Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi tham gia tốt trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.45 KB, 21 trang )

“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tốt trị chơi đóng kịch
theo tác phẩm văn học”
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3
tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ngồi việc cung cấp vốn từ cho trẻ
thì văn học cịn là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm ngay
từ tuổi ấu thơ làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết qua những lời hát ru,
được nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn đầy tình thương u và lòng
nhân ái.
Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi chưa biết đọc nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp
với tác phẩm văn học dường như phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo dẫn dắt trẻ
LQTPVH không chỉ dừng lại ở việc học mà còn bao gồm cả việc dạy cho trẻ kể lại
chuyện một cách diễn cảm, sáng tạo và đóng vai các nhân vật trong chuyện (đóng
kịch).
Dạy trẻ đóng kịch dựa vào các câu chuyện đã được chuyển thể thành kịch
bản là một hình thức cho trẻ LQTPVH mang tính chất trị chơi. Tổ chức trị chơi
đóng kịch cho trẻ sẽ góp phần rèn luyện và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, khả năng ngơn ngữ mạch lạc cũng như sự tự tin của trẻ khi đứng trước tập thể.
Tính tích cực được thể hiện ở chỗ, trẻ tự nguyện nhập vai nhân vật mà mình ưa
thích và say mê luyện tập đầu đến cuối. Xuất phát từ việc yêu thích nhân vật, được
tham gia "diễn" chung với các bạn, tập thể lớp và cô giáo, trẻ sẽ cố gắng thể hiện
tốt trách nhiệm của một "diễn viên" khi đứng trên sân khấu. Trong tình cảm ngây
thơ của trẻ nhỏ, được đứng trên sân khấu luyện tập diễn kịch, dù là khuôn viên
trong lớp học, được các bạn và cô giáo chăm chú theo dõi, vỗ tay tán thưởng là một
1



"niềm tự hào" đáng khích lệ ... Đây chính là điểm tâm lý mà giáo viên và các bậc
cha mẹ nên chú ý trong cách ứng xử với trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn có nhu cầu rất lớn về nhận thức và giao tiếp. Trẻ ln khao
khát tìm hiểu khám phá về mơi trường xung quanh mình. Trong tiến trình đó có sự
tham gia tích cực của ngơn ngữ, một cơng cụ giao tiếp quan trọng nhất của con
người. Trong giao tiếp, trẻ sử dụng ngơn ngữ lời nói kết hợp với các động tác, cử
chỉ, nét mắt (ngôn ngữ cơ thể) để trình bày ý nghĩa biểu cảm của mình với mọi
người xung quanh. Đây cũng là giai đoạn mà ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển
nhạy bén. Trong thời kỳ này, trẻ lĩnh hội ngôn ngữ đặc biệt dễ dàng thơng qua hình
vẽ cũng như trong các q trình tâm lý: Tri giác, tư duy... Cho nên, việc tạo cho trẻ
được phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe kể chuyện và diễn đạt lời nói, hành động
của mình thơng qua trị chơi đóng kịch là rất cần thiết. Thực tế hiện nay cho thấy
việc tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ trong các trường mầm non cịn rất hạn chế.
Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6
tuổi tham gia tốt trị chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học”.
2. Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu đề tài để trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp để tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất trong việc giúp trẻ tham gia tốt trị chơi đóng kịch đồng
thời nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giúp trẻ phát huy được tính tích
cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy - khả năng ghi nhớ có
chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp, tạo cho trẻ có khả năng hoạt động nghệ
thuật, sáng tạo và nó là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục Mầm non là một lĩnh vực khoa học và là một lĩnh vực nghệ thuật.
Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy địi hỏi làm cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ phải có năng lực tồn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn

2



thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ tuổi phát triển
một cách toàn diện.
Để tiến tới mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu
CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế” như NQ29 – NQTW của Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 khóa XI đã
xác định.
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời
đại của CNH – HĐH đất nước và mục đích chung của của Giáo Dục mầm non là
phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của
nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của
trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức,thẩm mỷ, tình cảm - xã hội. Mặt khác
chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1.
Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức
tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà
chơi”. Và trị chơi đóng kịch đóng vai trị hết sức quan trọng giúp trẻ diễn đạt hết
những suy nghĩ của trẻ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Trị
chơi đóng kịch là môi trường là điều kiện tốt cho trẻ hoạt động, khám phá, trải
nghiệm thể hiện bản thân và là một trong những hoạt động cần thiết trong việc hình
thành nhân cách cho trẻ để từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Thực trạng.
2.1. Thuận lợi
- Trường mầm non Quảng Ngọc có khn viên rộng rãi, thống mát, có đầy
đủ phịng học, có sân khấu ngồi trời. Đặc biệt nhà trường có đầy đủ các phương
tiện nghe nhìn như: ti vi, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đèn chiếu và 2 máy vi tính đã
nối mạng. Có đầy đủ các phơng bạt, kiểu chữ để trang trí tiêu đề.
-

Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo có nhiều giáo viên có năng khiếu về


tạo hình, vẽ đẹp.
-

Phịng lớp học rộng rãi thống mát, có đủ khơng gian cho trẻ hoạt động.
3


- Được Phòng giáo dục, lãnh đạo địa phương, phụ huynh quan tâm tạo mọi điều
kiện, tranh thủ mọi nguồn đầu tư để xây dựng cải tạo, mua sắm bổ sung CSVC,
trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho nhà trường.
Thuận lợi của lớp:
- Cơ có năng khiếu tổ chức chuyển thể kịch bản cho trẻ đóng kịch theo tác phẩm
văn học.
- Trẻ trong lớp ham thích được đóng kịch theo tác phẩm văn học.
2.2. Khó khăn.
-

Trang thiết bị chưa đồng bộ, vẫn còn một số trang thiết bị quá cũ, lỗi thời.

-

Diện tích phịng học chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới hiện nay để cho trẻ

hoạt động.
-

Chưa có phịng âm nhạc phịng chức năng.

-


Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhận thức của một số phụ huynh cịn thấp,

một số giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo.
-

Khó khăn của lớp:

+ Đồ dùng đồ chơi trong lớp còn thiếu theo quy định, ít đồ dùng đồ chơi để làm
cảnh trí.
+ Trang phục cho trẻ đóng kịch theo tác phẩm văn học cịn ít tính thẩm mĩ chưa
cao.
+ Chưa có đầy đủ các phương tiện âm thanh để hỗ trợ hoạt động đóng kịch theo tác
phẩm văn học.
+ Đa số trẻ trong lớp mới đi học từ một đến hai năm nên chưa thực sự tự tin thể
hiện vai diễn của mình.
+ Các cháu cịn nói tiếng địa phương nhiều.
+ Trẻ trong lớp đông (40 cháu) nên không thể tổ chức cho tất cả trẻ trong lớp hoạt
động đóng kịch theo tác phẩm văn học trong một giờ hoạt động
Để tìm cho mình những giải pháp hợp lý, có hiệu quả việc đầu tiên là tôi kiểm
tra, khảo sát thực tế của lớp tôi chủ nhiệm và khảo sát đánh giá các kỹ năng của trẻ
trong diễn kịch.

4


Bảng khảo sát
TT

Nội dung


Kết quả
Trẻ Đạt
Tỷ lệ
Tốt
Khá
%

1

Trẻ thuộc truyện

2
3
4
5

Tỷ
lệ
%

TB

Tỷ
lệ
%

Trẻ


Tỷ lệ

%

4

10

6

15

6

15

24

60

Trẻ tự nguyện đóng
vai nhân vật

6

15

8

20

7


17,5

20

50

Trẻ biết thể hiện vai
nhân vật

4

10

6

15

6

15

24

60

Trẻ biết thể hiện 4
ngôn phù hợp với
vai diễn
Trẻ biết diễn xuất 4

đối thoại tốt.

10

7

12,5

9

22,5

20

50

10

6

15

6

15

24

60


3. Những biện pháp thực hiện.
- Lựa chọn tác phẩm văn học để xây dựng kịch bản, chuyển thể kịch bản và
giúp trẻ hiểu ghi nhớ nội dung truyện.
- Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật…
- Sử dụng triệt để và có hiệu quả một số yếu tố phụ trợ.
- Nhận xét.
- Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà
trường.
3.1. Lựa chọn tác phẩm văn học để xây dựng kịch bản, chuyển thể kịch bản và
giúp trẻ hiểu ghi nhớ nội dungkịch bản .
3.1.1.Lựa chọn tác phẩm văn học để xây dựng kịch bản.
Trẻ tuổi mầm non chưa thể đọc được truyện và quá trình cho trẻ LQTPVH
cần phải đa dạng, sinh động nên một trong những yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm
5


văn học cho trẻ là nên có những tác phẩm phù hợp với độ tuổi có thể chuyển thể từ
ngơn ngữ viết sang ngôn ngữ kể lại chuyển từ chuyện kể sang kịch bản.
Đối với tác phẩm chuyển từ chuyện kể sang kịch bản địi hỏi chuyện phải có
nội dung hấp dẫn, có sức lơi cuốn và tạo được nhiều cảm xúc ở trẻ, có tính kịch, có
mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật và khơng nên có nhiều nhân vật, hình thức
đối thoại là chủ yếu. Các nhân vật đó ln tham gia tích cực vào tất cả các tình tiết
của truyện. Đối với tác phẩm thơ thì phải có cốt chuyện.
Truyện độc thoại là thể loại được sủ dụng nhiều trong chương trình giáo dục
mầm non nói chung và trong trị chơi đóng kịch nói riêng. Có thể kể đến hàng loạt
các tác phẩm quen thuộc như : Bác gấu đen và hai chú Thỏ, chú Vịt xám, đôi bạn
tốt, hoa mào gà, ba cô tiên, quả bầu tiên, Dê con nhanh trí, mùa xuân trẻ cánh đồng,
hoa râm bụt (Nguyễn Thái Vận), ai đáng khen nhiều hơn? (Phong Thu)... Truyện
độc thoại mang đến cho trẻ niềm vui khi được hóa thân vào các nhân vật ưa thích
trong các vai kịch. Thơng qua đó trẻ được làm giàu kiến thức về thế giới động vật,

thế giới thực vật xung quanh mình; trẻ cảm nhận được mối quan hệ của con người
trong gia đình và xã hội; đặc biệt giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ.
Cho trẻ tiếp nhận truyện độc thoại theo cách tổ chức trò chơi đóng kịch là
cách thức cho trẻ cảm thụ câu chuyện một cách hào hứng và sâu sắc bởi tính trực
quan sinh động của nó. Hơn nữa, qua việc nhập vai vào "nhân vật" trẻ được trải
nghiện những tình cảm tốt đẹp, những kiểu xử lý khôn ngoan để mà học làm
người...
Tính cách của nhân vật tự bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ (đối thoại, độc
thoại). Khi chuyển thể phải tập chung vào ngôn ngữ đối thoại để gây được ấn tượng
cho người đọc, người nghe.
Ví dụ: Truyện kể : "chú Dê đen" dũng cảm có tính kịch cao. Truyện gồm
3 nhân vật: Dê đen, Dê trắng, Chó Sói. Qua ngôn ngữ độc thoại của Dê đen, Dê
trắng, ngôn ngữ đối thoại của hai con dê với Chó Sói đã bộc lộ tính cách yếu đuối
nhút nhát của Dê trắng, đối lập hoàn toàn với sự dũng cảm của Dê đen.
3.1.2. Chuyển thể kịch bản.
6


Là quá trình chuyển thể tác phẩm từ chuyện kể kịch bản đây là cơng việc hết
sức quan trọng, địi hỏi người giáo viện phải hiểu thật sâu sắc tác phẩm - tính cách
của từng nhân vật trong tác phẩm. Chủ động trong việc sáng tạo hay bổ sung thêm
những tình tiết, sự kiện vào trong kịch bản để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn mà
không làm thay đổi nội dung cốt truyện. Tuy nhiên để xây dựng được một kịch bản
đáp ứng được đầy đủ nội dung và thể hiện được tính nghệ thuật thì giáo viên phải
tn thủ đầy đủ những yêu cầu sau đây:
Xác định nhân vật: phải xác định rõ số lượng nhân vật trong một tác phẩm quá trình phát triển tâm lý - tính cách rõ nét của từng nhân vật, hành động giọng nói
của từng nhân vật phân vai cho hợp lý sao cho phù hợp và làm nổi bật được nội
dung tác phẩm.
Ví dụ: Câu chuyện: " Quả Bầu Tiên" có 3 nhân vật chính.
Tính cách nhân vật: Cậu bé hiền lành, tốt bụng, u q chăm sóc bảo vệ

các lồi vật.
Lão địa chủ: Tham lam, độc ác.
Trong các vở kịch tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động và
ngơn ngữ trong đó bao gồm cả ngơn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.
Ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản thường là những lời giới thiệu, lời dẫn
truyện trong truyện kể, đòi hỏi giáo viên phải kéo léo đưa những lời giới thiệu, lời
dẫn đó trở thành lời nói của nhân vật cùng với thái độ - cử chỉ - hành động để giúp
cho người nghe, người xem có thể hiểu được diễn biến của vở kịch - kịch bản.
Ví dụ: Trong chuyện " chú Dê đen" truyện kể mở đầu có đoạn " có một
chú Dê trắng đang đi vào rừng để tìm kiếm lá non ăn và nước suối mát để uống"
nhưng khi chuyển thể sang kịch bản giáo viên có thể chuyển thành lời của nhân vật.
"Ơi mùa xn thật là đẹp mình phải đi vào rừng để kiếm lá non ăn và nước
suối mát để uống thơi".
Độc thoại trong kịch bản cũng có thể là những lời giao đãi giữa các nhân
vật với khán giả.
7


Ví dụ: Trong câu chuyện " cây tre trăm đốt" có đoạn anh nơng dân nói
với khán giả.
" Bà con ơi! Bà con làm chứng cho tôi nhé, lão nhà giàu đã hứa gả con gái
cho tôi rồi đấy". Khi lời giao đãi đã được đưa vào kịch bản thì cả diễn viên với
khán giả đều cảm thấy rất hào hứng, thích thú và bị cuốn hút vào diễn biến của vở
kịch.
Ngơn ngữ đối thoại: Đối thoại là q trình giao tiếp của hai hay nhiều nhân
vật với nhau được phối hợp với cử chỉ hành động. Với trẻ mẫu giáo chưa phát triển
đạt đến mức hoàn thiện nên khi chuyển thể kịch bản nên giáo viên cần chú ý đến
ngôn ngữ nhân vật.
Lời thoại phải ngắn gọn, dễ hiểu để diễn đạt đủ câu, đủ ý. Giàu hình ảnh,
đảm bảo lời hay ý đẹp. Tránh những câu nói dài dịng, những câu hỏi ép mớm,

khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo, kỹ năng phát trển ngôn ngữ mạch lạc
của trẻ.
Trong khi chuyển thể thành kịch bản cho phép chúng ta có thể thêm hoặc
bớt tình tiết và nhân vật nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của kịch bản. Một
vở kịch có thể có từ 3-4 nhân vật chính, nếu q ít nhân vật thì tẻ nhạt nhưng quá
trình nhiều thì vở kịch trở nên lộn xộn, không trọng tâm làm phân tán sự chú ý của
trẻ.
Ví dụ: Trong câu chuyện " Chú Dê đen" vì câu chuyện chỉ có ba nhân vật
nhưng chúng ta có thể thêm nhân vật Thỏ trắng xuất hiện ở đầu câu chuyện cùng
Dê đen và Dê trắng đi kiếm ăn và ở cuối câu chuyện để cùng Dê đen và Dê trắng
đánh lại chó sói.
Hoặc ví dụ: Trong kịch bản " Cây tre trăm đốt" ngồi Lão địa chủ, cơ con
gái, anh nơng dân chúng ta có thể xây dựng thêm nhân vật bà con hàng xóm vì
trong vỏ kịch các nhân vật độc thoại quá nhiều. Mục đích khi đưa những nhân vật
này vào làm cho vở kịch thêm phần sinh động hơn, vui hơn, tránh được sự đơn
điệu, tẻ nhạt.
8


Ví dụ: Trong chuyện "Tấm Cám" có những chi tiết rất dài thể hiện sự độc
ác của hai mẹ con Cám:
- Trút bớt tôm tép.
- Giết cá bống.
- Trộn gạo vào thóc.
Vì câu chuyện rất dài nên khi xây dưng kịch bản chúng ta có thể bỏ đi một
số chi tiết. Điều đó khơng ảnh hưởng đến diễn biến, nội dung của kịch bản. Bỏ một
trong ba chi tiết thì mẹ con Cám vẫn độc ác và Tấm vẫn là Tấm chăm chỉ, ngoan
hiền đến nhẫn nhục.
Trong quá trình xây dựng kịch bản giáo viên cần chú ý đến tính kịch. Nếu
vở kịch khơng có tính kịch thì khơng hấp dẫn đối với người xem, nhưng đối với

truyện kể dành cho trẻ mầm non khơng phải chuyện nào cũng có tính kịch. Vì vậy
giáo viên cần phải sử dụng hình thức cài kịch giữ kịch để vở diễn thêm phần sinh
động và lơi cuốn hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện " chú Dê đen" chúng ta dàn đựng để Dê đen và
Nai con đến cứu bạn và cài kịch ba bạn đánh cho Chó sói một trận tơi bời.
Đối với phần kết sau những diễn biến, những sự kiện xảy ra thì tất cả cuối
cùng đều được giải quyết theo luật nhân quả: Ở hiền gặp lành, chính nhân sẽ thắng,
báo ân trả ốn.
Ví dụ: Lão địa chủ trong câu chuyện "quả bầu tiên" sẽ không chết mà được
cứu sống tỏ ra ân hận và lấy của cải ra chia hết cho dân nghèo. Rồi trong chuyện
"chú Dê đen" Dê trắng khơng bị Chó sói ăn thịt mà được Dê đen cứu và trong
chuyện "ba cô gái'' Cô Cả và Cô Hai sau khi biến thành rùa và nhện tỏ ra ân hận,
hối cãi, được trở thành người biết yêu thương, chăm sóc mẹ già.
3.1.3. Giúp trẻ hiểu ghi nhớ nội dung cốt truyện.
Đối với những tác phẩm mới, giáo viên kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe
nhiều lần, kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh minh họa, đàm thoại với trẻ vể nội dung
chi tiết của truyện. Đặc biệt cô cần chú ý khi thể hiện ngữ điệu giọng nói của từng
9


nhân vật và nhắc đi nhắc lại, điều đó giúy trẻ tái tạo lại hình ảnh nhân vật trong khi
đóng kịch.
Đối với tác phẩm trẻ đã được làm quen cô nên tóm tắt lại nội dung truyện
(hoặc đóng lại kịch bản hay chỉ kể về các sự kiện xảy ra với các nhân vật của
truyện) cho trẻ nghe.
3.2. Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có thể nắm được các cấu trúc với những từ
mới, từ khó trong tác phẩm một cách rõ ràng tuy vậy chúng ta khơng thể địi hỏi
cao ở khả năng diễn xuất ở trẻ mà chỉ dừng lại ở mức độ giúp trẻ thể hiện hợp lý
giữa ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ - biết phối hợp lời nói, cử chỉ cá nhân với lời nói

cử chỉ của các nhân vật khác một cách chủ động, đúng lúc, đúng chỗ.
- Muốn giúp trẻ nắm được vai diễn của mình cơ giáo cần tạo điều kiện cho
cháu hiểu về tác phẩm, hiểu về vai mình đóng đồng thời cho trẻ luyện tập vai diễn
của mình, khi diễn trước tập thể - Đối với những đoạn nhân vật thể hiện ngôn ngữ
độc thoại hay đối thoại thì tùy thuộc vào hồn cảnh cụ thể của nhân vật mà giáo
viên giúp thể thể hiện sao cho phù hợp với diễn biến vở kịch và tính cách của nhân
vật, ngơn ngữ của nhân vật phải ngắn gọn - đủ ý - dễ hiểu, truyền tải đầy đủ nội
dung cần thể hiện - câu đối thoại phải có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ - rõ ràng mạch
lạc, cần loại bỏ những từ: mày - tao - mi thay vào đó những câu phù hợp mà khơng
làm thay đổi ngữ điệu giọng và tính cách nhân vật.
Ví dụ: Trong câu chuyện "Chú dê đen" có đoạn đối thoại giữa Dê trắng, Chó
sói, Dê đen - Chó sói.
Dê kia mày đi đâu? Chuyển thành dê kia đi đâu.
Dê: Tơi đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống.
Chó sói: Ha ha vậy à.
Trên đầu có gì? => Trên đầu ngươi có gì?

10


Hình ảnh đóng kịch truyện chú dê Đen
+ Cần chú ý sửa sai cho những trẻ nói nhanh - nói lắp - nói ngọng . Trong
q trình các nhân vật đối thoại với nhau mà mắc những lỗi nào sẽ làm cho người
xem không hiểu được nội dung đoạn hội thoại làm cho vở kịch nên kém hấp dẫn.
+ Trong khi hướng dẫn trẻ đóng kịch giáo viên cần chú ý luyện cho trẻ cách
thể hiện ngữ điệu, giọng của nhân vật. Xác định rõ đặc điểm - tính cách của từng
nhân vật mà giúp trẻ thể hiện sao cho phù hợp.

Hình ảnh đóng kịch truyện chú dê Đen
Giọng bà già: Chậm rãi, yếu ớt, khi ốm thì ho – rên.

Giọng Dê trắng: Run rẩy - sợ sệt.
11


Giọng Dê đen: To - dứt khoát - rõ ràng.
Giọng Thỏ mẹ: Ân cần - dịu dàng - ấm áp.
Giọng Thỏ em: Nhanh - nhí nhảnh - hồn nhiên.
Giọng Thỏ anh: Chậm - khoan thai.
+ Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến những từ cần nhấn mạnh trong các câu
nói của nhân vật.
Ví dụ: Câu nói của Lão địa chủ trong câu chuyện "quả bầu tiên" trong đoạn
thả én con lên trời.
Bay đi én con - mau bay đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta (thể hiện sự độc ác tham
lam của lão địa chủ).
Câu nói của Chó sói trong câu chuyện "chú Dê đen".
"À ta nhớ ra rồi - ha ha - ở đoạn đường này họ hàng nhà Dê thường hay qua lại.
- Đi liền với ngôn ngữ là cử chỉ - điệu bộ - nét mặt nó đóng vai trị hết sức
quan trọng làm nổi bật tính cách nhân vật tạo nên sự sinh động - hấp dẫn của vở
kịch.
Ví dụ 1: Đoạn Dê đen đi tìm Dê trắng: Mặt lo âu, hốt hoảng - điệu bộ vừa đi
vừa chạy - ngó nghiêng tìm kiếm - giọng nói to - nhanh thể hiện sự lo lắng: "Dê
trắng ơi! bạn ở đâu - các bạn ơi, các bạn có thấy bạn Dê trắng của tơi khơng?"
Ví dụ 2: Đoạn lão địa chủ trong câu chuyện: "Cây tre trăm đốt" bị dính vào
cây tre: Mặt méo xệch, thở hổn hển, hai tay chắp vái - chân quỳ gối - giọng hốt
hoảng van xin.
- Đối với cách di chuyển của các nhân vật trên sân khấu, giáo viên cũng cần
chú ý để hướng dẫn trẻ - các nhân vật khi xuất hiện thì khơng nên đứng lâu một chỗ
phải phối hợp với ngôn ngữ - cử chỉ điệu bộ sao cho hợp lý, các nhân vật khi giao
tiếp với nhau phải luôn vận động - đổi chỗ cho nhau hoặc chuyển vị trí khác. Khi
giao tiếp phải nhìn vào mặt nhau có người nói người nghe - không cướp lời nhau thường xuyên giao lưu với khán giả.

3.3. Sử dụng triệt để - có hiệu quả một số yếu tố phụ trợ và biểu diễn.
12


Sau khi đã xây dựng hoàn thiện kịch bản, tổ chức cho trẻ tiếp xúc với kịch
bản và tiến hành luyện tập thì giáo viên phải chuẩn bị một số yếu tố cần thiết để
cho vở kịch hay hơn, sinh động hơn và đạt tới đỉnh cao của sự hoàn thiện đó là:
- Hóa trang: Có thể dùng bút, son, phấn để hóa trang khn mặt trẻ cho thích
hợp với vai trẻ đóng, nổi bật đặc điểm bên ngồi và tính cách của nhân vật.
- Trang phục: Giáo viên cần chuẩn bị trang phục sao cho phù hợp với đặc
điểm của từng nhân vật. Tuy nhiên không nên quá cầu kỳ hoặc chú trọng quá vào
trang phục. Đối với những vở kịch biểu diễn trong tiết học, trong các hoạt động
góc, sinh hoạt chiều thì giáo viên chỉ cần chuẩn bị những trang phục đơn giản: như
mũ muá hoặc những đồ dùng chỉ mang tính chất tượng trưng. Chỉ khi biểu diễn
trong các cuộc thi, các ngày lễ hội thì giáo viên cần chuẩn bị trang phục đầy đủ,
phù hợp với từng nhân vật: Mũ múa, mặt nạ, hình nộm... Giáo viên có thể gợi ý để
trẻ thảo luận, tự lựa chọn cách hóa trang cho vai diễn của mình hoặc có thể gợi ý để
trẻ về nhà trang phục hóa trang ở gia đình.
- Cảnh trí: Khơng nên trang trí q lịe loẹt, rườm rà. Cũng như trang phục chỉ
trong các hoạt động lớn thì cảnh trí mới gần đúng như thật: Cây, núi, nhà còn trong
giờ học và các hoạt động khác thì chỉ cần miếng xốp cũng đã là tảng đá, bảng cũng
có thể là ngơi nhà. Sử dụng thêm màm hình chiếu để làm cảnh trí và tạo âm thanh
trực tiếp đã được cài đặt sẵn trong máy tính. Chỉ cần trẻ yêu và ham thích hoạt
động đóng kịch thì tất cả trong trí tưởng tượng của trẻ đều giống thật.

- Âm thanh: Âm thanh được sủ dụng trong quá trình trẻ diễn kịch cũng đem
lại sự sinh động - cuốn hút đối với diễn viên cũng như khán giả: Nhạc đệm cho một
13



bài hát, tiếng gà gáy, tiếng nước chảy róc rách, tất cả đều là sự hấp dẫn khi được sử
dụng trong q trình trẻ diễn xuất.
Ngồi ra giáo viên cần chú ý những đồ dùng cần thiết cho các vở kịch:
Cuốc, hái, đao...làm bằng bìa cứng để thuận lợi cho trẻ hoạt động.
Khi tiến hành buổi đóng kịch, cơ giáo nên là người giúp trẻ giới thiệu các
vai diễn, đồng thời cơ hướng dẫn vai trị của khán giả, cách thể hiện của các diễn
viên, giới thiệu về vở kịch là thời điểm khá quan trọng, nó giúy mọi trẻ hứng thú và
tập chung vào hoạt động
- Tổ chức cho từng nhóm trẻ biểu diễn, mỗi lần nên cho một nhóm biểu diễn
có thể vào các thời điểm: Các cuộc thi, các ngày lễ hội, giờ vui chơi, giờ LQTPH,
giờ chuẩn bị trả trẻ. Cơ giáo có thể chuẩn bị hoa tặng phẩm để tặng cho các cháu
sau mỗi lần biểu diễn. Động viên các cháu vỗ tay, khen ngợi các bạn biểu diễn
tham gia các hoạt động đóng kịch. Điều quan trọng là phải làm sao lôi cuốn được
tất cả các trẻ trong lớp tham gia.

Một việc làm cần thiết là giáo viên cho trẻ ôn lại những vở kịch đã dựng và
cô phải thông báo trước cho trẻ. Việc đó giúp cho trẻ cảm thụ sâu sắc hơn về tác
phẩm văn học và nhuần nhuyễn hơn trong kỹ năng nhập vai, đồng thời giúp trẻ tự
tin hơn, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm hơn.
Đây là biện pháp mang tính hỗ trợ nhưng nếu thiếu nó thì vở kịch dù có hay
thế nào đi chăng nữa thì cũng thiếu sự hấp dẫn. Không gây được hứng thú đối với
trẻ. Có thể chúng ta phải chuẩn bị cơng phu, đầy đủ cho các vở kịch biểu diễn trong
các ngày hội, các cuộc thi còn trong các hoạt động khác mặc dù không nên quá chú

14


trọng nhưng cũng phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản để gây hứng thú cho trẻ và
giúp trẻ ln ln u thích và tư tin tham gia đóng kịch TPVH.
Trẻ mẫu giáo lớn có thể biểu diễn cho các em nhỏ hơn xem, chứ không dừng

lại ở các bạn trong lớp của trẻ. Giáo viên lớp mẫu giáo lớn nên phối hợp với giáo
viên các lớp nhỡ và bé để lên kế hoạch diễn kịch cho trẻ xem, đồng thời phải thơng
báo trước cho trẻ lớp lớp mình biết về kế hoạch đó. Xem kịch là một hoạt động văn
hóa khơng chỉ có người diễn mà cả người xem cũng tỏ ra là người có văn hóa. Kết
quả của buổi diễn được thể hiện ở sự hưởng ứng của những người xem bằng những
lời tán thưởng, bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt hay những bông hoa trao tặng
cho những "diễn viên"... Đơi khi người xem cị hát múa cùng với "diễn viên" làm
cho khơng khí của vở kịch thêm sơi động.
3.4. Nhận xét.
Sau khi trị chơi kết thúc, giáo viên bao giờ cũng cho trẻ tự nhận xét về vai
diễn của mình, đồng thời cho khán giả nhận xét để biết được mức độ tiếp thu của
trẻ. Cuối cùng, giáo viên phải đưa ra những lời nhận xét của mình để khuyến khích
trẻ tiếp tục phát huy trong những lần sau. Ở đây, giáo viên có thể kết hợp với biện
pháp thi đua khen thưởng, trao giả để kích thích tính tích cực của trẻ khi tham gia
trị chơi đóng kịch.
Tóm lại trị chơi đóng kịch là một hoạt động có tính lơi cuốn mạnh mẽ đối với
trẻ ở trường mầm non, nó góp phần vào việc phát huy tính tích cực, sáng tạo và rèn
luyện khả năng biểu cảm của trẻ. Hoạt động này đòi hỏi cả giáo viên và trẻ có sự
đầu tư tốt về thời gian cũng như tinh thần say mê tập luyện, đặc biệt là sự nhiệt
huyết và sự linh hoạt của người giáo viên thì trị chơi mới thu được kết quả tốt nhất.
3.5 Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà
trường.
Cơng tác tham mưu và phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và
là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm/lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện
tốt mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ.
15


Làm tốt công tác tham mưu sẽ giúp lãnh đạo địa phương, các ban ngành
đoàn thể, các nhà hảo tâm sẽ ủng hộ và đầu tư về CSVC, trang thiết bị cho nhà

trường. Ngay từ đầu năm học cùng với BGH nhà trường tôi đã tham gia ý kiến về
tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị để hiệu trưởng làm tờ trình, trình lãnh đạo địa
phương để địa phương phê duyệt các kế hoạch về mua sắm trang thiết bị, tu sửa các
đồ dùng, đồ chơi nguyên học liệu phục vụ cho các hoạt động học và vui chơi của
trẻ nói chung và đồ dùng, đồ chơi nguyên học liệu phục vụ cho mãng đóng kịch nói
riêng.
Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa trường/lớp
mầm non và cha mẹ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong q trình
chăm sóc - giáo dục trẻ.
Phối kết hợp với các bậc cha mẹ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần,
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
Thông qua việc phối kết hợp với các bậc cha mẹ để tuyên truyền hướng dẫn
các bậc phụ huynh cách hướng dẫn trẻ cảm thụ TPVH, thuộc kịch bản, thuộc lời
thoại - hành động của các nhân vật nhất là nhân vật trẻ nhập vại và để họ hiểu được
phần nào công việc của giáo viên hướng dẫn trẻ ở trường mầm non.
Bám sát kế hoạch chuyên môn của nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã
xây dựng nội dung các kịch bản của các TPVH tuyên truyền cụ thể cho các bậc phụ
huynh để cho phụ huynh hướng trẻ thêm ở nhà.
Có nhiều hình thức và biện pháp phối hợp với cha mẹ của trẻ:
- Đối với nhà trường: Chúng tôi thành lập hội cha mẹ phụ huynh, chi hội của
các khối/lớp. Nhà trường sẽ tuyên truyền kết hợp thông qua các buổi họp phụ
huynh, thông qua đài truyền thanh, qua các buổi lao động cơng ích,..
- Đối với nhóm/lớp: qua trao đổi trực tiếp hàng ngày, qua góc tun truyền,
qua hình ảnh, pa nơ có treo ở lớp rồi thông qua các bản tin thông báo riêng của lớp
mình.

16


Ví dụ: Để thực hiện tốt kịch bản "Ba cơ gái" thuộc chủ đề "Gia đình" giáo

viện thơng báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau để cho
trẻ đóng kịch tốt.
- Cha mẹ phối hợp cùng giáo viên hướng dẫn trẻ các nội dung:
+ Cảm nhận được nội dung, thuộc tác phẩm văn học truyện "Ba cô
gái".
+ Biết được các nhân vật trong kịch bản: Cơ Cả, Cơ Hai, Cơ Út, Bà
Mẹ, Sóc Nâu
+ Mối quan hệ, tình cảm và trách nhiệm của các nhân vật.
+ Hướng dẫn trẻ thể hiện ngữ điệu, giọng điệu, cử chỉ điệu bộ của các
nhân vật trong kịch bản.
+ Giáo dục trẻ tôn trọng, lễ phép biết u thương tất cả những người
thân của mình: ơng,bà, bố, mẹ; yêu quý em bé,..
-

Cha mẹ cùng phối hợp hỗ trợ các yếu tố phụ trợ cho kịch bản của
lớp học:

+ Đồ dùng, đồ chơi cho kịch bản : Mô hình ngơi nhà, các khung cửa,
khung xe chỉ, chậu, bột...
+ Cảnh trí: Tranh, ảnh, cây ...
+ Hóa trang, trang phục phù hợp với vai diễn của trẻ.
Như vậy, quan hệ phối hợp giữa các bậc cha mẹ với nhóm/lớp và trường
mầm non là điều kiện không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục nói chung và trong việc hướng dẫn trẻ đóng kịch theo TPVH nói riêng. Vì
vậy, cơ giáo cần tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của các bậc cha mẹ về kinh nghiệm
của cha mẹ, về sự đóng góp hỗ trợ và đặc biệt sự phối kết hợp trong việc hướng
dẫn trẻ thuộc TPVH, thuộc kịch bản, thuộc lời thoại của các nhân vật rồi làm đồ
dùng đồ chơi, trang trí cho các kịch bản của lớp.
Trên đây là một số biện pháp mà trong q trình một năm trải nghiện tơi
nhận thấy thật sự có hiệu quả, trẻ hứng thú, tự tin, ham thích và mong muốn được
tham gia đóng kịch, biết thể hiện ngôn ngữ mạch lạc, truyền cảm biết thể hiện tính

17


cách của các nhân vật thông qua cử chỉ, thái độ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt. Nói
chung khi các biện pháp này được thực hiện trên trẻ thì đã giúp cho trẻ hồn thiện
hơn về việc phát triển ngơn ngữ mạch lạc, trẻ tự tin hơn và thực sự ham muốn được
tham gia đóng kịch
PHẦN III
KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1.Kết quả đạt được.
Qua các giải pháp đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp vào lớp học do tôi
chủ nhiệm đã đem lại cho tôi kết quả cụ thể như sau:

Bảng khảo sát
TT

Nội dung

Kết quả
Trẻ Đạt
TB

Tỷ
lệ
%

Trẻ


Tỷ lệ

%

40

8

20

2

5

Tỷ lệ
Tốt
Khá
%

Tỷ
lệ
%

14

35

16

1

Trẻ thuộc truyện


2

Trẻ tự nguyện đóng
vai nhân vật

13

32,5

18

45

7

17,5

2

5

3

Trẻ biết thể hiện vai
nhân vật

15

37,5


18

45

5

12,5

2

5

14

35

16

40

7

17,5

3

7,5

15


37,5

18

45

5

12,5

2

5

4
5

Trẻ biết thể hiện
ngôn phù hợp với
vai diễn
Trẻ biết diễn xuất
đối thoại tốt.

Đối chiếu với kết quả ban đầu ta thấy rằng kết quả đã nâng lên rõ rệt từ chỗ
chỉ có 1/3 số trẻ trong lớp biết diễn kịch thì đến bây giờ trẻ trong lớp tơi đã có 95%
số trẻ biết diễn kịch và kỹ năng diễn kịch nhập vai diễn rất đạt, linh hoạt trong các
vai diễn. Kỹ năng đật câu hỏi, kỹ năng kể chuyện các cháu trong lớp đều thực hiện
được rất tốt. Các cháu diễn kịch rất tự tin, diễn đạt ngôn ngữ lời thoại chôi chảy thể
18



hiện đúng giọng điệu, ngữ điệu kết hợp cử chỉ điệu bộ của nhân vật phù hợp và có
tính hiệu quả hoạt động cao.
2. Bài học kinh nghiệm.
- Để hoạt động đóng kịch theo TPVH đạt hiệu quả cao nhất, trước hết giáo
viên phải cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức nhất định: Tên chuyện, cốt chuyện,
tính cách nhân vật.
- Chú trọng đầu tư vào việc lựa chọn chuyển thể kịch bản, lựa chọn tác phẩm
hay phù hợp với lứa tuổi - đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chuyển thể khéo léo,
không làm thay đổi nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.
- Đầu tư vào việc rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và hành động. Giúp trẻ
tự tin trong việc thể hiện tính cách của nhân vật, nhuần nhuyễn trong việc thể hiện
các thao tác - cử chỉ - điệu bộ- gây hứng thú đối với người xem.
- Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để trẻ hứng thú tham gia đóng kịch.
- Cơ phải có năng lực sư phạm - yêu nghề - mến trẻ ln chủ động: Tìm tịi học hỏi - tìm ra những câu chuyện hay - những vở kịch hấp dẫn để thu hút sự tham
gia, hứng thú của trẻ để hoạt động đóng kịch thực sự lơi cuốn và hấp dẫn đối với
trẻ. Phải tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ
- Chú trọng nội dung tuyên truyền để phụ huynh nhận thức đúng đắn về vấn
đề mình cần, mình muốn. Phải tổng hợp sức mạnh sự đồng thuận của phụ huynh,
các ban ngành đoàn thể chung tay xây dựng mơi trường đầy, đủ có tính thẩm mỹ
cao và đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.
- Khi tạo mơi trường học tập, đóng kịch cho trẻ phải linh hoạt sáng tạo, phù
hợp với đơn vị, với lớp của mình, khơng sao chụp ngun bản của lớp bạn, trường
bạn.
- Nên tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu phế thải có thể tái sử
dụng để làm đồ dùng, nguyên liệu trong việc tranh trí, thiết kế trang phục, tạo bối
cảnh. Phù hợp với các chủ đề, chủ điểm trong năm học mang tính giáo dục cao.
3. Đề xuất kiến nghị.


19


- Đối với nhà trường: Hàng năm nên tạo điều điện cho CBGV đi tham quan,
học hỏi kinh nghiệm của các trường có mơi trường hoạt động tốt, kịch bản hay, trẻ
diễn đạt, đạt chất lượng cao trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh để GV nắm bắt kịp thời
những cái mới, cái hay.
- Đối với địa phương: Đầu tư thêm các trang thiết bị như: Máy chiếu, máy
tính xách tay, các bộ đèn nháy… Tu sữa lại một số hạng mục CSVC như: Làm mái
che cho sân khấu ngoài trời, đầu tư xây dựng thêm khu vui chơi vườn cổ tích cho
trẻ hoạt động.
- Đối với phịng giáo dục: Mở thêm các lớp chuyên đề về việc hướng dẫn xây
dựng kịch bản, diễn đóng kịch theo các TPVH cho các cụm, các trường mầm non
trong trong Huyện. Nên ưu tiên thời gian cho thực hành nhiều hơn nữa.
Rất mong được HĐKH ngành bổ sung, góp ý cho các giải pháp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

20


21




×