Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.47 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ, hình vẽ
Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Vai trò của kế toán vốn bằng tiền trong quá trình tái sản xuất sản
phẩm xã hội …………………………………………………………
1.2. Nội dung chỉ tiêu vốn bằng tiền …………………………………….
1.3. Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền ……………………………….....
1.4. Nội dung tổ chức kế toán vốn bằng tiền …………………………...
1.4.1. Tổ chức chứng từ …………………………………………………
1.4.2. Tổ chức vận dụng tài khoản ………………………………………
1.4.3. Trình tự kế toán …………………………………………………...
1.4.4. Tố chức sổ và báo cáo kế toán ………………………………. …..
1.4.4.1. Hình thức ghi sổ nhật ký chung ………………………………...
1.4.4.2. Hình thức ghi sổ theo nhật ký sổ cái ……………………………
1.4.4.3. Hình thức ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ ……………….
1.4.4.4. Hình thức ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ ……………...
1.4.4.5. Hình thức ghi sổ trên máy vi tính ………………………………
Tóm tắt chương 1………………………………………………………...
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DST
2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần phát triển DST …..
2.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần phát triển DST ……….
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần phát triển DST .........
2.1.3. Mạng lưới kinh doanh tại Công ty Cổ phần phát triển DST……..
2.1.4. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ
phần phát triển DST ………………………………………………
2.1.4.1. Đặc điểm về lao động tại Công ty Cổ phần phát triển DST……


2.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần phát triển DST ...
2.1.5. Đặc điểm về vốn tại Công ty Cổ phần phát triển DST …………...
2.1.6. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần
phát triển DST……………………………………………………………
2.1.6.1.Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần phát triển
DST………………………………………………………………………
2.1.6.2.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần phát triển DST…..
2.2. Thực trạng tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần phát
triển DST ………………………………………………………………..

6
6
7
7
7
8
10
13
13
14
14
15
16
18

19
19
19
19
22

22
22
24
25
25
26
29

Nguyễn Thị Mai
1


Trang
2.2.1. Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần phát triển
DST………………………………………………………………………
2.2.2. Quy định quản lý vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần phát triển
DST……………………………………………………………………..
2.2.3. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần phát triển
DST……………………………………………………………………..
2.2.3.1. Tổ chức chứng từ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần
phát triển DST……………………………………………………………
2.2.3.2. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán vốn bằng tiền tại Công ty
Cổ phần phát triển DST……………………………………………….
2.2.3.3. Tổ chức sổ……………………………………………………..
Tóm tắt chương 2 ………………………………………………………
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN DST
3.1. Nhận xét và đánh giá về thực trạng tổ chức kế toán vốn bằng tiền
tại Công ty Cổ phần phát triển DST……………………………………..

3.1.1. Ưu điểm…………………………………………………………...
3.1.2. Nhược điểm………………………………………………….........
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại
Công ty Cổ phần phát triển DST………………………………………..
Tóm tắt chương 3 ………………………………………………………
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

29
29
30
30
32
33
36

37
37
37
37
39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Mai
2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

BCTC
BCKT
BHXH
NHTW
NVL
GTGT
GBC
GBN
TGNH
UBND

Chú thích
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
Bảo hiểm xã hội
Ngân hàng trung ương
Nguyên vật liệu
Giá trị gia tăng
Giấy báo có
Giấy báo nợ
Tiền gửi ngân hàng
Uỷ ban nhân dân

Nguyễn Thị Mai
3


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn tại Công ty Cổ phần phát triển DST….. 27

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán Tiền mặt ……………………………………

13

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng ……………………..

14

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung …………..

16

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái …………..

17

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ …………

18

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ ………

19

Sơ đồ 1.7: Trình tự trên máy vi tính ………………………………...

20

Sơ đồ 2.1: Dây truyền công nghệ tại Công ty ………………………


23

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý …………………………………

25

Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán Công ty áp dụng ………………………

27

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ phòng kế toán ………………………………………

29

Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi chép kế toán tại Công ty …………………...

33

Nguyễn Thị Mai
4


MỞ ĐẦU
Tính đến nay, nền kinh tế thị trường ở nước ta đã trải qua hơn hai mươi
năm. Khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng cũng đủ cho mỗi doanh nghiệp tự
nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trong môi trường mới này,
các doanh nghiệp không còn được Nhà nước bao cấp cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh nữa mà phải tự xây dựng cho mình mục tiêu và kế hoạch để
thực hiện chiến lược kinh tế đó. Vì thế, vấn đề đặt ra mà tất cả các doanh nghiệp
đều quan tâm là vốn để sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình đấu tranh để tồn tại và khẳng định mình, một số doanh
nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp phải tìm
cách khai thác triệt để các tiềm năng của bản thân mình và có chính sách tài
chính phù hợp để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Vốn bằng tiền là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền được xem như là mạch máu lưu thông của các
doanh nghiệp và có tính linh hoạt rất cao nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán,
nhu cầu mua sắm và chi phí.
Vậy một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần
phải có một lượng vốn cần thiết, lượng vốn đó phải gắn liền với quy mô, điều
kiện sản xuất kinh doanh nhất định và cũng phải có sự quản lý đồng vốn tốt để
làm cho việc xử lý đồng vốn có hiệu quả.
Sau thời gian thực tập, được nghiên cứu thực tiễn cụ thể, em đã cân nhắc và
mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần
phát triển DST” để làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận này ngoài việc hệ
thống hóa những vấn đề liên quan đến hạch toán vốn bằng tiền còn nhằm đưa ra
những ý kiến nhằm hoàn thành hơn nữa công tác kế toán tại đơn vị.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài báo cáo được chia làm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong các
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công
ty Cổ phần phát triển DST.
Chương 3: Một số ý kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán vốn
bằng tiền tại Công ty Cổ phần phát triển DST.
Nguyễn Thị Mai
5


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Vai trò của kế toán vốn bằng tiền trong quá trình tái sản xuất sản
phẩm xã hội
Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, gồm:
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển; với tính chất linh hoạt, vốn
bằng tiền được dùng để phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, thanh toán tức thời,
thực hiện chi trả các khoản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong hoạt động kinh tế của nền kinh tế theo cơ chế thị trường nói chung
và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nói riêng, vốn bằng tiền có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế cũng như hoạt
động sản xuất hàng hóa, tiền tệ, các quan hệ tín dụng và thanh toán.
Hạch toán kinh tế nói chung và hạch toán kế toán nói riêng, tiền tệ là thước
đo giá trị, là đơn vị sử dụng trong việc kiểm tra, giám sát, là phương tiện tính
toán có hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.
1.2.

Nội dung chỉ tiêu vốn bằng tiền
- Vốn bằng tiền là tài sản được tồn tại dưới hình thái tiền tệ là tiền Việt

Nam (Đồng) viết tắt là đ, ký hiệu quốc tế là VNĐ. Đây là loại tiền giấy do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành hay còn gọi là ngân hàng trung ương
(NHTW) và chỉ có NHTW độc quyền phát hành. Tiền Việt Nam được sử dụng
làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền
đang chuyển.
+ Tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp: được lưu giữ tại két bạc của doanh
nghiệp để phục vụ cho nhu cầu chi, tiêu trực tiếp hàng ngày của doanh nghiệp.
+ Tiền gửi ngân hàng: Được lưu giữ tại ngân hàng ngoại thương Hà NộiChi nhánh Thăng Long, ngân hàng HD Bank... nhằm để phục vụ cho việc giao

dịch, thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tiền đang chuyển: là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho
bạc Nhà nước hoặc chuyển qua bưu điện để chuyển qua ngân hàng hay đã làm
Nguyễn Thị Mai
6


thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho các đơn vị khác nhưng
chưa nhận được giấy báo hoặc sao kê của ngân hàng.
1.3. Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền
Tiền được coi là mạch máu lưu thông của doanh ngiệp vì vậy đòi hỏi phải
có nguyên tắc quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền để tránh thất thoát gian lận:
- Doanh ngiệp phải mở tài khoản tại ngân hàng để gửi các tài khoản tiền
tạm thời chưa dùng đến vào ngân hàng.
- Triệt để sử dụng phương thức thanh toán chuyển khoản giữa hai bên mua
bán.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn đúng kế hoạch và
nắm vững số dư tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng hàng ngày.
- Mọi trường hợp thừa thiếu đều phải truy cứu trách nhiệm.
- Hạn chế tiền mặt tồn quỹ, chỉ giữ lại ở mức thấp nhất để đáp ứng nhu cầu
thanh toán mà không thể chi trả qua ngân hàng.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần, liên doanh không được bố trí
kiêm nghiệm các chức danh như giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ hoặc những
người giữ chức danh này có quan hệ tộc trong một gia đình nhằm đảm bảo tính
khách quan trong quản lý vốn.
- Tất cả các khoản tiền trong doanh nghiệp khi phát sinh nghiệp vụ thu chi
nhất thiết phải có chứng từ, chữ ký của người nhận, người giao và các bên có
trách nhiệm liên quan.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, doanh nghiệp cần xây dựng
các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu, chi nhằm tránh sự mất mát, lạm

dụng tiền của doanh ngiệp.
- Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải được thông qua quỹ không
được chi tiêu ngoài quỹ.
- Xác định rõ trách nhiệm trong quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên
kế toán tiền mặt.
1.4. Nội dung tổ chức kế toán vốn bằng tiền
1.4.1. Tổ chức chứng từ
1.4.1.1. Tiền mặt
Kế toán tiền mặt tại quỹ trong Doanh nghiệp thường sử dụng những chứng
từ sau:
- Phiếu thu (tăng);
- Biên lai thu tiền;
- Phiếu chi;
Nguyễn Thị Mai
7


- Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt;
- Chứng từ khác có liên quan.
1.4.1.2. Tiền gửi ngân hàng
+ Giấy báo Nợ;
+ Giấy báo Có;
+ Bản sao kê của ngân hàng (bản phụ);
+ Các chứng từ khác có liên quan: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy nộp
tiền vào ngân hàng, séc,…
1.4.1.3. Tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của DN đã nộp vào
ngân hàng, kho bạc hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển tới ngân hàng nhưng
chưa nhận được giấy báo có hoặc DN đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại
ngân hàng để thanh toán cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ

của ngân hàng.
Chứng từ kế toán tiền đang chuyển được sử dụng làm căn cứ để ghi sổ, kế
toán tiền đang chuyển bao gồm: Phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu
chuyển tiền,…
1.4.2. Tổ chức vận dụng tài khoản
1.4.2.1. Tài khoản 111
Tài khoản 111 – tiền mặt bao gồm:
- TK 1111: Tiền Việt Nam
- TK 1112: Ngoại tệ
- TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý,…
Công dụng của tài khoản dùng để phản ánh tình hình thu, chi quỹ tiền mặt
(tăng hoặc giảm) và số tiền tồn quỹ tại doanh nghiệp.
•Quy định hạch toán:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản 111 số tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ, vàng
bạc đá quý, thực tế nhập xuất vào quỹ. Đối với những khoản tiền thu được mà
nộp ngay vào ngân hàng thì không phản ánh vào tài khoản này.
Riêng vàng bạc, kim khí quý và kim loại quý khi nhập vào quỹ thì phải
làm đầy đủ các thủ tục về cân đo đong đếm số lượng, trọng lượng và giám định
chất lượng, sau đó tiến hành niêm phong.

Nguyễn Thị Mai
8


Khi tiến hành nhập, xuất quỹ thì phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệ theo
chế độ của chứng từ hiện hành
Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở và ghi sổ quỹ, theo trình tự của
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các khoản thu, chi và tính ra số tiền quỹ, tồn quỹ tại
mọi thời điểm, riêng vàng bạc, kim loại quý,... khi nhận được ký quỹ phải nhận
thức rõ ở một phần hoặc một số của sổ quỹ. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm

trong việc nhập xuất quỹ.
Kế toán quỹ tiền mặt phải thường xuyên kiểm kê số tiền mặt nhập quỹ và
đối chiếu số tiền mặt trên sổ sách nếu có sự chênh lệch thì phải kiểm tra lại.
Trong trường hợp không tìm được nguyên nhân thì phải báo cáo lên cấp trên để
giải quyết.
1.4.2.2. Tài khoản 112
Hàng ngày khi nhận được chứng từ của ngân hàng, kế toán kiểm tra đối
chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi chi tiết
theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. TK 112 gồm có:
- TK1121: Tiền Việt Nam
- TK1122: ngoại tệ
- TK1123: vàng bạc, kim khí quý, đá quý,...
- Công dụng của tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình
biến động tăng hoặc giảm của Doanh nghiệp, bao gồm tiền Việt Nam, tiền ngoại
tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý,…
- Quy định hạch toán:
+ Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra
đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo, nếu có sự chênh lệch số liệu của ngân
hàng và số liệu trên sổ kế toán đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân
thì kế toán ghi sổ kế toán phản ánh vào tài khoản 1388, trong trường hợp chênh
lệch tăng hoặc tài khoản 3388 trong trường hợp chênh lệch thừa.
+ Sang tháng sau tiếp tục đối chiếu xác định rõ nguyên nhân và điều chỉnh
sổ sách.
+ Đối chiếu tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ khi quy đổi ra tiền Việt Nam
theo tỷ giá quy định.
1.4.2.3. Tài khoản 113
Kế toán tiền đang chuyển sử dụng TK 113.
Công dụng của tài khoản này là: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình
biến động và tiền đang chuyển của DN.
Nguyễn Thị Mai

9


1.4.3. Trình tự kế toán
1.4.3.1. Kế toán tiền mặt

Nguyễn Thị Mai
10


Sơ đồ 1.1:Trình tự kế toán tiền mặt
Nợ

TK 111

TK 511



TK 112
Xuất quỹ tiền mặt gửi NH
Bán hàng thu bằng tiền mặt

TK 333

TK 144, 244

TK 515

Xuất quỹ tiền mặt, vàng bạc,

kim khi quý, đá quỹ mang thế chấp
TK 151, 152, 153,156

Thu tiền mặt từ HĐTC

Xuất quỹ TM mua HH
TK 112

TK 133
Rút tiền gửi NG về nhập quỹ
Xuất quỹ TM mua TSCĐ

TK 131, 136, 138, 141

TK 211, 213
và chi cho XDCB TSCĐ

Thu nợ từ các khoản phải thu
TK 144, 244
Nhận lại các khoản ký quỹ,
ký cược NH
TK 344, 338
Nhận ký quỹ, ký cược

TK 3381

TK 121, 221
Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán

TK 128, 228

Xuất quỹ TM góp vốn LD
hoặc cho vay ngắn hạn
TK 331, 336, 338
Xuất TM chi các khoản phải trả

Tiền thừa chờ xử lý
TK 711
Tiền thừa chờ xử lý ghi tăng TN khác

TK 334
Xuất TM trả lương CNV

(Nguồn: Giáo trình kế toán tài chính trường Cao đẳng
Kinh tế kỹ thuật Thương Mại)
Nguyễn Thị Mai
11


1.4.3.2.Kế toán tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng
Nợ

TK 112



TK 511

TK 111
Rút TGNH nhập quỹ TM

Bán hàng thu bằng TGNH

TK 333

TK 611

Mua VT, HH bằng TGNH
(Kiểm kê định kỳ)

TK 131, 136, 138

TK 133

Thu từ các khoản nợ phải thu
Mua VT, HH bằng TGNH
TK 111

TK 151,152,153,156
Xuất quỹ TM gửi NH

( Kê khai thường xuyên)

TK 144

TK 211, 213, 241
Nhận lại ký quỹ, ký cược NH
Dùng TGNH mua TSCĐ

TK 121, 221
Thanh toán chứng khoán


TK 133
và chi cho XDCB
Chi phí cho SXKD,
TK 627, 641, 642, 811
và chi hoạt động khác

TK 333
Nộp thuế vào NSNN

TK 121, 221
Mua chứng khoán

(Nguồn:Giáo trình kế toán tài chính trường Cao đẳng
Kinh tế kỹ thuật Thương Mại)
Nguyễn Thị Mai
12


1.4.4. Tổ chức sổ và báo cáo kế toán
1.4.4.1.Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung, tất cả nghiệp vụ
kinh tế tài chính đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung theo
thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ, sau đó lấy số liệu trên các sổ
nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ 1.3 : Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc hoặc bảng tổng
hợp chứng từ gốc cùng loại

Sổ quỹ, báo cáo quỹ


Sổ nhật ký chung

Sổ chi tiết, thẻ chi tiết

(nhật ký đặc biệt)

Sổ cái tài khoản

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối tài
khoản

Báo cáo tài chính

Ghi chu:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

(Nguồn: Giáo trình nguyên lý kế toán trường Cao đẳng
kinh tế kỹ thuật Thương Mại)
Nguyễn Thị Mai
13


1.4.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký sổ cái

Hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự
thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là
sổ nhật ký sổ cái là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ.
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
gốc hoặc bảng
bảng tổng
tổng hợp
chứng từ cùng loại

Sổ quỹ, báo cáo
quỹ

Sổ chi tiết,
thẻ chi tiết

Nhật ký- Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi chu:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

(Nguồn: Giáo trình nguyên lý kế toán Trường cao đẳng
Kinh tế kỹ thuật Thương Mại)

1.4.4.3. Hình thức ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp “Chứng từ ghi sổ” các loại sổ
kế toán thường được sử dụng: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ, the
kế toán chi tiết.
Nguyễn Thị Mai
14


Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối

số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chu:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

( Nguồn: Giáo trình nguyên lý kế toán Trường Cao đẳng
Kinh tế kỹ thuật Thương Mại )
1.4.4.4.Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chứng từ
Nguyên tắc của hình thức này là: tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản đối ứng với nó.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo tình tự thời gian
với hệ thống hóa các nghiệp vụ nội dung.
Cuối tháng khóa sổ cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ để kiểm tra, đối
chiếu với các sổ the kế toán, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

Nguyễn Thị Mai
15


Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ the kế toán chi tiết vào các sổ
the có liên quan căn cứ vào đó lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản đối
chiếu với sổ cái.
Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ kế toán và các bảng
phân bổ


Bảng kê

Nhật ký chứng từ

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Ghi chu:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

(Nguồn: Giáo trình nguyên lý kế toán Trường Cao đẳng
kinh tế kỹ thuật Thương Mại)
1.4.4.5.Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng của hình thức này là công việc kế toán được thể hiện một chương
trình phần mềm kế toán trên máy vi tính, phần mềm kế toán được thiết kế theo
nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế
toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ
kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và BCTC theo quy định.
Phần mềm kế toán theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức

kế toán loại đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi trong trang.

Nguyễn Thị Mai
16


Sơ đồ 1.7: Trình tự trên máy vi tính
Sổ kế toán tổng hợp
Chứng từ gốc của
bảng tổng hợp
chứng từ gốc

- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp
Máy vi tính
BCTC và BCKT quản
trị

Ghi chu:

Ghi hàng ngày

(Nguồn: Giáo trình nguyên lý kế toán Trường Cao đẳng
kinh tế kỹ thuật Thương Mại)

Nguyễn Thị Mai
17


Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 em đã trình bày lý luận chung về tổ chức kế toán vốn bằng
tiền trong các doanh nghiệp. Nêu lên vai trò của kế toán vốn bằng tiền trong quá
trình tái sản xuất sản phẩm xã hội, nội dung chỉ tiêu vốn bằng tiền và đưa ra các
nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền. Xây dựng nội dung tổ chức kế toán vốn bằng
tiền bao gồm tổ chức chứng từ, tố chức vận dụng tài khoản, trình tự kế toán và
tổ chức sổ và báo cáo kế toán. Trong đó em có đưa ra hình thức ghi sổ nhật ký
chung, hình thức ghi sổ theo nhật ký sổ cái, hình thức ghi sổ theo hình thức
chứng từ ghi sổ, hình thức ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ và hình thức
ghi sổ trên máy vi tính. Từ đó làm tiền đề để em trình bày nội dung chương 2
thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần phát triển
DST.

Nguyễn Thị Mai
18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DST
2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần phát triển DST
2.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần phát triển DST.
Công ty Cổ phần phát triển DST có trụ sở và nhà máy sản xuất thuộc xã
Hồng Quang, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội), nằm cuối quốc lộ 22 đường đi Hà Đông - Đục Khê.
Công ty Cổ phần phát triển DST là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập
được thành lập theo Quyết định số 593/QĐ-UB ngày 26/12/2004 của UBND
tỉnh Hà Tây, trực thuộc Sở Xây dựng Hà Tây. Từ năm 2005-2008 quá trình vận
hành sản xuất máy móc thường xuyên bị hỏng, năng suất chất lượng sản phẩm
thấp, không đạt được công suất thiết kế…. Vì vậy đã làm cho Công ty rơi vào
tình trạng sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, công nhân không có việc làm và đứng

trước bờ vực của sự phá sản.
Năm 2009 được sự cho phép của UBND tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố
Hà Nội), Công ty được nâng cấp đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị đồng
lượng thiết kế của xí nghiệp lên là 60.000 viên /năm bằng nguồn vốn vay dài
hạn của ngân hàng với tổng trị giá là 35 tỷ đồng. Đến tháng 6/2010 công trình
được hoàn thành và đưa vào sản xuất.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần phát triển DST
Sản xuất mặt hàng như:
- Công nghệ truyền dẫn sản xuất gạch ngói
- Xây dựng các kênh mương, thủy điện
- Đúc các loại gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ
- Tư vấn các công trình xây dựng
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần phát triển DST
Qua nghiên cứu khảo sát về các mặt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,
phương án và quy mô sản xuất, Công ty lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm
theo phương pháp tạo hình deo, nung đất bằng lò Tuynel (sấy, nung liên hợp).
•Đặc điểm của công nghệ
Nguyễn Thị Mai
19


- Được coi là công nghệ tiên tiến, được áp dụng rộng rãi và thành công tại
nhiều cơ sở trong cả nước.
- Sản xuất được những sản phẩm phức tạp có độ rộng lớn, tăng cường độ
deo của nguyên vật liệu tạo ra khả năng đa dạng hóa sản phẩm.
- Công nghệ tạp hình nửa chân không có thể tận dụng được các loại đất
kém deo để đưa vào sản xuất. Việc xử lý dễ dàng giảm tối thiểu mức chất gây ô
nhiễm môi trường.

Nguyễn Thị Mai

20


Sơ đồ 2.1: Dây truyền công nghệ
Nước

Đất sét

Than

Kho chứa đất

Kho chứa

Cấp liệu thùng

Nghiền sàng

Cán trục

Nhào lọc sỏi

Đèn ép liên hợp chân không
10 m3/h

Cắt tự động

Băng tải gạch ra

Sàn cát nhựa


Lò sấy Tuynel

Nung Tuynel

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty)
Ra lò

Nguyễn Thị Mai
21


2.1.4. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần
phát triển DST
2.1.4.1. Đặc điểm về lao động tại công ty cổ phần phát triển DST
Hiện nay tổng số công nhân viên trong công ty là 400 người.
Trong đó:- Có 17 kỹ sư trình độ đại học
- Có 50 cán bộ có trình độ cao đẳng - trung cấp
- Có 233 công nhân, kỹ thuật (phổ thông).
Tính theo giới tính thì có 279 cán bộ công nhân nam, 121 cán bộ công nhân
nữ.
Theo cách phân loại này giúp Công ty sử dụng lao động hợp lý, không lãng
phí, giúp Công ty đạt được kế hoạch sản xuất lớn trong lúc thời vụ đến sẽ cung
cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết cho thị trường và đem lại lợi nhuận cho Công
ty, đồng thời sử dụng tiết kiệm quỹ nên không làm ảnh hưởng đến Công ty về
doanh thu của Doanh nghiệp.
Thu nhập bình quân của mỗi công nhân trong tháng là 3.000.000
đồng/người.

Nguyễn Thị Mai

22


2.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần phát triển DST
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

PGĐ Kỹ thuật

Phòng kỹ thuật

PGĐ Kinh doanh

Phòng kế hoạch
Cung tiêu

Phòng tổ chức
Hành chính

Phòng kế toán

Các phân xưởng sản xuất

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty)
* Chức


năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Ban kiểm soát: kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của Công ty, đảm
bảo cho Công ty hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra, chấp hành đầy đủ các quy
định của pháp luật. Ban kiểm soát là người đại diện cho pháp luật.
- Hội đồng quản trị: quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty, Chủ tịch
Hội đồng quản trị (Giám đốc) là người có quyền cao nhất và giữ vai trò lãnh đạo
chung toàn bộ hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Là pháp nhân chịu trách nhiệm trước cơ
quan Nhà nước về mọi hoạt động của Doanh nghiệp là người có nhiệm vụ bảo
toàn và phát triển và sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm đảm bảo chế độ chính sách của
Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giám đốc phụ trách kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn và công tác tài chính đối ngoại.
Nguyễn Thị Mai
23


- Phó giám đốc kỹ thuật: chỉ đạo công tác định mức kỹ thuật, thực hiện kế
hoạch và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, biện pháp thi công, an toàn lao động,
điều hành lao động nội bộ, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, công tác bảo hộ
lao động phục vụ cho Giám đốc Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm khâu bán sản phẩm, tổ chức
mạng lưới kinh doanh của Doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý kho hàng,
chịu trách nhiệm phụ trách kinh tế trong đơn vị, phục vụ cho Giám đốc trong việc
quản lý mạng lưới kinh doanh, quản lý đời sống tài chính của Doanh nghiệp.
- Phòng kế hoạch cung tiêu: có chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu thị
trường, tham mưu cho Giám đốc về việc ký kết hợp đồng kinh tế. Lập kế hoạch và
báo cáo kế hoạch, điều động sản xuất theo công tác vật tư, cung ứng vật tư và sử
dụng vật tư, nêu phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ.

- Phòng hành chính: công tác văn thư, đánh máy đóng dấu văn phòng, công
tác quản trị, công tác vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường.
- Phòng kế toán: hạch toán, thống kê hoạt động sản xuất báo cáo theo quy
định hiện hành của Công ty và Nhà nước, tạo lập nguồn vốn phục vụ sản xuất.
Sử dụng tài chính doanh nghiệp đúng theo chế độ.
2.1.5. Đặc điểm về vốn tại Công ty Cổ phần phát triển DST
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ
phần phát triển DST năm 2012 và 2013.
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn tại Công ty Cổ Phần DST
(Đơn vị : triệu đồng)
STT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

19.314

21.214

123

200

1

Tổng doanh thu


2

Các khoản giảm doanh thu

3

Doanh thu thuần

19.191

21.014

4

Giá vốn hàng bán

15.928

16.961

5

Lợi nhuận gộp

3.263

4.053

6


Doanh thu hoạt động tài chính

300

520

7

Chi phí tài chính

151

180

8

Chi phí bán hàng

517

520

Nguyễn Thị Mai
24


STT

Chỉ tiêu


Năm 2012

Năm 2013

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

445

420

10

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

2.45

3.453

11

Thu nhập khác

10

20

12


Chi phí khác

7

9

13

Lợi nhuận khác

3

11

14

Tổng lợi nhuận trước thuế

2.453

3.464

15

Chi phí thuế TNDN

613,25

866


16

Lợi nhuận sau thuế

1.839,75

2.598

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty)
2.1.6. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần phát
triển DST
2.1.6.1. Hình thức kế toán áp dụng.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán Công ty áp dụng
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái


Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính

Nguyễn Thị Mai
25


×