Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Phân tích xu hướng tiêu thụ thuốc và sự biến động giá thuốc và một số nhà thuốc trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 84 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bộ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TIÊU THỤ THUỐC
VÀ sự BIẾN ĐỘNG GIÁ THUỐC
TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Luận văn thạc sĩ dược học
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 607320
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Nguyễn Thanh Bình

Hà Nội, năm 2008


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện đề tài vói nhiều nỗ lực và cố gắng, thời điểm luận
văn hoàn thành cũng là lúc viết lên những lời cảm ơn sâu sắc tới những người thầy,
người hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Trước hết, vòi lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS. TS Nguyễn Thanh Bình - Phòng Đào tạo sau đại học đ hưởng dẫn, truyền đạt
kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy
cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đ giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn Ths. Bùi Văn Đạm - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Tai
Mũi Họng TW. Tôi đ được học ở thầy nhiều kinh nghiệm quý, định hướng trong quá
trình thực hiện luận vãn.
Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Dược, các khoa phòng Bệnh viện Tai


Mũi Họng TW nơi tôi công tác đ tạo điều kiện, giúp đõ tôi trong công tác và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ và người thân trong gia
đình, những người luôn động viên, chăm lo cho tôi trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hà Nội, tháng 12 năm 2008 Học viên

Ds Vũ Năng Thoả


Alpha
Amox
Ampi
AmpiVn
ATC
Cefa
Chymo
CIF
Cloram
CPI
Deed
GDP
GLP
GMP
GPP
GSP
GTTT
Nk
Rhume
SDK
SLTT

Sx
Tetra
TNHH
TSTT
TTBQĐN
USD
Vidor
WTO

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Alpha Choay
Amoxicillin
Ampicillin
Ampicillin Việt Nam
Anatomical Therapeutical Classification Cefalexin
AI phachymotrypsin
Cost Insurane Freight Giá cập cảng
Chloramphenicol
Chỉ số giá hàng hoá, tiêu dùng
Decolgen Nodrowse
Thực hành tốt phân phối
Thực hành tốt phòng thí nghiệm
Thực hành tốt sản xuất thuốc
Thực hành tốt nhà thuốc
Thực hành tốt bảo quản
Giá trị tiêu thụ
Nhập khẩu
Rhumenol D 500
Số đăng ký
Số lượng tiêu thụ

Sản xuất trong nước
Tetracyline
Trách nhiệm hữu hạn
Tần suất tiêu thụ
Tiền thuốc bình quân đầu người
Dollar Mỹ
Vidorigyl
World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng sau 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đó thu nhập của người dân thay đổi so với những
năm thập kỷ 90 vì vậy nhu cầu thuốc cũng tăng lên. Theo thống kê tổng giá ừị tiền thuốc sử dụng
năm 2007 gần 1,2 tỷ USD tăng trưởng 16,5% so với năm 2006. Tiền thuốc bình quân đầu người
năm 2007 là 12,69 USD/người/năm gấp hơn 2 lần năm 2001.
Thuốc có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong chính sách
quốc gia về thuốc của Việt Nam đã đưa ra chính sách cụ thể: đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất
lượng và sử dụng thuốc an toàn hợp lý hiệu quả. Xác định được nhu cầu thuốc để cung ứng thuốc
là một vấn đề quan trọng trong từng thời kỳ.
Hiện nay mạng lưới nhà thuốc phát triển rộng khắp trên toàn quốc trở thành một bộ phận
quan trọng của hệ thống y tế cơ sở. Tính đến năm 2007 có gần 40.000 cơ sở bán lẻ trên toàn quốc
đạt 2.000 người/1 cơ sở bán lẻ. Do đó nghiên cứu tình hình tiêu thụ thuốc tại khối nhả thuốc là cơ
sở góp phần vào việc dự đoán xu hướng tiêu thụ thuốc trong thời gian tới. Góp phần đảm bảo
cung ứng đủ thuốc có chất lượng, sử dụng thuốc an toàn hợp lý hiệu quả cho người dân.

Trong thời gian qua, giá thuốc có sự biến động, diễn ra phức tạp ảnh hưởng lớn tới
việc chăm sóc sức khoẻ và gây nhiều dư luận trong nhân dân. Vì vậy thuốc đến tay

người tiêu dùng với giá như thế nào có biến động không là một trong những vấn
đề cần được giải đáp.


Để góp phần giải quyết các vấn đề đã đặt ra chúng tôi tiến hành nghiên cứ đề tài: “ Phân tích xu hướng tiêu thụ thuốc và sự

biến động giá thuốc tại một sổ nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội” với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích mức tiêu thụ thuốc tại một số nhà thuốc ở Hà Nội từ 5/2005 đến 5/2008.
2. Phân tích sự biến động giá của một số loại thuốc tiêu thụ tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1

Tình hình tiêu thụ thuốc
Cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật ngành dược phẩm đã nghiên cứu được các thuốc có tác dụng mạnh, nhanh

và hiệu quả trong điều trị. Các sản phẩm đa dạng và phong phú với 2.000 loại hoá dược và 100.000 biệt dược khác nhau được sử dụng.
Doanh số bán thuốc trên toàn thế giới có sự tăng trưởng từ 9 - 10% mỗi năm. Doanh số bán thuốc trên thế giới năm 2007 đạt trên 700 tỷ
USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2001. Doanh số bán ra một số khu vực cũng có sự khác biệt [36]. Theo IMS health doanh số thuốc
trên thế giới từ năm 2001 đến 2007 như sau:
Bảng 1.1: Doanh số bán thuốc trên thế giới từ năm 2001 đến 2007[36]
Năm

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

Doanh số (tỷ USD)
Tăng trưởng (%)

364,5
100,0

371,9
102,0

424,6
109,9

466,3
127,9

550,0
150,1

602,0
165,2

712,0
195,3



Bảng 1.2: Bảng doanh số bán ra một số khu vực trên thế giói

______________ (\____________________Đơn vị tính: tỷ USD
"—............. Doanh sô
Năm 2005
Tỷ lệ %
Năm 2006
Khu vực
Thế giới
550,0
100,0
602,0

Tỷ lệ %

Bắc mỹ

242,0

44,0

270,9

100,0
45,0

Châu Âu


155,1

28,2

115,6

19,2

Mỹ la tinh

22,0

4,0

31,3

5,2

Châu Á TBD, châu Phi

42,35

7,7

62,0

10,3

(Nguồn IMS health)


Năm 2002, chỉ 18% dân số thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng tới 85% lượng thuốc được sản xuất. Thị trường Bắc Mỹ
tiêu thụ tới 45% doanh số dược phẩm trên toàn thế giới năm 2006 trong đó châu Á và châu Phi là khu vực các nước đang phát triển chỉ
chiếm 10,3% [37].
Cùng với thế giới, Việt Nam sau 20 năm đổi mới đời sống có những thay đổi nên việc sử dụng thuốc cũng có những chuyển biến.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2007 trên 1,1 tỷ USD tăng 16,5% so với năm 2006;
tăng gấp 2,4 lần năm 2001 [15].
Bảng 13: Tổng giá trị tiền thuổc sử dụng năm 2001 đến năm 2007
Năm
Tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng (triệu USD)
Tăng trưởng (%)

2002

2003

2004

2005

2006

472,35

525,80

608,70

707,53


817,40

956,35

1.136,35

100

111,31

128,81

149,79

173,04

202,46

240,57

2001

2007

Tù số liệu trên cho chúng ta thấy tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2007 gấp gàn 1,2 lần năm
2006, năm 2007 gấp gần 1,4 làn năm 2005. Tuy nhiên việc tiêu thụ thuốc lại chủ yếu là các
thuổc nhập khẩu. Theo báo cáo của Cục quản lý Dược giá trị thuốc nhập khẩu năm 2001 - 2007
như sau[30]:



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Hình 1.1: Trị giá nhập khẩu và tổng giá trị thuốc 2001-2007 Do ngành công nghiệp dược Việt Nam chưa phát triển, hiện
đang theo hướng sản xuất thuốc generic nên vin còn nhiều loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu từ các nước tiên
tiến đặc biệt là thuốc nhập khẩu cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện[30].
Nền kinh tế thị trường đã tác động đến ngành dược phẩm, hệ thống phân phối và bán lẻ phát triển mạnh. Mạng lưới cung ứng thuốc
phát ừiển rộng khắp đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ đến tận tay người dân. Tổng số cơ sở bán lẻ trên toàn quốc năm 2007 là 39.016 cơ
sở, tính trung bình có 4,58 cơ sở bán lẻ thuốc/1 vạn dân. Theo báo cáo của Cục quản lý dược mạng lưới cung úng thuốc trong cả nước như
sau giai đoạn 2005-2007 như sau[17]:
Bảng 1.4: Mạng lưới cung ứng thuốc
Stt
Loại hình
2005
2006
956
1.163
1 Số DN dược trong nước
Số

DN
dược

vốn
đầu

nước
ngoài
15
2
8
3 Chi nhánh công ty dược tại các tỉnh
111
127
4 Tổng số khoa dược và các trạm chuyên khoa
867
976
5 Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc
29.541
39.319
966
932
6 Tổng số trạm y tế xã chưa có quẩy thuốc
Qua các mạng lưới cung ứng trên nên việc sử dụng thuốc của người dân có sự

2007
1.330
22
164
977

39.016
941

thay đổi thể hiện qua bình quân tiền thuốc/đầu người/năm của nước ta năm 2007 là 12,69 USD/người/năm tăng gấp gần 2,5 lần năm 2000
(năm 2000 tiền thuốc bình quân đầu người là là 5,4 USD/người/năm).
Bảng 1.5: Tiền thuốc bình quân đầu ngưòi qua các năm (2000-2007)[15]
Năm
2003
2004
2005
Chỉso^^ 2000
2001
2002
2006
8,6
TTBQĐN
5,4
6,0
6,7
9,85
11,23

Tỷ lệ tăng
100,0
111,1
124,1
140,7
159,2
182,4
208,0

trưởng (%)

2007
12,69
235,0


Bên canh đó, nền công nghiệp dược Việt Nam cũng có những bước tiến bộ và đang dân khăng định vai trò, vị trí của mình trên thị
trường nội địa. Các thuôc sản xuât trong nước ngày càng đáp ứng được nhu cầu điều trị. Trong 1.500 hoạt chất có trong các thuốc đã đãng
ký, số hoạt chất trong các thuốc sản xuất trong nước năm 1999 là 380 hoạt chất đến năm 2006 là 773 hoạt chất. Cho đến năm 2007 có
8.167 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước, trong đó số đăng ký thuốc tân dược chiếm 6.422 chiếm 78,6%. Trong giai đoạn 2001 - 2007,
về trị giá mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc ừong nước ngày càng tăng, cho dù 90% nguyên liệu hoá dược phải nhập khẩu từ nước
ngoài được thể hiện trong biểu đồ sau[17]:


Hình 1.2: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc sản xuất trong nước
Từ năm 2005 đến năm 2008 nhờ phát triển các hoạt động sản xuất kỉnh doanh thuốc và làm tốt công tác nhập khẩu nên thị trường
thuốc Việt Nam tương đối ổn định. Trị giá thuốc sản xuất trong nước tăng trưởng hàng năm, năm 2007 trị giá thuốc sản xuất trong nước
gấp 1,5 lần năm 2005 (năm 2007 đạt 600 triệu USD, năm 2006 đạt gần 500 triệu USD, năm 2005 đạt 400 triệu USD), số doanh nghiệp
kinh doanh buôn bán thuốc năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng năm 2007 không có sự tăng trưởng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực
tiếp mới chỉ đạt được 90 doanh nghiệp. Trong năm 2007 ngành dược Việt Nam thực hiện các tiêu chuẩn: GMP, GSP, GDP, GLP, GPP
nên có sự thay đổi về số lượng các loại hình cung ứng thuốc. Tuy nhiên số lượng số đăng ký năm 2007 gâp gân 1,4 lân so với năm 2005.
Sau đây là bảng tóm tăt tình hình

thi

trường dược phẩm gỉaỉ đoạn

2005-2007


[30].


Bảng 1.6: Tình hình thị trường dược phẩm trong giai đoạn 2005-21107
—-----r—__ Năm
2005
2006
2007
Các chỉ tiêu kinh tế dữợc —...................................
Trị giá thuốc sản xuất trong nước (1000USD)
395.157 475.403
600.630
Trị giá thuốc xuất khẩu (1000USD)

17.656

19.744

22.113

Số đăng ký thuốc lưu hành trên thị trường

12.349

14.097

16.626

Số DN kinh doanh bán buôn thuốc
Số DN xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc


680
79

800
89

800
90

Tổng số doanh nghiệp sản xuất thuốc

174

178

171

Số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc

270

320

370

Công tác quản lý chất lượng thuốc: năm 2007 với việc ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT và số 12/2007/QĐ-BYT của Bộ
trưởng Bộ y tế về việc áp dụng thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và thực hành tốt phân phối thuốc
(GDP) trong hệ thống kinh doanh dược phẩm. Bằng việc tăng cường lấy mẫu thuốc kiểm tra từ kho, trên thị trường, thực hiện công tác
giám sát. Năm 2007, thuốc không đạt chất lượng chiếm tỷ lệ 3,3% so với số lượng mẫu lấy kiểm tra chất lượng hên toàn quốc, cao hom

năm 2006 (3.2%). Trong đó tỷ lệ thuốc đông dược và dược liệu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 10,8%, có xu hướng tăng qua các năm như
sau[15].
Hình 1.3: Tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng từ năm 2001-2007
(Đơn vị tính: So lô bị đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc)
Trong năm 2007 Cục quản lý dược đình chỉ lưu hành và thu hồi 83 lô thuốc ừong đó 29 lô là thuốc nhập khẩu không đạt chất
Vê công tác đảm bảo chât lượng thuôc bao gôm công tác quản lý chât lượng thuốc và
công tác phòng, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc.

2001

lượng.

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Công tác phòng, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuếc không rõ nguồn gếc. Theo báo cáo của Cục quản lý dược, năm 2007 đã
phát hiện 43 mẫu thuốc giả kể cả thuốc đông dược, dược liệu. Thuốc giả được phát hiện ở nhiều địa phương và một loại thuốc giả được
phát hiện trên nhiều địa phương. Thuốc đông dược trộn lẫn với thuốc tân dược vẫn còn lưu hành trên thị trường. Tỷ lệ thuốc giả được phát
hiện thể hiện theo bảng sau[15]:
Năm

Tỷ lệ %

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
0,03
0,03
0,06
0,06
0,09
0,13
0,17
Bảng 1.7: số liệu về tỷ lệ phần trăm thuốc giả được phát hiện qua các năm

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc dùng thuốc cũng làm thay đổi tình hình tiêu thụ thuốc của một địa phương cũng như của một
Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện năm 2007 tăng gấp hơn 5 làn so với năm 2001; tăng gấp
Nhu cầu thuốc được quyết định bởi nhiều yếu tố sau:
gần 2 lần so với năm 2005. Việc phát hỉện các thuốc giả để xử lý là rất quan trọng. Chất lượng
thuốc ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thuốc.

quốc gỉa nào đó.
Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hvởng đến việc dùng thuổc[29]
Nhu câu vê thuôc của một người bệnh phụ thuộc vào bệnh tật, súc khỏe của họ.
Mô hình bệnh tật của một cộng đồng sẽ quyết định nhu cầu thuốc của cộng đồng đó.



Khỉ nền kỉnh tế phát triển thì mức sống người dân thay đổi, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 722USD/người/năm,

năm 2007 là 835 uSD/người/năm nên nhu cầu về thuốc và mô hình bệnh tật thay đổi so với các năm trước. Từ năm 1960 đến nay, mô hình
bệnh tật có nhiều thay đổi. Ví dụ như các bệnh không nhiễm trùngnhư bệnh tim mạch, huyết áp... đang có xu hướng gia tăng. Sự thay đổi
này cũng giống sự thay đổi tại các quốc gia đang phát triển khác [31].
Từ năm 1976 đến năm 2003, trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất thì chủ yếu là bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng trong đó có
tới 3 bệnh trên hệ hô hấp là viêm phế quản, viêm phổi và lao phổi. Các bệnh không nhiễm khuẩn với tỷ lệ mắc ngày càng cao như bệnh về
tim mạch, bệnh đái đường, bệnh ung thư, bệnh tâm thần, bệnh tăng huyết áp... [2]. Theo thống kê của hội tim mạch Việt Nam tính đến
năm 2004, có khoảng 8% đến 10% dân số mắc bệnh tăng huyết áp []. Khi mức sống của người dân thay đổi thì nhu cầu về thuốc cũng thay
đổi theo, mặt khác môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và việc dùng thuốc của người dân. Xã hội hiện đại con người cũng
có nhiều sức ép trong công việc, cường độ làm việc nhiều hơn nên đã tác động mạnh đến sức khoẻ người dân. Do biến đổi khí hậu và ô
nhiễm môi trường nên môi trường sống của người dân cũng thay đổi. Tại Hà Nội và các thành phố do phát triển
'V
'
công nghiệp, đô thị hoá nên các bệnh nghê nghiệp, bệnh do môi trường sông bị ô nhiễm đòi hỏi phải có thuốc để điều trị các bệnh trên[2].
r

-i ĩ

r

r

-\

r


Người cán bộ y tê cũng là một nhân tô ảnh hưởng đên vân đê lựa chọn thuôc và sử dụng thuốc. Kiến thức về y tế của cán bộ y tế
quyết định cách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh. Nhân viên y tế bao gồm người kê đom và người bán thuốc có

ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dùng thuốc. Trước khi điều trị cho một bệnh nhân, thầy thuốc cần khám bệnh để đưa ra chẩn đoán. Căn
cứ vào bệnh được chẩn đoán để quyết định việc chỉ định thuốc cho bệnh nhân. Như vậy, việc xác định nhu cầu thuốc có đứng hay không
còn phụ thuộc vào chất lượng chẩn đoán bệnh và ngược lại chẩn đoán sai bệnh sẽ dẫn đến việc xác định sai nhu cầu thuốc. Người kê đơn
nếu đặt lọi ích bệnh nhân lên hàng đầu thì người bệnh được kê đơn thuốc hợp lý và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Nhưng trên thực tế có
một bộ phận bác sĩ đã không thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, bị các công ty dược dùng vật chất, hoa hồng để khuyến
khích kê đơn thuốc. Có trường họp cá biệt người kê đơn không biết thuốc đó hoạt chất là gì mà chỉ biết tên biệt dược. Người bán thuốc tại
các cơ sở bán lẻ nếu được đầo tạo kiến thức chuyên môn sẽ góp phần vào việc sử dụng thuốc an toàn, họp lý. Trên thực tế, người bán
thuốc chủ yếu là dược tá vói mụctiêu kỉnh doanh để thu lợi nhuận nên khỉ cung ứng thuốc đã làm thay đổi nhu cầu thuốc. Giới thiệu cho
người tiêu dùng các thuốc có lợi nhuận cao khỉ được tiêu thụ.
Yếu tế người bệnh cũng làm thay đổi nhu cầu sử dụng thuốc. Những người có thu nhập cao đang cố những đòi hỏi được chăm sóc
sức khoẻ bằng những dịch vụ tốt nhất cố thể, tiết kiệm về thời gian điều tộ, thuốc ngoại nhập. Ngược lại người có thu nhập tháp đòi hỏi có
các sản phẩm dược có hiệu quả đỉều trị chữa bệnh nhưng giá thấp. Đôi khỉ ỷ thức về thuốc của người dân cũng làm thay đổi nhu cầu sử
dụng thuốc, có vùng địa lý phần lán thuốc được sử dụng là thuốc ngoại nhập có nguồn gốc từ Pháp, có địa phương người dân có thói quen
sử dụng thuốc ngoại nhập. Có thể nói kến thức của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử đụng thuốc trong cộng đồng.
Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh nên chất lượng, hiệu quả điều trị là yêu cầu hàng đầu trong
việc lựa chọn sử dụng thuốc. Thuốc có công nghệ bào chế hiện đại, tiện ích khỉ sử đụng cũng làm thay đổi nhu cầu thuốc. Sản phẩm thuốc
đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt như GMP, GLP, GSP, GDP thì giá cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc sử đụng thuốc trong cộng
đồng. Do đó các thuốc có chất lượng, hiệu quả điều trị thấp hơn sẽ bị đào thải và thay thế vào đó là các loại thuốc mới tốt hơn. Vì vậy nhu
cầu thuốc có xu hướng biến đổi theo trình độ khoa học kỹ thuật và xu hướng điều trị [3].
Tóm lại tình tiêu thụ thuốc tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2007 có sự thay đồi về nhiều mặt. Trong năm 2007 tổng ừị giá tiền
thuốc sử dụng đạt trên 1,1 tỷ USD; tiền thuốc bình quân là 12,69 USD/người/năm. Tuy nhiên trị giá thuốc nhập khẩu vẫn chiếm số lượng
lớn qua các năm, năm 2007 trị giá thuốc nhập khẩu là 810 triệu USD; mặt khác ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam ngày càng đáp
ứng được số lượng thuốc tiêu thụ (về giá trị). Nhu cầu sử dụng thuốc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: mô hình bệnh tật, người bệnh, cán
bộ y tế và thuốc. Giá thuốc cũng là một yếu tế quan trọng ảnh hưởng tới cung ứng thuốc và sử dụng thuốc trong cộng đồng.
1.2 Glá thuốc
Giá thuốc được cấu thành bởi các yếu tố sau:
Clii Ị»tii sâu xu.It

Chi plii hiu
thõng



Hình 1.5: Các chi phí cấu thành nên giá thuốc [34]

Thứ nhất là chi phí sản xuất bao gồm chi phí nghiên cứu và chi phí cho người lao động, nguyên liệu; nguồn nguyên liệu sản xuất
thuốc trong nước phải nhập khẩu tới 95%. Nguyên liệu làm thuốc phần lớn từ dầu mỏ nên khi giá dầu mỏ biến động thì nguồn nguyên liệu
tăng từ đó giá thuốc biến động theo. Bên cạnh đó khi nhập khẩu nguyên liệu các doanh nghiệp phải thanh toán bằng ngoại tệ
(USD,EURO) khi thị trường ngoại tệ biến động hoặc nền kinh tế thế giới suy thoái làm cho giá thuốc biến động. Trung bình để nghiên cứu
ra một thuốc mới mất gần 20 năm. Chi phí cho người lao động để sản xuất thuốc và kiểm soát sau khi sản xuất bị ảnh hưởng bởi nền kinh
tế vĩ mô toàn cầu và đất nước.
Thứ hai là chi phí lưu thông bao gồm chi
Chi

phí

cho

thông

tin

quảng

cáo

phí thông tin quảng cáo và chi phí để thực hiện các chiến lược kinh doanh.

bao

tiện thông tin đại chứng và quảng cáo dành cho


li phí quảng cáo trên các phương
cán bộ y tế. Các công ty bỏ ra một phàn chi phí quảng cáo cho cán bộ y tế

bằng việc in các tài liệu dành cho cán bộ y tế hoặc có những người giới thiệu thuốc. Theo qui định người giới thiệu thuốc chỉ được phép
cung cấp thông tin cho cán bộ y tế và phải có trình độ chuyên môn về y dược nhưng trên thực tế các công ty dược đã tuyển những người
không có kiến thức chuyên môn đi giới thiệu thuốc. Những người này chỉ làm nhiệm vụ thực hiện công việc tiếp thị, xúc tiến bán hàng
đom thuần, có những công ty dùng cả hoa hồng cho bác sĩ khi kê đơn. Các thuốc có chế độ hỗ trợ bán hàng mạnh, chính sách với bác sĩ kê
đơn, người bán thuốc thì được bán rất mạnh. Ngược lại, thuốc có giá thấp đạt chất lượng nhưng chính sách xúc tiến bán hàng thấp thì rất
khó đến được tay người bệnh.
Đối với các thuốc nhập khẩu cơ cấu giá thuốc như sau:
Lợi nhuận
Các loại chỉ
phí

Giá thuốc nhập


15

Hình 1.6: Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu [27].
Chính việc bổ sung thêm các chi phí: giao hàng, vận chuyển, bốc dỡ, quản lý,
bán hàng, marketing, lãi ngân hàng đã góp phần làm tăng giá thuốc nhập khẩu. Hàng năm nước ta
phải nhập khẩu một số lượng lớn thuốc thành phẩm, chiếm tới 62% thị phần. Năm 2007, giá trị
nhập khẩu thành phẩm tân dược đạt tới gần 578 triệu USD, gấp 20 lần giá trị xuất khẩu [27].
Thuốc nhập khẩu về qua các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm đến khâu bán buôn chênh
lệch giá thường 5-10% so với nhập khẩu. Đối với các công ty TNHH không có chức năng nhập
khẩu phải ký hcrp đồng nhập khẩu uỷ thác và chịu phí uỷ thác bình quân từ 0,8-1,2% tính theo giá
CIF. Qua các công đoạn của quá trình phân phối khi đến tay bệnh nhân, giá thuốc tăng từ 30-35%
so với giá nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế các công ty đã tìm mọi cách để kéo dài đường đi của

thuốc, lợi dụng mọi kẽ hởi của luật pháp để trục lợi làm giá thuốc tăng cao[18].
Khác với các loại hàng hoá khác, marketing dược là các bác sĩ và dược sĩ, những người tư
vấn sức khoẻ nhân dân, còn bệnh nhân là người tiêu dùng cuối cùng. Muốn cho thuốc bán được
trên thị trường các nhà phân phối phải tổ chức các cuộc hội thảo khoa học lớn tại khách sạn hoặc ở
các bệnh viện, khoa phòng. Bên cạnh đó các công ty phân phối sử dụng hệ thống trình dược viên
bao vây các nhà thuốc, khoa dược, phòng khám, bác sĩ nhằm xúc tiến đẩy mạnh việc kê đơn; có
những công ty dùng vật chất, hoa hồng khuyến khích khi bác sĩ kê đom. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng giá thuốc [27].


16

Thuốc tại thị trường Việt Nam thì 65% thuốc nhập khẩu, 35% thuốc sản xuất trong nước.
Tuy nhiên sản xuất trong nước lại phụ thuộc yếu tố bên ngoài trên 70% nên cũng phụ thuộc vào
ngoại tệ. Năm 2007 thị trường dược phẩm Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới qua sự
tác động của giá ngoại tệ, chi phí đầu vào tăng. Bên cạnh đó thời tiết diễn biến phức tạp nên nhu
cầu thuốc phục vụ cho công tác điềutrị, phòng chống dịch bệnh tăng mạnh. Giá thuốc có sự điều
chỉnh nhẹ nhung vẫn thấp hơn so với chỉ số giá tiêu dùng, không có hiện tượng tăng giá đồng loạt
và bất họp lý.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 của nhóm hàng y tế,
dược phẩm là 7,05% đứng thứ 5/10 nhỏm hàng chủ yếu.
Chỉ số giá
Dược phẩm, y tế (%) Giá tiêu dùng (%)
Tháng 12 năm 2007
0,61
2,91
12 tháng năm 2007
7,05
12,63
Bình quân năm 2007 so với năm 2006

5,12
8,30
Tỷ lệ tăng năm 2007 so với năm 2006
63,95
91,36
Băng 1.8: So sánh chỉ số giá nhổm hàng dược phẩm và giá tiêu dùng
Trong quí 1 năm 2008, tình hình giá nhiều mặt hàng thế giới vẫn đứng ở mức cao đặc biệt
giá dầu thô liên tục vượt ngưỡng, giá vàng tăng cao, đồng USD không ổn định tuy nhiên Bộ Y tế
đã chỉ đạo thực hiện quản lý giá thuốc nên không có hiện tượng thuốc tăng đồng loạt.
Hình 1.7: Chỉ số giá của một số nhóm hàng so vói chỉ số giá tiêu dùng 2007
Bỉẽn thiên Chỉ số giá của một số nhóm hàng so vóĩ chỉ số giá tieu dùng năm
200V

Một số thuốc tối cần trong những trường hợp cần thiết, ở những bệnh nhân có khả năng
chi trả, thì yếu tố giá thuốc chỉ ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu. Song với những loại thuốc không
phải là thuốc tối cần, với những bệnh nhân mà khả năng kinh tế hạn hẹp, thì giá thuốc là một trong
những yếu tố cân nhắc trước khi quyết định mua hàng hoặc lựa chọn nhóm thuốc này thay cho


17

nhóm thuốc khác, lựa chọn thuốc này thay cho thuốc khác trong cùng một nhóm hoạt chất hoặc có
thể không mua nữa [3].


18

Mặt khác hệ thống phân phối thuốc của chúng ta hiện nay có nhiều cấp trung gian trong
khi thuốc có thể chuyển từ công ty dược phẩm cấp 1, cơ sở nhập khẩu, cơsở sản xuất vào thẳng
bệnh viện, các nhà thuốc tư nhân thì lại được chuyển về công ty cấp 2, công ty TNHH trung gian.

Để thâm nhập chiếm lĩnh được thị trường các công ty dược tiến hành quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu dành cho cán bộ y tế và người giới thiệu thuốc. Những
công ty có người giới thiệu thuốc thì doanh số bán hàng tăng làm cho nhu cầu sử dụng thuốc sai
thực tế. Có nhiều người thầy thuốc kê đơn thuốc do sự tác động của người giới thiệu thuốc. Các
nhà thuốc giới thiệu bán các loại thuốc có các chính sách bán hàng.
Việc khuyến mại để bệnh nhân mua thuốc là không được phép. Người ta chỉ cho phép giới
thiệu mặt hàng và cung cấp các thông tin cần thiết về sử dụng thuốc cho bệnh nhân trên những
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên do động cơ muốn chiếm lĩnh thị trường, muốn đạt
doanh thu, lợi nhuận cao nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh thuốc luôn thực hiện việc khuyến mại
và thông tin quảng cáo vượt quá giới hạn cho phép [3].
Người thầy thuốc quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc, số lượng, liều
. .

lượng sử dụng. Nhu câu thuôc phụ thuộc vào ừình độ, khả năng chuyên môn của người cung câp
dịch vụ y tê, trong đó đặc biệt là bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân. Đây cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến giá thuốc. Ngày nay khi nền y dược học hiện đại phát triển, kỹ thuật chẩn đoán trở
thành giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật. Do đó nhu cầu sử dụng thuốc dự phòng bệnh tăng lên[31].
Mặt trái của kinh tế thị trường, vấn đề lợi nhuận đã tác động mạnh mẽ đến hành vi của
thầy thuốc, người bán thuốc, có xu hướng kê đơn nhiều thuốc và tư vấn mua nhiều thuốc, với
nhiều loại thuốc đắt tiền, các hiện tượng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng sử dụng thuốc ở
cộng đồng, là nguyên nhân cơ bản của việc sử dụng thuốc không họp lý, không an toàn, không
hiệu quả kinh tế trong việc điều trị bệnh của nhân dân [28].
Cá biệt một số thầy thuốc liên kết với các cơ sở bán thuốc để được trích hoa hồng khi kê
đơn thuốc nên giá sản phẩm đã được đẩy lên cao. Bên cạnh đó có những người bán thuốc với mục
đích lợi nhuận nên tự hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thuốc phải kê đơn.
Quảng cáo thuốc cũng tác động mạnh tới người bán thuốc và thầy thuốc. Dưới sự ảnh
hưởng của quảng cáo cả người thầy thuốc và người bệnh cũng muốn dùng những thuốc được
quảng cáo đó. Trong nền kinh tế thị trường có doanh nghiệp đưa ra những lời quảng cáo không



19

đứng, không đủ với những sản phẩm của mình[15]. Theo báo cáo của Cục quản lý dược trong năm
2007 cả nước có 1.196 hồ sơ đăng ký quảng cáo có 32 công ty vi phạm.
Bảng 1.9: số liệu về tình hình vi phạm quy chế thông tin quảng cáo[15]
Năm
2005

Công ty trong nước vi phạm
4

2006
2007

Công ty nước ngoài vi phạm

16
24

Tổng số

12
13

16
29

8

32


Các vi phạm chủ yếu là quảng cáo khi chưa có hồ sơ quảng cáo tại Cục quản lý dược;
quảng cáo không đứng với hồ sơ đã đăng ký tại Cục quản lý; sử dụng lợi ích vật chất để thúc đẩy
sử dụng thuốc. Các hình thức vi phạm chủ yếu là quảng cáo hên đài truyền h ình địa phương khi
chưa đăng ký, dưới các hình thức đố vui, giải trí trên truyền hình; tờ rơi cho bác sĩ tại bệnh viện.
Giá thuốc cũng phải gánh thêm các chi phí quảng cáo này.
1.3 Hệ thống nhà thuốc ở Việt Nam
1.3.1

Vai trò

Cung ứng thuốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành dược nhằm thực hiện
mục tiếp cung ứng đủ thuốc có chất lượng. Thuốc cũng là một loại hàng hoá nên nó cũng tuân
theo các quy luật của hàng hoá. Phải nhờ mạng lưới cung ứng thuốc mới đến được người sử dụng
và khách hàng. Mạng lưới cung ứng thuốc tác động trực tiếp tới nhu cầu sử dụng thuốc của một
địa phương cũng như của một quốc gia nào đó. Tổ chức mạng lưới cung ứng thuốc Việt Nam
được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 1.8: Mạng lưói cung ứng thuốc tại Việt Nam[2].
Nhà thuốc là một thành phần trong hệ thống bán lẻ thuốc nên cũng đóng một vai
trò quan trọng trong mạng lưới cung ứng thuốc cho người bệnh.


20

Bên cạnh chức năng kinh doanh thì nhà thuốc cũng có chức năng cung cấp
thuốc đảm bảo chất lượng và thông tin thuốc, tư vấn cho người bệnh dùng thuốc an
,'''
toàn, hợp lý. Tham gia hoạt động tự điêu trị bao gôm cung câp thuôc, tư vân dùng thuốc điều trị
các bệnh thông thường. Góp phần đẩy mạnh việc kê đom phù họp, kinh tế, sử dụng thuốc an toàn,

họp lý và hiệu quả [6].
,

>£>

Cùng với sự phát hiển mạnh và rộng khắp của hệ thống cung ứng thuốc, tính đến hết năm
2007 tổng số cơ sở bán lẻ trên toàn quốc gần 40.000 cơ sở [15]. Mạng lưới cung ứng thuốc hiện
tại đó vươn tới hầu hết các địa bàn trên toàn quốc, đảm bảo công tác phòng, điều trị bệnh của của
các cơ sở điều trị và nhu cầu thuốc của nhân dân.
Theo báo cáo tổng kết của Cục quản lý dược, số lượng nhà thuốc tư nhân trên cả nước từ
năm 2000-2007 như sau:

Hình 1.9: sổ lượng nhà thuốc tư nhân ở Việt Nam 2000-2007[15]
Số lượng nhà thuốc sẽ tiếp tục biến động trong vài năm tới khi mà lộ trình thực hành nhà
thuốc tốt được chính thúc triển khai. Theo quy định của Bộ Y Tế, kể từ ngày 01/7/2007, các nhà
thuốc bổ sung chức năng kỉnh doanh thuốc hoặc mới thảnh lập tại quận, phường nội thành Hà Nội,
Đà Nang, thành phố Hồ Chí Minh và càn Thơ phải đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" [6].
Quy đinh mới kể từ ngày 01/01/2010, các nhà thuốc ưong cả nước phải đạt tiêu chuẩn thực hành
tết nhà thuốc mới được gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc [6]. Qua bảng trên
cho chủng ta thấy năm 2008 số lượng nhà thuốc giảm so với năm 2007 do có những nhà thuốc khi
hết thời hạn giấy phép hành nghề ỳ dược tư nhân nếu muốn đăng ký kinh doanh tiếp phải thực
hiện GPP nhà thuốc.


21

Với số lượng nhà thuốc tư nhân tương đếỉ lốn nhưng mạng lưới phân bố lại không đồng
đều, chủ yếu tập trung ở các thảnh phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chỉ Minh. Theo thống kê vào
năm 2004, số lượng nhà thuốc tư nhân ở Hà Nộỉ và TPHCM chiếm hơn 50% tổng số nhà thuốc
trên toàn quốc [17].


Hình 1.10: số lượng nhà thuốc tư nhân tại Hà Nội từ năm 2000 đến 2007
Nhà thuốc bao gồm nhà thuốc tư nhân và nhà thuốc bệnh viện. Đây là hai khối nhà thuốc
có sự khác biệt nhau. Nhà thuốc bệnh viện có tính chất và đặc thù riêng phần lớn là bán theo đom
bác sĩ. Khi bệnh nhân đến khám bệnh bác sĩ sẽ chẩn đoán sau đó kê đom thuốc. Nhà thuốc bệnh
bệnh viện với chức năng chỉ cung ứng thuốc theo đom của bác sĩ là chủ yếu và khi bán thuốc được
quy định rõ thặng số bán lẻ. Theo quyết định số 3016/1999/QĐ-BYT ngày 06/10/1999 về việc quy
định tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện trong đó quy định đối với các thuốc thông
thường, thuốc có giá trị thấp giá bán lẻ không được cao hom 20% so với giá gốc; đối với thuốc
biệt dược, thuốc có giá trị cao giá bán lẻ không vượt quá 5% so với giá gốc, nghiêm cấm việc
nâng giá thuốc bán tại bệnh viện cao hom giá thị trường[8]. Đe thống nhất quản lý hoạt động bán
lẻ thuốc trong bệnh viện ngày 11/7/2008 Bộ Y tế ra quyết định số 24/2008 BYT-QĐ về việc ban
hành quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện trong đó quy định thặng số bán lẻ
tối đa tại nhả thuốc bệnh viện như sau[5]:
Bảng 1.10: Thặng số bán lẻ tối đa thuốc tại nhà thu< c bệnh viện
Trị giá thuốc tính trên giá gốc của đom vị Thặng số bán lẻ tối đa
STT
đóng gói nhỏ nhất
Nhỏ hom hoặc bằng 1.000đ
20%
1
Trên l.OOOđđến 5.000đ
15%
2
3
Trên 5.000đ đến lOO.OOOđ
10%
4
Trên lOO.OOOđ đến l.OOO.OOOđ
7%

5
Trên l.OOO.OOOđ
5%
Có những mặt hàng khi áp dụng theo quy định mới giá bán lẻ tại nhả thuốc bệnh viện cao
hom giá thị trường bên ngoài. Các nhà thuốc bệnh viện khi nhập hàng phải yêu cầu các doanh


22

nghiệp cung cấp đủ các hoá đom tài chính. Tuy nhiên số lượng nhả thuốc bệnh viện chỉ chiếm một
số lượng nhỏ trong tổng số các nhà thuốc hiện tại.
Nhà thuốc tư nhân đóng góp vai trò trong việc cung ứng thuốc tới người dân, số lượng
nhả thuốc tư nhân chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Bên cạnh mặt tích cực đã đạt được thì nhà
thuốc tư nhân vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Phần lớn các nhà thuốc tư nhân chỉ thuê bằng
dược sĩ đứng tên, người bán hàng chủ yếu là dược tá. Người dân vẫn có thói quen đến tự mua
thuốc và nghe người bán thuốc tư vấn để tự điều trị. Bên cạnh đó khi nhập hàng tại các nhà thuốc
các công ty thường không xuất hoá đom đỏ nên giá nhập thấp hom so với khi viết hoá đom.


23

Hiện nay thuốc sản xuất trong nuớc mới đảm bảo được 773 hoạt chất trong tổng số 1.500
hoạt chất đăng ký lưu hành ở Việt Nam [15]. Phần lớn nhu cầu sử dụng thuốc chuyên khoa, đặc trị
chủ yếu được cung cấp từ nguồn thuốc nhập khẩu.
Sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), áp dụng mức thuế nhập
khẩu dược phẩm từ 0% - 5% so với mức trước kia là từ 0% - 10%. Đồng thời các doanh nghiệp
nước ngoài sẽ được phép nhập khẩu trực tiếp, không mất phí ủy thác (0,75%- 1,5%) như trước thì
giá thuốc ngoại có khả năng rẻ hon [27]. Neu sử dụng thuốc generic sẽ tiết kiệm được chi phí hàng

Báo cáo tổng kết của Cục quản lý dược Việt Nam năm 2005, số lượng thuốc generic

chiếm khoảng 40% trong khối bệnh viện, cũng trong khối nhà thuốc, tỷ lệ này là 34%. về giá trị
dùng thuốc generic chi phí chỉ khoảng 10% so với các loại thuốc khác. Lượng thuốc biệt dược
được sử dụng ở khối nhả thuốc rất cao chiếm 66% có trị giá lên tới 90% tổng giá trị thuốc được
tiêu thụ.
1.3.2 Một số vấn đề tồn tại
năm khoảng 60% so với giá của thuốc gốc [27].

3>
về mặt tổng thế các cơ sở bán lẻ thuốc nhìn chung hoạt động thiếu chuyên nghiệp, dịch
vụ chưa tốt. Nhiều chủ nhà thuốc chỉ nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời mà chưa quan tâm đến
chất lượng, an toàn cho người sử dụng thuốc. Một số nhà thuốc còn kinh doanh thuốc ngoài danh
mục cho phép, hoạt động quá phạm vi cho phép, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc
sức khỏe cho người dân. Cá biệt một số nhà thuốc bán thuốc hết hạn, không có số đăng ký, thuốc
bị đình chỉ tạm thời, thuốc giả gây nguy hiểm cho người bệnh [32].


24

Theo quy định, nhà thuốc tư nhân chỉ được bán lẻ các thuốc thành phẩm được ban hành
và một số dụng cụ y tế thông thường. Người bán thuốc chỉ được bán thuốc kê đơn khi có đơn của
bác sĩ. Nhưng trên thực tế, vi phạm quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn còn khá phổ biến tại các
nhà thuốc bán lẻ [32].


25

Ngoài kháng sinh, nhiều loại thuốc khác cũng không được bán theo đúng quy định, cần
lưu ý là nhóm thuốc steroid có nhiều tác dụng phụ được bán mà không cần đơn cũng khá phổ biến
tại các nhà thuốc. Tại một cuộc điều tra việc bán thuốc steroidở các nhà thuốc trong nội thành Hà
Nội, thu được kết quả trong tổng số 283 lần đóng vai khách hàng từ 60 nhà thuốc thì có đến 98%

số nhà thuốc đó có ít nhất một lần bán corticosteroid và 80% số lần được đáp ứng, chỉ có duy nhất
một lần nhân viên bán thuốc yêu cầu phải có đom của thầy thuốc mới bán [32].
Trong thòi gian tói khi mà lộ trinh thực hành nhà thuốc tốt (GPP) được áp dụng, chỉ các
nhà thuốc đạt tiêu chuẩn mói được phép bán thuốc chuyên khoa, đặc trị, sẽ góp phần vào việc thực
hiện sử dụng thuốc họp lý, an toàn và hiệu quả.
Theo quy chế hành nghề dược tư nhân, tiêu chuẩn của người phụ trách chuyên môn phải là
dược sĩ đại học. Người phụ trách phải có mặt khi cơ sở hoạt động, hướng dẫn sử dụng các loại
thuốc bán theo đom. Nhưng trên thực tế thì tình trạng dược sĩ đại học vắng mặt xảy ra khá phổ
biến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ người dân. Dược sĩ trung học và dược tá là hai đối
tượng tham gia trực tiếp bán và tư vấn sử dụng nhiều nhất [33]. Điều đó dẫn tới tình trạng các kiến
thức về chống chỉ định, phản ứng bất lợi, tương tác thuốc chưa được đề cập. Nguyên nhân một
phần do thiếu kiến thức nhưng điều quan ữọng là người bán thuốc vẫn chưa ý thức được vai trò,
trách nhiệm của mình trong công tác
chăm sóc sức khỏe cho người dân
Năm 2004 khi thanh tra công
tác dược tại các nhà thuốc cho biết, khi kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn trong hành
nghề dược tư nhân thì nội dung vi phạm chủ yếu là bán thuốc độc B không có đơn, dược sĩ chủ
nhà thuốc vắng mặt, người giúp việc bán thuốc không đủ tiêu chuẩn theo quy định, ghi chép sổ
mua bán và theo dõi chất lượng, hạn dùng của thuốc không đầy đủ, không kê khai, niêm yết giá
hoặc niêm

yết

giá

không

đầy

đủ


[33].


×