức là muốn nói đến vẻ đẹp hoàn mỹ từ hình thể đến
tâm hồn.
Đối với người Ấn Độ, họ luôn tôn sùng vẻ đẹp rạng ngời và huyền bí của các nữ
thần. Đó là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp của người phụ nữ với thân hình có ba điểm uốn
lượn của những đường cong tuyệt mỹ: bộ ngực cực lớn, eo cực nhỏ và mông cực
đầy. Ấn Độ đặc biệt nhấn mạnh vẻ đẹp gợi tình và người phụ nữ đẹp là cả thiên
đường của những lạc thú cho các giác quan. Những quan điểm ấy vừa nhân bản
vừa trần tục, vừa mang ý nghĩa linh thánh biểu tượng cho khát vọng vượt lên cái
“ta” và cái “phi ta”, hướng tới niềm an lạc tuyệt đích của giải thoát trong hợp nhất
cái Atman (linh hồn cá thể) và cái Brahman (linh hồn vũ trụ).
Như vậy, thời trung cổ quan niệm về vẻ đẹp ở con người bị chi phối bởi tôn giáo
và các lễ nghi phong kiến. Tuy nhiên, nó đã cho thấy cái nhìn thẩm mỹ của người
xưa về cái đẹp ở con người. Đồng thời, trong những biến đổi về tiêu chuẩn của vẻ
đẹp, vẫn còn những yếu tố truyền thống là tiêu chuẩn chung mà có nhiều nên văn
hóa chấp nhận, đó là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn.
Page
16


4. Thời Phục hưng

Thời kỳ Phục hưng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 ở một số nước châu Âu, nó được
coi là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kỳ cổ đại và
sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Nó cũng đánh dấu
giai đoạn chuyển tiếp của Châu Âu từ thời kỳ trung cổ sang thời kỳ cận đại, cũng
như từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ tư bản. Thành tựu rực rỡ của Văn hóa
Phục Hưng thể hiện trên rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là nghệ thuật. Trong đó
không thể không nhắc tới hội họa và điêu khắc.
Thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ mà nhân loại đã chứng kiến nhiều phát minh mới
trong nghệ thuật tạo hình. Sự xuất hiện chất liệu sơn dầu với khả năng tả khối, tả

chất cao đã giúp cho các hoạ sỹ Phục hưng có trong tay một phương tiện để biểu
đạt thành công vẻ đẹp của cuộc sống, trong đó có vẻ đẹp của con người. Tác phẩm
Mona Lisa của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi là một đại diện xuất sắc cho tư tưởng thẩm
mỹ của thời đại. Khi xem tranh, công chúng thưởng thức nghệ thuật vô cùng khâm
phục khả năng xử lý chất liệu sơn dầu của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi. Chân dung Mona
Lisa sống động đến mức chúng ta có cảm giác như đang đối diện với một con
người bằng xương, bằng thịt và thế giới tâm hồn phong phú ẩn sâu bên trong. Các
nhà phê bình nghệ thuật đã tốn không ít giấy mực để ngợi ca tác phẩm này. Đứng
ở góc độ nghệ thuật, đây là một bức chân dung đặc tả tính cách nhân vật thành
công. Tác phẩm là đỉnh cao trong sự thể hiện tư tưởng thẩm mỹ của thời đại về
một mẫu người công dân có nội tâm phong phú. Vẻ đẹp ngoại hình kết hợp với vẻ
đẹp nội tâm đã tạo nên sự hài hoà, cân bằng cho hình tượng nghệ thuật. Ngoài việc
diễn tả chất da thịt sống động, tác phẩm còn thành công ở việc diễn tả gương mặt
của Mona Lisa. Đặc biệt nhất là nụ cười của nhân vật. Hoạ sỹ đã nhấn mạnh hai
khoé môi, kết hợp với đường cong lên của mắt, mũi, miệng đã tạo được một nụ
cười đặc biệt, tồn tại theo thời gian, làm say đắm lòng người. Phía sau nhân vật là
phong cảnh núi non xa xa trập trùng, mờ ảo. Tất cả điều đó đã biểu hiện rõ ràng lý
Page
17


tưởng thẩm mỹ của thời đại. Con người luôn được coi là trung tâm của vũ trụ, là
báu vật của thiên nhiên. Ngày nay, vẽ chân dung một phụ nữ là một việc làm bình
thường của các hoạ sỹ, không gây nên sự xáo động nào của xã hội vì người phụ
nữ là hiện thân của cái đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận của người hoạ sỹ. Nhưng
với tranh của các hoạ sỹ thời Phục Hưng nói chung và của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi
nói riêng thì việc làm của họ thực sự là một cách mạng trong tư tưởng thẩm mỹ,
trong nghệ thuật.
Suốt thời trung cổ, trên các bức tranh ta chỉ thấy những gương mặt gầy guộc, má
hóp với đôi mắt mở to ngơ ngác như đang chìm đắm vào một thế giới mênh mông

nào đó. Đến thời Phục hưng, bên cạnh những hình tượng tôn giáo, con người thực
với vẻ đẹp mà tạo hoá ban cho đã được đưa vào tranh hết sức đẹp đẽ, thánh thiện.
Điều này hoàn toàn chưa được thể hiện trong nghệ thuật thời kỳ trung cổ. Tác
phẩm Mona Lisa, ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật, thể hiện tài năng của hoạ
sỹ, còn có một giá trị góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian, đó là giá
trị về mặt nội dung, tư tưởng thẩm mỹ, tính nhân văn cao cả. Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi
đã sử dụng một cách biểu hiện mới mà người Ý gọi là phương pháp “Sfumato”.
Có nghĩa là mọi thứ không diễn tả quá rõ ràng để khơi gợi trí tưởng tượng phong
phú cho người xem tranh. Cách biểu hiện đó đã góp phần tăng thêm sức hấp dẫn
cho tác phẩm, tạo sự thu hút đặc biệt với người xem. Cách biểu hiện tâm trạng, nụ
cười của Mona Lisa chính là một minh chứng cho việc sử dụng phương pháp
“Sfumato”. Nụ cười của Mona Lisa gợi cảm giác gần ta nhưng cũng rất xa ta.
Nhân vật đang vui hay buồn ta khó có thể đoán được. Tất cả ẩn dấu sau đôi mắt,
khoé miệng, nụ cười được giấu đi, song vẫn có thể được bộc lộ rõ ràng nếu tâm
trạng người ngắm tranh vui hoặc có thể ngược lại. Vẻ đẹp của Mona Lisa vừa rõ
ràng vừa ẩn dấu, vừa thân quen lại vừa xa vời vợi. Vì vậy càng ngắm tranh càng
phát hiện ra nhiều điều thú vị mà nếu chỉ lướt qua ta không thể nhận ra được. Đó
chính là sức hấp dẫn của tác phẩm khiến nó sống mãi, vượt qua thời gian, không
gian, chinh phục lòng người ở mỗi thời đại.
Page
18


Chân dung tự họa của Leonardo da Vinci

Tranh sơn dầu “Mona Lisa”

Tranh “Đức mẹ của đại công tước” của Ra-pha-en

Tượng “Đa-vít” của Mi-ken-lăng-giơ


Tác phẩm Đức mẹ của đại công tước của Ra-pha-en được vẽ theo yêu cầu của một
vị đại công tước. Vị đại công tước này đã coi tác phẩm như một báu vật. Đức mẹ
của đại công tước đạt đến một vẻ đẹp mẫu mực, hoàn mỹ về đề tài tôn giáo. Ở đây
Page
19


Ra-pha-en đã tạo ra hình tượng đức mẹ và chúa hài đồng đẹp, thực sự sinh động
và tràn ngập sức sống.
Tác phẩm Đa-vít của My-ken-lăng-giơ, sáng tác từ năm 1501 -1504, với khối đá
cẩm thạch, My-ken-lăng-giơ đã tạo ra một pho tượng người anh hùng Đa-vít của
dân Hebreuk đã chiến thắng người khổng lồ Gô-li-át. Pho tượng Da-vít có thể coi
như đồng nghĩa với sự hoàn thiện, hoàn mỹ về tỷ lệ, sự hài hoà giữa vẻ đẹp thể
chất và vẻ đẹp tinh thần. Đá cẩm thạch dưới bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc đã
biến thành chất da thịt sống động. Những đường gân, mạch máu được diễn tả
chính xác, nhất là trên đôi bàn tay. Mọi chi tiết của tượng Đa-vít có thể nói đều đạt
tới sự mẫu mực, chính xác. Tác phẩm là một chuẩn mực hoàn thiện của vẻ đẹp cơ
thể con người. Từ các khối hình: mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân…cho đến ngày
nay vẫn là những chuẩn mực để các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc tiếp tục kế thừa,
học hỏi.
Những tác phẩm phân tích trên đây là đỉnh cao cho tư tưởng thẩm mỹ thời đại
Phục hưng. Một thời đại mà cái đẹp hướng vào chính bản thân con người và thiên
nhiên. Đứng trước những tác phẩm đó người ta luôn tin rằng con người là mạnh
nhất và con người có thể vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống. Nếu ở thời kỳ
trung cổ, hình tượng con người được diễn tả với đôi mắt mở to như nhìn vào cõi
hư vô, tư thế cúi xuống để thể hiện sự cầu xin, ngước lên để sám hối, gương mặt
hốc hác, thân hình kéo dài ra thì trong nghệ thuật Phục hưng con người được diễn
tả đẹp đẽ, trong sáng với sự cân xứng hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và chiều sâu
của nội tâm. Nếu tư tưởng thẩm mỹ của thời kỳ trung cổ lấy thánh thần làm đích

để đánh giá và phấn đấu thì tư tưởng thẩm mỹ Phục hưng lấy chính con người, coi
con người là thước đo mọi giá trị, là trung tâm của vũ trụ. Nghệ thuật tạo hình thời
kỳ này thực sự là bản anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của con
người. Nghệ thuật không những được tái sinh mà còn phát triển đến đỉnh cao trên
nền của một hoàn cảnh xã hội mới. Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình Phục Hưng là
Page
20


cái đẹp của sự hài hoà và cân đối. An-béc-ti từng nói: “Sẽ khó đạt cái đẹp nếu
không có sự hài hoà”. Mục tiêu của phong trào văn hoà Phục hưng là đấu tranh
cho sự giải phóng con người. Kẻ thù của các nhà tư tưởng nhân văn và nghệ sỹ
thời kỳ Phục hưng là sự nghèo đói và dốt nát. Lý tưởng thẩm mỹ Phục hưng là lý
tưởng về sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự cân đối, hài hoà là cơ sở xây dựng cái đẹp.
Như vậy, nét nổi bật trong tư tưởng thẩm mỹ Phục Hưng chính là đời sống tâm
hồn con người và tính hiện thực trong nghệ thuật.
Có thể xem Phục hưng là thời đại con người trở về với chính mình sau cuộc hành
trình gian khổ suốt 10 thế kỷ. Sự trở về này thể hiện rõ nét trong chủ nghĩa nhân
văn với hai khía cạnh quan trọng: đề cao nhân tính, những giá trị đích thực của
con người, từng bước thay thế “sự thống trị của thượng đế” bằng “sự thống trị của
con người” trên thế gian này. Tiếp theo truyền thuyết cổ đại Hy lạp, La Mã, các
nhà tư tưởng Phục hưng đã đi tìm cơ sở khách quan cho cái đẹp. Cái đẹp hay vẻ
đẹp của con người bắt rễ ngay trong chính bản chất của sự vật.
Vẻ đẹp của con người được thể hiện rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc, hội
hoạ, kiến trúc của Ghibecti, Pico Della, Leonaard De Vinci…, vì họ quan niệm
rằng con người có khát vọng không gì dập tắt được là khát vọng không gì dập tắt
được là khát vọng thưởng thức cái đẹp, Anbecti viết: “Hơn tất cả, cặp mắt chúng
ta thèm thuồng cái đẹp, cái hoà điệu…Đôi khi chúng ta không thể giải thích được
những gì làm cho chúng ta phải bực dọc ngoài việc chỉ cho rằng chúng ta không
đủ sức để thoả mãn tới cùng niềm khát khao vô tận muốn được trực tiếp ngắm

nhìn cái đẹp”. Điều đó cho thấy mỹ học Phục hưng thấm nhuần nguyên lý khẳng
định cuộc sống, lạc quan và tích cực, nhằm khôi phục lại quyền con người được
hưởng hạnh phúc trên trần thế. Ở đây lần đầu tiên khi ca ngợi con người, các nhà
Phục Hưng khắc hoạ cái đẹp chân chất, tính chất kiêu kỳ, cao xa của vẻ đẹp con
người đã bị tước bỏ và thay vào đó là tính chất thế tục in đậm ý thức con người về
khát vọng chân, thiện, mỹ.
Page
21


Niềm khát khao cháy bỏng của các nhà nhân văn Phục hưng là làm sao để đạt tới
sự hoàn thiện, hoàn mỹ về nhân cách, tức làm sao cho con người “trở nên đẹp hơn
nữa”. Nếu như con người đã được Chúa ban cho nhiều ân sủng, nếu như con
người đã được sáng tạo ra theo hình ảnh của Chúa (như Kinh thánh nói), thì tại
sao cho đến nay con người vẫn chưa thể hiện mình như một nhân cách tự do, sáng
tạo. Việc mô tả con người trong nghệ thuật Phục hưng; những bức tranh khỏa
thân…là những cách để vươn tới lý tưởng thẩm mỹ mang tính chất nhân bản sâu
sắc. Điều đó cho thấy các nhà nhân văn Phục hưng đã khôi phục và phát triển tư
tưởng cổ đại về vẻ đẹp ở con người và sự hoà điệu giữa con người với tự nhiên,
trong sự hoà điệu này con người được đặt ở vị trí trung tâm. Những quan niệm
nhân bản về cái đẹp của con người thể hiện lý tưởng tất yếu của thời đại Phục
hưng.
Nghệ thuật trong thời đại Phục hưng đã đạt đến đỉnh cao về mặt tạo hình và
nghiên cứu hình thể con người. Một thời đại mà vẻ đẹp con người được tôn vinh,
được dùng làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp, hình tượng con người dưới bàn
tay tài hoa của những người nghệ sĩ hiện ra một cách thanh cao và thánh thiện. Đó
không còn là hiện thực trần trụi của cuộc sống mà đã được phản chiếu qua lăng
kính nghệ thuật của người nghệ sĩ đương thời. Bởi thế nó là biểu hiện của những
gì đẹp nhất, hoàn mỹ và lý tưởng nhất. Con người trong nghệ thuật Phục hưng
thường được thể hiện trẻ trung, mạnh mẽ và tràn trề sức sống. Điều đó lí giải cho

thuật ngữ Phục Hưng là sự tái sinh, làm sống những giá trị nhân văn. Tư tưởng đi
tìm cái đẹp hoàn mĩ của các nhà nghệ thuật thời bấy giờ được thể hiện ở chỗ họ
cố gắng tạo ra những hình tượng đẹp, mang tính lý tưởng và hoàn mỹ điều này thể
hiện tư tưởng của thời đại là khát khao một cuộc sống tươi đẹp, cố gắng vươn tới
sự hoàn mỹ (mà chỉ có nghệ thuật mới là phương tiện duy nhất giúp họ đạt được
điều đó). Một giá trị khác nữa, tôi gọi đó là ý chí nghệ thuật của người nghệ sĩ
điêu khắc. Thời bấy giờ không có phương tiên hiện đại như bây giờ, tất cả dựa vào
đôi bàn tay của người nghệ sĩ và tinh thần lao động nghệ thuật của họ. Tôi nghĩ
Page
22


ngoài tài năng thì phải có lòng đam mê thấm trong máu thịt cộng với sự kiên trì
sắt đá thì Michel mới tạo nên một David sừng sững hơn 5m bằng đá đẹp đến thế.
Tinh thần ấy là thứ chúng ta cần phải học tập và cố gắng.
5.

Thời hiện đại

Khi sáng tác thiên tình sử giữa Shiva và Parvati, thi hào cổ đại Ấn Độ Kalidasa
hình dung cái đẹp khác hẳn các cô người mẫu ốm nhom bây giờ. Với Kalidasa,
nàng Parvati là cô gái khêu gợi với thân hình nẩy nở đầy nữ tính. Trong nhiều thế
kỷ kể từ thời Kalidasa, ngoại hình “màu mỡ” là tiêu chuẩn sắc đẹp số một Ấn Độ.
Hình ảnh cái đẹp chuẩn mực như nàng Parvati xuất hiện khắp nơi trong đời sống
văn hóa Ấn.
Nói cách khác, với người Ấn Độ, phụ nữ đẹp phải là người có khuôn ngực đồ sộ,
dáng đi chậm và đặc biệt đôi môi tròn căng mọng. Nếu theo dõi các cuộc thi hoa
hậu thế giới hằng năm, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng hoa hậu Ấn Độ luôn có thước đo
theo “chuẩn Parvati”. Trong thực tế, chuẩn Ấn Độ cũng là một trong những chuẩn
được nhiều nền văn hóa khác chấp nhận.

Trong hàng triệu năm, quan niệm cái đẹp có chức năng nhất định trong tiến hóa,
đặc biệt là vai trò giúp chọn bạn tình.
Ngày nay, quan niệm cái đẹp tất nhiên tiếp tục duy trì chức năng trên nhưng sự
đánh giá về cái đẹp giữa các nền văn hóa bắt đầu xích lại gần nhau. Một gương
mặt hoàn hảo trong thời truyền hình cáp và Internet (ở đây, xin dược nhấn mạnh
tính hỗ trợ phổ quát của phương tiện truyền thông) không nhất thiết là gương mặt
Á Đông hay phương Tây. Nếu hiện diện chuẩn Đông - Tây trong khuôn mẫu hòa
hợp, “tính toàn cầu” của cái đẹp càng được chấp nhận ở tỉ lệ cao.
Siêu mẫu Ấn Độ Saira Mohan là một trong những người hiếm hoi đạt chuẩn mực
chung này. Hiện là người mẫu cho nước hoa Chanel, hãng thời trang Calvin Klein
và hãng đồ lót Victoria's Secret, Saira Mohan có nét đẹp truyền thống Ấn Độ như
Page
23


gốc gác của cha, nhưng cô cũng có cặp mắt tròn và
làn da sáng di truyền từ người mẹ (mang ba dòng
máu Pháp - Ireland - Canada). Saira Mohan là một
“chuẩn Parvati" có giá trị toàn cầu. Tại Ý, Anh,
Pháp, người ta rung động trước Saira Mohan. Tại
Trung Quốc. Thái Lan, Singapore, người ta cũng
bàng hoàng trước Saira Mohan. Cô là đại diện của
thứ chuẩn phổ quát, bất chấp ranh giới văn hóa. Cần
nhấn mạnh, tiêu chuẩn sắc đẹp thay đổi ít nhiều qua dòng thời gian và quan niệm
cái đẹp cũng bị ảnh hưởng bởi đà bùng nổ của công nghiệp thời trang và công
nghiệp mỹ phẩm. Ít nhiều, các nhà thiết kế thời trang và giới tiếp thị mỹ phẩm đã
khuôn định tiêu chuẩn sắc đẹp thời đại.
Trong nhiều năm, phụ nữ châu Á luôn ao ước mình có
làn da sáng, miệng nhỏ, mũi
thẳng, tóc dài đen mượt và

mặt trái xoan. Giờ đây, có
không ít cô gái châu Á muốn
mặt mình dài hơn một chút và
gò má hơi ''có góc có cạnh".

Vẻ đẹp châu Á truyền thống

Vẻ đẹp châu Á đang hướng tới?

Quan niệm cái đẹp đúng luôn đóng vai trò nhất định trong quá trình tiến hóa. Điều
này đã đúng, đang đúng và sẽ đúng. Theo khảo sát khoa học, nữ giới có ngoại
hình xinh đẹp hoặc dễ nhìn thường dễ xin việc và được lợi thế khi chọn lựa bạn
tình. Đó cũng là một trong những lý do hình thành sự bùng nổ công nghiệp thẩm
mỹ. Hàn Quốc hiện có hơn 1.200 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ (tỉ lệ bình quân đâu
người cao nhất thế giới). Doanh số mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp tăng đều đều và ào
Page
24


ạt. Các mặt hàng như Botox (thuốc chống nhăn da, do hãng Allergan sản xuất) bán
chạy như tôm tươi. Riêng tại Mỹ (năm 2003), doanh thu công nghiệp phẫu thuật
thẩm mỹ đã vọt lên 6,9 triệu USD (tăng 226% so với năm 1997). Tất nhiên, phụ
nữ châu Âu và chị em châu Á không nhường bước Mỹ trong cuộc chạy đua sắc
đẹp, bất chấp vô số trường hợp "lợn lành chữa thành lợn què" mà báo chí từng báo
động xanh báo động đỏ gần như hàng ngày.
Do vậy, muốn biết chính xác tiêu chuẩn chung của cái đẹp được nhìn nhận phổ
quát toàn cầu như thế nào, chỉ cần đến các thẩm mỹ viện.
Quả thực, để đưa ra quan niệm hay những tiêu chuẩn về vẻ đẹp của con người
trong thời đại ngày nay là không hề đơn giản. Có vẻ như những nét đẹp truyền
thống đang dần bị mai một, người ta dần thích những nét đẹp pha trộn giữa

phương Đông và phương Tây hơn. Tuy nhiên, không phải những vẻ đẹp truyền
thống lại mất đi “sức nóng” của nó. Vậy, trong thời đại ngày nay vẻ đẹp ở con
người dựa trên những tiêu chí nào? Như thế nào mới được coi là đẹp? Chúng ta sẽ
có câu trả lời trong phần tiếp theo của bài tiểu luận này.
II – BÀN VỀ VẺ ĐẸP CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Vẻ đẹp ở con người tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa. Hay nói cách khác, không có
mẫu số chung khi đánh giá cái đẹp ngoại hình. Tuy nhiên, cũng có vài yếu tố nhất
định tạo nên tiêu chuẩn chung cho cái đẹp và được đa số chấp nhận.
Vẻ đẹp về hình thức là như vậy, còn vẻ đẹp bên trong thì sao? Chẳng lẽ trong thời
đại ngày nay vẻ đẹp ấy không còn giá trị gì nữa? Để hiểu rõ hơn, ta sẽ nhìn nhận
lại về vẻ đẹp ở con người là như thế nào, qua đó khắc họa rõ nét vẻ đẹp ấy ở con
người hiện đại trên các khía cạnh và thử tìm ra tiêu chuẩn chung toàn cầu của vẻ
đẹp con người trên về cả mặt hình thức và tâm hồn mà được cả phương Đông lẫn
phương Tây chấp nhận.
1.

Vẻ đẹp hình thức
Page
25


×