Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Hệ thống văn bản thực hành thao tác tiếp nhận văn bản khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.99 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỰC HÀNH THAO TÁC TIẾP NHẬN
VĂN BẢN KHOA HOC
(bổ sung bài tập cho học phần Thực hành văn bản khoa học)

Tác giả: Th.S Lê Thị Thanh Ngà

Tháng 9 - 2015


Hãy tiếp nhận các văn bản khoa học sau:
-

Phân tích sơ bộ

-

Phân tích chi tiết

-

Tóm tắt bằng 01 câu

-

Tóm tắt thành đề cương



-

Tóm tắt thành 01 đoạn văn

Văn bản 1.
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó
là những cảm xúc, ý chí và hành động). Ngày nay, vai trò của tâm lý học với kinh doanh nói riêng và
cuộc sống nói chung là một đề tài rất hay được nói đến.
Tâm lý học giúp đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động
kinh doanh ngày nay đòi hỏi những người lãnh đạo, quản lý phải có cái nhìn thực tế về giá trị của mình
với tổ chức mà mình quản lý; có phong cách lãnh đạo, quản lý hợp lý, phù hợp và bắt kịp sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ. Người lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng được các nhu cầu của người
lao động, phát huy được sức mạnh của từng cá nhân lẫn sức mạnh tập thể.
Tâm lý học góp phần hình thành và hoàn thiện nghệ thuật thương thuyết trong kinh doanh. Thương
thuyết là quá trình cho và nhận trong đó các điều kiện và mục tiêu tiên quyết của một giao dịch được
nhất trí trên cơ sở hai bên cùng chấp nhận được. Một trong những vũ khí lợi hại làm cho một cuộc
thương thuyết thành công là yếu tố tâm lý - đánh đúng vào tâm lý khách hàng: gây được lòng tin nơi
khách về công ty và sản phẩm của công ty mình; gây sự sợ hãi cho khách hàng (sợ thương thuyết không
thành công, không mua/bán được sản phẩm…); đánh động tâm lý khách hàng bằng yếu tố lịch sử (lịch
sử quan hệ giữa đối tác - đối tác, quốc gia - quốc gia);…
Trong cuộc sống nói chung, Tâm lý học góp phần hình thành nghệ thuật thấu hiểu tâm lý trong
giao tiếp ứng xử hàng ngày. Thành công của chúng ta trong giao tiếp phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu
được tính cách, sở thích, mối quan tâm, ý nghĩ, ý định… của đối tượng giao tiếp bởi thấu hiểu được
những đặc điểm đó của đối tượng giao tiếp chúng ta sẽ có cách ứng xử tốt và hợp lý hơn.
Tóm lại, trong kinh doanh nói riêng và trong cuộc sống nói chung Tâm lý học đóng một vai trò vô
cùng to lớn bởi am hiểu tâm lý sẽ giúp ta đi đến thành công.

Văn bản 2.
Ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với con người. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt

sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm... Từ xưa


đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp
lý.
Một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, khi con người ngủ, huyết quản dưới da nở ra, vì
thế có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và ôxy cho làn da, đồng thời lại bỏ bài tiết các chất có hại trong cơ
thể. Khi ngủ, các hormon sinh trưởng trong người được tiết ra nhiều hơn nên có tác dụng thúc đẩy sự
sinh trưởng, tái tạo làn da, giữ cho da được mịn màng. Giấc ngủ ngon sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi
phục lại sức lực đã tiêu hao, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế giữ cho con người
tính tình ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, vì thế nâng cao hiệu suất công
việc. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh, khi chúng ta ngủ, cơ
thể tiết ra những hormon cần thiết có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, từ đó có tác dụng chống lại sự
xâm nhập của các vi khuẩn, virut gây bệnh. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng góp phần làm chậm sự già yếu
và kéo dài tuổi thọ, xuân sắc cho con người.
Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tăng hàm lượng chất kích thích cortisol trong máu, hormon này đã làm
tăng hoạt tính của một enzime để tích mỡ. Vì vậy, trong một số trường hợp, thiếu ngủ cũng sẽ làm cơ thể
tăng cân. Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ em chậm phát triển, thiếu minh
mẫn và khả năng tiếp thu kém. Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, dễ cau có, nổi nóng,
suy nhược hệ tuần hoàn não và có thể sinh ra nhiều chứng bệnh khác. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến
nồng độ các hormon tuyết giáp trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.
Người lớn mỗi ngày cần ngủ từ 7 - 8 tiếng, nhưng trẻ em cần phải ngủ nhiều hơn (tùy theo từng
độ tuổi mà trẻ em mỗi ngày có thể ngủ từ 9 - 10 tiếng, hoặc nhiều hơn). Đặc biệt, những người thường
xuyên phải lao động trí óc căng thẳng cần phải ngủ đủ giấc.

Văn bản 3.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy
tính được liên kết với nhau, bao gồm hàng triệu triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của
các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu,
truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã

được chuẩn hóa (giao thức IP). Ngày nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội.
Mọi người chúng ta không ai có thể chối bỏ lợi ích của internet trong cuộc sống hằng ngày.
Chúng ta cũng có thể tra cứu thông tin, tìm tài liệu phục vụ cho công việc; xem tin tức được cập nhật
từng giờ, từng phút; liên lạc với mọi người ở khắp nơi trên thế giới; mua sắm mọi thứ; giải trí…
Bên cạnh những lợi ích đó, internet cũng có ảnh hưởng xấu nhất định. Có thể thấy rất rõ, chính
việc lạm dụng internet trong công việc đã làm cho chúng ta ít nhiều trở nên thụ động. Không ít người
(đặc biệt là giới trẻ) mải mê chìm đắm trong thế giới ảo của những trò chơi trên mạng mà bỏ bê công


việc, học hành… Không ít những thông tin, kiến thức trên internet không chính xác, thiếu lành mạnh…
làm định hướng sai lệch cho nhiều người…
Nói chung, internet đã, đang, và sẽ luôn có sức ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống của chúng
ta. Nó kết nối mọi người trên thế giới này lại với nhau, giúp nhân loại tiến lại gần nhau hơn và cũng
chính vì vậy mà nó làm cho không ít người trở nên lố bịch, lai căng . Nó là phương tiện để chúng ta làm
việc, học tập đạt được hiệu quả hơn song cũng có thể làm chúng ta trở nên thụ động, ỷ lại…
Internet mang lại kết quả tốt hay xấu là do cách chúng ta sử dụng nó. Thế nên, mỗi chúng ta hãy
biết cách sử dụng internet sao cho mang lại những kết quả tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta.

Văn bản 4.
Với sự phát triển của kinh tế tri thức và lượng tri thức khổng lồ như hiện nay, con người ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp học để làm sao có thể thu nạp được tối đa tri thức của thời đại.
Một phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là phối hợp cả hai bán cầu não. Vậy vì sao muốn đạt được hiệu
quả làm việc cao nhất lại phải sử dụng cả hai bán cầu não?
Bộ não người là một khối chất nguyên sinh phức tạp nhất và tinh xảo nhất trong thế giới vạn vật.
Nó được biết đến như một cơ quan phát triển cao cho phép con người sống và tư duy được. Bộ não của
chúng ta bao gồm hai bán cầu đại não là bán cầu đại não trái và bán cầu đại não phải. Theo các kết quả
nghiên cứu, bán cầu não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu não phải thì ngược lại. Mỗi
bán cầu não có mô thức ghi nhớ khác nhau và đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ nhận biết, phân biệt
cảm giác, tri giác, với tính chất chuyên biệt, tính ưu việt ở một số lĩnh vực nào đó so với bán cầu não bên
kia. Các bán cầu não tựa như có khu vực trí năng độc lập, và bán cầu não này trong khi hoạt động hoàn

toàn không có ý thức xem bán cầu não kia đang xảy ra điều gì về mặt hành vi, chúng tựa như hai não bộ
hoàn chỉnh và hoàn toàn độc lập với nhau
Bằng hàng loạt các thực nghiệm, Sperry đã nhận thấy bán cầu não trái có sở trường về ngôn ngữ và
tính toán; bán cầu não phải tuy không thông giỏi về nói, viết nhưng có sự lý giải, hiểu biết nhất định, đặc
biệt về mặt phân biệt không gian, cảm nhận âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm lại có ưu thế hơn bán cầu não
trái. Bán cầu não trái có thói quen phân tích từng bước, còn bán cầu não phải lại có khuynh hướng phân
tích trực quan, chỉnh thể vấn đề. Nhiều chức năng ưu thế, ở mức độ cao cấp đều tập trung ở bán cầu não
phải chứ không phải bán cầu não trái. Như vậy, mỗi bán cầu não đảm trách những nhiệm vụ cụ thể,
riêng biệt và khi được phát triển, sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
Như vậy có thể thấy hoạt động hằng ngày của chúng ta bị chi phối và điều khiển của cả hai bán cầu
não. Điều này cũng lí giải vì sao những người có bán cầu đại não trái phát triển lại giỏi hơn trong việc
tính toán, phân tích, lập luận, logic, họ rất tự tin trước đám đông và là những người có kỉ luật, nghiêm
chỉnh, ngăn nắp và sạch sẽ. Họ giải quyết mọi việc một cách khoa học. Trong khi đó, những người phát


triển thiên về não phải lại là những người hay mơ mộng, họ luôn luôn có hàng vạn câu hỏi về thế giới
xung quanh. Có thể họ là những người diễn đạt kém nhưng họ lại là những người lắng nghe rất giỏi.
Chính vì vậy, nếu biết kết hợp cả hai yếu tố này vào hoạt động học tập thì chắc chắn chúng ta sẽ thu
được những kết quả vô cùng khả quan.
Văn bản 5.
Theo suy nghĩ của hầu hết chúng ta: internet làm cho chúng ta lão hóa nhanh hơn, sức khỏe
xuống cấp hơn và... cô đơn hơn, thì những gì trong bài viết này sẽ làm bạn thay đổ suy nghĩ.
Hệ thống mạng xã hội, các diễn đàn chia sẻ đang là nơi giúp ích rất nhiều cho những người đang
cô đơn. Sean Fogerty là một trong số đó, anh mắc vào căn bệnh ung thư não quái ác, anh dường như mất
tất cả khi không còn bạn bè, người thân cũng như phải ở trong khu vực riêng biệt để trị bệnh. Anh đã
vượt qua phần nào căn bệnh quái ác đó, và theo anh thì internet, mạng xã hội cùng các diễn đàn chia sẻ
dường như đã cứu sống anh. Trong những lúc anh cô đơn và tuyệt vọng nhất, anh lại tìm những người có
hoàn cảnh giống mình và lắng nghe câu chuyện của họ, từ đó anh có thêm động lực để chiến đấu với
bệnh hiểm nghèo.Ngoài khả năng chia sẻ, những mạng xã hội, diễn đàn còn là nơi người dùng tìm thấy
các số phận tương đồng, từ đó rút ra bài học cũng như có nỗ lực chiến đấu tốt hơn với bệnh tật.

Các bác sĩ đang sử dụng mạng xã hội như một cầu nối hiệu quả với những bệnh nhân của mình,
giờ đây không cần trực tiếp tới phòng khám, những bệnh nhân có thể chia sẻ tình trạng căn bệnh cũng
như những rắc rối của mình qua internet tới bác sĩ. Giáo sư Pauline Chen có thể nói là một trong số
những người đầu tiên phát động phong trào này, bà khuyến khích bệnh nhân của mình liên lạc với bà
thông qua mạng xã hội thay vì tới trực tiếp phòng khám, đặc biệt là khi họ ở quá xa phòng khám cũng
như đang gặp phải một số rắc rối nên không tới đó được. Rất nhiều người đang sử dụng internet để tìm
cách chữa trị những chứng bệnh họ mắc phải, ví dụ như bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt và người bị
lạnh, bạn có thể nhanh chóng"hỏi" internet để biết mình đang bị bệnh gì, từ đó có cách thức xử lý tạm
thời. Việc kết nối với những bác sĩ qua internet cũng làm gỡ bỏ rào cản bác sĩ, bệnh nhân, giúp cho họ
có mối quan hệ thân thiết hơn đồng thời đạt hiệu quả cao trong việc điều trị.
Thời đại số phát triển, con người cũng từ đó phát triển theo. Nhờ vào mạng máy tính, các thiết bị
công nghệ mà chúng ta đang nắm bắt được nhiều thông tin hơn bao giờ hết. Những nguồn thông tin trên
internet xuất hiện với mật độ dày đặc đồng thời dễ tìm kiếm sẽ phần nào lưu trữ vào não bộ của con
người. Từ đây, những gì chúng ta đọc được trên internet dần trở thành một phần kiến thức mà chúng ta
có thể sử dụng trong tương lai. Điều này không hề khó hiểu, ví dụ như bạn tìm kiếm thông tin về một
vấn đề nào đó trên internet, sẽ có rất nhiều kết quả cho bạn nghiên cứu. Sau quá trình đọc và tìm tòi,
lượng thông tin chung của các kết quả tìm kiếm sẽ "in" vào não bộ bạn. Từ đó mỗi khi nhắc tới vấn đề
trên, bạn sẽ tự mình có được câu trả lời qua thời gian tổng hợp trên mạng, kiến thức của bạn cũng được
mở rộng hơn nhờ vào hoạt động này.


Tất nhiên, internet cũng giống như rất nhiều hoạt động ngoài đời thực, nó chỉ thật sự hữu ích nếu
như bạn sử dụng nó đúng mức độ, vừa đủ và không lạm dụng.

Văn bản 6.

Cuộc sống hiện đại, muôn màu luôn mở ra nhiều cơ hội để các bạn trẻ có thể học hỏi và trải
nghiệm. Và một trong những hành trang quan trọng giúp bạn nắm bắt những cơ hội đó là tiếng Anh.
Du học không chỉ là cơ hội để các bạn trẻ được nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận với những nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới mà còn là cánh cửa để bạn mở rộng tầm mắt và vốn sống của mình. Điều

kiện thiết yếu để hiện thực hóa ước mơ này chính là vốn tiếng Anh vững chắc. Bạn có thể học giỏi nhiều
môn học, nhưng nếu khả năng tiếng Anh chưa thật tốt thì bạn đã gặp một trở ngại lớn trong việc tìm tòi
và khám phá những tri thức mới.
Gây được ấn tượng tốt với các sếp nước ngoài trong lần phỏng vấn đầu tiên, được nhận làm với
một mức lương tốt, được thăng tiến chỉ trong một thời gian ngắn, được tham gia các khóa đào tạo
chuyên môn tại nước ngoài luôn là mong ước trong sự nghiệp của mỗi người. Một trình độ chuyên môn
cao, phong thái tự tin đi kèm với trình độ Anh ngữ điêu luyện sẽ giúp bạn sớm đạt được những tin vui
này trong sự nghiệp.
Thông qua công việc, tiếng Anh sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội để thể hiện bản lĩnh và năng lực của
chính mình với đồng nghiệp, sếp, đối tác và khách hàng. Nếu làm tại một công ty nước ngoài, điều này
sẽ được thể hiện rõ. Ở cùng một vị trí với công việc và trách nhiệm như nhau, nhưng người có khả năng
Anh ngữ tốt hơn sẽ có nhiều cơ hội hơn. Với vốn tiếng Anh tốt, bạn có thể tự tin và cởi mở giao tiếp với
sếp, khách hàng và các đối tác nước ngoài, giúp cho các mối quan hệ trong công việc tốt đẹp. Điều này
có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng ghi điểm và theo đó, công việc cũng được thuận lợi hơn.
Không chỉ là hành trang theo chân bạn trên đường du học và trợ thủ đắc lực giúp bạn thăng tiến
trong sự nghiệp, tiếng Anh sẽ còn song hành cùng bạn trên mỗi bước đi để trải nghiệm cuộc sống. Bạn
có thể du lịch khắp thế giới để làm giàu vốn sống của mình. Bạn có thể hòa mình vào những không gian
âm nhạc quốc tế hay thế giới phim Hollywood.

Văn bản 7.
Lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Lắng nghe là
một hoạt động thường nhật tưởng như vô cùng đơn giản song không phải ai cũng có thể làm được.
Lắng nghe giúp chúng ta nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá
nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt. Song song đó, lắng nghe sẽ tạo sự liên


kết giữa người với người đó là liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích
mới tích cực về cảm xúc hơn như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm thông với
người khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen. Ngoài ra, lắng nghe là một
biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn

sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút
thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người
biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc
xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả
năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài. "Học lắng
nghe" có vẻ là câu chuyện thật buồn cười với nhiều người. Nhưng thực tế: có mắt không đồng nghĩa với
nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với việc biết lắng nghe.
Chúng ta hãy học để biết lắng nghe vì lắng nghe sẽ giúp bạn thành công trong giao tiếp và trong cuộc
đời.
Văn bản 8.
Hiệu quả sử dụng kỹ năng ngoại ngữ của học sinh không chỉ phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ nói
chung mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ.
Trước kia, nhiều người trong chúng ta vẫn lầm tưởng rằng: trong thời gian học ngoại ngữ, học sinh
nên cố gắng gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi hoạt động ngôn ngữ càng nhiều càng tốt và họ quên rằng chính
những khái niệm, kiến thức chung tiếp thu được qua tiếng mẹ đẻ đã giúp người học rất nhiều trong quá
trình tiếp nhận ngoại ngữ và hỗ trợ đắc lực cho việc rút ngắn thời gian học và phát triển khả năng ngoại
ngữ của họ. Những người học ngoại ngữ có hiệu quả cũng thường là những người có khả năng diễn đạt
tiếng mẹ đẻ tốt. Thông thường đó cũng là những người đọc nhiều, đọc sâu, đọc rộng và biết phân tích,
tổng hợp, sàng lọc thông tin được đọc. Chính vì vậy, những người ít thực hành đọc tiếng mẹ đẻ thường
gặp khó khăn trong học tiếng nước ngoài.
Người học ngoại ngữ không có khả năng tư duy mạch lạc bằng tiếng mẹ đẻ thì khó có khả năng học
ngoại ngữ một cách dễ dàng. Cummins (1979) cho rằng: “người học ngoại ngữ cần phải đạt tới ngưỡng
cần thiết về năng lực ngôn ngữ thứ nhất hay tiếng mẹ đẻ trước khi có thể nắm vững ngoại ngữ” để tránh
tình trạng què cụt về tiếng mẹ đẻ trong khi mới chập chững về ngoại ngữ. Điều này cho thấy sự cảm
nhận ngôn ngữ trong quá trình tiếp nhận ngoại ngữ cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cảm nhận
tiếng mẹ đẻ. Nếu người học ngoại ngữ không hiểu được cái hay cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ thì chắc chắn
cũng rất khó để có thể đánh giá hết được cái hay cái đẹp trong ngoại ngữ mình học.
Thực tế đã cho thấy, năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ có tác động vô cùng quan trọng đến kỹ năng,
năng lực sử dụng ngoại ngữ.



Văn bản 9.
Bảy năm trở lại đây, ngành đóng tàu Việt Nam đã có bước phát triển lớn, thoả mãn nhu cầu trong
nước và đã ký được nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu cho các nước khu vực Châu Âu và Nhật Bản,
Hàn Quốc. Chúng ta đã chế tạo được các loại tàu có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như các xê-ri tàu
chở hàng tải trọng từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn; đã và đang đóng mới các loại tàu cao tốc phục vụ cho an
ninh, quốc phòng, các loại tàu chở container, tàu chở dầu thô 105.000 tấn...
Trong 5 năm tới, mục tiêu mà ngành đóng tàu hướng tới là có thể đóng được các loại tàu từ
150.000 tấn đến trên 200.000 tấn và sửa chữa được các tàu có trọng tải lớn hơn. Đa dạng hóa sản phẩm
từ việc đóng được các loại tàu từ tàu dầu sản phẩm đến tàu dầu thô cũng như các tàu container, các tàu
khách ven biển và các loại tàu hàng khác. Nội địa hoá trên 60%. Xây dựng thêm một số nhà máy đóng
tàu lớn, sản xuất được các máy móc, trang thiết bị tàu thuỷ, cũng như các dịch vụ đi kèm.
Cùng với sự phát triển "quá nóng", ngành đóng tàu Việt Nam đã bộc lộ một số vấn đề cần được
quan tâm giải quyết. Đó là năng lực nhỏ bé. Hiện nay, các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển có quy mô
lớn và vừa của Việt Nam về cơ bản chỉ đủ năng lực đóng các loại tàu truyền thống cỡ trung bình. Thiếu
hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao. Phần nhiều đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải đào tạo lại mới làm được
việc. Đội ngũ làm công tác quản lý đóng tàu cũng chưa đủ tầm từ cấp tổ trưởng sản xuất trở lên. Cơ sở
vật chất và trang thiết bị của các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và thiết kế tàu
thuỷ của Việt Nam cũng đang ở mức rất thấp cả về số lượng và chất lượng, chưa được đầu tư một cách
tương xứng để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu. Lĩnh vực công nghiệp phụ
trợ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu rất yếu (trên 90% vật liệu, máy và trang thiết bị dùng cho đóng và
sửa chữa tàu biển trong nước phải nhập ngoại).
Theo nhiều ý kiến, để đạt mục tiêu đến năm 2010, ngành đóng tàu đạt tỷ lệ hội địa hóa lên 60 70%, và trở thành quốc gia đóng tàu thứ 4 trên thế giới chúng ta cần: nâng cao chất lượng công tác đào
tạo tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu từ cấp công nhân kỹ thuật đến cấp đại học;
đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng tàu; chú
trọng xây dựng và phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và thiết kế tàu thuỷ; quan tâm
thỏa đáng việc phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu; chú trọng công tác
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc đóng các tàu lớn và hiện đại theo hướng
chuyển từ công nghệ lắp ráp tàu sang công nghệ chế tạo tàu thực sự.


Văn bản 10.
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh
doanh ngành công nghiệp đóng tàu tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ. Giá trị sản xuất đạt 4.430 tỷ,


tăng 53,2%, doanh thu đạt 3.685 tỷ, tăng 48%. Theo Bộ Thương mại, dự kiến đến năm 2010 ngành đóng
tàu Việt Nam có thể xuất khẩu được giá trị đạt 1,7 tỷ USD.
Trong 5 năm tới, mục tiêu mà ngành đóng tàu hướng tới là có thể đóng được các loại tàu từ
150.000 tấn đến trên 200.000 tấn và sửa chữa được các tàu có trọng tải lớn hơn. Đa dạng hóa sản phẩm
từ việc đóng được các loại tàu từ tàu dầu sản phẩm đến tàu dầu thô cũng như các tàu container, các tàu
khách ven biển và các loại tàu hàng khác. Nội địa hoá trên 60%. Xây dựng thêm một số nhà máy đóng
tàu lớn, sản xuất được các máy móc, trang thiết bị tàu thuỷ, cũng như các dịch vụ đi kèm.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Vinashin, để đạt được mục tiêu này,
ngành đóng tàu Việt Nam trước hết phải khắc phục những vấn đề tồn tại không nhỏ hiện nay. Đó là năng
lực nhỏ bé. Cho tới nay, các doanh nghiệp chuyên thiết kế tàu của Việt Nam mới đảm nhiệm những tàu
có trọng tải cỡ tàu hàng 6.300 DWT, tàu hàng 15.000 DWT tàu dầu 3.750 DWT và nhiều tàu có trọng tải
2000- 3000 DWT. Trình độ lạc hậu. Chẳng hạn ngay hợp đồng đóng mới loạt 27 tàu giữa Vinashin và
Tập đoàn Graig (Anh), phía Việt Nam cũng phải nhờ tới chuyên gia của Đan Mạch, giám sát, kiểm tra,
nghiệm thu bởi một hãng của Na Uy. Đầu tư phân tán và manh mún. Quy mô dự án trong nước vẫn còn
nhỏ và phải chia cho nhiều mục tiêu khác nhau, từ dự án tàu tải trọng lớn, tàu container, đến tàu dầu, tàu
chở ôtô... Những ngành công nghiệp phụ trợ gần như không thể phát triển. Hiện tại, ngoài công việc
đóng được vỏ tàu, phía Việt Nam gần như ít sản xuất thêm chi tiết trên tàu. Hầu hết các trang thiết bị
thậm chí cả thép tấm đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo nhiều ý kiến hiện nay, giải pháp mang tính định hướng lâu dài cho đóng tàu Việt Nam nếu
muốn vươn lên trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn là tập trung vào một vài cụm công nghiệp đóng
tàu nơi có sẵn lợi thế. Trên phương diện vĩ mô, thay vì đầu tư rất lớn cho kế hoạch hiện nay, Việt Nam
nên tìm phương thức kết hợp lợi thế vốn có của mình là lao động rẻ với công nghệ tiên tiến của nước
ngoài. Nhà nước có thể xem xét mở rộng thêm cơ hội và phương thức đầu tư cho các đối tác nước ngoài,
nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên cơ sở đó thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ và phát triển các

ngành công nghiệp phụ trợ hạ nguồn.

Văn bản 11.
Giáo sư Richard Gallo và các đồng nghiệp thuộc Học viện Y học San Diego, Đại học California
(Mỹ) vừa nghiên cứu phát hiện ra mối liên hệ giữa một số vi khuẩn “có lợi” tồn tại trên bề mặt da của
con người với khả năng ngăn ngừa những chứng bệnh liên quan đến viêm loét trên da.
Nghiên cứu đã phát hiện sau khi da bị tổn thương, một loại khuẩn tụ cầu thường gặp trên bề mặt da
có tác dụng ngăn chặn tiến trình viêm loét của da sẽ thực hiện chức năng miễn dịch với quá trình phản
ứng viêm loét trên phạm vi rộng, từ đó giúp cho vết thương chóng lành.


Sau khi tiến hành thí nghiệm trên chuột và tế bào của người, các nhà khoa học phát hiện, vi khuẩn
“có lợi” này có thể sản sinh ra một phân tử được gọi là “lipoteichoic acid-LTA,” phân tử này sẽ tác động
vào tế bào biểu bì keratinocyte để ngăn gia tăng mức độ viêm loét.
Giáo sư Richard Gallo cho biết, với nghiên cứu này các nhà khoa học đã tìm ra được nguyên tố
chưa được con người biết đến trong cơ chế làm lành vết thương, và có thể giúp cho chúng ta tìm ra được
phương pháp mới chữa trị các bệnh liên quan đến viêm da.
Trên bề mặt cơ thể con người có rất nhiều vi sinh vật, trong đó có một số vi sinh vật có tác dụng
quan trọng đối với sức khỏe con người, có thể giúp ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ
thể, làm gia tăng sức miễn dịch. Đảm bảo sự cân bằng vi khuẩn trên bề mặt da có ý nghĩa rất quan trọng
vì thế việc chúng ta làm cho bề mặt da quá sạch sẽ đồng nghĩa với việc loại bỏ một số vi khuẩn tốt, do
đó sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Văn bản 12.
Lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Lắng nghe là
một hoạt động thường nhật tưởng như vô cùng đơn giản song không phải ai cũng có thể làm được.
Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ được 25%
hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe. Sinh viên không hiểu bài hoặc không nắm vững
vấn đề của bài giảng; nhân viên không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan; nhiều doanh
nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm; cấp quản trị lãnh đạo cơ quan không thành công... phần lớn

chỉ vì không biết lắng nghe.
Lắng nghe giúp chúng ta nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá
nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt. Song song đó, lắng nghe sẽ tạo sự liên
kết giữa người với người đó là liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích
mới tích cực về cảm xúc hơn như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm thông với
người khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen. Ngoài ra, lắng nghe là một
biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn
sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút
thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người
biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc
xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả
năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài. "Học lắng
nghe" có vẻ là câu chuyện thật buồn cười với nhiều người. Nhưng thực tế: có mắt không đồng nghĩa với
nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với việc biết lắng nghe.


Chúng ta hãy học để biết lắng nghe vì lắng nghe sẽ giúp bạn thành công trong giao tiếp và trong cuộc
đời.

Văn bản 13.
Nhìn chung, để đóng các tàu có trọng tải lớn thường phải sử dụng phương pháp công nghệ là
đóng theo module, đây là phương pháp có tính chuyên môn hoá - tự động hoá cao và nó đòi hỏi sự đồng
bộ giữa các quá trình công nghệ.
Về cơ bản phương pháp đóng tàu theo module là việc lắp ráp con tàu từ các tổng đoạn khối
(block) trên đó đã lắp đặt sẵn các trang thiết bị cố định. Các công đoạn chế tạo phân tổng đoạn hoàn toàn
không có gì mới, nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao hơn về lượng dư gia công, vị trí lắp đặt hệ
ống… và đặc biệt các thiết bị trên tàu được lắp ráp ngay từ những công đoạn đầu.
Đóng tàu theo module thường được thực hiện theo các bước sau:
1. Phân nhóm công nghệ:


6. Chế tạo các tổng đoạn.

2. Chế tạo chi tiết thanh thép chữ T và L

7. Chế tạo bệ máy

3. Chế tạo cụm chi tiết tấm

8. Lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị.

4. Chế tạo phân đoạn phẳng

9. Đấu các module trên đà

5. Chế tạo phân đoạn khối
Hiện nay, công nghệ đóng tàu theo module bước đầu đã được áp dụng ở một số nhà máy đóng
tàu lớn ở nước ta như Bạch đằng, Hạ long... Là công nghệ mới, việc áp dụng ở các nhà máy mới ở mức
độ sơ khai, các bước công nghệ chưa đồng bộ, hiệu quả chưa đạt được mong muốn. Để công nghệ thực
sự có hiệu quả góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Ngành Đóng tàu
Việt Nam nói chung cũng như từng nhà mày nói riêng cần phải tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, khai
thác hiệu quả dây truyền công nghệ...

Văn bản 14.
Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong đóng tàu hiện nay là một tất yếu và chiếm tỷ trọng rất lớn
trong các dự án nâng cấp các nhà máy đóng tàu trên thế giới. Hệ thống đóng tàu số hóa (Digital
Shipbuiding System) hoặc Nhà máy đóng tàu ảo (Virtual Shipyard) là việc ứng dụng Công nghệ thông
tin vào việc đóng tàu ở mức độ cao nhất.
Hệ thống đóng tàu số hóa (Digital Shipbuiding System) hoặc Nhà máy đóng tàu ảo (Virtual
Shipyard) là việc mô hình hóa toàn bộ quá trình đóng tàu dưới dạng mô hình ảo 3 chiều trên máy tính

(có thể hình dung đơn giản như dựng một phim hoạt hình toàn bộ tiến trình đóng một con tàu). Trong
mô hình nhà máy đóng tàu ảo có mô hình của các sản phẩm (phân, tổng đoạn, cả con tàu...), mô hình các


công đoạn (vận chuyển, cắt tôn, ....) và mô hình các tài nguyên của nhà máy (triền đà, ụ, bãi lắp ráp, cần
cẩu,....) với các kích thước thật, dữ liệu thật (trọng lượng, tốc độ,...). Mô hình ảo này là công cụ để thực
hiện việc lập kế hoạch đóng một con tàu cụ thể và thiết kế thi công con tàu đó. Sau khi tàu được đóng
thử trên mô hình như vậy, kết quả cuối cùng sẽ được xuất ra dưới hai dạng: lệnh sản xuất cho người và
mã lệnh cho các máy.
Mô hình nhà máy đóng tàu ảo cho phép lập kế hoạch chi tiết trên mô hình như thật, đo được cả
thời gian thực hiện các công đoạn. Do đó sẽ tận dụng tối đa tài nguyên nhà máy (tổ chức vận chuyển,
xếp dỡ hợp lý; tận dụng diện tích bãi lắp ráp; ...) và điều rất quan trọng là cho từng công đoạn hoạt động
để kiểm tra xem có trục trặc, sai sót gì không. Tóm lại, mô hình ảo cho phép thử đóng một con tàu trên
máy tính để tìm ra cách đóng tối ưu nhất để nâng cao tính cạnh tranh của nhà máy (giá thành đóng thấp
nhất, chất lượng cao nhất và thời gian đóng nhanh nhất).
Hệ thống đóng tàu số hóa là một xu hướng mới đang được nghiên cứu ứng dụng. Nên ảo hóa nhà
máy chi tiết đến mức nào, cách lập kế hoạch trên mô hình ảo ra sao, hiệu quả thực tế của cách làm này
như thế nào là những câu hỏi còn chờ thực tế trả lời.

Văn bản 15.
Công nghệ sinh học (Biotechnology) là công nghệ dựa trên những nghiên cứu sinh học như sự
sinh trưởng, phát triển, di truyền, biến dị, sự tiến hóa… của sinh vật và được ứng dụng trong nông - lâm
- ngư nghiệp, khoa học thực phẩm, dược phẩm và bảo vệ môi trường.
Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển của nó: Công nghệ sinh
học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm ... theo
phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp... Công nghệ sinh học cận
đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công
nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hoạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất
kháng sinh, vitamin, enzym ... Công nghệ sinh học hiện đại: công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công
nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...

Với nỗ lực rất lớn để nâng cao và cải thiện đời sống con người CNSH đã và đang mang lại lợi ích
kinh tế to lớn cho các quốc gia, ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người...
CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ,
du lịch… nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe...
Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái
tổ hợp", những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng
cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người...


Nhận thức được tầm quan trọng đó, CNSH đã được ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và
những kế hoạch mang tính ứng dụng. Những năm gần đây, ở cả Việt Nam và thế giới, ngày càng có
nhiều các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu - phát triển, các phòng thí nghiệm
về CNSH được xây dựng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, với các trang thiết bị tiên tiến và
hiện đại. Đội ngũ tri thức các nhà khoa học trẻ được đào tạo có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để
làm việc trong lĩnh vực này, trong số đó có rất nhiều những nhà khoa học nổi tiếng và thành công với
CNSH.
Con người sẽ sớm được tiếp cận với các thành tựu của ngành khoa học tiên tiến và mang tính ứng
dụng cao này. Triển vọng của ngành này vẫn đang được khẳng định. Trong tương lai không xa chúng ta
sẽ thấy được ngày càng nhiều hơn những đóng góp của CNSH trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã
hội.

Văn bản 16.
Chiếu xạ thực phẩm là sử dụng các tia bức xạ (thường là tia gamma) như các viên đạn bắn vào các
“bia” ADN của các tế bào của vi khuẩn hay vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm để tiêu diệt những
vi khuẩn hay vi sinh vật gây bệnh đó.
Chiếu xạ thực phẩm là một công nghệ đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm và rất kinh tế.
Hiện nay trên thế giới có trên 30 nước sử dụng công nghệ này để xử lý và bảo quản hơn 40 loại thực
phẩm khác nhau bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, thịt, gia cầm...
Tính an toàn về mặt sức khỏe cũng như lợi ích về mặt kinh tế của thực phẩm chiếu xạ đã được các
tổ chức có uy tín của LHQ như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lương nông (FAO) và Cơ quan

Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nghiên cứu đầy đủ và công nhận:
Thứ nhất, chiếu xạ với liều thích hợp sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh như E.
coli, Trichina, Salmonella (vi khuẩn làm thực phẩm có tính độc)... có trong thịt và gia cầm hay các loại
thực phẩm khác, ngăn chặn sự nảy mầm của khoai tây và tỏi, làm chậm quá trình chín của trái cây...
Thứ hai, thực phẩm chiếu xạ không tiếp xúc với chất phóng xạ mà chỉ bị chiếu bởi tia gamma từ
nguồn phóng xạ, do đó không thể trở thành “thực phẩm phóng xạ” được.
Thứ ba, sau khi chiếu xạ, thực phẩm không xuất hiện bất kỳ độc tố nào và không có sự thay đổi các
thành phần hóa học gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người.
Thứ tư, chiếu xạ không làm giảm giá trị dinh dưỡng cũng như các vitamin trong thực phẩm, ngoài
ra cũng không có thay đổi nào của acid amin và acid béo...


Ở nước ta công nghệ chiếu xạ thực phẩm đã được nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1985 tại Viện
Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Hiện nay cả nước chỉ có vài ba trung tâm chiếu xạ thực phẩm với qui mô
bán công nghiệp.
Vì sự an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm góp phần tạo ra nguồn thực phẩm sạch và hiệu quả về kinh
tế, chúng ta cần phát triển công nghệ này nhằm phục vụ việc xử lý, chế biến, bảo quản và xuất khẩu các
mặt hàng nông - lâm - thuỷ hải sản…

Văn bản 17.
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức
năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen,
lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.
Thực phẩm chức năng có hai loại: thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên là những thực phẩm tự
nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn; thực phẩm chức năng có bổ sung và biến đổi là những
thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi
gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi. Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở
dạng tự nhiên được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, bạn phải
biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và
được sản xuất bởi những công ty uy tín).

Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học, Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã
xếp loại các thực phẩm chức năng theo 5 nhóm:
1/ Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất (kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại
đường có gốc rượu, những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, …)
2/ Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy (cá nhiều mỡ chứa axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim
mạch…)
3/ Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải (tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm
giảm cholesterol máu...)
4/ Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm (trà xanh chứa catechins, Lycopene trong
cà chua và các sản phẩm từ cà chua, …)
5/ Nhóm còn tranh cãi nhiều (Rau có lá màu xanh đậm, thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa axit
béo CLA, các loại rau họ cải)
Theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng, những
nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường


sức khỏe với tình hình tài chính. Vì vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và
đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe.

Văn bản 18.
Thưởng thức rượu vang là một nghệ thuật, một niềm đam mê. Ai cũng có thể uống thức uống này
nhưng để nếm và cảm nhận được những đặc điểm khác nhau của vang thì không phải ai cũng làm được.
Cầm ly rượu vang, người sành rượu vang sẽ sử dụng nhiều giác quan để thưởng thức thật chậm rãi,
từ màu sắc cho đến hương vị. Người mê rượu vang luôn có cảm giác hứng thú ngay từ khi rót rượu vào
ly, ngắm nghía độ trong của rượu cũng như sự thay đổi màu sắc dưới ánh sáng. Bạn có thể đặt ly ruợu
trước tấm phông trắng để thấy rõ màu rượu đậm hay nhạt, hoặc cầm ly rượu nghiêng nhẹ, cho một ít
rượu tràn lên thành ly. Màu rượu càng đậm có nghĩa rượu càng ngon, càng đậm đà. Đừng ngại ngùng khi
đặt mũi vào sát miệng ly để ngửi mùi. Rượu vang ngon phải có mùi trái cây thơm mát.
Ngửi là bước chuẩn bị cho việc nếm. Khi nếm, bạn hãy nhấp từng ngụm nhỏ, giữ một ngụm nhỏ
trong miệng, rồi dùng lưỡi đưa qua đưa lại. Phần ngọt của rượu sẽ được phát hiện nhờ đầu lưỡi, phần

chua được phát hiện cạnh lưỡi, phần đắng được phát hiện bởi phần cuống lưỡi. Cảm giác đầu tiên khi
uống bao giờ cũng là ngọt, sau đó là chua và sau cùng là đắng.
Chọn rượu cho món ăn rất quan trọng. Mỗi loại rượu vang, trắng hay đỏ, đều đi theo món ăn mà
bạn sẽ dùng. Tuy nhiên, việc chọn vang trắng hay đỏ không hoàn toàn mang tính bắt buộc. Nhưng
những người sành ăn uống đã đúc kết kinh nghiệm và đưa ra một vài lựa chọn cho bạn. Với các món ăn
được chế biến từ cá, tôm hùm, cua... bạn nên dùng vang trắng chát hoặc hơi chát (ví dụ rượu vang trắng
vùng sông Loire). Các món ragu, rôti hoặc thịt nướng, bạn hãy dùng vang đỏ hơi đậm (vang đỏ vùng
sông Loire, vàng Bordeaux nhẹ...). Với món ngan ngỗng của Pháp, rượu vang trắng có vị rất ngọt, nhưng
là lựa chọn phụ hợp nhất dành cho bạn. Vang Rose thường được dùng vào mùa hè, cho những bữa ăn
ngoài trời. Khi uống loại rượu vang này, bạn nên ướp cho thật lạnh. Tránh dùng rượu vang chung với
nước, trái cây, salad và sôcôla. Giấm trong món salad và sôcôla được coi là kẻ thù của thức uống này.
Không phải ai cũng biết cách chọn rượu vang. Muốn chọn loại tốt, bạn phải có kinh nghiệm và
kiến thức về từng loại rượu. Để tránh gặp khó khăn lúc chọn rượu, trước khi mua, bạn nên biết rõ mình
cần loại rượu nào. Có thể dựa vào món ăn mà bạn sẽ dùng, sở thích của vài người trong gia đình. Nếu
thích loại rượu vang đã từng dùng, bạn hãy ghi nhớ để sau đó để tìm mua loại tương tự. Ý kiến của
những người sành về rượu cũng sẽ giúp ích cho bạn

Văn bản 19


Cái đẹp là gì? Chúng ta chưa có một ý niệm nào về cách thức mà bộ não của chúng ta nhận biết
cái đẹp của tạo hóa. Chẳng những thế, chúng ta còn ít có khả năng hơn khi nói đến cái đẹp bằng từ ngữ
thật chính xác. Và vì thế cũng thật là mạo hiểm khi nói đến cái đẹp trong lĩnh vực khoa học.
Người ta thường coi hoạt động khoa học là một công việc thuần túy lý tính - loại trừ mọi cảm
xúc. Khoa học cụ thể và chính xác, ở đó mọi tình cảm thẩm mỹ đều bị loại trừ, những phán xét về giá trị
đều không có chỗ đứng, chỉ có những sự kiện lạnh lùng và khách quan mà thôi. Tuy vậy, nhà khoa học
cũng như người nghệ sĩ đều nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúng ta không thể không choáng
ngợp trước cảnh tượng lộng lẫy, khô cằn mà hoành tráng của hoang mạc Arizona, ở đó, trên ngọn núi
lửa Mauna Kea (Hawai) đã tắt, nơi mà những ống kính thiên văn cỡ lớn mọc lên như nấm, đài thiên văn
Kit Peak hiện lên sừng sững giữa một cảnh tượng như trên cung trăng, trơ trụi chẳng có một loài cây cỏ

nào. Chúng ta không thể không cảm thấy hồi hộp khi thấy những cánh tay hình xoắn ốc của một thiên hà
nào đó, ở cách xa hàng tỉ năm ánh sáng, hiện trên màn hình nối với ống kính thiên văn.
Nhà toán học Pháp H.Poincaré (1854-1912) nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu Tự nhiên vì
mục đích vị lợi. Ông ta nghiên cứu vì tìm thấy trong công việc sự thích thú và tìm thấy sự thích thú bởi
Tự nhiên rất đẹp. Nếu Tự nhiên không đẹp thì nó không đáng được nghiên cứu, và cuộc sống cũng
không đáng để sống nữa”. Poincaré còn bổ sung cho định nghĩa về cái đẹp như sau: “tôi nói đến cái đẹp
thầm kín nảy sinh từ sự hài hòa giữa các bộ phận mà một trí tuệ thuần khiết có thể cảm nhận được”.
Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg (1901-1976), một trong những cha đẻ của môn vật lý lượng
tử, đã đáp lại tiếng nói từ đáy lòng của Poincarré, ông nói: “Nếu Tự nhiên dẫn dắt chúng ta đến các hình
thức toán học hết sức đơn giản và đẹp đẽ - bằng từ “hình thức” tôi muốn nói đến các hệ thống nhất
quán các giả thuyết, các tiên đề... - mà trước đó chưa có một ai nhận thấy, thì chúng ta không thể không
nghĩ rằng đó là những cái có thực, rằng chúng hé lộ khía cạnh hiện thực của Tự nhiên... Bạn chắc cũng
đã cảm thấy điều đó: tính đơn giản đáng kinh ngạc và toàn bộ mối liên hệ chằng chịt mà Tự nhiên đột
nhiên bày ra trước mắt chúng ta, và đối với những cái đó chúng ta chưa thật sẵn sàng”. Chính Albert
Einstein (1879-1955) cũng đã viết ở đoạn cuối bài báo về Thuyết tương đối rộng rằng: “Tất cả những ai
hiểu về lý thuyết này sẽ không thoát khỏi ma lực của nó”. “Trật tự hài hòa”, “Tính đơn giản”, “Sự nhất
quán”, “Ma lực”.
Nếu thiên nhiên rất đẹp thì lý gì các lý thuyết diễn tả nó lại không đẹp như thế? Nhà khoa học
cũng như nhà thơ, tại sao họ lại không thể để cho các cảm xúc về cái đẹp bổ sung cho những nhận xét lý
tính của mình? Các nhà bác học vĩ đại nhất đã trả lời rất rõ ràng câu hỏi này. Đó tất cả những gì để định
nghĩa “cái đẹp” trong khoa học.

Văn bản 20
Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể
nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người.


Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân giúp phân
biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình
ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc...

cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết
định của cá nhân đó.
Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích.
Thương hiệu cá nhân giúp người sở hữu nó hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng
định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình "truyền bá" những thông điệp, khắng
định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng
nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.
Thương hiệu cá nhân tạo cho người sở hữu nó sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương
hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối
thủ cạnh tranh.
Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nó những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như
dài hạn (có công việc tốt hơn, ổn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh...). Mục đích cuối
cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền
vững, là lợi nhuận. Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn
trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn
có được tư vấn về quản lý người ta sẽ đến gặp chị B...
Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành
công chuyên nghiệp. Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn - yếu tố giúp bạn luôn
thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Văn bản 21
Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình khác nhau có mối
quan hệ qua lại với nhau.
Ghi nhớ là khâu đầu tiên của hoạt động trí nhớ. Đó là quá trình gắn tài liệu mới vào chuỗi kinh
nghiệm đã có của bản thân. Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung, tính chất của
tài liệu mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Ví dụ:
Ghi nhớ một bài thơ sẽ dễ dàng hơn so với ghi nhớ các khái niệm của triết học hay xuất phát từ động cơ
tích cực sẽ ghi nhớ lâu hơn khi bị gò ép. Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ ta có
thể ghi nhớ có chủ định hoặc ghi nhớ không chủ định: 1/ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ không
cần đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên; 2/ghi nhớ có chủ định la



loại ghi nhớ theo mục đích đã định từ trước, đòi hỏi nỗ lực ý chí, lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để
ghi nhớ.
Tiếp đến là gìn giữ. Đây là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thnàh trên vỏ não
trong quá trình ghi nhớ. Có hai hình thức gìn giữ là gìn giữ tích cực và gìn giữ tiêu cực: 1/ gìn giữ tiêu
cực là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, thụ động tài liệu cần ghi
nhớ; 2/ gìn giữ tích cực là sự gìn giữ bằng cách nhớ lại trong các tài liệu đã ghi nhớ, không cần tri giác
tải liệu đó.
Thứ ba là quá trình tái hiện. Tái hiện là quá trình ghi nhớ làm sống lại những nội dung để ghi nhớ
và giữ gìn. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (tự động) hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). Tài liệu
thường được tái hiện dưới 3 hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.
Cuối cùng là sự quên. Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm
nhất

định.

Quên cũng có nhiều mức độ: quên hoàn toàn (không nhớ lại, nhận lại được), quên cục bộ (không nhớ lại
nhưng nhận lại được), quên tạm thời (không nhớ được nhưng lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại).

Văn bản 22
Cái đẹp là gì? Chúng ta chưa có một ý niệm nào về cách thức mà bộ não của chúng ta nhận biết
cái đẹp của tạo hóa. Chẳng những thế, chúng ta còn ít có khả năng hơn khi nói đến cái đẹp bằng từ ngữ
thật chính xác. Và vì thế cũng thật là mạo hiểm khi nói đến cái đẹp trong lĩnh vực khoa học.
Người ta thường coi hoạt động khoa học là một công việc thuần túy lý tính - loại trừ mọi cảm
xúc. Khoa học cụ thể và chính xác, ở đó mọi tình cảm thẩm mỹ đều bị loại trừ, những phán xét về giá trị
đều không có chỗ đứng, chỉ có những sự kiện lạnh lùng và khách quan mà thôi. Tuy vậy, nhà khoa học
cũng như người nghệ sĩ đều nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúng ta không thể không choáng
ngợp trước cảnh tượng lộng lẫy, khô cằn mà hoành tráng của hoang mạc Arizona, ở đó, trên ngọn núi
lửa Mauna Kea (Hawai) đã tắt, nơi mà những ống kính thiên văn cỡ lớn mọc lên như nấm, đài thiên văn

Kit Peak hiện lên sừng sững giữa một cảnh tượng như trên cung trăng, trơ trụi chẳng có một loài cây cỏ
nào. Chúng ta không thể không cảm thấy hồi hộp khi thấy những cánh tay hình xoắn ốc của một thiên hà
nào đó, ở cách xa hàng tỉ năm ánh sáng, hiện trên màn hình nối với ống kính thiên văn.
Nhà toán học Pháp H.Poincaré (1854-1912) nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu Tự nhiên vì
mục đích vị lợi. Ông ta nghiên cứu vì tìm thấy trong công việc sự thích thú và tìm thấy sự thích thú bởi
Tự nhiên rất đẹp. Nếu Tự nhiên không đẹp thì nó không đáng được nghiên cứu, và cuộc sống cũng
không đáng để sống nữa”. Poincaré còn bổ sung cho định nghĩa về cái đẹp như sau: “tôi nói đến cái đẹp
thầm kín nảy sinh từ sự hài hòa giữa các bộ phận mà một trí tuệ thuần khiết có thể cảm nhận được”.
Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg (1901-1976), một trong những cha đẻ của môn vật lý lượng


tử, đã đáp lại tiếng nói từ đáy lòng của Poincarré, ông nói: “Nếu Tự nhiên dẫn dắt chúng ta đến các hình
thức toán học hết sức đơn giản và đẹp đẽ - bằng từ “hình thức” tôi muốn nói đến các hệ thống nhất
quán các giả thuyết, các tiên đề... - mà trước đó chưa có một ai nhận thấy, thì chúng ta không thể không
nghĩ rằng đó là những cái có thực, rằng chúng hé lộ khía cạnh hiện thực của Tự nhiên... Bạn chắc cũng
đã cảm thấy điều đó: tính đơn giản đáng kinh ngạc và toàn bộ mối liên hệ chằng chịt mà Tự nhiên đột
nhiên bày ra trước mắt chúng ta, và đối với những cái đó chúng ta chưa thật sẵn sàng”. Chính Albert
Einstein (1879-1955) cũng đã viết ở đoạn cuối bài báo về Thuyết tương đối rộng rằng: “Tất cả những ai
hiểu về lý thuyết này sẽ không thoát khỏi ma lực của nó”. “Trật tự hài hòa”, “Tính đơn giản”, “Sự nhất
quán”, “Ma lực”.
Nếu thiên nhiên rất đẹp thì lý gì các lý thuyết diễn tả nó lại không đẹp như thế? Nhà khoa học
cũng như nhà thơ, tại sao họ lại không thể để cho các cảm xúc về cái đẹp bổ sung cho những nhận xét lý
tính của mình? Các nhà bác học vĩ đại nhất đã trả lời rất rõ ràng câu hỏi này. Đó tất cả những gì để định
nghĩa “cái đẹp” trong khoa học.

Văn bản 23
Cuộc sống ngày càng phát triển, tiếng Anh đã trở thành một trong những ngôn ngữ thông dụng ở
hầu hết các quốc gia đang phát triển. Việc thành thạo ngôn ngữ mang tính quốc tế này không chỉ giúp
cuộc sống và công việc của mỗi người có bước tiến mới mà còn mang lại những trải nghiệm vô cùng thú
vị.

Ai cũng biết trong thời đại toàn cầu hóa, hầu hết những công ty danh tiếng, những tập đoàn lớn
đều yêu cầu ứng viên của họ thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong cuộc sống và công việc.
Việc thành thạo tiếng Anh giao tiếp không chỉ giúp bạn vững bước vào cánh cổng những tập đoàn lớn,
những công ty quốc tế hàng đầu mà còn cho bạn cơ hội thăng tiến trong môi trường công việc đòi hỏi
cạnh tranh và yêu cầu học hỏi cao.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ trong vòng khoảng 10-15 năm nữa, tiếng Anh sẽ trở
thành một trong những thứ tiếng phổ thông ở Việt Nam, và không chỉ những ngành nghề đặc thù mới
cần đến tiếng Anh mà hầu hết công việc, cuộc sống hằng ngày của chúng ta đều liên quan đến thứ tiếng
này. Việc học tiếng Anh không thành thạo có thể khiến bạn tụt hậu lại so với mọi người một chặng
đường dài trong những năm tới.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cách tốt nhất để nâng cao năng lực học hỏi, khả năng tư duy,
sáng tạo cũng như nuôi dưỡng điểm tựa tích cực trong não bộ mỗi cá nhân chính là việc tăng cường học
thêm các môn ngoại ngữ mới. Việc mở rộng vốn hiểu biết về ngôn ngữ góp phần kích thích não bộ, nâng
cao năng lực tư duy, sáng tạo… Và đó cũng chính là lý do tại sao mà mọi người vẫn thấy, những người


đã thành thạo một ngôn ngữ mới có khả năng tiếp thu, học hỏi và phát triển các môn ngoại ngữ mới
nhanh chóng hơn những người chỉ biết tiếng mẹ đẻ
Trước đây, khi rào cản ngôn ngữ còn là gánh nặng đè lên vai những người có thú vui khám phá
những vùng đất mới lạ, người ta luôn lo lắng, băn khoăn và quan ngại khi quyết định đặt chân đến các
quốc gia khác. Nhưng giờ đây, khi tiếng Anh đã trở nên thông dụng, bạn sẽ có cơ hội được đi nhiều hơn,
tham gia các cuộc vui, làm quen với nhiều bạn bè khắp năm châu bốn bể, sống cùng, nói chuyện và giao
tiếp cũng như tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của nhiều quốc gia khác nhau.
Tiếp cận ngôn ngữ một quốc gia chính là đang từng bước tiếp cận nền văn hóa của quốc gia đó.
Chính bởi vậy việc bạn thành thạo tiếng Anh nghĩa là bạn cũng đang bước chân vào nền văn hóa đầy sôi
động của những nước lớn mạnh, ưa học hỏi và ham thích điều mới lạ. Thành thạo tiếng Anh giúp bạn
tiếp thu được vốn văn hóa truyền thống của các quốc gia, bạn có thể tha hồ tìm hiểu những tài liệu gốc
liên quan đến các quốc gia đó mà không cần thông qua bản dịch tiếng Việt.
Chỉ với việc thành thạo tiếng Anh, bạn đã chính thức mở cho mình một cánh cửa mới hướng tới
tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp còn đang tiềm ẩn trong cuộc sống này.


Văn bản 24
Xem phim là một cách tuyệt vời để bạn có thể cải thiện tiếng Anh của bạn.
Phim thường không được tạo ra cho người mới học tiếng Anh – chúng được làm ra cho người
bản ngữ xem. Vì vậy, ngôn ngữ được thể hiện trong phim chính là cách bạn sẽ gặp nó trong cuộc sống
thực.
Bạn sẽ được nghe thứ Tiếng Anh tự nhiên nhất, đời thường nhất, thường được sử dụng nhất trong
giao tiếp. Đôi lúc phim nói quá nhanh, bạn không hiểu, nhưng nó sẽ là một cách hoàn hảo cho bạn được
làm quen với cách người bản ngữ nói chuyện với nhau. Thú vị là bạn cũng sẽ nghe thấy những từ hay
cụm từ mà bạn thường không tìm thấy trong sách hay từ điển.
Nghe người bản địa nói cũng sẽ giúp kỹ năng nói của bạn. Bạn sẽ nghe thấy làm thế nào để nói
có ngữ điệu và liên kết các từ, các câu với nhau. Sẽ có lúc bạn bắt gặp cảnh phim hay khiến bạn nhớ
mãi, kèm theo đó, bạn sẽ nhớ cả cách diễn viên đối thoại, cảm xúc, tình huống. Vậy tại sao không xem
phim với bạn bạn bè và cùng nhau thảo luận và bắt chước diễn viên? Hoặc thậm chí bạn có thể cùng bạn
bè đóng 1cảnh nào đó trong phim.
Chúng ta đều biết rằng để phát âm tiếng Anh chuẩn là rất khó khăn.Việc nghe người bản ngữ nói
tiếng Anh với nhau sẽ giúp bạn nghe dần dần quen hơn với Tiếng Anh thực. Và nghe nhiều sẽ giúp
chúng ta định hình được đâu là phát âm chuẩn, thế nào là giọng bản ngữ.


Bằng cách xem phim tiếng Anh, bạn sẽ nghe thấy nhiều từ và cụm từ mới, đặc biệt là các thành
ngữ và cách diễn đạt ngôn ngữ trong giao tiếp. Bạn có thể xem phụ đề tiếng Việt trước rồi chuyển sang
tiếng Anh cộng với các hoàn cảnh trong phim giúp bạn cũng có thể đoán được nghĩa của từ hoặc câu
trong đó, giúp ghi nhớ các từ, các cụm từ liên quan đến cảnh đó sâu sắc hơn.
Trong một lớp học tiếng Anh của bạn, bạn sẽ học được rất nhiều từ vựng và ngữ pháp nhưng bạn
có thể không biết làm thế nào để sử dụng nó trong cuộc sống thực. Xem phim tiếng Anh sẽ giúp bạn
hiểu và vận dụng những kiến thức đã học trong tình huống hàng ngày.
Xem phim không phải là phương pháp học tiếng Anh tốt nhất nhưng nó là cách tuyệt vời nhất để
bạn có được thứ tiếng Anh sống động nhất, với những “giáo viên” sống động nhất, được trải nghiệm
những cảm xúc, cảnh huống sống động nhất… mà không một khóa học, lớp học tiếng Anh nào có được.


Văn bản 25
Theo suy nghĩ của hầu hết chúng ta: internet làm cho chúng ta lão hóa nhanh hơn, sức khỏe xuống
cấp hơn và... cô đơn hơn, thì những gì trong bài viết này sẽ làm bạn thay đổ suy nghĩ.
Nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los Angeles cho thấy càng sử
dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn và các khả năng
phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát triển thêm. Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng
internet nhiều có thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho
người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan.
Các bác sĩ đang sử dụng mạng xã hội như một cầu nối hiệu quả với những bệnh nhân của mình,
giờ đây không cần trực tiếp tới phòng khám, những bệnh nhân có thể chia sẻ tình trạng căn bệnh cũng
như những rắc rối của mình qua internet tới bác sĩ. Giáo sư Pauline Chen có thể nói là một trong số
những người đầu tiên phát động phong trào này, bà khuyến khích bệnh nhân của mình liên lạc với bà
thông qua mạng xã hội thay vì tới trực tiếp phòng khám, đặc biệt là khi họ ở quá xa phòng khám cũng
như đang gặp phải một số rắc rối nên không tới đó được. Rất nhiều người đang sử dụng internet để tìm
cách chữa trị những chứng bệnh họ mắc phải, ví dụ như bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt và người bị
lạnh, bạn có thể nhanh chóng"hỏi" internet để biết mình đang bị bệnh gì, từ đó có cách thức xử lý tạm
thời. Việc kết nối với những bác sĩ qua internet cũng làm gỡ bỏ rào cản bác sĩ, bệnh nhân, giúp cho họ
có mối quan hệ thân thiết hơn đồng thời đạt hiệu quả cao trong việc điều trị.
Trước đây, khi chưa có những dịch vụ lưu trữ trực tuyến phát triển, mỗi khi chúng ta cần ghi nhớ
một công việc nào đó, những thứ này đều phải ghi ra giấy hoặc bằng mọi cách chúng ta phải học thuộc
lòng nó. Thế nhưng, những dịch vụ lưu trữ xuất hiện trở thành công cụ giúp người dùng phần nào bỏ bớt
gánh nặng trong suy nghĩ. Giờ đây, nếu bạn có một đoạn văn bản cần ghi nhớ cho ngày hôm sau, bạn
không cần phải chép nó ra giấy hay ngồi học thuộc lòng nó nữa, chỉ cần đăng tải lên mạng sau đó mở


chúng ra vào ngày hôm sau. Các dịch vụ lưu trữ trực tuyến cũng giúp con người không phải ở lại văn
phòng lâu hơn, giờ đây người dùng có thể đăng tải công việc chưa hoàn thiện lên mạng sau đó thực hiện
nó ở những nơi khác nhau. Điều này tránh được sự căng thẳng khi ngồi quá nhiều ở văn phòng.
Tóm lại, internet có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người:cải thiện não bộ cũng như làm chậm

quá trình lão hóa; giống như biện pháp chữa trị hiệu quả một số căn bệnh; tránh được sự gò bó, căng
thẳng trong giải quyết công việc;… Tất nhiên, internet cũng giống như rất nhiều hoạt động ngoài đời
thực, nó chỉ thật sự hữu ích nếu như bạn sử dụng nó đúng mức độ, vừa đủ và không lạm dụng.

Văn bản 26
Sách là thứ mà chúng ta có thể mua bằng tiền hoặc không mất tiền vẫn có được nó song đọc nó bạn
lại có được những thứ mà tiền không thể mua và không ai có thể tặng cho bạn.
Giống như bất kỳ các cơ quan khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể dục – kích thích để
luôn mạnh khoẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích tinh thần. Sự kích thích tinh
thần giúp làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, giữ
cho bộ não của bạn hoạt động và tham gia ngăn không cho bị mất năng lượng.
Bất kể bạn gặp bao nhiêu căng thẳng trong công việc, các mối quan hệ cá nhân, hay vô vàn các vấn
đề khác phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, tất cả sẽ biến mất khi bạn tập trung vào một câu
chuyện thú vị. Một cuốn sách hay có thể đưa bạn tới một thế giới khác, một bài báo hấp dẫn sẽ giúp ổn
định bạn trong thời điểm hiện tại, khiến tình trạng căng thẳng dần dần tan biến và cho phép bạn thư giãn.
Khi bạn đọc sách, bạn phải ghi nhớ các nhân vật, thông tin về họ, hoài bão, lịch sử, sắc thái hay các
tình tiết hình thành nên lối sống qua mỗi câu chuyện. Có thể là hơi nhiều nhưng não là một thứ tuyệt vời,
nó có thể nhớ tất cả những điều này dễ dàng. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn
não mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc.
Bạn đã từng đọc một tiểu thuyết kỳ bí và tự giải quyết được bí ẩn trước khi đọc xong chưa? Nếu có,
bạn đã có thể áp dụng tư duy phê bình và phân tích vào công việc bằng cách ghi lại tất cả những chi tiết
được cung cấp và xâu chuỗi chúng giống như “truyện trinh thám”.Khả năng phân tích các chi tiết cũng
sẽ có ích khi nhận xét về tình tiết truyện, đánh giá xem phần đó được viết tốt hay chưa, tiến triển của
nhân vật có hợp lý không, cốt truyện có mạch lạc không. Nếu bạn thảo luận về một cuốn sách với người
khác, bạn cũng có thể nêu rõ ràng ý kiến của mình, vì bạn đã dành thời gian thực sự để xem xét tất cả
các khía cạnh liên quan.
Trong thời đại phát cuồng vì internet, sự tập trung của chúng ta bị phân tán ra nhiều hướng cùng lúc
khi chúng ta xử lí nhiều việc hàng ngày. Khi bạn đọc sách, tất cả sự chú ý được tập trung vào câu
chuyện, phần còn lại của thế giới cứ thế trôi đi, và bạn có thể hòa mình vào từng chi tiết bạn đang cảm



thụ. Cố gắng đọc 15 đến 20 phút trước khi làm việc (ví dụ như buổi sáng trên phương tiện công cộng khi
đi làm), và bạn sẽ bất ngờ về khả năng tập trung khi bắt tay vào công việc.
Hãy đọc sách mỗi ngày để giúp não khỏe mạnh và làm việc hiệu quả mỗi ngày bạn nhé !

Văn bản 27
Sách là thứ mà chúng ta có thể mua bằng tiền hoặc không mất tiền vẫn có được nó song đọc nó bạn
lại có được những thứ mà tiền không thể mua và không ai có thể tặng cho bạn.
Tất cả những gì bạn đọc sẽ lấp đầy tâm trí bạn với những thông tin mới mẻ, thú vị. Bạn không thể
biết được lúc nào đó bạn sẽ cần đến những mảng kiến thức này. Càng hiểu biết, bạn càng được trang bị
tốt để vượt qua bất cứ thử thách nào trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh bi đát, cùng cực
chưa? Hãy nhớ rằng bạn có thể mất tất cả - công việc, tài sản, tiền bạc, thậm chí cả sức khỏe – nhưng tri
thức thì không bao giờ bạn đánh mất. Sách chính là kho tri thức vô giá
Nói lưu loát và thu hút là lợi thế trong bất cứ ngành nghề nào. Việc đọc hỗ trợ nhiều cho sự nghiệp
của bạn. Những người có khả năng đọc tốt, nói tốt và hiểu biết rộng có xu hướng thăng chức nhanh hơn
(và thường xuyên hơn) những người có vốn từ hạn hẹp và ít hiểu biết về văn học, khoa học hay các sự
kiện trên thế giới. Bạn càng đọc nhiều, bạn càng có được thêm nhiều từ vựng, chúng sẽ trở thành vốn từ
– vốn sống hàng ngàycủa bạn.
Bạn đã từng đọc một tiểu thuyết kỳ bí và tự giải quyết được bí ẩn trước khi đọc xong chưa? Nếu
có, bạn đã có thể áp dụng tư duy phê bình và phân tích vào công việc bằng cách ghi lại tất cả những chi
tiết được cung cấp và xâu chuỗi chúng giống như “truyện trinh thám”.Khả năng phân tích các chi tiết
cũng sẽ có ích khi nhận xét về tình tiết truyện, đánh giá xem phần đó được viết tốt hay chưa, tiến triển
của nhân vật có hợp lý không, cốt truyện có mạch lạc không. Nếu bạn thảo luận về một cuốn sách với
người khác, bạn cũng có thể nêu rõ ràng ý kiến của mình, vì bạn đã dành thời gian thực sự để xem xét tất
cả các khía cạnh liên quan.
Lợi ích này đi cùng với lợi ích mở rộng vốn từ vựng: việc quan sát nhịp điệu, trạng thái, cách viết
của tác giả sẽ ảnh hưởng tới lối viết của bạn. Cũng giống như cách các nhạc sĩ ảnh hưởng lần nhau, các
họa sĩ dùng những kỹ thuật do chính các bậc thầy đi trước tạo ra, các nhà văn cũng học cách viết khi đọc
tác phẩm của người khác.
Ngoài việc thư giãn với một cuốn sách hay, đề tài mà bạn đọc có thể mang lại sự bình yên, thanh

tịnh trong tâm hồn bạn. Đọc một tác phẩm về mặt tâm linh có thể làm giảm bớt huyết áp và mang lại
cảm giác êm đềm, trong khi đọc cuốn sách về kỹ năng rèn luyện bản thân sẽ giúp ích cho những người
bị rối loạn cảm xúc và bệnh tâm thần nhẹ.
Hãy đọc sách mỗi ngày để nạp thêm tri thức cho bản thân; nâng cao vốn từ ngữ, lối diễn đạt; khả
năng lập luận, phân tích đánh giá và có được sự thanh tịnh trong tâm hồn bạn nhé !


Văn bản 28
Kể từ đầu những năm 90 trở lại đây, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng sự tác động của tiếng
Anh vào nhiều lĩnh vực của Việt Nam như khoa học công nghệ, kinh tế, truyền thông, giáo dục... Ngày
nay mọi người sử dụng tiếng Anh như một công cụ quan trọng để tiếp cận thông tin và thu nhận kiến
thức. Đối với sinh viên, tiếng Anh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong học tập và công tác sau
này.
Tác động đầu tiên và quan trọng nhất của tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam chính là việc mở
rộng kiến thức. Thông qua sách báo, internet, các phương tiện truyền thông... (80% các thông tin ở mọi
lĩnh vực trên các phương tiện này được viết bằng tiếng Anh) người học có thêm cơ hội để tiếp cận với
các thông tin đa dạng. Người học có thể tự mình khai thác thế giới thông tin, phân tích, sử dụng kiến
thức vô tận đó để có thể chủ động độc lập tiếp cận với các vấn đề mình quan tâm. Một sinh viên muốn đi
học ở nước ngoài thì bên cạnh việc có học lực chuyên môn tốt cần phải có năng lực ngoại ngữ (80% suất
học bổng nước ngoài cho sinh viên Việt Nam đòi hỏi năng lực tiếng Anh).
Sự tác động thứ hai không kém phần quan trọng đó chính là việc học tốt tiếng Anh sẽ giúp người
học có một vị trí tốt trong sự nghiệp. Khi tiếng Anh đóng vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực đời sống
thì việc thành công hay thất bại khi học tiếng sẽ đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp sau này. Nếu hai
sinh viên có năng lực chuyên môn như nhau thì cho sinh viên có khả năng tiếng Anh tốt hơn sẽ có nhiều
cơ hội hơn và có cơ hội tốt hơn.
Với tiếng Anh, cánh cửa của thế giới tri thức mới, công việc mới sẽ mở rộng hơn với sinh viên
Việt Nam.

Văn bản 29
Nước không những chỉ là đồ uống giải tỏa cơn khát hàng ngày mà còn mang lại rất nhiều lợi ích

quan trọng đối với sức khỏe.
Nước tăng cường sự trao đổi chất và giúp bạn cảm thấy no. Thay thế đồ uống có gas bằng nước,
uống một ly nước trước bữa ăn để giúp bạn cảm thấy no và ăn ít hơn. Như vậy uống nước là liệu pháp
giúp bạn giảm cân an toàn và hiệu quả.
Sự mất nước làm cơ thế bạn thấy mệt mỏi và rã rời. Uống nước đầy đủ sẽ giúp trái tim bạn bơm
máu hiệu quả hơn, mặt khác nước cũng giúp vận chuyển lượng oxy trong máu và các chất dinh dưỡng
thiết yếu khác cho việc hình thành tế bào.


Giảm căng thẳng. Nước chiếm khoảng 70 đến 80% mô não của bạn, nếu bạn mất nước cơ thể và
tâm trí của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, làm bạn có cảm giác căng thẳng. Hãy giữ thói quen uống nước
thường xuyên khi làm việc hoặc chơi thể thao.
Uống nhiều nước giúp tăng cường khả năng hoạt động của cơ bắp, ngăn ngừa nguy cơ chuột rút,
bôi trơn các khớp xương trong cơ thể. Khi cơ thể bạn đầy đủ nước, bạn có thể kéo dài thời gian làm việc
cũng như tập thể thao hơn mà không bị kiệt sức.
Những nếp nhăn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi cơ thể bạn mất nước. Nước là loại kem
dưỡng da số 1 của thiên nhiên. Uống nước đầy đủ bổ sung các tế bào hydrat và khiến da căng mịn,
khuôn mặt bạn sẽ đầy sức sống và trẻ trung hơn. Nước cũng giúp loại bảo các tạp chất và cải thiện lưu
thông mạch máu dưới da, giúp da sáng hơn
Cùng với chất xơ, nước là yếu tố quan trọng giúp tiêu hóa tốt. Nước giúp hòa tan các chất thải và
di chuyển chúng thông suốt qua đường tiêu hóa của bạn, Nếu cơ thể bạn bị mất nước, ruột già bị khô và
khó có thể đưa chất thải được ra ngoài.
Một trong những lý do mắc bệnh sỏi thận chính là cơ thể không được cung cấp đủ nước. Nước làm
loãng các muối và khoáng chất trong nước tiểu (các chất kết tinh thành tinh thể sỏi thận). Sỏi thận không
thể hình thành khi nước tiểu bị pha loãng, do vậy để giảm nguy cơ bị sỏi thận hãy uống thật nhiều
nước.
Hầu hết người ta chỉ uống nước khi khát song khi cơ thể khát nước thì nó đã bị thiếu trầm trọng
rồi. Hãy thay đổi thói quen này và cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Văn bản30

Sử dụng âm nhạc như một phương pháp chữa bệnh từ lâu đã trở thành một vấn đề nghiêm túc được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Không phải ngẫu nhiên, nhạc Mozart hay các bản nhạc của các
nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới khác lại được nhiều người khuyên dùng cho trẻ nhỏ và thai nhi trong
bụng mẹ. Hẳn những tác động và lợi ích của âm nhạc đối với con người phải là không nhỏ. Theo kết quả
nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới, âm nhạc chính là một loại thần dược của
tâm hồn và sức khỏe con người.
Âm nhạc có tác dụng kích thích sóng não rất tốt đối với con người. Những bản nhạc có giai điệu và
tiết tấu nhanh thường giúp cho đầu óc con người tỉnh táo hơn, năng động và nhạy bén hơn khi xử lý các
tình huống diễn ra trong cuộc sống. Khi nghe một bản nhạc sôi động, yêu thích, não bộ trở nên hưng
phấn khiến cho con người có thể làm việc đạt hiệu quả cao hơn hẳn bình thường. Mặt khác, những bản
nhạc có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng lại có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, giúp đầu óc thư giãn hiệu quả. Từ đó
cũng giúp toàn bộ cơ thể con người được thư giãn, giảm căng thẳng và stress – vốn là những nguyên
nhân khiến con người bị tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.


×