Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

chuyên đề lớp 3 giúp học sinh phát huy tính tích cục trong học môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.59 KB, 39 trang )

Trường Tiểu học Tu Tra

Báo cáo chuyên đề
Môn: Luyện từ và câu-Lớp 3


CHUYÊN ĐỀ

GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC TRONG PHÂN
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3


• I. Đặt vấn đề:

Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm
vụ quan trọng đối với học sinh. Bởi tiếng Việt là môn
học giúp các em hình thành bốn kĩ năng cơ bản: nghe,
nói, đọc, viết. Trong các phân môn tiếng Việt, phân
môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn
đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 3. Bởi phân
môn Luyện từ và câu rèn cho các em kỹ năng nói viết thành câu.

Học tốt chương trình luyện từ và câu các em có
thể nói viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng việt
văn hoá trong giao tiếp và thích học môn Tiếng Việt.


• Tiết học Luyện từ và câu nặng về kiến thức nên trong
mỗi tiết học chỉ có một số học sinh tích cực trong tiết
học, còn một số em chỉ biết nghe bạn trình bày rồi gật


gù đồng ý theo.

Làm thế nào để các em lớp 3 tích cực, chủ động
sáng tạo hơn khi học phân môn luyện từ và câu? Tiết
luyện từ và câu không trở nên nặng nề với các em
nữa? Đó chính là băn khoăn, trăn trở của tất cả giáo
viên trong khối 2+3 vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề:
“Giúp học sinh phát huy tính tích cực trong phân
môn Luyện từ và câu lớp 3” nhằm giúp các em học
tốt tiết Luyện từ và câu


• II.Giải quyết vấn đề
• 1.Cơ sở lí luận

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy
và cách học. Chuyển cách dạy thụ động,
truyền thụ một chiều “đọc- chép” giáo viên
làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm
trung tâm. Trong cách dạy này học sinh là chủ
thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực
giữa người dạy và người học.


• 2. Thực trạng vấn đề.
• a.Thuận lợi:

- 100% học sinh có đầy đủ sách vở và

dụng cụ học tập.
• - Các em có cùng độ tuổi, ngoan ngoãn.

- Giáo viên nhiệt tình, gần gũi, thương
yêu học sinh và ham học hỏi, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ
chuẩn và tay nghề vững vàng.


• - Giáo viên nắm rõ mục tiêu, nội dung chương trình
sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 3.

- Giáo viên nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi
các em lớp 3.
• b.Khó khăn

- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan
tâm đến việc học tập của con em mình.

- Một số em chưa có tinh thần tự giác trong học
tập.

-Trình độ tiếp thu của các em không đồng đều,
một số học sinh còn ít tích cực học tập.

- Chưa đọc kĩ yêu cầu của bài, còn lúng túng khi
làm các bài tập.








3. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
3.1.Nắm vững nội dung dạy học
a. Mở rộng vốn từ
- Ngoài những từ được dạy qua các bài tập
đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các
bài tập viết, học sinh được mở rộng vốn từ
theo từng chủ điểm (Măng non, Mái ấm, Tới
trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc – Trung –
Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn,
Bảo vệ Tổ quốc,


• Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi
nhà chung, Bầu trời và mặt đất. Bước đầu
được làm quen với một số từ ngữ địa phương
thông qua các bài tập luyện từ và câu.
• - Thông qua các bài tập đọc:

+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm

+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ.

+ Quản lí, phân loại vốn từ.

+ Luyện cách sử dụng từ.



• b.Ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2
• - Ôn về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động,
trạng thái, từ chỉ đặc điểm ( chủ yếu thông qua
các bài tập có yêu cầu nhận diện)
• - Ôn về các kiểu câu đã học ở lớp 2: Ai là gì?
Ai ( cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào? Các
thành phần trong câu đáp ứng các câu hỏi Ai?
Là gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ?
Như thế nào? Bằng gì? Vì sao? Để làm gì?
Thông qua các bài tập:


• + Trả lời câu hỏi.

+Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi.

+ Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu

+ Đặt câu theo mẫu, ghép các bộ phận thành
câu...
• - Ôn về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy,
dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Thông qua các bài tập:

+ Chon dấu câu đã cho điền vào ô trống.

+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào ô trống

+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp


+ Tập ngắt câu


• c. Bước đầu làm quen với các biện pháp tu
từ, so sánh và nhân hóa.
• - Về biện pháp so sánh, sách giáo khoa có
nhiều loại hình bài tập như:
• + Nhận diện ( Tìm những sự vật được so sánh,
những hình ảnh so sánh, các vế so sánh,
• các từ so sánh, các đặc điểm được so sánh...)
• + Tập nhận biết tác dụng của so sánh
• + Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh.


• - Về biện pháp nhân hóa, sách giáo khoa có những
loại hình bài tập như:
• + Nhận diện phép nhân hóa trong câu; cái gì được
nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào.
• + Tập nhận biết cái hay của phép nhân hóa, tập viết
câu, đoạn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
• 3.2. Vận dụng một số hình thức dạy học phù hợp:
• - Các bài dạy luyện từ và câu sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 3 được thiết kế tương tự như ở lớp 2 đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và phát huy
tính tích cực học tập của học sinh.


• Để việc giảng dạy có hiệu quả với đối tượng
học sinh cụ thể, ngoài việc nắm vững các kiến
thức về từ và câu trong chương trình môn

Tiếng Việt ở cả lớp 2 và 3, giáo viên cần lưu ý
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
tích cực, áp dụng các kĩ thuật dạy học vào
trong các tiết dạy sao cho phù hợp như: Kĩ
thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật các mảnh ghép,
… và các hình thức dạy học phù hợp với nội
dung từng bài học


• a. Dạy các bài tập rèn luyện về từ
• - Ở hầu hết các dạng bài tập mở rộng vốn từ
( theo chủ điểm,theo ý nghĩa khái quát – từ
loại, theo quan hệ cấu tạo từ), bài tập giúp học
sinh nắm nghĩa của từ , bài tập hệ thống hóa và
phân loại vốn từ, ... giáo viên đều có thể tổ
chức cho học sinh khai thác và phát huy vốn
tiếng Việt thông qua việc thực hành luyện tập
cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm, chuẩn bị
các đồ dùng


• dạy học và phương tiện thích hợp như tranh
ảnh, vật thật, mô hình, băng, đĩa,... bảng phụ,
bảng nhóm, giấy khổ rộng, phấn hay bút dạ...)
để học sinh hứng thú tham gia thực hành một
cách nhẹ nhàng như tham gia các trò chơi,
cuộc thi gần gũi với lứa tuổi.
• Ví dụ: Tuần 2: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
• Bài tập 1/16 (Tiếng việt 3 tập 1) : Tìm từ ngữ
chỉ trẻ em.


- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc
trò chơi đố từ, thi tìm từ ngữ,...


• Dựa vào vốn từ ngữ học sinh tìm được (nhiều – ít,
đúng – sai), giáo viên kịp thời xác nhận kết quả hay
điều chỉnh, uốn nắn, hoặc gợi ý bằng câu hỏi để học
sinh tìm tòi, bổ sung thêm vốn từ ngữ cho bản thân.
• - Giáo viên có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học vào
tiết dạy giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
• Có thể sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn để giúp học
sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và
chiến lược khác nhau, rèn cho học sinh kĩ năng suy
nghĩ, quyết định và giải quyết vần đề, đạt được mục
tiêu học tập cá nhân cũng như sự phối hợp làm việc
theo nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự
phân hóa.


• Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ
kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Nâng cao hiệu
quả trong học tập.
• Ví dụ: Tuần 7: Bài : Từ chỉ hoạt động, trạng thái –
So sánh.
• Bài tập 2/58 (Tiếng việt 3 tập 1) : Tìm các từ ngữ chỉ
HĐ, trạng thái trong bài tập đọc. Trận Bóng Dưới
Lòng Đường.
• Bước 1: Chia cả lớp thành các nhóm nhỏ ( mỗi nhóm

có 4 học sinh) và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao.
• Bước 2: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng
2-3 phút nội dung bài tập .


• Bước 3: Trên cở sở những ý kiến của mỗi
cá nhân, thảo luận nhóm thống nhất ý
kiến, viết trong ô chủ đề ý kiến chung.
• Bước 4: Học sinh trình bày kết quả làm
việc.
• Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá.


• Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn”
HS1
HS2

Chủ
đề

HS4

HS3


• Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng “Kĩ thuật
mảnh ghép” nhằm kích thích sự tham gia tích
cực của học sinh trong hoạt động nhóm. Nâng
cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi

cá nhân.
• Ví dụ 1: Tuần 2- Bài tập 1/16 (Tiếng việt 3
tập 1)
• Bước 1: ( Nhóm chuyên sâu ) Chia cả lớp
thành 4 nhóm ( mỗi nhóm có khoảng 4 học
sinh), yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một nội
dung khác nhau ở bài 1a,b,c.


• Bước 2: Các nhóm nghiên cứu, thảo luận, đảm
bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững
và có khả năng trình bày lại được nội dung cho
các bạn nhóm khác.
• Bước 3: ( Nhóm mảnh ghép) Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ ở nhóm “ Chuyên sâu”, mỗi
học sinh “chuyên sâu” trở thành những “ mảnh
ghép” trong nhóm “ mảnh ghép”.
• Bước 4:Từng học sinh lần lượt trình bày lại
nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo
các thành viên trong nhóm “ mảnh ghép” đều
nắm bắt được đầy đủ nội dung.


• Bước 5: Học sinh trình bày kết quả làm việc.
• Bước 6: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
• Ví dụ 2: Tuần 16- Bài tập 1,2/135(Tiếng việt
3 tập 1)
• Bước 1: ( Nhóm chuyên sâu ) Chia nhóm, giao
nhiệm vụ cho từng nhóm:
• Nhóm 1: Em hãy kể tên một số thành phố ở

nước ta.
• Nhóm 2: Hãy kể tên các sự vật và công việc
thường thấy ở thành phố.


• Nhóm 3:Em hãy kể tên một vùng quê mà em biết.
• Nhóm 4: Hãy kể tên các sự vật và công việc thường
thấy ở nông thôn.
• Bước 2: Các nhóm nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo
mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả
năng trình bày lại được nội dung cho các bạn nhóm
khác.
• Bước 3: ( Nhóm mảnh ghép) Sau khi hoàn thành
nhiệm vụ ở nhóm “ Chuyên sâu”, mỗi học sinh
“chuyên sâu” trở thành những “ mảnh ghép” trong
nhóm “ mảnh ghép”. Các nhóm bình chọn nhóm
trưởng nhóm mảnh ghép.


• Bước 4:Từng học sinh lần lượt trình bày lại nội dung
tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo các thành viên
trong nhóm “ mảnh ghép” đều nắm bắt được đầy đủ
nội dung. Thư kí ghi lại kết quả trình bày của các
thành viên trong nhóm mình.
• Bước 5: Nhóm trưởng trình bày kết quả làm việc.
• Bước 6: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
• Bằng cách này học sinh có thể nhận thấy những phần
vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn
thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan
trọng.



×