Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo nhóm chính sách phát triển khoa học công nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.83 KB, 21 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO
NHÓM

CÁO

BỘ MÔN: QUẢN
NÔNG NGHIỆP,
ĐỀ TÀI: CHÍNH
TRIỂN KHOA
NGHỆ TRONG
NÔNG NGHIỆP

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
NÔNG THÔN
SÁCH PHÁT
HỌC-CÔNG

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM KỶ NGUYÊN MỚI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THANH HƯƠNG
LỚP KH14XH

-

Hà Nội, năm 2016 -

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM KỶ NGUYÊN MỚI
Lớp: KH14XH
Khóa: 2013 – 2017


Thành viên: 8 sinh viên


HỌ VÀ TÊN
1. Lê Văn Hiệp

NHIỆM VỤ
Tổng hợp bài word, bài
thuyết trình, báo cáo sản
phẩm, phân công, đánh
giá công việc, chỉnh sửa,
in ấn, lời nói đầu, kết
luận
Khái niệm, vị trí, vai trò

GHI CHÚ
Trưởng nhóm
Mức độ hoàn thành:

Mức độ hoàn thành:
tuyết : tốt
Tú: khá
Mức độ hoàn thành:
Vi: khá
Thuận: khá
Hương : khá
Mức độ: khá

1.


Trần Thu Trang

1.
2.

Trần Thị Tuyết
Hoàng Anh Tú

1.
2.
3.

Nguyễn Tùng Vi
Ngô Thanh Hương
Ma Thị Thuận

Nội dung( tập trung
nghiên cứu quyết định ) ;
Hạn chế của chính sách
Thực trạng của chính
sách, hạn chế của chính
sách, giải pháp

1.

Bùi Tuấn Anh

Slide

Mức độ hoàn thành: khá



Lời nói đầu
Nông nghiệp từ lúc khởi thủy đến nay, vẫn luôn giữ vững vị thế quan trọng của
mình trong đời sống của xã hội loài người, bởi hơn ai hết, theo tháp nhu cầu của
Macslow, cái nhu cầu căn bản từ thuở hồng hoang vẫn là ăn, mặc để được tồn tại.
Với xã hội hiện đại ngày này, mặc dù các quốc gia đều hướng đến giảm tỷ trọng
nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, song điều đó không có nghĩa là chúng ta đang hạ
thấp vai trò vị trí của nông nghiệp. bởi lẽ dù chúng ta có giảm tỷ trọng nông nghiệp
trong cơ cấu, song sản lượng nông nghiệp luôn tăng và tăng mạnh trong giai đoạn
hiện nay để đáp ứng những nhu cầu về lương thực thực phẩm và nguyên nhiên liệu
ngày càng tăng của xã hội hiện đại. Và tất nhiên để làm điều đó, một trong những
đóng góp mà chúng ta khổng thể không nói đến là việc áp dựng nhũng thành tựu
khoa học công nghệ vào sản xuất, và hơn hết dưới góc độ quán lý đó là chính sách
phát triển khoa học công nghệ của từng quốc gia. Việt Nam chúng ta trong bối
cảnh của một thé giới phẳng hiện nay, chúng ta không thể nào “ tồn tại” một mình
nếu thiếu đi sự liên kết quốc tế. Trong bối cảnh xây dựng một đất nước công
nghiệp hiện đại, văn minh chúng ta đã, đang và sẽ không ngừng “ đi tắt đón đầu”
tận dụng những thời cơ của quá trình đổi mới và hợp tác quốc tế, đồng thời tìm
cách hạn chế những khó khắn, thách thức nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội bản sắc Việt Nam. Nông nghiệp từ ngàn đời nay là cái nôi văn hóa của người
việt, chúng ta chưa bao giờ quên điều đó, và phát triển nông nghiệp nông thôn trở
thành nhiệm vụ trọng tâm, vừa để xây dựng một đát nước tiên tiến, hiện đại vừa là
để lưu giữ cái hồn cốt cảu dân tộc. Trong phạm vị chương trình cử nhân của học
viện Hành chính quốc gia, bộ môn quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn có
vị thế là bộ môn cơ sở ngành, học tập bộ môn quản lý nhà nước về nông nghiệp
nông thôn, giúp cho đội ngũ các nhà quản lý tường lai” cán bộ, công chức” có một
cái nhìn khoa học, vừa lý luận vừa thực tiễn về quản lý nông nghiệp, nông thôn
dưới góc độ quản lý nhà nước.Nông nghiệp, nông thôn là một ngành rộng lớn, tuy
nhiên trong phạm vi nghiên cứu, do nhân lực và thời gian còn hạn hẹp nên nhóm

chỉ tập trung : “nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về chính sách phát triển khoa
học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn”. Do trình độ chuyên môn còn hạn
chế, nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu xót, rất mong được sự góp ý của giảng
viên đề bài viết hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./.
1.

3


MỤC LỤC
1.
2.
3.
4.
5.
6.

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KH-CN, VÀ VAI TRÒ
QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

4



1.

1.1

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Khái niệm

Chính sách phát triển khoa học công nghệ là chính sách tác động của Nhà nước
giúp cho việc nghiên cứu sáng tạo các công nghệ mới lực chọn và phổ biến cho
con người áp dụng trong thực tiễn sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm tốt có sức cạnh
tranh cao
1.2 Vai trò
Thứ nhất, chính sách phát triển khoa học công nghệ là động lực để khuyến
khích cac nhà khoa học tập trung nghiên cứu phát minh công nghệ phục vụ có hiệu
quả cho quá trình sản xuất.
Thứ hai, chính sách phát triển khoa học công nghệ khuyến khích chuyển giao
công nghệ mới từ khoa học tới người dân và việc áp dụng ngày càng nhiều khoa
học tiến bộ góp phần tạo giống tốt năng suất cao giá thành hạ, phù hợp vs nền kinh
tế hội nhập quốc tế
Thứ ba, chính sách phát triển khoa học công nghệ đặc điểm của các sản phẩm
nông nghiệp là khoa bảo quản , nên việc ứng dụng KHCN sẽ giúp cho công đoạn
bảo quản hiệu quả hơn, nâng cao giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ
Ngày 11 tháng 4 năm 2012 Thủ tướng chình phủ đã ký ban hành Quyết định số
418/QĐ-TTg về việc: Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
giai đoạn 2011 – 2020 theo đó, nội dung của chính sách phát triển khoa học công

nghệ trong nông nghiệp nông thôn như sau:
* Chọn, tạo các loại giống cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng
bệnh tốt, tính chịu mặn, chịu hạn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
2.

- Đối với cây trồng: tập trung nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai và công nghệ
gen để tạo ra các giống cây trồng mới, có tốc độ sinh trưởng cao, cây trồng biến
đổi gen có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường; công
nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng, sạch sâu bệnh;
- Đối với giống vật nuôi: nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là
công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, thụ
tinh ống nghiệm; áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử, công nghệ gen trong chọn,

5


tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh; ứng dụng công
nghệ gen trong xác định giới tính phôi một số loại gia súc quan trọng;
* Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi bằng cách phát triển công nghệ vi
sinh để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật,
thuốc trừ sâu sinh học với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái và bền
vững;
- Về phòng, trừ dịch bệnh cây trồng: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi
sinh, công nghệ enzym và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm
sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chuẩn đoán,
giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ
viễn thám, công nghệ hàng không trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại
rừng;
- Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh
học để chuẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc

biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm, bệnh lở mồm,
long móng ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;
- Về phòng, trừ dịch bệnh thủy sản: nghiên cứu sản xuất một số loại kit chẩn
đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch
học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy
sản.
* Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất:
- Đối với trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự
động hóa qui trình trồng trọt và thu hoạch như: giá thể, công nghệ thủy canh, tưới
nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch.
Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng
hợp; quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;
- Đối với chăn nuôi: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự
động hóa quy trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng
kín, hệ thống điều hòa nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng
thức ăn tại chuồng;
* Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cây
nông nghiệp, cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như:

6


phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, khung nhà lưới, lưới che phủ,
hệ thống tưới, thiết bị chăm súc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống
chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống xử lý
nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi,
hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản.

* Công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:
- Đối với công nghệ bảo quản, chế biến nông sản: nghiên cứu phát triển công
nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công
nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản
rau, hoa, quả tươi qui mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công
nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa,
quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên
men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sản xuất sản phẩm chức năng; công nghệ
sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên
nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;
- Đối với công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản: nghiên cứu ứng dụng công
nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và
nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái,
công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo
quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân
thiện với môi trường;
- Đối với công nghệ bảo quản, chế biến thủy sản: Nghiên cứu phát triển công
nghệ lạnh bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công
nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ lên
men nhanh để chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống.
* Nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng phục vụ
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tạo ra các sản phẩm sạch cho sức khỏe con người.
* Chấn chỉnh tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện
nghiên cứu, các trung tâm, tổ chức sự nghiệp khoa học trong nông, lâm, ngư
nghiệp.
3.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
7



3.1 Đối với cây trồng:
Về Nghiên cứu chọn tạo giống mới:
Trong giai đoạn 2006 - 2012, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã được
công nhận 391 giống cây trồng mới (trong đó, 121 giống công nhận chính thức,
270 giống công nhận tạm thời); 19 kỹ thuật tiến bộ và 27 biện pháp kỹ thuật khác
được công nhận thử nghiệm trong hầu hết các lĩnh vực.
Ở phía Bắc, thành tựu nổi bật nhất là chọn tạo thành công và phát triển trên diện
rộng bộ giống lúa ngắn ngày và lúa thơm năng suất cao, chất lượng gạo cao hơn so
với giống lúa thuần Trung Quốc. Một số giống nổi bật là AC5, PC6, HT6, SH14....
Ước tính diện tích giống mới của Viện được sản xuất ở các tỉnh phía Bắc chiếm
khoảng 750 - 800 ngàn ha/năm. Xét về hiệu quả kinh tế, chỉ tính giống mới cho
năng suất tăng 10% thì diện tích trên đã làm tăng thêm khoảng 350 ngàn tấn thóc,
tương đương 1,2 ngàn tỷ đồng/năm.
Ở phía Nam, kết quả điều tra của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, Sản
phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia (2008) cho thấy diện tích sử dụng giống lúa
do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam chọn tạo đã đạt trên 2,4 triệu ha, chiếm 34,9% diện tích gieo trồng cả
nước hay 80% diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với 2,4 triệu ha,
giống mới cho năng suất tăng 10%, sản lượng sẽ tăng thêm 1,2 triệu tấn thóc/năm
thì đã làm lợi khoảng 4.200 tỷ đồng/năm. Giống lúa của Viện còn được trồng phổ
biến ở Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên với tổng diện tích gieo gần 100 ngàn
ha chiếm 37,7%; ở vùng Đông Nam Bộ trên diện tích 221 ngàn ha, chiếm 45,4%.
Giống lúa lai: Có 5 giống được công nhận (2 giống 3 dòng và 3 giống 2 dòng).
Các giống lai 2 dòng (HYT102, HYT103, HYT108) có năng suất và chất lượng
khá hơn giống lai 2 dòng của Trung Quốc; giống lai 3 dòng (HYT100) hạt gạo
trong đẹp, chất lượng cơm tương đương với giống lai có chất lượng tốt nhất của
Trung Quốc.
• Giống ngô: Có 20 giống ngô mới được công nhận, trong đó có 17 giống lai. Năng

suất giống mới tương đương với các giống do các công ty nước ngoài giới thiệu
vào Việt Nam;
tính chống chịu hạn, sâu bệnh khá hơn, giá cả thấp hơn 30 - 40%.các giống ngô lai
cho năng suất cao như: NK4300,NK 5400, DK 9955.
• Đậu đỗ: Đã có 9 giống lạc mới, 12 giống đậu tương mới được công nhận, trong đó
nổi bật nhất là các giống lạc năng suất cao, góp phần đưa năng suất lạc tăng toàn
quốc từ 12,8 tạ/ha (1999) lên 21,0 tạ/ha hiện nay.Nổi bật như giống lạc L18,L23


8




Cây ăn quả: Đã bình tuyển và chọn ra 4 giống vải chín sớm (sớm hơn vải Thanh
Hà 20 - 25 ngày), 2 giống nhãn chín muộn hơn các giống khác khoảng 20 ngày.
Viện cũng đang mở nhanh diện tích giống cam không hạt V2 tại nhiều vùng cam
truyền thống như Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao Phong, Hòa Bình. Đây là
giống có chất lượng tốt, rất ít hạt, mã quả đẹp, khả năng kháng bệnh tốt, năng suất
tại Nghệ An có nơi đã đạt 20 tấn quả/ha ngay ở năm thứ 4. Giống đã được làm sạch
bệnh qua vi ghép đỉnh sinh trưởng. Với ưu điểm vượt trội nên diện tích cam V2 đã
đạt hàng ngàn hecta chỉ trong 2 - 3 năm.
Ngoài ra nhiều giống mới được công nhận như giống cam Sành không hạt,
giống thanh long ruột đỏ, ruột hồng; các giống dứa Cayen Long Định 2, Cayen
H180 đang được phát triển rộng trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra, Viện cũng đã tuyển chọn và thuần hóa được nhiều giống cây ăn quả ôn
đới như hồng, lê, đào, mận, đang được trồng ở một số tiểu vùng có khí hậu đặc thù
tại Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên:
• Giống cà phê: Các dòng cà phê vối mới được chọn tạo (TR4, TR5, TR6, TR7,
TR8,TR9, TR10, TR11, TR12, TR13) năng suất bình quân 4 - 6 tấn nhân/ha, khối

lượng 100 nhân 17 - 19g, kháng cao với bệnh gỉ sắt. So với giống thực sinh năng
suất cà phê cao hơn từ 0,5 đến 1 tấn nhân/ha.
• Giống sắn: Có thể nói giống sắn của Viện đã có những tiến bộ vượt bậc. Giống
mới chủ lực như KM94, KM140, KM98-7 phủ gần như toàn bộ diện tích sắn cả
nước với năng suất tăng 100% trong 10 năm qua, đưa năng suất sắn trung bình đạt
gần 18 tấn/ha.
• Giống rau: Đã tạo được giống cà chua lai FM20, FM29, Lai số 9 năng suất đạt
45 - 50 tấn/ha; giống dưa chuột lai CV5, CV11, CV29 và CV209 có khả năng
trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất trung bình đạt 40 - 55 tấn/ha; 2 giống
ớt cay lai HB9, HB14 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất trung bình đạt 30 35 tấn/ha, cao hơn các giống phổ biến 10 - 15%.
• Giống hoa: Từ nguồn gen thu thập trong nước và nhập nội, Viện đã chọn, tạo
được 13 giống mới của các loài: hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily, loa kèn, lan hồ điệp
và layơn. Giống mới và kỹ thuật đã giúp miền Bắc từ chỗ không trồng được hoa
lily, đến nay hầu hết các tỉnh đều trồng được vào vụ Đông - Xuân với sản lượng
trên 10 triệu cây (cành)/năm, chất lượng hoa không thua kém hoa nhập khẩu từ
Côn Minh, Trung Quốc. Các giống và quy trình kỹ thuật trồng hoa của Viện đã
được chuyển giao cho trên 30 tỉnh. Viện cũng đã nghiên cứu và làm chủ được công
nghệ sản xuất hoa lan Hồ Điệp quy mô công nghiệp, từ sản xuất cây in vitro, nuôi
cấy, xử lý ra hoa và thương mại sản phẩm.
9


Nấm ăn và nấm dược liệu:
Trong vòng 16 năm (1996 - 2012) đã khôi phục và phát triển nghề trồng nấm với
tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ sản lượng năm 50 tấn năm 1995 lên 270.000
tấn năm 2010. Đồng thời, Viện đã nhập nội được 120 chủng giống nấm khác nhau
để đưa vào sản xuất đại trà 16 chủng giống nấm, trong đó, 3 chủng giống nấm
được công nhận chính thức, 7 giống công nhận tạm thời và 11 quy trình công nghệ
được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Nhiều giống nấm chất lượng cao như nấm Trân
châu, Ngọc trâm, Chân dài hay nấm Linh chi đã trở nên phổ biến trong sản xuất.

Ngoài ra, nhiều giống cây trồng mới cũng đang được phổ biến như điều, ca cao,
chuối tiêu hồng, chanh leo, cao su chịu lạnh.


3.2 Về Chăn nuôi:
Viện đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất “Dòng lợn nái
lai tổng hợp giữa hai nhóm giống Landrace × Yorkshire làm nái nền trong sản xuất
lợn thương phẩm” và “Dòng lợn đực giống cuối cùng được lai giữa hai nhóm
giống Pietrain và Duroc”, Đã xây dựng thành công thương hiệu Bình Thắng là một
trong những nơi cung cấp lợn giống tốt nhất phía Nam;
Hàng năm Viện cung cấp 700 lợn đực giống, 2000 lợn nái hậu bị giống ông
bà, 250.000 con gà giống cho 40 tỉnh thành trong toàn quốc, trong đó 70% là ở các
tỉnh phía Nam. Đã lai tạo được giống gà thịt thả vườn BT2 thích nghi tốt với điều
kiện chăn nuôi nông hộ, năng suất trứng đạt 195 - 200 trứng/mái/năm; năng suất
thịt của dòng trống lúc 12 tuần tuổi đạt 2,0 - 2,2 kg, tiêu tốn thức ăn đạt 2,4 - 2,6kg
TĂ/kg.
Trung tâm Gia súc lớn đã cung cấp 150 bò đực giống lai Sind, lai Brahman,
Droughtmaster thuần cho các trang trại và hộ chăn nuôi để cải tạo đàn bò địa
phương, đàn con sinh ra tăng trọng bình quân 500 - 600 g/con/ngày so bò địa
phương chỉ khoảng 300 - 400 g/con/ngày, góp phần tăng thu nhập cho các hộ/trang
trại chăn nuôi bò khoảng 20%.
Việc chuyển giao 30 trâu đực Murah chất lượng tốt để cải tạo đàn trâu địa
phương tỉnh Bình Phước góp phần gia tăng tầm vóc đàn trâu lên khoảng 15%.
Hàng năm cung cấp 10 - 15 tấn hom và 700 - 1000 kg hạt giống cỏ các loại cho
hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, góp phần phát triển nguồn thức ăn cho chăn
nuôi bò thịt và bò sữa.
Đã chọn tạo 2 giống tằm lưỡng hệ nguyên Đ2, E38 và giống lai tứ nguyên
GQ2218 cho miền Bắc và miền Trung, 4 giống tằm lưỡng hệ nguyên LAREC1,
LAREC2, LAREC7, LAREC8 và giống tằm lai tứ nguyên TN1278 cho vùng Tây
Nguyên.

10


3.4.

Trong thủy sản:

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay, hoạt động khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã có bước tiến quan trọng, tạo ra
công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm của hơn 30 đối tượng
nuôi mới có giá trị kinh tế cao góp phần đa dạng hoá sản phẩm thủy sản.Điển hình
là loại: cá song, cá hồi, cá tầm, cá lăng, cá chầy đất, cá anh vũ, cá chiên, cá chạch
sông, cá đối mục, cá còm, cá thát lát, cá lăng nha, cá chẽm, cá hồng Mỹ, cá bống
bớp, cá chim vây vàng, cá chình hoa, tu hài, hàu Thái Bình Dương, cua biển, ốc
hương, hải sâm, nghêu…Hầu hết các công nghệ sản xuất giống và nuôi thương
phẩm thuỷ sản đều nhanh chóng được triển khai áp dụng vào sản xuất thông qua
các dự án thuộc Chương trình Nông thôn-miền núi giai đoạn 2008-2012 và các
chương trình, đề tài, dự án khác của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn và các địa phương trong cả nước.
Thông qua các chương trình, đề tài, dự án, đã có nhiều loài thủy sản có chất
lượng, có khả năng kháng bệnh… được chọn tạo như giống cá Tra theo hướng sinh
trưởng nhanh, làm tăng tỷ lệ phi lê, kháng bệnh gan-thận mủ và chuyển giao cá tra
hậu bị chọn lọc có chất lượng di truyền tốt để tạo đàn cá bố mẹ cho các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long.
Đối với tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh đã thành công trong việc gia
h óa tạo đàn tôm bố mẹ sạch bệnh, cũng như ứng dụng thành công công nghệ vi
phẫu sản xuất tôm càng xanh toàn đực của Israel và đang triển khai ứng dụng tại
Đồng bằng sông Cửu Long. Đã tạo ra giống cá rô phi chọn lọc NOVIT4 có tốc độ
sinh trưởng vượt trội 45% so với các giống cá rô phi khác. Công nghệ sản xuất
giống cá rô phi NOVIT4 đã được chuyển giao cho 58 tỉnh, thành phố trong cả

nước. Công nghệ chuyển đổi giới tính tạo giống cá rô phi toàn đực dòng GIF, cá
hồi vân toàn cái đang triển khai ứng dụng vào sản xuất mở rộng.
Một số kết quả nghiên cứu về tác nhân gây dịch bệnh, giải pháp phòng
chống cho các đối tượng nuôi chủ lực cũng đã được nghiên cứu, áp dụng kịp thời,
giảm thiểu thiệt hại cho nuôi trồng thuỷ sản như các bệnh dịch gây chết hàng loạt
đối với tôm nuôi, cá tra. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản
đã tạo ra một số công nghệ nuôi thương phẩm cá rô phi, cá tra, tôm sú cho năng
suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các kết quả nghiên cứu về sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra, tôm sú,
tômcàng xanh, cá giò, cá chẽm, tôm hùm cũng đã thành công và đang áp dụng vào
sản xuất. Đã thiết kế và sản xuất dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn
trong nước phục vụ nuôi trồng thủy sản với giá thành chỉ bằng 50 – 60% dây
11


chuyền cùng loại của nước ngoài, c hất lượng thức ăn viên sản xuất đạt chất lượng
cao, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.
Trong hoạt động khai thác, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thiết kế
và chế tạo thành công một số loại vỏ tàu composite, máy móc, thiết bị thu lưới, bắn
câu, hệ thống phơi, sấy phục vụ trên tàu khai thác thủy sản; áp dụng thành công
công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nghiên cứu nuôi cá ngừ đại
dương xuất khẩu; tạo ra công nghệ chế biến một số sản phẩm mới có giá trị gia
tăng từ thịt cá, vỏ đầu tôm và các phụ phẩm cá tra như surimi, thịt cá xông khói,
bao bột, chitin, chitosan, dầu mỡ cá tra, collagen, đạm thuỷ phân …
3.5.

Các mô hình trồng cây hiện đại

-Trồng rau ttrong nhà lồng
-Mô hình trồng rau thủy canh

-Mô hình trông rau trong nhà lưới
-Mô hình sản xuất “nhà kính” và “nhà máy rau” hợp tác giữa Việt Nam và Nhật
Bản tại Châu Qùy Gia Lâm Hà Nội bằng kĩ thuật tối tân để trồng cà chua và rau
quả có giá trị cao...
-Mô hình trồng rau xanh trên cát tại Phú Quý....
3.6.

Các mô hình chăn nuôi

-Mô hình chăn nuôi bò khép kín ở bắc sơn
-Mô hình nuôi vịt trong phòng lạnh
-Mô hình nuôi heo không cần dọn phân ở bình dương
-Mô hình chăn nuôi gà tự động
3.7.

Công nghệ trong chế biến,bảo quản sản phẩm nông nghiệp

 Bảo quản bằng phương pháp lạnh
 Bao gồm bảo quản rau xanh trái cây,cá tôm,....sau thu hoạch đây là hình thức

bảo quản phổ biến
 Công nghệ CAS ( Cells alive system)
Hệ thống công nghệ CAS bao gồm thiết bị CAS kết hợp với thiết bị làm
lạnh nhanh tác động lên đối tượng là nông sản, thực phẩm làm cho phân tử nước
đóng băng (nhưng không liên kết với nhau) trong thời gian khoảng 30 phút. Nhờ
vậy sẽ không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, ức chế quá trình bị oxy hóa, phòng chống
sự gia tăng nhiễm khuẩn và làm cho sản phẩm giữ nguyên mùi, vị, lượng nước cần

12



thiết, màu sắc và dinh dưỡng đạt tới mức 99,7%. Việt Nam vải thiều ở Bắc Giang
được bảo quan bằng phương pháp này
 Bảo quản rau quả thực phẩm bằng phương pháp điều chỉnh khí quyển
Việc loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến kết quả là thành phần khí quyển
thay đổi khác với thành phần không khí ban đầu, bằng cách thực hiện các phương
pháp như CA (Controlled Atphosphere), MA (Modifided Atphosphere) và các
phương pháp tồn trữ áp suất thấp (hipobaric)..có thể kéo dài thời gian tồn trữ các
loại rau quả.
 Bảo quản rau quả thực phẩm bằng hóa chất
Một số hóa chất có tác dụng ức chế sinh trưởng trong nguyên liệu rau quả cũng
như tiêu diệt vi sinh vật. Để kéo dài thời gian bảo quản chủ yếu là dựa vào khả
năng tiêu diệt vi sinh vật của hóa chất. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất để bảo
quản có thể gây ra những biến đổi về màu sắc, mùi vị rau quả, một điều đáng lo
ngại là hóa chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 Bảo quản rau quả thực phẩm bằng phương pháp chiếu xạ
Mục đích của phương pháp chiếu xạ đối với thực phẩm chủ yếu để làm ngưng sự
hoạt động sinh học của rau, củ, quả, cải thiện chất lượng, chống sâu bọ, khử trùng
và tiệt trùng (tiêu diệt vi sinh vật) tăng thời gian bảo quản
 Các phương pháp bảo quản rau quả thực phẩm bằng màng
+ Bảo quản rau quả thực phẩm màng bán thấm BOQ-15
Đây là sản phẩm do bộ môn Bảo quản sau thu hoạch ( Viện cơ điện Nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ) nghiên cứu, SX. BOQ –15 là hỗn hợp dung
môi hữu cơ và thuốc chống nấm được kết hợp với nhau dưới dạng một dung dịch
lỏng dùng để bảo quản các loại quả thuộc họ Citrus ( cam, chanh, quít, bưởi) và
một số loại rau ăn quả như cà chua. Sau khi thu hái, nông dân chỉ cần rửa sạch, lau
khô rồi nhúng hoặc dùng khăn sạch tẩm dung dịch lau một lớp mỏng trên bề mặt
quả, để khô 3-5 phút rồi xếp vào thùng carton đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng
mát. Bắt đầu từ vụ cam năm 2005, Viện đã phối hợp với nhiều địa phương trồng
cam lớn ở miền Bắc như công ty rau quả 19-5 ( Nghệ An), NT Cao Phong ( Hoà

Bình), Hội ND tỉnh Hà Giang ( vùng cam Bắc Quang- Hà Giang) xây dựng nhiều
mô hình thử nghiệm cho kết quả rất tốt, cam bảo quản được trên 2 tháng, kéo dài
tới sau Tết Nguyên Đán, bán được giá cao hơn lúc chính vụ gấp 2-3 lần, thậm chí
gấp 4-5 lần mà tỷ lệ hư thối chỉ khoảng 2-3% so với bảo quản bằng các hóa chất
độc hại của TQ là 15%.
+ Bảo quản bằng chế phẩm tạo màng chitosan
Đây là sản phẩm và quy trình công nghệ do các cán bộ khoa học của Viện nghiên
cứu cây ăn quả miền Nam và Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học
( Trường Đại học Cần Thơ) nghiên cứu thành công trong việc bảo quản các loại
quả tươi sau thu hoạch . Với xoài, các tác giả khuyến cáo nên xử lý trái sau khi đã
13


rửa sạch qua nước nóng 48-500C trong 5-10 phút để ngăn ngừa bệnh thán thư và
ruồi đục trái, sau đó nhúng vào dung dịch Chitosan và bảo quản ở nhiệt độ lạnh 10120C thì sẽ lưu giữ được quả trong 4 tuần, thậm chí tới 6 tuần để có thể vận
chuyển đi xa an toàn. Với cam quýt, đặc biệt là trái quít đường Lai Vung ( Đồng
Tháp) các tác giả khuyến cáo quy trình bảo quản trái bằng cách bao màng Chitosan
ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao Polyethylene (PE) có đục 5 lỗ với đường kính 1
mm được ghép mí bằng máy ép và bảo quản ở nhiệt độ lạnh 120C có thể bảo quản
được tới 8 tuần.
 Công nghệ bảo quản quả trên cây bằng chế phẩm Retaine
+Quýt đường canh được trồng tại xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ và xã Quảng
Châu, Tp. Hưng Yên với tổng số 270 cây, có độ tuổi 7-9 năm tuổi
+ Cam Xã Đoài được trồng tại thôn Quảng Uyên, xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ;
Xã Quảng Châu, Tp. Hưng Yên và Tỉnh Hưng Yên và thôn Đông Kim, xã Đông
Tảo, huyện Khoái Châu, tổng số 860 cây, cây có độ tuổi Độ tuổi của cây: 6-7 năm
tuổi
3.8.
Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi từ thức ăn xanh,rễ củ quả,hạt ngũ cốc,thức ăn nguồn

gốc động vật .Hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cho
lợn,gà,vịt,chim.....như công ty cổ phần Việt Pháp thức ăn gia súc Proconco....
3.9.

Máy móc,thiết bị,cơ sở vật chất

Hiện nay cơ giới hóa trong nông nghiệp đang được quan tâm,Việt Nam đã và đang
áp dụng các loại máy móc thiết bị vào trong nông nghiệp nâng cao năng suất,hầu
hết các vùng đã có máy cày,máy bừa,máy bóc lạc,máy xạc cỏ,máy tuốt lúa,máy vò
chè,máy trộn thức ăn,máy vắt sữa,.....
3.10.

Trong nghiên cứu cơ bản:

Viện đã đạt được một số thành công trong tiếp cận và làm chủ công nghệ
gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh phục vụ tạo giống và nhân giống cây
trồng mới, trong sản xuất phân bón sinh học, vi sinh vật chức năng và chế phẩm vi
sinh. Hiện nay, Viện đang quản lý 24.500 mẫu nguồn gen của các loài cây trồng có
ở Việt Nam với gần 20.000 nguồn gen đang bảo tồn tại Ngân hàng gen Quốc gia và
trên 5.000 nguồn gen lưu giữ tại cơ quan mạng lưới. Ngân hàng Gen vi sinh vật,
cây phân xanh và cây phủ đất cũng được thu thập, lưu giữ và khai thác hiệu quả.
Các nhà khoa học của Viện Bảo vệ thực vật đã chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh
vi-rút lúa lùn sọc đen phương nam hại lúa, bệnh vi-rút vàng lùn, lùn xoắn lá lúa,
chồi cỏ mía, chổi rồng trên nhãn và sắn; Tiêu bản nguyên khối các loại đất chính
14


cùng với đặc điểm lý - hóa học của chúng đã giúp hình thành Trung tâm Thông tin
và Tư liệu Đất Việt Nam quy mô và chất lượng quốc tế. Các nghiên cứu về dinh
dưỡng cây trồng theo vùng đặc thù đã giúp xây dựng các quy trình sử dụng phân

bón hiệu quả hơn.
4.

HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KH-CN, VÀ VAI
TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC

Có thể nói rằng hiệu quả của chính sách phát riển khoa học công nghệ vào
nông nghiệp nong thôn hiện nay vẫn còn nhiều điểu để bản luận. Nếu nhìn thẳng
vào sự thật để tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó thì thật buồn khi nói rằng: hiệu
quả của chính sách phát triển khoa học công nghệ chúng ta chưa có. Và sau đây,
chúng ta cùng điểm lại một số hạn chế trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào
nông nghiệp việt nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, Cơ chế quản lý : KH&CN nói chung cũng như KH&CN trong
nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã có nhiều đổi mới song chưa thoát hẳn khỏi các
cơ chế lạc hậu mang nặng tính hành chính, nên chưa tạo động lực thực sự cho yêu
cầu phát triển KH&CN trong nông nghiệp; hệ thống KH&CN nông nghiệp tuy có
quy mô lớn song ngày càng thể hiện là quá cồng kềnh và kém hiệu quả; nguồn
nhân lực trong các tổ chức KH&CN còn nhiều bất cập: chất lượng nguồn nhân lực
có xu hướng giảm, hiện tượng “chảy máu chất xám” có xu hướng tăng nhanh trong
vài năm gần đây.
Thứ hai, Đầu tư thiếu trọng tâm: Trong giai đoạn 2008-2013, ngân sách Nhà
nước chi cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KH kỹ thuật thông qua Bộ
NN&PTNT lên tới hơn 5.000 tỉ đồng. 5 năm qua, cũng đã có hơn 300 giống cây
trồng, vật nuôi được nghiên cứu đưa vào sản xuất. Nhiều tiến bộ KHCN được
chuyển giao cho nông dân góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng đầu tư KHCN trong nông nghiệp, nông
thôn còn dàn trải nên chưa phát huy hiệu quả cao. Việc sử dụng nguồn lực cho
KHCN còn phân tán, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm. Cơ chế chính sách
cũng chỉ mới tập trung tổ chức nghiên cứu cấp Nhà nước mà mờ nhạt sự tham gia
của các thành phần kinh tế tư nhân. Mặc dù thời gian qua, cả Bộ KH&CN và Bộ

NN&PTNT đều bắt tay đầu tư cho nghiên cứu phát triển KHCN nhưng điểm mấu
chốt là những ứng dụng thực tế trong nông nghiệp còn hạn chế. Điển hình như việc
nghiên cứu về các giống lúa đã đưa ra một bộ giống với hàng trăm loại khác nhau,
nhưng nhiều người dân vẫn dùng các giống lúa quen thuộc từ trước tới nay hoặc
giống NK. Không hẳn vì giống nhập ngoại chất lượng và hiệu quả cao hơn mà là

15


do hệ thống phân phối và tiếp thị các loại giống NK hiện được DN đầu tư mạnh
hơn.
Thứ ba, kinh phí đầu tư cho KH&CN trong nông nghiệp, nông thôn còn
quá thấp so với yêu cầu: hiện tại, nguồn lực đầu tư cho KH&CN phục vụ nông
nghiệp, nông thôn chỉ đáp ứng khoảng 55 - 60% so với nhu cầu; xuất phát điểm
của KH&CN nước ta nói chung cũng như KH&CN trong nông nghiệp nói riêng là
thấp nên trình độ KH&CN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp so với thế giới;
trong khi các giải pháp liên kết trong sản xuất nông nghiệp chưa trở thành phổ biến
thì kinh tế hộ với ruộng đất manh mún vẫn đang là lực cản lớn cho quá trình đầu tư
ứng dụng KH&CN trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; thương mại hóa kết
quả KH&CN trong nông nghiệp gặp khó khăn do đối tượng thụ hưởng chủ yếu là
hộ nông dân nhỏ lẻ làm ăn manh mún, khả năng chi trả kém.
Thứ năm, Hỗ trợ của Trung ương đối với chương trình phát triển nông
nghiệp công nghệ cao : còn rất hạn chế, chưa thúc đẩy việc phổ biến và áp dụng
phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng trong khi cạnh tranh trên thị trường
ngày càng gay gắt. Mặt khác, qui mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu
cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, hạn chế phát huy thế mạnh về
nuôi trồng thủy sản. Việc liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, khoa học, doanh nghiệp,
nông dân) phục vụ, nghiên cứu sản xuất chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao...
Thứ sáu: hệ thống nghiên cứu khoa học - công nghệ nông nghiệp thiếu

nhà khoa học giỏi. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cán bộ
khoa học có học hàm giáo sư, phó giáo sư phần lớn đã cao tuổi (trên 55 tuổi) ; tỷ lệ
cán bộ khoa học có đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả tốt còn
thấp và sẽ bị hẫng hụt trong những năm trước mắt, trong khi việc tuyển dụng đang
gặp khó khăn, vì chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, điều kiện làm việc ở vùng nông
thôn chưa cao…
Bên cạnh việc ứng dụng KHCN hạn chế, đáng chú ý nữa là cho tới nay, vấn
đề cơ giới hóa nông nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đầu ra
cho máy nông nghiệp Việt Nam rất rộng mở, không chịu nhiều sức ép như những
ngành khác thì suốt nhiều năm nay, ngành cơ khí Việt Nam lại chưa chú trọng đến
việc chế tạo máy nông nghiệp.
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Nguyên nhân
Có thể nói rằng bất cứ một vấn đề, hiện tượng nào đều có nguyên nhân, việc
áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân căn bản như sau:
5.

16


Thứ nhất, Khoa học - công nghệ đã và đang có vai trò quyết định trong việc
tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, ứng
dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp vẫn là một "lỗ hổng" lớn, dẫn đến
hàm lượng "chất xám" trong nông sản thấp; những nghiên cứu về gói kỹ thuật hạn
chế; nghiên cứu về bảo quản, xử lý sau thu hoạch rất ít và tác động trong sản xuất
chưa cao.
Thứ hai, Đất ít, người đông, doanh thu từ ruộng đất thấp là nguồn gốc của tình
trạng nghèo đói của phần lớn nông dân nước ta. Hiện tại, bình quân GDP nông
nghiệp chỉ đạt 200 USD/người/năm, trong khi GDP bình quân của cả nước là 1.600

USD/người/năm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, có tới 47,4% nông dân chưa
hài lòng về cuộc sống, có nơi bỏ ruộng, thậm chí bỏ làng để tìm sinh kế ở nơi khác.
Những đòi hỏi này đặt ra vấn đề phải tìm kiếm động lực mới gắn với cơ cấu sản
xuất nông nghiệp mới, nhằm tạo bước đột phá, đáp ứng nguyện vọng cải thiện
nhanh đời sống nông dân.
Thứ ba, Từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã đầu tư hơn 3.930 tỷ đồng cho
nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào phát triển nông nghiệp, song hoạt động này
vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều lĩnh vực thấp kém so với các nước trong khu vực.
Chúng ta vẫn nghe về 2% GDP giành cho khoa học công nghệ, song thực tế mà nói
kinh phí cho đề tài nghiên cứu của chúng ta lại biến thành khoản thu nhập khoa
học, thực tế các đề tài nghiên cứu sau khi đã nghiên cứu xong thì lại xếp tủ.
Thứ tư, Một bất cập nữa là hệ thống nghiên cứu khoa học - công nghệ nông
nghiệp gồm các viện, trường học, trung tâm khá hùng hậu, với đội ngũ cán bộ
nghiên cứu gần 11.000 người, song vẫn thiếu nhà khoa học giỏi. Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cán bộ khoa học có học hàm giáo sư, phó
giáo sư phần lớn đã cao tuổi (trên 55 tuổi); tỷ lệ cán bộ khoa học có đủ năng lực
chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả tốt còn thấp và sẽ bị hẫng hụt trong những
năm trước mắt, trong khi việc tuyển dụng đang gặp khó khăn, vì chế độ đãi ngộ
chưa tương xứng, điều kiện làm việc ở vùng nông thôn chưa cao...
Năm là, Thị trường công nghệ chậm phát triển, các kết quả nghiên cứu được
tạo ra khó giữ được bản quyền. Đối tượng sử dụng kết quả nghiên cứu là nông dân,
người có thu nhập thấp, việc chuyển nhượng gặp khó khăn, kinh doanh trong nông
nghiệp gặp rủi ro cao..., khó có điều kiện nâng cao thu nhập cho cán bộ.
Sáu là, Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp không
đáng kể và phần lớn chỉ tập trung đầu tư cho các công đoạn thu hồi nhanh, lợi
nhuận cao như thu gom, chế biến và xuất khẩu. Do vậy, liên kết "4 nhà" không
được thực thi hiệu quả, sản xuất theo hợp đồng không triển khai được trên quy mô
rộng, kể cả cánh đồng mẫu lớn hiện nay.
Thứ bảy, Để thực hiện thành công, yếu tố con người là cốt lõi. Theo các nhà
khoa học, Nhà nước phải tạo điều kiện tốt cho công tác nghiên cứu như trao quyền

17


tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị khoa học công lập. Bởi, trên thực tế việc
trao quyền tự chủ về tổ chức cán bộ, ký kết hợp đồng với cán bộ khoa học, giao tài
sản, giao vốn cho các đơn vị, khoán đề tài... vẫn chưa được thực hiện. Về định
hướng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, cần đầu tư nhiều hơn cho sản xuất rau,
trái cây, hoa, thức ăn chăn nuôi…
Trong đó, có thể nói một trong nhưng nguyên nhân cơ bản và hàng dầu
hiện nay, đó chính là sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, chúng ta có
quá nhiều những viện, nhưng trung tâm nghiên cứu xong hiệu quả mà nó thu
lại đã và đang được gì thì chúng ta ai cũng rõ điều đó. Dưới góc độ tiếp cận
nghiên cứu của nhóm thì sự yếu kém trong công tác quản lý lạnh đạo chính là
nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ trong nông
nghiệp.
5.2 Khuyến nghị
Qua phân tích ở trên, nhóm đã có một số khuyến nghị cho việc tạo ra một
chính sách khoa học – công nghệ hiệu quả vào nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao - kỹ thuật cao và các trạm,
trại, xem như là đầu mối chuyển giao công nghệ, cung ứng sản phẩm tinh, sản
phẩm đại trà có chất lượng xác nhận, giống cây trồng cấp nguyên chủng, đầu dòng,
dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp, thử nghiệm các chế phẩm sinh hóa học trong nông
nghiệp, thông tin, môi giới công nghệ..
Đối với các lĩnh vực xây dựng thủy lợi, để vận động nhân dân tham gia xây
dựng hệ thống thủy lợi, cần phát huy đồng bộ các hạng mục đầu tư của nhà nước
( công trình đầu mối, công trình vùng lớn..), với các công trình hạng mục đầu tư
của nhân dân ( các công trình hội đồng ) nhằm sớm phát huy hiệu quả. Ngoài ra,
cần phát huy hình thức nhà điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản;

có chính sách ưu đãi về vốn tín dụng cho nông dân tự trang bị cơ giới và xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh với các loại hình sửa chữa, cải tạo, có hố
ủ, hầm biogas, hệ thống liên hoàn chất thải chăn nuôi - trồng trọt trong các trại liên
hợp. Đến năm 2020, toàn bộ hộ và trang trại chăn nuôi đều phải đảm bảo chuồng
trại hợp vệ sinh và an toàn vệ sinh phòng dịch cho cây trồng, vật nuôi.
Thứ hai, Giải pháp về chính sách
Thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng, thuế các loại, hỗ trợ cán bộ
kĩ thuật, thông tin..giai đoạn ban đầu cho các hộ ứng dụng giống, kĩ thuật và mô
18


hình nuôi trồng mới, kiểm soát môi trường nuôi trồng, tự động hóa, cơ giới hóa
một số khâu kĩ thuật. Các biện pháp ưu đãi này cần được ưu tiên áp dụng đối với
các doanh nghiệp ngoài thành phố vào xây dựng trại hoặc liên doanh nhằm tạo
diều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chính sách ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thuộc Sở
Khoa học - Công nghệ và Môi trường, các trung tâm giống và trại giống nông
nghiệp, thủy sản, tạo bước tiến mới về cây, con giống, về quy trình sản xuất tiến
bộ, về công nghệ chế biến, bảo quản nông - thủy sản. Phát huy vai trò của các
trung tâm, các trại giống hiện có và phát triển các trạm, trại giống mới.
Có chính sách khen thưởng thỏa đáng đối với cá nhân, đơn vị có nhiều cống
hiến trong phát triển KH,CN. Khuyến khích cán bộ quản lý, cán bộ KH, CN trực
tiếp thực hiện đổi mới công nghệ hoặc chủ động thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao
công nghệ mới vào nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, hoặc tạo ra mặt
hàng mới có giá trị kinh tế cao.
Cơ chế tạo lập lợi ích hài hòa giữa những người làm nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng với nhau và giữa họ với người sản xuất được hưởng thành
quả của việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KH, CN. Phải thực hiện
nguyên tắc thu nhập của cán bộ phải gắn với hiệu quả công việc thực tế được đánh

giá chính xác. Chẳng hạn, đối với cán bộ nghiên cứu áp dụng hình thức đấu thầu
công khai đối với các đề tài KH, CN phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với các
cán bộ khoa học làm nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ KH, CN thì thu nhập phải gắn
với hiệu quả thực tế tăng lên trong sản xuất nhờ ứng dụng tiến bộ KH, CN đó
thông qua các hợp đồng kí kết với người trực tiếp sản xuất hoặc ở địa phương đó.
Thứ ba, Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong vật nuôi
Để cải tạo giống vật nuôi có năng suất cao, cho phẩm chất tốt, thích nghi
với điều kiện sinh thái vùng chăn nuôi của tỉnh, ngoài các phương pháp truyền
thống như phương pháp lai tạo, thụ tinh nhân tạo..thì các phương pháp hiện đại
cũng phải được nghiên cứu, ứng dụng đó là: thụ tinh trong ống nghiệm và phương
pháp cấy chuyển phôi; phương pháp chuyển gen; nhân bản vô tình.


Cần nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và cấy chuyển
phôi. Thông qua kĩ thuật thụ tinh in vitro và cấy chuyển phôi, ta có thể điều
khiển giới tính của phôi đê sản xuất ra các thế hệ con có giới tính mong
muốn. Điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì thông qua kĩ thuật xác định
nhiễm sắc thể và AND, ta dễ có thể chọn lọc phôi, từ đó chọn lọc, cải tạo
đàn gia súc trên quy mô lớn theo yêu cầu của tỉnh.
19




Cần nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật nuôi cấy tế bào động vật và kĩ thuật
chuyển gen vào tế bào động vật. Để chuyển gen vào tế bào động vật, ta sử
dụng nhiều kĩ thuật: sử dụng các vecto như virus, hoặc chuyển trực tiếp
AND vào tế bào bằng sung điện để tạo lỗ thẩm thấu qua màng sinh chất,
nhưng thông dụng và kết quả hơn cả là kĩ thuật vi tiêm trực tiếp AND vào tế
bào động vật, kể cả vật nuôi. Bằng phương pháp này, ta sẽ tạo ra được các

vật nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu suất đồng hóa thức ăn lớn.

Đối với gia súc, gia cầm: ứng dụng các giải pháp tích cực và đồng bộ để hạ giá
thành thức ăn, sử dụng thức ăn hợp lí, hỗ trợ các hộ dân nuôi công nghiệp trong
việc trang bị các máy phối trộn thức ăn. Cải thiện mạng lưới thú y từ cấp huyện
đến cấp xã; tăng cường năng lực và hệ thống cộng tác viên cho phòng kĩ thuật của
Chi cục thú y và Trạm Thú y cấp huyện. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công
tác dịch vụ kĩ thuật và thú y cùng các cơ sở vật chất kèm theo. Nghiên cứu cải
thiện quy trình nuôi và công tác quản lý chung ( quy cách chuồng trại, cơ giới hóa
phối chế thức ăn gia súc, vệ sinh phòng dịch...) và tổ chức tập huấn, xây dựng mô
hình mẫu, tham quan, kỹ thuật ứng dụng./.

6.

KẾT LUẬN

Việt Nam vừa kỉ niệm 30 năm ngày đổi mới toàn diện đất nước, cải cách và
mở cửa, trong đó sự kiện mà chúng ta không thể không nhắc tới là khoán 100 và
khoán 10 trong nông nghiệp, đây được coi là bước ngoặt của nền nông nghiệp, sau
một thời gian lụi bại. Hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp việt Nam ngày càng phát
triển với nhiều thành tựu to lớn( là quốc gia đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo), song
không vì thế mà chúng ta quên được một sự thật là nông nghiệp Việt Nam chưa
thực sự có một bước phát triển cách mạng, nhìn nhận và đánh giá về nông nghiệp
Việt Nam hiện nay, những gì mà chúng ta có thể đánh giá đó là: nông nghiệp Việt
20


Nam vẫn còn manh mún, phát triển không đều. Nhìn ra thế giới, ví dụ Hoa kỳ, một
đất nước chỉ có 3% nông dân, nhưng đủ khả năng sản xuất lương thực, nguyên
nhiên liệu không chỉ nội địa mà con xuất khẩu, nhìn về Việt Nam, quốc gia có 70%

dân số là nông dân, thu nhập thực tế là khoảng 450.000 đồng/người/tháng, cao nhất
là khu vực đồng bằng sông cửu long là 535.000 đồng/người /tháng. Hơn 30 năm
đổi mới, nông nghiệp chúng ta vẫn chưa phát triển xứng tầm với lợi thế hiện có,
nguyên nhân do đâu: đó là do những hạn chế trong việc áp dụng khoa học - công
nghệ trong nông nghiệp. Qua hoạt động nghiên cứu, nhóm đã có một cái nhìn khấ
tổng quát về thực trạng chính sách phát triển khoa học –công nghệ hiện nay của
Việt Nam, qua đó đánh giá hiệu quar, đưa ra hạn chế, nguyên nhân và một số
khuyến nghị giải quyết. Tuy nhiên, do thời gian và nhân lực còn nhiều hạn chế, nên
bài viết vẫn có một số quan điểm chủ quan của cá nhân và chưa thực sự hoàn thiện.
Tuy nhiên, đề tài thực sự đã được tìm hiểu một cách nghiêm túc. Qua đó, cá nhân
nhóm đã thực sự có những nhìn nhận riêng cho bản thân mình. Xin chân thành cảm
ơn cô giáo đã giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài này. Kính chúc cô giáo mạnh khỏe,
tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

21



×