Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 75 trang )

Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Quý Khiêm – người đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thời gian và tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Dương Thị Anh Đào – Trưởng bộ môn
Sinh lý Người và Động vật - khoa Sinh học - trường ĐHSP Hà Nội! Cảm ơn
cô đã truyền cho tôi cảm hứng trong học tập và nghiên cứu; rèn cho tôi tư duy
và tác phong khoa học; luôn động viên tôi trong những lúc khó khăn!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Lê Thị Thu Hiền, Ths.
Nguyễn Thị Mười, Ths. Nguyễn Thị Tình và các cô, các chú, các anh, các
chị tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội đã giúp tôi bố trí thí
nghiệm, thu thập số liệu và các thông tin liên quan trong quá trình nghiên cứu,
luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành tốt luận văn này!
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên Trần Phú –
Hải Phòng, các đồng nghiệp trong đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi và chia
sẻ công việc giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Tôi vô cùng cảm ơn những thành viên thân yêu trong gia đình đã
gánh vác công việc, động viên, chia sẻ để tôi luôn cảm thấy ấm áp, tự tin và
dành nhiều tâm sức cho học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng tôi đặc biệt cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, các em học
sinh của tôi! Cảm ơn mọi người đã luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành
tốt luận văn này!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Thu Huyền


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản


của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Đọc là

Cs

Cộng sự

KLCT

Khối lượng cơ thể

Nxb

Nhà xuất bản

SS

Sơ sinh

TB

Trung bình

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống


Tr. CN

Trước công nguyên

Tt

Tuần tuổi

TTNCGC

Trung tâm nghiên cứu gia cầm

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

TTTĂ/ 10 trứng

Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2

PHẦN II. NỘI DUNG ..................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Vai trò của việc bảo tồn những giống nội .................................................. 4
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
1.2.1. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học ...................................................... 6
1.2.2. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh trưởng ................................................. 8
1.2.3. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ..................................................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 17
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 25
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4.1. Một số đặc điểm sinh học ..................................................................... 25
2.4.2. Một số đặc điểm sinh trưởng................................................................. 25
2.4.3. Một số đặc điểm sinh sản ...................................................................... 25
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25
2.5.2. Các phương pháp thông dụng trong nghiên cứu gia cầm ..................... 27
2.5.3. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu .......................... 30


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 31
3.1. Một số điểm sinh học của gà Đông Tảo .................................................. 31

3.1.1. Đặc điểm ngoại hình của gà sơ sinh ...................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm ngoại hình của gà trưởng thành ............................................. 31
3.2. Khả năng sinh trưởng của gà Đông Tảo .................................................. 35
3.2.1. Khối lượng cơ thể giai đoạn SS - 20tt ................................................... 35
3.2.2. Tiêu tốn thức ăn..................................................................................... 37
3.3. Khả năng sinh sản của gà Đông Tảo ........................................................ 39
3.3.1. Tuổi thành thục sinh dục ....................................................................... 39
3.3.2. Tỉ lệ đẻ và năng suất trứng .................................................................... 41
3.3.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng ...................................................................... 45
3.3.4. Khối lượng trứng ................................................................................... 47
3.3.6. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở ................................................................... 51
3.4. Sức sống của đàn gà ................................................................................. 52
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

DANH MỤC BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà sinh sản

26

Bảng 2. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản


26

Bảng 3. KLCT gà Đông Tảo giai đoạn SS - 20tt

35

Bảng 4. Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn gà con và gà dò

38

hậu bị
Bảng 5. Tuổi thành thục sinh dục của gà Đông Tảo

39

Bảng 6. KLCT gà Đông Tảo khi thành thục sinh dục

40

Bảng 7. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của gà Đông Tảo

42

Bảng 8. Khối lượng trứng gà Đông Tảo

47

Bảng 9. Đặc điểm và chất lượng trứng gà Đông Tảo tại


49

38 tt
Bảng 10. Kết quả ấp nở của gà Đông Tảo

51

Bảng 11. Tỷ lệ nuôi sống của gà Đông Tảo

53


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

DANH MỤC HÌNH
TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1. Gà Đông Tảo lúc 01 ngày tuổi

31

Hình 2, 3, 4, 5. Gà mái Đông Tảo lúc trưởng thành

33

Hình 6, 7. Gà trống Đông Tảo lúc trưởng thành


33

Hình 8. Chân gà Đông Tảo

34

Hình 9. Đàn gà Đông Tảo lúc trưởng thành

34

Hình 10. Đồ thị tăng KLCT của gà Đông Tảo giai đoạn

36

từ SS - 20tt
Hình 11. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà Đông Tảo qua 17 tuần đẻ

43

Hình 12. Đồ thị năng suất trứng của gà Đông Tảo qua 17

44

tuần đẻ
Hình 13. Đồ thị TTTĂ/10 trứng của gà Đông Tảo

46

Hình 14. Biểu đồ tỷ lệ các thành phần của trứng gà Đông


50

Tảo


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với
nhân dân ta, đóng vai trò quan trọng trong các hộ nông dân và là nguồn cung
cấp thực phẩm đứng thứ hai sau chăn nuôi lợn. Ở hầu hết các hộ gia đình
nông thôn, nhà nào cũng nuôi từ một vài con đến một vài chục con gà theo
hình thức chăn thả tự nhiên trong vườn, tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, thóc,
gạo rơi vãi…, nhằm cung cấp trứng, thịt cho sinh hoạt hằng ngày, các ngày lễ,
Tết, hoặc có dư thừa để bán.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã phát
triển mạnh, ngày càng có nhiều giống gà được nuôi theo hình thức công
nghiệp, bán công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng, đời sống
hàng ngày cho nhân dân ta. Song các giống gà trong nước: gà Đông Tảo, gà
Chọi, gà Tre, gà Ri, gà Mía…có tầm vóc, tốc độ lớn và năng suất trứng
thường không cao bằng các giống gà nhập nội như gà Tam Hoàn, gà Lương
Phượng, gà Kabir…Nên dù chất lượng thịt, trứng thơm, ngon; có khả năng
thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh…nhưng các giống gà nội vẫn không
phải là đối tượng được lựa chọn trong chăn nuôi công nghiệp, bán công
nghiệp. Chúng thường chỉ được xuất hiện trong các hộ gia đình với hình thức
nuôi nhỏ lẻ, chăn thả tự nhiên. Cũng do hình thức chăn nuôi này, nhiều giống
gà nội trong đó có gà Đông Tảo đã bị mai một, pha tạp dần, số gà thuần chỉ
còn rất ít, có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên,
hiện nay được phân bố ở Khoái Châu – Hưng Yên và một số huyện ở Hà Nội.
Đây là giống gà thuần mang nhiều đặc điểm quý: năng suất thịt cao, sức đề
kháng cao, ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon…Do vậy, gà Đông Tảo đã

1


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

và đang trở thành một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và thu hút sự
chú ý của đông đảo người tiêu dùng trong các lựa chọn để làm cảnh, lấy thịt, quà
tặng… Ví dụ như: một con gà Đông Tảo mới nở có giá lên đến 200.000 đồng,
hoặc một con gà trống Đông Tảo trưởng thành có giá tới hàng triệu đồng…
Gà Đông Tảo được đưa vào chương trình “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi”
từ năm 1992 khi chúng được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Nhờ
có chương trình bảo tồn quỹ gen, giống gà này được bảo tồn và phát triển.
Cũng từ thời gian đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm
sinh học, sức sản xuất của gà Đông Tảo và con lai giữa gà Đông Tảo với một
số giống gà khác. Tuy nhiên do giống gà này đã bị mai một, lai tạp nhiều mà
chưa có công trình nào nghiên cứu, nhân thuần giống gà này nên cả về số
lượng và chất lượng gà Đông Tảo hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng: lấy thịt, làm cảnh... Mặt khác, giống gà này chủ yếu vẫn
được nuôi giữ ở nông hộ, do điều kiện kinh tế và trình độ kĩ thuật còn nhiều
hạn chế nên cho năng suất thấp, quy mô nhỏ lẻ, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả của người chăn nuôi.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Đông
Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội”, góp phần gìn

giữ, phát triển giống gốc và sử dụng hiệu quả nguồn gen có giá trị này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm xác định được một số đặc điểm sinh học, khả năng
sinh trưởng và sinh sản của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của gà

2


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Đông Tảo; cung cấp những thông tin khoa học, cơ bản, hệ thống về đối tượng
nghiên cứu, giúp hiểu biết rõ hơn về giống gà Đông Tảo cũng như có những
tiêu chuẩn chọn đúng gà Đông Tảo thuần chủng.
- Đánh giá khả năng sản xuất của giống gà này để phục vụ cho công tác
xây dựng đàn hạt nhân, đàn gà sản xuất cũng như chăn nuôi, sản xuất giống
gà này.
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, người nuôi
gà và những người quan tâm khác.

3


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

PHẦN II. NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của việc bảo tồn những giống nội
Các giống vật nuôi bản địa nói chung và giống gà bản địa nói riêng là
bản sắc văn hoá đặc trưng của mỗi vùng, miền khác nhau. Việc bảo tồn các
giống vật nuôi này có ý nghĩa vô cùng to lớn:

- Đáp ứng nhu cầu của con người
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã góp phần làm cho đời sống
của người dân càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại
thực phẩm có chất lượng cao ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại
thực phẩm được chế biến từ các giống gà bản địa. Ưu điểm của các giống gà
này là thịt thơm ngon, có hương vị đặc trưng và khả năng chống chịu bệnh tật
tốt. Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã nhập nhiều giống mới như
gà Tam Hoàn, gà Kabir, gà Redbro… và đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho
nhân dân. Những giống gà nhập cho năng suất cao và có thời gian nuôi ngắn
nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống gà nôi. Mặt khác, từ tháng 8/2008
đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số lượng đàn giống nhập nội
giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản xuất thấp. Với những
nguyên nhân đó các giống gà nôi đang được đầu tư phát triển do chúng có thể
đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người chăn nuôi.

- Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam
Các giống gà nội thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di
truyền quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh
dưỡng, khả năng chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng.
Một số giống gà nội còn có khả năng đẻ nhiều, phẩm chất thịt tốt, thơm, ngon
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan
trọng trong khoa học chăn nuôi gia cầm nói chung và khoa học chăn nuôi gà

4



Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

nói riêng ở Việt Nam. Vì vậy, nếu không có các biện pháp bảo tồn các vốn
gen quý đó, một lúc nào đó các giống gà nôi sẽ bị mai một dần hoặc mất đi.
Chính vì vậy, nghiên cứu về các giống gà nội sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen,
tăng cường tính đa dạng sinh học vật nuôi không chỉ riêng Việt Nam mà của
cả Thế giới.

- Dùng làm bố, mẹ trong các công thức lai
Một số giống gà nội ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ
đời sống, công nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng như yêu cầu công nghiệp hoá
của ngành chăn nuôi. Trong những năm qua, chúng ta đã nhập nội một số
giống gà ngoại nhằm cải thiện năng suất chăn nuôi gà. Tuy nhiên những
giống gà ngoại không thể thoả mãn yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Xu
thế hiện nay là sử dụng các giống gà nội lai với các giống ngoại nhập tạo ra
các con lai, vừa có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt tốt vừa cho năng
suất cao.

- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Ở một số vùng miền, các giống gà bản địa không những phù hợp với
điều kiện chăn nuôi, phương thức chăn nuôi mà còn gắn liền với bản sắc văn
hoá dân tộc. Đó là lễ hội tôn nghiêm mang đậm bản sắc văn hoá như là vật
thách cưới, hay đơn giản là mâm cổ cúng gia tiên rất cần có giống gà bản địa.
Điều này cho thấy việc mất đi các giống gà bản địa nói riêng cũng như các
giống vật nuôi bản địa nói chung sẽ làm nghèo vốn văn hoá sẵn có của nhiều
đồng bào.


- Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
Cần thiết phải giữ lại những giống địa phương vì chúng cho phép
những người nông dân lựa chọn đàn giống và phát triển giống phù hợp với sự
thay đổi của môi trường, bệnh tật và yêu cầu của người tiêu dùng. Đa dạng
sinh học là sự bảo đảm chống lại những đe dọa như nạn đói, thiên tai, dịch

5


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

bệnh. Ở một khía cạnh khác, đa dạng sinh học góp phần ổn định đời sống
kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Do vậy, đa dạng sinh học
nói chung và đa dạng các giống vật nuôi nói riêng là duy nhất và không thể
thay thế.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học
1.2.1.1. Cơ sở nghiên cứu ngoại hình
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi. Các đặc điểm về ngoại
hình của gà là những đặc trưng cho giống, phản ánh tình trạng sức khỏe, kết
cấu, chức năng cũng như thể hiện khuynh hướng, khả năng sản xuất và giá trị
kinh tế của vật nuôi. Mỗi giống đều có những đặc điểm ngoại hình đặc trưng
cho giống đó. Ngoại hình là bao gồm các đặc điểm về vóc dáng cơ thể, màu
sắc da lông, hình dạng và màu sắc của đầu, mào, chân…[31; 35]
- Mào: Là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, giúp phân biệt trống, mái.
Khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn, chứa nhiều máu. Thời
gian thay lông hay gà mắc bệnh thuộc tuyến sinh dục, chúng tạm thời bị
ngừng cung cấp máu nên màu sắc mào giảm đi. Mào gà rất đa dạng vầ cả hình
dạng, kích thước, màu sắc, có thể dặc trưng cho từng giống. Theo hình dạng,

mào gồm các loại: mào cờ, mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ…[28; 42]
- Mỏ: Mỏ gà có nguồn gốc vảy sừng, ngắn, cứng và chắc. Gà có mỏ dài
và mảnh thì khả năng sản xuất thấp. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng
vàng, gà da đen thì mỏ cũng tối màu. Ở gà mái, màu sắc mỏ bị nhạt đi vào
cuối thời kì đẻ trứng.[28; 42]
- Bộ lông: Lông là dẫn xuất của da, thể hiện các đặc điểm di truyền của
giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Tác giả Jonhansson
(1972) [19] cho rằng, lông là một tính trạng của phẩm giống. Sắc tố da, lông ở
gia cầm được xác định bởi hai chất: melanin và xantofin. Sắc tố melanin ở
dạng hạt, có ở da và gốc lông, xuất hiện không phụ thuộc vào lứa tuổi. Sắc tố

6


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

xantofin ở dạng tinh thể màu vàng, chỉ nằm ở da, mỏ và chân. Nếu lớp da
ngoài có thêm xantofin thì da có màu xanh óng ánh. Sắc tố xantofin dược
tổng hợp từ thức ăn. Khi thức ăn không đủ xantofin thì sẽ làm tăng thêm màu
sắc đen của da, lông. Thông thường, màu sắc da, lông đồng nhất là giống
thuần, nếu loang thì đó là đã bị pha tạp. Vì vậy, màu sắc da, lông cong là một
chỉ tiêu chọn lọc. Màu sắc da, lông là tính trạng đơn gen, giới hạn bởi giới
tính nên thường được dùng để xác định các quy luật di truyền trội, lặn, phân
ly, đồng thời sử dụng để dự đoán số lượng đời con có màu sắc da, lông mong
muốn [10].
Lông có nhiệm vụ chính là bảo vệ gia cầm chống lạnh. Ngoài ra, lông
còn bảo vệ cơ thể tránh bị tổn thương bởi các tác động vật lý từ môi trường
bên ngoài.
Bộ lông còn phản ánh tình trạng sức khỏe của gia cầm. Gia cầm khỏe

thì lông bóng, bám sát vào thân mình. Gia cầm có bệnh thì lông xù xì, khô,
không bóng bầy [81].
- Chân: Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón (gà Ác có 5 ngón). Cổ,
bàn và ngón chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da.
Chân thường có vuốt và cựa. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn
của loài [10; 42].
1.2.1.2. Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống của gia cầm được tính bằng TLNS sau một thời gian. TLNS là
tỷ lệ % của số con cuối kỳ so với số con đầu kì trong một thời gian xác định.
Sức sống của gà do tính di truyền quy định. Tuy nhiên nó phụ thuộc
vào độ tuổi, tính biệt, chế độ chăm sóc, môi trường, khí hận…Do vậy, TLNS
là tính trạng có hệ số di truyền thấp [10].
Sức đề kháng (khả năng chống bệnh) theo nghĩa rộng là tính không
cảm thụ đối với bệnh của cơ thể sống cũng như khả năng chống lại bệnh tật
của cơ thể. Đặc tính này có thể là bẩm sinh hay tập nhiễm.

7


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Sức đề kháng khác nhau ở các loài, giống, thậm chí giữa các cá thể của
cùng một giống. Con trống thường có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có
sự khác nhau về hoocmon giữa gà trống và gà mái. Hutt (1969) đã xác định:
NST giới tính quyết định khác nhau về sức đề kháng, có thể NST giới tính Z
(gà trống) mang gen đề kháng hoặc là NST W (gà mái) có gen cảm nhiễm
[12; 14]. Các giống vật nuôi ở vùng nhiệt đới có khả năng kháng bệnh cao
hơn vật nuôi vùng lạnh [42].
Theo các tác giả Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt,Vũ Chí Thiện,

Nguyễn Thị Thu Hiền [72], TLNS của gà Hồ là 75,3% (con trống) và 78,0%
(con mái); gà Móng là 77,8% (con trống) và 76,5% (con mái); gà Mía là
78,4% (con trống) và 76,2% (con mái).
TLNS của gà Ri vàng rơm, gà Ai Cập và gà RA từ 1 - 19tt lần lượt là 89,7%
(con trống) và 84,8% (con mái); 88,8% (con trống) và 92,4% (con mái); 94,6%
(con trống) và 95,6% (con mái) (theo tác giả Nguyễn Huy Đạt và cs, 2006 [8]).
Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, gà là đối tượng dễ mắc các
bệnh truyền nhiễm và bệnh kí sinh trùng. Nguyên nhân là do mật độ nuôi cao,
công tác vệ sinh chuồng trại không đảm bảo. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ
gà mắc bệnh khi nuôi theo phương thức công nghiệp thường rất cao. Khi gà
mắc bệnh truyền nhiễm chúng có thể chết hàng loạt, nên cần tiêm phòng cho
gà đặc biệt trong chăn nuôi gà tập trung.
Theo tác giả Vũ Thị Đức [10], gà H‟ Mông có sức sống cao, khá ổn
định qua các tuần tuổi. Giai đoạn SS - 16 tt, gà nuôi bán công nghiệp có tỷ lệ
nuôi sống (87,7%) cao hơn nuôi chăn thả (82,3%). Đàn nuôi chăn thả có khả
năng kháng bệnh cao hơn nhưng gặp nhiều yếu tố rủi ro nên hao hụt nhiều
hơn nuôi bán công nghiệp.
Để giảm chi phí chăm sóc và thú y, trong chăn nuôi cần chọn những
giống vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và sức sống cao.
1.2.2. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh trƣởng
1.2.2.1. Một số khái niệm

8


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

* Sinh trưởng: Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và KLCT.
Trong hai chỉ tiêu: tăng kích thước và tăng khối lượng, thì chỉ tiêu tăng kích

thước đáng tin cậy hơn vì KLCT sinh vật có thể tạm thời biến đổi tùy theo chế
độ dinh dưỡng [10].
Ở gà, sinh trưởng có thể chia thành các giai đoạn: giai đoạn gà con, giai
đoạn gà dò hậu bị, giai đoạn gà đẻ (đối với gà nuôi hướng trứng). Giai đoạn gà
con, giai đoạn gà dò hậu bị, giai đoạn gà thịt (đối với gà nuôi hướng thịt). Mỗi
giai đoạn có những đặc điểm sinh trưởng khác nhau và đòi hỏi những điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng nhất định. Ở gà có hai giai đoạn sinh trưởng quan trọng:
- Thời kì gà con (1 - 8 tt): trong thời kì này, quá trình sinh trưởng rất
mạnh do sự phát triển của các tế bào trong giai đoạn này rất lớn, chúng tăng
nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào. Trong khi đó, các cơ
quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng, như dạ
dày vẫn chưa tiêu hóa được thức ăn cứng, các men tiêu hóa chưa đầy đủ…Vì
vậy chất lượng thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng. Thức ăn
trong giai đoạn này cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, kích thước vừa phải để
gà dễ tiêu hóa và hấp thụ. Giai đoạn này, ở gà con còn diễn ra quá trình sinh
lý quan trọng là quá trình thay lông. Do vậy, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
cần thiết, nhất là các axit amin không thay thế. Ngoài ra, gà con rất nhạy cảm
với sự thay đổi của điều kiện môi trường, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Do
vậy, cần nuôi ấm trong những tuần đầu, che chắn gió vào ban đêm và những
ngày trời lạnh, thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho gà
(theo Lê Thị Nga, 1997) [27].
- Thời kỳ gà trưởng thành: Trong giai đoạn này, tất cả các cơ quan, tổ
chức trong cơ thể đã hoàn thiện chức năng sinh lý, tốc độ sinh trưởng chậm
lại; gà có khả năng thích nghi tốt với môi trường; quá trình trao đổi chất, hấp
thu, tiêu hóa tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn (theo Lê Thị Nga,
1997) [27].

9



Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Đi kèm với sinh trưởng là quá trình phát dục.
* Phát dục:Phát dục là quá trình thay đổi về chất của cơ thể. Sự thay
đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện cấu trúc và chức năng của từng
tổ chức, bộ phận mới của cơ thể. Quá trình phát dục diễn ra ngay từ giai đoạn
đầu tiên của hợp tử và trong suốt quá trình phát triển của cơ thể vật nuôi.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của
cơ thể vật nuôi. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, đan xen, bổ sung và hỗ
trợ nhau, làm cho cơ thể vật nuôi phát triển ngày một hoàn chỉnh. Sinh trưởng
là tiền đề của phát dục, ngược lại, phát dục thúc đẩy sinh trưởng. Do vậy,
trong chăn nuôi, tùy thuộc vào độ tuổi và thời kì phát triển mà có biện pháp
chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất
(theo Văn Lệ Hằng, 2007) [13].
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
* Tốc độ mọc lông: Mọc lông là quá trình thay bộ lông sơ sinh để mọc
lông mới đầu tiên trong một thời gian nhất định của một giống. Quá trình này
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gọi là tốc độ mọc lông.
Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền, có liên quan đến đặc điểm
trao đổi chất, sinh trưởng và phát dục của gia cầm; là chỉ tiêu đánh giá sự
thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về
thể trọng sớm, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm [30].
* Khối lƣợng cơ thể: KLCT là một tính trạng số lượng và được quy
định bởi các yếu tố di truyền. Jull và Quinn (1931), Maw (1935), Kaufman
(1948), Godfrey và Jaap (1962) cũng như Godfrey (1953) đã phát hiện rằng,
trong sự di truyền khối lượng phải có sự tham gia của ít nhất một gen liên kết
giới tính, trong đó Godfrey (1953) cho rằng tính trạng này được quy định bởi
ít nhất 15 cặp gen [14; 31].


10


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và khối
lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên, khối lượng gà khi nở ít
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiếp theo.
Đối với gà chăn nuôi hướng thịt, điều quan tâm trước tiên là khối lượng
gà đạt được từ khi nở tới thời điểm mổ thịt. KLCT không những chứng minh
cho hiệu quả sử dụng thức ăn, mà còn cần thiết để quyết định thời gian nuôi
dưỡng tương ứng với khối lượng giết mổ. KLCT gà tương ứng theo tuần tuổi
bao hàm các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật quan trọng trong sản xuất sản phẩm thịt
hàng hóa [19].
Theo Vũ Thị Đức [10], gà H‟ Mông lúc sơ sinh nhỏ có KLCT khoảng
31,7g - 32,7g, nhưng khả năng tích lũy thức ăn khá tốt nên tăng trưởng nhanh
và đồng đều qua các tt. Gà nuôi bán công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn nuôi
chăn thả nhiều (KLCT gà 16 tt nuôi bán công nghiệp nặng 1506,53g, nuôi
chăn thả nặng 970,27g). Lúc trưởng thành, khối lượng tối đa của gà trống đạt
trên 3kg khi nuôi ngoài 12 tháng tuổi, gà mái đạt 2,5 - 2,6kg khi nuôi ngoài 12
tháng tuổi.
Theo Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt,Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu
Hiền [72], KLCT 20 tt của gà Hồ là 2168.7g (gà trống) và 1786,2g (gà mái),
của gà Móng là 1921,2g (gà trống) và 1638,9g (gà mái), của gà Mía là
1888,6g (gà trống) và 1628,7g (gà mái).
Nghiên cứu trên các đối tượng gà Ri vàng rơm, gà Ai cập, gà RA (con
lai của gà Ri và gà Ai Cập), tác giả Nguyễn Huy Đạt và cs, 2006 [8] cho biết
KLCT của gà Ri vàng rơm, gà Ai Cập và gà RA đến 19 tt lần lượt là: 1620,0g
(con trống và 1378,8g (con mái); 1609,5g (con trống) và 1322,4g (con mái);

1804,4g (con trống) và 1387,6g (con mái).
* Tốc độ sinh trƣởng: Tốc độ sinh trưởng là cường độ tăng các chiều
đo cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Tốc độ sinh trưởng của vật

11


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi
trường [19; 30].
* Cơ sở tiêu tốn thức ăn: TTTĂ/1kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển
hóa thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng
chính của quá trình chuyển hóa thức ăn. Nói cách khác, TTTĂ là hiệu suất
giữa thức ăn trên kg tăng khối lượng (TTTĂ/kg tăng khối lượng). TTTĂ/kg
tăng KLCT càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Đối với gà
thịt, một phần thức ăn ăn vào dùng để duy trì, một phần dùng để tăng khối
lượng. Khi hai cơ thể có cùng một khối lượng xuất phát, để đạt được một khối
lượng nhất định nào đó thì cơ thể thể sinh trưởng chậm mất thời gian dài hơn.
Trong thời gian dài hơn đó, gà tăng trưởng chậm phải mất năng lượng duy trì
cao hơn nhiều so với gà tăng trưởng nhanh. Điều đó dẫn tới tiêu tốn nhiều
thức ăn. Ngược lại, tăng trưởng nhanh thì cơ thể đồng hóa và dị hóa tốt hơn,
khả năng trao đổi chất tăng cường hơn, làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao,
dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp. Chambers và cs (1984) [10] đã xác định được
hệ số tương quan di truyền giữa KLCT và tăng trưởng với TTTĂ là rất cao
(0,5 - 0,9), còn tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm và
thấp , từ -0,2 đến -0,8.
TTTĂ/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi. Khi con vật còn
non, chỉ tiêu này thấp, càng về sau, lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng

càng cao [18; 20]
TTTĂ là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi gà thịt. Do vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chế độ dinh
dưỡng nhằm xác định chế độ dinh dưỡng thích hợp cho các tổ hợp lai, từ đó
phát huy được tiềm năng sinh trưởng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo nghiên cứu trên gà H‟ Mông của Vũ Thị Đức [10] cho thấy,
TTTĂ của gà H‟ Mông từ SS - 16 tt là 5,12kg thức ăn/kg tăng khối lượng (gà
trống) và 5,51kg thức ăn/ kg tăng khối lượng (gà mái).

12


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Theo nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện,
Nguyễn Thị Thu Hiền [72], TTTĂ của gà Hồ, gà Mía, gà Móng ở giai đoạn từ
1 - 8 tt lần lượt là 1763,2g/con, 1732,0g/con, 1650,0g/con. Nếu tính chung từ
1 - 20 tt thì TTTĂ của 3 giống gà này đều ở mức 8,2 - 8,3 kg/ con (gà trống)
và từ 7,7 - 7,8kg/ con (gà mái).
TTTĂ của gà Ri, gà Ai Cập, gà RA trung bình từ 1 - 9 tt lần lượt là
2333,1g/con (con trống) và 2224,6g/con (con mái); 2751,0g/con (con trống)
và 2471,7g/con (con mái); 2329,6g/con (con trống) và 2139,2g/con (con mái).
Từ 10 - 19 tt, TTTĂ trung bình của chúng lần lượt là: 4948,3g/con (con trống)
và 4660,0g/con (con mái); 5138,0g/con (con trống) và 4553,5g/con (con mái);
5031,6g/con (con trống) và 4456,2g/con (con mái) (theo Nguyễn Huy Đạt và
cs, 2006 [8]).
1.2.3. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản
1.2.3.1. Khái niệm sinh sản
Sinh sản là cơ sở cho mọi năng suất ở vật nuôi, là tính trạng được các

nhà chọn giống quan tâm. Đối với gia cầm, các tính trạng sinh sản mà các nhà
chọn giống quan tâm là: tuổi thành thục sinh dục, thời gian đẻ, tỉ lệ đẻ, năng
suất trứng…
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
* Tuổi thành thục sinh dục: Là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có
khả năng tham gia quá trình sinh sản. Đối với gà mái, tuổi thành thục sinh dục là
tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với cả đàn là lúc tỷ lệ đẻ đạt 5%, theo
Pingel. H và H. Jeroch, 1980. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan chặt chẽ đến
khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống bé,
khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn những gia
cầm có khối lượng cơ thể lớn. Độ dài ngày, khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên
hay nhân tạo cũng là những yếu tố ảnh hưởng lên khả năng thành thục sinh dục
sớm. Ngoài ra, sự biến động trong tuổi thành thục sinh dục có thể còn do các yếu

13


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

tố khác có ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát dục như: tiêm phòng chống dịch
hạch cho gà con sẽ dẫn đến đẩy lùi ngày đẻ quả trứng đầu tiên hoặc cho ăn bằng
một khẩu phần nhất định có thể sẽ đẩy nhanh sự thành thục sinh dục.
Theo Vũ Thị Đức [10], gà H‟ Mông bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên ở độ
khoảng 20 - 21 tt, tuổi đẻ đạt 5% ở 21 - 22 tt, tuổi đẻ đạt đỉnh cao vào thời
điểm 29 - 31 tt.
Còn theo Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt,Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị
Thu Hiền [72], tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Hồ, gà Mía, gà Móng trong
nghiên cứu lần lượt là 31 tuần, 22 tuần, 21 tuần. Tuổi đẻ 5% của 3 giống gà
này lần lượt là: gà Hồ là 32 tuần, gà Mía là 25 tuần và gà Móng là 23 tuần.

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà Ri vàng rơm, gà Ai Cập, gà RA lần
lượt là 126 ngày, 140 ngày và 140 ngày. Tuổi đẻ 5% tương ứng là 132 ngày,
148 ngày và 150 ngày (theo tác giả Nguyễn Huy Đạt và cs, 2006 [8]).
* Năng suất trứng và tỉ lệ đẻ: Năng suất trứng là số trứng một gia
cầm mái sinh ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất trứng là một tính trạng
di truyền, phản ánh chất lượng giống và phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại
cảnh. Hays (1944), Albada (1955) cho rằng việc sản xuất trứng do 5 yếu tố
quyết định là: thời gian kéo dài sự đẻ trứng, cường độ đẻ, thời gian nghỉ đẻ
mùa đông, tuổi thành thục và bản năng đòi ấp.
Tỉ lệ đẻ trứng là tỉ lệ % giữa tổng số trứng đẻ ra trong kỳ so với số mái
đẻ trung bình của kỳ. Tỉ lệ đẻ là một chỉ tiêu biểu thị khả năng đẻ trứng ở
dạng %. Tỉ lệ đẻ trứng bình quân toàn đàn là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính
của khả năng đẻ trứng toàn đàn. Tỉ lệ đẻ tỉ lệ thuận với năng suất trứng. Tỉ lệ
đẻ phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như tỉ lệ protein trong thức ăn, chế
độ chăm sóc, thời tiết…do vậy cần cung cấpđầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo
chuồng nuôi thông thoáng để đảm bảo tỉ lệ đẻ trứng của gia cầm [10; 42].
Theo Vũ Thị Đức [10], gà H‟ Mông nuôi bán công nghiệp có tỷ lệ đẻ
trung bình đạt 21,48%, năng suất trứng đạt 39,11 quả/mái/26 tuần đẻ.

14


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Theo Nguyễn Huy Đạt và cs, 2006 [8], gà Ri vàng rơm có tỷ lệ đẻ trung
bình đạt 39,17%, năng suất trứng trung bình đạt 54,84 quả/mái/20 tuần đẻ; gà
Ai Cập có tỷ lệ đẻ trung bình đạt 53,87%, năng suất trứng trung bình đạt
67,88 quả/mái/20 tuần đẻ; gà RA có tỷ lệ đẻ trung bình đạt 43,27%, năng suất
trứng trung bình đạt 60,58 quả/mái/20 tuần đẻ.

* Đặc điểm và chất lƣợng của trứng:
- Màu sắc trứng: Sự tích lũy sắc tố ở vỏ trứng được tiến hành trong thời
gian trứng nằm trong tử cung. Màu hung của vỏ trứng là do ocfirin hoặc
protopocfirin, còn màu xanh lam là do oxian. Màu hung cũng như màu trắng có
nhiều biến dị lớn và độ sẫm, nhạt của chúng thay đổi trong năm. Vỏ trứng có
màu sẫm nhất là vào đầu mùa thu và mùa đông. Trong khi đó, mùa xuân và mùa
hè, do sức đẻ tăng nên độ sẫm giảm, đến cuối thời kỳ đẻ trứng màu sắc lại sẫm
lên. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có kiên quan đến nghiên cứu
chất lượng và khả năng dùng để ấp, khả năng soi trứng xác định phôi [10].
- Khối lƣợng trứng: Khối lượng trứng là cơ sở để đánh giá sản lượng
trứng tuyệt đối của một cá thể hay cả đàn. Khối lượng trứng tương quan
nghịch với năng suất trứng, tương quan thuận với tuổi thành thục sinh dục và
khối lượng cơ thể.
Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, lứa đẻ, tuổi đẻ,
tuổi thành thục sinh dục, khối lượng cơ thể, cường độ đẻ, các tính trạng bên
ngoài của trứng. Ngoài ra, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào mùa vụ, thức
ăn, hoạt động của tuyến giáp và các loại thuốc dùng chữa bệnh.
Khối lượng trứng chịu ảnh hưởng của một số lượng lớn các gen nhưng
đến nay người ta vẫn chưa xác định được [10].
Khối lượng trứng của gà H‟ Mông ở các giai đoạn đẻ là: bắt đầu đẻ là
41,40g/quả, ở 24 tt là 44,37g/quả (theo Vũ Thị Đức [10]).
Khối lượng trứng của gà Hồ, gà Mía, gà Móng ở 38 tt tương ứng là
47,3g/quả; 45,4g/quả và 46,7g/quả (theo Hồ Xuân Tùng và cs [72]).

15


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội


Khối lượng trứng trung bình của gà Ri vàng rơm, gà Ai Cập, gà RA ở
38 tt lần lượt là 41,82g/quả; 44,4g/quả và 48,97g/quả (theo Nguyễn Huy Đạt
và cs, 2006 [8].
- Chất lƣợng lòng trắng trứng:
Tỷ lệ lòng trắng trứng chiếm khoảng 52,1% khối lượng trứng. Lòng trắng
của trứng chủ yếu bao gồm albumin hòa tan trong nước và muối trung tính.
Lòng trắng của trứng có tác dụng chống lại vi khuẩn, tác dụng này là
nhờ enzim (như lyrozim). Lòng trắng đặc ngăn không cho lòng đỏ di động
nhiều. Dây chằng nối từ hai đầu của lòng đỏ được cấu tạo bởi lòng trắng đặc
giữ cho lòng đỏ nằm ở giữa quả trứng và giữ cho lòng đỏ ít bị chấn động.
Lòng trắng còn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, khoáng và
tham gia cấu tạo da, lông trong quá trình phát triển của cá thể ở giai đoạn phôi
(dẫn theo Đỗ Thị Bích Ngọc, 2010 [28].
- Chất lƣợng lòng đỏ trứng:
Khối lượng lòng đỏ chiếm khoảng 32% khối lượng trứng. Lòng đỏ là
thành phần giàu chất dinh dưỡng nhất của trứng. Thành phần của nó gồm có
khoảng 17% là protein, 33% là lipit. Do chứa nhiều lipit nên tỷ trọng của lòng
đỏ nhỏ hơn tỷ trọng của lòng trắng.
Lòng đỏ có dạng hình cầu, đường kính từ 35 - 40 mm, nằm giữa lòng
trắng và được giữ ổn định nhờ dây chằng là những sợi protein quy tụ ở hai
đầu lòng đỏ. Phía trên của lòng đỏ là một đĩa phôi.
Lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho phôi. Lòng đỏ được
bao trong màng lòng đỏ, màng này ngăn cản quá trình thẩm thấu giữa lòng
trắng và lòng đỏ.
Tính theo tỷ lệ giữa lòng trắng và lòng đỏ thường là 2/1 là trứng đạt
yêu cầu (dẫn theo Đỗ Thị Bích Ngọc, 2010 [28]).
- Khả năng thụ tinh và ấp nở: Khả năng thụ tinh là một tính trạng để
đánh giá sức sinh sản của đời bố mẹ. Khả năng thụ tinh được xác định bằng tỉ
lệ trứng có phôi thông qua việc soi kiểm tra toàn bộ số lượng trứng được chọn


16


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

để ấp. Tỉ lệ trứng có phôi xác định khả năng sinh sản của đàn gà cha - mẹ.
Những dòng gà có khối lượng cơ thể cao thường có tỉ lệ thụ tinh kém hơn hẳn
so với những dòng gà có khối lượng thấp hơn.
Tỷ lệ ấp nở của gà được xác định bằng tỷ lệ % số gà con nở ra so với
số trứng vào ấp. Nó là chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất của trứng giống và hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản. Tỉ lệ nở là tính trạng đầu tiên để
đánh giá sức sống của đời con. Tỉ lệ ấp nở là một tính trạng có hệ số di truyền
thấp. Theo Nguyễn Văn Trọng, 1998 [42] các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp
nở là bảo quản và vệ sinh trứng, kỹ thuật ấp trứng, khối lượng trứng, tỉ lệ đẻ,
phương thức nuôi, tuổi đẻ. Ngoài ra, mùa vụ cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của
trứng. Tỉ lệ nở còn phụ thuộc vào cường độ đẻ trứng: những trứng đẻ vào
giữa chu kì có khả năng nở cao hơn những trứng đẻ đầu hoặc cuối chu kì.
Đàn gà H‟ Mông theo nghiên cứu của Vũ Thị Đức [10] có tỷ lệ trứng có
phôi là 97,51% còn tỷ lệ ấp nở là 77,59% (TL nở/tổng ấp) và 79,57% (TL
nở/tổng trứng có phôi).
Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt,Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu Hiền
[72] qua theo dõi các chỉ tiêu ấp nở trên 3 đàn gà từ 32 - 42 tt cho thấy: gà Hồ
có tỷ lệ trứng có phôi là 87,37%, gà Mía là 90,72% và gà Móng là 86,41%; tỷ
lệ nở của gà Hồ là 58,59%, gà Mía là 69,71% và gà Móng là 63,68%.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo số liệu của tổ chức FAO, tính đến năm 2009, tổng đàn gà trên thế
giới đã lên tới 14,191 tỷ con. Tổng sản lượng thịt gà sản xuất ra đạt 79,5 triệu
tấn, bình quân đầu người đạt trên 12 kg thịt/ năm (FAO, 2003).

Châu Á đạt sản lượng trứng gà cao nhất mà đứng đầu là Trung Quốc
còn châu Mĩ lại có sản lượng thịt gia cầm cao nhất mà đứng đầu là Mĩ.
Xu hướng trên thế giới hiện nay là lai tạo ra các dòng chuyên dụng cao
sản về thịt và trứng.

17


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Các dòng gà hướng thịt như: AA (Arbor Acres), Lohmann meat,
Hubbard, BE-88 có tốc độ tăng trọng 50-60g/con/ngày với tiêu tốn 1,7-1,8 kg
thức ăn/kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi. Khối lượng cơ thể cao: AA (khối lượng
8 tuần tuổi đạt 2990g, lúc 10 tuần tuổi là 3861g), Lohmann meat (khối lượng
cơ thể lúc 10 tuần tuổi ở gà trống là 2600g, gà mái là 2200g)
Các dòng gà hướng trứng như: Leghorn, Goldline, Hyline Brown, Isa
Brown đều có năng suất trứng 225-333 trứng/mái/78-80 tuấn tuổi.
Hãng Sasso của Pháp đã nhân giống chọn lọc, lai tạo và cho ra nhiều tổ
hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc nuôi ở các
trang trại.
Ngoài ra còn nhiều giống gà thả vườn khác cũng được lai tạo:
Gà Redbo: Gà có sắc lông nâu đỏ, ngoại hình đẹp, da chân vàng. Trọng
lượng trung bình ở 12 tuần tuổi đạt 3140g.
Gà Tropicbro gốc ở Pháp do công ty Shaver lai tạo, gà có sắc lông màu
vàng nâu, lông trắng, chân vàng. Đặc biệt, gà có sức chịu nóng và độ ẩm cao.
Tốc độ sinh trưởng cao, khối lượng cơ thể ở 10 tuần tuổi đạt 2250-2560g.
Gà S457: Gốc ở Pháp do công ty ISA lai tạo, gà S457 là kết quả của lai
tạo giữa con trống S44 và con mái SA 57. Gà có sắc lông trên nâu, dưới màu
trắng. Trọng lượng trung bình ở 10 tuần tuổi đạt 2125g.

Ngoài ra, người ta cung quan tâm đến các giống gà thả vườn kiêm dụng
như gà Tam Hoàng. Gà Tam Hoàng có nhiều dòng như dòng 882, dòng
Jiangcun. Gà Tam Hoàng dòng 882 có năng suất trứng/mái ở 68 tuần tuổi đạt
155 quả, gà Tam Hoàng dòng Jiangcun đạt 165 quả [13]. Các dòng gà trên
đang được nuôi thịnh hành ở Trung Quốc để làm thực phẩm, xuất khẩu và đã
được nhập phổ biến vào nước ta.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, ở nước ta tồn tại ba phương thức chăn nuôi gà là: chăn thả tự
nhiên, chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi bán công nghiệp. Xu hướng chăn

18


Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của gà Đông Tảo nuôi tại TTNCGC Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội

nuôi ở nước ta hiện nay là chuyển dần từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ
trong các hộ gia đình với số lượng ít sang xu hướng công nghiệp hóa, chăn
nuôi tại các trung tâm, các trại với quy mô lớn lên tới hàng trăn, hàng nghìn
con theo hướng sản xuất hàng hóa để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con
người và đem lại hiệu quả chăn kinh tế cho người chăn nuôi [28]. Cùng với sự
chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi, nhiều giống gà nhập nội được nghiên
cứu, lai tạo để tạo ra nhiều giống gà đáp ứng với nhu cầu thị hiếu ngày càng
đa dạng của con người.
Theo Văn Lệ Hằng, 2007 [13], gà Lương Phượng có nguồn gốc từ
Trung Quốc, màu lông vàng hoặc lốm đốm hoa, chân vàng. Gà có sức đề
kháng tốt, chất lượng thịt thơm ngon. KLCT lúc 11 tt: gà trống là 1,9kg, gà
mái là 1,3kg. Năng suất trứng 158 quả/mái/năm, TTTĂ/10 trứng là 3,3kg.
Cũng theo Văn Lệ Hằng, 2007 [13], gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ
Trung Quốc, lông, chân, da đều có màu vàng. Gà Tam Hoàng nhập vào nước

ta có hai dòng là dòng 882 và dòng Jiangcun.
Dòng 882: gà nuôi thịt đến lúc 11 tt, gà trống nặng 1,4 - 1,45kg, gà mái
nặng 1,2kg. Gà nuôi sinh sản có năng suất trứng đạt 155 quả/mái/năm,
TTTĂ/10 trứng là 3,2 kg.
Dòng Jiangcun: gà nuôi thịt đến lúc 11 tt, gà trống nặng 1,3kg, gà mái
nặng 1kg. Gà nuôi sinh sản có năng suất trứng 165 quả/mái/năm, TTTĂ/10
trứng là 2,9 - 3kg.
Còn gà Kabirlà giống gà được tạo ra từ Israel, nhập vào nước ta năm
1999. Gà có lông màu vàng hoặc đỏ vàng. Khối lượng gà mái ở 20 tt là 2 2,1kg. Sản lượng trứng đến 70 tuần tuổi là 180 - 190 quả/mái. Khối lượng
trứng trung bình 57 - 58 g/quả (theo Văn Lệ Hằng, 2007) [13].
Theo nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs, 2010 [64], gà Redbro là
giống gà nặng cân nằm trong bộ giống gà của hãng Hubbard ISa - Cộng hoà
Pháp. Gà trống có đặc điểm lông màu nâu sẫm, da và chân màu vàng, thân

19


×