Tải bản đầy đủ (.ppt) (104 trang)

Đánh giá người học Tâm lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.56 KB, 104 trang )

Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học sư phạm

Đề cương bài giảng

Chuyên đề Đánh giá kết quả
học tập của người học

Cán bộ giảng dạy:
TS. Nguyễn
Thị Tính
Khoa TL GD

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2008


Bài 1:
Những vấn đề cơ bản về đánh giá người
học

1. Nguyên tắc đánh giá người học
- Đảm bảo tính khách quan (objective).
- Đảm bảo tính phân hoá (diffrential).
- Đảm bảo tính rõ ràng (plain)


a. Tính khách quan của việc đánh giá
Đánh giá phải phản ánh trình độ thật của việc
nắm tri thức môn học đã đề ra trong chương trình.
Việc đánh giá phản ánh một cách thực chất tình
hình nắm tri thức của học sinh. Tránh trường hợp dễ dãi


khi đánh giá. GV cần tránh hai thái cực: Quá dễ dãi
hoặc quá khắt khe.
Đánh giá phải khách quan, vì thái độ tự do chủ
nghĩa, rộng rãi, nâng điểm hay ra những câu hỏi dễ hay
khó quá đều có hại.


Tính không khách quan của giáo viên khi
đánh giá sẽ có tác hại cho hoạt động dạy và học vì
đánh giá như con dao hai lưỡi, nếu làm đúng nó sẽ
tạo động lực cho người dạy và người học, nếu làm
không đúng nó sẽ phản tác dụng.
Tóm lại, đánh giá tri thức, kỹ năng, thái độ của học
sinh phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và
công bằng...
Đây là nguyên tắc hàng đầu, quan trọng bậc nhất
của việc đánh giá.


b. Tính phân hoá của đánh giá
Để đạt được tính phân hoá cao nhất trong
đánh giá tri thức, KN, thái độ của người học,
giáo viên cần quan sát có hệ thống việc học tập
của học sinh, tạo điều kiện và khả năng cho điểm
công bằng, chính xác nhất khi đánh giá tri thức,
kỹ năng, thái độ của các em.


- Bài kiểm tra đánh giá có hiệu lực là phải có tác
dụng phân loại học sinh.

- Chú ý đến tính toàn diện, tính phát triển, tính giáo
dục, GV cần quan tâm đến :
+ Hướng tư duy của người học, khả năng sáng tạo của họ.
+ Cách thức làm bài
+ Động viên đối tượng yếu kém có ý thức vươn lên.


c.Tính rõ ràng của việc đánh giá
Học sinh phải biết rõ, tại sao mình lại được đánh
giá bằng điểm như thế, đồng thời người giáo viên phải
làm cho học sinh hiểu rõ, chỉ có những ai nắm vững chắc
tri thức và phát huy được tính sáng tạo khi làm bài thì bài
làm đó mới được đánh giá cao.
Kèm theo với việc cho một điểm số, người giáo
viên cần có ý kiến đánh giá (lời nhận xét, lời phê, sửa
chữa chi tiết những lỗi lầm của bài làm,...) để phõn tớch
những ưu điểm và thiếu sót của lời giải và ch ra con đư
ờng giúp cho học sinh phát huy hoặc khắc phục để dành
được kết quả cao hơn.


Làm tốt được điều này giảng viên phải thực hiện
cả 3 khâu:
+ Đo ( điểm số)
+ Lượng giá ( ước lượng trình độ đạt được là tốt,
khá hay TB hoặc yếu )
+ Đánh giá ( chỉ rõ mặt đạt được hay chưa đạt đư
ợc và hướng khắc phục)



2. Mục đích đánh giá tri thức, kỹ năng, thái độ của
học sinh, sinh viên
a. ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kiểm tra - đánh
giá người học.
Kiểm tra với tư cách là phương tiện để đánh giá.
Giúp giảng viên xác nhận thực trạng dạy và học
Giúp nhà trường tự đánh giá chất lượng dạy học và
giáo dục học sinh.
Giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, điều
khiển hoạt động học để hoàn thiện hoạt động dạy học.


Giúp nhà trường có thể công khai hoá kết quả dạy
học nói chung, kết quả học tập nói riêng trước Nhà nước,
trước xã hội, đoàn thể, gia đình học sinh.
Giúp người học tự điều khiển, điều chỉnh hoạt
động học tập của mình nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động học tập.


Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học
sinh được tiến hành tốt còn giúp các em có cơ hội để
củng cố và phát triển trí tuệ.
Qua đó các em có thêm thuận lợi để tái hiện,
chính xác hoá, hoàn thiện và khắc sâu những tri thức đã
thu lượm được, củng cố, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo
vận dụng tri thức, phát triển năng lực chú ý, ký ức và
đặc biệt là năng lực tư tuy sáng tạo.
Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho người học.



Cuối cùng, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh
còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn:
- Hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra và tự đánh giá,
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý thức kỷ luật
trong học tập.
- Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực và khả
năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỉ lại, tính tự
kiêu, tự mãn, chủ quan. Phát huy được tính độc lập sáng tạo,
tránh được chủ nghĩa hình thức máy móc trong kiểm tra.
- Nâng cao được ý thức tập thể, gây được dư luận lành mạnh,
đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong kiểm tra, tăng cư
ờng mối quan hệ thầy - trò...


b Mục đích đánh giá tri thức, kĩ năng thái độ
của học sinh
1.Mục đích dạy học
- Trước khi học bài mới, ta có thể tiến hành kiểm
tra đầu vào để đo trình độ tri thức xuất phát của
học sinh đối với nội dung sắp dạy. Việc đánh giá
này có tác dụng làm cho việc giảng dạy phù hợp
với trình độ thực của học sinh chứ không phải
trình độ giả định mà giáo viên tưởng. Mặt khác,
mục đích này còn có kết quả đánh giá công việc
chuẩn bị mà thầy giao cho trò.


-Mục đích dự đoán (prognosis) từ đó có kế hoạch bồi dư

ỡng trình độ xuất phát của học sinh.
* Kiểm tra trong khi học: Dưới hình thức vấn đáp (hỏi
miệng, trình bày, mô tả...) hoặc dưới hình thức yêu cầu
học sinh lặp lại các khái niệm vừa lĩnh hội, tóm tắt những
điều thầy cô truyền thụ... Kiểm tra này cho phép đánh giá
kết quả tiếp thu của học sinh và cho phép thay đổi nhịp độ
dạy học sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của người
học cũng như duy trì sự chú ý của các em.


* Kiểm tra sau khi kết thúc QTDH
Mục đích nhằm tìm hiểu mức độ nắm tri thức của người
học ở mức độ nào tiếp thu đến đâu, còn lỗ hổng tri thức, kỹ
năng nào?Nhằm tự điều chỉnh hoạt động dạy và điều khiển
hoạt động học.
Mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh
diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Kiểm tra xem học
sinh có đạt yêu cầu qui định hay không, có nắm được tri
thức hay không để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học và
điều khiển hoạt động học.


Rõ ràng là bài kiểm tra đầu ra này sử dụng để
chuẩn đoán tình hình học tập của học sinh. Việc đánh
giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh ở đây
nhằm mục đích chẩn đoán (diagnosis):
Chẩn đoán xem vì sao học sinh gặp khó khăn
trong việc học tập một tri thức nào đó của môn học, từ
đó điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học.



Mục đích đánh giá tri thức, kỹ năng, thái độ
của học sinh (tính trội của dạy học) luôn thay
đổi trong suốt quá trình dạy học, sẽ kéo theo
các tiêu chuẩn đánh giá cũng thay đổi theo.
Song, bao trùm lên tất cả, việc đánh giá tri
thức,kỹ năng của học sinh nhằm mục đích
kiểm tra chiếm vị trí quan trọng bậc nhất, nó
luôn diễn ra trong suốt quá trình dạy học.


2) Mục đích giáo dục
- Kích thích người học tích cực trong học tập.
- Đánh giá tri thức sẽ giúp người học biết rõ những
năng lực và hiểu biết của mình, trên cơ sở đó hình thành,
phát triển năng lực tự đánh giá cho người học.
- Kiểm tra, đánh giá còn có tác dụng giáo dục ngư
ời học về tinh thần, ý thức học tập, tính chuyên cần, tính
trung thực trong học tập.


Còn thông qua bài kiểm tra viết, thông qua nội
dung đánh giá, học sinh dần hình thành và rèn luyện
tính cẩn thận, nghiêm túc, tính chính xác, tính khoa
học.... (thông qua việc đánh giá các môn khoa học tự
nhiên như Toán, Tự nhiên và Xã hội....), và gây dựng
thái độ, niềm tin, thế giới quan, nhân sinh quan, biết
cảm thụ cái đẹp, cũng như lòng yêu quê hương đất nư
ớc... (môn Tâm lý học, Giáo dục học, chính trị. v.v)



3 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tri thức, kỹ năng, thái
độ của học sinh
a. Khái niệm tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn - đó là dấu hiệu, trên cơ sở đó tiến hành
đánh giá, xác định hay phân loại một cái gì đó. Nó chính
là thước đo của sự đánh giá để đảm bảo tính khách quan.
Cần lưu ý ở đây, criterion (tiêu chuẩn) không đồng nghĩa
với Standard (mức độ).
Có 2 loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn định lượng
(quanlity; quanlitative) và tiêu chuẩn định tính (qualityl;
quanlitative).


Tiêu chuẩn đánh giá thích hợp sẽ phản ánh đúng giá
trị (chuẩn xác, chính xác - validity, validité), đủ tin cậy
(độ bền vững - firm; fiabilité), bảo quản khách quan
(objectification; obectivité) và phù hợp (conformabitity;
pertinence).
- Kết quả có nhiều nghĩa khác nhau, ở đây ta chấp nhận
tiêu đề kết quả là một nội dung đánh giá.
- Năng lực tiếp nhận tri thức là sự khác nhau về cá nhân
dẫn đến kết quả học tập và hoạt động khác nhau của học
sinh trong điều kiện học tập được coi là đồng nhất.


- Chất lượng: là sự đáp ứng mục đích đào tạo(Phẩm
chất, năng lực của học sinh).Đồng thời phải được xã hội
thừa nhận.

Chất lượng giáo dục bao gồm chất lượng bên trong
và chất lượng bên ngoài.
Tất cả các kết quả học tập trên của học sinh , sinh
viên - kết quả trí dục - sẽ phải được đo bằng một hệ thống
tiêu chuẩn đánh giá tri thức cả về mặt định lượng (đánh giá
bằng điểm số) lẫn mặt định tính (biểu thị bằng thái độ của
người đánh giá như lời nhận xét, lời phê ...).


4. Một số yêu cầu cơ bản đối với việc đánh giá
người học
- Đánh giá phải cung cấp được những kết luận
họăc suy luận đáng tin cậy và có ý nghĩa về chất lư
ợng học tập của người học.
+ Công tác đánh giá cần phải được dựa trên một hệ
thống chuẩn đánh giá để có thể đưa ra các thông
tin chính xác.
+ Sử dụng các nguồn chứng cứ khác nhau để làm
tăng giá trị hoặc độ tin cậy của các suy đoán trong
đánh giá.
+ Giảm tới mức thấp nhất những định kiến, thiên vị
và những thông tin thiếu tin cậy về người học.


-Đánh giá phải thúc đẩy việc học tập của người học và
nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
+ Là bộ phận khăng khít của việc dạy và học: Đánh giá
phải được coi là một hoạt động bình thường trong các hoạt
động lên lớp và phải tạo ra những cơ hội học tập cho học
sinh, sinh viên, học viên.

Đánh giá còn phải tạo ra môi trường giảng dạy, học tập
còn phải tạo ra môi trường nghiên cứu của giảng viên và
học sinh, sinh viên .
+ Đánh giá phải tạo ra động lực lôi cuốn người học thực
hiện vào việc giải quyết các bài tập, các nhiệm vụ học tập
đề ra.


- Đánh giá phải phản ánh được một cách chính xác
người học học như thế nào:
+ Theo quan điểm hiện đại đánh giá người học cần phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
- Tạo cơ hội cho người học tham gia vào quá trình
đánh giá hoặc nói một cách khác là hình thành năng lực tự
đánh giá cho người học và phát huy vai trò tự đánh giá của
người học, giúp họ tự nhận thấy những điều đã đạt được hoặc
chưa đạt được trong quá trình học tập, nghiên cứu, giúp họ tự
đánh giá về năng lực học tập của mình, trên cơ sở đó họ tự
điều khiển, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân nhằm
nâng cao chất lượng học tập.


×