Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

bài thu hoach môn Giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 11 trang )

Câu 1: Phân tích nhảy cao kiểu “úp bụng”. Nêu sai lầm thường mắc và cách
khắc phục
1.1. Chạy đà:
Chạy đà từ 7 đến 15 bước ( tùy theo trình độ của VĐV). Chạy đà theo đường xiên góc độ
từ 25° - 40° cùng bên phía chân giậm nhảy. Tốc độ tăng dần, bước chạy nhịp nhàng có
tính “đàn tính”, tốc độ không cần phải đạt tới mức tối đa ở cuối đà nhưng ở những VĐV
đỉnh cao như Sotomayor ( VĐV Cuba) ở những bước cuối tốc độ đạt tới 8,3m/giây.
Những bước cuối đà dài hơi, trọng tâm hạ thấo để chuẩn bị giậm nhảy.

1.2.Giậm nhảy:
Chân giậm đặt bằng gót, gối chân giậm hơi co tạo góc khoảng 130° rồi thực hiện đ65ng
tác giậm nhảy nhờ duỗi thẳng các khớp cổ chân, gối và hông để đưa trọng tâm cơ thể lên
cao về trước ( lúc này chân giậm từ gót đá lăn sang mũi chân). Ngay khi chân giậm chạm
đất, chân lăn nhanh chóng đá lên cao, cẳng chân duỗi thẳng, mũi chân hướng lên trên, hai
tay đánh vòng từ sau ra trước, lên cao, khi hai khủy tay bằng vai thì dừng đột xuất để kéo
trọng tâm cơ thể lên cao. Lực giậm nhảy có thể đạt tới 650 kg, thời gian giậm kéo dài
khoảng 0,18 – 0,22 giậy. Tốc độ bay ban đầu theo phương thẳng đứng đạt khoảng 4,1 –
4,2 m/giây. Góc độ bay của trọng tâm cơ thể dao động trong khoảng 60° - 75°.


 

1
 


1.3. Bay trên không :
Khi mũi chân giậm rời mặt đất thì bắt đầu giai đoạn bay trên không, khi trọng tâm lê cao
nhất mũi chân lăn xoay vào xà, ngực cũng xoay vào xà tạo cho thân người tư thế nằm trên
xà. Nhảy cao kiếu “úp bụng” có hai kĩ thuật qua xà: “ Kỹ thuật “bằng” và kỹ thuật “lặn”
Kỹ thuật “Bằng”:


Khi trọng tâm đã lên cao hơn xà thì thân trên nằm dọc theo xà, tay bên chân lăn để dọc
theo chân, tay bên chân giậm co tự nhiên, chân giậm co lại ở gối và bàn chân thu lên gần
gối chân lăn. Khi qua xà tay bên chân lăn thả xuống dưới, vai bên chân lăn chủ động ép
xuông xoay quanh xà ngang. Chân lăn duỗi tương đối thẳng, mũi chân ép xuống. Bộ phận
cuối là chân giậm, chân giậm qua xà cần thực hiện động tác mở hông, duỗi thẳng chân
giậm qua xà.
Kỹ thuật “Lặn”:

Khi thân trên đã cao hơn xà thì vai cùng bên với chân lăn chủ động chúi xuống dưới bên
kia xà. Khi chân lăn cao hơn xà cũng lập tức xoay mũi chân xuống dưới và tích cực chủ
động hạ xuống nệm, nhờ chân lăn xoay lặn xuống dưới mà chân giậm được nâng lên cao
và qua xà thuận lợi hơn.
1.4. Rơi xuống đất:
Tùy thuộc kĩ thuật qua xà mà áp dụng kỹ thuật rơi khác nhau. Với kiểu “ Bằng” bàn tay
bên chân lăn và chân lăn chạm cát trước và hơi dùng sức để hoãn xung giúp cho lườn và
hông bên chân lăn chạm cát từ từ. Với kiểu “Lặn” hai bàn tay chủ động chạm cát trước rồi
đến cẳng tay, cánh tay, vai bên chân lăn chỉ động hạ xuống và cuối cùng là thân trên chạm
đất.
Những sai lầm thường mắc và cách khắc phục:
h Chạy đà không chính xác:
Cách khắc phục : đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà ( không và có kết
hợp giậm nhảy đá lăn). Tập lại động tác giậm nhảy. Di chuyển 1-3-5 bước đặt chân vào
điểm giậm nhảy ( không và có kết hợp đá lăn).
h Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá, giậm nhảy gần hoặc xa
xà quá:
Cách khắc phục:
P Phát triển sức mạnh cơ chân
P Tập phản xạ chân giậm nhảy

 


2
 


P Đo và điều chỉnh lại cự li, hướng góc chạy đà và điểm giậm nhảy
P Tập đặt chân lại vào điểm giậm nhảy và đá lăn

h Giậm nhảy bị lao vào xà:
Cách khắc phục:
P Tập chạy thấp điểm trọng tâm kết hợp đưa đặt chân giậm nhảy
P Tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăn chạm vật chuẩn vươn người tích cực lên cao
h Chân lăn, chân giậm nhảy đá rơi xà, bị “tụt mông”:
Cách khắc phục:
P Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân,
sức bật chân ( tại chỗ đá lăn, đá lăn vào vật treo trên cao…)
P Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy
P Tập mô phỏng giậm nhảy qua xà
P Tập hoàn chỉnh kĩ thuật nhảy cao kiểu bước qua
h Bị chấn thương khi tiếp đất:
Cách khắc phục:
P Đứng trên một chân, tập khuỵ gối rồi đứng lên
P Tập nhảy từ trên cao xuống ( từ bang ghế..) đệm hoặc hố cát thực hiện chùng gối để
giảm chấn động
P Tập một số động tác phát triển thể lực chân, đứng lên ngồi xuống bằng một chân,
hai tay chống hông ngồi xổm trên một chân, nhảy đổi chân,..

 

Câu 2: Nêu ưu điểm, khuyết điểm của thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần

thua

 
Ưu điểm: Thời gian tiến hành giải ngắn, tổng số trận và vòng đấu ít, đỡ tốn kinh phí
Khuyết điểm: Do quy tắc đội nào thua sẽ bị loại nên không đánh giá chính xác trình độ và
khả năng của từng đội, từng đối thủ
VD 1: Một giải có 8 đội tham gia.
Số đội phải thi đấu vòng 1 là:
X= ( A - 2n ) x 2 ⇒ X= ( 8 – 4 ) x 2 = 8 ( đội )
Tổng số trận đấu là : Y = 8 – 1 = 7
1


 1

Trận 1
2

1
 

Trận
 5
 

3
Trận 2


 3

 

 

4

8
 (
 Vô
 địch)
 
Trận
 7
 

6
 

5

8
 

Trận 3
6

Trận
 6
 


7
Trận 4

8
 

8

 

3
 


VD 2: Một giải có 9 đội tham gia

n

Số đội phải thi đấu vòng 1 là: X= ( A - 2 ) x 2 ⇒ X= ( 9 – 8 ) x 2 = 2 ( đội )
Tổng số trận là: Y= A – 1 = 9 – 1 = 8

1


 
 1
 

Trận 2


3
 

2
Trận
 6
 

3


 
 3
 

Trận 3


 7
 (
 Vô
 địch)
 

4

 
 
 Trận
 8

 

5


 
 5
 

Trận 4


 

 7
 

6

 
 Trận
 7
 

7

 
 
 
 

 7
 

Trận
 5
 

8

8
 

Trận 1
9

Vòng 1: Trận 1: 8 đv 9
Vòng 2: Trận 2: 1 đv 2 ; Trận 3: 3 đv 4 ; Trận 4: 5 đv 6 ; Trận 5: 7 đv 8 ( 8 thắng 9)
Vòng 3: Trận 6: 1 đv 3 ( 1 thắng 2, 3 thắng 4) ; Trận 7: 5 đv 7 ( 5 thắng 6, 7 thắng 8)
Vòng 4: Trận 8 ( chung kết): 3 đv 7 ( 3 thắng 1, 7 thắng 5) : 7 vô địch


 

4
 


VD 3: Một giải có 10 đội tham gia

n


Số đội phải thi đấu vòng 1 là: X= ( A - 2 ) x 2 ⇒ X= ( 10 – 8 ) x 2 = 4 ( đội )
Tổng số trận là: Y= A – 1 = 10 – 1 = 8
1

1
Trận 3
2

1
 
Trận
 7
 

3
Trận 4

4
 

4

Trận
 9
 

1
 (
 Vô

 địch)
 

5
5
 

Trận 5
6

6
 

Trận 1
7
Trận
 8
 


 
 
 8
 

8
8
 

Trận 6

9

9
 

Trận 2
10
Vòng 1: Trận 1: 6 đv 7; Trận 2: 9 đv 10
Vòng 2: Trận 3: 1 đv 2; Trận 4: 3 đv 4; Trận 5: 5 đv 6 ( 6 thắng 7); Trận 6: 8 đv 9 (9 thắng
10)
Vòng 3: Trận 7: 1 đv 4 ( 1 thắng 2, 4 thắng 3); Trận 8: 5 đv 8 ( 5 thắng 6, 8 thắng 9)
Vòng 4 ( chung kết): 1 đv 8 ( 1 thắng 4, 8 thắng 5) : 1 vô địch


 

5
 


Câu 3: Lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền

Một trò chơi cho những người trung niên
Năm 1895, William G. Morgan giữ chức
Trưởng bộ môn giáo dục thể chất ở YMCA
(Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc) tại Holyoke,
Massachusetts. Bốn năm trước đó, đồng
nghiệp của ông là James Naismith đã khai
sinh ra môn bóng rổ. Trò chơi của Naismith
nhanh chóng thu hút , nhưng có một nhược

điểm: không phải tất cả mọi người đều có
thể theo kịp độ nhanh của bóng. Morgan
cần một trò chơi mà đàn ông trung niên có
thể chơi được.
Morgan sáng tạo ra một trò chơi mới, ban
đầu được gọi là mintonette. Ông chọn tên
này vì môn thể thao mới này ó liên quan
đến cầu lông (badminton). Mintonette chơi
trên sân được chia bởi một tấm lưới 6 feet 6
inch (1,98m). Hai đội đánh bóng qua lại
cho đến khi một đội bỏ lỡ bóng. Cuộc thi
 
bóng chuyền đầu tiên diễn ra vào ngày 7 tháng 7 năm 1896.
Mọi thứ thay đổi nhanh chóng
Trò chơi của Morgan nhanh chóng thay đổi. Một trong những thay đổi đầu tiên là tên gọi.
Alfred Halstead được cho là người đã đổi tên môn thể thao này thành "volley ball" (bóng
chuyền). Số lượng người chơi mỗi đội cũng được giới hạn. Lúc mới đầu, một đội được
phép có bao nhiêu cầu thủ cũng được, miễn là phù hợp với sân 50x25 feet (7,62×15,24m).
Số lượng người chơi được xác định là 9 cho mỗi bên và sau đó giảm còn 6. Những người

 

6
 


chơi có quyền luân phiên thay đổi vị trí cho nhau. Theo quy định, mỗi đội có thể chạm
vào bóng ba lần trước khi đánh qua lưới, ban đầu không giới hạn số lần chạm bóng.
Quả bóng chuyền đầu tiên chính thức ra đời năm 1896. Đến năm 1900, hình dạng và trọng
lượng tiêu chuẩn của quả bóng gần như giống với quả bóng ngày nay.

Chiều cao của lưới cũng được nâng lên nhằm tăng thêm thử thách. Ngày nay, lưới mép
trên cao 8 feet (2,43m) đối với cuộc thi cho nam và 7 feet (2,24m) đối với nữ. Theo các
quy định ban đầu, đội nào giành được 21 điểm sẽ là đội chiến thắng. Năm 1917, điểm
giảm xuống còn 15.
Lan truyền
Các thành viên YMCA đã mang trò chơi này từ Holyoke đến các trường truyền giáo Mỹ ở
châu Á. Bóng chuyền đã trở nên rất phổ biến ở phương Đông. Trò chơi này cũng lan sang
Nga. Khi các cuộc thi quốc tế bắt đầu vào những năm 1950, Nga là một đội mạnh. Trong
Thế chiến I, quân đội Mỹ mang bóng chuyền sang châu Âu.
Năm 1928, Liên đoàn bóng chuyền Mỹ được thành lập. Liên đoàn bóng chuyền quốc tế
(FIVB) được thành lập năm 1947. Năm 1949, Giải vô địch bóng chuyền thế giới dành cho
nam đầu tiên diễn ra ở Prague, Tiệp Khắc.
Không chỉ dành cho đàn ông trung niên
Môn bóng chuyền nhanh chóng vượt ra khỏi mục tiêu ban đầu là dành cho đàn ông trung
niên. Các trường cao đẳng và trung học bắt đầu áp dụng môn này cho cả nam và nữ. Bóng
chuyền trở thành môn thể thao mùa thu hấp dẫn đối với các học sinh nữ. Giải vô địch
bóng chuyền nữ quốc gia Mỹ được tổ chức lần đầu vào năm 1949. Giải vô địch bóng
chuyền thế giới dành cho nữ đầu tiên diễn ra năm 1952 tại Moscow. NCAA (Hiệp hội thể
thao đại học quốc gia Hoa Kỳ) chính thức bổ sung giải vô địch bóng chuyền dành cho nữ
vào năm 1981.
Giải vô địch bóng chuyền NCAA dành cho nam lần đầu tổ chức vào năm 1970. Trong mùa
đầu tiên, đội UCLA đã giành chiến thắng với sáu trên bảy danh hiệu.
Từ phòng tập thể dục đến sân cát
Vào những năm 1940, một phong cách khác của bóng chuyền xuất hiện tại các vùng biển
bang California. Các nhóm hai hoặc bốn người chơi vẽ sân bóng chuyền trên cát, ngẫu
hứng thi thố trên bãi biển. Trước khi cuộc thi bắt đầu, các đội sẽ ngâm mình trong nước
biển. Giải đấu đôi nam đầu tiên được tổ chức tại State Beach, California vào năm 1943.
Năm 1965, Hiệp hội bóng chuyền bãi biển California được thành lập, chịu trách nhiệm về
tiêu chuẩn hóa các quy tắc của bóng chuyền bãi biển và tổ chức các giải đấu chính thức.
Đến năm 1976, những người chơi bóng chuyền bãi biển thi đấu để tranh những giải

thưởng tiền mặt như những tay chuyên nghiệp. Hiệp hội bóng chuyền chuyên nghiệp
(AVP) được thành lập năm 1983.
Khi những ngôi sao bóng chuyền trong nhà bắt đầu chơi trên bãi biển, môn thể thao này
trở nên phổ biến hơn. Bóng chuyền bãi biển lan từ California đến Florida và sau đó đến
các tiểu bang khác, thậm chí đến cả các tiểu bang không giáp biển. Ở một số vùng, bóng
chuyền bãi biển được chơi trong nhà có lót cát. Đến năm 1993, bóng chuyền bãi biển đã

 

7
 


trở nên phổ biến tại Mỹ, giải đấu được phát sóng trên truyền hình quốc gia. Bóng chuyền
với bốn thành viên ở mỗi đội trở nên phổ biến trong những năm 1990.
Bóng chuyền và Olympic
Ngày nay, cuộc thi bóng chuyền nam, nữ trong nhà và bãi biển là một phần của thế vận
hội Olympic. Bóng chuyền trong nhà trở thành một môn thể thao Olympic từ năm 1964.
Đội chủ nhà năm đó - Nhật Bản đã giành huy chương vàng, hạng mục dành cho nữ. Trong
cuộc cạnh tranh huy chương của nam, Nga chiếm ưu thế, giành huy chương vàng tại cuộc
thi bóng chuyền Olympic đầu tiên. Đội nam của Mỹ giành huy chương vàng năm 1984 và
1988.
Giải bóng chuyền Olympic
Năm

HCV trong nhà (nam)

HCV trong nhà (nữ)

1964


Nga

Nhật

1968

Nga

Nga

1972

Nhật

Nga

1976

Ba Lan

Nhật

1980

Nga

Nga

1984


Mỹ

Trung Quốc

1988

Mỹ

Nga

1992

Brazil

Cuba

1996

Hà Lan

Cuba

2000

Yugoslavia

Cuba

2004


Brazil

Trung Quốc

2008

Mỹ

Brazil


 

8
 


Giải bóng chuyền Olympic
Năm

HCV bãi biển (nam)

HCV bãi biển (nữ)

1996

Mỹ

Brazil


2000

Mỹ

Úc

2004

Brazil

Mỹ

2008

Mỹ

Mỹ

Ít ai biết được môn thể thao bóng chuyền mạnh mẽ, nhanh nhạy ngày nay ban đầu là một
trò giải trí nhẹ nhàng được thiết kế cho đàn ông trung niên. Ngày nay, các vận động viên
giỏi nhất vẫn đang miệt mài luyện tập, thi tài trong các phòng tập hay ở những bãi biển
trên khắp thế giới.

Câu 4: Lập công thức tính thành tích nhảy cao. Phân tích giai đoạn quan
trọng, góc độ lý tưởng

: tốc độ bay ban đầu
: là góc bay tạo bởi vecto tốc độ với phương nằm ngang ở thời điểm bay lên (khi rời
khỏi mặt đất)

g : gia tốc rơi tự do
h: là độ cao khi kết thúc giậm nhảy (khi bàn chân giậm rời khỏi mặt đất)
Phân tích công thức trên ta thấy H tỉ lệ thuận với tốc độ bay ban đầu và góc bay, do vậy
muốn tăng thành tích của môn nhảy ta phải tăng tốc độ bay ban đầu bằng việc:
-

Tạo góc bay hợp lí

-

Tăng tốc độ chạy đà

-

Giậm nhảy phải nhanh, mạnh, duỗi thẳng chân
Vì vậy giai đoạn quan trọng trong nhảy cao là giai đoạn chạy đà và giậm nhảy. Chạy
đà từ 7 đến 15 bước, theo đường xiên góc độ từ 25° - 40° cùng bên phía chân giậm
nhảy. Tốc độ tăng dần, bước chạy nhịp nhàng có tính “ đàn tính” , những bước cuối
đà hơi dài hơi, trọng tâm hạ thấp để chuẩn bị giậm nhảy. Giậm nhảy tạo ra lực đưa


 

9
 


người lên cao qua xà, giậm nhảy tốt thì giai đoạn bay trên không sẽ tốt, quyết định
thành tích của VĐV.


Câu 5 : Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với cơ thể con người

+
Hệ vận động: gồm cơ và xương. Các hoạt động thông thường của con người
thường dựa vào hệ vận động. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường
các chất của xương, tang cường sức mạnh của cơ hay tang cường tính ổn định và biên độ
hoạt động của các khớp từ đó mà năng lực vận động của con người có thể được nâng lên,
xương và khớp được cấu thành. Xương trong cơ thể là một kết cấu kiên cố nó bao gồm
hơn 200 chiếc xương, những chiếc xương lại cấu thành khung xương.
+
Hệ hô hấp: gồm phổi, khí quản và mũi. Phổi là nơi trao đổi khí còn lại đều là
đường hô hấp. Cơ thể trong trạng thái yên tĩnh thì mỗi phút chúng ta đòi hỏi khoảng 0,25
– 0,3ml khí. Như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động thì có thể đáp ứng
được. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử dụng sẽ bị
thoái hoá đi. Từ đó các chức năng của hệ thống hô hấp giảm đi mạnh mẽ và rất dễ mắc
bệnh. Chức năng của hệ hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2 của cơ thể. Khi
tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O2. Chính vì vậy mà tần số hô hấp
tang lên. Để đáp ứng các nhu cầu trên, các cơ quan của hệ hô hấp bắt buộc phải cải thiện
năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành luyện tập thể dục thể thao trong thời
gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ O2, từ đó nâng cao chức năng cơ quan hệ hô
hấp, cải thiện cơ quan hệ thống hô hấp.
+
Hệ tuần hoàn: Tập luyện thể dục thể thao liên tục trong thời gian dài, nhịp tim có
xu hướng giảm, giảm tần số mạch, làm kéo dài thời gian tâm trương, giảm nhu cầu sử
dụng oxy của cơ tim, giảm hoạt động của tim. Ở những người thường xuyên tập luyện thể
dục thể thao huyết áp động mạch có xu hướng giảm, giảm huyết áp là biểu hiện của phản

 

10

 


ứng thích nghi sinh lý mà nguyên nhân là do giảm sức cản ngoại biên do tăng cường tính
đàn hồi của thành mạch. Như vậy, tập luyện thể dục thể thao là một phương pháp hữu
hiệu để chữa trị bệnh cao huyết áp.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể kìm hãm và làm thuyên giảm sự phát
triển của xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân mạch vành. Đi bộ, chạy, bơi có tác dụng
tăng cường hoạt hoá sự trao đổi mỡ trong cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol có hại
(thường gây nghẽn động mạch) và tăng lượng cholesterol có lợi . Cholesterol có lợi có tác
dụng liên kết với cholesterol trong máu và vận chuyển về gan để xử lý, do vậy tăng hàm
lượng cholesterol đồng nghĩa với việc giảm lượng cholesterol máu và giảm xơ vữa động
mạch, giảm các biểu hiện của bệnh mạch vành. Song để đạt được hiệu quả đó phải tập
luyện thể dục thể thao với chương trình định sẵn từ 6 tháng đến hàng năm.
Đi bộ nhanh và chạy cự ly dài là những bài tập có hiệu quả giảm trọng lượng cơ thể và dễ
thực hiện. Trong khi đi bộ hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp tăng lên, toàn bộ hệ
cơ tham gia hoạt động, do đó có ảnh hưởng rất tốt đối với các quá trình trao đổi chất. Để
nâng cao hiệu quả, nên tập với liều lượng tăng dần để cơ thể thích nghi với lượng vận
động mới, sau đó có thể chuyển sang chạy.
+
Hệ tiêu hoá: Dạ dày và ruột là những cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá trong cơ thể
con người. Năng lực tiêu hoá của dạ dày tốt có thể có những ảnh hưởng tốt với sức khoẻ
con người. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chi nâng cao được công năng tiêu
hoá của dạ dày và ruột, tang cường sức khoẻ cho gan đồng thời có tác dụng điều trị và
ngừa một số bệnh trong hệ tiêu hoá.
+
Hệ thần kinh: hệ thần kinh khống chế các loại hành vi của con người. Thường
xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần
kinh ở đại não, nâng cao tính hoạt động của hệ và sự hung phấn của hệ thống thần kinh.
Sau khi cơ thể nhận được các tín hiệu kích thích thông qua các nơ-ron thần kinh sẽ dẫn

truyền đến hệ thống trung khu thần kinh. Sau đó hệ thống trung khu thần kinh phân tích
tổng hợp thì các xung đông hung phấn sẽ được dẫn truyền đến các cơ quan mà nó tạo ra
các phản ứng.


 

11
 



×